Tiểu luận Cái bi - Một phạm trù mỹ học cơ bản

ĐẶT VẤN ĐỀ 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 I. Bản chất của cái bi 2 1. Cái bi là một phạm trù mỹ học cơ bản 2 2. Cái bi là một tình huống xã hội 2 3. Nội dung xã hội của cái bi 3 II. Các quan điểm khác nhau về lịch sử cái bi 4 III. Các hình thức biểu hiện 5 1. Cái bi trong lịch sử 5 1.1. Bi kịch của các nhân vật chêt trong đêm trường đen tối 5 1.2. Bi kịch của những nhân vật chết trước bình minh 6 2. Cái bi trong đời sống con người: 7 2.1. Bi kịch của cái cũ 7 2.2. Bi kịch của chính cái xấu 7 2.3. Bi kịch của sự nhầm lẫn, sự kém hiểu biết hoặc củ của sự “ngu dốt” 8 2.4. Bi kịch của những khát vọng con người 8 IV. Nghệ thuật bi kịch 9 1. Nguồn gốc của bi kịch 9 2. Bi kịch Hy Lạp cổ đại 9 3. Bi kịch thời trung cố phương Tây 10 4. Bi kịch thời Phục hưng 11 5. Thành tựu nghệ thuật bi kịch cổ điển thế ký XVII 12 6. Thành tựu nghệ thuật Bi kịch của thế kỷ Khai sáng 12 7. Những khái quát chung về nghệ thuật bi kịch hiện đại 13 KẾT LUẬN 14

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 11770 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cái bi - Một phạm trù mỹ học cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Cái bi cũng như cái hài và cái đẹp nằm trong các phạm trù cơ bản của khách thể thẩm mỹ. Vậy trước hết chúng ta cần tìm hiểu khách thể thẩm mỹ là gì ? Có ba thành tố cấu tạo nên đời sống thẩm mỹ, đó là: bản chất thẩm mỹ, khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ. Như vậy, khách thể thẩm mỹ là một trong ba thành tố cấu tạo nên đời sống thẩm mỹ. Khách thể thẩm mỹ được hiểu là khái niệm thể hiện nhận thức khái quát của con người về những hiện tượng thẩm mĩ trong tự nhiên, trong đời sống con người và trong nghệ thuật, là một phương diện hợp thành mối quan hệ thẩm mỹ của con người với thế giới hiện thực khách quan. Khách thể thẩm mỹ được hiểu một hệ thống các phạm trù chỉ các hiện tượng, các quy luật thẩm mỹ tồn tại bên ngoài chủ thể, là những yếu tố những hiện tượng bao quát mọi hiện tượng thẩm mỹ quanh ta từ tự nhiên, xã hội đến nghệ thuật. Khách thể thẩm mỹ bao gồm 4 phạm trù cơ bản: cái đẹp, cái bi, cái hài, cái trác tuyệt. Ta chỉ có thể nắm vững toàn bộ hiện tượng thẩm mỹ và những quy luật thẩm mỹ khi ta nắm vững 4 phạm trù cơ bản này CÁI BI Cái đẹp trong là phạm trù trung tâm, cơ bản, là yếu tố hạt nhân các phạm trù khác xoay quanh nó. Cái bi là sự xung đột giữa cái đẹp và cái xấu, cái đẹp ở vị trí thấp hơn và bị cái xấu tiêu diệt. Cái hài là sự xung đột giữa cái đẹp và cái xấu, nhưng cái hài thông minh hơn có thể đánh bật cái xấu ra khỏi cái đẹp Là một trong những phạm trù cơ bản của khách thể thẩm mỹ cái bi là một hiện tượng thẩm mỹ đặc biệt. Cái bi không có trong tự nhiên, bởi vì các sinh vật trong tự nhiên không có tư duy, tình cảm, ý thức nên dù có xung đột căng thẳng đến máy cũng không thể tạo thành cái bi. Cái bi chỉ xuất hiện trong xã hội loài người. Xuất phát từ những yêu cầu trên, bài tự học xác định xin đề cập tới một phạm trù mĩ học cơ bản đó là: CÁI BI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Bản chất của cái bi 1. Cái bi là một phạm trù mỹ học cơ bản Cái bi, tiếng Anh: the tragic, tiếng Pháp: La tragicque, tiếng Đức: Das Tragisch, đều có nghĩa là cái chết, nỗi thống khổ Bản chất của cái bi là sự xung đột: xung đột giữa cái đẹp – cái xấu, cái chính nghĩa – cái gian tà, ánh sáng – bóng tối, hiểu theo khía cạnh khác là biểu hiện của cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới,cái tiến bộ với cái lạc hậu, cái thiện với