Tiểu luận Cái đẹp trong văn hóa mặc của dân tộc Việt qua các thời kỳ lịch sử

LỜI MỞ ĐẦU Trang phục là một nhu cầu thiết yếu trong đồi sống con người. Nó quan hệ đến nhiều lĩnh vực trong xã hội như địa lý, lịch sử, kinh tế, lễ giáo, đẳng cấp, phong tục tập quán v.v . Nhất là ở lĩnh vực văn hóa tinh thần nó thể hiện cụ thể rõ nét về trình độ và thị hiếu them mỹ của mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi thời đại . Quả thật trang phục (là kiểu cách quần áo, mũ, khăn, giầy dép, đồ trang sức .), có tầm ảnh hưởng rất lớn tới đời sống con người - các mối quan hệ xã hội thị hiếu them mỹ, đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Ông cha ta đã từng dạy rằng: “Hơn nhau tấm áo manh quần Thả ra bóc trần ai cũng như ai. Đó là bằng “con mắt trang phục”, và xét ở góc độ bình đẳng của cogt. Nhưng thực tế phũ phàng ta cho cho ta thấy, trong xã hội cũ, chỉ vì “cái áo, manh quần “ấy” mà biết bao người lao động nghèo đã phải đau khổ lên tiếng. “Cha đì cái áo cách này Mất chúng mất bạn vì mày áo ơi” Nhưng nếu chỉ nhìn nhận cái áo, cái quần ở góc độ là những vật che thân đơn thuần thì tức là chỉ nhìn bằng con mắt thực dụng. Bởi nó còn mang những ý nghĩa sâu sắc về mặt văn hóa xã hội, về xu hướng thẩm mỹ, của từng dân tộc, của từng con người lịch sử cho thấy đã bao lần quân xâm lược phương Bắc xâm lược nước ta, và cố gắng bằng mọi cách đề đồng hóa lối sống, phong tục của dân ta, bắt dân ta ăn mặc theo kiểu phương Bắc nhưng đã gặp phải sự đấu tranh mãnh liệt của dân ta để bảo vệ đất nước, bảo vệ phong tục cổ truyền. “Đánh cho để dài tóc đánh cho để răng đen” . I. TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG 2 II. TRANG PHỤC CÁC THỜI PHONG KIẾN 4 1. Thời nhà Lý 4 2. Trang phục thời Trần 5 3. Trang phục thời Lê - Mạc 5 4. Trang phục thời Nguyễn - Pháp thuộc 6 III. TRANG PHỤC TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8 ĐẾN NAY 8 1. Trang phục đàn bà từ 1975 đến nay 9 2. Trang phục đàn ông 10 3. Trang phục lễ cưới 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4215 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cái đẹp trong văn hóa mặc của dân tộc Việt qua các thời kỳ lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cái đẹp trong văn hóa mặc của dân tộc Việt Qua các thời kỳ lịch sử Trang phục là một nhu cầu thiết yếu trong đồi sống con người. Nó quan hệ đến nhiều lĩnh vực trong xã hội như địa lý, lịch sử, kinh tế, lễ giáo, đẳng cấp, phong tục tập quán v.v... Nhất là ở lĩnh vực văn hóa tinh thần nó thể hiện cụ thể rõ nét về trình độ và thị hiếu them mỹ của mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi thời đại... Quả thật trang phục (là kiểu cách quần áo, mũ, khăn, giầy dép, đồ trang sức...), có tầm ảnh hưởng rất lớn tới đời sống con người - các mối quan hệ xã hội thị hiếu them mỹ, đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Ông cha ta đã từng dạy rằng: “Hơn nhau tấm