bài tập học kỳ tội phạm học:
Đề bài: Em hãy trình bày tóm tắt về các biện pháp phòng ngừa tội phạm hoặc của nhóm tội phạm từ việc nghiên cứu một luận văn thạc sĩ chuyên ngành tội phạm học, liên hệ với kiến thức đã học về phòng ngừa tội phạm và rút ra nhận xét cá nhân về việc trình bày các biện pháp phòng ngừa tội phạm trong luận văn đó.
LỜI MỞ ĐẦU
Đi đôi với sự phát triển hoạt động giao thông vận tải thì tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và tình hình tai nạn giao thông đường bộ nói chung trong mấy năm gần đây tăng rất nhanh, đã gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản. Nghiên cứu về đề tài này, Tiến sĩ luật học Bùi Quốc Kiên đã có bài luận án “Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Nội” đã nêu một cách đầy đủ, có hệ thống, toàn diện về tình hình, nguyên nhân và điều kiện cũng như các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Thủ đô Hà Nội.
NỘI DUNG
I.Tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Nội.
1.1.Tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Nội.
1.1.1Tình hình tai nạn giao thông đường bộ và việc xử lý về hình sự người có hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây tai nạn giao thông đường bộ ở Hà Nội.
1.1.2.Cơ cấu và tính chất của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Nội,
1.2.Nguyên nhân và điều kiện của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Nội.
1.2.1.Những nguyên nhân và điều kiện thuộc về tâm lý xã hội.
1.2.2.Những nguyên nhân và điều kiện thuộc về chính sách, pháp luật.
1.2.3.Những nguyên nhân và điều kiện thuộc về yếu kém trong chất lượng họa động tổ chức, điều hành giao thông vận tải.
1.2.4.Những nguyên nhân và điều kiện thuộc về thiếu sót trong hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh phòng, chống vi phạm cũng như tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
1.2.5.Những nguyên nhân và điều kiện liên quan đến công tác tuyên truyền phô biến, giáo dục pháp luật.
1.2.6.Những nguyên nhân và điều kiện liên quan đên kết cấu hạ tầng giao thông
1.2.7.Những nguyên nhân và điều kiện liên quan đến phương tiện giao thông đường bộ.
1.2.8.Những nguyên nhân và điều kiện liên quan đên thời tiết, môi trường.
1.3.Dự báo về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội.
II.Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Nội.
2.1.Các biện pháp về chính sách, pháp luật.
2.2.Các biện pháp liên quan đến trách nhiệm và hoạt động của cơ quan quản lý và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
2.2.1.Biện pháp liên quan tới các cơ quan quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội.
2.2.2.Các biện pháp liên quan đến Tòa án nhân dân
2.2.3.Các biện pháp liên quan đến Viện kiểm sát nhân dân
2.3.Biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông vận tải.
2.4.Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tệ nạ đua xe trái phép
2.5. Biện pháp về hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
2.6.Biện pháp quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
2.6.1.Biện pháp quản lý phương tiện giao thông
2.6.2.Biện pháp quản lý người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
III. Nhận xét cá nhân về việc trình bày các biện pháp phòng ngừa tội phạm trong luận văn.
KẾT LUẬN
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2820 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các biện pháp phòng ngừa tội phạm hoặc của nhóm tội phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Em hãy trình bày tóm tắt về các biện pháp phòng ngừa tội phạm hoặc của nhóm tội phạm từ việc nghiên cứu một luận văn thạc sĩ chuyên ngành tội phạm học, liên hệ với kiến thức đã học về phòng ngừa tội phạm và rút ra nhận xét cá nhân về việc trình bày các biện pháp phòng ngừa tội phạm trong luận văn đó.
LỜI MỞ ĐẦU
Đi đôi với sự phát triển hoạt động giao thông vận tải thì tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và tình hình tai nạn giao thông đường bộ nói chung trong mấy năm gần đây tăng rất nhanh, đã gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản. Nghiên cứu về đề tài này, Tiến sĩ luật học Bùi Quốc Kiên đã có bài luận án “Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Nội” đã nêu một cách đầy đủ, có hệ thống, toàn diện về tình hình, nguyên nhân và điều kiện cũng như các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Thủ đô Hà Nội.
