hoàn trả hoa lợi, lợi tức. Một cách
hợp lý, người được lợi về tài sản mà không
có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả không
chỉ tài sản gốc mà cả hoa lợi, lợi tức gắn với
tài sản đó.
“Điều 581. Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi,
lợi tức
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài
sản, người được lợi về tài sản mà không có
căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải
hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời
điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi
về tài sản không có căn cứ pháp luật.
2. Người chiếm hữu, người sử dụng tài
sản, người được lợi về tài sản mà không có
căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải
hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời
điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm
hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp
quy định tại Điều 236 của Bộ luật này”.
Trường hợp ngay tình thì người chiếm
hữu, sử dụng tài sản, người được lợi về tài
sản mà không có căn cứ pháp luật không
phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được trong
thời gian sự ngay tình còn tồn tại. Một khi
sự ngay tình chấm dứt, thì người này không
còn tư cách để giữ lại cho mình hoa lợi, lợi
tức gắn với tài sản.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiêu chí nhận diện và hệ quả pháp lý của việc chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Giới hạn vấn đề
Tình huống dự kiến trong thực tiễn là
một người tiếp nhận một tài sản, nói chung,
một lợi ích trong khi căn cứ pháp lý của việc
tiếp nhận lại không tồn tại. Các nguyên nhân
của tình huống rất đa dạng: có một vụ trộm
hoặc cướp và tài sản nằm trong tay kẻ trộm,
cướp; một người nhặt được tài sản rơi vãi mà
không tiến hành thủ tục khai trình tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để thông báo công
Số 2+3(402+403) - T1+2/202036 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Nguyễn Ngọc Điện
Viện sĩ, PGS. TS. Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. HCM.
Tóm tắt:
Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) ghi nhận việc chiếm hữu, sử
dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật và được lợi về tài
sản mà không có căn cứ pháp luật là hai trường hợp đặc thù làm
phát sinh một nghĩa vụ đặc thù, gọi là nghĩa vụ hoàn trả tài sản.
Cả ở góc độ lý luận và thực tiễn, các căn cứ xác lập nghĩa vụ
này có ý nghĩa rất quan trọng, như là công cụ tái lập sự công
bằng trong quan hệ xã hội bị phá vỡ do nhiều nguyên nhân,
chẳng hạn: sự sơ ý, bất cẩn của chủ thể trong việc chuyển giao
tài sản, cung ứng dịch vụ; lòng tham của con người; Về đặc
điểm nhận diện, giữa chiếm hữu, sử dụng tài sản mà không có
căn cứ pháp luật và được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp
luật có sự khác biệt. Nghĩa vụ hoàn trả tài sản phát sinh cũng có
những đặc điểm riêng tuỳ trường hợp.
Summary:
The Civil Code of 2015 acknowledges unjustified acquisition
of thing and unjustified enrichment as two particular sources of
obligation of restitution of thing. In theoretical and practical
points of view, these sources of obligation are very significant,
since their performance results in the re-establishment of the
social justice broken for many reasons, e.g: negligence in
transfer of property or in service provision; human rapaciousness;
As for the qualification criteria, there are subtle differences
between the two sources of obligation. The obligation of
restitution itself is not identical accordingly.
Thông tin bài viết:
Từ khoá: Chiếm hữu, sử dụng tài sản mà
không có căn cứ pháp luật; được lợi về
tài sản mà không có căn cứ pháp luật;
nghĩa vụ hoàn trả tài sản.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 21/12/2019
Biên tập : 04/01/2020
Duyệt bài : 08/01/2020
Article Infomation:
Keywords: Unjustified acquisition of
thing; unjustified enrichment; obligation
of restitution of thing.
Article History:
Received : 21 Dec. 2019
Edited : 04 Jan. 2020
Approved : 08 Jan. 2020
Tiêu chí nhận diện và hệ quả pháp lý của việc
chiếm hữu, sử dụng Tài sản hoặc được lợi
về Tài sản mà không có căn cứ pháp luậT
37Số 2+3(402+403) - T1+2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
khai theo quy định của pháp luật1; một người
nhận hàng được giao theo một hợp đồng mua
bán do người bán ghi nhầm địa chỉ nhận
hàng, nhưng giữ luôn không giao trả;
BLDS phân biệt nghĩa vụ hoàn trả tuỳ
theo nghĩa vụ được xác lập trong trường hợp
chiếm hữu, sử dụng tài sản mà không có căn
cứ pháp luật hoặc được lợi về tài sản không
có căn cứ pháp luật gây thiệt hại cho người
khác.
“Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài
sản của người khác mà không có căn cứ
pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu,
chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu
không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có
quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường
hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
2. Người được lợi về tài sản mà
không có căn cứ pháp luật làm cho người
khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi
đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy
định tại Điều 236 của Bộ luật này”.
Dù là chiếm hữu, sử dụng tài sản của
người khác mà không có căn cứ pháp luật
hay được lợi về tài sản mà không có căn cứ
pháp luật, thì nghĩa vụ hoàn trả giống như
trong trường hợp xác lập trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng: nguyên tắc
công bằng số học2. Nguyên tắc này được
thiết lập là mỗi người phải được hưởng và
được giữ lại những gì thuộc về mình. Bởi
vậy, khi có thứ gì đó của mình bị mất mà
không phải do nguyên nhân khách quan,
ngoài ý muốn, cũng không phải do lỗi của
mình, thì người có thứ đó được quyền đòi
lại; tương ứng với quyền đó là nghĩa vụ hoàn
trả của người nắm giữ hoặc được hưởng lợi
về tài sản.
1 Bộ luật Dân sự năm 2015 tại “Điều 228. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác
định được chủ sở hữu
..
2. Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban
nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình
trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.
Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết quả
xác định chủ sở hữu.
Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản
thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài sản”.
Người phát hiện tài sản không rõ ai là chủ sở hữu tất nhiên phải biết tài sản đó không phải là của mình. Tuy
nhiên, nếu thực hiện đầy đủ các thủ tục như được quy định tại điều luật, thì người này không bị coi là ở
trong tình trạng được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật. Không những thế, sau một thời gian thông
báo công khai mà không có ai đến nhận lại tài sản, thì người này trở thành chủ sở hữu của tài sản. Có thể
coi đó là phần thưởng đối với người ứng xử đúng mực.
Cách nay vài năm, một phụ nữ làm nghề mua bán ve chai ở quận Tân Bình, TP. HCM nhặt được một số
ngoại tệ lớn để trong một thùng loa cũ nát. Chị đã thực hiện đầy đủ các thủ tục trình báo và sau đó được
thừa nhận là chủ sở hữu của số tiền khi hết hạn thông báo mà không có ai đến nhận:
chai-nhat-duoc-5-trieu-yen.html, truy cập ngày 20/4/2018.
2 Về nguyên tắc công bằng số học trong triết học: Xem, ví dụ, Y.-P. Thomas, Politique et droit chez Platon:
la nature du juste, Archives philosophie droit, Paris, 1987, tr. 87 và kế tiếp; V.C. Despotopoulos, Les concepts
de juste et de justice selon Aristote, Archives philosophie droit, Paris, 1969, tr.283 và kế tiếp. Về một phân
tích ở góc nhìn của luật Việt Nam: Trường Đại học Mở TP. HCM, Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật dân
sự, T.2, Nxb. Đại học Quốc gia TP. HCM, 2019, tr. 224 - 226.
Số 2+3(402+403) - T1+2/202038 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
2. Chế định tương cận trong luật so sánh
luật của Pháp: paiement de l’indu
và enrichissement injustifié3. Paiement de
l’indu có thể được tạm dịch là việc thực hiện
nghĩa vụ cho một người không có quyền yêu
cầu. Tình huống dự kiến là có một người tiếp
nhận từ một người khác một tài sản hoặc lợi
ích vật chất gì đó trong khi người tiếp nhận
không có tư cách hay quyền gì để nhận tài
sản hoặc lợi ích đó. Theo Điều 1302 BLDS
Pháp, người đã nhận tài sản hoặc lợi ích
trong trường hợp này có nghĩa vụ hoàn trả
tài sản hoặc lợi ích đó.
Enrichissement injustifié, tạm dịch là
được lợi về vật chất mà không có căn cứ, có
điểm giống với paiement de l’indu là người
được lợi không có quyền nhận khoản lợi đó.