áo manh quần Thả ra bóc trần ai cũng như ai. Đó là bằng “con mắt trang phục”, và xét ở góc độ bình đẳng của cogt. Nhưng thực tế phũ phàng ta cho cho ta thấy, trong xã hội cũ, chỉ vì “cái áo, manh quần “ấy” mà biết bao người lao động nghèo đã phải đau khổ lên tiếng. “Cha đì cái áo cách này Mất chúng mất bạn vì mày áo ơi” Nhưng nếu chỉ nhìn nhận cái áo, cái quần ở góc độ là những vật che thân đơn thuần thì tức là chỉ nhìn bằng con mắt thực dụng. Bởi nó còn mang những ý nghĩa sâu sắc về mặt văn hóa xã hội, về xu hướng thẩm mỹ, của từng dân tộc, của từng con người lịch sử cho thấy đã bao lần quân xâm lược phương Bắc xâm lược nước ta, và cố gắng bằng mọi cách đề đồng hóa lối sống, phong tục của dân ta, bắt dân ta ăn mặc theo kiểu phương Bắc nhưng đã gặp phải sự đấu tranh mãnh liệt của dân ta để bảo vệ đất nước, bảo vệ phong tục cổ truyền. “Đánh cho để dài tóc đánh cho để răng đen”... Vì vậy trang phục (hay văn hóa mặc): không chỉ là vật để che thân mà còn mang những ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa tinh thần dân tộc. Đó là vẻ đẹp tinh túy của mỗi dân tộc, là bàn tay khéo léo, khối óc tinh tế của người Việt xưa trong việc cố kết hợp trang phục, sự cách điệu tinh tế cho trang phục của mình trở nên đẹp đẽ hơn để phù hợp đời sống xã hội hiện đại. Trong bài tiểu luận này, tôi muốn trình bày sâu vào vấn đề “Cái đẹp trong văn hóa mặc của dân tộc Việt – qua các thời kỳ lịch sử”. - Trang phục thời Hùng Vương - Trang phục thời phong kiến - Trang phục từ cách mạng tháng 8 đến nay. I. TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG Cách đây khoảng 2500 – 2700 năm, thời đại Hùng Vương (với sự ra đời của nhà nước đầu tiên – nhà nước Văn Lang – văn hóa đồng thau). Người dân đã biết sinh sống, bằng săn bắn, trồng trọt biết rang gai, đay, dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt vải không còn phải dùng vỏ cây làm quần áo nữa). Theo một số hiện vật còn gìn giữ và thu được ở một số di chỉ, và theo nghiên cứu của các nhà văn hóa học – khảo cổ học trang phục thời kỳ này khó phong phú. Phụ nữ mặc áo ngắn đến bong, xẻ ngực, bó sát vào người, phía trong mặc yếm kín ngực. Chiếc yếm có cổ tròn rất cổ, có trang trí hình chấm hạt gạo. Cũng có những dạo áo cánh ngắn, cổ vông, để hở một phần vai và ngực hoặc kín ngực, hổ một phần vai và trên lưng. Trên áo có hoa văn trang trí. Thắt lưng có 3 hàng chấm trang trí, cách điệu nhau, quấn ngang bong, làm cho thân hình thêm tròn lẳn. Đầu và cuối thắt lưng thả xống phía trước và sau người, tận cùng bằng những tua rua. Váy kín bó sát sát vào thân cũn cỡn trang trí đẹp. Đàn ông đóng khố là một dải vải, ciều ngang khoảng 10cm (20cm thì gập đôi lại), chiều dài khoảng 1,2m hoặc dài hơn. Tùy theo chiều dài của khổ, người ta quấn thành một hoặc nhiều vòng quanh bong, thả đuôi khố về phía sau hoặc phía trước. Đàn ông Đông Sơn thường cởi trần. Đàn ông và đàn bà đều búi tóc tròn sau