NỘI DUNG
I.Tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Nội.
1.1.Tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Nội.
1.1.1Tình hình tai nạn giao thông đường bộ và việc xử lý về hình sự người có hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây tai nạn giao thông đường bộ ở Hà Nội.
Thứ nhất, do một số cán bộ áp dụng pháp luật chưa nhận thức đúng và đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nên có những trường hợp có dấu hiệu tội phạm lại cho là vi phạm và xử lý hành chính.
Thứ hai, vì động cơ vụ lợi hoặc cá nhân khác, người áp dụng pháp luật đã “hành chính hóa” các vụ phạm tội mà họ nhận thức được là phải xử lý hình sự.
1.1.2.Cơ cấu và tính chất của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Nội,
Đó là mối tương quan giữa tội phạm này với các tội phạm nói chung và với cái loại tội có lỗi vô ý nói riêng, mối tương quan giữa trường hợp phạm tội này với lỗi vô ý vì quá tự tin và trường hợp của lỗi vô ý vì cẩu thả; phân bố tội phạm theo địa bàn, thời gian xảy ta tội phạm; độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, thành phần của người phạm tội; cơ cấu về loại phương tiện mà người phạm tội đã điều khiển; cơ cấu về nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ của các phương tiện; cơ cấu các hình thức xử lý các bị cáo phạm tội này.
1.2.Nguyên nhân và điều kiện của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Nội.
1.2.1.Những nguyên nhân và điều kiện thuộc về tâm lý xã hội.
Tác giả cho rằng, tâm lý vô tổ chức, vô kỉ luật, coi thường các quy tắc an toàn giao thông, cố ý không chấp hành luật lệ giao thông đường bộ là nguyên nhân chính, trực tiếp quyết định xu hướng phát triển của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Các biểu hiện tâm lý xã hội tiêu cực nói trên có nguồn gốc từ chính nền kinh tế yếu kém, chắp vá và không đồng bộ của nước ta cũng như các yếu kém, tiêu cực trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước…
1.2.2.Những nguyên nhân và điều kiện thuộc về chính sách, pháp luật.
Thứ nhất, Nhà nước chưa có quy hoạch tổng thể về giao thông đường bộ và giao thông đô thị trong cả nước; chưa có chính sách tích toàn cục, lâu dài về cơ cấu các loại phương tiện giao thông và cũng chưa có chính sách kịp thời hạn chế sự phát triển quá nhanh của các phương tiện cá nhân.
Thứ hai, Điều lệ về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị còn bỏ lọt một số hành vi vi phạm, các mức xử phạt chưa được phân hóa cao.
Thứ ba, trong Nghị định 49/CP của Chính phủ, nhiều hành vi có tính chất, mức độ nguy hiểm cao cho an tòa giao thông đường bộ nhưng lại có mức xử phạt rất thấp và ngược lại. Vì vậy đã làm cho mức phạt có khi không tương xứng với tính chất và mức độ của hành vi vi phạm. Điều này cũng đã hạn chế tác dụng phòng ngừa của biện pháp xử lý.
Thứ tư, các quy định về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo, cấp bằng lái xe, giấy phép lái xe còn lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng chất lượng đào tạo thấp ở tất cả các khâu.
1.2.3.Những nguyên nhân và điều kiện thuộc về yếu kém trong chất lượng họa động tổ chức, điều hành giao thông vận tải.
Tình trang nhiều ngành, nhiều lực lượng tham gia quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông nhưng kém hiệu quả vì hoạt động thiếu sự phối hợp đồng bộ. Hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự còn những tồn tại, thiếu xót chưa thường xuyên, xử lý không triệt để. Bên cạnh đó, hệ thống đèn, biển báo hiệu còn thiếu, đáng chú ý nhất là ở các đoạn đường, điểm đầu mối có lưu lượng và mật độ giao thông lớn. Việc phân luồng, phân tuyến đường chưa hợp lý.