Nhưng khác với paiement de l’indu, việc
được lợi này không nhất thiết do hành vi chủ
động thực hiện nghĩa vụ của một người, mà
có thể do bất kỳ nguyên nhân nào. Điều quan
trọng nữa là do có một người được lợi mà
một người khác phải chịu thiệt hại: mối lợi
cùa một người là kết quả của sự thiệt hại mà
người khác gánh chịu. Theo BLDS Pháp,
người được lợi trong trường hợp này phải trả
cho người bị thiệt hại hoặc khoản thiệt hại
mà người này gánh chịu, hoặc khoản lợi mà
người kia được hưởng tuỳ theo khoản nào có
giá trị nhỏ hơn.
luật Anh – Mỹ: Unjust và unjustified
enrichment4. Luật Anh - Mỹ xây dựng khái
niệm unjust enrichment, tạm dịch là được lợi
một cách không công bằng, để chỉ việc một
người thu được một mối lợi một cách không
đẹp (unfair) do tình cờ, do sai lầm hoặc sự
kém may mắn của người khác. Unjust
enrichment đòi hỏi có một người được lợi,
đồng thời có một người bị thiệt hại và có
mối liên hệ nhân quả giữa hai tình trạng đó.
Trong trường hợp này, người được lợi bị
luật áp đặt nghĩa vụ hoàn trả cho người bị
thiệt hại.
2.1. Điều kiện xác lập nghĩa vụ
2.1.1. Trường hợp chiếm hữu, sử dụng
tài sản mà không có căn cứ pháp luật
Có việc chiếm hữu, sử dụng tài sản.
BLDS quy định, “người nào chiếm hữu, sử
dụng tài sản của người khác”. Điều này cho
phép hiểu rằng, nghĩa vụ hoàn trả chỉ phát
sinh một khi việc chiếm hữu, sử dụng tài sản
là có thật, có tính hiện thực. Các ví dụ rất đa
dạng: tiền đã nhập vào tài khoản, hàng được
giao xong và đã nằm trong sự chiếm hữu
hoặc đã được sử dụng,...
BLDS không xác định rõ, trong hoàn
cảnh nào việc chiếm hữu, sử dụng tài sản của
người khác xảy ra. Tuy nhiên, một cách hợp
lý, phải có một vụ chuyển giao tài sản từ
người khác đó, do nhầm lẫn: nếu người có
tài sản không giao, mà tài sản lại được người
khác chiếm hữu, sử dụng, thì chắc chắn phải
coi việc chiếm hữu, sử dụng đó là trái với ý
muốn của chù sở hữu, nghĩa là gây thiệt hại
cho chủ sở hữu. Trong trường hợp việc
chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác
mà gây thiệt hại cho người khác đó, thì phải
ghi nhận tình trạng được lợi về tài sản mà
không có căn cứ pháp luật.
Trường hợp tài sản đã rời khỏi phạm
vi kiểm soát của người chuyển giao nhưng
người được cho là người tiếp nhận lại chưa
3 Xem, A. Bénabent, Droit des obligations, Montchrestien, 2012, Paris, tr.333 - 339; Ph. Malinvaud,
D. Fenouillet và M. Mekki, Droit des obligations, LexisNexis, Paris, 2017, tr.741 - 761.
4 Xem, ví dụ, R. Long và A. Avalon: The Doctrine of Unjust Enrichment,
long-intl.com/articles/Long_Intl_The_Doctrine_of_Unjust_Enrichment.pdf, truy cập ngày 24/4/2019; Robert
Stevens, When and Why Does Unjustified Enrichment Justify the Recognition of Proprietary Rights?, Boston
Law Review, quyển 92, 2012, tr.919 - 937.
39Số 2+3(402+403) - T1+2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
có điều kiện đặt tài sản trong phạm vi quản
lý của mình, thì việc chiếm hữu, sử dụng tài
sản của người này chưa được ghi nhận. Ví
dụ: Công ty chuyển phát nhanh nhận một lô
mỹ phẩm để chuyển đến nhà số X đường số
16 Quận T. Tuy nhiên, hàng bị giao nhầm
đến địa chỉ nhà số X đường số 16 Quận 7 và
do chủ nhà đi vắng, người giao hàng đã để
hàng trước cửa; sau đó hàng bị người khác
lấy mất. Chủ nhà trong trường hợp này
không có nghĩa vụ hoàn trả do chưa chiếm
hữu thực tại để sử dụng tài sản.