gáy. Một hình thức khác là tóc búi ngược một phần lên đỉnh đầu, một phần thả ra sau lưng. Cũng có thể cả nam và nữ đều xòa tóc sau lưng (nam thường xõa tóc kín cổ, nữ thường xõa tóc sau lưng). Qua quan sát trên trống đồng ta thấy: trong các hoạt động tập thể, các ngày lễ hội người ta còn mặc những chiếc váy làm bằng lông vũ, hoặc bằng lá cây xòa ra rất đẹp, trên đầu họ là chiếc mũ cũng bằng lông vũ có trang trí thêm những bông lau ở phía trước. Người dân thời kỳ này cũng đeo rất nhiều loại trang sức. Những vòng đeo tai đa dạng: có loại đơn giản chỉ là một sợi dây đồng uốn tròn sơ sài, hay được đúc lion, có loại vòng tròn có hang khóa. Đặc biệt là có những vòng hoa tai gắn quả nhạc hay đôi hoa ai bằng đá, hình con thú. Những chuỗi hạt thường thấy. Gồm các loại hạt hình tru, trái xoan, hình cầu. Ngoài ra còn có nhẫn bằng đồng đeo ở ngón tay có gắn quả nhạc. Đàn ông thường có tục săm mình (ban đầu với mục đích vẽ lên mình để khi xuống nước nó không bị giao long hãm hại. Sau được nâng lên thành hình thức trang điểm cho cơ thẻ). Đàn ông đàn bà đều nhuộm răng đen, và có tục ăn trầu. Tuy rằng những trang phục thời kỳ nào còn đơn giản, đồ trang sức còn tô sớ, nhưng với điều kiện chế tác hạn chế, ta thấy được rằng; con người thời khỳ bấy giờ đã có trình độ thẩm mỹ, óc tưởng tượng cao, đã quan tâm nhiều tới vấn đề làm đẹp cho cơ thể, đồng thời khi thể hiện bàn tay khéo léo cần căn cứ hoạt động. II. TRANG PHỤC CÁC THỜI PHONG KIẾN 1. Thời nhà Lý Có nền kinh tế phát triển tạo điều kiện phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Với ý thức dân tộc, nhà vua chủ trương dùng gấm vó trong nước: Năm 1059 Vua Lý Thánh Tông định triều phục cho các quan vào chầu vua các quan phải đi tất, đi hia, đội mũ phác đầu, mặc áo bào tía, cầm hốt ngà, thắt đai da. Vu mặc áo màu vàng, quần tía, búi tóc, cài trâm vàng. Trang phục võ tướng thời Lý khá hoàn chỉnh: mũ chùn kín tai, áo dài đến đầu gối, cánh tay áo được may gọn gàng, chật, bó sát cổ tay, có những mảnh giáp, hoặc diềm vải trang trí hình xoắn ốc hay hình bông hao nhiều cánh to ở trước ngực. Rất nhiều đường viên song song, hình cong hoặc xoắn ốc, tiếp dưới là những quả nhạc nhỏ, hoặc những tua rủ rồi mới đến hàng quả nhạc. Dây lưng bằng vải thì buông rủ hai đầu xuống phía trước. Nếu là đai lưng bằng da thì sát vào bụng, đều làm nổi lên đường nét khoẻ, đẹp cho cơ thể. Đôi hia ở dưới chân cao đến đầu gối và được trang trí đơn giản. Các vũ nữ, tóc thường búi cao lên đỉnh dầu, trên trán có một điểm trang trí, cổ đeo những chuỗi hạt, mặc váy ngán có nhiều nếp. Trang phục của nhân dân: thời kỳ này “quá nửa người dân làm sư sãi”. Tượng phật ADi Đà (từ năm 1057) còn lại tại chùa Phật Tích cho ta thấy: tấm áo pháp khoác ngoài có đường cong, đường thẳng gấp khúc hay buông rủ, rất sinh động. Nếp áo nổi lên như những đường gân của tấm lá ren dính sát cơ thể. Khi đi dồn dập chảy suôi, chỗ thì vắt chéo mềm