MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1.Khái quát chung về hệ sinh thái rừng 1
1.1.Khái niệm chung 1
1.2.Đặc điểm chung 1
2.Thành phần hệ sinh thái rừng 5
2.1.Thành phần thực vật rừng 6
2.1.1.Thành phần cây gỗ 6
2.1.2.Lớp cây tái sinh 6
2.1.3.Thành phần cây bụi 7
2.1.4.Thành phần thảm tươi 7
2.1.5.Thực vật ngoại tầng 7
2.2.Thành phần động vật rừng 7
3.Ảnh hưởng của môi trường đến hệ sinh thái rừng 10
3.1.Các nhân tố môi trường tác động tới hệ sinh thái 10
3.2.Ảnh hưởng các nhân tố môi trường đến phân bố hệ sinh thái rừng 10
3.3.Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến hệ sinh thái rừng 11
3.3.1.Khí hậu 11
3.3.2.Đất đai 11
4.Ảnh hưởng của hệ sinh thái rừng đến môi trường 11
4.1.Ảnh hưởng của hệ sinh thái rừng tới các nhân tố sinh thái 11
4.1.1.Gio 11
4.1.2.Không khí 12
4.1.3.Nước 12
4.2.Ảnh hưởng của hệ sinh thái rừng đến đất đai 12
4.2.1.Vật rơi rụng và thảm mục hệ sinh thái rừng 12
4.2.1.1.Vật rơi rụng 12
4.2.1.2.Thảm mục hệ sinh thái rừng 13
4.2.2.Tuần hoàn dinh dưỡng khoáng trong hệ sinh thái rừng 13
4.2.3.Qúa trình hình thành đất 13
4.3.Ảnh hưởng lãn nhau giữa các sinh vật 14
4.3.1.Cây kí sinh 14
4.3.1.1.Nhóm nửa kí sinh 14
4.3.2.1.Nhóm kí sinh hoàn toàn 14
4.3.2.Cây cộng sinh 14
4.4.Ảnh hưởng của sinh vật đất đến thực vật 14
4.5.Ảnh hưởng của động vật đối với thực vật 15
4.5.1.Tác dụng thụ phấn cho thực vật 15
4.5.2.Tác dụng phát tán 15
4.5.3.Động vật gây hại cho thực vật 15
4.6.Ảnh hưởng của người đối với thực vật và thảm thực vật 15
4.6.1.Phá hoại 15
4.6.2.Con người làm phong phú hệ thực vật địa phương 16
4.7.Diễn thế hệ sinh thái rừng 16
4.7.1.Khái niệm diễn thế hệ sinh thái rừng 16
4.7.2.Nguyên nhân diễn thế 16
4.7.3.Diễn thế nguyên sinh 17
4.7.4.Diễn thế thứ sinh 17
5.Các hệ sinh thái rừng chủ yếu ở Việt Nam 18
5.1.Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 18
5.2.Hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới 19
5.3.Hệ sinh thái rừng lá kim tự nhiên 21
5.4.Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi 22
5.5.Hệ sinh thái rừng thưa cây họ Dầu (rừng khộp) 22
5.6.Hệ sinh thái rừng ngập mặn 23
5.7.Hệ sinh thái rừng tràm (Melaleuca cajuputi) 24
5.8.Hệ sinh thái rừng tre nứa (Bambusa spp) 25
6.Bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng 25
6.1.Khôi phục tài nguyên rừng 25
6.2.Ngăn chặn tình trạng phá rừng 26
6.3.Thành lập và xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên 26
6.4.Kiểm soát cháy rừng 26
6.5.Thay đổi thói quen sử dụng gỗ 27
6.6.Ngăn chặn tình trạng phá rừng để sản xuất nông nghiệp 27
6.7.Tổ chức lại lực lượng quản lí, bảo vệ rừng 28
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Giữa sinh vật, con người và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ mà nếu ta biết vận dụng chúng theo quy luật phát triển bền vững và cân bằng sinh thái thì mới có khả năng duy trì và phát triển hiệu quả mối quan hệ này đối với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đi đôi với môi trường.
Sinh thái học là khoa học về quan hệ của sinh vật hoặc một nhóm sinh vật với môi trường xung quanh, hay là khoa học về quan hệ qua lại giữa sinh vật và môi trường của chúng. Trong đó, rừng cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước Việt Nam.Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng: rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt, nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước.
