Tiểu luận Công cụ phòng chống rủi ro lãi suất

TỔNG QUAN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT 1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ RỦI RO LÃI SUẤT 2. ĐO LƯỜNG RỦI RO LÃI SUẤT 3. VÍ DỤ CỤ THỂ VỀ RỦI RO LÃI SUẤT 4. CÔNG CỤ PHÒNG CHỐNG RỦI RO LÃI SUẤT 5. CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM VỚI RỦI RO LÃI SUẤT 6. KẾT LUẬN CHUNG 1.TÌM HIỂU CHUNG VỀ RỦI RO LÃI SUẤT  Một vài điều về rủi ro nói chung của NH  Các loại rủi ro của Ngân hàng thương mại  Khái niệm rủi ro lãi suất  Tính chất rủi ro lãi suất  Nguyên nhân  Tác động, ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động của NHTM 2. Đo lường rủi ro lãi suất  Mô hình kỳ hạn đến hạn( The maturity model)  Mô hình thời lượng ( the duration model)  Mô hình định giá lại ( the repricing or fungding gap model 3. Ví dụ cụ thể về rủi ro lãi suất 4. Công cụ phòng chống rủi ro lãi suất hay bài học của các NHTM  Một số khái niệm  Hợp đồng kỳ hạn- forwards  Hợp đồng tương lai – furtures  giao dịch quyền chọn - optionss  Giao dịch hoán đổi – swaps

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1726 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Công cụ phòng chống rủi ro lãi suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT TÌM HIỂU CHUNG VỀ RỦI RO LÃI SUẤT ĐO LƯỜNG RỦI RO LÃI SUẤT VÍ DỤ CỤ THỂ VỀ RỦI RO LÃI SUẤT CÔNG CỤ PHÒNG CHỐNG RỦI RO LÃI SUẤT CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM VỚI RỦI RO LÃI SUẤT KẾT LUẬN CHUNG 1.TÌM HIỂU CHUNG VỀ RỦI RO LÃI SUẤT Một vài điều về rủi ro nói chung của NH Các loại rủi ro của Ngân hàng thương mại Khái niệm rủi ro lãi suất Tính chất rủi ro lãi suất Nguyên nhân Tác động, ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động của NHTM 2. Đo lường rủi ro lãi suất Mô hình kỳ hạn đến hạn( The maturity model) Mô hình thời lượng ( the duration model) Mô hình định giá lại ( the repricing or fungding gap model 3. Ví dụ cụ thể về rủi ro lãi suất 4. Công cụ phòng chống rủi ro lãi suất hay bài học của các NHTM Một số khái niệm Hợp đồng kỳ hạn- forwards Hợp đồng tương lai – furtures giao dịch quyền chọn - optionss Giao dịch hoán đổi – swaps MỘT VÀI ĐIỀU VỀ RỦI RO NÓI CHUNG CỦA NH Kinh doanh trong lĩnh vực NH là loại hình kinh doanh đặc biệt tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hiệu quả kinh doanh của các NHTM phụ thuộc vào mức độ rủi ro Quản trị rủi ro tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của NHTM CÁC LOẠI RỦI RO CỦA NHTM Có nhiều cách phân chia rủi ro,có thể phân chia thành một số loại cơ bản như sau: Rủi ro tín dụng Rủi ro lãi suất Rủi ro thanh khoản Rủi ro giá cả Rủi ro ngoại hối Rủi ro hoạt động Rủi ro pháp lý Rủi ro chién lược Rủi ro uy tín Quy trình đánh giá rủi ro: Nhận biết rủi ro Định lượng rủi ro Theo dõi rủi ro Kiểm soát rủi ro 1.Khái niệm Rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất giảm khi lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến gắn với thay đổi nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản và nguồn, quy mô và kỳ hạn của các hợp đồng kỳ hạn….. 