Việc chiếm hữu, sử dụng tài sản là
không có căn cứ pháp luật. Người bị coi là
chiếm hữu, sử dụng tài sản mà không có căn
cứ pháp luật là người không có tư cách pháp
lý để nắm giữ, quản lý, khai thác tài sản.
Luật của Pháp phân biệt 2 loại không
có căn cứ pháp luật – không có căn cứ khách
quan và không có căn cứ chủ quan5. Việc
chiếm hữu, sử dụng tài sản mà không có căn
cứ khách quan được ghi nhận một khi cả
người giao và người nhận đều không có căn
cứ để thực hiện việc giao cũng như việc
nhận. Trái lại, việc chiếm hữu, sử dụng tài
sản mà không có căn cứ chủ quan được ghi
nhận một khi ít nhất một bên hoặc cả hai bên
đều có căn cứ để thực hiện việc giao và
nhận, nhưng rốt cuộc việc giao được thực
hiện cho người không có ý định nhận; có
trường hợp người nhận có ý định nhận,
nhưng người giao không phải là người mà
người nhận trông đợi để nhận tài sản, lợi ích.
Ví dụ điển hình của trường hợp chiếm
hữu, sử dụng tài sản mà không có căn cứ
khách quan là việc nhận tài sản, lợi ích theo
một hợp đồng mua bán bị tuyên bố vô hiệu:
người mua không có tư cách để giữ lại tài
sản mua; người bán không có tư cách để giữ
số tiền mà người mua đã trả.
Ví dụ điển hình của trường hợp chiếm
hữu, sử dụng tài sản mà không có căn cứ chủ
quan là ngân hàng nhận lệnh chuyển tiền –
nghĩa là có nghĩa vụ thực hiện việc chuyển
tiền cho một người nào đó, nhưng lại chuyển
nhầm tài khoản người nhận.
2.1.2. Trường hợp được lợi về tài sản
mà không có căn cứ pháp luật
Có sự gia tăng giá trị tài sản hoặc sự
thụ hưởng lợi ích. Khoản 2 Điều 579 BLDS
nhắc đến người được lợi về tài sản một cách
chung chung. Chắc chắn, việc được lợi được
ghi nhận trong trường hợp khối tài sản có
của chủ thể gia tăng giá trị. Về phương diện
kế toán, sự gia tăng ấy là kết quả cân đối tài
sản có và tài sản nợ, cho thấy một số dư ròng
khả quan hơn so với trước khi sự việc xảy ra
dẫn đến tình trạng được lợi về tài sản. Đó có
thể là sự xuất hiện yếu tố mới trong khối tài
sản có (một số tiền được nhập vào tài khoản
chẳng hạn) hoặc sự biến mất của một hoặc
nhiều yếu tố trong khối tài sản nợ (một món
nợ của bản thân được người khác trả hộ,...).
Có sự thiệt hại về tài sản mà người
khác gánh chịu. Khoản 2 Điều 579 BLDS
ghi nhận thiệt hại mà một người phải gánh
chịu như là điều kiện để áp dụng điều luật.
Đây là điểm tạo sự khác biệt giữa được lợi
về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và
chiếm hữu, sử dụng tài sản mà không có căn
cứ pháp luật. Trong chừng mực nào đó, có
những nét tương đồng cơ bản giữa tình trạng
được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp
luật trong luật Việt Nam và tình trạng
enrichissement injustifié trong luật của Pháp,
cũng như tình trạng unjust enrichment trong
luật Anh-Mỹ.
Trong trường hợp, người mắc nợ trả
nợ nhầm người nhưng chủ nợ đích thực chưa
đòi nợ, thì thiệt hại chưa xảy ra cho người
5 Xem: Ph. Malinvaud, D. Fenouillet và M. Mekki, Droit des obligations, LexisNexis, Paris, 2017, tr.750 - 751.
Số 2+3(402+403) - T1+2/202040 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
trả nhầm, thì phải ghi nhận tình trạng chiếm
hữu, sử dụng tài sản; người trả nhầm chỉ có
quyền áp dụng khoản 1 Điều 579 BLDS để
yêu cầu người nhận nhầm hoàn trả. Còn nếu
trả nhầm, rồi sau đó bị chủ nợ đích thực đòi
nợ, thì người mắc nợ phải trả nợ thêm một
lần nữa và bị thiệt hại, khi đó, người này có
quyền áp dụng Điều 579 khoản 2 BLDS để
yêu cầu người nhận nhầm hoàn trả6.
