Tiểu luận Đức tính cao đẹp của người phụ nữ: Công - Dung - Ngôn - Hạnh
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội Việt Nam và nhất là ở trong xã hội phong kiến Trung Quốc xưa kia, hình ảnh của người phụ nữ luôn được khắc hoạ nổi bật với những phẩm chất tốt đẹp, ngoài việc thực hiện cuộc sống Tam tòng “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, người phụ nữ còn hội tụ đầy đủ trong mình bốn đức tính cao đẹp nhất không thể thiếu đó là tứ đức “Công - Dung - Ngôn - Hạnh”. Cũng chính vì được hội tụ đầy đủ những đức tính trên mà hình ảnh của những người phụ nữ luôn luôn được tôn vinh quý trọng. Hình ảnh những người phụ nữ luôn ngời sáng trước mọi thời đại và đã đi vào thơ ca, sử sách được ngàn đời ghi nhớ. Có thể nói tứ đức là hình ảnh mẫu mực là những đức tính quý báu là niềm tự hào của giới phụ nữ trong bất kỳ một xã hội nào, một thời đại nào.
Thật vậy, sinh tử là quy luật của tạo hoá đã ban cho con người, nhưng ở trong cái quy luật ấy để có được một cuộc sống tốt đẹp thì con người luôn luôn vận động, biến đổi và phát huy khả năng của mình , để chống chọi với tự nhiên, với cuộc sống để không ngừng vươn lên. Nếu như địa vị của người nam giới trong xã hội được khẳng định ở chức vụ và quyền lực, ở công danh, thì những người phụ nữ lại khẳng định mình về phương diện, lối sống đạo đức và phẩm giá tốt đẹp của mình. Qua những bài ca dao, những câu tục ngữ, những câu chuyện lịch sử, chúng ta bắt gặp hàng ngàn hàng vạn những gương mặt tiêu biểu, những tấm gương điển hình, từ họ đã toát lên những đức tính, những phẩm chất cao cả. Có thể nói tứ đức “Công, Dung, Ngôn, Hạnh” đã gắn liền với tính cách của người phụ nữ, nó đã là bản chất và ăn sâu vào tiềm thức của họ, và khi được sinh ra với thiên chức là người phụ nữ thì họ không thể thiếu những đức tính đó.
“Công” là một trong bốn đức tính cao cả trên đã được những người phụ nữ thực hiện rất hoàn hảo trong cuộc sống gia đình và xã hội.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4037 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đức tính cao đẹp của người phụ nữ: Công - Dung - Ngôn - Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Anh chị hãy làm rõ nội dung những chữ “Công - Dung - Ngôn - Hạnh” và sau đó dùng những câu ca dao, những câu tục ngữ, những câu truyện lịch sử để chứng minh cho bốn đức tính trên của người phụ nữ
BÀI LÀM
Trong xã hội Việt Nam và nhất là ở trong xã hội phong kiến Trung Quốc xưa kia, hình ảnh của người phụ nữ luôn được khắc hoạ nổi bật với những phẩm chất tốt đẹp, ngoài việc thực hiện cuộc sống Tam tòng “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, người phụ nữ còn hội tụ đầy đủ trong mình bốn đức tính cao đẹp nhất không thể thiếu đó là tứ đức “Công - Dung - Ngôn - Hạnh”. Cũng chính vì được hội tụ đầy đủ những đức tính trên mà hình ảnh của những người phụ nữ luôn luôn được tôn vinh quý trọng. Hình ảnh những người phụ nữ luôn ngời sáng trước mọi thời đại và đã đi vào thơ ca, sử sách được ngàn đời ghi nhớ. Có thể nói tứ đức là hình ảnh mẫu mực là những đức tính quý báu là niềm tự hào của giới phụ nữ trong bất kỳ một xã hội nào, một thời đại nào.