1.2.4.Những nguyên nhân và điều kiện thuộc về thiếu sót trong hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh phòng, chống vi phạm cũng như tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Tác giả cho rằng, nhận thức của một số cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa quán triệt đầy đủ tinh thần của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội này. Vì vậy đã bỏ lọt nhiều vụ phạm tội, chất lượng điều tra còn thấp, nhiều vụ án còn kéo dài, xử lý không kịp thời, không nghiêm. Điều này đã hạn chế hiệu quả của việc xử lý, nhất là tác dụng răn đe, giáo dục của hình phạt…
1.2.5.Những nguyên nhân và điều kiện liên quan đến công tác tuyên truyền phô biến, giáo dục pháp luật.
Các hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và an toàn giao thông phải được kể đến trước hết là nội dung tuyên truyền giáo dục còn nghèo nàn, chưa sâu sắc, hình thưc tuyên truyền của nhiều đơn vị, địa phương còn đơn điệu, thiếu sinh động, kém hấp dẫn; cách thưc làm thường mang tính chất chiến dịch, thiếu thường xuyên nên hiệu quả không cao.
1.2.6.Những nguyên nhân và điều kiện liên quan đên kết cấu hạ tầng giao thông
Thứ nhất, toàn bộ những giao cắt giao thông của Hà Nội đều cùng mức, chất lượng đường xấu, mặt đường đa phần là hẹp, chưa được sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời.
Thứ hai, tình trạng đô thị hóa, mở rộng các khu dân xư với tốc độ quá nhanh và không theo quy hoạch, đã gây ra sự quá tải trong các hoạt động giao thông vận tải đường bộ của thành phố. Hệ thống giao thông tĩnh cũng chưa được phát triển và quan tâm đúng mức.
Thứ ba, hệ thống báo hiệu, tín hiệu, biển chỉ dẫn còn thiếu, đèn chiếu sang ban đêm trên các tuyến đường chưa đủ độ sang rọi.
1.2.7.Những nguyên nhân và điều kiện liên quan đến phương tiện giao thông đường bộ.
Cơ cấu bất hợp lý giữa các loại phương tiện cũng như sự phát triển quá nhanh của các phương tiện giao thông so với thực trạng hệ thống đường sá và hệ thống tổ chức điều hành giao thông đường bộ đã gây nên tình trạng ách tắc giao thông và tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều, với tính chất càng nghiêm trọng. Nhiều phương tiện không đảm bảo điều kiện an toàn (cũ nát, không đảm bảo tính năng kĩ thuật), chở quá trọng tải xảy ra khá bổ biến cũng là nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tai nạn giao thông và tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
1.2.8.Những nguyên nhân và điều kiện liên quan đên thời tiết, môi trường.
Tác giả cho rằng, những nguyên nhân và điều kiện liên quan đến thời tiết nếu cùng tác động với các nguyên nhân và điều kiện khác, nhất là nhóm nguyên nhân và điều kiện tâm lý xã hội, sẽ dân đên tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và trong nhiều trường hợp đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.
1.3.Dự báo về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội.
Trong những năm tới, tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng vẫn chưa có xu hướng giảm, trái lại vẫn tiếp tục gia tăng với diễn biến phức tạp và nghiêm trọng hơn,
II.Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Nội.
2.1.Các biện pháp về chính sách, pháp luật.
Tác giả cho rằng, cần có sự điều chỉnh về chính sách cũng như có sự sửa đổi bổ sung pháp luật như sau:
Về chính sách, Nhà nước ta cần có chiến lược phát triển giao thông dài hạn trong phạm vi toàn quốc và Thủ đô Hà Nội nói riêng; có chính sách lâu dài, ổn định về sản xuất và nhập khẩu phương tiện giao thông vận tải. Nhà nước cũng cần có chính sách cụ thể về cơ cấu phương tiện giao thông theo hướng ưu tiên phát triển giao thông công cộng và giảm thiểu mạnh các phương tiện giao thông cá nhân.
