Tiểu luận Gia nhập WTO, Cơ hội thách thức, Thảo luận đề xuất chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn

MỞ ĐẦU Năm 2006, đối với Việt Nam là năm hội tụ nhiều sự kiện lịch sử đánh dấu những điểm mốc quan trọng về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, là năm chúng ta phải hoàn thành việc cắt giảm thuế quan để thực hiện khu vực mậu dịch tự do của ASEAN, năm đăng cai tổ chức Diễn đàn APEC 14 với tiêu đề Hướng tới một cộng đồng năng động vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng. Năm nước ta được gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới, hoàn thành một số cam kết trong Hiệp định thương mại song phương Việt Nam -Hoa Kỳ, thúc đẩy mạnh mẽ các Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ấn Độ, úc và New Zealand, đặc biệt Hiệp định CA- FTA.

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1793 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Gia nhập WTO, Cơ hội thách thức, Thảo luận đề xuất chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ta nằm ở mức trung bình, trên các nước Philippine, Myanma, Cam Pu chia, Lào. Các hoạt động hợp tác ASEAN trong lĩnh vực phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo cũng được thúc đẩy với các chiến lược như phát triển nguồn nhân lực; tăng cường khả năng xây dựng chính sách và cơ chế; chia sẻ kinh nghiệm và thông tin; tăng cường vai trò tham gia năng động của khối tư nhân, doanh nghiệp và nhân dân; khuyến khích liên kết giữa các tổ chức quốc gia, quốc gia với khu vực, tăng cường hợp tác quốc tế. Gia nhập ASEAN, Việt Nam chủ động xúc tiến chương trình xóa đói giảm nghèo, bắt đầu với các xã nghèo, vùng nghèo. Sau đó, chương trình đã lồng ghép và kết hợp giữa tăng trưởng với xóa đói giảm nghèo một cách toàn diện hơn. Nhờ đó, thành quả của hơn 20 năm đổi mới, nông nghiệp phát triển và mục tiêu xóa đói giảm nghèo cũng từng bước đạt được, giảm tỷ lệ hộ nghèo đói xuống còn 19% theo chuẩn mới. 1.2. Hợp tác APEC trong nông, lâm nghiệp Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á -Thái Bình Dương APEC (Asia Pacific Economic Cooperation Forum), ra đời tháng 11/1989, có 21 nền kinh tế thành viên chiếm 52% diện tích lãnh thổ, 59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới và đóng góp 57% GDP và 47% thương mại thế giới. Việt Nam gia nhập vào APEC từ tháng 11 năm 1998. Theo Tuyên bố Seoul 1991 mục tiêu cơ bản của APEC là: (1)Duy trì sự tăng trưởng và phát triển của khu vực vì lợi ích chung của các dân tộc trong khu vực và đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển của thế giới; (2) Phát huy các kết quả đối với khu vực và nền kinh tế thế giới do sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng tăng về kinh tế, khuyến khích các luồng hàng hóa, dịch vụ, vốn và công nghệ; (3) Phát triển và tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở vì lợi ích của các nước Châu á -Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác; (4) Cắt giảm các hàng rào cản trở việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên phù hợp với các nguyên tắc của GATT/WTO ở những lĩnh vực thích hợp mà không làm tổn hại đến các nền kinh tế khác. Tuyên bố tại Hội nghị cấp cao Bogor: "Chúng ta nhất trí cam kết hoàn thành việc đạt được mục tiêu về thương mại, đầu tư tự do và mở trong khu vực Châu á -Thái Bình Dương không chậm hơn năm 2020". APEC hoạt động dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản: (1) Cùng có lợi; (2) Nhất trí; (3) Tự nguyện; (4) Là một diễn đàn mở, hoạt động phù hợp các nguyên tắc của GATT/WTO. APEC là một diễn đàn hợp tác với mục đích bao trùm là đẩy mạnh mở cửa, tạo môi trường thông thoáng cho cạnh tranh và hợp tác, APEC có 3 lĩnh vực hoạt động chính là: Tự do hóa thương mại và đầu tư; Thuận lợi hóa thương mại và đầu tư; Hợp tác kinh tế - kỹ thuật (ECOTECH) Tự do hóa thương mại được thực hiện theo 2 hướng, đó là:(1) Kế hoạch hành động riêng: Mỗi nền kinh tế tự nguyên xây dựng chương trình tự do hóa thương mại để tiến tới mục tiêu mở cửa vào năm 2010 (đối với nền kinh tế phát triển) và năm 2020 (đối với nền kinh tế đang phát triển); (2) Kế hoạch tự nguyện tự do hóa sớm trong 15 lĩnh vực và chia thành 2 giai đoạn. Tập trung chủ yếu vào giảm thuế quan cho tất cả các lĩnh vực đó. Về thuận lợi hóa thương mại và đầu tư: APEC tiến hành kế hoạch hành động tập thể để giảm các chi phí cho hoạt động kinh doanh như đơn giản hóa thủ tục hải quan, nới lỏng các qui định liên quan tới thương mại, hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, cải tiến thủ tục cấp thị thực cho doanh nhân v.v. Các thành viên APEC đánh giá cao vai trò của thuận lợi hóa thwong mại và đầu tư, ước tính chương trình thuận lợi hóa của APEC có thể giúp tiết kiệm được 45 tỷ USD, trong khi các chương trình tự do hóa có thể mang lại tối đa 23 tỷ USD cho khu vực. 7 lĩnh vực hợp tác kỹ thuật nông nghiệp trong APEC, đó là: (1) Bảo tồn và sử dụng các nguồn gen động thực vật; (2) Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp; (3) Sản xuất, chế biến, tiếp thị, phân phối và tiêu thụ nông sản; (4) Kiểm dịch động thực vật và quản lý sâu bệnh; (5) Hợp tác xây dựng hệ thống tài chính nông nghiệp; (6) Chuyển giao công nghệ và đào tạo nông nghiệp; (7) Các vấn đề về nông nghiệp bền vững và môi trường. Sau 8 năm hoạt động, năm 2006 Việt Nam đã được nước đăng cai tổ chức Diễn đàn APEC 14. Đây là một sự thừa nhận của quốc tế đối với Việt Nam, theo nhiều nhà kinh tế quốc tế đánh giá Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện thành công chương trình cải cách, đưa nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định trong nhiều năm. Trong nông nghiệp tuy là một nước đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, nhưng lại xuất khẩu nông sản với khối lượng lớn. Nhiều mặt hàng đừng vị trí hàng đầu thế giới. Vấn đề các nước quan tâm hơn nữa đó là giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng với xóa đói giảm nghèo và các vấn đề tiến bộ xã hội, đặc biệt là thành quả về giảm đói nghèo.Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc, nhưng được tập hợp trong một khối đại đoàn kết dân tộc, hài hòa lợi ích và cùng phấn đấu cho mục tiêu phát triển chung. Các doanh nghiệp, tập đoàn của các nền kinh tế thành viên APEC đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam từ năm 1998 đến tháng 9-2006 có 6.527 dự án, với tổng số vốn hơn 49 tỷ 391 triệu USD, chiếm 83,1% tổng vốn FDI vào Việt Nam. 10 nền kinh tế thành viên APEC đầu tư trực tiếp vào Việt Nam có số vốn đăng ký hơn 47 tỷ 273 triệu USD, chiếm 95,7% đầu tư của APEC, 66,2% tổng vốn FDI vào Việt Nam thuộc số 14 nền kinh tế trên thế giới đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Đầu năm nay, Intel triển khai dự án đầu tư sản xuất chíp điện tử, bộ vi xử lý vào Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh, với số vốn đăng ký gần nửa tỷ USD, Microsoft cam kết giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực phần mềm công nghệ thông tin. Năm 2005, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu đạt kim ngạch hơn 26 tỷ USD, nhập khẩu hơn 37 tỷ USD, trong đó giao dịch thương mại nội khối APEC chiếm 80%. 