mại, hay chạy vòng như sóng lượn, chỗ thì nhẹ nhàng, vài đường nằm ngang cho thấy tấm áo vừa rộng, vừa gợi tả được độ mỏng và mịn của vải dù tượng làm bằng đá. Người dân cũng có tục săm mình, đàn bà đeo khuyên bạc vũ nữ thường búi tóc xao và buộc diềm hoa trên đầu. 2. Trang phục thời Trần Đây là thời kỳ có nhiều loại vải mới. Vải bông, vải gai, lụa lĩnh, sa, the, nái, sồi, đoạn, gấm vóc,… Nghề thêu cũng phát triển. Năm Hưng Long thứ 8 (1300). Quan võ dùng kiểu mũ áo mới. Quan văn đội mũ chữ Đinh ( ) màu đen. Cửa tay áo các quan văn, võ rộng từ 9 tấc đến 1 thước 2 tấc. Năm 1395 Lịch Triều tạp kỷ quy định: Nhất phẩm thì màu tía, nhị phẩm màu đại hồng, tam phẩm màu đào hồng, tứ phẩm, ngũ phẩm màu lục; thất phẩm màu biếc, bát cửu phẩm màu xanh. “Trang phục nhân dân: Đàn ông thường cởi trần hoặc mặc áo tứ thân màu đen, cổ cáo tròn bằng the, quần mỏng bằng lụa thâm. Đại đa số trọc đầu, đi đất, có người đi giầy da. Tục xăm mình cũng rất phổ biến. 3. Trang phục thời Lê - Mạc Trang phục triều đình: Đời vùa Lý Thánh Tông (từ năm 1934) khi hành đại lễ: vua mặc áo long cổn, đầu đội mũ miện, còn lễ thượng triều thì mặc áo hoàng bào, đội mũ xung thiên. Chúa Trịnh trong các đại lễ, và ngày thường không khác vua Lê là mấy chỉ khác về màu ắc (vua dùng màu vàng, chúa dùng màu tía) thể hiện sự lấn quyền nghiêm trọng. 1486 định kiểu mũ chầu: các quan van võ vào chầu, đội mũ ô sa, hai cánh chuồn phải nhất luật hơi hướng về đằng trước, khong được tự ý làm ngang, hay lệch. Triều đình lại định thể trang phục khi tiếp sứ nhà Minh các công hầu, bá, nh phò mã, và các quan văn võ, đều phải màu sẫm, cáo có cổ bằng gai, tơ, sa là sắc xanh dài cách đất một tấc (3,3cm) tay rộng 1 thước hai tấc (40cm). Sự quy định về trang phục thể hiện lòng tự tôn dân tộc, không để cho nước ngoài coi thường. Mũ của hoàng thân trang sức bằng vàng, quan văn quan võ trang sức bằng bạc: áo dùng áo tía, hinh con kỳ lân: quan văn có hình con tiên hạc; quan võ hình con sư tử. Mệnh phu mặc theo với phẩm trật của chồng - người đàn bà nào chính bản thân làm nên sang hiển thì không phải kém mũ áo của chồng. Đến năm 1720 đổi lại: áo của hoàng thânm, vương thân mùa xuân mùa hạ dùng sa tầu; đội mũ lông đuôi ngựa, màu thu, mùa đông dùng đoạn tầu màu trầm trượng. Trang phục người dân: Đàn bà lao động thường mặc yếu cổ xây, cánh tay để trần, mặc váy ngắn, thắt lưng thả phía trước. Đầu thường dùng khăn lượt để cuốn tóc lúc yết kiến bậc tôn trưởng lại xoà xuống để kính lễ. Đàn ông lao động cởi trần, đóng khố. Đàn ông - đàn bà đội nón xuân lôi, tiểu lạp (nón rọ nhỏ). Người ở kinh thành đội nón liên diệp. Các ông già đội nón ngoan sác, con nhà quan và học trò đội nón phương đẩu đại. Họ hàng nhà quan và một số ông già đội nón cổ câu v.v… Trang phục thời này khá phong phú, độc đáo cảu sức sống mãnh liệt được gìn giữ tới ngày nay. 4. Trang phục thời Nguyễn - Pháp thuộc Đầu thời Nguyễn trang phục cũng