Thật vậy, sinh tử là quy luật của tạo hoá đã ban cho con người, nhưng ở trong cái quy luật ấy để có được một cuộc sống tốt đẹp thì con người luôn luôn vận động, biến đổi và phát huy khả năng của mình , để chống chọi với tự nhiên, với cuộc sống để không ngừng vươn lên. Nếu như địa vị của người nam giới trong xã hội được khẳng định ở chức vụ và quyền lực, ở công danh, thì những người phụ nữ lại khẳng định mình về phương diện, lối sống đạo đức và phẩm giá tốt đẹp của mình. Qua những bài ca dao, những câu tục ngữ, những câu chuyện lịch sử, chúng ta bắt gặp hàng ngàn hàng vạn những gương mặt tiêu biểu, những tấm gương điển hình, từ họ đã toát lên những đức tính, những phẩm chất cao cả. Có thể nói tứ đức “Công, Dung, Ngôn, Hạnh” đã gắn liền với tính cách của người phụ nữ, nó đã là bản chất và ăn sâu vào tiềm thức của họ, và khi được sinh ra với thiên chức là người phụ nữ thì họ không thể thiếu những đức tính đó.
“Công” là một trong bốn đức tính cao cả trên đã được những người phụ nữ thực hiện rất hoàn hảo trong cuộc sống gia đình và xã hội.
Có thể nói công việc chăm sóc chồng con là thiên chức bẩm sinh của người phụ nữ, không qi có thể thực hiện được chu đáo và vẹn toàn như họ được, chính vì vậy người xưa thương có câu :
“Những người thắt đáy lưng ong
Vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con”
Trong cuộc sống gia đình, chúng ta không thể phủ nhận vị trí quan trọng của người vợ, người mẹ, chính họ là người điều hoà cuộc sống, là người luôn gìn giữ cho hạnh phúc của gia đình, họ là người biết chịu đựng, biết hi sinh tất cả vì chồng con. Và để khẳng định vị trí quan trọng của người mẹ trong gia đình ông cha ta đã có câu.
“Vắng đàn ông quạnh nhà
Vắng đàn bà quạnh bếp”
Nếu như người đàn ông được coi là trụ cột trong nhà thì người phụ nữ được coi như biểu tượng của sự hạnh phúc no ấm của giađình đó, những công việc nội trợ, bếp núc, chăm sóc con cái tưởng chứng như nhỏ nhặt bình thường nhưng lại có một ý nghĩa hết sức cao cả. Thử hỏi rằng có ai chăm sóc con cái hơn người mẹ vậy nên người ta thường nói :
“Mặt trời khuất núi con chúi lòng mẹ”
Hay
“Vắng cho ăn cơm với cá
Vắng mẹ vác giá đi xin”
Qua đó đã thể hiện rằng những công việc tuy nhỏ bé bình thường nhưng có đầy sự đảm đang, chịu khó của đôi tay người phụ nữ. Họ luôn luôn biết kiên nhẫn, biết chịu đựng để bươn trải với cuộc sống, những người phụ nữ cũng làm được những việc cao cả mà không chỉ có nam giới mới làm được. Chúng ta bắt gặp hình ảnh người vợ của Tú Xương trong bài thơ thương vợ .
“Quanh năm kiếm ăn ở mom sông
Nuôi đủ lăn con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đò đông”.
Sau khi đọc bốn câu thơ trên, người đọc đã hình dung hình ảnh của một thiếu phụ mảnh khảnh yếu ớt nhưng lại chứa đầy sự đảm đang tần tảo của một người vợ, một người mẹ. Một mình phải bươn trải với cuộc sống để mưu sinh phải gánh trên đôi vai nhỏ bé gánh một gánh nặng gia đình. Vậy mà người phụ nữ ấy vẫn soay sở để nuôi đủ lăm con với một chồng mà không một tiếng than phiền, quả là một sự tần tảo, một sự hy sinh thầm kín đầy cao cả.
Cuộc sống gia đình của mỗi chúng ta, với sự chăm sóc của người mẹ, người vợ hàng ngày tưởng chừng như rất bình thường nhưng hình ảnh của người phụ nữ trong gia đình là không thể thiếu vắng dù chỉ là một giây lát. Cũng chính vì vậy mà trong bài thơ “Vợ ơi” thi sĩ Thế Hùng đã phải thốt lên.