2.Tính chất của rủi ro lãi suất a.Ngân hàng ở vị thế tái tài trợ Nếu thời hạn cho vay > thời hạn nguồn vốn tài trợ nó thì ngân hàng ở vị thế tái tài trợ. Giả sử ngân hàng cho vay 100tỷ trong đó 50 tỷ trong thời hạn 1 năm, i=6% và 50 tỷ trong thời hạn 2 năm, i=7%. Nguồn vốn cho vay là nguồn vốn vay trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng là 4% cho thời hạn 1 năm, 5% cho thời hạn 2 năm Giả sử ngân hàng vay trên thị trường liên ngân hàng với thời hạn 1 năm cho khoản vốn 100 tỷ với i=4% thì sau 1 năm ngân hàng sẽ thu nợ 50 tỷ để trả cho khoản đi vay trên thị trường liên ngân hàng còn 50 tỷ thì phải huy động với thời hạn 1 năm, lúc này lãi suất thay đổi : giảm thị khoản chênh lệch lãi suất ngân hàng được hưởng sẽ tăng, ngược lại chênh lệch lãi suất giảm thậm chí ngân hàng bị thua lỗ b.Ngân hàng ở vị thế tái đầu tư Nếu thời hạn cho vay< thời hạn nguồn vốn tài trợ nó thì ngân hàng ở vị thế tái đầu tư. Ngân hàng chọn khoản đi vay 100 tỷ trong thời hạn 2 năm với i=5%.Năm thứ nhất, ngân hàng nhận được chênh lệch lãi suất cho khoản cho vay 2 năm là 2% và khoản cho vay 1 năm là 1% Năm 2 ngân hàng nhận được khoản chênh lệch lãi suất của khoản cho vay 2 năm là 2% nhưng chênh lệch lãi suất của khoản cho vay 1 năm tuỳ thuộc vào lãi suất mà ngân hàng tái đầu tư.Nếu lãi suất cho vay tăng thì ngân hàng hưởng chênh lệch lãi suất tăng, ngược lại chênh lệch lãi suất giảm thậm chí sẽ lỗ nếu lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất đi vay trên thị trường liên ngân hàn 3. Độ nhạy cảm với lãi suất trên bảng tổng kết tài sản *Các tài sản và nguồn của ngân hàng có kỳ hạn khác nhau, ngân hàng quan tâm tới kỳ hạn đặt lại lãi suất đó là kỳ hạn mà khi kết thúc, lãi suất sẽ bị thay đổi theo lãi suất thị trường các tài sản và nguồn nhạy cảm là loại mà số dư chuyển sang lãi suất mới khi lãi suất thị trường thay đổi bao gồm các loại có kỳ hạn đặt lại giá<(hoặc =)12 tháng Các tài sản và nguồn ít nhạy cảm thuộc về tài sản và nguồn trung và dài hạn với lãi suất cố định có kỳ hạn đặt lại giá >12 tháng Khi lãi suất thay đổi thì ảnh hưởng đến ngân hàng đó là làm giảm lợi nhuận của ngân hàng,để xác định ngân hàng có rủi ro lãi suất không người ta sử dụng hệ số sau: Rủi ro lãi suất = Tài sản có nhạy cảm với lãi suất Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất Hệ số trên chỉ ra khả năng rủi ro khi có biến động về lãi suất R>1 nếu lãi suất tăng thì thu lãi>trả lãi thì ngân hàng không bị rủi ro lãi suất,nếu lãi suất giảm thì thu nhập ngân hàng<chi phí trả lãi tức là rủi ro lãi suất xảy ra R<1 thì khi lãi suất tăng thì thu nhập < chi phí , RRLS xảy ra R=1 không có thay đổi khi có biến động về lãi suất *Sự không phù hợp về kỳ hạn đặt giá của nguồn và tài sản được đo bằng khe hở lãi suất Khe hở lãi suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất - Nguồn nhạy cảm lãi suất -Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất dương Nếu lãi suất tài sản và nguồn nhạy cảm cùng tăng như nhau, ngân hàng sẽ có lợi, nếu giảm xuống cùng mức độ thì chênh lệch lãi suất sẽ giảm làm giảm thu nhập của ngân hàng. Khi lãi suất trên thị trường giảm thì chênh lệch lãi suất giảm. Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất âm khi lãi suất trên thị trường tăng thì chênh lệch lãi suất giảm. làm giảm thu nhập của ngân hàng Khi lãi suất trên thị trường giảm thì chênh lệch lãi suất tăng 4. Các nguyên nhân của rủi ro lãi suất có ba nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất: - sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản - sự thay đổi lãi suất của thị trường khác với sự kiến của ngân hàng - ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng 4.1 Sự không phù hợp về nguồn và tài sản - Các tài sản của ngân hàng có kỳ hạn khác nhau nên khi gắn chúng với lãi suất ngân hàng quan tâm tới kỳ hạn đặt lại lãi suất – là kỳ hạn mà khi kết thúc hợp đồng lãi suất sẽ bị thay đổi theo lãi suất thị trường. - Căn cứ vào kỳ hạn đặt lại lãi suất mà ngân hàng chia tài sản và nguồn thành hai loại: nhạy cảm với lãi suất và không nhạy cảm với lãi suất. - Sự không phù hợp về kỳ hạn đặt giá của nguồn và tài sản được đo bằng khe hở lãi suất: Khe hở lãi suất = tài sản nhạy cảm lãi suất – nguồn nhạy cảm lãi suất Trong đó: tài sản, nguồn nhạy cảm lãi suất là loài mà số dư nhanh chóng chuyển sang lãi suất mới khi lãi suất thị trường thay đổi, bao gồm loại có kỳ hạn đặt lại giá < (hoặc =) 12 tháng. 