Tiểu luận Chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế: Bảo đảm cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế

BẢO ĐẢM CƠ SỞ HẠ TẦNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ. 1. THẾ NÀO LÀ CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Nhà nước thực hiện vai trò kinh tế của mình không chỉ bằng việc xây dựng và quản lý khu vực kinh tế nhà nước mà quan trọng hơn là quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân bao gồm cả kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Để quản lý được nền kinh tế quốc dân. Nhà nước phải thực hiện rất nhiều loạ công việc khác nhau. Những công việc này hình thành nên khái niệm chức năng quản lý nhà nước về kinh tế . Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là hình thức biểu hiện phương hướng và giai đoạn tác động có chủ đích của Nhà nước tới nền kinh tế quốc dân. Là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà Nhà nước phải tiến hành trong quá trình quản lý nền kinh tế quốc dân. Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân với tính cchs là một hệ thống lớn phức tạp. Đó là tổng thể các nghành kinh tế, các vùng, các địa phương cùng các sở kinh tế của chúng. Nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân trên quy mô toàn xã hội việc thực hiện hàng loạt chức năng, có sự phân biệt với chức năng quản lý sản xuất – kinh doanh của các sơ sở kinh tế. 2. BẢO ĐẢM CƠ SỞ HẠ TẦNG LÀ NHƯ THẾ NÀO? 2.1. Tính tất yếu khách quan Nhà nước bảo đảm cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế. Do tính chất quan trọng của cơ sở hạ tầng là nền móng cho sự phát triển của tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế xã hội nên việc phát triển cơ sở hạ tầng được coi là nhiệm vụ hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào trong bất cứ giai đoạn phát triển nào. Điều này xuất phát từ các lý do chính sau: - Việc phát triển và đảm bảo cơ sở hạ tầng không những thể hiện một xã hội phát triển ổn định bền vững, văn minh mà còn thể hiện chiến lược quản lý kinh tế cụ thể có hiệu quả của Chính phủ. - Dịch vụ kết cấu hạ tầng có vai trò to lớn đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. cơ sở hạ tầng được xem như là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế. Việc đảm bảo cơ sở hạ tầng vừa là cầu nối kết nối sức mạnh các giữa ngành, các lĩnh vực sản xuất với nhau cũng như bảo đảm kết nối giữa các trung tâm kinh tế với các vùng, miền đang phát triển - Việc bảo đảm các dịch vụ cơ sở hạ tầng làm cho hệ thống thông tin kinh tế càng hoàn thiện hơn đảm bảo cho các thông tin kinh tế được thông suốt, liên tục cập nhật đảm bảo độ chính xác, an toàn cao cho các chủ thể sử dụng do đó tiết kiệm được một khối lượng lớn của cải xã hội đang thất thoát lãng phí một cách vô hình. - Dịch vụ cơ sở hạ tầng phần lớn là những hàng hoá công cộng. những hàng hoá này không được các nhà sản xuất tư nhân quan tâm vì lợi ích của người sản xuất ra nó ít hơn nhiều so với lợi ích xã hội và vấn đề sử dụng không phải trả tiền của hàng hoá công cộng.

docx13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3071 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế: Bảo đảm cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế: BẢO ĐẢM CƠ SỞ HẠ TẦNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ. 1. THẾ NÀO LÀ CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Nhà nước thực hiện vai trò kinh tế của mình không chỉ bằng việc xây dựng và quản lý khu vực kinh tế nhà nước mà quan trọng hơn là quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân bao gồm cả kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Để quản lý được nền kinh tế quốc dân. Nhà nước phải thực hiện rất nhiều loạ công việc khác nhau. Những công việc này hình thành nên khái niệm chức năng quản lý nhà nước về kinh tế . Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là hình thức biểu hiện phương hướng và giai đoạn tác động có chủ đích của Nhà nước tới nền kinh tế quốc dân. Là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà Nhà nước phải tiến hành trong quá trình quản lý nền kinh tế quốc dân. Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân với tính cchs là một hệ thống lớn phức tạp. Đó là tổng thể các nghành kinh tế, các vùng, các địa phương cùng các sở kinh tế của chúng. Nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân trên quy mô toàn xã hội việc thực hiện hàng loạt chức năng, có sự phân biệt với chức năng quản lý sản xuất – kinh doanh của các sơ sở kinh tế. 2. BẢO ĐẢM CƠ SỞ HẠ TẦNG LÀ NHƯ THẾ NÀO? 2.1. Tính tất yếu khách quan Nhà nước bảo đảm cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế. Do tính chất quan trọng của cơ sở hạ tầng là nền móng cho sự phát triển của tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế xã hội nên việc phát triển cơ sở hạ tầng được coi là nhiệm vụ hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào trong bất cứ giai đoạn phát triển nào. Điều này xuất phát từ các lý do chính sau: Việc phát triển và đảm bảo cơ sở hạ tầng không những thể hiện một xã hội phát triển ổn định bền vững, văn minh mà còn thể hiện chiến lược quản lý kinh tế cụ thể có hiệu quả của Chính phủ. Dịch vụ kết cấu hạ tầng có vai trò to lớn đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. cơ sở hạ tầng được xem như là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế. Việc đảm bảo cơ sở hạ tầng vừa là cầu nối kết nối sức mạnh các giữa ngành, các lĩnh vực sản xuất với nhau cũng như bảo đảm kết nối giữa các trung tâm kinh tế với các vùng, miền đang phát triển Việc bảo đảm các dịch vụ cơ sở hạ tầng làm cho hệ thống thông tin kinh tế càng hoàn thiện hơn đảm bảo cho các thông tin kinh tế được thông suốt, liên tục cập nhật đảm bảo độ chính xác, an toàn cao cho các chủ thể sử dụng…do đó tiết kiệm được một khối lượng lớn của cải xã hội đang thất thoát lãng phí một cách vô hình. Dịch vụ cơ sở hạ tầng phần lớn là những hàng hoá công cộng. những hàng hoá này không được các nhà sản xuất tư nhân quan tâm vì lợi ích của người sản xuất ra nó ít hơn nhiều so với lợi ích xã hội và vấn đề sử dụng không phải trả tiền của hàng hoá công cộng. 2.2. Thực trạng việc phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt nam trong thời gian qua. Trong giới hạn bài viết này em xin đề cập đến hai dịch vụ cơ sở hạ tầng điển hình nhất mà bất cứ người dân nào cũng quan tâm là dịch vụ: Giao thông và Giáo dục 2.2.1. Về dịch vụ giao thông Đã từ lâu, tình trang ùn tắc, mất an toàn giao thông (ATGT ) và tai nạn giao thông  ở Việt nam luôn được đưa ra bàn thảo trên các Nghị trường, nhưng cũng chi là bàn cho vui vậy thôi chứ chưa có một giải pháp nào cụ thể và hữu hiệu để giải quyết tận gốc của vấn đề. Để hiểu rõ cội nguồn và lý giải cho thật thấu tình đạt lý của vấn đề mất ATGT và tai nạn giao thông (TNGT) ở Việt nam, từ đó đề ra được những giải pháp đồng bộ ở các cấp cho đến từng người dân, khuyết điểm gì thuộc về ai, thuộc cấp nào, để từ đó có cách giải quyết tận gốc tình trạng mất ATGT và tai nạn GT ở Việt nam. Việt nam, là một đất nước có hệ thống chính trị ổn định nhất trong khu vực và trên thế giới, là một nước chỉ có duy nhất một Đảng Chính trị lãnh đạo, tình trạng khủng bố hầu như không có. Thế nhưng, tình trạng thiệt mạng do tai nạn giao thông  thì lại quá nhiều, bình quân mỗi năm có 9 nghìn đến 13 nghìn người thiệt mạng do TNGT thiệt hại kinh tế ước tính đến cả tỷ USD/năm bằng cả trị giá xuất khẩu lúa gạo (Việt nam có sản lượng xuất khẩu lúa gạo đứng thứ 2 trên Thế giới ). Không chết vì khủng bố thì chết vì TNGT, đúng là tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa. Nhìn số người chết và thiệt hại về kinh tế mà thấy sự lảng phí và đau xót cho bao biết số phận của những con người xấu số không may đã phải chết do bản thân vô cẩn tắc, do người khác gây ra, hoặc do sự thơ ơ của bộ máy quản lý xã hội ở các cấp. Nguyên nhân nào  gây ra những tổn thất to lớn và không đáng có  từ những TNGT, chúng ta hãy nhìn lại bức tranh giao thông của xã hội Việt nam để phần nào hiểu rõ nguyên do này: * *THỰC TRẠNG GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM a, Nói về cơ quan lập pháp. Hệ thống luật pháp: Phải nói Việt nam có một hệ thống luật pháp chưa phù hợp với sự phát triển xã hội và hội nhập Quốc tế với một nền kinh tế thị trường đa phương, nhưng rất may Luật về Giao