Về pháp luật, Luật giao thông đường bộ mới được Quốc hội thông qua. Vì vậy, trước mắt cần tập trung xây dựng đông bộ hệ thống các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật này để có thể đưa luật này sớm đi vào cuộc sống. Việc sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, theo tác giả cần chú ý tăng thẩm quyền xử phạt cho lực lượng trực tiếp và thường xuyên xử lý vi phạm tại chỗ thuộc lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự và Thanh tra giao thông. Việc sửa đổi Nghị định 39/CP của Chính phủ phải bổ sung nhiều hành vi vi phạm còn thiếu cũng như phải có thêm mức phạt đề phù hợp với tính chất và mức độ của từng loại hành vi vi phạm.
2.2.Các biện pháp liên quan đến trách nhiệm và hoạt động của cơ quan quản lý và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
2.2.1.Biện pháp liên quan tới các cơ quan quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội.
Trong tiểu mục này, tác giả tập trung làm rõ các biện pháp công tác thuộc UBND thành phố Hà Nội và hai ngành quản lý chức năng nhà nước trực tiếp liên quan tới an toàn giao thông đường bộ là Sở Giao thông chính và Sở Công an.
UBND thành phố Hà Nội cần xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt dự án chiến lược phát triển giao thông đường bộ dài hạn cho Thủ đô. Các bộ, ngành Trung ương phải đặc biệt quan tâm giúp đỡ Hà Nội trong việc quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông cũng như kết cấu đô thị của Hà Nội theo tinh thần Nghị quyết của Bộ chính trị và Pháp lệnh về Thủ dô Hà Nội.
Sở Giao thông công chính phủ giúp UBND thành phố xây dựng chiến lược và kế hoạch tổng thể, dài hạn về phát triển mạng lưới giao thông bằng nguồn vốn và nhiều dự án khác nhau. Đồng thời chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông công chính cần tăng cường kiểm tra, xử lý và giải tỏa kịp thời các vi phạm lấn chiếm vỉa hè, đường, hành lang bảo vệ các công trình giao thông và công trình phụ trợ, xử lý và giải tỏa kịp thời bến bãi trái phép cũng như ngăn chặn các trường hợp xe vượt tuyến vào nội thành đón trả khách và hàng hóa; xử lý nghiêm và triệt để các trường hợp xe ô tô quá khổ, quá tải, chở vật liệu rời không che chắn gây mất trật tư, vệ sinh đô thị; tổ chức tốt việc phân luồng giao thông cũng như cấp phép vào hoạt động trong nội thành cho các phương tiện vận tải một cách khẩn trương, hợp lý tại cac cửa ô của thành phố.
Sở Công an cần chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ, Cảnh sát trật tự tăng cường công tác tuần tra, xử lý kịp thời, triệt để các hành vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị; chỉ đạo điều tra, khởi tố kịp thời, đầy đủ các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm và chuyển cho Viện Kiểm sát truy tố theo quy định của Pháp luật.
2.2.2.Các biện pháp liên quan đến Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân thành phố cần tổ chức hội nghị chuyên đề hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong công tác xét xử về tội này. Tòa án nhân dân các quận, huyện cần phối hợp với Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát rà soát lại toàn bộ các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền, tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm mà xử phạt nghiêm minh theo đúng pháp luật, công bố kết quả trên các phương tiện truyền thông đại chúng để tác động giáo dục, răn đe chung cũng như hỗ trợ nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống các vi phạm quy định về an toàn giao thông.
2.2.3.Các biện pháp liên quan đến Viện kiểm sát nhân dân
Các Viện kiểm sát cần chú trọng kiểm soát hoạt động điều tra các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, chú ý làm tốt công tác kiểm soát ngay từ giai đoạn khám nghiệm hiện trường các vụ tai nạn giao thông. Bố trí kiểm sát viên có năng lực trực tiếp nghiên cứu hồ sơ và duy trì quyền công tố tại phiên tòa; phối hợp chặt chẽ với tòa án đưa một số vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ xét xử lưu động để nâng cao tác dụng giáo dục nhân dân.
