Tiểu luận Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải- Đồng Nai

Nội dung 1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI NGỌAI TÁC: 1.1.1. Khái niệm: 1.1.2. Phân loại: 1.2. HẬU QUẢ CỦA NGOẠI TÁC: 1.3. KHẮC PHỤC NGOẠI TÁC TIÊU CỰC: 1.3.1. Nội bộ hóa ngoại tác: 1.3.2. Tổ chức hoạt động hợp tác của các cá nhân với nhau: 1.3.3. Sự can thiệp của Chính phủ: a. Điều chỉnh: b. Đánh thuế Pigou: c. Giấy phép xã thải chuyển nhượng được 1.3.4. Các biện pháp khác 2.1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỢI ÍCH KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TRÊN SÔNG THỊ VẢI: 2.1.1. Vị trí địa lý sông Thị Vải: 2.1.2. Lợi ích khai thác tài nguyên trên sông Thị Vải: 2.2. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN SÔNG THỊ VẢI ĐỒNG NAI: 2.2.1. Biểu hiện của sông Thị Vải: 2.2.2. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải: Nguyên nhân cơ bản việc ô nhiễm sông Thị Vải do việc xả thải của các khu dân cư, cơ sở sản xuất công nghiệp từ các khu công nghiệp: Sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng nề chủ yếu do Công ty Vedan xả trực tiếp nước thải không qua xử lý vào sông Thị Vải. Vedan thải gì ra sông Thị Vải? 2.3. BIỆN PHÁP XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG TẠI TỈNH ĐỒNG NAI: 2.4. NHỮNG BIỆN PHÁP CẦN KHẮC PHỤC: 2.4.1. Về phía Công ty Vedan: 2.4.2. Về phía các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai: 3.1. LUẬT MÔI TRƯỜNG: 3.2.TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC 3.3.TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP: 3.4. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI DÂN:

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4229 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải- Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng trở nên khó khăn. Ví dụ: Việc bồi thường hay đền bù; sự trừng phạt của xã hội,.. 1.3.3. Sự can thiệp của Chính phủ: Khi mọi người không tự giải quyết được vấn đề ảnh hưởng ngoại tác và khi một ảnh hưởng ngọai tác khiến cho thị trường không đạt được sự phân bổ có hiệu quả, thì chính phủ xuất hiện. Chính phủ có thể phản ứng theo một trong hai cách: + Một là, thực hiện các chính sách có tính chất chỉ huy và kiểm sóat để điều chỉnh hành vi một cách trực tiếp. + Hai là, thực hiện các chính sách dựa trên thị trường để tạo ra những kích thích sao cho các nhà ra quyết định tư nhân tự chọn cách giải quyết vấn đề. Chính sách công có thể đưa ra các lọai giải pháp sau để quyết vấn đề ngọai tác tiêu cực: a. Điều chỉnh: Chính phủ có thể sữa chữa ảnh hưởng ngoại tác bằng cách quy định rằng một số hành vi mang tính bắt buộc hoặc bị cấm. Ví dụ: hành động thải hóa chất độc hại xuống nguồn nước bị coi là tội phạm. Trong trường hợp này, chi phí ngoại tác đối với xã hội lớn hơn rất nhiều so với ích lợi mà người gây ô nhiễm nhận được. Do vậy, chính phủ thiết lập một chính sách mang tính chỉ huy và kiểm soát nhằm ngăn cấm hành động này. Song hầu hết các trường hợp gây ô nhiễm, tình huống không phải đơn giản như vậy. Bất chấp những mục tiêu được một số nhà môi trường công bố, việc ngăn cấm tất cả các hoạt động gây ô nhiễm là điều không thể thực hiện. Ví dụ: hầu như phương tiện giao thông đều gây ra tình trạng ô nhiễm mà chúng ta không muốn thấy. Chính phủ không thể cấm mọi phương tiện giao thông. Do vậy, thay vì việc loại bỏ hoàn toàn tình trạng ô nhiễm, xã hội phải so sánh giữa chi phí và ích lợi để quyết định loại hình và mức độ ô nhiễm cho phép. b. Đánh thuế Pigou: Chính phủ ngăn cản các hoạt động không có hiệu quả về mặt xã hội bằng cách điều chỉnh hành vi. Hoặc có thể ảnh hưởng ngoại tác thông qua sử dụng thuế Pigou. Chính phủ có thể khắc phục ngọai tác tiêu cực bằng cách đánh thuế. Thuế đóng vai trò là công cụ sửa chữa các ngọai tác tiêu cực gọi là thuế Pigou. Các nhà kinh tế thường thích sử dụng thuế Pigou hơn so với việc sử dụng các quy định khi giải quyết các vấn đề ô nhiễm, bởi vì nó có thể làm giảm ô nhiễm với chi phí thấp nhất cho xã hội. Thứ nhất, họ chỉ ra rằng thuế có tác dụng như một quy định điều chỉnh việc cắt giảm tổng mức ô nhiễm. Họ có thể đạt bất kỳ mức ô nhiễm nào họ muốn bằng cách áp mức thuế thích hợp. Thuế càng cao, mức ô nhiễm càng thấp. Trên thực tế, nếu thuế cao đến mức nhất định, các nhà máy sẽ đóng cửa và không còn gây ra ô nhiễm môi trường nữa. Lý do làm cho các nhà kinh tế thích sử dụng thuế là nó cắt giảm mức ô nhiễm theo các hiệu quả hơn. Chính sách điều tiết thường yêu cầu mỗi nhà máy phải cắt giảm sản lượng như nhau, nhưng việc cắt giảm ô nhiễm một lượng bằng nhau không nhất thiết là biện pháp ít tốn kém nhất để làm sạch nguồn nước Ưu điểm việc đánh thuế: Việc đánh thuế ô nhiễm làm cho giá tăng và buộc người sản xuất phải giảm sản lương đến mức hiệu quả. Lợi về hiệu quả xã hội với gỉa định rằng mức thuế được định đúng. Lợi về công bằng cho những người bị ảnh hưởng. Làm tăng nguồn thu cho chính phủ. Nhược điểm việc đánh thuế: Chúng không phổ biến. Chúng đòi hỏi nhiều thông tin để định đúng mức thuế. Việc đánh thuế làm giảm ô nhiễm nhưng không thể xóa bỏ ô nhiễm do sản xuất gây ra. Chúng đôi khi gây ra gánh nặng không cân xứng lên các hộ thu nhập thấp. c. Giấy phép xã thải chuyển nhượng được: (Định lý Coase và chính sách công) Đây là một ứng dụng của định lý Coase vào chính sách công, là sự thiết lập các giấy phép gây ra ô nhiễm có thể chuyển nhượng. Đôi khi được gọi là quyền gây ô nhiễm. Ví dụ: Có 2 nhà máy sản xuất thép và sản xuất giấy. Cục Bảo vệ môi trường quy định mức thải là 5 tấn cho mỗi nhà máy. Nhà máy thép muốn tăng chất thải lên 1 tấn, nhà máy giấy đồng ý giảm chất thải xuống 1 tấn với điều kiện nhà máy thép sẵn sàng trả cho nhà máy giấy 1 triệu USD. Tóm lại giấy phép xả thải là Ấn định mức ô nhiễm được cho phép. Tạo ra quyền gây ô nhiễm có thể đàm phán trên thị trường. Cho phép thị trường về quyền gây ô nhiễm tìm giải pháp hiệu quả nhất. Doanh nghiệp có thể cắt giảm dễ dàng nhất sẵn sang bán bất kỳ giấy phép nào họ có. Doanh nghiệp phải cắt giảm ô nhiễm với chi phí cao sẵn sàng mua bất kỳ giấy phép nào khi họ cần. Sự phân bổ cuối cùng sẽ có hiệu quả. 1.3.4. Các biện pháp khác: Chính phủ có thể khắc phục ngoại tác tiêu cực bằng cách chế tài bằng phạt tiền và hình sự, tăng chi phí sản xuất và ngưỡng giá để nhập ngành, phí thải đánh trên mỗi đơn vị thải. 2.1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỢI ÍCH KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TRÊN SÔNG THỊ VẢI: 2.1.1. Vị trí địa lý sông Thị Vải: Sông Thị Vải có độ dài gần 50 km bắt nguồn từ huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai đổ ra Vịnh Gành Rái chảy qua Tp.Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Có độ rộng 300-600m, nhưng độ sâu lớn (10-30m), ít bị bồi lắng nên rất thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nước sâu và hoạt động của tàu từ 10.000 đến 50.000 DWT. Dòng sông có khả năng pha loãng và phân hủy chất ô nhiễm, làm sạch nước thải. Quá trình này được gọi là sự “đồng hóa” hoặc “tự làm sạch”. Phụ thuộc vào khả năng tự làm sạch tự nhiên các dòng sông có khả năng bị ô nhiễm với mức độ khác nhau khi tiếp nhận khối lượng chất ô nhiễm như nhau. Từ nghiên cứu mô hình chất lượng nước kết hợp số liệu phân tích Nguyễn Tất Đắc và CTV (1994, 1997, 2001) đã kết luận sông Thị Vải có hệ số tự làm sạch là 1,0 – 5,0. (Theo tính toán trong tài liệu nước ngoài dòng sông có hệ số tự làm sạch trong khoảng 2,0 – 4,0 là có khả năng tự làm sạch ở mức trung bình, và nếu hệ số này trên 4,0 -10 là có khả năng tự làm sạch tốt). Trạm Hmax Hmin Vmax+ (m/s) Vmax- (m/s) €Q+ (m3/s) €Q- (m3/s) €Q (m3/s) €Qbq (m3/s) Thị Vải 378 11 0.937 0.589 40555 26642 13913 284 Nguồn: Huỳnh Bình An – Trung Tâm KTTV phía Nam, 2000. 2.1.2. Lợi ích khai thác tài nguyên trên sông Thị Vải: Sông Thị Vải tuy không có ý nghĩa về mặt cung cấp nước, nhưng sông thuộc địa bàn 3 tỉnh, thành (Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh) rất quan trong về mặt sinh thái và môi trường. Sông có hệ sinh thái rừng ngập mặn, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ rất phong phú, có thể xem là lá phổi thanh lọc tự nhiên. Dòng sông mang nguồn nước mặn, lợ với chế độ bán nhật triều và hệ thống động thực vật từ thượng nguồn đến hạ nguồn rất phong phú, đa dạng. Sông Thị Vải có hệ sinh thái đất ngập nước có giá trị rất quan trọng về mặt môi trường và kinh tế - xã hội: - Đây là nơi cơ trú, sinh trưởng của các loài tôm, cá. Hoạt động đánh bắt cá ven bờ và khai thác ngoài khơi công suất khoảng 12 sức ngựa, trong đó khoảng 10% số tàu có khả năng đánh bắt ở các vùng nước sâu trên 30m. - Rừng ngập mặn là vùng đệm bảo đảm chống xói lở bờ biển, bờ sông và gia tăng bồi lấp vùng cửa sông. - Rừng ngập mặn với cảnh quan thiên nhiên và nơi cư trú của động vật hoang dã là điểm du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học lý thú đặc biệt là khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ. - Rừng ngập mặn và các bãi lầy ngập mặn góp phần vào việc xử lý nguồn nước ô nhiễm từ Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, bảo vệ môi trường nước cho các khu du lịch và khu nuôi trồng thuỷ sản ở Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh), Tân Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu), Cần Giuộc (Long An). Sông Thị Vải nằm trong vùng ven biển lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn có trên 220 km bờ biển và có độ sâu cao nên có điều kiện phát triển một hệ thống cảng biển làm nhiệm vụ tiếp nhận, xuất và trung chuyển hàng hóa quốc tế. 2.2. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN SÔNG THỊ VẢI ĐỒNG NAI: Tuy nhiên, đến nay hệ sinh thái con sông Thị Vải suy giảm mạnh. Việc chuyển vùng đất ngập mặn ven sông Thị Vải thành đất công nghiệp và đô thị đã tác động xấu đến môi trường tự nhiên và các ngành kinh tế mũi nhọn: thuỷ sản và du lịch của Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh. Các KCN đang hoạt động hoặc đã được quy hoạch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và sông Thị Vải là nơi nhận nguồn nước thải cuối cùng: Stt Khu công nghiệp Diện tích (ha) Loại hình khu công nghiệp Tỉnh Đồng Nai 1 Gò Dầu 184 Nhẹ 2 Nhơn Trạch I 430 Nặng / nhẹ 3 Nhơn Trạch II 350 Nhẹ 4 Nhơn Trạch III 368 Nặng / nhẹ Cộng 1.332 Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 1 Mỹ Xuân (A, A2, B1) 804 Nặng / nhẹ 2 Phú Mỹ I 1.300 Nặng / nhẹ 3 Phú Mỹ II 500 Nặng / nhẹ 4 Bắc Vũng Tàu 400 Nặng / nhẹ Cộng 3.004 Tổng cộng 4.336 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hiện trạng môi trường các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2001, 2002 và năm 2003. Ghi chú: + Công nghiệp nhẹ: các ngành dệt may, da giày, điện tử, chế biến thực phẩm. + Công nghiệp nặng: các ngành hóa chất, luyện kim, vật liệu xây dựng, năng kượng, cơ khí, đóng tàu,… Nhiều năm gần đây, sông gây mùi hôi thối, khó chịu, có những đoạn nghiêm trọng tới mức thông số DO xấp xỉ bằng 0, thực vật và sinh vật phù du không có khả năng sinh sống. Từ dòng sông có ý nghĩa “lá phổi” trở thành mối nguy hại khiến nhiều người dân lẫn các công ty ven bờ bị ảnh hưởng về kinh tế, xã hội lẫn sức khoẻ. 2.2.1. Biểu hiện của sông Thị Vải: Từ năm 1992 khu công nghiệp (KCN) Gò Dầu được xây dựng đến nay dòng sông đã bị ô nhiễm nặng do ảnh hưởng của chất thải công nghiệp tại khu vực Gò Dầu. Một lọat khu công nghiệp mọc lên bên sông Thị Vải (Ảnh: T.L/báo Bà Rịa-Vũng Tàu) Nước sông có mùi hôi khó chịu, càng đi gần vào những bờ đùng thì mùi càng nặng hơn. Nước ở giữa sông còn có màu vàng nhưng đi vào trong thì chuyển sang màu đen dần. Có những lúc màu nước sông đen như nước kẹo đắng. Nước sông vào ban ngày đỡ hôi, vào ban đêm rất hôi do ban đêm các nhà máy dọc sông Thị Vải mới xả nước thải ra sông. Theo báo cáo khoa học “Điều tra và lập phương án xử lý ô nhiễm môi trường sông Thị Vải do các công trình công nghiệp lân cận gây ra” được chủ trì thực hiện bởi Viện Sinh thái Tài nguyên và Môi trường, Viện Sinh học Nhiệt đới, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (tháng 10-1997), ngoài lượng NH+4 (amoni), COD (nhu cầu ô xy sinh hóa), BOD (nhu cầu ô xy hóa học) cao, nước thải còn chứa những hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật. Đề tài khoa học từ năm 1997 Trong điều kiện dung dịch nước thải có chứa hàng loạt gốc axít với vi sinh có trong tự nhiên sẽ chuyển thành các hợp chất chứa lưu huỳnh. Qua các quá trình phân hủy, phản ứng hóa học tạo ra các chất kết tủa có màu đen trong nước; đồng thời làm giảm lượng ôxy hòa tan trong nước khiến các loài thủy sinh không thể sống được. Chưa hết, các sulfur kim loại nặng kết tủa sẽ lắng xuống đáy sông lẫn trong bùn. Sự tích tụ này có hại cho chất lượng môi trường. Qua hai đợt khảo sát mẫu bùn vào năm 1996 và 1997 ở cảng Gò Dầu (gần nhà máy Vedan), kết quả cho thấy hàm lượng H2S rất cao. Khi hàm lượng H2S trong nước tăng cao, không một sinh vật nào có thể tồn tại. Cụ thể, các mẫu bùn lấy vào thời điểm tháng 9-1997 đã không tìm thấy loài động vật đáy nào sinh sống. Theo kết luận điều tra của các nhà khoa học thuộc các cơ quan trên, sông Thị Vải đã chìm sâu trong ô nhiễm hữu cơ với mức độ ô nhiễm tăng suốt từ năm 1994 đến nay. Các nguồn chất hữu cơ xả vào sông Thị Vải đã biến một đoạn sông (ở trung lưu) thành “nồi lên men vi sinh khổng lồ” và thành “bể nuôi cấy các loại tảo thích nghi ô nhiễm bẩn”. Điều đáng lưu ý là các sinh vật gây bệnh tiết ra nhiều loại chất độc như một số tảo lam. Cảng Gò Dầu được xác định là trung tâm ô nhiễm. Từ đây chất bẩn phát tán đi khắp chiều dài sông. + Thiệt hại về kinh tế: - Trước đây sông Thị Vải cá tôm nhiều vô kể mỗi lần kéo được cả trăm ký lô và người dân ven khu vực sông sống nhờ vào nghề nuôi tôm, cá. Nên đời sống khá giả. Nhưng vài năm gần đây, cá tôm bị tuyệt chủng, nhiều hộ dân nuôi cá, tôm ở vùng ven sông Thị Vải, điêu đứng vì cá, tôm của họ chết hàng loạt, nổi và dạt trắng cả bờ. Nhiều người khẳng định hiện tượng cá, tôm chết như vậy là do nguồn nước ở sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng. Cống nước ông Lượng đã mở để lấy nước từ sông Thị Vải vào đùng làm cá chết hàng loạt hôm 14/12/2005 Ví dụ: Đùng rộng 30 ha của ông Ngô Văn Lượng, Phạm Văn Lạng, Vũ Văn Quý, Vũ Văn Mộng,… do nước thủy triều lên ông Lượng mở cống cho nước từ sông Thị Vải vào đùng của mình. Sáng sớm hôm sau, ông Lượng phát hiện cá trong đùng chết hàng loạt (khoảng 1 tấn) thiệt hại gần 100 triệu đồng. Hệ thống xử lý nước thải của ông Ngâm mỗi vụ tôm "ngốn" mất 20 triệu đồng. Ông Ba Hùng nghề nuôi tôm trên đìa rộng 10.000 m2 ở sát rạch Bàu Riêu, ông phải bỏ ¼ diện tích để làm hồ chứa nước, lắng khoảng 10 ngày và dùng nhiều hóa chất khử độc mới bơm vào ao nuôi. Mỗi vụ tôm ông phải tốn khoảng 20 triệu đồng tiền bơm nước và hóa chất. Thế nhưng ông vẫn trắng tày 3 vụ tôm thiệt hại hơn 250 triệu đồng. Những đầm tôm giờ chỉ còn là... kỷ niệm. Ảnh: Thái Ngọc Nước ô nhiễm, vón cục chen vào các đùng tôm, cá vẫn còn trơ ra đó. Có khoảng 560 hộ dân ở 2 xã Phước An, Long Thọ huyện Nhơn Trạch phải bỏ nghề, đi nhiều nơi tìm kế mưu sinh. Xã đảo Thạnh An huyện Cần Giờ - Tp.Hồ Chí Minh cũng bị ảnh hưởng gián tiếp từ dòng sông Thị Vải. Xã có khoảng 1.000 hộ với hơn 70% người dân sống bằng nghề đánh bắt thuỷ hải sản, làm muối và nuôi tôm sú. Nhưng 2-3 năm gần đây ít nhất 50% hộ dân lỗ từ 7-8 triệu đồng hoặc mất trắng khi lấy nước từ sông vào để nuôi tôm. - Sông Thị Vải không chỉ ô nhiễm nước bề mặt, mà nguồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm. Do nước giếng người dân khoan dùng hàng ngày gần đây có mùi tanh, múc lên để qua đêm nước đổi màu đen. - Tình trạng ô nhiễm trên sông Thị Vải cũng ảnh hưởng trì trệ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN Gò Dầu. Ông Shinya Kajita - Tổng giám đốc – Công ty phân bón Việt Nhật, ông Nguyễn Hữu Hiếu – Giám đốc Nhà máy Shell đều phản ánh nhiều hãng tàu Nhật Bản từ chối vận chuyển hàng hóa cũng như nguyên vật liệu cho công ty qua cảng Gò Dầu, do nước sông ô nhiễm ăn mòn thân tàu. Các hãng tàu Singapore cũng từ chối vận chuyển qua sông Thị Vải. Theo báo cáo của Công ty cổ phần cảng Đồng Nai số lượt tàu Singapore cập cảng chiếm 34% (200/600 lượt). Chất thải công nghiệp "phủ trắng" nhiều đoạn sông Thị Vải. - Chi phí làm sạch dòng sông cao. Hơn 10 năm qua, số nước thải chưa qua xử lý khoảng hơn 10 triệu m3. Theo ông Nguyễn Tôn, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước VN, việc tính toán chi phí xử lý nguồn nước thải từ sản xuất công nghiệp được căn cứ vào chất lượng nước thải, nồng độ ô nhiễm và công nghệ xử lý. Với mức độ ô nhiễm trung bình, giá thành xử lý 1m3 nước thải sau khi làm sạch sẽ gần gấp đôi giá nước sạch đầu vào. Nếu giá nước sạch hiện nay là từ 4.000 - 5.000 đồng/m3 thì giá 1m3 nước sau khi xử lý sẽ ít nhất là 8.000 - 10.000 đồng/m3. Tức là để làm sạch lượng nước thải đó, phải tốn tới hàng trăm tỉ đồng + Thiệt hại về xã hội: Hầu hết cán bộ công nhân viên của các công ty làm việc tại khu vực Gò Dầu đều mắc các bệnh viêm xoang, nhức đầu,.. đau ốm liên tục mà nguyên nhân là do nhiễm mùi hôi thối, mùi hóa chất thải ra hằng ngày của các công ty, xí nghiệp. Váng vàng dày đặc mặt sông Thị Vải. (Ảnh: CTV)  Hơn 10 năm nay, số người mắc bệnh viêm xoang tại khu vực xung quanh Nhà máy Vedan và dọc theo sông Thị Vải tăng đột biến. Theo thống kê của cơ quan chức năng có đến 90% số người dân ở đây mắc các căn bệnh mãn tính như viêm xoang, nhức đầu, khó thở, nếu da tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm bị nổi mẫn ngứa rất khó chịu, gây đau nhức và còn biểu hiện một số triệu chứng khác. Sông Thị Vải bị ô nhiễm dẫn đến rừng ngập mặn bị mất. Mất rừng ngập mặn sẽ dẫn tới suy giảm ngành thuỷ sản, đặt biệt là nghề nuôi tôm cá của nhân dân Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh. 2.2.2. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải: - Các thông số oxy hoà tan (DO) và nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) đực sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước do các chất hữu cơ kém bền vững. Sông Thị Vải đang bị ô nhiễm hữu cơ với các mức độ khác nhau: + Khu vực Gò Dầu - Cảng Vedan về thượng lưu: ô nhiễm nghiêm trọng giá trị DO thường <2,0 mg/l và giá trị BOD là 10-20 mg/l, có thời điểm lên trên 50 mg/l. + Từ cảng Vedan về hạ lưu (Cái Mép) mức độ ô nhiễm giảm nhanh với giá trị DO tăng dần từ 3,0 mg/l đến 5,5 mg/l và giá trị BOD giảm rõ rệt từ 4-8 mg/l từ Phú Mỹ đến Gò Da. Sông Thị Vải có lượng phù sa thấp: hàm lượng chất rắn lơ lửng ở Cái Mép chỉ khoảng 20-50 mg/l vào mùa khô và 100-150 mg/l vào mùa mưa. Tuy nhiên do ảnh hưởng của chất thải công nghiệp tại khu vực Gò Dầu –Vedan có nhiều thời điểm lượng chất thải lên đến 200 mg/l. Hàm lượng tổng coliform sông Thị Vải vượt giá trị 10.000 MPN/100ml (Tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn loại B). Nguyên nhân cơ bản việc ô nhiễm sông Thị Vải do việc xả thải của các khu dân cư, cơ sở sản xuất công nghiệp từ các khu công nghiệp: * Tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành đã phát hiện DNTN Liêm Chính (hoạt động từ năm 2001) trong lĩnh vực luyện và kéo cán thép xây dựng với nguyên liệu là sắt, thép phế liệu nhưng không đấu nối vào hệ thống thoát nước thải của khu công nghiệp. Lúc kiểm tra doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng các thùng phuy chứa dầu, giẻ lau nhiễm dầu, thùng đựng hoá chất (chất thải nguy hại) để bừa bãi, không có mái che theo quy định. Dầu cặn tràn, chảy vào hệ thống thoát nước mưa của khu công nghiệp. Lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất bị nhiễm dầu nặng được chia làm hai đường, trong đó có một đường dẫn vào hệ thống thoát nước mưa của khu công nghiệp. Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu nước thải để phân tích nhưng kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy doanh nghiệp này không thực hiện báo cáo giám sát môi trường, không nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải * Tương tự, tại công ty gạch men Nhà Ý với lượng nước thải phát sinh trung bình khoảng 100m3/ngày. Công ty này đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải và hoạt động từ tháng 4/2007 nhưng đoàn kiểm tra phát hiện thấy bể thu gom nước thải trước khi đưa vào hệ thống xử lý được đấu nối với cống thoát nước thải của khu công nghiệp. Ngoài ra, bùn cặn sau hệ thống xử lý được xả trực tiếp vào khu đất bên cạnh hệ thống xử lý nước thải. * Công ty TNHH chế biến thuỷ sản Tiến Đạt ở ấp Láng Cát, xã Tân Hải, huyện Tân Thành hoạt động từ năm 2002 với lĩnh vực chính là gia công, chế biến các mặt hàng thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu... Trong quá trình hoạt đông công ty đã sử dụng hoá chất clorin, xà phòng để tẩy rửa và NaClO và thải ra chất thải nguy hại như dầu cặn, giẻ lau nhiễm dầu nhưng không đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với cơ quan quản lý nhà nước. Mỗi ngày, công ty xả thải khoảng 900m3 nước thải. Đoàn kiểm tra đã phát hiện công ty Tiến Đạt xả trộm toàn bộ lượng nước thải chưa qua xử lý vào một đường ống ngầm, cắm thẳng vào lòng kênh Rạch Tre (một nhánh của sông Thị Vải). Theo báo cáo của công ty Tiến Đạt, đường ống ngầm này lắp đặt từ năm 2004. Ngoài ra, lượng khí thải phát sinh trong quá trình sấy bột cá, đốt dầu DO chưa được xử lý, thải thẳng vào môi trường qua ống khói. Đoàn đã yêu cầu công ty Tiến Đạt chấm chấm dứt ngay việc xả nước thải lén trên. * Công ty TNHH một thành viên giấy Mỹ Xuân thải khoảng 2.000m3/ngày nước. Nước thải được thu gom về hệ thống xử lý nước thải. Nhà máy có hai hệ thống xử lý nước thải nhưng vẫn cho nước thải chưa qua xử lý chảy ra hệ thống cống chung của khu công nghiệp. Trong ngày đầu kiểm tra hiện trường, dù nghi ngờ nhưng đoàn vẫn không phát hiện đường đi của nước vì đã được nguỵ trang, che gạch bên trên. Cho đến ngày hôm sau đoàn mới phát hiện được. Theo giải thích của đại diện công ty, việc xả thẳng ra hệ thống thoát nước mưa của khu công nghiệp chỉ là tình huống sự cố (?!). Vụ việc đang được phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm rõ. * Tương tự, công ty TNHH PAK Việt Nam không có hệ thống xử lý nước thải và số nước thải không qua xử lý được thải trực tiếp ra ngoài hệ thống cống thoát nước mưa. Ngoài ra, trên sân của doanh nghiệp này còn tồn đọng từ 15 – 20 tấn rác thải nguy hại. Theo đoàn kiểm tra, lượng nước thải không qua xử lý của các doanh nghiệp trên được dẫn vào hệ thống thoát nước chung hoặc được dẫn trực tiếp ra sông. Lượng nước này chảy vào sông Thị Vải và tích tụ lâu ngày gây ra tình trạng ô nhiễm ngày càng cao cho sông Thị Vải. Những nguồn chất thải lỏng ra sông Thị Vải tại khu vực Gò Dầu gây ô nhiễm đáng lưu ý gồm: Từ nhà máy của Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam (Công ty Vedan) và nhà máy Super Phosphat Long Thành và Taicera. Tuy nhiên, nhà máy Super Phosphat Long Thành và Taicera ô nhiễm bụi là chính... Sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng nề chủ yếu do Công ty Vedan xả trực tiếp nước thải không qua xử lý vào sông Thị Vải. Công ty Vedan Việt Nam xây dựng nhà máy vào năm 1991 tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, nằm ở phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh, tổng diện tích 120 hecta. Công ty Vedan được cấp giấy phép hoạt động từ năm 1994, lĩnh vực hoạt động của công ty chủ yếu là sản xuất bột ngọt, tinh bột, nước đường, xút (NaOH), axit (HCl), phân bón,… Theo báo cáo tổng hợp về tài chính của Công ty Vedan, tổng vốn đầu tư hiện nay của Công ty Vedan khoảng 460 triệu đô la Mỹ, doanh thu giai đoạn từ năm 1994 đến 2007 khoảng 151 triệu đô la Mỹ/năm, lợi nhuận trước thuế từ năm 1994 đến 2007 khoảng 11,3 triệu đô la Mỹ/năm. Công ty Vedan cho biết, trong năm 2007, tổng doanh thu của công ty đạt 270 triệu USD, (so với năm 2006 đạt mức tăng trưởng khoảng 12%). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 113 triệu USD (tăng so với năm 2006 koảng 19%), chiếm 42% tổng doanh thu. Cũng trong năm 2007, Vedan đã nộp ngân sách 10 triệu USD, tăng 20% so với năm 2006. Theo bản báo cáo khảo sát, Vedan sử dụng các nguyên liệu chính như: đường, mật, tinh bột, các loại Vitamin... Công suất của nhà máy theo thiết kế mỗi năm sản xuất được: 60.000 tấn bột, 63.000 tấn đường; 60.000 tấn bột ngọt; 100.000 tấn a xit citric; 100 tấn thuốc trừ sâu vi sinh, gần 6,6 triệu thùng giấy và thùng đóng lon; 7,2 triệu thùng thực phẩm ăn liền... Đặc biệt nhà máy Vedan còn có công suất sản xuất khoảng 40.000 tấn xút loại 100% và 34.800 tấn a xit Clo hidric... Nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào của Công ty Vedan năm 2008 dự kiến tiệu thụ 638.180 tấn mì (diện tích khoảng 31.909 ha) của hơn 20.000 nông dân ở Đồng Nai và các tỉnh Gia Lai, Bình Định, Ninh Thuận, Phú Yên, Hà Tĩnh,.. Hiện công ty có 2.700 công nhân đang làm việc. Lương trung bình của công nhân ở đây hiện nay là 3 triệu đồng/tháng. Đa phần công nhân là người Đồng Nai, ngoài ra có cả người đến từ các tỉnh miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long và miền Bắc. Mặc dù Công ty đã có những đóng góp tich cực về mặt ngân sách cho Nhà nước, tạo việc làm cho hàng nghìn công nhân và nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, những thiệt hại mà Công ty Vedan đã gây ra cho môi trường Việt Nam thì không nhỏ. Vedan thải gì ra sông Thị Vải? Trong quá trình sản xuất các sản phẩm bột ngọt, tinh bột, nước đường, xút (NaOH), axit (HCl), phân bón,… nước thải của công ty có chứa nhiều chất gây ô nhiễm môi trường: Cống của công ty Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải. Ảnh Người lao động - Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN - MT), Vedan đã xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép như cyanure vượt từ 7,6 - 34 lần (trong khi tiêu chuẩn cho phép < 0,1mg/l); tổng coliform vượt đến 1.000 lần; COD vượt từ 1,2 - 4,1 lần; BOD5 vượt 6,4 lần. Ngoài ra, đoàn kiểm tra còn phát hiện Vedan xả nước chưa qua xử lý có thông số ô nhiễm rất cao (COD vượt 44,7 lần; BOD5 vượt 17 lần...). Bên cạnh đó, Vedan còn thải một lượng dịch thải lớn sau lên men ra thẳng sông Thị Vải, trung bình 12 lần x 4 giờ/lần x 400 m3/giờ = 19.200 m3/tháng... Theo Thứ trưởng Bộ TN - MT Trần Hồng Hà, ngoài việc mỗi tháng Vedan xả 105.600 m3 nước chưa qua xử lý và dịch thải, mức độ ô nhiễm của nguồn nước thải của Vedan còn đáng sợ hơn nữa khi có chất độc amiăng - một loại hóa chất rất nguy hại cho môi trường, có thể gây ung thư cho con người, đặc biệt là ung thư phổi và ung thư trung biểu mô. Ảnh trên: Ông Lâm Mậu Phủ, nhân viên Công ty Vedan VN, đang mở các van để xả nước thải qua hệ thống xả lén. Ảnh dưới: Ống “hậu kiểm” nước thải xả lén của Vedan VN (ảnh do Cục Cảnh sát môi trường cung cấp) - Về phía Công ty Vedan Việt Nam, ông K.H.Yang – Phó chủ tịch HĐQT thừa nhận 3 nội dung Vedan đã làm sai đó là: + Mẫu nước thải phân tích vượt tiêu chuẩn. + Thủ tục hành chính chưa thực hiện theo đúng pháp luật Việt Nam. + Vấn đề quản lý những chất rắn, chất lỏng vẫn chưa xong các thủ tục. Vedan đã phải ký nhận vào một văn bản hành chính, theo đó thừa nhận 10 hành vi vi phạm của mình: 1. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày đối với Nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của Công ty; vi phạm khoản 11, Điều 10, nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 2. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000m3/ngày đối với các Nhà máy sản xuất bột ngọt và Lysin của Công ty; vi phạm khoản 8 Điều 10, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP. 3. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000/ngày đối với các nhà máy khác của Công ty; vi phạm khoản 8, Điều 10, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP. 4. Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; vi phạm khoản 4, Điều 27, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP. 5. Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo; vi phạm khoản 3, Điều 8, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP. 6. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với Dự án đầu tư nâng công suất đối với phân xưởng sản xuất Xút- Axít từ 3.116 tấn/ tháng lên 6.600 tấn/ tháng; vi phạm khoản 3, Điều 9, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP. Một đường ống xả chất thải không qua xử lý của Công ty Vedan VN. Ảnh: 7. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với Dự án đầu tư nâng công suất đối với các Nhà máy bột ngọt từ 5.000tấn/ tháng lên 15.000 tấn/tháng; tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/ tháng lên 4.000 tấn/tháng; Lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng; bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng; PGA 700 tấn/năm; phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn); 280.000 tấn/ năm (lỏng) về cảng 12.000 tấn; vi phạm khoản 3, Điều 9, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP. 8. Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế môi trường; vi phạm điểm b, khoản 1, Điều 11, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP. 9. Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường, vi phạm khoản 3, Điều 15, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP. Máy vận hành hệ thống xả nước thải lén của Công ty Vedan VN. Ảnh: DO CỤC CSMT CUNG CẤP 10. Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép; vi phạm khoản 4, Điều 9, Nghị dịnh 34/2005/NĐ- CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong tài nguyên nước. - Kết luận của đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên-Môi trường: Vedan thiết kế và lắp đặt hệ thống bơm, đường ống kỹ thuật để bơm dịch thải lỏng của nhà máy sản xuất lysin, nhà máy bột ngọt, nhà máy sản xuất PGA từ bể bán âm dung tích 6.000 – 7.000 m3 và bồn chứa 15.000 m3 và một số bồn bể khác theo hệ thống đường ống (có đoạn chôn ngầm, có đoạn đi trên bề mặt đất), ra cầu cảng rồi cắm sâu xuống sông Thị Vải khoảng 7-8m để bơm và xả trực tiếp. Đoàn cũng chỉ ra 2 hành vi vi phạm nghiêm trọng của Công ty Vedan và đề nghị làm rõ là: + Trốn nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải + Gian trá thiết kế, lắp đặt hệ thống đường ống kỹ thuật rất tinh vi, được ngụy trang bằng các hệ thống bơm nước, đường ống chủ yếu chìm dưới đất để xả trực tiếp dịch thải lên men ra sông Thị Vải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các chuyên gia đã tính toán mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp mà Công ty Vedan đã trốn nộp lên tới 127 tỷ đồng. Khối lượng nước thải không qua các hệ thống xử lý là trên 2.300 m3/ngày; khối lượng dịch thải sau lên men của Vedan xả trực tiếp ra sông Thị Vải là 105.600 m3/tháng. Muốn xử lý 5.880 m3/ngày dịch thải và nước thải có nồng độ ô nhiễm hữu cơ cao cần phải lắp đặt hệ thiết bị chuyên dụng có giá khoảng 143 tỷ đồng và chi phí vận hành cho hệ thống xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn là khoảng 210 tỷ đồng/năm. 2.3. BIỆN PHÁP XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG TẠI TỈNH ĐỒNG NAI: Lấy mẫu nước sông Thị vải đi xét nghiệm. (Ảnh: CTV) Sự thật cách đây 11 năm, các nhà khoa học sau khi khảo sát, nghiên cứu đã đưa ra lời cảnh báo về ô nhiễm môi trường ở sông Thị Vải. Nhưng các cơ quan chức năng ở Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Đồng Nai và Bộ Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) cho rằng ý kiến của các nhà khoa học rất hay nhưng phải cụ thể hóa bằng pháp lý. Cuối năm 2004, ông Lê Viết Hưng - Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai gửi Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh đề nghị khen thưởng Công ty Vedan Việt Nam. Văn bản nêu rõ: “Trong những năm qua, với chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Sở TN-MT đã kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật về lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Vedan Việt Nam”. Có 3 lý do để Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai đề nghị khen thưởng là “từ một công ty mới đầu tư có gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nước khu vực sông Thị Vải những năm 1994 -1999, nay đã cố gắng khắc phục, xử lý cơ bản nước thải sản xuất, các mẫu nước thải qua kiểm tra gần đây đạt tiêu chuẩn môi trường loại B-tiêu chuẩn Việt Nam”. Năm 2005-2006 Bộ TN-MT đã chỉ đạo kiểm tra liên tục đối với Vedan. Qua những lần kiểm tra phát hiện những vấn đề về môi trường, Bộ đã yêu cầu Công ty có lộ trình khắc phục. Năm 2007 Sở Khoa học – Công nghệ, Sở TN-MT có đến lấy mẫu phát hiện Vedan vi phạm và đã bị phạt nhưng sau đó Công ty Vedan có khắc phục và có bổ sung hồ sinh học xử lý nước thải. Cơ quan chức năng khuyến cáo đến đâu thì Vedan khắc phục đến đó. Ngày 29.03.2007 Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN-MT) nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải (đã qua xử lý) vào sông Thị Vải của Công ty Vedan. Tuy nhiên, Công ty còn thiếu nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản thiết kế hệ thống xử lý nước thải, sơ đồ hệ thống thu gom, xử lý nước thải. Sau khi Vedan bổ sung hồ sơ, Cục đã nhiều lần yêu cầu xem xét vấn đề xả nước thải ra sông Thị Vải và rạch Nước Lớn vì công suất thải quá lớn 40.000 – 80.000 