5 nền kinh tế thành viên APEC nhập khẩu lớn từ Việt Nam, với kim ngạch từ hơn một tỷ USD trở lên là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Singapore. Việt Nam cũng nhập khẩu lớn từ 9 nền kinh tế thành viên APEC (mỗi nền kinh tế hơn một tỷ USD), trong đó có Trung Quốc, Singapor, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái-lan, Malaysia, Mỹ... Bên cạnh những tập đoàn, doanh nghiệp lớn, trong các nền kinh tế APEC các DNN&V chiếm 98% số lượng doanh nghiệp, đóng góp 35% tổng kim ngạch xuất khẩu, 12% GDP và tạo ra 58% chỗ làm việc. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của APEC cũng góp phần quan trọng trong việc phát triển, ổn định nền kinh tế, thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp trong khu vực, tạo việc làm, thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội nông thôn ở Việt Nam trong những năm qua. 1.3. Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa kỳ Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ được ký kết ngày 13/7/2000, và có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. Hiệp định được xây dựng trên nguyên tắc và định chế của WTO, bao quát tất cả các lĩnh vực thương mại và đầu tư. Lần đầu tiên Việt Nam cam kết một lộ trình mở cửa toàn diện và sâu sắc trong một Hiệp định như vậy. Việt Nam đã liệt kê tất cả các biện pháp bảo hộ và đa số đều được đưa vào lịch trình loại bỏ. Có 5 nội dung quan trọng của Hiệp định là (1) thương mại hàng hóa; (2) thương mại dịch vụ; (3) đầu tư; (4) sở hữu trí tuệ và (5) vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật. Về thương mại hàng hóa, đề cập 4 lĩnh vực là thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và quyền phân phối, trị giá tính thuế hải quan. Riêng thuế nhập khẩu nông sản, giảm mức thuế nhập khẩu đối với nông sản gồm 01 dòng thuế từ 100% xuống 40%; 58 dòng thuế từ 50% xuống 40%; 8 dòng thuế từ 40% xuống 15% và 25%; 10 dòng thuế từ 30% xuống 15%, 10% và 5%; 31 dòng thuế từ 20% xuống 15%,10% và 5% v.v.. Hoa Kỳ sẽ giành chế độ MFN cho tất cả các hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ (trừ sản phẩm dệt theo giấy phép và hạn chế định lượng). Mức thuế suất nhập khẩu hàng Việt Nam giảm bình quân từ 40% xuống 3%. Về biện pháp phi thuế quan, Việt Nam cam kết đãi ngộ Quốc gia cho tất cả hàng hóa của Mỹ (trừ xe ô tô dưới 12 chổ ngồi, nguyên liệu sản xuất thuốc lá, nhiên liệu, kim loại và phân bón). Từ năm 2005 -2007 áp dụng hạn chế định lượng nhập khẩu cho 82 dòng thuế cho các nông sản. Riêng đối với đường mía áp dụng đến năm 2011. Về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và quyền phân phối, trong vòng 3 -10 năm cho phép Hoa Kỳ kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc phân phối đối với 255 nhóm hàng theo mã HS 4 chữ số, tương ứng 2590 mặt hàng theo mã HS 8 chữ số. Sau 2 năm Việt Nam áp dụng tính thuế hải quan theo hiệp định Định giá Hải quan của WTO. Đối với vệ sịnh dịch tể kiểm dịch động thực vật, hiệp định quy định mọi biện pháp vệ sinh dịch tễ kiểm dịch động, thực vật (SPS) không được trái với qui định của GATT năm 1994. Chỉ áp dụng ở mức cần thiết để bảo vệ cuộc sống, sức khỏe con người, động thực vật dưa trên cơ sở các nguyên lý khoa học và không được duy trì nếu không có bằng chứng đầy đủ. Sau 5 năm ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, thương mại của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã được mở rộng một cách bất ngờ, vượt qua nhiều dự báo trước đó. Điều đó tạo thêm niềm tin cho chúng ta đẩy sâu hơn nữa tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Kim ngạch thương mại Việt Mỹ qua 6 năm (2000 -2005), triệu USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cân đối 2000 821,3 367,5 +453,8 2001 1053,2 460,4 +592,8 2002 2394,8 580,0 1814,8 2003 4554,8 1323,8 +3231,1 2004 5275,3 1164,3 +4111,0 2005 6631,2 1193,2 +5438,0 Nguồn: Tổng cục Hải quan 1.4. Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc (CA-FTA) Ngày4/11/2002 tại Phnôm Pênh Căm Pu Chia, Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã được ký kết với các nội dung chủ yếu: (1) Loại bỏ dần các hàng rào thuế quan và phi quan thuế đối với cơ bản toàn bộ thương mại hàng hoá; (2) Tự do hoá từng bước thương mại dịch vụ trong hầu hết các lĩnh vực; (3) Dành đối xử đặc biệt và khác biệt và linh hoạt cho các nước thành viên mới của ASEAN; (4) Dành linh hoạt cho các Bên nhằm giải quyết những vấn đề nhạy cảm của mình trong lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ và đầu tư dựa trên nguyên tắc có đi có lại và cùng có lợi; Về thương mại hàng hoá, Hiệp định đề cập 3 nhóm hàng: Nhóm 1: Với Việt Nam, nhóm hàng tham gia Chương trình Thu hoạch sớm (EHP), bao gồm nông sản thuộc 8 chương, thuế quan đến năm 2008 giảm xuống bằng 0%, năm 2005 phải giảm xuống 5%. Nhóm 2: Loại bỏ thuế quan và các quy định hạn chế thương mại đối với cơ bản toàn bộ thương mại hàng hóa (ngoài EHP). Nhóm 3: Các mặt hàng nhạy cảm, loại trừ không tham gia EHP, tuỳ theo từng nước. Đối với Việt Nam loại trừ các nhóm mặt hàng: Gia cầm giống ; Thịt và các bộ phận nội tạng của gia cầm thuộc nhóm 0105, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông; Trứng chim và trứng gia cầm trong vỏ, tươi, được bảo quản hoặc hấp chín, luộc chín; quả có múi (họ chanh), tươi hoặc khô. Về các biện pháp Phi thuế quan: Các đàm phán sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn ở những nội dung sau: Quy tắc xuất xứ; Các biện pháp phi quan thuế, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở các hạn chế định lượng hoặc cấm nhập khẩu, cũng như những biện pháp vệ sinh dịch tễ không biện minh được về mặt khoa học và những hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; Các biện pháp tự vệ trên cơ sở các nguyên tắc của GATT. bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những yếu tố sau: tính minh bạch, phạm vi, các tiêu chí khách quan để dẫn đến hành động Tiến trình đàm phán, thương lượng của Hiệp định CA-FTA đã đạt thỏa thuận: Về thuế quan trong thương mại hàng hóa nông sản, Hiệp định AC-FTA đã thống nhất mức thuế quan cho các nhóm hàng hóa, lộ trình cắt giảm cụ thể và bắt tay thực hiện. Về các biện pháp phi thuế quan chưa được quan tâm lắm. Trong các Hiện định FTA chủ yếu mới nhấn mạnh vấn đề thuận lợi hóa, hài hòa hóa, tiến tới công nhận lẫn nhau, hải quan một cửa. Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc đã tăng cường mở rộng thương mại Việt Nam -Trung Quốc một cách mạnh mẽ. Riêng thương mại nông sản, 2 năm gần đây nông sản Việt Nam đang gặp khó khăn thách thức ngay cả trên thị trường Trung Quốc và Việt Nam, đặc biệt là rau quả. 1.5. Những nguyên tắc và qui định của WTO WTO là tổ chức thương mại quốc tế được thành lập ngày 1/1/ 1995, tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), nhằm thảo luận để đưa ra phương thức qui định thương mại thế giới, đề ra các nguyên tắc về bảo hộ mậu dịch. Tất cả những qui định đó dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản, đó là: (1) thương mại không phân biệt đối xử; (2) thương mại ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán; (3) dễ dự đoán, dự báo; (4) tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng; (5) dành cho các nước đang phát triển một số ưu đãi. WTO xây dựng một hệ thống các qui định vô cùng phức tạp và cụ thể trên 4 lĩnh vực: thương mại hàng hóa; dịch vụ; đầu tư và sở hữu trí tuệ. Đối với nông nghiệp, có một số Hiệp định chủ yếu của WTO liên quan đến nông nghiệp như: Hiệp định nông nghiệp (Agreement on Agriculture - AoA); Hiệp định áp dụng các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phitosanitary Agreement - SPS); Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Technical Barries to Trade - TBT). Ngoài ra có các hợp phần khác của thương mại nông sản trong các Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). Hiệp định nông nghiệp trong vòng đàm phán Uruguay tập trung vào 3 nội dung chủ yếu: (1) Mở cửa thị trường nhập khẩu; (2) Giảm trợ cấp xuất khẩu nông sản; (3) Cắt giảm hỗ trợ sản xuất trong nước cho nông nghiệp. Mục tiêu chính của Hiệp định nông nghiệp là cải cách các nguyên tắc, luật lệ, chính sách trong nông nghiệp cũng như giảm bớt những bóp méo thương mại nông sản do việc bảo hộ nông nghiệp và hỗ trợ sản xuất trong nước tạo nên. Các điều khoản và cam kết về mở cửa thị trường bao gồm các nội dung cắt giảm thuế quan và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan. Chúng ta biết rằng thuế quan đánh vào hàng hóa xuất, nhập khẩu có thể dưới dạng thuế phần trăm, thuế đặc định hoặc thuế hỗn hợp (kết hợp giữa thuế phần trăm và thuế đặc định). Thông thường, thuế quan được áp dụng trước tiên nhằm mục đích tăng nguồn thu ngân sách cho chính phủ. Tuy nhiên, thuế quan cũng có thể được áp dụng vì những mục đích khác như ngăn chặn hàng nhập khẩu và bảo vệ hàng trong nước, trả đũa một quốc gia khác, bảo vệ một ngành sản xuất quan trọng hay non trẻ. Thuế quan được WTO coi là hợp lệ và cho phép các nước thành viên duy trì, nhờ sự minh bạch và tính dễ dự đoán trong việc áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên, thông qua các vòng đàm phán, WTO luôn hướng tới mục tiêu cắt giảm thuế quan và tăng mức độ ràng buộc thuế. Thuế suất đã được giảm đáng kể qua 8 vòng đàm phán trong khuôn khổ Hiệp định thuế quan (GATT) trước đây, đặc biệt là sau Vòng đàm phán U-ru-goay. Các nước phát triển đồng ý giảm thuế công nghiệp bình quân xuống 3,8%, các nước này cũng đồng ý cắt giảm 36% mức thuế nông nghiệp (và các nước đang phát triển đồng ý cắt giảm 24% thuế nông nghiệp), tỷ lệ ràng buộc số dòng thuế trong cả biểu thuế với các nước phát triển đạt 99%, với các nước đang phát triển đạt 73% và với các nền kinh tế chuyển đổi đạt 98%.  Các hàng rào phi thuế quan truyền thống nhìn theo từng biện pháp bao gồm hạn ngạch, cấp phép, định giá hải quan, quy định về xuất xứ, kiểm tra hàng hóa trước khi xuống tàu v.v. Trong đó, ba biện pháp đầu tiên được sử dụng rộng rãi hơn cả là: (a) Hạn chế định lượng, (b) Cấp phép nhập khẩu, (c) Các quy định về định giá hải quan để tính thuế. Các biện pháp phi thuế quan khác, đó là (a) Các quy định về kỹ thuật, vệ sinh, dán nhãn. Đồng thời với những nỗ lực giảm thuế và điều chỉnh các biện pháp phi thuế truyền thống trong WTO, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức rào cản thương mại mang tính kỹ thuật như các quy định về vệ sinh, kỹ thuật, môi trường, tiêu chuẩn sản phẩm v.v. Hiện nay, trong WTO, Hiệp định SPS điều chỉnh việc áp dụng các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động, thực vật và Hiệp định TBT điều chỉnh việc áp dụng các quy định liên quan tiêu chuẩn sản phẩm, dán nhãn, chứng nhận và công nhận hợp chuẩn. Mục tiêu của hai hiệp định này là cho phép các nước thành viên một mặt duy trì các biện pháp vệ sinh và kỹ thuật vì các lý do chính đáng, mặt khác hạn chế khả năng lạm dụng các biện pháp này để bóp méo hoạt động thương mại. (b) Trợ cấp, đây là một công cụ chính sách được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở hầu hết các nước nhằm đạt các mục tiêu của chính phủ về kinh tế, xã hội, chính trị v.v. (c) Các quy định chống bán phá giá. Nhìn chung, "bán phá giá" được hiểu là hành vi bán hàng hóa tại thị trường nước nhập khẩu thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu. Bán phá giá thường được thực hiện khi một doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh thị trường hay cạnh tranh giành thị phần. Bán phá giá bị coi là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vì không dựa trên những tiêu chí thương mại và có xu hướng bóp méo thương mại, gây ảnh hưởng ngành sản xuất nước nhập khẩu. Thông thường, các nước áp dụng thuế chống bán phá giá để làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu, khắc phục tác động xấu của hành vi bán phá giá. Để tránh hiện tượng lạm dụng thuế chống bán phá giá, gây ảnh hưởng tới xuất khẩu của một số nước, Hiệp định về chống bán phá giá của WTO quy định cụ thể về các tiêu chí để xác định hành vi phá giá và biện pháp khắc phục. (d) Mua sắm chính phủ, các chính phủ thường chi một khoản rất lớn để mua sắm hàng hóa, thiết bị và dịch vụ phục vụ hoạt động của mình. Tuy nhiên, việc mua sắm đó thường không căn cứ vào các tiêu chí thương mại thông thường. Dưới áp lực chính trị, các chính phủ thường mua hàng hóa và dịch vụ từ các công ty trong nước, do vậy, tạo ra sự phân biệt đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài. Hiện nay, WTO có Hiệp định Mua sắm Chính phủ để điều tiết hoạt động này. Tuy nhiên, hiệp định này mới chỉ dừng ở khuôn khổ của một hiệp định nhiều bên và việc tham gia hiệp định là trên cơ sở tự nguyện. (e) Các biện