“Em đi vắng
Nhà hoang tàn giá lạnh
Con mải chơi quên bỏ bữa cơm chiều
Mở tủ lạnh thấy toàn là đá
Bếp chỏng chơ toàn những nồi niêu
Em đi vắng
Anh cô đơn buồn tủi
Có một mình phòng vắng ngắt như tờ
Con lớn theo chồng, con sau theo bạn
Thui thủi căn phòng trống trải bơ vơ
Em đi vắng
Đêm ôm chăn tròng trọc
Ngày đã dài đêm thao thức dài hơn
Về đi cho anh đỡ khổ
Cứ bơ vơ cú lỡ khổ thế này
Khi xa em
Anh tột cùng nỗi khổ
Thiếu một người rất vợ - là em”
Không chỉ khẳng định trong vai trò là một người vợ người mẹ đảm đang, chăm chỉ trong công việc gia đình, người phụ nữ còn thể hiện, khẳng định mình trong công việc xã hội. Điều này được thể hiện rõ qua hình ảnh của Bà Trưng và Bà Triệu vì căm thù lũ giặc xâm lăng căm thù bọn ác độc đã giết chồng, Hai bà đã phất cờ đứng lên đánh đuổi lũ giặc tàn ác giành lại độc lập cho dân tộc.
Còn tỏng thời hiện đại người ta lại được thấy hình ảnh :
“Cô Ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh
Chị Hai lăm tấn quê ở Thái Bình”
Đó là những tấm gương giởi việc nước đảm việc nhà, những con người cần cù chịu thương chịu khó để hoàn thành công việc của mình trong gia đình và trong xã hội. Họ là những con người anh dũng kiên cường hiên ngang bất khuất trong chiến tranh và tiêu biểu là hình ảnh chị Út Tịch với câu nói đầy dũng khi :
“Còn cái lai quần cũng đánh”
Hay hình ảnh của chị Võ Thị Sáu vẫn hiên ngang bất khuất khi đi giữa hai hàng lính ra pháp trường, chị vẫn ung dung mỉm cười.
Và còn biết bao những bà mẹ, những anh hùng khác nữ, họ âm thầm cống hiến cho Tổ quốc, họ chiến đấu một cách thầm lặng và hi sinh một cách thầm lặng, họ thật cao cả biết bao, thật vĩ đại biết bao. Họ là những tấm gương chói loà là những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời và họ đã thực hiện thiên chức “Công” của mình một cách hoàn hảo nhất.
Không chỉ khẳng định mình trong các công việc gia đình và xã hội. Người phụ nữ còn tự hào về chính bản thân họ, về dung nhan, sắc đẹp của mình, cái mà tạo hoá đã ban cho. Vậy nên một tỏng những phẩm chất, đức tính của người phụ nữ là phải biết giữ gìn, chăm sóc và biết phát huy những nét dung nhan của mình, là một người phụ nữ, một người vợ phải biết chăm sóc sắc đẹp cho chính mình và phải biết nâng lưu quý trọng điều đó. Chính vì sự nâng lưu, biết quý trọng và chăm sóc sắc đẹp của mình mà đã có biết bao nhiêu phụ nữ đã được ghi trong sử sách trong những truyền thuyết về vẻ đẹp tuyệt mĩ của mình. Cùng với sự đảm đang, cần cù, tháo vát trong công việc thì vẻ đẹp còn là một nhân tố tôn vinh người phụ nữ, điều đáng chú ý ở đây là vẻ đẹp của người phụ nữ không chỉ là vẻ đẹp đơn giản về mặt hình thể mà họ còn đẹp cả về trí tuệ về nhân cách về đạo đức.
Đẹp như cô Tấm với vẻ đẹp hiền dịu trong chuyện cổ tích đã làm cho vua phải say đắm, hay đẹp như nàng Mị Lương với “vẻ đẹp như hoa, tính nết hiền dịu”, còn nàng Tây Thi thì vẻ đẹp của nàng được cảm nhận là một vẻ “đẹp tuyệt thế giai nhân”. Đó đều là những vẻ đẹp hoàn mĩ, vẻ đẹp đôn hậu mà đời đời không thể nào quên. Còn với Nguyễn Du thì vẻ đẹp còn được hội tụ cả tài và sắc đó là sự hoàn hảo của con người mà theo ông là “Mười phân vẹn mười”.
“Đầu lòng hai ả Tố Nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét người nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Lan thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm”.