Thiệt hại được hiểu là sự tổn thất đối
với chủ thể. Về mặt định lượng, đó phải là
sự giảm sút giá trị khối tài sản có của chủ thể
so với trước khi xảy ra thiệt hại. Chẳng hạn,
công ty thu mua thuỷ sản X trả nhầm tiền
mua hàng cho chủ doanh nghiệp nuôi tôm Y,
trong khi chủ doanh nghiệp nuôi tôm Z,
người thực sự bán hàng cho công ty X, thì
không được trả, sau đó, do bị chủ nợ thật đòi,
công ty X phải trả nợ thêm một lần nữa.
Có trường hợp một người làm cho
người khác hưởng lợi nhưng không chịu
thiệt hại, thì không thể đòi người khác giao
cho mình số lợi đó chỉ với lý do là người này
không tự mình tạo ra số lợi. Một người tư
vấn cho người khác chơi cá cược hoặc mua
vé số không thể đòi chia sẻ với người chơi,
người mua số tiền trúng cá cược, trúng số mà
người này thu được.
Có trường hợp một người được hưởng
lợi, nhưng người khác không chỉ thiệt hại mà
cũng được hưởng lợi. Trong trường hợp này,
liệu người chịu thiệt hại có quyền yêu cầu
người hưởng lợi chia sẻ thiệt hại? Ví dụ: một
người tự bỏ chi phí để xây dựng hệ thống
chắn gió bảo vệ nhà mình; nhờ hệ thống đó
mà các nhà lân cận cũng được bảo vệ, nghĩa
là cũng được hưởng lợi. Về mặt lý thuyết,
người bỏ chi phí có thể viện dẫn khoản 2
Điều 579 BLDS để yêu cầu những người
được hưởng lợi phải đền bù (đúng hơn là
góp chi phí); nhưng trên thực tế ở Việt Nam,
chẳng ai cho rằng những người hưởng lợi
trong trường hợp này có nghĩa vụ hoàn trả
chi phí cho người đã tự bỏ tiền để xây hệ
thống chắn gió.
Có mối liên hệ nhân quả giữa việc
một người được lợi và một người khác
chịu thiệt hại. Điều quan trọng, để tình
trạng được lợi về tài sản không có căn cứ
pháp luật được ghi nhận là giữa sự thiệt hại
của một người là tình trạng được lợi của một
người khác có mối liên hệ nhân quả: chính
sự thiệt hại của người này là nguyên nhân
việc được lợi của người kia. Đúng hơn, sự
thiệt hại của người này thể hiện thành việc
được lợi của người kia. Học thuyết pháp lý
các nước nói rằng hai tình trạng ấy là “hai
cách ghi nhận đối với cùng một sự kiện”7.
BLDS không xác định rõ ai là người
phải chịu trách nhiệm chứng minh về mối
liên hệ nhân quả. Một cách hợp lý, người
nào cho rằng việc một người khác hưởng lợi
là do đã lấy đi lợi ích vật chất của mình, thì
phải chứng minh điều đó.
Thế nào là không có căn cứ pháp
luật? Tình trạng được lợi về tài sản không
có căn cứ pháp luật được ghi nhận trong điều
kiện không có bất kỳ một quy tắc pháp lý
nào có thể được dùng để đặt cơ sở cho việc
được lợi đó. Một người, công ty xuất khẩu
nông sản tỉnh T giao kết hợp đồng bán 20 tấn
thanh long ruột đỏ cho một doanh nghiệp tại
Mỹ; công ty xuất khầu giao cho người mua
đến 25 tấn nhưng lại ngỡ rằng chỉ giao đủ 20
6 Có thể tin rằng, người mắc nợ trong trường hợp này cũng có quyền áp dụng khoản 1 Điều 579 BLDS để
yêu cầu người nhận nhầm phải hoàn trả. Điều đó có nghĩa rằng, về phạm vi áp dụng, khoản 1 Điều 579
BLDS bao trùm khoản 2 Điều 579 BLDS, ít nhất là trong trường hợp này.