pháp đầu tư liên quan thương mại, như các quy định yêu cầu các nhà đầu tư phải sử dụng nguyên liệu trong nước, quy định tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm hay hạn chế nguồn ngoại tệ dùng để thanh toán hàng nhập khẩu v.v. Các biện pháp này thường được các nước đang phát triển sử dụng rộng rãi để hạn chế nhập khẩu và phát triển ngành công nghiệp trong nước. Để khắc phục tình trạng này, Hiệp định TRIMS đã đưa ra một danh mục các biện pháp đầu tư bị coi là không phù hợp các quy định về tự do hóa thương mại của WTO và yêu cầu các nước thành viên không duy trì những biện pháp này. (f) Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Việc thực thi không đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ cũng được coi là một rào cản lớn với hoạt động thương mại quốc tế, vì hàng nhái, hàng giả, hàng vi phạm bản quyền với giá rẻ sẽ hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm đích thực. Vấn đề này thật sự trở nên nghiêm trọng với những quốc gia mà việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ không được nghiêm ngặt. Các nhà nghiên cứu thương mại quốc tế, như Laird và Vossenaar (1991), căn cứ vào mức độ tác động trực tiếp của các biện pháp, đã chia các biện pháp phi thuế quan các phân lớp sau đây: (1) Các biện pháp kiểm soát khối lượng hàng nhập khẩu. Có hàng loạt các biện pháp được sử dụng để kiểm soát khối lượng hàng nhập khẩu, nó bao gồm các lệnh cấm, các hạn ngạch hay hạn chế số lượng hàng nhập khẩu (Quota Rate-QR), việc cấp giấy phép có điều kiện, giấy phép nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, Hiệp ước bình ổn thị trường và độc quyền nhập khẩu hay kinh doanh của nhà nước. (2) Các biện pháp kiểm soát giá hàng nhập khẩu. Những biện pháp này bao gồm: phần trả thêm, thuế theo mùa, hạn ngạch thuế quan, chi phí phát sinh và chi phí quốc nội đánh thuế lên mặt hàng nhập khẩu, các khoản thuế biến thiên, thuế chống phá giá và phụ thu. Các biện pháp khác trong nhóm này như giá tối thiểu, thủ tục mua bán của chính phủ, các biện pháp khác làm tăng chi phí hàng nhập khẩu như qui định khoản đặt cọc, sử dụng tín dụng khi nhập khẩu, vận chuyển trên các đội tàu quốc gia hoặc qui định cảng nhập khẩu. Nói là kiểm soát giá nhưng thực chất là các biện pháp kích hoạt làm cho giá hàng nhập khẩu tăng thêm. (3) Các biện pháp giám sát như điều tra giá cả và trọng lượng. Các biện pháp này là việc cấp giấy phép tự động, giám sát nhập khẩu, điều tra giá và điều tra chống phá giá - bù đắp. Các biện pháp này có tác động quấy rối, gây cản trở đối với các hoạt động khác, và như vậy thì sẽ hạn chế xuất khẩu. ở nhiều nước như Mỹ và Liên minh Châu Âu thường xuyên có các cuộc điều tra chống bán phá giá. Ban đầu họ điều tra xem liệu có bán phá giá hay trợ giá diễn ra không. Nếu như có hiện tượng này, họ tiếp tục điều tra xem liệu có gây hại đến sản xuất trong nước hay không. Từ đó họ áp đặt thuế bù đắp hay thuế bán phá giá. (4) Biện pháp kĩ thuật. Bao gồm những qui định và tiêu chuẩn kỹ thuật mà các sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng khi đưa vào thị trường nước nhập khẩu. Đó là các qui định, tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, kiểm dịch động thực vật, ATTP, tiêu chuẩn môi trường và kết hợp của các tiêu chuẩn đó. Mục đích chính đáng của các biện pháp kỹ thuật là vì lý do an toàn sức khoẻ của con người, bảo vệ cây trồng và vật nuôi tránh nguy cơ bị xâm nhập lây lan các bệnh tât. Để đáp ứng được các qui định và tiêu chuẩn kỹ thuật nước nhập khẩu yêu cầu nhà sản xuất và xuất khẩu phải tăng đầu tư, tăng chi phí làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy, một số mặt hàng xuất khẩu không tuân thủ quy định có thể sẽ bị cấm hoặc bắt buộc phải đầu tư nhiều cho việc nâng cấp quy trình sản xuất. Về trợ cấp, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trợ cấp, tuy nhiên, theo WTO, trợ cấp là một khoản đóng góp về tài chính do chính phủ hoặc một tổ chức nhà nước cung cấp, hoặc là một khoản hỗ trợ thu nhập hoặc hỗ trợ giá và mang lại lợi ích cho đối tượng nhận trợ cấp. Trong WTO, trợ cấp nông nghiệp được điều chỉnh bởi Hiệp định Nông nghiệp. Theo những kết quả của Vòng đàm phán Đô-ha, các nước phát triển đã đồng ý loại bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu nông sản vào năm 2013 và thời hạn cho các nước đang phát triển là năm 2018. Các nước thành viên cũng đã đồng ý tiếp tục cắt giảm các khoản hỗ trợ trong nước của mình. Bên cạnh đó, WTO cũng có Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng điều chỉnh việc sử dụng trợ cấp cũng như các hình thức đối kháng. Theo đó, trợ cấp được chia ra làm (1) trợ cấp "đèn đỏ" (trợ cấp bị cấm), bao gồm các khoản trợ cấp căn cứ vào thành tích xuất khẩu hay khuyến khích sử dụng hàng trong nước; (2) trợ cấp "đèn vàng" (trợ cấp có thể bị dẫn tới hành động), nghĩa là các loại trợ cấp được phép sử dụng, song có thể bị kiện hoặc bị áp dụng biện pháp đối kháng; và (3) trợ cấp "đèn xanh" (trợ cấp không dẫn tới hành động), là những trợ cấp chung như phổ biến và hỗ trợ nghiên cứu phát triển, hỗ trợ vùng khó khăn, hỗ trợ cải tiến trang thiết bị đang sử dụng để đáp ứng các quy định mới về môi trường v.v. Đây là các loại hình trợ cấp được coi là ít bóp méo thương mại nhất. Đối với nông nghiệp, các chính sách thuộc hộp xanh lá cây được hoàn toàn loại trừ khỏi cam kết cắt giảm. Đó là các biện pháp hỗ trợ, nhưng không làm bóp méo giá trị thương mại. Bao gồm các khoản hỗ trợ như sau: Các chương trình trợ cấp lương hưu cho người sản xuất nông nghiệp; Chương trình chuyển đổi sản xuất, tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp; Các chương trình bảo vệ môi trường (NN với tạo cảnh quan MT); Các chương trình hỗ trợ vùng; Dự trữ quốc gia vì mục tiêu an ninh lương thực; Chương trình trợ cấp lương thực trong nước; Các dịch vụ công của nhà nước như: Nghiên cứu khoa học, đào tạo, khuyến nông, đầu tư cơ sở hạ tầng và thông tin thị trường. Các chính sách thuộc hộp xanh lam trong nông nghiệp, là những biện pháp có thể bóp méo giá trị thương mại nhưng ở mức tối thiểu và vì vậy không yêu cầu phải cam kết cắt giảm, bao gồm các khoản: Chi trả trực tiếp trong các chương trình hạn chế sản xuất, nếu chi trả này tính trên diện tích và sản lượng cố định hoặc số đầu con gia súc, gia cầm cố định; Hỗ trợ đầu tư của chính phủ; trợ cấp đầu vào cho những người sản xuất có thu nhập thấp và thiếu nguồn lực (đối với các nước đang phát triển); Hỗ trợ khuyến khích chuyển từ trồng cây thuốc phiện sang các cây trồng và hoạt động khác. Các chính sách thuộc hộp hổ phách (hay hộp đỏ), là loại hỗ trợ làm bóp méo