Tiểu luận Biện chứng cái đẹp trong xã hội

Nghệ thuật là một hoạt động tinh thần mang tính khu biệt có nhiệm vụ thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người, nhưng nghệ thuật còn có chức năng giáo dục con người hướng thiện góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người. Nghệ thuật tác động rất mạnh mẽ đối với con người và xã hội. Tuy nhiên, nghệ thuật phản ánh cái đẹp trong hiện thực, nhưng cái đẹp trong nghệ thuật không đồng nhất với cái đẹp trong hiện thực, trong thiên nhiên, trong đời sống xã hội con người và cũng không đồng nhất cái đẹp và nghệ thuật, đó là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Đừng quan niệm cái đẹp chỉ có trong nghệ thuật cũng như trong nghệ thuật chỉ hàm chứa cái đẹp./.

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3258 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Biện chứng cái đẹp trong xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biện chứng cái đẹp trong xã hội Từ thời nguyên thuỷ, khi loài người mới xuất hiện, nhu cầu về cái đẹp đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu. Những bức tranh tả cảnh săn bắn: Con bò rừng, con bê rừng, đàn hươu phương Bắc hay bức tượng mang vẻ đẹp chức năng: Bà tổ mẫu – vệ nữ Vilenđooc đã được các nghệ sỹ nguyên thuỷ sáng tác trên vách đá ở các hang động nổi tiếng ântmiara, Phôngđờgom. Niô,látcô, Côngbaren v.v… bằng than đen, đá đỏ, đất vàng từ thời hạ kỳ đồ đá cũ (Máchđalênien) cách đây khoảng 30.000 năm là một minh chúng hùng hồn cho nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu làm đẹp hang động – nơI họ cư trú và cao hơn là nhu cầu tâm linh. Cũng như các khoa học khác, xuất phát từ đặc thủ riêng mang tính khu biệt, mỹ học có đối tượng nghiên cứu của mình. Trong cái đa dạng, phức tạp và phong phú của tự nhiên và xã hội con người, mỹ học xuất hiện như một “khoa học diệu kỳ”. Đó là khoa học nghiên cứu các mối quan hệ thẩm mỹ, các hiện tượng thẩm mỹ trong không gian thẩm mỹ của con người. Mỹ học nghiên cứu các quy luật chung nhất của sự hình thành, phát triển và biểu hiện của cái thẩm mỹ trong đời sống con người. Con người tồn tại giữa một đời sống thẩm mỹ, giữa không gian bao la và thời gian vô tận. Đời sống thẩm mỹ tồn tại dưới hai dạng: đời sống vật chất và đới sống tinh thần. Đời sống vật chất là những giá trị thẩm mỹ tồn tại dưới dạng vật thể đồ vật (Tangible) có thể nhìn thấy, sờ thấy. Đời sống tinh thần là những giá trị thẩm mỹ phi vật thể (Intangible), chỉ có thể nghe thấy, cảm thấy... Nhưng, dẫu có tồn tại dưới dạng vật chất hay tinh thần, vật thể hay phi vật thể, các giá trị thẩm mỹ đều phải hướng tới Chân – Thiện – Mỹ. Một giá trị thẩm mỹ, một tác phẩm nghệ thuật sẽ không có lý do để tồn tại nếu không phản ánh chân thực, chính xác cuộc sống giàu tính nhân văn tốt đẹp và hoàn thiện, hoàn mỹ. Từ khi con người quan tâm đến thẩm mỹ, cái đẹp là một phạm trù được quan tâm nhiều nhất so với các phạm trù thuộc hệ thống khách thể thẩm mỹ. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống tư duy lý luận mỹ học trong quá khứ và hiện tại. Thực tế, cái đẹp giữ vị trí lớn lao trong sự đồng hoá thực tại trên phương diện thẩm mỹ. Phạm trù cái đẹp có nội hàm lớn, biên độ rộng, nó thẩm thấu vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, các ngõ ngách của tâm hồn, vì thê, cái đẹp là dối tượng khám phá của muôn đơi. Các nhà mỹ học các thời đại chỉ là những người tiên phong khai mở cho một ý niệm vĩnh hằng mà thôi. L. Tônxtôi đã từng thốt lên: “Sách viết về cái đẹp đã chất lên thành núi. Cái đẹp vấn còn là một câu đối giữa cuộc đời. Cái đẹp là gì? Tầm quan trọng của nó đối với đời sống con người ra sao? Những biểu hiện, dạng thức tồn tại của cái đẹp như thế nào? Mặc dù là những câu hỏi không một lời giải nào có thể trả lời trọn vẹn. Cái đẹp – trước hết là nhu cầu của con người. Con người không thể thiếu cái đẹp. Từ lúc sinh ra đến khi về bên kia thế giới, con người – ai cũng có nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu cái đẹp. Cái đẹp đầu đời đên với trẻ thơ là bầu vú mẹ và lời ru ngọt ngào – cái đẹp của nghệ thuật tạo hình và âm nhạc. “Anh lơn khôn dưới bầu vú mẹ và dại khờ trước vòm ngực của em” Lớn lên một chút, đứa trẻ cần không gian đẹp, nhà cửa đẹp, quần áo, đồ dùng… và cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, con người cũng cần quan tài, bia mộ và những vong hoa, nhạc hiếu… tiễn đưa. Cái đẹp hiển nhiên đã trở thành nhu cầu của cuộc sống, nhu cầu của mỗi cá nhân trong cộng đồng, mỗi dân tộc và nhân loại. Người hành phúc nhất là suốt cuộc đời được sống trong một môi trường, không gian, hệ sinh thái thẩm mỹ - được sáng tạo và thưởng thức, tiếp nhận cái đẹp - đó chnhs là ý nghĩa nhân văn của cái đẹp. Cái đẹp có mắt tất cả mọi nơi, mọi lúc dưới dạng vật chất hay tinh thần. Ta có thể nhìn thấy, sờ thấy, nghe thấy, cảm thấy bằng các giác quan. Cuộc sống không thể thiếu cái đẹp, cái đẹp bất biến, trường tồn với đời sống con người. Cái đẹp trong thiên nhiên với ảnh quan sông núi, hoa lá, chim muông, cái đẹp của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông v.v… Cái đẹp tiềm ẩn trong đời sống con người biểu hiện qua văn hoá úng xử, cái đẹp của tâm hồn, đạo đức, trí tuệ, tư tưởng, cái đẹp giúp con người ngày càng hoàn thiện hơn, càng nâng cao đạo đưc, trí tuệ góp phần xây dựng nhân cách con người mới. Nhà văn Xô Viết Đôstôiépxki đã từng viết: “Cái đẹp cứu rỗi nhân loại hay Nhu cầu về vẻ đẹp và sự sáng tạo thể hiện vẻ đẹp đó gắn bó keo sơn với con người và nếu không có nó, có lẽ con người sẽ không còn muốn sống trên đời này”. Nhà thơ người Đức H.Hainơ yêu cái đẹp đến mức ông coi cái đẹp chính là cuộc sống của băn thân mình. Trước vẻ đẹp tyệt vời của vệ nữ Milô, ông đã đến khóc giã từ. Nhà viết hài kịch thiên tài thế kỷ XVII Môlie đã sáng tạo cái đẹp đến phút cuối cùng của đời mình trên sân khấu. Ông đã chết trong đêm diễn thứ 4 vở “Người bệnh tưởng”. Trưới khi dùng súng lục kết thúc cuộc đời đau khổ và nghiệt ngã của mình ngày 27 – 7 – 1890, thiên tàI hội học Hà Lan Van Gốt đã để lại cái đẹp thiên thu trên bức chân dung tự hoạc sau khi đã cắt tai tặng người yêu (Bức tranh này đã bán với một giá khoảng 72,5 triệu đô la). Nhạc lỹ thiên tài người Đức Betoven đã để lại cái đẹp trác tuyện trong âm thanh của bản giao hưởng số 5 cung đô thứ mang tên Định mệnh trong khi ông bị điếc. Tất cả những điều ấy nói lên vẻ đẹp và sự sáng tạo ra cái đẹp là nhu cầu sống của con người. Nó gắn bó mật thiết với đới sống xã hội. Chính Mác – nhà kinh điển của mỹ học Mác – Lênin đã là người đầu tiên đặt vấn đề thoả mãn sự phát triển của cái đẹp trong đời sống và cơ sở xã hội của nó. Phạm trù cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống – nó chính là một hình thức khái quát tư duy con người. Quá trình nhận thức của con người từ trực quan sinh động đến tư duy từu tượng, từ cụ thể đến khái quát. Đó là nột quá trình phức tạp. Lịch sử các tư tưởng thẩm mỹ của nhân loại đã khẳng định sức mạnh của chủ thể người trong việc khám phá, kiếm tìm bản chất cái đẹp. Nhà thơ người Đức Gơt đã khẳng định : “Có thể có được khái niệm về cái đẹp và có thể diễn tả được khái niệm ấy”. Suốt 30 nghìn năm con người đi tìm cái đẹp, nhưng chưa có một định nghĩa nào thật sự thoả mãn với nội hàm rộng lớn của nó – nguyên nhân chủ yếu là ở sự khác nhau của cách tiếp cận. Hầu như tất cả các nhà mỹ học của nhân loại từ Cổ đại Hy Lạp đến hiện đại đều cho rằng: Cái đẹp là sự hài hoà, nhưng để luận giải, tìm một đáp số thật chính xác là không thể. Từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên, nhà mỹ học Hy Lạp cổ đại Arít xtốt đã đưa ra luận thuyết: “Cái đẹp nằm trong kích thước và trong trật tự, bởi vậy, khong có vật nào quá nhỏ cũng như quá lơn mà lại có thể coi là đẹp”. Trong khi đó, Henden nhà lý luận mỹ học người Đức thế kỷ XVIII thì lại nói: “Cốt lõi của toàn bộ cái đẹp là chân lý, bất cứ cái đẹp nào cũng cẫn dẫn tới cái chân lý và điều thiện”. Theo quan điểm duy vật, các nhà mỹ học cho rằng cái đẹp có nguồn gốc từ đời sống. Cách tiếp cận ấy dẫn đến định nghiã về cái đẹp của nhà mỹ học Phục hưng người Ý Anbécti: “Cái đẹp là sự phù hợp, sự hoà nhịp như thế nào đó giữa các phần trong cái tổng thể mà chúng tạo thành, sự hoà hợp và hoà nhịp này phải đáp ứng những số liệu chặt chẽ, đáp ứng sự tổ chức và bài trí mà sự hài hoà - tức cái nguyên lý tuyệt đối và khởi nguyên của tự nhiên đòi hỏi”. Đối lập với quan điểm duy vật, các nhà Mỹ học duy tâm chủ quan thì “Cái đẹp không phải là phẩm chất tồn tại trong bản thân sự vật, nó tồn tại chủ yếu trong tâm linh người quan sát nó”. Nghĩa là cái đẹp có được là do cái tôi chủ quan quyết định. Các nhà Mỹ học duy tâm khách quan mà Hêghen đại diện lại cho cái đẹp là phẩm chất đặc biệt của ý niệm tuyệt đối khi nó tìm được hình thức thể hiện phù hợp nhất. Với tư cách là nhà văn, M.Goorki lại định nghĩa: “Cái đẹp là sự phối hợp các chất liệu khác nhau cũng như các âm, màu, từ ngữ sao cho tác phẩm tạo ra có được một hình thức có thể tác động lên tình cảm và lý trí như một sức mạnh khơi dậy ở con người sự ngạc nhiên, lòng kiêu hãnh và niềm sung sướng trước kảh năng sáng tạo của mình”. Cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của Mỹ học. Cơ bản vì nó là nền tảng, là cơ sở, xuất phát điểm, là phạm trù quan trọng, bao trùm của mỹ học. Trung tâm vì nó ở giữa, đóng vai trò then chốt, các phạm trù khác phải xoay xung quanh nó, tôn vinh nó, phục vụ nó. Cái đẹp là một hiện tượng thẩm mỹ vô cùng đa dạng, phong phú và phức tạp vừa có tính bản thể vừa có tính định hướng. Tính bản thể của vẻ đẹp mang yếu tố khách quan có dức thể hiện đa dạng, có thể là một hiện tượng, một hành vi, một lời nói, một sự vật, một ý tưởng. Cái đẹp được quyết định do phẩm chất của sự vật, hiện tượng - đó là cái yếu tố được kết hợp hài