được quy định rất ỉ mỉ. Nhưng đầu thời Nguyễn trang phục cũng được quy định rất tỉ mỉ. Nhưng do sự pha tạp của yếu tố Đông - Tây càng làm trang phục thêm lố bịch lai căng (đặc biệt là tầng lớp thống trị). Trang phục triều đình: Vua có mũ miện, xiêm, đai, hia, hốt, mũ miện: thân hình tròn ống, đan bằng dây thau, canh trước canh sau, đeo 24 dây tua bằng vàng, sâu 300 hột san hô. Trân châu pha lê và 400 hạt vàng. Đỉnh mũ đính 2 chữ vạn thọ. Xung quanh mũ có 12 hình rồng vàng, 6 hình ngọn lửa cũng bằng vàng lại dát hình hoa sen, đám mây bằng 256 hột vàng. Áo long cổn bằng sa tanh màu thanh niên thêu nhiều hoạ tiết, mặt trời trăng sao, rồng. Đai làm bằng da bọc đoạn màu vàng, giữa đính một viên ngọc hình vuông, xung quanh gắn 6 viên ngọc hình quả trám, bịt vàng, 392 hạt châu ngọc bên trong có 6 khuy để dính vào áo. Hốt bằng ngọc dài một thước hai tấc ngang ba tấc có túi gấm đưng. Quan quan lính triều Nguyễn cũng có quy định rõ rệt. Càng về sau trang phục của giai cấp phong kiến triều Nguyễn đặc biệt là tầng lớp trên, càng biểu hiện sự lố lang kệch cỡm lai căng (như hình ảnh Khải Định). Trang phục người dân cũng có nhiều thay đổi. Các bà các cô ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ thường mặc áo cánh ngắn bên trong là tấm yếm màu vàng tơ tằm hay bằng vải màu hoa hiên hoặc màu nâu non. Hai đầu cổ yếm có hai dải nhỏ để buộc ra sau gáy. Áo dài Áo ài: là loại áo hai vạt phía trước đều nhau buông thả xuống không cài khuy. Người nào cũng nuôi tóc dài và vấn khăn. Nếu đuôi tóc dài hơn khăn, sẽ rủ xuống cạnh tai trái của người phụ nữ. Tác đuôi gà là hình thức trang điểm được ưa chuộng thời đó: “Một thương tóc bỏ đuôi gà. Hai thương ăn nói mặn mà có duyên” Mùa rét phụ nữ ở miền Bắc và Bắc trung bộ còn chít trên đầu một chiếc khăn vuông màu thâm, khi chít gập chéo khăn lại, đặt lên đầu, 2 góc khăn buộc lại dưới cằm tại được phủ kín. Cũgn có kiểu đặt mép khăn dưới gần trán, kéo hai bên khăn về hai phía cho thành một hình mỏ quạ ở giữa rồi buộc hai đầu khăn xuống dưới cằm hoặc quặt hai đầu khăn buộc ra sau gáy gọi là chít khăn mỏ quạ. Phụ nữ miền Nam và Nam Trung bộ ưa mặc màu đen áo cánh dài cúc giữa, mặc quần không mặc váy, dùng khăn vải màu sáng hoặc kẻ ô gập lại vắt trên đầu để tránh nắng. Chiếc ao mớ ba mớ bảy trong ngày xuân chảy hội của cô gái Kinh Bắc là một nét đẹp đậm đà. Đó là một bộ áo dài ba chiếc, ngoài cùng là chiếc áo tứ thân bằng the, màu thâm hoặc màu tam giang, hai chiếc bên trong màu mỡ gà, và màu cánh sen, màu vàng chanh hay màu hò thuỷ. Chị em còn dùng một số loại nón như nón ba tầng, nóng thúng, nón giang v.v… Trang phục đàn ông trong cả nước thời kỳ này tương đối giống nhau. Khi lao động thường mặc bằng vải Đồng Lâm nhuộm nâu, áo cánh ngắn bốn thân cài cúc. Đặc biệt là ở miền Trung có loại áo Lác: là loại áo đan bằng cỏ lác để dùng khi giá rét, là một hình chữ nhật gập đôi với một lỗ khoét ở giữa làm cổ, một