Và rừng luôn chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn mà mỗi chúng ta cần nghiên cứu, tìm tòi và lí giải những điều thú vị xung quanh .Bên cạnh đó hệ sinh thái rừng rất đa dạng và phức tạp, các yếu tố ảnh hưởng và góp phần phát sinh hệ sinh thái rừng? Các hệ sinh thái rừng chủ yếu ở nước ta như thế nào? Chính vì thế mà nhóm em đã chọn đề tài ”Hệ Sinh Thái Rừng Việt Nam” làm tiểu tuận nhằm đem lại một cái nhìn khái quát, tổng quan, giới thiệu sơ lược về hệ sinh thái rừng nước ta, đồng thời qua đó góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và cải thiện để hệ sinh thái rừng ngày càng phong phú, đa dạng hơn, là lá phổi xanh cho toàn bộ sinh vật trên Trái đất.
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2658 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong các thầy góp ý kiến cho bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Sinh Viên thực hiện
Nhóm 7
LỜI MỞ ĐẦU
Giữa sinh vật, con người và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ mà nếu ta biết vận dụng chúng theo quy luật phát triển bền vững và cân bằng sinh thái thì mới có khả năng duy trì và phát triển hiệu quả mối quan hệ này đối với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đi đôi với môi trường.
Sinh thái học là khoa học về quan hệ của sinh vật hoặc một nhóm sinh vật với môi trường xung quanh, hay là khoa học về quan hệ qua lại giữa sinh vật và môi trường của chúng. Trong đó, rừng cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước Việt Nam.Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng: rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt, nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước.
Và rừng luôn chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn mà mỗi chúng ta cần nghiên cứu, tìm tòi và lí giải những điều thú vị xung quanh .Bên cạnh đó hệ sinh thái rừng rất đa dạng và phức tạp, các yếu tố ảnh hưởng và góp phần phát sinh hệ sinh thái rừng? Các hệ sinh thái rừng chủ yếu ở nước ta như thế nào?…Chính vì thế mà nhóm em đã chọn đề tài ”Hệ Sinh Thái Rừng Việt Nam” làm tiểu tuận nhằm đem lại một cái nhìn khái quát, tổng quan, giới thiệu sơ lược về hệ sinh thái rừng nước ta, đồng thời qua đó góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và cải thiện để hệ sinh thái rừng ngày càng phong phú, đa dạng hơn, là lá phổi xanh cho toàn bộ sinh vật trên Trái đất.
NỘI DUNG
1.Khái quát chung về hệ sinh thái rừng :
1.1.Khái niệm chung
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1m trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng (quy định trước đây được ghi trong Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh: là rừng phải có độ tàn che từ 0,3m trở lên).
Hệ sinh thái rừng (Forest ecosystem) là một hệ sinh thái mà thành phần nghiên cứu chủ yếu là sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ động vật và vi sinh vật rừng) và môi trường vật lý của chúng (khí hậu, đất). Nội dung nghiên cứu hệ sinh thái rừng bao gồm cả cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái, về mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây rừng và giữa chúng với các sinh vật khác trong quần xã đó, cũng như mối quan hệ lẫn nhau giữa những sinh vật này với hoàn cảnh xung quanh tại nơi mọc của chúng (E.P. Odum 1986, G. Stephan 1980).
1.2.Đặc điểm chung :
Xét về mặt cơ cấu,có thể phân chia hệ sinh thái ra các thành phần sau đây:
*Chất vô cơ (C, N, CO2, H2O…) tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất.
*Chất hữu cơ (protêin, gluxid, lipid, các chất mùn…) liên kết các thành phần hữu sinh và vô sinh.
*Chế độ khí hậu: nhiệt độ và các yếu tố khác.
*Sinh vât là thành phần sống của hệ sinh thái. Xét về quan hệ dinh dưỡng có hai phần sau: sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng
+ Sinh vật tự dưỡng (còn gọi là sinh vật sản xuất) chủ yếu là cây xanh, chuyển hóa quang năng thành hóa năng ngờ quá trình quang hợp. Ngoài ra còn có các cơ thể hiển vi như: vi khuẩn quang hợp và vi khuẩn hóa tổng hợp cũng dược coi là sinh vật sản xuất.
+ Sinh vật dị dưỡng, chức năng cơ bản của chúng là sử dụng, sắp xếp lại và phân hủy các chất hưu cơ phức tạp. Chia làm hai nhóm:
Sinh vật tiêu thụ
Sinh vật phân hủy
Rừng là một quần lạc sinh địa
*Theo Sucasốp,quần lạc sinh địa là tổng hợp trên một bề mặt nhất định các hiện tượng tự nhiên đồng nhất (khí quyển,thực vật,thảm đá mẹ,thế giới động vật,thế giới vi sinh vật,đất và điều kiện thủy văn),có đặc thù riêng về tác động tương hỗ của các bộ phận tổ thành,có kiểu trao đổi vật chất và năng lượng xác định giữa chúng với nhau và với các hiện tượng tự nhiên khác và là một thể thống nhất biện chứng có mâu thuẫn nội tại đang ở trong sự vận động phát triển không ngừng.