cái ác. Một hiện tượng thẩm mỹ mang ý nghĩa cái bi luôn luôn kịch tính và bao giờ cũng tạo nên sự thống khổ và sự đồng khổ to lớn. Người ta thương cảm với số phận bi đát, người ta căm giận những nguyên nhân tạo ra bi kịch, ý thức trách nhiệm trước những thống khổ ấy (tuy nhiên không phải mọi nỗi thống khổ đều có ý nghĩa cái bi) Cái bi nào cũng gắn liền với nỗi bất hạnh, với cái chết cho nên Tsecnưepki, nhà mỹ học dân chủ cách mạng Nga đã coi cái bi là sự buồn thương do chết choc mang lại. Đối với cái Tsecnưepki, cái chết là chân lý vĩnh cửu của cái bi. Cái bi gắn liền với nỗi bất hạnh, với cái chết nhưng phải mang ý nghĩa thẩm mỹ. Như cái chết của những kẻ như: Bạc Hạnh, Bạc Bà, Mã Giám Sinh… là cái chết nhơ nhuốc, bẩn thỉu không để lại nuổi tiếc trong tâm trí loài người , sự mất đi của các nhân vật này làm cho nhân loại đẹp đẽ và sạch sẽ hơn. Cái bi gắn với cái chết mang tính xã hội rộng lớn và tích cực, nó khác với cái chết sinh học của những người ít hoá thân vào xã hội Tóm lại, có thể nói, bản chất thẩm mỹ của cái bi là cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng. Cái mới mang nội dung xã hội tích cực trong đấu tranh với cái xấu, cái tiêu cực, đã bị thất bại tạm thời, bị tiêu vong, bị hy sinh, tạo nên sự đồng khổ sâu rộng có ý nghĩa bất tử trong chủ thể xã hội tiên tiến 2. Cái bi là một tình huống xã hội Nhà triết học, mỹ học lớn Hêghen trong bài giảng mỹ học đã nghiên cứu công phu cái bi với tư cách là một phạm trù mĩ học. Ông cho rằng: xung đột có tính bi kịch là tình huống thế giới với ba dạng mau thuẫn phổ biến: mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên, mâu thuẫn giữa con người và tình dục, mâu thuẫn trong thế giới tinh thần. Cái bi là tình huống của con người và lịch sử , tồn tại phổ biến trong số phận mỗi cá nhân, trong gia đình và ngoài xã hội Theo Hêghen, cái bi chỉ xuất hiện ở các tình huống xung đột của cá tính và hoàn cảnh, của con người và tự nhiên Đặc điểm lớn của học thuyết tình huống thế giới của xung đột bi kịch trong mỹ học Hêghen là sự xung đột bế tắc chưa có cách giải quyết trên những khuynh hướng lịch sử. Theo ông, bi kich là sự xung đột tinh thần, sự lệch chuẩn của các cá nhân đối với các nguyên tắc đạo đức phỏ biến 3. Nội dung xã hội của cái bi Về nguồn gốc của cái bi nhân loại có nhiều câu trả lời khác nhau Có người cho rằng: cái bi là sự tiêu hao của một cơ thể sống, sự ngừng đập của một trái tim trong lồng ngực, sự thôi suy nghĩ của một bộ óc nào đó. Con người sinh ra trong thời gian, chết đi khi tiêu hao hết quỹ thời gian, bi kịch gõ cửa mọi nhà và mọi người Có hai quan điểm khác nhau về nguyên nhân của cái bi: các nhà mỹ học Duy vật cho rằng nguyên nhân của bi kịch là những mâu thuẫn đối kháng trong cuộc sống xã hội của con người, các nhà mỹ học Duy tâm lại đổ nguyên nhân của mọi bi kịch là định mệnh, là thiên định, số phận con người Arixtot cho rằng nội dung của bi kịch là nỗi xót thương khủng khiếp . Hêghen đã bàn đên nguồn gốc mâu thuẫn tinh thần của bi kịch trong cuốn hiện tượng luận tinh thần, bài giảng lịch sử triết học, triết học lịch sử, triết học pháp quyền đều bàn tới nội dung xã hội của bi kịch. Bởi vì theo Hêghen, các xung đột tinh thần rộng lớn,có nội dung biện chứng sâu rộng phải tìm thấy trong bi kịch. Bi kịch của Hêghen phản ánh tính thiếu sót về đạo đức và đặt ra vấn đề cần bổ khuyết các thiếu sót đó Chủ nghĩa vật trước Mac cũng đã tồn tại khuynh hướng phi xã hội hoá bi kịch. Nó coi cái chết của con người là giá trị tuyệt đối cái bi bắt nguồn từ cái ngẫu nhiên, nó không bắt nguồn