hoà, cân đối, tỉ lệ, đúng mực như hoà sắc trong hội hoạ, hoà thanh trong âm nhạc. Tất cả những phẩn chất ấy tạo nên hiệu quả thẩm mỹ, gây nên cảm xúc thẩm mỹ qua hai kênh thị giác và thính giác; sự sảng khoái, thích thú vô tư cũng bắt đầu từ đây. Tính định hướng là chuẩn mực về cái đẹp do con người xác định - đó là sự vươn tới lý tưởng thẩm mỹ, tiến tới Chân - Thiện - Mỹ. Cái đẹp chính là những đặc tính của thế giới tồn tại trong tự nhiên, xã hội và nghệ thuật. Phạm trù cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực có cơ sở khách quan trong đời sống nhưng đồng thời nó cũng là một hình thức khái quát của tư duy thể hiện nhận thức của con người. Mác đã từng nói: “Bản chất của con người là sáng tạo theo quy luật của cái đẹp”. Cái đẹp tồn tại khách quan vừa mang tính thời sự, vừa mang tính muôn thuở. Cái đẹp có được hình thành do quan niệm thẩm mỹ của từng thời đại, từng giai đoạn lịch sử. Có những hiện tượng thẩm mỹ hôm nay đẹp, ngày mai xấu, thập kỷ này đẹp, thập kỷ sau không đẹp. Mốt là một ví dụ. Cách đây một thế kr, chuẩn mực của một cô gái đẹp là răng đen, mỏ quạ, tóc đuôi gà, áo mớ ba mớ bẩy. Nhưng đến hôm nay - tất cả trở thành xấu xí vì quan niệm thẩm mỹ đã thay đổi. Cái đẹp gắn với sự biến động và phát triển của xã hội loài người. Cái đẹp là biểu hiện sự đấu tranh giữa cái cũ với cái mới và bao giờ cái mới cũng chiến thắng theo quy luật tất yếu của lịch sử. Cái đẹp mang cánh buồm khát vọng, đúng như nhà văn Pháp Stăngđan đã nói: “Cái đẹp là sự mời gọi hạnh phúc”. Plêkhanốp đã dẫn ra một ví dụ về quan niệm thẩm mỹ ở một bộ lạc Châu Phi. Một phụ nữ được xem là đẹp nếu cô ta đẹo trên tay, chân mình nhiều vòng sắt. Những phụ nữ của những gia đình giàu có có thể đẹo trên mình tới 16 kg trang sức như thế. Ở thượng lưu sông Đămberơ, người đàn ông nào bẻ gãy cái răng cửa hàm trên thì được coi là đẹp. Như vậy cái đẹp được định đoạt bởi quan niệm của thời đại, mang yếu tố cơ sở xã hội. Chính Trécnesépxky đã nói: “Mọi tồn tại được gọi là đẹp là tồn tại trong đó chúng ta nhìn thấy cuộc sống đúng như quan niệm của mình”. Tuy nhiên, mỗi cá nhân chủ thể là một thế giới, có những quan niệm riêng, người thích cái này, người thích cái nọ. Ba người đi mua hoa đã là ba sở thích và ba sự lựa chọn khác nhau. Thẩm định một tác phẩm nghệ thuật lại càng khó. Trường phái ấn tượng (1874) mà Mônê là chủ soái đã một thời là đối tượng chế giễu của nhà phê bình mỹ thuật như Lui Lơroi (louis leroy). Trường phái tập thể mà đại danh hoạ Tây Ban Nha Picatsô đi tiên phong đã bị quần chúng phản ứng đến mức đã đổ axít rạch nắt mấy bức tranh mà ngày nay trở thành vô giá. Do vậy, thích hay không thích là thị hiếu của mỗi cá nhân, tuyệt nhiên không nên xem đó là chân lý và cũng không được đồng nhất sở thích cá nhân với giá trị thẩm mỹ khách quan của sự vật hiện tượng. Ngược lại với những cái đẹp hoàn hảo trọn vẹn, mực thước mang tính hàn lâm (Academie) thì tồn tại vĩnh hằng muôn thuở như Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của ông hoàng thi ca Nga Puskin, Những người Khốn khổ của Vichto Huygô, bức tranh mùa thu vàng của Lêvintan, người đàn bà xa lạ của Cramxcôi, La Giôcông của Lêôna đờ Vanhxi, Vệ nữ Milô bất diệt hay bản Sêrenát (chiều tà) của nhạc sĩ thiên tài người Áo F.Sube