2.3.Biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông vận tải.
Tác giả cho rằng, phải coi công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông là biện pháp cơ bản, thường xuyên, có ý nghĩa quyết định trong các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Để nâng cao hiệu quả của công tác này:
Thứ nhất, phải đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ làm công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông vận tải.
Thứ hai, phải xác định rõ mục đich, từ đó đề ra nội dung cũng như hình thức, phương tiện thực hiện mục đich của biện pháp này có hiệu quả.
Thứ ba, cần thực hiện hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sau đây: phổ biến, nói chuyện về an toàn giao thông tại các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, địa bàn dân cư và các trường học, trong đó phải đặc biệt chú ý các cơ quan, xí nghiệp có nhiều xe ô tô, các trường đại học, cao đẳng là nơi có số lượng sinh viên điều khiển xe máy lớn nhất; tổ chức các câu lạc bộ pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông; tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông qua phương tiện truyền thông đại chúng, tổ chức các cuộc triển lãm giới thiệu thành tựu trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ và tình hình vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ ở Hà Nội và trong cả nước; tổ chức các cuộc thi sang tác bài hát, truyện ngắn, thơ…về đề tài an toàn giao thông cho mọi đối tượng tham gia.
2.4.Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tệ nạ đua xe trái phép
Tội đua xe trái phép có mối quan hệ chặt chẽ với an toàn giao thông, đe dọa trực tiếp tính mạng, sức khỏe, tài sản, ảnh hưởng trực tiếp tới tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Để ngăn chặn tệ đua xe trái phép, các ngaành chức năng, các tổ hức đoàn thể quần chúng trong đó lực lượng công an là nòng cốt cần làm tốt công tác vân động nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tệ nạn đua xe trái phép, đồng thời tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, kiên quyết đưa ra truy tố, xét xử các vụ đua xe có dấu hiệu tội phạm.
2.5. Biện pháp về hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Tác giả cho rằng, cần tiến hành một số biện pháp sau:
Thứ nhất, hoàn chỉnh quy hoạch tổng thẻ dài hạn về phát triển hệ thống giao thông vận tải ở Hà Nội bao gồm cả giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không và hệ thống tàu điện ngầm.
Thứ hai, nâng cấp, cải tạo, xây dựng hệ thống các tuyến đường giao thông chính trong thành phố, đảm bảo các thông số kĩ thuật an toàn về hè đường, mặt đường phù hợp với các loại phương tiện tham gia hoạt động giao thông. Nghiên cứu triển khai xây dựng một số tuyến đường ngầm, bố trí các công trình ngầm, một số tuyến giao thông có cường độ đi lại cao nhất theo kiểu cầu cạn.
Thứ ba, lắp đặt hệ thống điều khiển tự động trên tất cả các điểm nút. Trước mắt, phải đưa vào sử dụng có hiệu quả 105 cụm đèn tín hiệu chỉ huy giao thông trong khu vực nội thành thuộc dự án tài trợ của Chính phủ Pháp.
Thứ tư, đầu tư, phát triển hệ thống giao thông tĩnh, trước hết chú ý đến bến xe, bãi xe, phấn đấu nâng diện tích đất dành cho giao thông tĩnh tăng từ 0,3% lên 1% vào năm 2010, đáp ứng được 30% so với yêu cầu.
2.6.Biện pháp quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
2.6.1.Biện pháp quản lý phương tiện giao thông
Thứ nhất, tiến hành tổng kiểm tra về mặt kĩ thuật an toàn đối với cả xe ô tô và xe máy. Việc tổng kiểm tra phải được tiến hành liên tục trong một khoảng thời gian nhất định; sau đó kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất.