*Bản chất mối quan hệ qua lại giữa các thành phần của quần lạc sinh địa là quá trình tích lũy, chuyển hóa vật chất và năng lượng. Đó gọi là chu trình quần lạc sinh địa, nó quyết định mọi quy luật phát sinh, sinh trưởng, phát triển và diễn thế hệ sinh thái.
*Mỗi hệ sinh thái rừng có một quá trình quần lạc sinh địa học đặc trưng, trong đó quần lạc thực vật-nhất là tổ thành tầng cây cao-giữ vai trò quyết định trong việc tích lũy và chuyển hóa vật chất năng lượng.
*Trong tổ thành loài cây cao, loài cây lập quần là loài cây có vai trò chủ đạo trong việc sáng lập nên quần thể bển trong của quần thể. Chỉ có quần thể hệ sinh thái rừng mới có khả năng tạo nên một nội cảnh riêng biệt khác với các nhân tố môi trường bên ngoài.
*Đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái rừng là trong tổ thành thực vật, loài cây cao phải chiếm ưu thế, chúng có một mật độ nhất định mọc chung với nhau trên một diện tích nhất định, giữa các thực vật hệ sinh thái rừng với nhau và giữa thực vật hệ sinh thái rừng với hoàn cảnh có mối quan hệ qua lại với nhau.
“Quần lạc sinh địa rừng nên hiểu là một khoảnh rừng bất kì trên một khoảnh đất đai nhất định, có sự thuần nhất về tổ thành, cấu trúc và đặc tính của các thành phần hợp thành, cả về mối quan hệ lẫn nhau, là thuần nhất về thảm thực vật, vi sinh vật, lớp đá mẹ và về điều kiện thủy văn, khí quyển và đất, về sự tác động lẫn nhau giữa chúng, về kiểu trao đổi vật chất và năng lượng giữa các thành phần
hợp thành và các hiện tượng tự nhiên khác.”
*Hệ sinh thái rừng luôn luôn vận động theo những quy luật tất yếu của hệ sinh thái và hình thành nên những quần lạc có tính ổn định cao,luôn diễn ra các quá trình chức năng để đảm bảo duy trì tính ổn định của hệ sinh thái:
Quá trình tổng hợp và phân hủy các chất hữu cơ trong hệ sinh thái
Quá trình tổng hợp:bản chất hóa học là quá trình oxy hóa nước giải phóng oxy và phản ứng khử điôxit cacbon thành hyđrat cacbon và nước, diễn ra trong quá trình quang hợp của thực vật màu xanh để chuyển hóa quan năng của ánh sáng mặt trời thành hóa năng tồn tại trong các chất hữu cơ phức tạp.
Quá trình phân hủy: bản chất là quá trình oxy hóa sinh học giải phóng năng lượng. Đây chính là quá trình phân hủy các chất hữu cơ thông qua hiện tượng hô hấp. Hô hấp bao gồm 3 loại: hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men.
Hai quá trình này diễn ra đồng thời, quá trình tổng hợp chất hữu cơ tạo ra tiền đề vật chất và năng lượng cho quá trình phân hủy, ngược lại quá trình phân hủy các chất hữu cơ tạo điều kiện cho quá trình tổng hợp.
Điều khiển sinh học của môi trường hóa học trong hệ sinh thái
Mỗi sinh vật không những thích nghi với môi trường vât lý trong
sưj tác động tổng hợp theo khuôn khổ của hệ sinh thái mà còn thích
nghi với môi trường địa hóa theo nhu cầu sinh học của mình.
Môi trường điều khiển hoạt động sống của sinh vậtnhưng bằng
những phương thức khác nhau sinh vật cũng ảnh hưởng và điều khiển
môi trường vô sinh.
Nội cân bằng của hệ sinh thái
* Các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái rất đa dạng và luôn có xu
hướng ổn định.
* Do có sự đa dạng về các thành phần trong hệ sinh thái rừng nên
có sự đa dạng về chuỗi thức ăn, mức độ dài ngắn của của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái cũng khác nhau.
* Chuỗi thức ăn càng ngắn tức là càng gần với sinh vật gốc thì càng có nhiều năng lượng được sử dụng.
* Nhu cầu về thức ăn của các thành phần hệ sinh thái rừng luôn có xu hướng dẫn tới sự cân bằng và do đó nó giữ được sự ổn định của hệ thái rừng.
*Trong hệ sinh thái rừng luôn diễn ra quá trình nội cân bằng:
+ Hệ sinh thái rừng cũng tương tự như thành phần quần thể, các cá thể của chúng luôn có khả năng tự duy trì và điều hòa.