là trường tồn, bất biến. Trên thế giới này, hàng ngày vẫn vang lên âm thanh tuyệt vời của ông ở các dàn nhạc lớn trên nhiều quốc gia. Cái đẹp có hai hệ tiêu chí. Một là Chân - Thiện - Mỹ. Hai là tính nhân dân, tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân loại. Cái đẹp phải phục vụ đại đa số nhân dân lao động, phải mang tính giai cấp nhất định mang đặc trưng bản sắc của từng dân tộc để góp phần tạo nên diện mạo thẩm mỹ riêng của từng quốc gia, dân tộc góp vào cái đẹp của toàn nhân loại. Cái đẹp phải có những phẩm chất cấu thành những thực thể toàn vẹn. Hài hoà, cân đối, toàn diện, toàn mỹ. Cái đẹp là sự hợp lý về tỉ lệ giữa các bộ phận, mảng khối, màu sắc, lượng trong chất, chất trong lượng, giữa nội dung và hình thức. Hình thức chuyển tải nội dung, nội dung diễn đạt hình thức, sự kết hợp hài hoà giữa một sự vật và giữa các sự vật, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập dẫn đến thống nhất toàn vẹn. Cái đẹp luôn biến đổi, ở đâu có con người, có sự sống thì cái đẹp xuất hiện, đó là quy luật chung của hoạt động sáng tạo. Mắc đã viết: “Súc vật chỉ nhào nặn vật chất theo thước đo và nhu cầu của giống loài của nó, còn con người thì có thể sản xuất theo thước đo của bất kỳ giống loài nào và ở đâu cũng có thể áp dụng thước đo thích dụng cho đối tượng, do đó con người cũng nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp”. Các lĩnh vực biểu hiện của cái đẹp. * Cái đẹp trong tự nhiên. Cái đẹp trong tự nhiên doa tạo hoá, do chính trự nhiên sinh ra, tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người như: vẻ đẹp của bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, cỏ cây hoa lá, chim muông cầm thú, sông núi, mây trời, trăng sao, nắng mưa những dòng sông, biển cả cỏ cây… Cái đẹp trong thế giới tự nhiên đa dạng, phong phú, hấp dẫn nhưng rời rạc, không chọn lọc. Cái đẹp trong tự nhiên biểu hiện qua những thuộc tính vật chất, những hiện tượng thẩm mỹ như hình dáng, âm thanh, màu sắc, đường nét... tác động trực tiếp đến các giác quan của con người tạo nên những cung bậc của cảm xúc thẩm mỹ. Khi ra biển, ta say mê trước mênh mông mây nước và sóng biển dào dạt. Khi lên rừng ta choáng ngợp trước cái đẹp của đại ngàn bất tận. Khác với mỹ học duy tâm, mỹ học duy vật coi cái đẹp trong tự nhiên là yếu tố quan trọng bởi nhờ có cái đẹp này, người nghệ sỹ mới tạo được cảm xúc thẩm mỹ - nơi bắt nguồn của cảm hứng sáng tạo ra thi, ca, nhạc, hoạ và các loại hình nghệ thuật khác. Nhờ vẻ đẹp tuyệt với của dòng sông Đanuýp mà Giôhanstrauss, nhạc sĩ thiên tài người Áo, Hoàng tử của điệu valsse đã viết được bản nhạc bất tử Đanuýp xanh và Ivanôvích, nhạc sỹ người Nga đã viết được Sóng Đanuýp. Nhờ có vẻ đẹp của mùa thu mà hoạ sỹ thiên tài người Nga Lêvintan đã để lại bức tranh mùa thu vàng quý giá, thi sĩ Lưu Trọng Lư để lại Tiếng thu, Nguyễn đình Thi sống mãi bởi : Hà Nội vào thu hương cốm mới/ anh đi bên em trong đêm Hà Nội/ nghe những phố dài xao xác hơi may...”, Đặng Thế Phong - nhạc sĩ tiêu biểu của nền tân nhạc thời tiền chiến đã lừng lững đi vào nền âm nhạc Việt Nam hiện đại bằng hai ca khúc về mùa thu: Con thuyền không bến và Giọt mưa thu, Trịnh Công Sơn để lại: Nhớ mùa thu Hà Nội v.v... Trước khi loài người xuất hiện, trên hành tinh này đã có những