từ các nhân tố bản chất các nhân tố đã có từ trước Nhà triết học Hunggari, Lucat đã từng khẳng định rằng: “bi kịch bắt nguồn ở chỗ con người vào cuộc sống đã nâng lên phép lạ của cái ngẫu nhiên” Cái bi có nội dung tình huống xã hội đột ngột, ngẫu nhiên, có những số phận bất hạnh bất ngờ. Cái bi mang nội dung xã hội sâu rộng, nó đánh dấu cuộc chiến đấu to lớn của con người giữa cái đẹp và cái xấu, cuộc chiến đấu này là một bài ca hào hùng của con người (Anghen cha rằng : sự thắng lợi của Oreste giết mẹ, trả thù cho cha là sự thắng lợi của chế độ phụ quyền với chế độ mẫu quyền ) Cái bi khẳng định tính bất tử của khát vọng vươn lên cải tạo thế giới II. Các quan điểm khác nhau về lịch sử cái bi Trong lịch sử mỹ học có rất nhiều quan điểm khác nhau về cái bi Thời kì cổ đại, những quan niệm về định mệnh, số phận đều hàm chứa hầu hết lí luận và thực tiễn sáng tạo về phạm trù cái bi , cái bi tồn tại ở những tình huống không tránh khỏi như: + Có cái mạnh như: cá tính Promêtê muốn lấy lửa của thần Dớt dâng cho loài người + Có cái tình dục mạnh: Clytemnet phản bội chồng, ngoại tình + Có sắc đẹp và màu da . Như: nàng Io làm cho thần Dớt mê mẩn và Hera ghen tuông Arixtot với tác phẩm thi pháp (nghệ thuật thi ca), ông quan niệm: “Bi kịch là sự bắt chước một hành động quan trọng và hoàn chỉnh. Hành động này có một quy mô nhất định … bằng hành động này chứ không phải bằng câu chuyện kể, bi kịch tẩy rửa những cảm xúc qua cách khêu gợi sự xót thương và khủng khiếp” (Các vở kịch trong thời kỳ này như : Êđip làm vua, Iliát… đều khẳng định nguồ gốc xâu xa của cái bi là sự xung đột giữa thiện và ác, giữa đạo đức và vô đạo đức. Vở bi kịch Rômêo và Juliet của Sechpia đã lên án sự thù địch giữa hai dòng họ dẫn đến cái chết bi thương…) Hêghen, nhà mỹ học duy tâm khách quan Cổ điển Đức đã có tư duy và cách tiếp cận khác các nhà mỹ học thời trước như Aritxtot, Raxin, Coocnay hay Boalo… trong các tác phẩm như : hiện tượng học tinh thần, triết học pháp quyền, mỹ học, lịch sử triết học, ông đã nêu những quan điểm biện chứng hơn. Hêghen thật thuyết phục khi đưa ra học thuyết “ Xung đột và mâu thuẫn” phản ánh tính thiếu sót về đạo đức và đặt ra vấn đề phải bổ khuyết các thiếu sót đó Nhà mỹ học Cách mạng dân chủ Nga Tsecnưepki cho rằng: lí luận về bi kịch không chỉ quan trọng đối với mỹ học mà còn là tri thức về đời sống, về lịch sử và về triết học : “ Cái bi hoặc bi kịch chỉ là nỗi đau khổ và chết chóc của người ta , bi kịch là cái khủng khiếp trong đời người” Đứng trên quan niệm duy vật lích sử, Mac và Anghen có cái nhìn hoàn toàn mới, biện chứng và khoa học, các ông đã nhìn nhận vấn đề một cách khoa học. Mac đã khẳng địnhcái b va cái bi kịch bắt nguồn từ xung đột hay nói cách khác sự xung đột đối kháng dẫn đến cái bi và cái bi kịch , những xung đột bi kịch ấy mang tính khách quan thời đại trong một khoảnh khắc lịch sử nhất định Anghen giữ vũng nguyên lí về xung đột bi kịch là: phản ánh trung thực sự vận động tất yếu của các mối quan hệ xã hội, của lịch sử III. Các hình thức biểu hiện Cái bi có 2 hình thức biểu hiện: Cái bi trong lịch sử và cái bi trong đời sống con người. + Cái bi trong lịch sử gồm: Bi kịch của những nhân vật chết trong đêm trường đen tối và bi kịch của những nhân vật chết trước bình minh + Cái bi trong đời sống con người : Bi kịch của cái cũ, cái xấu, của sự nhầm lẫn, kém hiểu biết hoặc dốt nát và bi kịch những khát vọng của con người 1. Cái bi trong lịch sử 1.1. Bi kịch của các nhân vật chêt trong đêm trường đen tối Bi kịch của các nhân vật chết trong đêm trường đen tối