thương mại, buộc phải cam kết cắt giảm. Mức hỗ trợ của chính phủ cho nông nghiệp thuộc hộp hỗ phách được tính theo "tổng mức hỗ trợ gộp". Tổng mức hỗ trợ gộp bao gồm cả những chính sách hỗ trợ trong nước được qui cho là có tác động đến sản lượng, ở cấp độ sản phẩm cũng như cấp độ ngành nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ gộp được xác định từ nguồn chi ngân sách của chính phủ. Theo qui định của WTO, các nước phát triển được yêu cầu cắt giảm 20% tổng mức hỗ trợ gộp trong thời kỳ 1995- 2000, các nước đang phát triển phải cắt giảm 13,3 % trong giai đoạn 1995 -2004. Tuy nhiên, WTO cũng qui định loại trừ mức tối thiểu đối với tổng mức hỗ trợ gộp. Khi mà tổng mức hỗ trợ gộp cho một mặt hàng cụ thể nào đó không lớn hơn 5% tổng giá trị sản xuất của sản phẩm đó (đối với nước đã phát triển) và tương ứng không lớn hơn 10% (đối với nước đang phát triển) thì hỗ trợ này được miễn khỏi cam kết cắt giảm. II. Các cam kết đa phương gia nhập WTO của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp Các cam kết đa phương của Việt Nam được xây dựng trên nền tảng các nguyên tắc được quy định trong các hiệp định của WTO. Đây là những nguyên tắc mang tính ràng buộc với mọi thành viên nhằm mục đích đưa hệ thống luật lệ và cơ chế điều hành thương mại của các nước thành viên phù hợp chuẩn mực chung. Về cơ bản, chúng ta cam kết thực hiện toàn bộ các hiệp định WTO ngay thời điểm gia nhập. Các cam kết đa phương của Việt Nam thể hiện trong Báo cáo của Ban công tác liên quan đến nông nghiệp như sau: Các doanh nghiệp nhà nước về nông nghiệp sẽ hoàn toàn hoạt động theo tiêu chí thương mại, Nhà nước không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động của DNNN và không coi mua sắm của DNNN là mua sắm chính phủ. Nhà nước can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp với tư cách là một cổ đông bình đẳng với các cổ đông khác. Việt Nam sẽ có báo cáo thường niên cho WTO về tiến độ cổ phần hóa chừng nào còn duy trì chương trình này. Về quyền kinh doanh (quyền xuất khẩu và nhập khẩu), kể từ khi gia nhập, ta cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa như doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam, trừ đối với một số mặt hàng nhạy cảm mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi (như gạo). Đối với chính sách giá, ta cam kết thực thi việc quản lý giá phù hợp các quy định của WTO và sẽ bảo đảm tính minh bạch trong kiểm soát giá thông qua việc đăng tải danh mục các mặt hàng chịu sự quản lý giá và các văn bản pháp luật liên quan trên Công báo. Về thuế nhập khẩu, các loại thuế và các khoản thu khác: Ta cam kết sẽ áp dụng thuế nhập khẩu theo nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các Thành viên WTO (trừ những trường hợp ngoại lệ được WTO cho phép). Nếu tăng thuế nhập khẩu, ta sẽ thực hiện theo quy định của WTO. Ta cũng cam kết không duy trì các loại thuế và khoản thu áp dụng riêng cho hàng nhập khẩu (trên thực tế các phụ thu này đã được bãi bỏ). Mức thuế nhập khẩu bình quân đối với hàng nông sản từ mức hiện hành là 23,5% giảm xuống còn 20,9%, thời gian thực hiện trong vòng 5-7 năm. Trong khi đó mức thuế suất bình quân chung của nền kinh tế giảm từ mức hiện hành là 17,4% xuống còn 13,4%, mức thuế ngành công nghiệp giảm tương ứng từ 16,8% hiện hành xuống 12,6%. Như vậy, mức thuế nhập khẩu hàng nông sản được cam kết cắt giảm ít hơn. Số dòng thuế năm trong diện cam kết cắt giảm hơn 1/3 trong biểu thuế chung của cả nền kinh tế, chủ yếu là các dòng thuế có thuế suất trên 20%. Các măt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế trong đó có nông sản vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất đinh như các mặt hàng rau quả tươi và chế biến, cà phê, chè, các loại thịt gia cầm, thịt lợn, thịt bò, v.v. . Đối với hạn ngạch thuế quan (HNTQ), ta cam kết sẽ áp dụng, phân bổ và quản lý HNTQ một cách minh bạch, không phân biệt đối xử và tuân thủ theo đúng các quy định của WTO.  Cụ thể ta bảo lưu quyền áp dụng HNTQ với đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối. Về trợ cấp, tương tự như các nước mới gia nhập khác, Việt Nam cam kết sẽ không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, để hỗ trợ cho nông nghiệp, nước ta vẫn được sử dụng các biện pháp không thuộc diện bị cấm (hộp xanh lá cây và xanh lam) ở mức không quá 10% giá trị sản lượng. Với mức 10% giá trị sản lượng, giá trị tuyệt đối tương ứng với 1,1 tỷ USD/ mỗi năm. Ngoài ra còn bảo lưư thêm một khoản hỗ trợ khác nữa, hàng năm vào khoảng 4000 tỷ đồng. Đây là một khoản không nhỏ so với khả năng chi ngân sách của nước ta. Nước ta cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Hiệp định kiểm dịch động, thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS). Tuy nhiên trong nông nghiệp, đay sẽ là một thách thức lớn. Về hệ thống phân phối hàng nông sản, cũng như cam kết đối với các ngành khác, ta cho phép bên nước ngoài thành lập liên doanh với phần vốn góp tối đa là 49% kể từ khi gia nhập. Hạn chế vốn góp này được từng bước nới lỏng và đến năm 2009, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài mới được phép thành lập. Ta không mở cửa thị trường phân phối thuốc lá, gạo, đường cho nước ngoài. Bên cạnh đó, với nhiều sản phẩm nhạy cảm như phân bón, ta chỉ mở cửa thị trường sau 3 năm. Quan trọng nhất, ta hạn chế rất chặt khả năng mở điểm bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc hạn chế khả năng mở điểm bán lẻ sẽ giữ được thị trường cho các nhà phân phối Việt Nam. Đối với khuôn khổ xây dựng và thực thi chính sách, các quy định của WTO được áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ; các luật, các quy định dưới luật và các biện pháp khác bao gồm các quy định và biện pháp của chính quyền địa phương đều phải tuân thủ các quy định của WTO. Ta cam kết ngay từ khi gia nhập sẽ dành tối thiểu 60 ngày cho việc đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực điều chỉnh của WTO. Ta cũng cam kết sẽ đăng công khai các văn bản pháp luật trên các tạp chí hoặc trang tin điện tử (websites) của các Bộ, ngành. Như vậy, từ khi gia nhập WTO ngành nông nghiệp và nông thôn sẽ phải tuân thủ những điều khoản cam kết và thực hiện đúng lộ trình như báo cáo của Ban công tác cụ thể như trên. III. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO 2.1. Cơ hội lớn mở ra cho Việt Nam Nước ta có lợi thế cơ bản là dân số đông, hơn 80 triệu người, đứng thứ 13 thế giới, lao động hơn 40 triệu người, lao động trẻ có văn hoá hơn 30 triệu người. Việt Nam có vị trí thuận lợi cả trên bộ, trên biển, hàng không, là điều kiện cho phát triển thương mại sau này. Việt Nam có điều kiện thuận lợi nữa là chúng ta ổn định về chính trị nhất trong khu vực. Đây là những lợi thế cho phép và chúng ta cần phải tranh thủ phát huy trong môi trường kinh tế toàn cầu. Đặc biệt là sử dụng lao động, khi lao động nông nghiệp, nông thôn của nước ta đang thiếu việc làm. Việt Nam gia nhập sẽ tăng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, trên sân chơi lớn toàn cầu. Trong mấy năm gần đây sau khi gia nhập ASEAN và thực hiện AFTA, tham gia APEC, ký Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, ký các Hiệp định ASEAN với 5 đối tác (Trung quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ấn Độ, úc và New Zealand) thương mại của Việt Nam đã tăng đột biến, năm 2005 chúng ta đã đạt kim ngạch thương mại là 32,5 tỷ USD. Nhưng chúng ta vẫn cần thị trường toàn cầu để mở rộng thương mại, thu hút vốn đầu tư nhằm phát triển kinh tế nước ta. Thị trường của 150 nước và hơn nữa sẽ là lý tưởng cho hàng hoá của ta đi vào, trong đó có các mặt hàng nông sản - một lợi thế của nước ta. Trong mấy năm gần đây, nông sản Việt Nam đã vươn lên và chiếm vị thế quan trọng trong thương mại nông sản thế giới. Gạo xếp thứ 2 hoặc thứ 3 thế giới; cà phê, đứng thứ 2 thế giới; tiêu xếp số 1 thế giới, điều đứng số 2 thế giới; chè tuy chất lượng có kém nhưng sản lượng đứng thứ 8 thế giới; hải sản, thủy sản cũng được xếp thứ 8, 9 thế giới. Theo một số chuyên gia kinh tế thế giới dự báo, đến năm 2020 cầu nông sản thế giới sẽ rất lớn, trong khi đó sản xuất sẽ phát triển không tương ứng. Đây sẽ là một triển vọng và cơ hội giành cho các nước có thế mạnh và nông nghiệp như nước ta. Hàng hóa và dịch vụ Việt Nam đang bị phân biệt đối xử, khi gia nhập WTO những phân biệt đối xử đó mới được dỡ bỏ. Thí dụ, Việt Nam vẫn không được hưởng ưu đãi thuế quan đối với nông sản, nên không bán gạo vào châu Âu được. Hàn Quốc bảo hộ gạo, có hạn ngạch, gia nhập WTO chúng ta mới được chia hạn ngạch. Nhật Bản, ấn Độ bảo hộ nông nghiệp rất mạnh, v.v. Nếu gia nhập WTO chúng ta mới dỡ bỏ được rào cản, xoá bỏ sự phân biệt đối xử mà chỉ dành riêng cho các thành viên WTO. Gia nhập WTO, chúng ta sẽ có điều kiện chủ động tham gia chính sách thương mại toàn cầu, chúng ta có quyền bình đẵng và dễ thực thi các hoạt động đàm phán, giải quyết tranh chấp thương mại. Trong quá trình thương mại một số năm gần đây, nước ta đã phải đương đầu với một số tranh chấp thương mại, chiếm dụng thương hiệu v.v . Khi mở rộng thương mại, chúng ta sẳn sàng đón nhận các tình trạng đó nhiều hơn, vào WTO tạo điều kiện cho các thành viên giải quyết công bằng và thực tiễn hơn, không bị phân biệt đối xử nữa. Gia nhập WTO chúng ta sẽ có hệ thống luật pháp minh bạch, rõ ràng, dễ dự đoán thu hút các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài. Các doanh nghiệp và người sản xuất kinh doanh trong nước cũng đang rất cần sự minh bạch, rõ ràng và ổn định của các chính sách để họ lựa chọn định hướng và phương án đầu tư. Đây sẽ tạo sức ép đòi hỏi cải cách hành chính công, rà soát điều chỉnh và xây dựng mới các văn bản pháp luật. Gia nhập WTO chúng ta phải có các văn bản pháp luật phù hợp với các hiệp định, các quy định của WTO. Đây là cơ hội và cũng là áp lực để Việt Nam xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế và rõ ràng, minh bạch. Khi có chính sách minh bạch, ổn định, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho kinh doanh. Thêm vào đó, có một số ưu đãi kinh tế cùng với môi trường chính trị- xã hội ổn định, an toàn sẽ là một địa điểm lý tưởng cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các công ty, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia. Có như vậy chúng ta mới có được các công nghệ nguồn, cách thức quản lý tiên tiến, tạo một sự liên kết thị trường khu vực. Trong đàm phán cả vấn đề nông nghiệp, xu hướng chung là tất cả các nước đều phải bỏ trợ cấp xuất khẩu khi gia nhập, nước ta cũng phải chấp nhận xu hướng này. Nhưng, đối với các khoản hỗ trợ sản xuất trong nước tỏng khuôn khổ hộp xanh và xanh lam, mức hỗ trợ tối đa là 10% giá trị sản lượng. Giá trị sản lượng nông nghiệp Việt Nam vào khoảng 11 tỷ USD, 10% tương ứng với 1,1 tỷ USD/năm. Lâu nay chúng ta sử dụng chưa nhiều, hỗ trợ cho sản xuất là một khoản khá lớn cho người nông dân, người sản xuất và chế biến nông sản. Không trợ cấp vào xuất khẩu nhưng hỗ trợ cho chuyển dịch cơ cấu, khoa học công nghệ, khuyến nông, đào tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng v.v. Các khoản hỗ trợ này không chỉ vào các doanh nghiệp nhà nước như trước đây, mà nó được chuyển đến các tác nhân trong nông nghiệp nông thôn theo tiêu chí khách quan. Đó sẽ là cơ hội tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững hơn. 2.1. Nhiều thách thức đòi hỏi một sự nổ lực vượt bậc để phát triển Chúng ta muốn có thị trường toàn cầu thì chúng ta phải mở cửa thị trường cho các nước. Khi mở cửa thị trường, nông nghiệp nước ta sẽ bọc lộ đầy đủ và rõ hơn hết các yếu kém hạn chế của mình, chúng ta phải chấp nhận một sự cạnh tranh gay gắt. Đây là một thách thức lớn nhất. Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp. Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước và nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài. Thách thức hết sức gay gắt của nền nông nghiệp Việt nam liên quan đến vấn đề tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo Hiệp định TBT và SPS. Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của ta lâu nay xây dựng vừa chưa đầy đủ, mức tiêu chuẩn thấp và hệ thống giám sát, quản lý tiêu chuẩn chất lượng còn nhiều bất cập. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản cũng còn nhiều hạn chế. Việc kiểm soát và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh chưa làm được. Chưa ký các Hiệp định song phương với các đối tác thương mại trong lĩnh vực này (ngay cả với Trung Quốc, Thái Lan). Trong thực tiễn chưa xây dựng các hệ thống sản xuất, vận chuyển, chế biến và phân phối theo mô hình GAP, chưa xây dựng được các vùng an toàn dịch bệnh. Mức tiêu chuẩn chất lượng thấp làm cho nông sản nước ta không xuất khẩu sang các thị trường đòi hỏi mức tiêu chuẩn cao, ngược lại các hàng hoá tiêu chuẩn thấp của các nước lại tràn vào nước ta, ta không có hàng rào tiêu chuẩn để bảo vệ. Chúng ta Chưa có Hiệp định công nhận và thừa nhận lẫn nhau về quản lý chât slượng và khảo kiển nghiệm nông sản sẽ rất khó khăn cho việc xuất khẩu sang thị trường các nước. Chúng ta cũng đương đầu với thách thức trong quản lý nhà nước ở các cấp độ khác nhau, do trình độ, năng lực, trách nhiệm của cán bộ là một phần, nhưng cơ bản là do chúng ta chưa xây dựng