sinh vật đất đai, sông ngòi, hoa lá và khi con người thoát thai từ vượn, cũng chỉ là sản phẩm của tự nhiên mà thôi. Điều này đã chống lại quan điểm duy tâm cho rằng con người và muôn loài là sản phẩm của thượng đế, thánh thần. Qua bao năm tháng, thiêng nhiên đã tác động qua con người và chịu sự biến đổi của con người. Bằng lao động, con người đã phát hiện ra tính nhân loại của tự nhiên. Mác đã từng nói: “con người là tự nhiên có tính chất người”. Có thể nói: thiên nhiên là ngọn nguồn, là nơi bắt đầu của mọi cái đẹp. Vẻ đẹp của thiên nhiên ngày càng phong phú bởi con người đã thổi vào nó một linh hồn, tác động vào nó bằng tư duy và hành vi thẩm mỹ, đó là việc chinh phục tự nhiên và bảo vệ tự nhiên: Mối quan hệ biện chứng hữu cơ giữa chủ thể người và thiên nhiên đã tạo ra cái đẹp phong phú, đa dạng và nhân văn hơn. Con người đã phát hiện ra cái đẹp của tự nhiên, đưa nó vào quỹ đạo quy luật thẩm mỹ để phục vụ con người. Vịnh Hạ Long, Tràng An, Bích Động, Tam Cốc, Phong Nha- Kẻ Bàng, Vườn Chim Minh Hải là những ví dụ. Ngày nay, việc giữ gìn vẻ đẹp của phong cảnh, môi trường đã trở thành nghĩa vụ xã hội của mọi công dân đối với di sản văn hoá của từng quốc gia và nhân loại. M.Gorki đã từng nói: “Những sản phẩm do con người làm ra là thiên nhiên thứ hai” nghĩa là con người đã vật chất hoá ý tưởng, coi thiên nhiên là đối tượng thẩm mỹ và cải biến thiên nhiên thành tác phẩm nghệ thuật. Cái đẹp trong xã hội. Cái đẹp trong xã hội do con người tạo ra, nó thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó liên quan mật thiết với ý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức. Một xã hội tốt đẹp là một xã hội mà chủ nghĩa nhân dạo thấm sâu vào các mối quan hệ giữa con người với con người, nó trở thành văn hoá và văn minh xã hội. Biểu hiện của cái đẹp trong xã hội có thể tóm tắt trong cụm từ “Văn hoá ứng xử”. Văn hoá ứng xử là thế ứng xử, là sự thể hiện triết lý sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, từ vi mô (gia đình) đến vĩ mô (xã hội, nhân gian). Ứng xử văn hoá là những quy định thành văn và bất thành văn trong tất cả các xã hội. Cách ứng xử phản ánh trình độ văn hoá, sự giáo dục của gia đình và xã hội cũng như sự tu dưỡng của cá nhân, mỗi con người, mỗi dân tộc. Cái đẹp trong xã hội vô cùng phong phú, đa dạng, đa chiều, đa diện với nhiều giai tầng đẳng cấp khác nhau. Cái đẹp này bắt nguồn từ những quan niệm chính trị, đạo đức, truyền thống, lối sống. Muốn vậy, mỗi con người - chủ thể trong xã hội phải phấn đấu trở thành một con người phát triển toàn diện, hài hoà giữa vẻ đẹp nội dung và hình thức, biểu hiện qua văn hoá nói và văn hoá hành động góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp. Cái đẹp trong nghệ thuật. Cái đẹp trong nghệ thuật là tổng hoà cái đẹp trong tự nhiên và cái đẹp trong xã hội. Cái đẹp trong nghệ thuật do người nghệ sĩ tạo ra. “không ở đâu việc sáng tạo ra cái đẹp lại chiếm một vị trí quan trọng đến như trong nghệ thuật”1 Lê Ngọc Trà - Lâm Vĩnh - Giáo trình Mỹ học đại cương-Bxb Giáo dục 1999-tr60 . Nghệ thuật là nơi hội tụ, là thế giới của cái đẹp. Cái đẹp trong nghệ thuật trước hết là sự phản ánh chân thực cuộc sống bằng tài năng của người nghệ sỹ. Những tác phẩm trác tuyệt đều bắt nguồn từ tình yêu cuộc sống, mang