là một dạng thức bi kịch lịch sử và có tính chất điển hình nhất, như Anghen nói : “ Đây là xung đột bi kịch tất yếu về mặt lịch sử và tình trạng không thể nào thực hiện được điều đó trong thực tiễn” ( Mac – Anghen- Lenin, Về văn học và nghệ thuật, NXB Sự thật, 1997,tr378) Bi kịch ở đây là bi kịch của cái mới, cái tiến bộ, cái cách mạng, còn đang ở trong thế yếu, trong một hoàn cảnh đã nảy sinh nhu cầu tất yếu cần thay đổi nhu cầu lịch sử hiện hành, vì già cỗi nhưng điều kiện thực hiện nhu cầu đó lại chưa chín muồi Các nhân vật trong đó là những người con ưu tú , dám đón nhận sứ mệnh cao cả để đốt đuốc làm bừng tỉnh cả dân tộc đang ngủ triền miên. Họ phải chết, chết một cách vĩ đại, vì họ đại diện cho “ những giai cấp và những trào lưu nhất định của thời đại”. Tính cách của nhân vật này trở nên hùng mạnh, là một hành động có ý thức sâu sắc trước lịch sử với nhiệm vụ thiêng liêng, ngoài họ không ai có thể làm được Tấm gương của họ trở nên trác tuyệt, họ chết trong bối cảnh vận động của lịch sử tạo thành phong trào đối địch. Cái chết của họ có tác dụng thôi thúc mọi người đứng dậy đấu tranh cho lẽ phải và làm cho kẻ thù không còn ngụy trang được bằng bộ mặt mị dân nữa sự bạo tàn của kẻ thù phải bộc lộ trắng trợn, xã hội thấy ghê tởm và cảm thấy không còn sợ chúng nữa Trong lịch sử mãi mãi ca ngợi cái chết của liệt sĩ Phạm Hồng Thái vì tiếng bom Sa Điện ( Quảng Châu ) ném vào mặt tên toàn quyền Pháp đã làm thức tỉnh cả một thế hệ thanh niên Việt Nam đời đời ghi nhớ…. 1.2. Bi kịch của những nhân vật chết trước bình minh Bi kịch này vẫn là một dạng thức lịch sử, nhưng là bi kịch của cái mới, cái tiến bộ, cách mạng đã ở thế thắng trong thế thắng toàn cục nhưng một bộ phận nào đó còn lâm vào hoàn cảnh trở trêu, khiến cho người anh hùng tạm thời bị sa cơ và bị tiêu vong thảm thương Hành động của nhân vật này là hành động anh hùng, phù hợp với tất yếu của lịhc sử, khả năng thực hiện lý tưởng đã được mở rộng song cuộc chiến đấu một mất, một còn diễn ra trng hoàn cảnh gay gắt, ở một thời điểm nhất định. Kẻ thù còn tập trung nhiều lực lượng và lợi hại, người anh hùng chiến đấu trong điều kiện đó rất có thể bị thất bại, bị đàn áp khốc liệt. Họ chết đi nhưng lí tường của họ được cả phong trào, thế hệ, dân tộc tiếp tục xả thân vì lý tưởng ấy Sự ngã xuống của họ là sự ngã xuống trước ngưỡng cửa bình minh, nó có tác dụng bật tung cái then cài cửa bấy lâu để mọi người trong hầm tràn ra ánh sáng.Chính vì thế cái chết của nhân vật anh hùng này có một tính chất mỹ học mới : tính chất bi- hùng kịch ( như: nhân vật trong đội cận vệ thanh niên của Phađeep… hình tượng cái chết của chị Sứ trong tác phẩm Hòn đất của nhà văn Anh Đức… ) 2. Cái bi trong đời sống con người: 2.1. Bi kịch của cái cũ Bi kịch cả cái cũ như một trang vở đã sờn gáy , nó chưa thành xấu xa, phản động, nó có ít nhiều sứ mạng lịch sử trở thành một hiện tượng bi kịch Mác đã viết “lịch sử của chế độ cũ là bi kịch,chừng nào,nó còn là quyền lực của thế giới tồn tại bao nhiêu đời nay, còn trái lại,tự do là cái tư tưởng ám ảnh một số người cá biệt” (Mac, Anghen toàn tập, T1 , tr 48) Qua ý kiến của Mác có thể dẫn đến 3 tiêu chí cơ bản làm nên bi kịch của cái cũ + Cái cũ chưa phải đã mất hết vai trò trong lịch sử, chưa hoàn toàn xấu xa, phản động + Bản thân cái cũ vẫn còn tin vào tính chất hợp lí của nó + Những con người “ đứng ở phía chế độ cũ không phải là sự lầm lạc có tính chất cá nhân, mà là sự lầm lạc có tính chất lịch sử toàn thế . Chính vì vậy cái chết của nó là bi kịch” ( Mac- Anghen Toàn tập , T1, tr 48) Như