thông và ATGT thì lại rất hoàn chỉnh. Luật được soạn thảo ngắn gọn, rõ ràng, dể hiểu và rất dể áp dụng. Trong bộ luật đã có nhiều phần rất cụ thể như luật đi lại, luật vận chuyển, luật vượt, luật nhường đường,….các phần viết rất rõ ràng  và đã được chuẩn hoá thành các câu hỏi và trả lời phục vụ cho công việc thi cử cho các học viên dưới dạng thi trắc nghiệm Mặt khác qua hệ thống thông tin đại chúng như Phát thanh, Truyền hình, Báo chí hàng ngày truyền tải hướng dẫn, phổ cập luật đến người dân cũng rất chi tiết và rõ ràng b, Nói về hệ thống các cơ quan hành pháp. Bộ máy hành pháp bao gồm Chính phủ và nhiều cơ quan có những nhiệm vụ khác nhau, nhưng trong đó tập trung chủ yếu vào một số cơ quan chính sau: * Bộ công an: Cục cảnh sát giao thông thuộc Tổng cục cảnh sát - Bộ công an là Cơ quan quản lý trực tiếp mọi vấn đề thuộc về giao thông, từ khâu phổ cập hướng dẫn thi hành luật giao thông đến dân chúng, rồi đến khâu xử phạt hành chính đối với người vi phạm luật giao thông khi tham gia giao thông như vậy, phải nói rằng Cục cảnh sát giao thông có 4 nhiệm vụ cơ bản đó là - Phổ cập, hướng dẫn luật giao thông đến các tổ chức xã hội và dân chúng để mọi người chấp hành tốt luật giao thông khi tham gia GT nhằm đảm bảo trật tự và ATGT của người và phương tiện tham gia GT, giảm thiểu tối đa tình trang ách tắc GT và TNGT. - Xây dựng, quản lý, điều hành mạng giao thông nhằm chỉ dẫn, chỉ báo cho người tham gia giao thông  chấp hành tôt luật GT khi tham gia GT  - Xử lý, Xử phạt hành chính đối với những người vi phạm hoặc cố ý vi phạm luật giao thông khi tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn trực tiếp cho bản thân hoặc gây ra cho người khác - Giúp Cơ quan lập pháp bổ sung, hoàn chỉnh luật ngày càng hoàn thiện phù hợp hơn với quy mô GT Từ những nhiệm vụ trên và thực tế đã qua, chúng ta thấy rằng Cơ quan này chưa làm tốt nhiệm vụ được giao phó cụ thể là: Thực tế đã qua việc phổ cập luật và hưóng dẫn thi hành luật đến mọi người dân còn mang tính hình thức đại khái chiếu lệ cụ thể người dân vẫn dùng đồng tiền để mua giấy phép lai xe việc học luật cũng mang tính hình thức. * Bộ GTVT.  Thời gian qua, hệ thống đường bộ và đường thuỷ khắp cả nước đã không ngừng nâng cấp và xây mới nhiều tuyến đường từ nguồn vốn ODA, nguồn vốn ngân sách phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước, đó là một cố gắng rất lớn của Nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống đường bộ của chúng ta chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật: Như đô nghiêng, độ bám dính mặt đường, độ phẵng, tầm nhìn….. chưa đảm bảo, ví dụ những đoạn đường cua  khi phương tiện khi qua đó do có lực ly tâm xe có xu hướng nghiêng và lật ra phía ngoài theo chiều của lực ly tâm nên mặt đường cũng phải nghiêng (nghĩa là mặt đường phía ngoài phải cao hơn phía trong ) để đảm bảo cho dãy bánh phía ngoài được tiếp xúc với mặt đường để xe không bị văng ra ngoài, nhưng đường của chúng ta thì làm ngược lại, như vòng xuyến qua cầu chui Gia lâm là một ví du điển hình. Hệ thống đèn tín hiệu cảnh báo chỉ dẫn không được thiết kế thi công đồng bộ, nên hầu hết các tuyến đường không có biển báo, đèn báo, đèn chỉ dẫn GT  đây cũng là nguyên nhân làm ùn tắc GT ở các chổ đường giao nhau và gây ra TNGT nếu kể ra thì còn nhiều bất cập…. Hầu hết các tuyến đường, cầu cống trên đất nước ta kể cả những tuyến đường được đầu tư xây dựng từ vốn vay ODA đều chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và nhanh xuống cấp đến mức báo động bởi tệ nạn tiêu cực trong ngành GT bấy lâu đã làm nhức nhối và đau đầu của các nhà cho vay vốn. Với xu thế hội nhâp, kinh tế ngày càng phát triển, hệ thống hạ tầng giao thông nội thi khắp cả nước ngày một qua tải trước nhu cầu sử dụng nhiều phương tiện giao thông đặc biệt la xe ôtô, hầu hết các thành phố lớn trong cả nước đều ùn tắc giao thông. Đường sá ít, không được xây mới và mở rộng. Ngành Giao thông chưa thực hiện được vai trò quy hoạch và tham gia tư vấn cho Chinh phủ trong việc quy hoạch mang giao thông đô thị. * Cục đăng kiểm: Cục đăng kiểm là nơi kiểm tra và cấp phép lưu hành phương tiện chủ yếu là xe cơ giới, nhưng trong nhiều năm qua