Thật vậy chỉ bằng một đoạn thơ ngắn mà Nguyễn Du đã thể hiện được toàn bộ vẻ đẹp hoàn mĩ của hai nàng Kiều, đó là một vẻ đẹp tinh khôi, một vẻ đẹp trong trắng cả về mặt hình thể và trí tuệ. Hai nàng Kiều hiện nên trước mắt người đọc với những nét chấm phá hài hoà đặc sắc về sắc và tài, ở họ hội tụ đầy đủ những dung nhan để sứng đáng là một mĩ nhân.
Ngoài những nét đẹp về tài sắc được khắc hoạ, thể hiện tỏng các tác phẩm văn, thơ, vẻ đẹp cao cả của người phụ nữ còn được thể hiện qua các tác phẩm hội hoạ, đó là những pho tượng, những bức tranh vô cùng quý giá thể hiện những nét đẹp tuyệt mĩ của người phụ nữ. Như tượng thần vệ nữ hay những bức tranh mà người ta có thể chiêm ngưỡng hàng giờ không biết chán : bức tranh nàng Betsable của Rămbrăng, bức nàng trình nữ, trẻ thơ và nữ thánh An của Lêôn na đơ Vanhxihay bức tranh người làm vườn xinh đẹp của Raphaen… có thể nói đó là những vẻ đẹp tuyệt vời của người phụ nữ mà tạo hoá đã ban tặng, như vậy cái đẹp của người phụ nữ là cái đẹp cao cả, cái đẹp bất diệt, nó trường tồn với thời gian và không bao giờ bị mất đi, bởi đó là sự kết hợp hài hoà giữa cái đẹp hình thể và cái đẹp trí tuệ, tài năng.
Bên cạnh sắc đẹp và tài năng người phụ nữ còn thể hiện mình qua cách ăn nói ứng xử với mọi người mà ở đây là những lời ăn tiếng nói nhã nhẵn nhặn, khiêm nhường và dịu dàng.
Người ta thường có câu
“Chim khốn hót tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.
Thật vậy, một trong bốn đức tính quý báu hội tụ trong người phụ nữ là “Ngôn” đó là những ngôn từ, cử chỉ khéo léo của mình trong cuộc sống. Họ không chỉ đẹp về hình thể, đẹp về trí tuệ mà họ còn đẹp cả trong ngôn ngữ. Chúng ta thường hình dung ra hình ảnh của những phụ nữ với vẻ yểu điệu thướt tha với sự dịu dàng đáng mến và những lời nói ngọt ngào đằm thắm với chồng con và sự ứng xử phải đạo với cha mẹ ông bà.
Nguyễn Du đã thể hiện điều này qua một câu thơ diễn tả ngôn từ của Thuý Vân :
“Miệng cười ngọc thốt đoan trang”
Không những chỉ biết ăn nói dịu dàng dễ nghe mà trong cách ứng xử người phụ nữ cũng thật mềm mỏng và linh hoạt vậy nên người xưa mới có câu :
“Chồng nóng thì vợ bớt lời
Cơm sôi nhỏ lửa không đời nào khê”.
Hay
“Môt khen đi đứng nhẹ nhàng
Hai khen ăn nói dịu dàng dễ nghe”.
Tất cả những điều trên đã khẳng định một lần nữ cách ăn nói ứng xử khéo léo của người phụ nữ qua đó họ đã thể hiện lên một vẻ đẹp tuyệt vời trong tâm hồn của mỗi người.
Ngoài các đức tính “công, dung, ngôn” thì một đức tính nữa mà người phụ nữ không thể thiếu đó là phẩm chất, tiết hạnh, phẩm hạnh. “Hạnh” là yếu tố là phẩm chất tốt đẹp nhất, nó cao quý thiêng liêng thể hiện lên tấm lòng chung thuỷ son sắt của người phụ nữ đối với chồng với con, đối với cha mẹ mình. Một trong những hình ảnh biểu hiện cho đức tính trên đó là hình ảnh của nàng Tô Thị.