vậy, bi kịch ở đây không phải bi kịch do xung đột giữa cái mới và cái cũ, mà là bi kịch sự lầm lạc của chính cái cũ, bi kịch của chính những người chưa nhận ra tính tất yếu của chính quá trình đang chết dần của chính cái cũ nên đem hết tài trí và sức lực ra bảo vệ nó nên không tránh khỏi thất bại thảm thương và tiêu vong oan uổng ( như sự thất bại của vua Duy Tân nước ta và việc ông bị giặc Pháp bắt đi đày đến trọn đời cũng vì lí do đó ) 2.2. Bi kịch của chính cái xấu Cái cũ đã thực sự trở thành xấu và gây ra tác hại khủng khiêp, nó cần phải bị trừng phạt một cách nghiêm khắc Giá trị mỹ học của bi kịch của chính cái xấu là bi kịch của tội ác, ở đây người ta lấy sự khủng khiếp để nhắc nhở con người chớ làm điều khủng khiếp như Arixtot viết : “ Bi kịch làm trong sạch hoá những cảm xúc tương tự qua cách khêu gợi sự xót thương và khủng khiếp” ( như trong vở kịch Macbet của Sechpia, ông không chỉ phản ánh lòng tham và tội ác bị trừng phạt mà còn phản ánh bi kịch chính trị xã hội nước Anh thời đó ) 2.3. Bi kịch của sự nhầm lẫn, sự kém hiểu biết hoặc củ của sự “ngu dốt” Nó có tác dụng nhắc nhở về bài học cảnh giác (như chuyện An Dương Vương mất thành Cổ Loa) Bi kịch của sự nhầm lẫn được nêu ra như một định mệnh khó tránh khỏi, nhưng cái định mệnh trong bi kịch không bóp chết lóng tự tin của con người mà chủ yếu nói len sự phức tạp ghê gớm của cuộc đời, nhắc con người phải hết sức tỉnh táo để đừng phải đau thương ( như vở ơdip làm vua ) Bi kịch của sự kém hiểu biết liên quan đến vấn đề mà Mác gọi là sự “ ngu dốt”, “ sự ngu dốt là con quỷ mà chúng ta còn e rằng nó sẽ còn gây ra nhiều tấn bi kịch”. Tuy nhiên bi kịch của sự kém hiểu biết còn do một tai nạn , một sức mạnh mù quáng của tự nhiên ( như cái chết của những người đi khai phá miền bắc cực) 2.4. Bi kịch của những khát vọng con người Loại bi kịch này nảy sinh do xung đột gay gắt bởi những mâu thuẫn không thể nào khắc phục nổi giữa những khát vọng chính đáng riêng tư của con người và khả năng không thể thực hiện những khát vọng đó trong cuộc sống. Bi kịch này thể hiện những đau khổ, dằn vặt của cá nhân song đó lại động chạm đến lẽ sống, tình yêu, sứ mệnh của con người nói chung, vì thế nó day dứt mãi lòng người ( như Thị Kính cả cuộc đời chịu nỗi oan uổng, lúc thay áo niệm xác mới trả được nỗi oan đời) Tiểu kết Tóm lại xét về mặt tình huống bi kịch rất đa dạng, phong phú và phức tạp, y như sự phức tạp, phong phú của cuộc đời.Tình huống bi kịch có thể là những xung đột của cái mới, cái tiến bộ, cái cách mạng, nhưng cũng có thể xung đột giữa cái cũ, cái xấu xa, cái phản động. Bi kịch còn do sự nhầm lẫn, sự “ ngu dốt” hoặc do những khát vọng chính đáng của đời người bị phủ định một cách oan uổng. Vấn đề ở chỗ, mọi tình huống của bi kịch phải thuộc những vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn, có ảnh hưởng tới lịch sử, lẽ sống, đạo đức và thân phận IV. Nghệ thuật bi kịch 1. Nguồn gốc của bi kịch Khi con người cất tiếng khóc chào đời thì chưa nảy sinh bi kịch, phải trảì qua một thời gian phát triển khá dài mãi đến thời kì ráp ranh giữa xã hội công xã nguyên thuỷ và xã hội chiếm hữu nô lệ, bi kịch mới hình thành và phát triển Thửa sơ khai, bi kịch nảy sinh từ hình thức tế thần rượu nho (Dionsos) , đó là vị thần tượng trưng cho sự tái sinh, sự trù phú, cho nghề ép rượu, cho những cơn say và vị chúa của những vong hồn Bi kịch đầu tiên xảy ra là bi kịch của Icaro mục tử. Icaro gặp Dionsos, người mục tử đã tiếp thần với cả lòng trung thành. Để đáp lại thần tặng Icaro một cành nho trĩu quả, thần dạy anh cách