m3/ngày đêm; đồng thời yêu cầu Sở TN-MT đồng Nai có ý kiến về việc cấp phép cho Công ty này. Cục Quản lý tài nguyên nước nhận được công văn số 3802 của Sở TN-MT Đồng Nai trả lời nêu rõ Vedan đã làm tốt mọi công tác về bảo vệ môi trường. Cụ thể, Công ty đã thực hiện việc khắc phục và cải tạo hệ thống hồ xử lý sinh học (21 hồ), mở rộng và gia cố bờ bao để tạo sự liên thông giữa các hồ trước khi thải vào sông Thị Vải,…Sau khi có công văn của Sở TN-MT, Cục đã tổ chức thẩm định và thực hiện 19 bước kể từ khi tiếp nhận hồ sơ nhưng qua trình cấp phép cho Vedan tất cả đều thực hiện trên hồ sơ giấy tờ, cục không có lần nào tiến hành kiểm tra trực tiếp. Việc cấp phép xả thải cho Công ty Vedan Việt Nam, Cục quản lý tài nguyên nước (Bộ TN-MT) đã thành lập Hội đồng thẩm định (bao gồm Cục quản lý tài nguyên nước, các chuyên gia và Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai) báo cáo xin cấp phép xả nước của Công ty Vedan. Ngày 23.04.2008 Bộ TN_MT mới cấp giấy phép cho công ty Vedan với lưu lượng trung bình 40.228 m3, lớn nhất là 80.455 m3 một ngày đêm. Đầu tháng 7.2008 trước phản ánh của các công ty về việc các tàu Nhật Bản từ chối cập cảng Gò Dầu, Sở Tài nguyên-Môi trường đã tổ chức một cuộc họp gồm nhiều ban ngành và kết luận: “Không đủ cơ sở khoa học và khách quan vỏ tàu bị ăn mòn do ô nhiễm sông Thị Vải”. Nhưng ngày 06.08.2008 ông Hoàng Văn Thống – Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (thuộc Sở Tài nguyên-Môi trường) khẳng định việc đánh giá ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải đã vượt khỏi tầm tay của địa phương. “Hiện UBND tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị 4 bộ: Tài nguyên-Môi trường, Công thương, Giao thông vận tải và Khoa học-Công nghệ, vào tiến hành khảo sát để đưa kết luận cuối cùng”. Tháng 8/2008 tại Hội đồng thẩm định báo cáo xin cấp phép xả thải được tổ chức tại Cục quản lý tài nguyên nước (Bộ TN-MT), Vedan cam kết xả nước thải đã qua hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn cho phép rồi mới được xả thải ra nguồn tiếp nhận. Nhưng tại thời điểm này, Vedan bị bắt quả tang xả nước thải không qua xử lý. Ngày 18.09.2008 ông Ao Văn Thinh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai trả lời báo chí xung quanh vụ Vedan “giết” sông Thị Vải. Ông Thinh trả lời một cách qua loa không thể hiện trách nhiệm của một cơ quan chức năng tỉnh về bảo vệ môi trường. Ông thừa nhận để Vedan xảy ra vụ việc nghiêm trọng này do năng lực yếu kém của các cơ quan chức năng và hành vi của Vedan gian dối quá tinh vi. Khi Bộ TN-MT phát hiện Vedan sai phạm nhưng Tỉnh không xử lý do: + Về nguyên tắc, Bộ TN-MT chưa có báo cáo chính thức về vụ việc Vedan vi phạm môi trường thì Tỉnh cũng không có ý kiến gì về hành vi của Vedan. + Nếu đóng cửa Vedan mà môi trường vẫn tiếp tục ô nhiễm thì sao, bởi tôi biết nhiều đơn vị khác cũng vi phạm. Tại thời điểm tháng 9 và tháng 10.2008, hàng ngàn hộ dân ở huyện Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện Công ty Vedan đến Sở Tài nguyên-Môi trường yêu cầu Công ty Vedan bồi thường thiệt hại. Sở trả lời không thuộc thẩm quyền, yêu cầu UBND xã hướng dẫn dân đến khiếu nại Vedan hoặc khởi kiện ra Toà án nhân dân huyện Long Thành. Dân mang đơn lên UBND xã kiện để lấy lại phần nào thiệt hại. Nhưng khi hỏi chính quyền, đoàn thể có hướng dẫn hoặc làm đại diện để khởi kiện ra toà thì câu trả lời là “không”, người dân chỉ biết nộp, xã tiếp nhận mà không biết chừng nào đơn được giải quyết. Đơn đến Toà án nhân dân huyện Long Thành, Toà trả lại đơn khởi kiện của dân vì cho rằng chưa nhận được kết luận nào về sai phạm của Công ty Vedan Việt Nam gây thiệt hại. Phòng cảnh sát Môi trường (PC36) cho biết cũng tại thời điểm tháng 10/2008, phòng đã nhận được 2.600 đơn của nông dân 4 xã ở huyện Long Thành và huyện Nhơn Trạch (Phước Thái, Phước An, Long Thọ và Long Phước) khởi kiện Công ty Vedan Việt Nam phải bồi thường thiệt hại do gây ra ô nhiễm nguồn nước. Ngày 21.10.2008 UBND tỉnh Đồng Nai ký quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành: Sở TN-MT, Sở NN&PTNT và Sở LĐTB-XH theo dõi khắc phục hậu quả của Vedan: nộp phạt, phí nước thải, tháo gỡ hệ thống “chui”, thu mua mì cho nông dân, bảo đảm quyền lợi người lao động. Ngày 23.10.2008 Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai – ông Lê Viết Hưng ký văn bản gửi UBND tỉnh báo cáo hướng xử lý vi phạm Công ty Vedan. Thống nhất giữa Sở tư pháp và Thanh tra tỉnh, Sở TN-MT kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản đề nghị Bộ TN-MT thu hồi quyết định xử phạt hành chính số 131 và giao cho UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định mới, trong đó có biện pháp khắc phục hậu quả là: tạm thời đình chỉ hoạt động sản xuất của Công ty Vedan. Ngày 29.10.2008 sau khi nhận được quyết định xử phạt hành chính của Thanh tra Bộ Tn-Mt, Công ty Vedan đã nộp phạt 267,5 triệu đồng, nhưng sản xuất đối với 2 nhà máy sản xuất lysine và tinh bột, lượng nước đưa vào sử dụng giảm gần 50% (từ 28.000 m3 xuống còn 15.000 m3). Tuy nhiên, qua kiểm tra, tổ công tác liên ngành tỉnh Đồng Nai pháp hiện Công ty vedan không chấp hành quyết định của Thanh tra Bộ TN-MT, vẫn tiếp tục xả nước thải ra sông Thị Vải dù đã bị rút giấy phép xả thải với thời hạn 6 tháng; chưa tháo gỡ hệ thống xả chui nên khó kiểm soát được việc xả thải của Vedan. Ngày 06.11.2008 văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 314/TB-VPCP và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai với chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn chủ trì (phối hợp chặt chẽ với Bộ TN-MT và Bộ Công an) tổ chức thực hiện nghiêm 2 quyết định của Bộ TN-MT về xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Vedan (Quyết định số 1999/QĐ-BTNMT ngày 6-10-2008 về việc đình chỉ hiệu lực giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của Vedan; Quyết định số 131/QĐ-XPHC ngày 6-10- 2008 xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với Vedan). Theo Quyết định 131/QĐ-XPHC, Công ty Vedan phải nộp khoản tiền phạt là 267,5 triệu đồng và bị truy thu 127 tỷ đồng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức giám sát chặt chẽ Vedan trong việc triển khai, thực hiện các nội dung của 2 quyết định xử lý nêu trên; chỉ cho phép công ty này thải ra môi trường nước thải, dịch thải lỏng đã xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường và chỉ được vận hành sản xuất theo công suất tương ứng đó. Trong trường hợp Vedan không chấp hành đầy đủ 2 quyết định xử lý nêu trên, tiếp tục gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Thị Vải, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai căn cứ vào thẩm quyền ra quyết định xử lý đối với công ty này ở hình thức cao hơn theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường như: tạm thời đình chỉ hoạt động sản xuất của công ty cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết; buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường; cấm hoạt động... Thủ tướng yêu cầu Bộ TN-MT và UBND tỉnh Đồng Nai cần nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm về việc thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực với địa phương quản lý nhà nước trên địa bàn, lãnh thổ để Vedan vi phạm nghiêm trọng, kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân và thiếu chủ động, thống nhất trong việc ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Vedan; báo cáo kết quả lên Thủ tướng trong tháng 11-2008 . 