họ đã không làm tốt điều này Mặt khác xe cộ tham gia GT ở nước ta thuộc loại cũ nhất, chủ yếu có xuất xứ từ các bải rác khắp các nước trên Thế giới. Chính vì vậy mỗi khi tai nạn xảy ra có rất nhiều nguyên nhân, từ điểm yếu này nên Cục đăng kiểm đa bán giấy phép lưu hành nhiều hơn là kiểm tra cấp phép đúng theo luật. Chính từ sự thiếu minh bạch này cũng đã góp phần gia tăng tai nạn GT vì xe cộ không bảo đảm an toàn trước khi được phép lưu hành theo luật định. c, Sự đa dạng hoá trong giao thông và mưu cầu cuộc sống của người dân. Không nơi nào trên Thế giới lại có nhiều loại phương tiện cùng tham gia GT trên cùng một tuyến đường như ơ VN ta, nào là ôtô, xe công nông, xe máy, xe bò, xe ngựa, xe đạp và kể cả tàu hoả…rồi đến người đi bộ và thẩm chí là cả súc vật…..tất cả chi trên một con đường chật hẹp, đường không ra đường, lối khổng ra lối….. tất cả chen chúc nhau thật là kinh khủng… Các đô thị lớn trong cả nước thường là nơi tập trung nhiều cơ sở đào tạo, là nơi có nhiều khu CN thu hút nhiều lao động từ các nơi đến và học sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp, vì thế mà các nơi này hàng năm được bổ sung thêm một số lượng lớn người tham gia GT. Con em ở các tỉnh, sau khi tốt nghiệp ra trường không mấy ai chịu về tỉnh nhà để công tác, để góp phần xây dựng địa phương mình ngày một giàu có, tất cả và tất cả chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng mật độ GT ở các thành phố và đô thị.          Đường thì ít lại chật hẹp đặc biệt là các tuyến đường nội thi, ý thức của người tham gia GT lại kém, mật độ GT cao, đa phương tiện tham gia GT cùng với sự phân luồng và đèn tín hiệu chưa hợp lý nên tình trang ách tắc GT là chuyện đương nhiên thường xẩy ra. Như vậy, phải nói rằng cơ sở hạ tầng đã không theo kịp với sự phát triển của xã hội trong thời mở cửa và hội nhập.   d, Phong tục tập quán. Dân gian có câu “ An cư mới lập nghiệp “ nghĩa là làm gì thì làm cứ kiếm được một chổ ở ổn định và là của riêng mình thì mới yên tâm làm ăn, chưa có chổ ở chính thức nghĩa là chưa thể nói gì đến chuyện làm ăn.  Bơi vậy, mới có tình trạng người sống đầu thành phố thì làm ở cuối TP người sống đằng Đông thì đi làm đằng Tây…..nên cứ mỗi sáng, mỗi chiều  những lúc đầu giờ hoặc tan tầm là phố xá đen kịt người, khói bụi mù mịt chen lấn nhau gây ra tình trang tắc nghẽn GT. Như vậy, tập quán cổ xưa quan niệm cổ hũ của các cụ đã không còn hợp với cuộc sống thời công nghiệp hiện đại, thời mở cửa và hội nhập….đây cũng là  là một trong những nguyên nhân chính gây ách tắc GT trong các đô thị lớn ở nước ta.          e, Ý thức của người tham gia GT và điều khiển phương tiện.        Xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về luật GT, từ sự thiếu nghiêm minh của lực lượng CSGT đã làm cho ý thức của người tham gia GT rất kém, họ xem thường mạng sống của mình và đồng loại. Điều đó  được thể hiện, ở đâu đường càng tốt và càng rộng thì nơi đó càng xẩy ra nhiều tai nạn GT, và ắt sẽ có nhiều người chết, nơi đường chật người đông thì gây ra ùn tắc GT Như vậy, phải nói ý thức của người dân khi tham gia GT và điều khiển phương tiện khi tham gia GT chưa cao, kèm với sự kém hiểu biết về luật, là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trang ùn tắc và TNGT ngày càng gia tăng. f, Nhà nước và vai trò của Chính phủ Trong thời gian qua, Nhà nước và Chính phủ đã rất cố gắng đầu tư vốn mở rộng làm mới nhiều tuyến đường nhưng vẫn còn quá ít trước áp lực đi lại ngày một gia tăng. Tuy nhiên, Chính phủ chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay ODA để xây dựng các tuyến đường GT liên tỉnh, bởi họ biết rằng đi vay đầu tư vào đường sá, đó là việc làm đơn giản, khó kiểm tra đánh giá về chất lượng và khối lượng, mặt khác làm đường liên tỉnh ít phải giải toả đền bù nên chi phí thấp, mà chi phí thấp thì dể đội giá lên và như vậy mới có cơ hội để chia chác, còn nếu như làm đường trong nội thị thì phải giải toả đền bù vốn lớn rất khó khăn và kéo dài thời gian thi công, chậm thu hồi vốn vả lại chi phí cao, khó nâng giá, kho có cái để mà chia chác. Chính sách chuyển đất đai thành hàng hoá của Chính phủ, đã gây khó khăn không ít cho việc giải phóng mặt