hoàn thiện nền quản lý nhà nước pháp quyền, thiếu kinh nghiệm trong quản lý kinh tế theo nền kinh tế thị trường.Trong quản lý ngành mối quan hệ giữa quản lý của Bộ chủ quản với các địa phương còn nhiều sơ hở, bộ máy quản lý ngành ở chính quyền các cấp rất mỏng không đủ lực lượng thực thi nhiệm vụ. Chính vì vậy các chính sách của nhà nước chậm được triển khai và giám sát quản lý ở các cấp chính quyền địa phương.Về phía nhà nước chúng ta đang cải cách hành chính công, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư. Tiến tới, nhà nước quản lý thông qua biện pháp gián tiếp như xây dựng pháp luật, chính sách và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện. Chuyển những vai trò mà Nhà nước không làm sang hiệp hội ngành hàng để xây dựng chiến lược, hợp tác liên kết giữa các tác nhân trong ngành hàng, bàn biện pháp bảo vệ ngành hàng, hợp tác liên kết để phát triển. Phân công, phân cấp nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp đặc biệt là các khâu nhạy cảm như BVTV, bảo vệ thú y, kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm v.v. cho chính quyền các cấp là vấn đề thực tiễn đảm bảo thực hiện như đã cam kết với WTO. Nguồn vốn đầu tư sẽ tăng nhanh trong những năm tới là một thời cơ cho nền kinh tế nước ta, nhưng đối với nông nghiệp dòng vốn đầu tư tăng thời cơ đưa lại ít hơn là thách thức. Vì thông thường dòng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp. Nhưng nông nghiệp phải chyển một số lượng đất đai cho các ngành khác làm giảm diện tích đất nông nghiệp và thông thường là các vùng đất thuận tiện canh tác. Mặt khác, hệ thông CSHT trong nông nghiệp (đặc biệt là hệ thống kênh mương tưới tiêu)và qui hoạch không gian sản xuất nông nghiệp bị phá vở một phần do xây dựng các khu công nghiệp và CSHT phục vụ nền kinh tế. Mất đất nông nghiệp kéo theo là mất việc làm, các vấn đề xã hội nảy sinh. đay là một thách thức không nhỏ dể dẫn đến bất ổn định về xã hội nông thôn nơi tiếp giáp và chuyển đổi từ nông thôn sang đô thị hoá, Doanh nghiệp Việt Nam tuy có số lượng rất đông 230 nghìn doanh nghiệp nhưng phần lớn là nhỏ và vừa, cho nên năng lực cạnh tranh kém. Các doanh nghiệp Việt Nam năng động và cũng rất linh hoạt khi môi trường kinh doanh thay đổi, nhưng lại bị hạn chế bởi vốn, công nghệ và năng lực, đồng thời thiếu sự hợp tác liên kết. Đây là những thách thức, thêm vào đó, nhiều chính sách liên quan kinh tế thương mại sẽ thay đổi, nhà nước bỏ những khoản trợ cấp cũ mà không phù hợp, bỏ hạn ngạch, cấp phép. Như thế tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhưng đồng thời làm cho các doanh nghiệp lâu nay dựa vào đó sống và phát triển phải chuyển sang hình thức kinh doanh không được bảo hộ hoặc mức bảo hộ thấp. Các doanh nghiệp trong nông nghiệp và nông thôn với qui mô nhỏ, năng lực tài chính và công nghệ hạn chế. Đây cũng sẽ là khó khăn thách thức lớn, đặc biệt các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước bước đầu chuyển đổi. . Bản thân quá trình hội nhập kinh tế thế giới tác động và đựa lại lợi ích không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. ở mỗi quốc gia, sự tác động tạo ra lợi ích cũng không đồng đều giữa các ngành, các vùng và các nhóm dân cư khác nhau. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn để giải quyết tốt mối quan hệ “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”. Vấn đề này sẽ hết sức quan trọng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, Bởi vì nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn cả khi thực hiện cam kết cắt giảm thuế nông sản, nông nghiệp vẫn là lĩnh vực bị sức ép cạnh tranh khá lớn, nhất là trong điều kiện nông nghiệp nước ta vẫn là nền sản xuất nhỏ, phân tán, công nghệ lạc hậu, năng suất kém, chất lượng sản phẩm không cao. Vấn đề an sinh xã hội, giải quyết vấn đề trợ cấp, việc làm, đào tạo lại để họ tìm việc làm mới. Đòi hỏi chúng ta phải dự báo và có những chính sách đón trước các vấn đề xã hội nảy sinh. Vấn đề nguồn lực, cái quyết định nhất là con người, khi chúng ta mở cửa vấn đề cạnh tranh giành nguồn lực này rất khốc liệt. Lao động nông nghiệp nông thôn sẽ có biến đổi lớn, chuyển đổi từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang các ngành kinh tế khác, đi vào khu vực thành thị và tham gia vào lao động quốc tế. Đây là xu hướng tích cực, chúng ta cần có chính sách để tạo điều kiện cho sự chuyển đổi này. Khi đó lao động ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn sẽ bất lợi thế kể cả số lượng, chất lượng, đọ tuổi. Vậy cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ để tạo một sự cân đối cần thiết. Chúng ta lấy trọng tâm chính là thúc đẩy nông nghiệp theo hướng phát triển, tuy nhiên cũng phải hiểu biết các quy định và sử dụng các công cụ WTO cho phép để bảo vệ nông nghiệp nước ta. Các công cụ đó là các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, các ưu đãi giành cho các nước đang phát triển. Thực tế là chúng ta chưa hiểu biết đầy đủ để lựa chọn thông minh các công cụ tự vệ. Dẫn chứng về việc sử dụng các công cụ phi thuế quan như đánh giá của UNCTAD. UNCTAD đã sử dụng cách thống kê các mặt hàng theo phân loại 6 chữ số HS, thống kê các biện pháp phi thuế quan đã áp dụng cho từng mặt hàng, tỷ lệ % áp dụng biện pháp phi thuế quan cho từng mặt hàng. Sau đó tính bình quân tỷ lệ áp dụng các biện pháp phi thuế quan chung cho các mặt hàng nông sản và tất cả các hàng hóa. Bằng cách tính như vậy, UNCTAD chỉ ra cho thấy trong các nước nghiên cứu, ấn Độ là nước áp dụng nhiều biện pháp phi thuế quan nhất với tỷ lệ áp dụng rất cao, 42,24% cho hàng nông sản. Tiếp đến là Hàn Quốc cũng có mức áp dụng tương đối phổ biến gần 11%. Trung Quốc và Nhật Bản tương đương nhau trên 7%, Mỹ 4,6%. Trong khi đó, Việt Nam có tỷ lệ áp dụng 0,4%. Điều này cho thấy rằng, mặc dù nông sản Việt Nam có năng lực cạnh tranh yếu, nhưng ta chưa có nhiều công cụ phi thuế quan áp dụng để bảo vệ nông sản nước ta. Để bảo hộ nông nghiệp theo qui định WTO, cần phải có đội ngũ cán bộ am hiểu thông lệ quốc tế, hiểu biết sâu sắc các công cụ phi thuế quan. Điều này không phải dễ dàng mà chúng ta có được ngay từ những năm đầu gia nhập WTO. Tỷ lệ áp dụng các biện pháp phi thuế quan của các nước, tính theo % Chia theo các nước nghiên cứu T.Quốc N.Bản H.Quốc A.