lại những tình cảm lành mạnh thấm đãm tính nhân văn. Nghệ thuật đẹp là nghệ thuật xây dựng được những hình tượng đẹp mang tính điển hình phong phú, có tác động tới cuộc sống, vào tiềm thức từng con người để con ngời đồng vọng cùng cái đẹp. Hình tượng nghệ thuật đẹp là sự thu nhỏ những khát vọng cao đẹp của con người. Cái đẹp trong nghệ thuật phải lá sự hoàn mỹ, là sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức. Nghệ thuật đẹp phải luôn luôn có sự song hình: nội dung phong phú và hình thức hấp dẫn. Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù thuộc thượng tầng kiến trúc và con người sáng tạo nghệ thuật theo quy luật của cái đẹp. Nghệ sĩ là người sáng tạo ra cái đẹp trong nghệ thuật bằng tài năng, trí tuệ và cá tính sáng tạo của mình. Mỗi tác phẩm nghệ thuật là tâm huyết, là đứa con tinh thần, là bức thông điệp của người nghệ sĩ muốn trao gửi tới công chúng. Nghệ thuật nào cũng khát khao diễn tả cái đẹp của hiện thức khách quan, phản ánh vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên sông núi, biển trời v.v… vẻ đẹp của đời sống con người: tình cảm, tư tưởng, những hoạt động xây dựng xã hội. Cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp mang tính điển hình được diễn tả bằng những hình thức nghệ thuật khác nhau với những thủ pháp như: hư cấu, cách điệu, mô phỏng, cá thể hoá, điển hình hoá để xây dựng nhân vật, kết cấu, bố cục, tổ chức tác phẩm thành những hình tượng sinh động. Vì thế những tác phẩm nghệ thuật tuyệt tác có sức sống lâu bền, tồn tại vĩnh hằng như: bản Xônát ánh trăng, Apaxxionnata, bản giao hưởng số 3 mang tên Anh hùng, số 5 Định Mệnh hay số 9 Hướng tới niềm vui của Betôven… Những tác phẩm văn học của Vichto Huygô, Banzắc, Stăngđan. L.Tônxtôi… những bức tranh Người đàn bà xa lạ của Cramxcôi, Những người kéo thuyền trên sông Vonga của Rêpin v.v… Từ vô số những hiện tượng thẩm mỹ tản mạn, cá biệt tồn tại khắp nơi trong đời sống đã được người nghệ sĩ cô đọng, chắt lọc, trưng cất thành cái đẹp hoàn chỉnh và điển hình giống như người thợ kim hoàn của Pautỗpki ngày ngày gom nhặt những hạt bụi vàng để đúc nên bông hồng. Biêlinski đã có nhận xét sắc sảo về nghệ thuật: “Mãnh lực của nghệ thuật là như vậy, một khuôn mặt tự nó không có gì đặc biệt cả, qua nghệ thuật đã có một ý nghĩa chung, tất cả mọi người đều thấy hay và con người mà sinh thời không ai chú ý, nhờ hoạ sỹ với ngòi bút của mình đã mang lại cho người đó một cuộc đời mới khiến bây giờ bao con mắt ngắm nhìn”. Nghệ thuật là một hoạt động tinh thần mang tính khu biệt có nhiệm vụ thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người, nhưng nghệ thuật còn có chức năng giáo dục con người hướng thiện góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người. Nghệ thuật tác động rất mạnh mẽ đối với con người và xã hội. Tuy nhiên, nghệ thuật phản ánh cái đẹp trong hiện thực, nhưng cái đẹp trong nghệ thuật không đồng nhất với cái đẹp trong hiện thực, trong thiên nhiên, trong đời sống xã hội con người và cũng không đồng nhất cái đẹp và nghệ thuật, đó là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Đừng quan niệm cái đẹp chỉ có trong nghệ thuật cũng như trong nghệ thuật chỉ hàm chứa cái đẹp./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMyhoc (48).doc