4.2 Sự thay đổi của lãi suất thị trường ngoài dự kiến Ngân hàng luôn nghiên cứu và dự báo lãi suất. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp ngân hàng không thể dự báo chính xác những thay đổi của lãi suất. Và chính nhứng thay đổi ngoài dự kiến của lãi suất đó gây nên rủi ro lãi suất cho ngân hàng. 4.3 Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng Khi lãi suất cố định thì thời hạn nguồn và tài sản là yếu tố tạo ra rủi ro lãi suất tiềm năng. 5. Các mô hình định lượng rủi ro lãi suất 5.1. Mô hình kỳ hạn đến hạn ( The Maturity Model) *Dẫn dắt: Thông thường, các số liệu kế toán trong bảng cân đối tài sản của NHTM là giá trị ghi sổ. Giá trị ghi sổ là giá trị lịch sử đồng thời cũng là giá thị trường của thời điểm mua bán và cho vay. Giá cả của tài sản đem cho vay luôn biến động theo thị trường và do vậy giá trị ghi sổ phản ánh không kịp thời, không đúng giá trị của tài sản mà Ngân hàng nắm giữ. *Nội dung: Đó được hiểu là mô hình áp dụng phân tích sự không cân xứng giữa kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn, là phương pháp đơn giản để lượng hoá rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. * Lượng hoá rủi ro lãi suất đối với một tài sản P1 = F(1+C) (1+R) *Công thức: Trong đó: P1: là mệnh giá trái phiếu F: Là giá thanh toán khi đén hạn C: Là lãi suất Coupon R: Lãi suất thị trường * Nhận xét: +Khi lãi suất trên thị trường tăng rR thì tỷ lệ % tổn thất tài sản là rP1 trong khi đó giá trị ghi sổ của trái phiếu vẫn là P1. Như vậy thực tế ngân hàng đã bị lỗ do biến đổi lãi suất. + Với các nhân tố không đổi, đối với trái phiếu có kỳ hạn đến hạn là 2 và 3 năm khi lãi suất thị trường tăng thì thị giá của trái phiểu sẽ giảm nhiều hơn. * Lượng hoá tủi ro lãi suất đối với một danh mục tài sản Quy tắc chung trong quản lý rủi ro lãi suất đối với một tài sản cũng giá trị đối với một danh mục tài sản: + Sự tăng (giảm) lãi suất thị trường đều dẫn đến một sự giảm (tăng) giá trị của danh mục tài sản +Khi lãi suất thị trường tăng (giảm) thì danh mục tài sản có kỳ hạn dài sẽ giảm (tăng) giá càng lớn. 5.2. Mô hình thời lượng ( The Duration Model) * Nội dung: Mô hình lượng hoá mức độ nhạy cảm của tài sản và nguồn vốn đối với lãi suất đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền cũng như kỳ hạn đến hạn của tài sản và nguồn vốn. Khái niệm thời lượng của một tài sản là thước đo thời gian tồn tại của luồng tiền của tài sản này, được tính trên cơ sở giá trị của nó. Thực chất đây chính là việc áp dụng cách tính quy đổi ra kỳ hạn trung bình của các khoản mục thuộc tài sản và các khoản mục thuộc nguồn vốn. * Công thức áp dụng: D = CFt x t/n = PVt x t/n (1+R/r)t+ CFt PVt (1+R/n)t Trong đó : N : Tổng số luồng tiền xảy ra n: Là số lần luồng tiền xảy ra trong 1 năm CFt: Là luồng tiền nhận được tại thời điểm cuối kỳ PVt: Giá trị hiện tại của luồng tiền xảy ra tại thời điểm t R: Mức lãi suất thị trường hiện hành ( %/ năm) 3.Mô hình định giá lại *Nội dung : Đó là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác đinh chênh lệch giữa lãi suất thu được từ các khoản mục