Tiểu luận Hậu quả pháp lý của chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Về quan hệ nhân thân.
Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không làm chấm dứt các quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Mặc dù có sự phân chia tài sản giữa vợ và chồng nhưng quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại, vì vậy thì các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng không hề hay đổi, vợ chồng tiếp tục phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó. Thực tế cho thấy, nhiều cặp vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân nhằm mục đích tiến hành các hoạt động sản xất kinh doanh riêng vì không muốn ảnh hưởng đến lợi ích gia đình, mặt khác là đảm bảo đời sống ổn định của gia đình, đây là điểm tích cực cần khuyến khích. Do vậy cũng cần khẳng định rằng, việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không phải là gián tiếp quy định chế định ly thân. Mặt khác, luật HNGĐ không quy định chế độ ly thân. Việc cho phép vợ chồng có thể chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân giữa vợ và chồng không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân cũng phản ánh 1 phần những rạn nứt, mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng dẫn đến việc quyền lợi cũng như lợi ích của các thành viên trong gia đình không được đảm bảo. Đây cũng là vấn đề cần xem xét và nghiên cứu nhiều hơn khi ta nghiên cứu vấn đề này.
1.1 Về quan hệ tài sản.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân sẽ làm
phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định. Điều 30 Luật HNGĐ 2000 quy định: “hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng: Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”. Và vấn đề này cũng được quy định cụ thể trong Điều 8 nghị định 70/2001 như sau:
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2101 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hậu quả pháp lý của chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HAU QUA PHAP LY CUA VIEC CHIA TAI SAN CHUNG TRONG THOI KY HON NHAN
Thứ năm, 23/12/2010 05:33
1. Về quan hệ nhân thân.
Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không làm chấm dứt các quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Mặc dù có sự phân chia tài sản giữa vợ và chồng nhưng quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại, vì vậy thì các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng không hề hay đổi, vợ chồng tiếp tục phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó. Thực tế cho thấy, nhiều cặp vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân nhằm mục đích tiến hành các hoạt động sản xất kinh doanh riêng vì không muốn ảnh hưởng đến lợi ích gia đình, mặt khác là đảm bảo đời sống ổn định của gia đình, đây là điểm tích cực cần khuyến khích. Do vậy cũng cần khẳng định rằng, việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không phải là gián tiếp quy định chế định ly thân. Mặt khác, luật HNGĐ không quy định chế độ ly thân. Việc cho phép vợ chồng có thể chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân giữa vợ và chồng không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân cũng phản ánh 1 phần những rạn nứt, mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng dẫn đến việc quyền lợi cũng như lợi ích của các thành viên trong gia đình không được đảm bảo. Đây cũng là vấn đề cần xem xét và nghiên cứu nhiều hơn khi ta nghiên cứu vấn đề này.
1.1 Về quan hệ tài sản.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân sẽ làm
phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định. Điều 30 Luật HNGĐ 2000 quy định: “hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng: Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”. Và vấn đề này cũng được quy định cụ thể trong Điều 8 nghị định 70/2001 như sau:
“1. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thảo thuận khác.
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
2. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.”
Như vậy, từ các quy định trên ta thấy được 1 số điểm quan trọng sau:
2.2.1 Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân sẽ xác lập quyền sở hữu riêng của vợ chồng với tài sản đã được chia:
Tài sản chung sau khi được chia thì đó sẽ trở thành tài sản riêng của vợ và chồng, họ có toàn quyền đối với khối tài sản riêng của mình, có đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Vợ chồng tự quản lý tài sản riêng của mình, nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán bằng tài sản riêng (Khoản 1 Điều 33 Luật HNGD 2000). Như vậy có thể coi việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân chính là căn cứ xác lập quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng. Như vậy thì việc quy định “Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”. Là hợp lý và có cơ sở, phù hợp với các quy định của luật dân sự về các căn cứ xác lập quyền sở hữu. Ví dụ như: Vợ chồng anh A chị B có 1 mảnh đất là tài sản chung và chưa sử dụng. Chị B do muốn đầu tư kinh doanh trên mảnh đất đó nhưng sợ sẽ gặp rủi do trong kinh doanh và ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế chung của gia đình do vậy đã thỏa thuận với anh A là tiến hành chia tài sản chung. Mảnh đất được chia làm 2 phần theo thỏa thuận và anh A, chị B được xác lập quyền sở hữu với tài sản riêng của mình. Sau đó những hoa lợi, lợi tức mà mỗi người thu được từ mảnh đất thuộc quyền sở hữu của mình sẽ thuộc sở hữu riêng của mỗi người nếu 2 vợ chồng không có thỏa thuận khác.
Như đã quy định: “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình” tuy nhiên thì ngay cả khi quyền sở hữu được xác lập với tài sản tài sản riêng do được chia từ khối tài sản chung trong thời kì hôn nhân thì quyền sở hữu với tài sản riêng của vợ chồng vẫn bị hạn chế theo quy định của khoản 4 và khoản 5 điều 33 Luật HNGD:
“Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng.
Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ chồng.” Bởi lẽ, chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân, không ảnh hưởng đến các quan hệ nhân thân, vợ chồng phải cùng nhau chăm no, xây dựng gia đình vì vậy đây là quy định hợp lý và cần thiết nhằm đảm bảo cho đời sống gia đình được duy trì ổn định, hạnh phúc.
Vấn đề cần quan tâm đối với vấn đề này là xác định tài sản riêng theo theo quy định tại Khoản 2, Điều 8 – NĐ70/2001: “Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.” Nếu theo quy định này thì những thu nhập như tiền lương, tiền thưởng, tiền công lao động… mà vợ chồng có từ trước khi chia tài sản chung vốn là tài sản chung thì sau khi chia tài sản chung thì sẽ trở thành tài sản riêng nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác.
Như vậy thì quy định này đã mâu thuẫn với quy định của điều 27 Luật HNGĐ 2000. Chế độ sở hữu chung hợp nhất được hình thành chủ yếu do sự đóng góp công sức lao động của 2 vợ chồng “Của chồng công vợ”. Vì thế, nếu theo quy định này thì nếu vợ chồng không có sự thỏa thuận khác thì chế độ tài sản chung hợp nhất của vợ chồng khó có thể duy trì và tồn tại được.
Nếu xem xét theo thực tế thì quy định tại khoản 2 điều 8 Nghị định 70//2001 là không phù hợp với ý chí và mục đích của nhiều cặp vợ chồng khi tiến hành chia tài sản chung. Bởi lẽ, nhiều khi chia tài sản chung, vợ chồng muốn được đầu tư kinh doanh riêng mà không muốn ảnh hưởng đến lợi ích của gia đình, tránh những rủi ro trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Khi đề cập đến khía cạnh này, chúng ta cần phân biệt rõ 2 loại thu nhập sau: Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ chính tài sản được chia và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng không liên quan đến phần tài sản đã được chia như các khoản thu nhập của vợ chồng trước khi chia tài sản chung cũng như các thu nhập hợp pháp khác không liên quan đến tài sản riêng. Ví dụ như tiền lương, tiền công lao động, tiền trúng sổ xố… Như vậy quy định này là chưa chính xác. Cần phải xem xét lại theo hướng: Những thu nhập hợp pháp và thu nhập do hoạt động sản xuất kinh doanh khi dã chia tài sản chung là tài sản riêng của mỗi bên khi nó gắn liền với phần tài sản được chia.
Đồng thời quy định này cũng cho thấy sự chưa quy định trách nhiệm đóng của vợ chồng vào đời sống chung của gia đình. Pháp luật cho phép vợ chồng có quyền thỏa thuận nhung nếu giả sử: họ không có thỏa thuận gì khác, không quan tâm đến đời sống gia đình thì đời sống chung của gia đình sẽ ra sao nếu không còn tài sản chung? Quyền và lợi ích của con chua thành niên sẽ được đảm bảo như thế nào? Vì vậy cần phải quy định rõ hơn trách nhiệm của vợ chồng trong việc thanh toán những chi tiêu của gia đình theo tỉ lệ tương ứng với số tài sản riêng của mỗi người.
2.2.2. Vợ, chồng vẫn có quyền sở hữu với khối tài sản chung thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất.
Theo quy định của điều 30 Luật HNGD 2000: “phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.” và cũng theo quy định của Khoản 1 Điều 8 – NĐ 70/ 2001: “Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.”
Như vậy theo quy định của pháp luật thì tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân bao gồm: Phần tài sản chung không chia và hoa lợi lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung đó. Nếu ta xét theo quy định của Khoản 1 Điều 27 Luật HNGĐ 2000: “ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.”
Và so sánh với khoản 2 Điều 8 – NĐ70 “Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.” Như vậy, ta có thể thấy rằng tài sản chung của vợ chồng sau khi đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân còn bao gồm cả những tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung, được thừa kế chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Đối với tài sản chung thì vợ chồng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định tại điều 28 Luật HNGĐ 2000. Như đã phân tích ở phần trên thì quy định tại khoản 2 điều 8 NĐ70/2001 là trái với quy định của điều 27 Luật HNGĐ 2000 và bộc lộ nhiều điểm chưa hợp lý. Do vậy cần quy định thêm những thu nhập của vợ chồng sau khi chia tài sản riêng không liên quan đến tài sản riêng là tài sản chung. Ví dụ như tiền lương, tiền thưởng, tiền công lao động… của vợ chồng không liên quan đến việc tiến hành sản xuất kinh doanh từ phần tài sản riêng là tài sản thuộc hình thức sở hữu chung của vợ chồng.
Vấn đề đặt ra trong việc xác định tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất mà vợ hay chồng có được sau khi chia tài sản chung trong thời kì hôn là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng? Điều 27 Luật HNGĐ 2000 quy định “Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng”. Trong khi những quy định của pháp luật về hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng thì chưa quy định cụ thể vấn đề quyền sử dụng đất của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Vì vậy vấn đề này cần được xem xét theo hướng “ quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là tài sản chung nếu không liên quan đến kết quả của hoạt động lao động sản xuất kinh doanh từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng”
Khi tiến hành chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không làm ảnh hưởng đến quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- HAU QUA PHAP LY CUA VIEC CHIA TAI SAN CHUNG TRONG THOI KY HON NHAN.doc