2.4. NHỮNG BIỆN PHÁP CẦN KHẮC PHỤC: 2.4.1. Về phía Công ty Vedan: + Điều chỉnh công suất sản xuất của các nhà máy đến mức tối thiểu để đảm bảo nước thải phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Cụ thể: công suất sản xuất bột ngọt chỉ còn 55%, tinh bột mì tươi giảm 60%, ngưng toàn bộ hoạt động sản xuất bột nêm và lysine, cắt giảm 12MW của nhà máy sản xuất điện. + Tháo dữ toàn bộ cac đường ống ngầm. Ngưng không được xả thải vào hệ thống 21 hồ sinh học và tiến hành kế họach lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng tại một số vị trí của hệ thống xử lý nước thải; lắp đặt thêm các hệ thống thiết bị phụ trợ cho việc xử lý nươc thải và lắp mới mới hệ thống cô đặc chất dịch lỏng. + Cải tạo toàn bộ hệ thống thu gom, xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải theo quy định. Hệ thống thu gom và cửa xả nước thải phải được đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát. + Phải nộp khoản tiền bị truy thu 127 tỷ đồng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp từ nay đến năm 2009. + Công ty cam kết ứng dụng các chế phẩm hoá học, sinh học để xử lý màu và một số thông số chưa đạt tiêu chuẩn tại đầu ra của các hệ thống xử lý nước thải hiện hữu đạt TCVN 9545:2005 với hệ số Kq=1,1, Kf=0,9; xử lý mùi hôi thối, khó chịu phát ra từ hồ xử lý nước thải của công ty.   +Tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường, trình cơ quan chức năng phê duyệt đối với các hạng mục: nâng công suất đối với phân xưởng Xút-Axít, các nhà máy bột ngọt, nhà máy tinh bột, nhà máy Lysin, bột gia vị cao cấp, PGA, phân Vedagro, cảng 12,000 tấn.  +Đầu tư thêm 2 hệ thống xử lý nước thải công suất 1500m² và 2.000m³/ngày, 1 nhà máy cô đặc dịch thải sau khi lên men và 4 dây chuyền sản xuất phân bón rắn Vedagro từ dịch thải sau khi lên men. Các hạng mục này sẽ được lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và trình cơ quan chức năng phê duyệt.   +Công ty Vedan cũng cam kết tiến hành đấu nối toàn bộ nước thải của các nhà máy khác của công ty vào hệ thống xử lý nước thải hiện hữu của công ty; tính toán giảm công suất của các nhà máy để bảo đảm cho 3 hệ thống xử lý nước thải hiện hữu hoạt động hiệu quả và đạt tiêu chuẩn về môi trường; tiến hành lắp đặt hệ thống đo lưu lượng và quan trắc tự đồng liên tục một số thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sau xử lý; thực hiện nộp đủ phí bảo vệ môi trường đối với nước thải hàng tháng theo yêu cầu của địa phương...  2.4.2. Về phía các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai: + Bộ TN-MT và UBND tỉnh Đồng Nai cần nghiêm túc thường xuyên đô đốc, kiểm tra, giám sát Công ty Vedan thực hiện đúng quyết định xử phạt của Bộ TN-MT. + Thành lập hội đồng khoa học với sự tham gia của các chuyên gia về môi trường, nhà khoa học của 3 địa phương (TPHCM, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu) để xem xét việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải và hệ thống giám sát tự động, kiểm soát chất lượng nước thải đầu ra tại các nhà máy nằm trên lưu vực sông Thị Vải. + Các Bộ ngành liên quan (như Bộ TN-MT, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ) cần tổ chức rà soát, nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ xem xét để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật Hình sự, Luật Thanh tra và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. + Đối với thiệt hại về kinh tế, môi trường và chi phí khắc phục ô nhiễm sông Thị Vải, Vedan và các doanh nghiệp khác phải có trách nhiệm đền bù và chi trả theo quy định của pháp luật. Quá trình đánh giá, tính toán chi phí này sẽ do hội đồng khoa học, chuyên gia môi trường, Vedan, các doanh nghiệp gây ô nhiễm và 3 địa phương (TPHCM, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu) tham gia thực hiện để đảm bảo tính khách quan. 3.1. LUẬT MÔI TRƯỜNG: Hiện môi trường pháp lý ở nước ta hiện nay chưa cao nên nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chịu phạt thay vì phải xây dựng công trình xử lý ô nhiễm. Nhưng nếu có xây dựng thì chi phí xử lý cũng cao vì thế các doanh nghiệp chủ yếu đối phó với Luật và các cơ quan chức năng. Vì vậy, những đề xuất Luật môi trường cần phải được xây dựng với biện pháp chế tài cao hơn đủ để các cá nhân và doanh nghiệp chấp hành, và Luật có hiệu lực trong cuộc sống: - Cần nâng cao mức phạt quy định gấp 1.000 lần so với mức phạt hiện nay. Hiện nay mức phạt thấp nhất về xả nước thải là 100.000đ đến 500.000đ, mức phạt cao nhất là 60.000.000- 70.000.000đ - Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật. - Đối với những trường hợp cá nhân hoặc doanh nghiệp khắc phục hậu quả môi trường do mình gây ra, cần có thời gian khắc phục cụ thể, biện pháp khắc phục hậu quả. Đồng thời các cơ quan chức năng thường xuyên theo dõi tiến độ khắc phục hậu quả của cá nhân hoặc doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, nếu không khắc phục như cam kết thì sẽ bị áp dụng chế tài với mức xử phạt cao nhất mà phần thiệt hại còn cao hơn việc khắc phục. - Luật phải nêu trách nhiệm cụ thể đơn vị quản lý, và sẽ bị xử phạt nếu đơn vị đó không xử lý hoặc xử lý chậm trễ làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân thì bị xử lý hình phạt kỷ luật trách nhiệm cùng cá nhân hoặc doanh nghiệp khắc phục hậu quả do thiếu trách nhiệm thuộc phạm vi chức năng của đơn vị quản lý; hoặc đình chỉ thôi việc và xử theo khung hình phạt pháp lý mà cá nhân hoặc doanh nghiệp đó gây hậu quả tại nơi đơn vị quản lý. - Nhà nước phải bảo vệ quyền lợi về môi trường cho nhân đân: Nếu có thiệt hại về môi trường nhà nước phải có trách nhiệm tính thông số , thành phần ô nhiễm bằng chuyên môn của mình để bảo vệ cho người dân được đền bù thỏa đáng . - Đối với những trường hợp người dân khởi kiện phải quy định thời gian cụ thể trả lời cho người dân. Nếu vì lý do nào đó không thể trả lời kiệp phải phản hồi bàng văn bản cho nười dân biết và phải ghi rõ thời hạn trả lời khi nào. - Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật. - Cần đưa ra biện pháp cụ thể phạt đối với những cán bộ bao che những người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường: như phạt tiền hoặc sa thải và phải nêu chi tiết từng cấp quản lý phạt như thế nào. - Có phạt thì phải có thưởng . Chính vì thế cần thưởng cho những người phát hiện được sai phạm. Có những sai phạm hệ thống che giấu kỹ và khó phát hiện. Chính vì vậy cần phải khen thưởng. 