bằng và xẩy ra nhiều tiêu cực trong việc đền bù giải toả, kéo dài thời gian, tăng chi phí xây dựng cũng là một nguyên nhân làm giảm chất lượng công trình. Việc buôn bán chính sách của Chính phủ cũng làm cho tình trang GT ngày càng tồi tệ cụ thể: - Việc bổ sung luật bắt buộc người khi tham gia GT bằng xe máy phải đội mủ bảo hiểm, đó là một điều cần thiết, bởi nó sẽ làm giảm thương vong một cách đáng kể khi TNGT xảy ra. Tuy nhiên mặt trái của nó khi đội mủ nó cũng làm anh hưởng đến sự quan sát và nghe nhìn, dó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn, thực tế đã có rất nhiều người đội mủ bảo hiểm chết khi TNGT xảy ra. - Về việc nhập khẩu phương tiện cũ, ai cũng biết ở các nước tiên tiến phương tiện GT đã hết hạn sử dụng hoặc không đảm bảo an toàn và độ tiêu hao nhiên liệu đã quá mức cho phép bắt buộc phương tiện đó không được cấp phép lưu hành. Như vậy, phải nói phương tiện cũ đa phần là không đảm bảo an toàn khi tham gia GT đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng TNGT - Việc Chính phủ cho nhập tràn lan xe máy TQ rồi bây giờ cả xe ôtô TQ, với phương châm để kéo giá xe trong nước xuống theo đúng giá tri thực của nó và gây áp lực để mở thêm đường sá. Vì vậy, thời gian qua với nhiều loại XM TQ đã tràn ngập đường sá Việt nam, nhiều loại xe kém chất lượng nhân cô hội đã tràn vảo không thể kiểm soát được, và chính chất lượng kém đã dẫn đến nhiều vu TNGT đáng tiếc xẩy ra. Và bây giờ lại cho nhập xe ôtô TQ và cũng nói như vậy…nhưng đường sá đâu Chính phủ có cho mở nhiều? Tai sao Chính phủ không bắt nhập xe mới tinh, hoặc bộ linh kiện từ các nước phát triển mà giá ơ đó đâu có cao. Nhiều nước trên Thế giới, giá ôtô con cung cấp cho thi trường tiêu dùng cũng chỉ có giá từ 2.000 USD cho đến 10.000 USD, nếu tính thuế 200% thì giá xe bán đến tay người tiêu dung chi từ 5.000 USD đến 50.000 USD, xe máy như xe DREAM của Thái lan nếu giá nguyên chiếc cũng chỉ từ 850 USD đến 1.000 USD mà lại cho nhập xe cũ, xe kém chất lượng, tại sao đất nước đã nghèo mà cứ nhập xe giá cao như vậy, phải chăng chi đáp ứng cho quan chức tham nhũng, những kẻ buôn lậu và giới xã hội đen ? Vậy đến bao giờ dân mới có điều kiện để mua ôtô được….. Kết luận: tình trạng ùn tắc GT ngày một gia tăng xuất phát từ nhiều nguyên nhân và phải kể đến một số nguyên nhân chính sau đây: - Chính phủ chưa thực sự quan tâm đến tình trạng này, bởi đã nhiều năm qua nhưng vẩn chưa đề ra được giải pháp hữu hiệu, thẩm chí còn làm cho tình trạng mất ATGT và TNGT ngày càng gia tăng. - Cục CSGT và các cơ quan chức năng khác đã không làm tốt chức trách nhiệm vụ của cơ quan hành pháp, mãi theo quyền lợi cá nhân của bản thân và của ngành mình làm giàu bất chính từ những vụ vi phạm luật GT. Từ sự không nghiêm minh trong việc phổ cập, hướng dẫn luật, xử phạt hành chính ….. đã làm cho người dân coi thường luật pháp đây có thể nói là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ùn tắc GT và TNGT ngày một gia tăng ở nước ta. - Mức xử phạt chưa đủ mạnh, chưa đủ răn đe, kết hợp với sự thiếu nghệm minh trong lực lượng CSGT đã làm cho người tham gia GT thiếu ý thức trong việc học tập, nâng cao sự hiểu biết về luật, không chấp hành nghiêm luật mỗi khi tham gia GT. - Mạng đường GT còn ít, chật hep, chưa đủ tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng, có nhiều đường cắt nhau, nhiều chổ dân tự mở…không đảm bảo an toàn cho GT, vì vậy trong thời gian qua mặc dầu Nhà nước đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng về GT từ nhiều nguồn vốn kể cả vốn vay ODA … tốc độ của phương tiện tuy có cải thiện nhưng chưa đáp ứng với nhu cầu rút ngắn thời gian cũng như chi phí vận chuyển hàng hoá. Nhiều thiết kế đường, cầu vượt chưa hợp lý, cồng kềnh lãng phí. - Chính phủ, các cấp các ngành, chưa có giải pháp đồng bộ trong việc điều chỉnh khu dân cư, điều chỉnh giờ đi làm, giờ tan tầm một cách hợp lý, chưa xây dựng được phương án và trang bị hệ thống điều tiết giao thông một cách hợp lý phù hợp với từng khu vực địa hình….  