nấu rượu. Vốn lòng mến khách nên Icaro đã đem rượu ra tiếp bạn, song những người mục tử này chưa bao giờ biết say nên họ lăn ra ngủ mê mệt. Tỉnh dậy, họ cho rằng Icaro đã đầu độc họ nên nổi giận giết chết Icaro và vùi xác ở trong núi. Nhờ con chó mà con gái Icaro đã tìm thấy xác cha mình, đau buồn quá đỗi,nàng treo cổ lên cành cây soi bóng xuống ngôi mộ,con chó trung thành buồn quá cũng chết theo. Cảm kích trước tai hoạ đau thương va tình cha con, Dionsos đã cho họ hoàn sinh và dẫn họ lên thiên đàng Olimpo. Bản thân Dionsos cũng phải chết do sự tỵ hiềm của các thế lực hắc ám, nhưng thần vẫn hồi sinh vào mùa xuân bằng chất nhựa của những mầm nho Nguồn gốc đầu tiên của bi kịch là sự cảm nhận , mà là cảm nhận nguyên thuỷ thường pha chất tôn giáo rõ rệt 2. Bi kịch Hy Lạp cổ đại Nguyên nhân xã hội : Hình thái chiếm hữu nô lệ với sự hình thành nhà nước dân chủ-chủ nô tạo ra cuộc đẩu tranh giữa thế lực dân chủ, tự do với những thế lực phú hào và đòi quyền sống của những người nô lệ vẫn thường xuyên diễn ra gay gắt. Tuy nhiên, vai trò của những cá nhân tự do trong đời sống xã hội ( những thợ thủ công, nguời làm ruộng, chăn nuôi… ) được khẳng định hơn so với chế độ thị tộc Từ những nguyên nhân xã hội này dẫn đến một khát vọng của con người muốn nhận thức, lí giải những xung đột gay gắt của cuộc sống bằng thẩm mỹ. Cũng từ đó đánh dấu sự ra đời cảu bi kịch chính thống, nghĩa là có sự chuyển hình thức tế lễ nguyên thuỷ sang một loại hình nghệ thuật có khả năng tái hiện cuộc sống một cách rộng rãi, khái quát và sâu sắc. Bi kịch đã mở rộng chủ đề mang ý nghĩa xã hội phổ biến hơn. Bi kịch chú trọng đến các đề tài lịch sử, phản ánh những lỗi lầm của cuộc đời, xây dựng các tính cách anh hùng và các tính cách đau thương khác Đặc điểm quan trọng của nên bi kịch này là con người có quyền uy lớn thường đựoc khoác áo thần linh (Dớt trong Prômêtê bị xiềng) nhưng cũng có khi biểu hiện như một định mệnh, một thứ khát vọng cuồng nộ Bi kịch HyLạp đã chú ý khai thác những yếu tố thẩm mỹ như : tính bất tử của người chân chính, chú ý sự tái sinh của con người dưới một hình thái mới đầy an ủi.Người anh hùng này có hy sinh vì lợi ích con người thì vẫn được người đời mến phục và trao cho vong nguyệt quế đẹp nhất (các vở nổi tiếng như : Promete bị xiềng, ơdip làm vua…. của 3 nhà viết kịch tiêu biểu Esilo, Xophocodo , Ơripphido). Vì vậy, nghệ thuật bi kịch Hy Lạp cổ đại đã biết buộc cái chết phục vụ cuộc sống 3. Bi kịch thời trung cố phương Tây Bi kịch trung cố phương Tây mang màu sắc tôn giáo rõ rệt, nó gắn với truyền thuyết về sự phạm tội của Eva và Adam, gắn với truyền thuyết giáng thế và chịu khổ hình trên thánh giá của chúa Giesu . Các hình ảnh này có trong tác phẩm ngệ thuật , những tranh tượng của nhà thờ Cơdôc giáo Xuất phát từ những quan điểm tôn giáo ấy, bi kịch trung cố gắn với ý niệm gọi là tuẫn giáo, khổ hình, nghĩa là sự tự dày vò ,tự sống đau khổ, nhẫn nhục để chuộc lại tội tổ tông đã gây ra cho con cháu . Chính vì thế, hình tượng con người trong nghệ thuật Trung cổ hiện ra với dáng hình lom khom, mặt choắt, mũi khoằm, ở hai tư thế : nhìn xuống ( để xám hối tội lỗi) hoặc ngước lên ( cầu xin chúa rủ lòng thương) Bi kịch thời trung cố phương Tây quan niệm bi kịch theo lối tôn giáo, không mỹ hoá con người mà mỹ hoá thảm cảnh của con người, ca ngợi sự đau thương của con người bằng thứ triết lý khắc kỉ giả dối 4. Bi kịch thời Phục hưng Nghệ thuật bi kịch thời Phục hưng là một bước tiến quan trọng, vì nó đặt ra những vấn đề nhân sinh một cách trực tiếp. Khi giai cấp tư sản ra