sợi dây buộc làm thắt lưng bó sát vào người. Mặc quần đùi hoặc quần lá toạ khi lao động. Để tóc dài và búi lên đỉnh đầu. Thời tiết nóng bức, đàn ông thường cởi trần. Nón của đàn ông thường là hình chóp. Một số người vẫn để tóc dài và cuốn khăn, với kiểu chít khăn, kiểu quấn khăn nhiều vòng. Đàn ông ra đồng gặp mưa thường mang ô dù trắng, hoặc đen (còn gọi là ô cánh giơi). Từ 1930 phong trào cắt tóc ngắn rẽ ngôi lệch càng rầm rộ, người đứng tuổi mặc áo dài - đội khăn xếp được làm sẵn, khi dùng chụp lên đầu rất tiện. Người đi làm (viên chức) còn mặc com lê, quần tây, áo sơ mi đi dày tây bằng da đen, đội mũ cát trắng v.v… Nói chung trong giai đoạn này, có những sự đổi thay đáng kể trong trang phục so với giai đoạn trước. Tuy rằng có những thay đổi tây hoá nhưng thường chỉ là ở tầng lớp quan chức, viên chức. Nhiều nét văn hoá trong trang phục vẫn được lưu giữ và cách điệu đẹp hơn cho phù hợp ưđiều kiện lao động - sinh hoạt. III. TRANG PHỤC TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8 ĐẾN NAY Từ khi đất nước độc lập, tự do cả trong nam và ngoài bắc đều diễn ra sôi nổi các phong trào hoạt động, lao động xây dựng đất nước. Mọi người sống hoà đồng hơn. Những gia đình giàu có bớt ăn mặc diêm dúa mà theo mọi người tham gia hoạt động công ích. Các em nhỏ thiếu niên trong trường học mặc đồng phục, tham gia các phong trào đoàn đội đã xoá đi ranh giới: con ông chủ, chị sen, con ông đốc, anh thợ. Với hoàn cảnh lịch sử mới, chị em phụ nữ cũng thay đổi cách ăn mặc cho phù hợp với hoạt động, ăn mặc gọn gàng giản dị hơn: áo cánh nâu, cổ tròn, hay cổ quả tim, trong mặc áo lót không tay quần đen bằng vải phin hay láng. Những người thoát ly làm cán bộ mặc áo kiểu sơ mi đại cán, tay thẳng, cổ hình cánh nhạn, áo thường may bàng vải xanh hoà bình, hay ka ki màu xi măng, màu be hồng, đi dép cao su đen. Suốt trong những năm tháng đấu tranh để giải phóng miền Nam, có những đóng góp đáng kể của người phụ nữ. Với những chiếc áo ba ba khăn rằn trên đầu hay vắt vai, và đặc biệt là đôi dép cao su truyền thống cùng với hình ảnh chiếc mũ tai bèo, những đội quân “tóc dài” anh dũng đã làm cho giặc Mỹ bao phen điêu đứng. Hình ảnh những cô dân quân áo cánh nâu non, chít khăn vuông đen mỏ quạ, chiếc thăt lưng da to bản, thắt ngang người vai đeo súng là một hình ảnh đẹp mới của người phụ nữ Việt Nam. Nữ công nhân mặc bộ quần áo bảo hộ lao động, màu tím than hay áo sơ mi trắng quần tím than liền yếm, tóc cặp gọn lên cao, cắt ngắn hay uốn. Đội mũ lưỡi trai hay chùm bao tóc bằng vải hoặc buộc chéo trên đầu chiếc khăn nhiều màu, chân đi giày ba ta, giầy vải thấp cổ hay đi dép cao su đen. Áo bờ lu dài màu trắng, quần vải trắng đội mũ tòn trắng khi làm việc là trang phục của chị em ngành Y tế. Chị em mậu dịch viên mặc áo sơ mi cổ hai ve, tay thẳng rộng màu xanh hoà bình hay màu trắng. Những bộ trang phục ấy toát lên vẻ nhẹ nhàng, thanh lịch từ ngàn xưa đúc