Nên tình trang ùn tắc và TNGT ngày một gia tăng là điều không đương nhiên. Như vậy tình trạng ùn ngày một gia tăng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ những cơ chế chính sách bất cập, từ bộ máy quản lý  các  cấp đến từng người dân. Để giải quyết được Quốc nạn này đòi hỏi chúng ta phải có một giải pháp đồng bộ và phải được nghiên cứu  thật  kỹ. Phải có một chường trình lâu dài, cần phải giải quyết từng khâu, khâu nào trước, khâu nào sau…chứ không thể nói chung chung mà được…    * MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TRÊN Rất ít nước có tình trạng GT đa phương tiện và hổn độn như ở Việt nam, để đưa ra một giải pháp hợp lý quả là một việc làm khó, theo tôi có mấy ý kiến nhỏ như sau - Chấn chỉnh lại tổ chức, đội ngủ CSGT, cần thiết phải kiểm tra kiến thức và sát hạch lại trình độ nghiệp vụ, nâng cao ý thức giác ngộ chính trị của đội ngủ này. Bố trí lại nhân lực một cách hợp lý. nâng cao trách nhiệm giảm số lượng nhằm nâng cao thu nhập cho lực lượng này. - Nâng lương và phụ cấp cho lực lượng CSGT, bằng cách nâng cao trách nhiệm giao phó cho cá nhân hoặc tổ nhóm quản lý các cung đường ( theo dạng khoán vậy ), trên cơ sở đó để quản lý và đánh giá năng lực công tác của CSGT, nếu đoạn đường được giao mình quản lý không xảy ra tai nạn ách tắc GT thì được thưởng hoặc bị phạt nếu để xảy ra tai nạn  và ùn tắc GT hoặc bị sa thải nếu không làm tốt vai trò trách nhiệm của mình. - Nhà nước nên tập trung nguồn kinh phí phục vụ cho đầu tư, quản lý GT thu và quản lý tiền bảo hiểm nhân mạng và phương tiện tham gia GT vào một đầu mối, không để tình trang mua bán thẻ bảo hiểm tràn lan như hiện nay vì đây là một nguồn thu khá lớn. - Nhà nước cần sớm ra quy định bắt các phương tiện tham gia GT phải nộp một khoản lệ hàng năm. - Quản lý thật tốt các nguồn vốn vay ODA, vay tín dung…nâng cao chất lượng đường sá, bố trí đồng bộ các trang thiết bị tín hiệu, chỉ giới, hệ thống đèn xanh đèn đỏ sử dụng điện, pin mặt trời…để lắp đặt cho tất cả các chổ giao nhau trên toàn tuyến đường hoặc những chổ giao nhau nguy hiểm…giúp cho người điều khiển phương tiện khi tham gia GT biết để điều khiển tốt phương tiện đúng phần đường của mình và kịp thời xử lý phòng tránh các sự cố có thể xẩy ra TNGT. - Quy hoạch lại mạng lưới các Công  ty vận chuyển hành khách, sáp nhập các cơ sở nhỏ thành các cơ sở lớn, có đủ số lượng đầu xe và bộ máy quản lý đủ nămg lực để diều hành phương tiện và phân bổ khách một cách hợp lý theo từng tuyến và cung đường, tránh tình trang phóng nhanh vượt ẩu để tranh giành khách, gây ra những vụ TNGT thảm khốc đáng tiếc như thời gian vừa qua. 2.2.2. Về dịch vụ giáo dục Người Việt nam luôn có tiếng là thông minh, hiếu học. Và vấn đề được đặt ra là làm cách nào để huy động được trí tuệ, tài năng sáng tạo của nguồn nội lực quan trọng này, nếu không, dân tộc ta sẽ dễ dàng bị nhận chân trong trào lưu toàn cầu hóa kinh tế đi đôi với cạnh tranh ác liệt là xu thế không thể đảo ngược của thế kỷ tới. Vì thế, lẽ sống còn của dân tộc ta là phải cớ một nền giáo dục Đại học có chất lượng cao, đáp ứng tất cả ba yêu cầu về nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao, và nuôi dưỡng nhân tài. Nền giáo dục Việt Nam ta, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất trước, trong và sau thời chiến, đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Ta đã đào tạo được một dội ngũ nghiên cứu khoa học khá và có cống hiến quan trọng cho cộng đồng khoa học quốc tế. Tuy nhiên, đứng trên mặt tổng quan và so với các nước trong vùng, ta vẫn còn tụt hậu có khi quá tụt hậu, đặc biệt là trong các ngành khoa học thực nghiệm. Thực tế là trong suốt 35 năm qua số lượng bài báo liên quan tới y khoa, sinh học hóa và nông học được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế từ các nhà khoa học trong nước chỉ khoảng 300 bài, quá thấp so với các nước trong vùng như: Thái Lan (5210 bài), Malaixia (2088), lndonesia (6932), hay Đài Loan (21600). Trong một loạt bài bình luận và đánh giá về nền khoa học ở các nước Đông Nam Á gần đây trên tờ Science (một Tạp chí khoa học có ảnh hưởng thuộc vào loại số một trên thế giới), họ không có một chút nào dành cho nền khoa học và công nghệ của Việt Nam. Trong một cuộc diều nghiên 65 trường Đại học ở Châu Á dược công bố trên tuần san Asia Week gần đây, Đại học Quốc gia Việt