thuộc bên tài sản trong bảng cân đối kế toán và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định. *Công thức áp dụng : rNHi = ( CGAPi )x rRi= ( RSAi – RSLi) x rRi Trong đó: rNHi : Là sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất của nhóm i CGAPi : Là chênh lệch giá trị giữa tài sản và nguồn vốn của nhóm i rRi : Là mức thay đổi lãi suất của nhóm i RSAi : Số dư ghi sổ của tài sản thuộc nhóm i RSLi : Số dư ghi sổ của nguồn vốn thuộc nhóm i Thực tế áp dụng mô hình này: Đã được áp dụng ở Mỹ. 6. Các nghiệp vụ phòng tránh rủi ro lãi suất 6.1. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng kỳ hạn Một số khái niệm Hợp đồng giao ngay- Spot Contract: Là sự thoả thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t = 0, khi người bán đồng ý giao tài sản cho người mua và người mua đồng ý thanh toán cho người bán theo giá cả thị trường tình ngay tại thời điểm ký hợp đồng. Theo thông lệ hiện nay, thời gian thanh toán có thể là t+j, với j=0->2. tính theo ngày làm việc. Hợp đồng kỳ hạn – Forward Contract: Là sự thoả thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t = 0 rằng người mua sẽ thanh toán cho người bán theo giá kỳ hạn đã dược thoả thuận tại thời điểm t = 0 và người bán sẽ trao hàng cho người mua tại một thời điểm xác định trong tương lai. Hợp đồng tương lai – Futures Contract: Là sự thoả thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t = 0, rằng việc thanh toán và giao nhận hàng hoá được tiến hành tại một thời điểm xác định trong tương lai. Như vậy, hợp đồng tương lai khá giống với hợp đồng kỳ hạn.Sự khác biệt của chúng: Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai Là thoả thuận song phương gữa các bên liên quan Được giao dịch có tổ chức trên SGD, là công cụ phái sinh trên TTCK Giá được ấn định theo thoả thuậnc ủa các bên tham gia Giá được điều chỉnh hàng ngày theo điều kiện của thị trường. Là những hợp đồng tuỳ ý, phụ thuộc vào người mua, người bán Là hợp đồng được tiêu chuẩn hoá Độ rủi ro cao Độ rủi ro giảm đáng kể bởi sự đảm bảo của SGD. Công thức: rP =D rR P 1+R Trong đó: rP: Là khoản lỗ của trái phiếu D: Thời hạn của trái phiếu P: Là thị giá của trái phiếu rR: Mức thay đổi lãi suất dự tính Nội dung của nghiệp vụ: 1. Thống kê dự báo sự thay đổi của lãi suất 2.Thực hiện bán một khối lượng trái phiếu theo hợp đồng kỳ hạn 3.Khi lãi suất thay đổi thì có thể thực hiện mua hoặc bán bằng hợp đồng giao ngay, tạo ra phần chênh lệch bù đắp thiệt hại. 6.2. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng tương lai Một số khái niệm: Phòng ngừa vi mô: NH phòng ngừa rủi ro khi sử dụng hợp đồng tương lai( hợp đồng kỳ hạn) để phòng ngừa rủi ro cho từng bộ phận tài sản hoặc nguồn vốn một cách riêng biệt. Phòng ngừa vĩ mô: NH sử dụng các hợp đồng phái sinh như: hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn,.. để phòng ngừa rủi ro do sự không cân xứng về thời hạn của hai vế bảng cân đối tài sản & nguồn vốn. Phòng ngừa thông thường: NH phòng ngừa vĩ mô hoặc vi mô nhằm dạt được mức rủi ro thấp nhất bằng cách bán các hợp đồng tương lai để bù đắp rủi ro đối với tài sản. Phòng ngừa chọn lọc: NH lựa chọn phương pháp chấp nhận một bộ phận tài sản không tham gia phòng ngừa hoặc được phòng ngừa kỹ hơn. Phòng ngừa vi mô Số lượng hợp đồng mà nhà quản lý NH cần phải mua hoặc bán để phòng ngừa rủi ro phụ thuộc vào: 1.Mức độ rủi ro của lãi suất 2.Xu hướng biến động của lãi suất 3.Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi tức Xác định mức độ rủi ro với vốn tự có: rE = -(DA- k.DL).A.AAaaaaa2 rR 1+R rE:Thay đổi vốn tự có của NH K: Tỷ lệ giữa vốn huy động & tài sản ( k=L/A) D: Thời hạn tài sản A: Quy mô tài sản của NH D: Thời hạn của nợ rR/(1+R): Mức thay đổi lãi suất Rủi ro tối thiểu, rủi ro cơ bản: Khái niệm: Giá trên thị trường giao ngay và giá trên thị trường tương lai có mối quan hệ không chặt chẽ, mối quan hệ không chặt chẽ nàygọi là rủi ro cơ bản. 1. Gọi khoản thua lỗ nội bảng ( giảm vốn tự có): rE 2. Gọi lợi nhuận thu được của hợp đồng tương lai ngoại bảng: rE = -DF(NF .PF ). A. rRF 1+RF Trong đó: DF:Thời hạn của trái phiếu được sử dụng trong mua bán hợp đồng tương lai PF: Giá của từng hợp đồng tương lai rF: Sự thay đổi giá trị hợp đồng tương lai F: Giá trị ban đầu của hợp đồng tương lai ( F= NF.PF) NF: Số lượng hợp đồng tương lai rRF/1+RF:: Mức thay đổi lãi suất 3. Gọi số lượng các hợp đồng tương lai cần thiết là: NF NF = ( DA - k.DL).A DF.PF Nhận xét: Nếu rE= rF -->không có rủi ro cơ bản. Nhưng thực tế luôn có sự khác nhau giữa rE, rF do lực cung và lực cầu trên thị trường giao nhay và thị trường tương lai là khác nhau. Ta có công thức tính hệ số rủi ro cơ bản b là : rR/(1+R) = b rPF/(1+RF) 6.3. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng quyền chọn Một số khái niệm : Hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng này cho phép người nắm giữ chứng khoán được quyền: Nếu là hợp đồng quyền chọn bán: Người đó sẽ được bán CK cho một nhà đầu tư khác tại một mức giá xác định trước vào ngày dáo hạn của hợp đồng. Nếu là hợp đồng quyền chọn mua: Người đó sẽ được mua Ck từ một nhà đầu tư khác tại mức giá xác định trước vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Nhưng đồng thời họ sẽ phải trả quyền phí tức là chi phí để mua quyền hayđược nhận quyền phí từ việc bán quyền. Phân tích các nội dung: Mua quyền chọn mua: Người mua quyền chọn này cho rằng giá CK sẽ tăng lên.Khi giá CK lên cao họ sẽ chỉ phải trả bằng mức giá thấp đã xác định trước. Bán quyền chọn mua: Người bán quyền chọn mua tin tưởng vào việc giá CK sẽ giảm. Mua quyền chọn bán: Tương tự Bán quyền chọn bán : Tương tự Ngân hàng có thể sử dụng quyền chọn lãi suất như: Giao dịch Caps- giao dịch Mua quyền chọn mua lãi suất Khái niệm: Là nghiệp vụ trong đó bên mua thanh toán một khoản phí quyền chọn và được nhận quyền căn cứ vào một kỳ lãi nhất định , yêu cầu bên bán thanh toán một khoản bù trừ ở mức chênh lệch giữa lãi suất tối đa đã thoả thuận và lãi suất so sánh ( Là lãi suất hiện hành tại ngày giá trị của hợp đồng- Là ngày mà NH mua Caps có quyền yêu cầu NH bán Caps thanh toán.).Nếu lãi suất này cao hơn lãi suất tối đa đã thoả thuận ( Là giá trị mà NH mua Caps muốn phòng ngừa rủi ro lãi suất). Mục đích: Phòng ngừa rủi rỏ lãi suất tăng, khi giá trị các khoản mục bên tài sản nhạy cảm với lãi suât nhỏ hơn giá trị các khoản mục bên nguồn huy động nhạy cảm với lãi suất hay thời hạn của khoản mục thuộc bên tài sản lớn hơn thời hạn các khoản mục bên nguồn vốn. Giao dịch Floors- Hợp đồng mua quyền bán lãi suất Khái niệm: Là nghiệp vụ trong đó bên mua thanh toán một khoản phí lựa chọn và được nhận quyền cứ vào cuối một kỳ lãi nhất định, yêu cầu bên bán thanh toán một khoản bù trừ ở mức chênh lệch giữa lãi suất tối thiểu đã thoả thuận và Lãi suất so sánh, nếu lãi suát so sánh này thấp hơn lãi suất tối thiểu thoả thuận. Mục đích: Ngược lại với giao dịch Caps, giao dịch này được sử dụng để phòng ngừa rủi rỏ lãi suất giảm.Khi giá trị các khoản mục thuộc bên tài sản cảm với lãi suất lớn hơn giá trị các khoản mục thuộc bên nguồn vốn, khi thời hạn của tài sản có nhỏ hơn thời hạn của tài sản nợ. C Giao dịch Collar – Hợp đồng mua và bán lãi suất Khái niệm: Là hợp đồng mà NH thực hiện đồng thời cả hai giao dịch mua Caps và bán Floors Mục đích: Phòng ngừa rủi ro lãi suất tăng , thu được phí từ hợp đồng Floor để tài trợ cho chi phí hợp đồng Caps. 6.4. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng hoán đổi lãi suất ( Swap) Một số khái niệm: Giao dịch hoán đổi lãi suất được sử dụng như một là một kỹ thuật để bảo hiểm rủi ro lãi suất. Hoán đổi lãi suất là một hợp đồng giữa hai bên để trao đổi số lãi phải trả tính trên một số tiền nhất định trong một thời hạn nhất định, trong đó một bên trả lãi suất cố định trong khi bên kia trả lãi suất thả nổi theo thoả thuận trong suốt thời hạn hợp đồng. Cơ chế thực hiện Vùng không thể chấp Vùng không thể chấp nhận nhận đối với NH1 đối với NH2 Lãi suất Vùng có thể chấp nhận đối với cả hai NH bán Swap 2 NH mua Swap 1 Tổ chức Bảo hiểm hay định chế tài chính trung gian đóng vai trò môi giới và hưởng phí Trả lãi suất cố định Trả lãi suất cho các khoản tín dụng ngắn hạn với lãi suất ngân hàng cơ bản Chêch lệch được thanh toán qua trung gian Kết luận: Đây là một cách thức nhằm thay đổi trạng thái rủi ro lãi suất của một tổ chức, hoạt động này giúp làm giảm chi phí vay vốn. Các bên tham gia hợp đồng hoán đổi lãi suất có thể chuyển lãi suất cố điịnh thành lãi suất thả nổi hay ngược lại. Giá trị của khoản gốc tín dụng không được trao đổi. Mỗi bên trong hợp đồng vẫn phảI hoàn trả toàn bộ các khoản nợ riêng của mình. Thực chất cac bên chỉ tiến hành chuyển phàn chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn. 7. CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM VỚI RỦI RO LÃI SUẤT CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN VỀ LÃI SUẤT Cơ chế lãi suất ở Việt Nam thời gian qua: *Từ tháng 6/1992 đến 1995: Từ tháng 6/1992 NHNN đã chuyển từ cơ chế lãi suất thực âm sang cơ chế lãi suất thực dương và quản lý theo khung lãi suất: NHNN quy định khung lãi suất của NHTM đối với nền kinh tế ( trần lãi suất cho vay và sàn lãi suất huy động) lãi suất cho vay bình quân phải lớn hơn lãi suất huy động bình quân. Chấm dứt sự bao cấp về vốn qua kênh tín dụng NH; lãi suất huy động bằng ngoại tệ do các NHTM quy định trên cơ sở lãi suất thị trường tiền tệ quốc tế và cung cầu ngoại tệ trong nước. *Từ 1996 đến tháng7/2000: Từ tháng 1/1996 lãi suất tiếp tục được thay đổi + áp dụng cơ chế trần lãi suất cho vay thay thế khung lãi suất trước đó. Có sự phân biệt trần lãi suất cho vay ngắn hạn với trung hạn, dài hạn; có sự phân biệt giữa lãi suất cho vay khu vực thành thị với khu vực nông thôn. + Khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân lãi suất tiền gửi bình quân ở mức 0,35%/tháng. + Trần lãi suất cho vay bằng ngoại tệ được điều chỉnh phù hợp với biến động lãi suất trên thị trường quốc tế và cung cầu ngoại tệ trong nước + Điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu đối với các TCTD một cách linh hoạt, phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ hàng năm *Từ tháng 8/2000 đến tháng 6/2002: + Đối với đồng Việt Nam: NHNN công bố lãi suất cơ bản (là lãi suất cho vay của các NHTM áp dụng đối với khách hàng tốt nhất) và biên độ phần trăm thích hợp. Lãi suất cho vay và huy động vốn của các TCTD phải gắn chặt với lãi suất cơ bản của NHNN. + Đối với ngoại tệ: NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng đôla Mỹ của các TCTD không vượt quá mức lãi suất thị trường liên ngân hàng