7 Xem: A. Bénabent, Droit des obligations, Montchrestien, Paris, 2012, tr.352.
tấn. Rõ ràng không có cách gì để biện minh
cho việc người mua trong trường hợp này
được lợi 5 tấn hàng. Một người nhặt được
một chiếc ví của người khác bị đánh rơi
không thể biện minh cho việc giữ lấy số tiền
có trong ví làm của riêng.
Chỉ cần tình trạng được lợi không có
căn cứ pháp luật. Nếu tình trạng được lợi có
căn cứ pháp luật, thì người bị thiệt hại không
thể kiện cáo, ngay cả trong trường hợp tình
trạng thiệt hại là không hợp lý đối với người
bị thiệt hại. Ví dụ, theo hợp đồng cho thuê
nhà, người cho thuê sẽ tiếp quản tất cả các
công trình do người thuê xây dựng khi hết
hạn cho thuê mà không phải bồi thường.
Người thuê hợp đồng với nhà thầu xây dựng
một số công trình phụ mà không trả tiền công
xây dựng. Trong trường hợp này, nhà thầu
không thể yêu cầu người cho thuê trả tiền
thay, dù rõ ràng nhà thầu bị thiệt hại trong khi
người cho thuê được hưởng lợi. Lý do là
quan hệ hợp đồng giữa người thuê và nhà
thầu là quan hệ đối nhân, chỉ có hiệu lực đối
với 2 bên mà không ràng buộc người thứ ba.
lỗi của người bị thiệt hại. Có trường
hợp sự thiệt hại xảy ra là do lỗi của người bị
thiệt hại. Ví dụ, ngân hàng tiến hành chi trả
một hối phiếu trong khi người ký phát hối
phiếu đã làm đầy đủ thủ tục ngăn chặn việc
chi trả theo đúng pháp luật; thợ sửa xe tự ý
tiến hành một công việc sửa chữa một hỏng
hóc kỹ thuật do mình phát hiện, trong khi
chủ xe lại không yêu cầu,...
BLDS không xác định rõ ràng cách
giải quyết vấn đề trong trường hợp này. Điều
đó có nghĩa là, về mặt lý thuyết người bị
thiệt hại mà tạo ra lợi ích để người khác thụ
hưởng mà không có căn cứ có quyền yêu cầu
hoàn trả ngay cả trong trường hợp thiệt hại
gây ra do lỗi của mình.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ chế độ bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khoản 2
Điều 584 BLDS quy định, người gây thiệt
hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh
là hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại trừ
trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có
quy định khác. Nếu áp dụng phương pháp
suy lý để phân tích câu chữ của các điều luật
có liên quan, thì có thể thừa nhận rằng một
khi người bị thiệt hại có lỗi thì người hưởng
lợi không có nghĩa vụ hoàn trả phần tài sản,
lợi ích thu được tương ứng với phần lỗi đó.
2.2. Hiệu lực
Một khi việc chiếm hữu, sử dụng tài
sản không có căn cứ pháp luật hoặc tình
trạng được lợi về tài sản mà không có căn cứ
pháp luật được ghi nhận, thì người được lợi
có nghĩa vụ hoàn trả. Luật Việt Nam hiện
hành không phân biệt nội dung nghĩa vụ
hoàn trả tuỳ theo trường hợp và thể hiện
thành các điều luật riêng biệt, như trong luật
của Pháp. Tuy nhiên, trong các quy định liên
quan, luật có những quy định riêng áp dụng
cho trường hợp này hoặc trường hợp kia mỗi
khi cần thiết.
hoàn trả tài sản gốc. Việc hoàn trả tài
sản gốc được quy định tại Điều 580 BLDS.
“Điều 580. Tài sản hoàn trả
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài
sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn
trả toàn bộ tài sản đã thu được.
2. Trường hợp tài sản hoàn trả là vật
đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó; nếu
vật đặc định đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải
đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thoả
thuận khác.
3. Trường hợp tài sản hoàn trả là vật
cùng loại, nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì
phải trả vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền,
trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Người được lợi về tài sản mà không
có căn cứ pháp luật phải hoàn trả khoản lợi
về tài sản đó cho người bị thiệt hại bằng hiện
vật hoặc bằng tiền”.