Nam được xếp hạng 62, sau cả các Đại học nhỏ của Malaixia và Philippin! Mặc dù cách xếp hạng này chỉ là tương đối và có nhiều nghi vấn về phương pháp làm, nhưng kết quả này cũng cho thấy tình trạng đáng ngại về chất lượng của nền giáo dục Đại học Việt Nam khiến những ai hằng quan tâm đến nền giáo dục và khoa học Việt Nam ăn không ngon, ngủ không yên. Qua theo dõi có thể nhận ra một trong những vấn đề lớn nhất về giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay là vấn đề chất lượng: chất lượng đội ngũ giảng dạy, chất lượng đào tạo và chất lượng Sinh viên. Hiện nay trên toàn quốc có khoảng 22.500 giảng viên trong 146 trường Đại học công và dân lập, trong số này chỉ có 3300 (hay 15%) có trình độ Tiến sĩ hay Phó Tiến sĩ cũ và 2240 (hay 10%) có trình độ Thạc sĩ. Như vậy, 75% đội ngũ giảng dạy Đại học chỉ có trình độ cử nhân thật ra tình trạng này còn đáng quan ngại hơn nếu ta nhìn con số giảng viên có học hàm Giáo sư hay Phó Giáo sư chỉ 7% và phần đông họ đang ở trong độ tuổi 60 - 65. Nói một cách khác, đội ngũ giảng dạy Đại học ta không những ít, có trình độ thấp mà còn lâm vào trình trạng lão hóa. Ở các nước kỹ nghệ hóa người ta sẽ cho đây là một khủng hoảng, tuy nhiên, trong tình hình hiện nay ở Việt Nam nơi mà 75% đội ngũ giảng dạy chỉ có bằng cử nhân tôi thấy điều kiện này không thực tế và có lẽ không cần thiết. Thật vậy ở ngay tại các nước có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Anh, Úc, Âu Châu và Nhật, một Giáo sư không nhất thiết phải có học vị Tiến sĩ. Tiêu chuẩn được đề bạt được căn cứ vào những cống hiến của thí sinh trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội, cộng đồng, quản lý hành chính. Và đặc biệt là số lượng và chất lượng các bài báo đã được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế. Chất lượng đào tạo và nghiên cứu cũng là một vấn đề lớn. Ở hầu hết các trường Đại học lớn ở Việt Nam tình trạng thiếu sách Giáo khoa, thiếu phương tiện giảng dạy và nghiên cứu gần như triền miên. Phần lớn các sách giáo khoa, tạp chí do nước ngoài viện trợ đều đã quá cũ. Ở bệnh viện Chợ Rẫy, một nơi giảng dạy cho sinh viên y khoa, nhiều trang thiết bị cơ bản cho thí nghiệm đã quá cũ kỹ. Ở các trường xa thành phố còn xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa hay dụng cụ thí nghiệm đến nỗi sinh viên phải học "chay" tức là học mà không có sách giáo khoa, không làm thí nghiệm. Nếu Sinh viên tốt nghiệp mà vẫn chưa làm qua nghiên cứu, chưa viết luận văn khoa học thì khác gì học trung học! Với sự thiếu thốn trầm trọng về đội ngũ giảng viên và phương tiện giảng dạy, ta không ngạc nhiên thấy sinh viên ra trường còn kém về chất lượng. Ở hệ hậu Đại học tình trạng chất lượng còn nghiêm trọng hơn nữa. Cái tâm lý hám danh sinh bằng cấp ngàn đời ở Việt Nam đã đưa đến 10 năm từ khi Việt Nam quyết định chương trình đào tạo hậu Đại học số lượng Tiến sĩ và Thạc sĩ đã tăng gấp 5 lần một con số làm nhiều người rất kinh ngạc. Phải làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục? Để trả lời câu hỏi này cần nhiều ý kiến của nhiều người hoạt động trong, hay liên quan đến ngành giáo dục. * MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH a. Thành lập ủy ban nghiên cứu và giám định chất lượng giáo dục: Để tìm hiểu nguyên nhân và từ đó nâng cao chất lượng đào tạo cho tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế, ngay bây giờ, ta cần có một ủy ban có nhiệm vụ chính là nghiên cứu phương pháp giảng dạy đề ra tiêu chuẩn đồng nhất về đào tạo (kể cả sách giáo khoa) và thẩm tra chất lượng đào tạo cho tất cả các trường Đại học và cơ sở đào tạo cấp Đại học hay sau Đại học. Ủy ban này nên độc lập với Bộ GDĐT, nhưng phải có đại diện của Bộ, của các trường Đại học, của chính quyền địa phương, các doanh nhân cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa bảng ở nước ngoài b. Mở rộng truy cập mạng Internet: Ngày nay công nghệ thông tin được công nhận là một bộ phận không thể thiếu được trong giáo dục. Internet không những là một kho tàng thông tin, một thư viện bách khoa vĩ đại của nhân loại mà còn là một trường đại học của cộng đồng thế giới. Mạng Internet đã và đang làm thay đổi hầu như trong