lại, đồng thời còn thể hiện sức sống mạnh mẽ của vẻ đẹp truyền thống đã được gìn dữ bao đời nay. 1. Trang phục đàn bà từ 1975 đến nay Phụ nữ đứng tuổi ở thị thành, ngày thường mực áo cánh, áo bà ba, áo sơ mi Hồng Kông, áo ớ mi triết ly, với các loại cổ, hình quả tim, cổ thìa, cổ vuông, hình chữ V, cổ cánh nhạn, cổ hai ve. Nữ thanh niên có nhiều kiểu áo: áo bộ đồ mặc ở nhà, áo chui, áo mớ, áo sơ mi chiết ly, áo sơ mi Hồng Kông, áo vai bồng, vai liền, vai tra, vai chéo, áo có hoặc không có cầu vai, có các loại cổ: như cổ chữ B, cổ một ve, cổ hai ve tròn, cổ hai ve nhọn, cổ hai ve liền, cố lá sen tròn, cổ lá sen nhọn, cổ hai ve liền. Cổ đứng, cổ cánh nhạn; cổ lính thuỷ: cổ Nhật Bản, cổ con bát v.v… Mùa hè thì dùng nhiều loại vải phù hợp với khí hậu Việt Nam như phin nõn, lụa, xoa. Mùa đông phát triển rất mạnh áo vét, cáo len dài tay, áo len ngắn tay, không tay, áo khoác hiểu măng tô có đai thắt eo, áo chui đầu cổ cao. Guốc, dày vẫn có các kiểu, gót nhọn, gót vuông, gót bằng. Chất liệu giày bằng da, dep bằng nhựa nhiều màu, guốc bằng gỗ sơn nhiều màu, hay sơn mài, guốc có nhiều hình trang trí, hoa văn. Nói chung giai đoạn này cách ăn mặc của phụ nữ 3 miền không khác nhau là mấy (do điều kiện giao lưu, hoạt động khi đất nước đã thống nhất). Và đặc biệt chiếc áo dài dù có những nét cách diệu hơi khác nhau nhưng nó đã trở thành chiếc áo đặc trưng, đẹp mà duyên dáng cho cả phụ nữ ba miền và là thành tựu của sự sáng tạo độc đáo của sự đấu tranh bền bỉ của cái tốt thắng cái xấu, nét độc đáo chân chính phải thắng văn hoá lai căng kệch cỡm. 2. Trang phục đàn ông Thời kỳ đổi mới, cách ăn mặc của nam giới cũng có những nét thay đổi mới phù hợp chuyển biến linh hoạt theo thời đại. Sau cách mạng tháng 8-1945 trnag phục đàn ông ở vùng tự do có nhiều thay đổi, cách ăn mặc giữa cán bộ và dân thường hoà đồng với nhau. Thanh niên nông thôn bắt đầu mặc áo sơ mi, quần âu, trong khi đó nhiều cán bộ đã mặc quần áo nâu để dễ thâm nhập và quần chúng nông thôn. Sau này chiếc áo vải ka ki đại cán bốn túi mặc ngoài phổ biến (kiểu áo Tôn Trung Sơn được Việt hoá). Mùa rét chiếc áo kaki có hai túi cheo, màu tím than là màu vỏ áo chùm ra ngoài một nền bông máy ô vuông rất phổ biến, phù hợp với cuộc sống lao động và giai đoạn thời chiến. Đôi dép cao su làm bằng lốp ô tô được dùng phổ biến (vì rẻ tiền, tiện lợi). Ở miền trrong (vùng địch tạm chiếm). Cách ăn mặc cũng không khác, không phức tạp nhiều ở các vùng nông thôn. Đàn ông nhiều tuổi vẫn mặc áo the, áo sa tanh đen hay màu lam áo gấm hoa hình chữ thọ, quần trắng ống sớ, đầu đội khăn xếp, đi dày da láng hay dày da đen, một số mặc âu phục trung niên, thanh niên mặc sơ mi, áo vét tông, thắt cravat mũ lưỡi trai. Các loại quần âu du nhập vào Việt Nam cũng được biến đổi cho phù hợp với con người Việt Nam. Về áo: nam giới thường mặc áo sơ mi may bó, ve cổ áo và mang sét to bản, có người mặc áo chiết ly, gấu ao lượn, vạt