41Số 2+3(402+403) - T1+2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Trên thực tế, có trường hợp người có
nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cho người
không có quyền. Ví dụ điển hình là người
mắc nợ trả tiền nhầm cho người không phải
là chủ nợ. Tất nhiên, theo tinh thần của
khoản 1 Điều 580 BLDS, nếu nhận nhầm thì
phải hoàn trả. Vấn đề là liệu chủ nợ có quyền
yêu cầu thẳng đối với người nhận nhầm, hay
người này phải hoàn trả cho người trả nhầm,
rồi người trả nhầm sẽ trả cho chủ nợ? Trong
khung cảnh luật hiện hành, không có cơ sở
để thực hiện một quyền yêu cầu trực tiếp như
thế, bởi người nhận nhầm không nợ gì đối
với chủ nợ chưa được trả nợ...
Mặt khác, có trường hợp người không
mắc nợ lại trả nhầm cho chủ nợ trong khi
người mắc nợ đích thực lại chưa trả. Trong
khung cảnh của luật hiện hành, dường như
người trả nhầm có hai lựa chọn: hoặc yêu
cầu chủ nợ hoàn trả lại cho mình số tiền đã
trả nhầm áp dụng quy định về chiếm hữu, sử
dụng tài sản của người khác mà không có
căn cứ pháp luật; hoặc áp dụng chế định
được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp
luật để yêu cầu người mắc nợ đích thực hoàn
trả. Tuy nhiên, lựa chọn thứ hai có thể khó
thực hiện: người mắc nợ có thể không hiểu
tại sao mình bị một người lạ đòi nợ và từ
chối trả nợ. Muốn người mắc nợ chấp nhận
trả, thì chủ nợ phải thông báo cho người mắc
nợ về việc đã nhận chi trả từ người lạ đó. Khi
ấy, việc người lạ đòi nợ có thể được hiểu là
việc người này thực hiện quyền đòi nợ đã
được chuyển giao từ chủ nợ cho mình.
hoàn trả hoa lợi, lợi tức. Một cách
hợp lý, người được lợi về tài sản mà không
có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả không
chỉ tài sản gốc mà cả hoa lợi, lợi tức gắn với
tài sản đó.
“Điều 581. Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi,
lợi tức
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài
sản, người được lợi về tài sản mà không có
căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải
hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời
điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi
về tài sản không có căn cứ pháp luật.
2. Người chiếm hữu, người sử dụng tài
sản, người được lợi về tài sản mà không có
căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải
hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời
điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm
hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp
quy định tại Điều 236 của Bộ luật này”.
Trường hợp ngay tình thì người chiếm
hữu, sử dụng tài sản, người được lợi về tài
sản mà không có căn cứ pháp luật không
phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được trong
thời gian sự ngay tình còn tồn tại. Một khi
sự ngay tình chấm dứt, thì người này không
còn tư cách để giữ lại cho mình hoa lợi, lợi
tức gắn với tài sản.
Trường hợp tài sản được chuyển
giao cho người thứ ba. Tình huống dự kiến
là có một tài sản được chuyển giao nhầm,
sau đó người nhận nhầm lại chuyển giao tài
sản cho người thứ ba do hiệu lực của một
giao dịch, ví dụ như bán tài sản. Theo quy
định của BLDS, chủ thể có quyền đối với tài
sản có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả
tài sản.
“Điều 582. Quyền yêu cầu người thứ
ba hoàn trả
Trường hợp người chiếm hữu, người
sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp
luật đã giao tài sản cho người thứ ba thì khi
bị chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với
tài sản yêu cầu hoàn trả, người thứ ba có
nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó, trừ trường hợp
Bộ luật này có quy định khác; nếu tài sản đó
đã được trả bằng tiền hoặc có đền bù thì
người thứ ba có quyền yêu cầu người đã
giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại”.
Trong các trường hợp người thứ ba
ngay tình được quyền giữ lại tài sản, thì chủ
Số 2+3(402+403) - T1+2/202042 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
(Xem tiếp trang 47)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_chi_nhan_dien_va_he_qua_phap_ly_cua_viec_chiem_huu_su_d.pdf