mọi vận hành, kể cả cách thức giảng dạy và nghiên cứu, trong tất cả các trường Đại học ở phương Tây. Thật là khó tưởng tượng các đại học này sẽ hoạt động như thế nào nếu không có mạng Internet. Trong khi đó, số lượng Học sinh, Sinh viên và các nhà khoa học trong nước có điều kiện truy nhập vào mạng Internet còn quá ít. Do đó, giúp đỡ và tạo điều kiện cho các Nhà nghiên cứu, Sinh viên, Học sinh trong nước tham gia vào cuộc cách mạng về công nghệ thông tin này cần phải được đưa lên một trong những quốc sách hàng đầu trong nền giáo dục. Tôi đề nghị nhà nước nên dành một ngân khoản xứng đáng cho tất cả các trường Đại học được nối vào một mạng chung, và giúp đỡ giảng viên và sinh viên ở các trường Đại học hay viện nghiên cứu được truy nhập mạng Internet miễn phí hay với chi phí tối thiểu, để cho họ có được những thông tin khoa học mới nhất hay có cơ hội trao đổi ý kiến với đồng nghiệp trên thế giới. c. Tranh thủ sự hợp tác và hỗ trợ của các nhà khoa học gốc Việt đang làm ở nước ngoài: Hiện nay, số lượng người Việt đang định cư hay làm việc ở nước ngoài đã lên đến con số hai triệu, trong số này, có ít nhất là 10% có trình độ Đại học trở lên. Trong số này có nhiều người có khả năng khoa học kỹ thuật cao, có kinh nghiệm lâu năm trong nghiên cứu khoa học, có uy tín đối với các cơ quan cung cấp tài chính cho nghiên cứu và quan trọng hơn nữa, là họ có tâm huyết với nền giáo dục trong nước. Thế nhưng cho tới nay, việc huy động và sử dụng nguồn nhân lực khoa học này phục vụ đất nước vẫn được tiến hành một cách có hệ thống. d. Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ giảng dạy: Theo như một thống kê gần đây, trung bình mỗi năm Việt Nam chỉ đào tạo khoảng 630 người, một con số rất là khiêm tốn, có khi còn thấp hơn con số của một trường lớn ở các nước phương Tây. Theo Bộ GDĐT từ nay đến 2010, ta cần đào tạo hơn 2500 Tiến sĩ và 4700 Thạc sĩ. Rõ ràng, một số lớn này phải được đào tạo từ nước ngoài. Do đó, Việt Nam cần mạnh dạn gửi học viên và giảng viên ra nước ngoài học hậu Đại học nhiều hơn nữa, đồng thời đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu với các Đại học nước ngoài, để qua đó đào tạo được thêm chuyên viên nghiên cứu và giảng viên với kinh phí vừa phải. e. Ổn định đời sống các nhà khoa bọc và khoa bảng: Đại học là nơi tập trung những thành phần trí thức ưu tú, là cái nôi phát triển và nuôi dưỡng nhân tài. Nhưng ở Việt Nam ngày nay là đại học không có sức thu hút nhân tài, vì tình trạng lương bổng quá nghèo nàn, không đủ nuôi sống những nhà khoa học có tài thực sự. Vì thế cần phải ổn định một số nhỏ nhà nghiên cứu làm nghiên cứu cơ bản qua tăng lương một cách xứng đáng cho họ có thể sinh sống trong một nền kinh tế thị trường, có chính sách cụ thể khuyến khích các nhà khoa bảng làm nghiên cứu ứng dụng và qua đó tăng khả năng thu nhập riêng cho họ và cho trường Đại học. Cần phải khuyến khích bằng các phần thưởng xứng đáng về vật chất và danh dự cho các sinh viên tham gia thành công vào nghiên cứu khoa học. f. Không thể nào có một nền giáo dục có chất lượng với một ngân sách nghèo nàn. Có thể nói ngân sách quốc gia dành cho giáo dục ở nước ta còn quá thấp (chỉ 11%), so với các nước trong vùng như Thái Lan (20%), Malaixia (19%), Hàn Quốc (22%), hay ngay cả Trung Quốc (12%). Vì thế, Chính phủ cần phải tăng cường ngân sách giáo dục lên ít nhất là 15%. KẾT LUẬN: Việc phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố quan trọng nhất để bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững lâu dài. Vì vậy Đảng và Nhà nước ngoài việc quản lý Nhà nước thông qua hệ thống chính trị còn phải quản lý Nhà nước qua hệ thống kinh tế mà cụ thể một trong các nhịêm vụ đó là phải xây dựng được các kế hoạch, chính sách dài hạn đồng bộ phù hợp giữa các ngành, các lĩnh vực, các vùng miền tránh sự trùng lặp chồng chéo nhau để tạo một môi trường kinh doanh hoàn chỉnh về mặt pháp lý tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh nhằm thu hút các nguồn lực vốn, kỹ thuật công nghệ, kỹ năng quản lý…quan trọng từ bên ngoài để tạo các bước nhảy vọt về tăng trưởng và phát triển thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxRS54186.docx