đời, nó làm con người có ý thức sâu sắc về mình . Mâu thuẫn bi kịch thời Phục hưng là mâu thuẫn của bước quá độ chuyển từ phong kiến trong tư bản . Bước quá dộ mang theo sự tiến bọ tuyệt đối, nó làm nhiều mặt đựơc phát triển, nhưng cũng huỷ hoại nhiều giá trị đạo đức và thế giới tinh thần của thế giới cũ Bi kịch Phục hưng có tính lý tưởng rõ rệt, xây dựng những tính cách khổng lồ, một bên hoàn cảnh khắc nghiệt, sẵn sàng đè bẹp tính cách khổng lồ Bi kịch Phục hưng còn khai thác rất sâu những cơn lốc dục vọng, những ham muốn quá độ và quá trình trở thành nạn nhân của chính dục vọng đó, nó còn phản ánh những trở ngại của cuộc sống bên ngoài như một lực lượng tàn ác không sao khăc phục nổi Một đặc điểm quan trọng nữa của bi kịch Phục hưng là ý nghĩa triết luận về cuộc đời là rất sâu sắc và rất rõ, nó phát hiện ra tính thối nát bên trong một cá nhân riêng le và có tính phỏ biến “ Toàn thế giới là một nhà tù và vương quốc Đan Mạch là một nhà tù tăm tối nhất” (Secxpia) Nghệ thuật bi kịch Phục hưng đã phản ánh những mâu thuẫn sâu sắc giữa lí tưởng nhân văn, hướng về tự do, muốn giải phóng con người thát khỏi thực tại là con người lại đang rời vào những xiềng xích trói buộc mới còn khủng khiếp hơn nhiều, đó là sự trói buộc của “ lối trả tiền mặt lạnh lùng” phi nhân tính 5. Thành tựu nghệ thuật bi kịch cổ điển thế ký XVII Mâu thuẫn cơ bản của xã hội Pháp thế kỷ XVII là mâu thuẫn giai cấp tư sản đang lên và giai cấp phong kiến đã hết thời nhưng vẫn còn sức sống. Hơn thế nữa, hai kẻ bóc lột đang bắt tay nhau , hoà hoãn nhau Người anh hùng trong bi kịch cổ điể Pháp là người rơi vào hoàn cảnh trớ trêu, một mặt anh ta muốn cống hiến cho đời, muốn phục vụ một lý tưởng nhưng giữa vua và tư sản anh ta không biết hiến trọn đời cho ai. Do đó , bi kịch cổ điển Pháp là bi kịch “ ngập ngừng” , phản ánh bi kịch giữa nghĩa vụ và dục vọng …. Mặc dù bi kịch cổ diển Pháp khá hạn chế về giá trị nhân thức trực tiếp nhưng nó có những đóng góp quan trọng về nghệ thuật xây dựng tính cách, về lối tu từ và nghệ thuật kết cấu kịch ( như kịch của Cooney là trường học của những tâm hồn cao thượng và Raxin là một tài năng biết khám phá những uẩn khúc trong lòng của giai cấp quý tộc phong kiến đang tàn, biết phân tích những giằng xé bi đát của dục vọng con người, bíêt miêu tả sự bất lực của con người trước định mệnh, gây được cái “ vừa thương, vừa sợ” 6. Thành tựu nghệ thuật Bi kịch của thế kỷ Khai sáng Bi kịch Khai sáng mỗi biến cố bất hạnh gây ra tổn thương cho con người lại được đánh giá xuất phát từ những lý tưởng của chính quá trình tiến bộ khách quan của hiện thực Ở bi kịch Khai sáng có sự tác động tích cực lẫn nhau giữa tính cách và hoàn cảnh, trong đó vai trò chủ đạo thuộc về tính cách. Tính cách nhân vật tràn ngập sự nồng nhiệt lạ lùng :đó là sự nồng nhiệt của khao khát, của những đam mê, căm giận, kiêu hãnh, đau đớn, hy vọng và tuyệt vọng, tình yêu và tuổi trẻ Vở bi kịch : Âm mưu và tình yêu của Sinle là một vở kịch như thế. Ở vở kịch này, cuồn cuộn những tình cảm bão táp, những tư tuởng vừa hiện thực, vừa phóng khoáng của thế kỷ, tràn ngập trong từng chi tiết . Ở đây cái chết của Luydơ và Phecdinăng làm nhói mãi những con người có lương tri. Hình tượng về cái chết trong vở bi kịch vì thế đã vượt qua tính hạn hẹp của thời gian để cùng hành động, lên tiếng đòi tự do chân chính cho con người 7. Những khái quát chung về nghệ thuật bi kịch hiện đại Triết lý của nghệ thuật phương Tây hiện đại dựa trên quan niệm về sự thoả hiệp đau thương không tránh khỏi của con người với thực tại nghiệt ngã và