Singapore ( SIBOR) kỳ hạn 3 tháng cộng biên độ tối đa 1%/năm. *Cơ chế lãi suất hiện nay: Ngày 30/5/2005, Thống đốc NHNN ban hành hai Quyết định về lãi suất: Quyết định 546/2002/QĐ-NHNN về “thực hiện lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng VNĐ của TCTD đối với khách hàng” và Quyết định 547/2002/QĐ-NHNN “Công bố lãi suất cơ bản”. Theo quyết định này các TCTD được quyền chủ động xác định lãi suất cho vay nội tệ trên cơ sở cung cầu vốn trên thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng vay là các pháp nhân và cá nhân trong và ngoài nước hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên hàng tháng NHNN vẫn công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt nhất của nhóm các TCTD được lựa chọn, để các TCTD tham khảo và định hướng lãi suất thị trường. Nhận xét chung: Trước đây, các TCTD bắt buộc phải tuân theo lãi suất cơ bảnvà chỉ được chủ động quy định trong khuôn khổ biên độ do NHNN quy định là không vượt quá 0,35%/tháng đối với cho vay ngắn hạn và không quá 0,55%/tháng đối với cho vay trung và dài hạn. Từ ngày 1/6/2002, lãi suất cơ bản chỉ hoàn toàn là tham khảo, biên độ quy định chính thức bị bãi bỏ. Có nghĩa là các TCTD được quyền chủ động hoàn toàn, linh hoạt đưa ra các mức lãi suất tiền gửi và cho vay của mình với cả nội tệ và ngoại tệ, NHNN chỉ quy định lãi suất tiền gửi đối với các pháp nhân. Theo cơ chế này các NHTM sẽ chủ động hơn trong việc quy định lãi suất đối với tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất khi thị trường có sự biến động về lãi suất nhằm tránh rủi ro lãi suất. Còn theo cơ chế lãi suất cũ, giả sử một NHTM cho vay với lãi suất kịch trần (hoặc hết biên độ dao động), khi lãi suất trên thị trường tăng buộc NH phải tăng lãi suất huy động mà lãi suất cho vay theo quy định không được tăng, dẫn đến thiệt hại về thu nhập của NH. THỰC TẾ NH VIỆT NAM VỚI RỦI RO LÃI SUẤT Ngày 12/2/2003 NHNN đã lần đầu tiên cho phép NHTMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) được thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn trong kinh doanh ngoại hối. Tuy nhiên vẫn chưa phát triển nghiệp vụ này. NHNN cũng lần lượt cho phép các NH khác như Đầu tư & Phát triển, NHNN&PT NT, Citibank, NH Ngoại thương, NH Công thương, ... thực hiện thí điểm nghiệp vụ option nhưng cũng chưa thu được nhiều kết quả. NHNN chính thức cung cấp rộng rãi cho thị trường nhu hối đoái công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất, tỷ giá cho các DN & các thành viênt hị trường ngoại hối. Đầu tháng 12/2004, quy định mới về ngoại hối cho phép tất cả các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ, thực hiện quyền chọn tiền tệ – option chính thức. Quyết định của Thống đốc NHNN VN số 1133/2003/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2003 về việc ban hành quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUÁT Ở NH VN Phải duy trì sự cân đối các khoản nhạy cảm với lãi suất bên tài sản co với tài sản nợ. Sử dụng một chính sách lãi suất linh hoạt , đặc biệt đối với những khoản vay lớn, thời hạn dài cần tìm kiếm nguồn vốn tương ứng hoặc thực hiện cơ chế lãi suất thả nổi Sử dụng các công cụ tài chính mới để hạn chế rủi ro ngoại bảng, như sử dụng các nghiệp vụ kỳ hạn về laĩ suất, nghiệp vụ kỳ hạn về tiền gửỉ, nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất tiền vay, thực hiện hợp đồng tương lai, thực hiện nghiệp vụ hoán đổi laĩ suất, quyền chọn laĩ suất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docRui ro lai suat.doc
Tài liệu liên quan