Độ V.Nam T.Lan Malay. Phili. Mỹ Cho tất cả các SP 7,62 5,61 2,37 34,66 1,03 1,82 2,54 1,68 5,08 Riêng N.sản 7,3 7,69 10,76 42,24 0,61 3,35 3,53 0,76 4,56 Nguồn: UNCTAD Một thách thức lớn nữa là nông sản nước ta phải cạnh tranh khá gay gắt với chính các nước trong khu vực. Nông nghiệp nước ta với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indone sia, Trung Quốc có tính tương đồng khá cao, nhưng các nước đó lại đi trước chúng ta về kinh nghiệm trong nền kinh tế thị trường, có trình độ khoa học công nghệ phát triển hơn v.v. . Trong nhiều năm gạo của ta phải chịu bất lợi thế cạnh tranh với gao Thái Lan, một vài năm gần chúng ta lại được đầu tương tự cả với Thái lan và Trung Quốc đối với mặt hàng rau quả trên thị trường Trung Quốc và ngay trên thị trường trong nước.Trước đây, kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta sang Trung Quốc thường chiếm từ 40 - 60% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Tuy nhiên, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đang giảm dần, nhất là 2 năm vừa qua. Một mặt, là do trước đây Trung Quốc áp dụng chính sách giảm 50% thuế nhập khẩu và thuế VAT cho rau quả Việt Nam buôn bán theo đường tiểu ngạch tại các cửa khẩu thuộc các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, nhưng từ tháng 1/2004 chỉ còn thực hiện chính sách ưu đãi này tại Vân Nam. Mặt khác, là do bắt đầu từ 1/1/2004, Trung Quốc và Thái Lan đã thoả thuận giảm thuế xuống 0% đối với rau quả nên rau quả Thái Lan có lợi thế hơn (cả về chất lượng, quản lý chất lượng, tổ chức hệ thông thu mua phân phối), đã cạnh tranh làm cho rau quả của ta nhập sang Trung Quốc giảm sút. Nước ta cũng nhập khẩu khá nhiều rau quả từ Trung Quốc, chủ yếu là vào những thời gian trái vụ, khan hiếm rau quả (khoai tây, cà chua, cà rốt, rau đậu tươi hoặc ướp lạnh, rau khô, sắn, hành tỏi, chà là) hoặc những loại rau quả ôn đới nước ta không sản xuất được (cam quýt, nho, táo, lê, dưa, đào). Kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc tăng dần qua các năm. Năm 2004, kim ngạch nhập khẩu rau quả tăng gấp đôi so với năm 2000. Một mặt, do nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng, giá rau quả của Trung Quốc tương đối rẻ, hợp với túi tiền của dân. Mặt khác, rau quả tươi là mặt hàng thực hiện chương trình “Thu hoạch sớm” trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, ta phải giảm thuế rau quả từ 30 - 40% hiện nay xuống còn 15% trong năm 2005. Thực tế là rau quả của Trung Quốc đã vào thị trường nước ta rất lớn. Gia nhập WTO chúng ta có rất nhiều thời cơ, cũng có rất nhiều thách thức. Cơ hội đó có hay không phải do chính sách, do các doanh nghiệp. Gia nhập WTO để chúng ta phát triển, nhưng không có nghĩa bản thân việc gia nhập WTO là chúng ta giàu có lên, hay chúng ta nghèo đi, mà đó là một cơ hội. Chúng ta tranh thủ được cơ hội đó, thì chúng ta giàu có. Chúng ta vượt qua được thách thức thì chúng ta tạo được cơ hội mới. Đó là một thực tế. Nếu tranh thủ được thời cơ, và chấp nhận để vượt qua thách thức này, chúng ta sẽ đưa nền kinh tế phát triển lên trình độ cao hơn, nhưng cũng đòi hỏi sự cố gắng của tất cả các Bộ, ngành, nhất là sự lao động sáng tạo, liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp Việt Nam để chúng ta mạnh lên và phát triển nhanh hơn. IV. Các câu hỏi đặt ra cần thảo luận để tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách xem xét lựa chọn xây dựng khuôn khổ pháp lý Như vậy sau 11 năm đàm phán, thương lượng với nổ lực đầy quyết tâm để gia nhập WTO, ngày 7 tháng 11 năm 2006 Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Phía trước là cả một con đường rộng thênh thang nhưng đầy thử thách cho sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Đảng, nhà nước và toàn bộ lực lượng xã hội đã không lưỡng lự trước ngã ba lịch sử mà chúng ta đã lựa chọn con đường tiến lên cùng nhân loại. Ai cũng biết rằng cơ hội sẽ đến nếu chúng ta đồng tâm hiệp lực, lựa chọn các quyết sách thông minh và nhiều thách thách, chướng ngại, rủi ro chờ đợi chúng ta ở phía trước. Cơ hội tiềm năng đã có, rủi ro đang rình rập, vậy làm thế nào để chúng ta biến cơ hội tiềm năng thành hiện thực và khai thác tối đa lợi ích của nó, đồng thời hạn chế đến mức tối thiểu những nguy cơ. Để dóng góp tiếng nói, đóng góp ý tưỏng cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý nông nghiệp nông thôn, chúng tôi nêu lên một số câu hỏi lớn cần những đề xuất về phương diện xây dựng chính sách thể chế, rất mong được sự trao đổi của các diễn giả, đọc giả: 1. Chúng ta cần hoàn thiện và xây dựng những chính sách mới gì để hài hoà hoá và hợp chuẩn chính sách nông nghiệp và nông thôn phù hợp với khuôn khổ và chuẩn mực quốc tế? 2. Cần có những chính sách gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam, của các doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn và của các ngành hàng nông lâm sản, đặc biệt là các ngành hàng nông lâm sản chủ lực? Hay nói một cách khác là cần có những chính sách và cơ chế gì để thúc đẩy sự phát triển của ngành, của doanh nghiệp của sản phẩm ngành nông nghiệp, nông thôn? 3. Liệu chúng ta có phải điều chỉnh lại các định hướng chiến lược phát triển trong cơ cấu ngành nông lâm nghiệp không? Nếu có chiến lược điều chỉnh đó là gì, thể chế chính sách gì để khuyến khích sự điều chỉnh này? 4. Chúng ta cần có cơ chế và chính sách gì để tận dụng và khai thác triệt để các qui định, các công cụ của WTO nhằm bảo vệ và hỗ trợ nền nông nghiệp và nông thôn nước ta trước sự cạnh tranh của nông sản thế giới? Các biện pháp và công cụ này đương nhiên là phù hợp với qui định của Wto và cam kết của nước ta khi gia nhập. 5. Gia nhập WTO và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu sẽ xảy ra xu thế phân công lại các ngành, phân công lại lao động xã hội và phân công lại nguồn lực. Sự phân công này diễn ra theo cơ chế thị trường, không phải tác động trực tiếp bằng điều tiết hành chính. Vậy nhà nước chúng ta phải dự báo như thế nào và chuẩn bị các chính sách gì để tạo môi trường chu chuyển, vận động của lao động và nguồn lực một cách thuận lợi nhất? 6. Chúng ta cần đón đầu nghiên cứu xây dựng chính sách an sinh xã hội gì để hạn chế các tổn thương khi các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp bị tác động tiêu cực của việc gia nhập WTO gây nên? Hôi nhập kinh tế quốc tế là vấn đề phức tạp, tác động nhiều chiều và cũng là vấn đề mới mẻ. Ngành nông nghiệp và nông thôn sẽ chịu tác động rất lớn. Bản thân các nhà nghiên cứu chúng tôi vừa tiếp cận nghiên cứu vừa phải chịu trách nhiệm tham mưu để phát triển và quản lý ngành nhằm khai thác có hiệu quả các cơ hội và hạn chế các rủi ro thách thức. Chúng tôi rất mong được sự chia sẻ, nhận được sự trao đổi và đóng góp nhiều ý tưởng và gợi ý chính sách cụ thể để cùng góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn nước nhà.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPo-Forum- Bainen_Mr Thi 301106754.doc