Chúng ta bắt gặp hình ảnh của một người phụ nữ bồng con đứng đợi chồng với một niềm tinh son sắt, một tấm lòng thuỷ chung, mong mỏi một ngày chồng mình sẽ trở về. Nhưng ngày ngày qua đi chồng nàng đã không trở về và người phụ nữ kia vẫn đứng đó và đã hoá đá. Hình tượng của nàng Tô Thị đã thể hiện một sự thuỷ chung son sắt của một người vợ nó thể hiện một tấm lòng cao cả của người phụ nữ để như thách thức với thời gian với cuộc đời.
Còn trong chuyện “Trương Viên” người đọc đã được chứng kiến một cảnh rất éo le. Đó là “khi hai mẹ con dâu đưa nhau đi tìm con và chồng của mình là chàng Trương Viên nhưng trong một đêm nghỉ trong một cái hang họ đã gặp một con quỷ và nó đòi xé ăn thịt một trong hai người : Người mẹ già đã nói với con dâu để cho bà được thế mạng cho quỷ, nhưng người con dâu kia đã ôm mẹ chồng khóc và nói rằng hãy để cô được nộp mình cho quỷ dữ còn mẹ hãy đi tìm chàng Trương Viên…”
Qua những hành động cao cả trên của cả hai người đã thể hiện nhân phẩm đạo đức, thể hiện nên tấm lòng cao cả dám hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ cho nhau và chính hành động cao thượng đó đã tác động và cảm hoá được con quỷ và kết thúc chuyện là việc con quỷ đã tha cho hai mẹ con…
Cũng xuất phát từ lòng thuỷ chung, tấm lòng sắt son mà hình ảnh của người phụ nữ trong sự tích tràu cau đã thể hiện đây là một ngươì vợ, một người chị chung thuỷ, cao cả. “Đó là hình ảnh ngườig vợ đi tìm chồng và em của mình và đã đến chỗ bên cạnh một tảng đá và một cây thân thẳng đó chính là chỗ mà người em và ngươì chồng đã hoá thành và cô cũng hoá thành một loại cây leo quấn quýt quanh cây thân thẳng đo…” điều đó muốn nói lên rằng khi họ sống là vợ chồng là chị em thì khi mất đi cũng sẽ quấn quýt bên nhau thể hiện tấm lòng chùng thuỷ của mình.
Còn với Nguyễn Du phẩm chất biểu hiện ở chữ “Hạnh” của người phụ nữ là tình cảm đạo đức là thể hiện được tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ.
Thông qua hành động bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, Nguyễn Du muốn khắc hoạ lên chân dung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia, người con gái mà ở đây là Thuý Kiều đã từ bỏ tất cả kể cả mối tình đẹp đẽ với Kim Trọng để làm tròn chữ hiếu với cha mẹ, đây không những hỉ là một hành động cao cả một đức tính trung hiếu mà còn là một hành động đầy phẩm hạnh của người phụ nữ.
Còn trong văn học thời hiện đại hình ảnh chị Dậu một ngươì phụ nữ nghèo túng đã phải bán con và chó để có tiền cứu chồng nhưng “trong một đem mưa to gió lớn tên quan cụ đã mò vào buồng cua chị…” Nhưng để giữ được tiết hạnh chị đã đẩy tên quan cụ ra và chạy ra ngoài. Chị Dậu đã không vì những đồng tiền mà đánh mất nhân phẩm, phẩm giá của mình.
Có thể nói tấm lòng thuỷ chung, đạo đức cao cả của người phụ nữ luôn là một phẩm chất tốt đẹp nó luôn được thể hiện và toả sáng trong mọi hoành cảnh.
Những người phụ nữ bé nhỏ kia lại làm lên những điều vô cùng to lớn cao cả, họ thể hiện trong sự hài hoà của Công - Dung - Ngôn - Hạnh đó là những điều mà được hội tụ trong tất cả những người phụ nữ mà ở bất cứ một xã hội nào một thời đại nào cũng được khẳng định: đó là những công việc mà họ làm thường ngày là những nét đẹp tuyệt mĩ mà tạo hoá đã giành riêng cho họ: Là những hành động, cử chỉ, lời ăn tiếng nói chuẩn mực, tế nhị, là sự thuỷ chung son sắt là phẩm chất đạo đức. Tất cả đã làm nên những người phụ nữ hoàn hảo, những người phụ nữ vĩ đại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Myhoc (36).doc