ôm lấy mông, có người mặc áo phông, áo dệt kim ba lỗ: Mùa đông cũng như nhữn ngày lễ, hội, đàn ông thành thị mặc comlê các màu gần đây ưa màu sáng như màu sữa màu ghi nhạt. Mọi người đi dép cao su đen có 2 quai chéo phía mũi dép và hai quai ngang đằng sau, hay dép cao su cải tiến đế cao từ 3 - 7 cách mạng, có hai quai chéo như xăng đan, xăng đan bằng da, đế da hay đế kếp dép nhựa hoặc săm pô các loại,dày tây, dày ba ta cũng được sử dụngk ngày lễ ngày tết đi dày tây các kiểu. Nhìn chung trang phục của đàn ông trong cả nước nhất là ở thành thị đã được may theo kiểu trang châu Âu có phần gọn gàng thuận tiện và theo phong tục cũng như điều kiện khí hậu, nưhngx trang phục này cũng được cải tiến nhiều cho phù hợp. Không còn thấy rõ sự phân biệt tầng lớp xã hội qua các trang phục như xã hội cũ nữa. 3. Trang phục lễ cưới Người dân ta vẫn quan niệm rằng: chuyện đám cưới là chuyện “trăm năm” vì vậy trang phục trong lễ cưới cũng được người Việt ta rất lo toan chu đáo. Thời xưa, những bộ trang phục cho cô dâu chú rể trong ngày cưới là những bộ trang phục truyền thống còn ngày nay trang phục lễ cưới được bổ sung thêm, đẹp hơn phong phú hơn. Ở thành thị, cô dâu trang điểm son phấn, còn thêm bông hoa hồng trắng bằng voan ở ngực trái, tay ôm bó hoa layơn trắng, tượng trưng cho sự trong trắng, mặt khác cũng để đôi tay đỡ ngượng ngiụ. Chú rể mặc com lê thắt caravat hay cài nơ ở cổ đo dày da. Chú rể mặc com lê bằng vải trơn màu sáng đeo cravat, cai một bông hoa trắng trên ngực hoặc đơn giản hơn có thể mặc áo sơ mi dài tay và thắt crầt nếu trời nóng lực. Nói chung sự hướng trang phục lễ cưới về sau càng theo hướng giản dị tránh trang điểm loè loẹt, và quay trở về với truyền thống. Những chiếc áo dài truyền thống vẫn được sử dụng rộng rãi trong các lễ cưới của nhân dân miền Nam và miền Trung (xứ Huế). Những trang phục cưới của thanh nhã giữ được những nét cổ truyền của dân tộc như trên càng làm tôn vẻ đẹp cho các cô dâu càng được nhiều người ưa thích. Trang phục của người Việt Nam trải qua cả một quá trình lịch sử lâu dài, nhiều loại trang phục khác nhau được ra đời và đôi lúc có những loại trang phục do anh từ bên ngoài đã du nhập vào Việt Nam. Nhưng dù thế nào đi nữa văn hoá dân tộc luôn được bảo tồn và phát huy và chỉ có những trang phục phù hợp với con người điều kiện tự nhiên Việt Nam mà mang đậm bản sắc dân tộc được lưu giữ tới ngày nay. Đó chính là nhờ bàn tay tài hoa, óc sáng tạo của cha ông đã biết gìn giữ những cái đẹp từ nghìn xưa để lại tạo nên những cái đẹp thẩm mỹ tinh tế trong trang phục của Việt Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Mỹ học đại cương - TS. Thế Hùng, Nxb Văn hoá thông tin. Cẩm nang ứng xử - Bí quyết trẻ lâu, sống lâu - TS Thế Hùng. Nxb Văn hoá thông tin. Tìm hiểu trang phục Việt Nam (Dân tộc Việt) Cơ sở văn hoá Việt Nam - Trần Ngọc Thêm MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMyhoc (27).doc