bạo tàn. * Con người vỡ mộng: Họ là con người có chút lý tưởng sống, muốn xông pha với đời nhưng rồi dần dần họ mất hết niềm tin và bị vùi dập bởi lý tưởng cá nhân, mỏng manh kia không chống chọi nổi hoàn cảnh khốc liệt. Mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội khôn sao giải quyết nổi * Con người nhỏ bé: Đó là bi kịch thê thảm, chua chát, trong bi kịch này con người sống giữa tha nhân, anh ta tìm đâu ra một tấm lòng ưu ái (như nhân vật Sâmsa trong biến hình của nhà văn F.Kapka là một con người như thế, hôm trước anh ta là nhân viên chào hàng,ân nhân của gia đình, hôm sau anh ta biến thành một con sâu, thành của nợ và làm gia đình khổ lây). Nghệ thuật bi kịch của chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa được chú trọng bởi mấy phương diện sau: + Mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh Hoàn cảnh trong bi kịch Cách mạng là hoàn cảnh rộng (toàn cảnh), người anh hùng trong bi kịch không chiến đấu “đơn thương độc mã” mà chiến đấu trên bối cảnh chung của nhân dân Cách mạng với kẻ địch không phải là kẻ tầm thường + Tính trọng đại bên trong của nhân vật bi kịch Chiến đấu cho một mục đích cao cả, vì lợi ích chung nên nhân vật bi kịch phải bản lĩnh, loại người có tính Cách mạng + Ý thức đón nhận sự hy sinh : Bản thân nhân vật phải ý thức sâu sắc về tính cách bi kịch của mình, ý thức được tình trạng không dễ dàng của hoàn cảnh, đón nhận cái chết một cách tự nguyện. Đánh giá lý tưởng sống hơn sự sống cá nhán + Tính lạc quan và đầy thi hứng của hành động bi kịch Trong cuộc đấu tranh một mất,một còn ấy nhân vật bi kịch phải huy động mọi sức lực, trí tuệ vào cuộc đọ sức ấy . Như vậy tuy đầy rẫy gian nan và nguy hiểm nhưng cuộc chiến đấu ấy cũng rất hấp dẫn và gợi cảm,vì thế nhà dân chủ cách mạng Gherơxen đã cho rằng “những nhân vật bi kịch này phải là những con người có một mức độ phát triển nhất định về chất người, phải được xoa mình bằng chất dầu thánh mới dám chịu đựng đau khổ như vậy” Tiểu kết: Bi kịch là một trong những đỉnh cao của sáng tạo thi ca, nó là một loại hình đậm chất triết luận, nó phản ánh các vấn đề đặt ra trong đời sống. Vẻ đẹp trong bi kịch là vẻ đẹp của những tư tưởng nhân văn mà con người rút ra từ kinh nghiệm cay đắng của cuộc sống. Ở bi kịch những gì mong manh, vụn vặt đều bị gạt bỏ chỉ còn đọng lại là những khát vọng mãnh liệt nhất, chân thực nhất nhưngcũng trí tuệ nhất. Ở bi kịch cái chân,thiện hoà hợp kì diệu với cái đẹp và cái trác tuyệt. Ở bi kịch niềm vi và nỗi buồn, hy vọng và thất vọng, sung sướng và đau khổ, thành công và thất bại cứ vận chặt lấy nhau , tương phản, đối lập nhau nhưng thống nhất nhiệm vụ : khẳng định sức sống mãnh liệt và bất tử của con người, khẳng định thắng lợi tất yếu của tiến bộ xã hội, dù phải trải qua nhiều thử thách KẾT LUẬN CÁI BI là một trong số 4 phạm trù cơ bản của khách thế thẩm mỹ. Chính vì thế nó đóng vai trò quan trọng trong mỹ học cũng như trong đời sống của con người. Mac nói : “Cái bi là một tất yếu của lịch sử và con người” . Các sinh vật trong tự nhiên ngoài thế giới loài người dù đấu tranh sinh tồn quyết liệt tới đâu thì cái bi cũng không xuất hiện.Cái bi là mảng thẩm mỹ đặc biệt tồn tại dài khắp nơi trong cuộc đấu tranh phát triển của con người. Nó cùng với cái đẹp, cái hài, cái cao cả khái quát những mảng hiện thực thẩm mỹ cơ bản của con người. Vì thế nghiên cứu về cái bi là một trong bốn phạm trù cơ bản phản ánh một dạng đặc biệt của các quan hệ thẩm mỹ của con người. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMyhoc (43).doc
Tài liệu liên quan