3.2.TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC: Việc thiếu kiểm tra, giám sát của những cơ quan chuyên môn, của những cơ quan chức năng nhà nước lĩnh lương từ tiền thuế do nhân dân đóng góp đã để lại hậu quả nghiêm trọng đến môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, dù phải tiêu tốn khá nhiều tiền của và thời gian chúng ta cũng khó có thể khắc phục một cách trọn vẹn. Ngoài việc buộc Vedan VN bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, rất cần thiết phải xử lý trách nhiệm của những quan chức liên đới. Có như vậy mới công bằng và chúng ta mới ngăn ngừa được những vụ ô nhiễm môi trường về sau. Đồng thời, để hạn chế những vấn đề tiêu cực xảy ra chúng ta cần: - Thường xuyên rà soát đánh giá Luật môi trường ban hành có hiệu lực áp dụng với thực tế. - Cần phải xử lý trách nhiệm của những nhân vật chủ chốt, những cá nhân bàn quan trước trách nhiệm của mình bằng biện pháp kỷ luật cao nhất để không thờ ơ trước những vụ việc đáng tiếc xẩy ra như hiện nay. - Cán bộ nhà nước cần phải thường xuyên nâng cao trình độ, bằng cách tổ chức những cuộc kiểm tra chuyên môn, nếu không đủ yêu cầu chuyên môn thì phải chuyển công tác hoặc sa thải và phải có đạo đức, trách nhiệm lương tâm trước cộng đồng. - Các cơ quan chức năng thực hiện đúng những quy định Nhà nước ban hành như khi thẩm định báo cáo đánh giá tác động dự án của một Doanh nghiệp cần phải tính xem doanh nghiệp thực hiện dự án có đủ năng lực, đủ chi phí xử lý các yếu tố tác động đến môi trường, và khi đầu tư các chi phí đó khi doanh nghiệp đia vào hoạt động có đủ sức cạnh tranh trên thị trường thì mới cấp giấy phép hoạt động. - Cần có Đội thanh tra đột xuất kiểm tra, giám sát các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Phải thành lập cơ quan thanh tra nhà nước sẽ kiểm tra đột xuất đối với các cơ quan chức năng nhà nước quản lý và các doanh nghiệp. Trường hợp nếu ai đó báo cho cơ quan chức năng nhà nước quản lý và doanh nghiệp biết trước thì sẽ bị xử phạt bằng tiền, thậm chí có thể chuyển công tác hoặc sa thải. Sau khi kiểm tra xong phải lập báo cáo gửi về cấp trên. - Công bố danh sách và thông tin các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trên báo đài và thông tin đại chúng để người dân có ý kiến và thái độ đối với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó. - Nhà nước cần lập ra bộ phận tư vấn về môi trường ở từng địa phương để người dân và doanh nghiệp thuận tiện trong việc tìm hiểu về bảo vệ môi trường. 3.3.TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP: Bản chất doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Để các doanh nghiệp nhận thức đúng về trách nhiệm bảo vệ môi trường và cân đối giữa lợi nhuận với trách nhiệm xã hội thì: - Trước khi cấp giấy phép thành lập Doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần phải hiểu Luật môi trường. - Khi xây dựng dự án doanh nghiệp có lập báo cáo tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; đồng thời có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã ghi trong cam kết bảo vệ môi trường. Nếu không thực hiện đúng cam kết sẽ bị xử phạt chế tài cao nhất trước Pháp luật tương ứng với hành vi vi phạm của đơn vị. - Để các doanh nghiệp thấy được vai trò quan trọng của bảo vệ môi trường và vấn đề khắc phục hậu quả do họ gây ra tác động tiêu cực đến người khác như thế nào và cho chính bản thân họ. Biện pháp phạt tiền thật nặng đối với những doanh nghiệp không thực hiện đúng Luật bảo vệ môi trường. Số tiền phạt phải lớn hơn mức chi phí doanh nghiệp đầu tư xử lý nước thải ban đầu. Có như thế Luật mới có hiệu lực và doanh nghiệp không dám vi phạm. Doanh nghiệp sẽ làm bài toán kinh tế so sánh giữa chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải ban đầu khi xây dựng nhà máy được phép tính vào giá thành sản phẩm và khấu hao dần trong quá trình hoạt động. Nếu để bị các cơ quan chức năng phát hiện bị phạt, thì chi phí khắc phục hậu quả và phí xử phạt nhiều gấp đôi; đồng thời chi phí này không được tính vào trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp nên đầu tư hệ thống xử lý nước thải từ ban đầu. Đó là quyết định khôn ngoan và sáng suốt,. Khi một doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề môi trường thì vô tình chung đã quảng bá được thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp đến khách hàng, chứng tỏ doanh nghiệp quan tâm đến sức khoẻ của cộng đồng và người tiêu dùng sản phẩm của họ. 3.4. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI DÂN: Dân là người trực tiếp chịu ảnh hưởng tác hại của môi trường, chính vì thế người dân cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại địa phương cư trú và cả nước. - Cần tìm hiểu về Luật bảo vệ môi trường nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường của mình tại địa phương. - Người dân cần biết nơi mình đang sống có chịa ảnh hưởng của các tác động môi trường từ các KCN tại nơi mình sinh sống và các vùng lân cận. Có trách nhiệm giám sát và bảo vệ môi trường nếu phát hiện những trường hợp gây ô nhiểm môi trường của các doanh nghiệp. Thông báo đến các cơ quan chức năng địa phương sớm nhất để có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, liên hệ đến các cơ quan chức năng cao hơn để có biện pháp chế tài mạnh đối với các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của các cá nhân hoặc tổ chức làm hại đến môi trường pháp luật Việt Nam. - Giáo dục về môi trường cần đưa vào chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông để người dân nhận thức về môi trường sống đang bị đe dọa nghiêm trọng và cần có ý thức để bảo vệ cuộc sống hôm nay và tương lai của đất nước. - Bày tỏ thái độ kiên quyết đối với các hành vi làm ô nhiễm môi trường gây tác hại xấu đến những người xung quanh như tẩy chay sản phẩm đối với các doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân, viết bài phản ánh trên thông tin đại chúng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiai phap khac phuc onnhiem trten song Thivai.doc
Tài liệu liên quan