Thứ hai, đối với các phương tiện không đảm bảo được các tiêu chuẩn về kĩ thuật an toàn, thì kiên quyết đình chỉ, buộc chủ phương tiện phải thay thế, sửa chữa, bổ sung các thiết bị an toàn, sau đó mới cấp phép lưu hành an toàn.
Thứ ba, Nhà nước cần đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại nhằm thẩm định chính xác, nhanh chóng chất lượng phương tiện, đặc biệt chất lượng về an toàn kĩ thuật, trước hết là đối với ô tô chở khách.
Thứ tư, tăng cường trách nhiệm quản lý phương tiện của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các chủ sở hữu phương tiện.
2.6.2.Biện pháp quản lý người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
Tác giả cho rằng, người điều khiển phương tiện giao thông vận tải đường bộ phải được đòa tạo về máy, tính năng, tác dụng của từng bộ phận, các kiến thức về xã hội, đạo đức tâm lý, pháp luật, kiến thức về cơ cứu nạn nhân và đặc biệt là quy định về an toàn giao thông đường bộ, an toàn giao thông đô thị. Trên cơ sở quan điểm đó, cần thống nhất mô hình đào tạo với nội dung, chương trình, thời gian đào tạo lái xe chuyên nghiệp cũng như lái xe không chuyên nghiệp.
Trước tình hình người điều khiển phương tiện giao thông uống rượu, bia thường gây ra tai nạn giao thông đường bộ, có nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng, tác giả kiến nghị cấm uống rượu, bia cũng như sử dụng chất kích thích mạnh khi điều khiển phương tiện giao thông, đặc biệt đối với ô tô chở khách, ô tô tải; đồng thời bổ sung tiêu chuẩn của lái xe: không nghiện hút ma túy, rượu, bia và bổ sung hình thức xử lý người đã bán rượu, bia cho người mà họ biết rõ là sẽ điều khiển phương tiện giao thông ngay sau khi uống rượu, bia.
III. Nhận xét cá nhân về việc trình bày các biện pháp phòng ngừa tội phạm trong luận văn.
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý hình sự của Việt Nam ở cấp độ luận án tiến sĩ, nghiên cứu toàn diện, có hệ thống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Thủ đô Hà Nội. Trong luận án này, lần đầu tiên đã:1
-Đánh giá được tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Thủ đô Hà Nội. Đồng thời nếu ra được những mặt được, mặt chưa được trong phòng chống và dự báo được diễn biến của tình hình vi phạm này trong thời gian tới ở Thủ đô Hà Nội.
-Đã nghiên cứu, so danh pháo luật hình sự quy định về tội phạm này của Việt Nam với pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới để rút ra được những giá trị hợp lý trong việc lập pháp hình sự.
-Đã kiến nghị được hệ thống các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm vè điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Thủ đô Hà Nội một cách toàn diện, đồng bộ và có hiệu quả.
Trong đó, nổi bật nhất là những đóng góp về sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông vận tải đường bộ: Đề xuất bổ sung thêm vào luật giao thông đường bộ một số loại hành vi nguy hiểm cho an toàn giao thông đường bộ trực tiếp liên quan tới tội phạm này, đề xuất việc sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cần chú ý tăng thẩm quyền xử phạt cho lực lượng trực tiếp và thường xuyên xử lý vi phạm để kịp thời xử lý nhanh chóng, tại chỗ các vi phạm vừa và nhỏ; đề xuất bổ sung thêm hai hình thức phạt bổ sung mới và nhiều mức phạt tiền trong Nghị định 39/CP của Chính phủ nhằm làm giảm khoảng cách giữa các mức phạt tiền, làm cho hình thức phạt và mức phạt phù hợp với tính chất và mức độ của hành vi vi phạm, đồng thời phòng ngừa sự lạm dụng của cán bộ thừa hành công vụ.
KẾT LUẬN
Với quyết tâm cao của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố cùng với truyền thống của 990 năm Thăng Long và sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, nhất định tinh hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ sẽ được ngăn chặn, đẩy lùi, đảm bảo cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân thủ đô Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai tap luat 201.doc