+ Qua mối liên hệ ngược, cơ chế tự điều khiển tác động lên mức độ của hệ sinh thái bao gồm cơ chế dự trữ và thải bỏ chất dinh dưỡng, cơ chế tổng hợp và phân giải chất hữu cơ.
+ Sự điều khiển trong một giới hạn nào đó đảm bảo tính thích nghi của hệ sinh thái với môi trường xung quanh
Hệ sinh thái rừng luôn diễn ra quá trình sinh địa hóa học
*Các chu trình sinh hóa học trong một giới hạn nhất định là các chu trình khép kín và chúng góp phần đảm bảo tính ổn định cao của hệ sinh thái rừng.
+ Chu trình các chất khoáng, chu trình các chất hữu cơ góp phần nâng cao tính ổn định của hệ sinh thái rừng:
Các cơ thể dị dưỡng và ngay cả một vài cơ thể tự dưỡng cũng cần đến các chất vitamin lấy từ môi trường bên ngoài.Các chất đó giống như các chất vô cơ cũng tuần hòan giữa cơ thể và môi trường và đặc điểm của chúng là có nguồn gốc từ sinh vật
Chất dinh dưỡng hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất của các quần xã và chúng có thể trở thành yếu tố giới hạn
Chu trình tuần hoàn dinh dưỡng khoáng có ý nghĩa quan trọng trong hệ sinh thái rừng.Kết quả của chu trình này là sự ổn định của hệ sinh thái rừng
+ Quy luật tái sinh:
Sự tái sinh của các loài cây gỗ lâu năm là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện ở sự xuất hiện một thế hệ cây con thay thế cho thế cho thế hệ cây già cỗi
Thế hệ cây mới này làm thay đổi cả quá trình trao đổi vật chất vật chất và năng lượng diễn ra trong hệ sinh thái, thúc đẩy việc hình thành cân bằng sinh học trong rừng, đảm bảo cho rừng tồn tại liên tục.
+ Diễn thế rừng (hay quá trình thay thế một hệ sinh thái rừng nay bằng một hệ sinh thái rừng khác):
Về bản chất, đây là quá trình chọn lọc tự nhiên, loài cây nào thích nghi cao thì tồn tại, thích nghi thấp sẽ bị đào thải khỏi tổ thành rừng.
Quá trình này dẫn dắt rừng qua nhiều trạng thái ổn định tương đối lâu dài gọi là quần lạc cao đỉnh mà ở giai đoạn này tổ thành loài cây cao về cơ bản không thay đổi
Tính ổn định này thể hiện qua các mặt sau:
Thích nghi cao với điều kiện lập điạ
Chống chịu cao với yếu tố gây hại
Chất lượng rừng tốt
Sản lượng rừng cao
Tác dụng phòng hộ cao và lâu bền
Như vậy trong hệ sinh thái rừng luôn diễn ra các quy luật vậnđộng, các quá trình chức năng với những đặc thù riêng của một hệ sinh thái mà thành phân chính là những loài cây gỗ lớn, sự phong phú về tổ thành, tầng tán, cấu trúc…, có quá trình tái sinh quá trình sinh trưởng phát triển phù hợp với quy luật của thiên. Do đó có thể khẳng định rừng là một hệ sinh thái có tính ổn định cao.
2.Thành phần hệ sinh thái rừng:
Thành phần của hệ sinh thái rừng cũng giống như thành phần của một hệ sinh thái điển hình song đối với rừng, thành phần thực vật mà đặc biệt là cây gỗ được quan tâm hơn cả, đây chính là thành phần lập quần. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu thành phần cơ bản, quan trọng của hệ sinh thái rừng:
2.1. Thành phần thực vật rừng:
2.1.1.Thành phần cây gỗ:
Đây là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái rừng. Đối với rừng nhiệt đới nói chung thành phần cây gỗ được chia thành 3 tầng: tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái và tầng dưới tán.
Dựa vào thành phần và tỷ lệ giữa các loài mà người ta chia ra thành rừng thuần loài và rừng hỗn loài. Về nguyên tắc, rừng thuần loài là rừng chỉ có một loài. Tuy nhiên trên thực tế, rừng có một số loài khác nhưng số lượng các loài khác này không vượt quá 10% thì vẫn được coi là rừng thuần loài (rừng thuần loài tương đối). Với rừng hỗn loài, để biểu thị mức độ tham gia của các loài người ta dùng công thức tổ thành. Thành phần cây gỗ là bộ phận chính và chủ yếu tạo nên độ khép tán (được biểu diễn thông qua độ tán che), độ đầy và trữ lượng lâm phần.
2.1.2.Lớp cây tái sinh:
Đây là thuật ngữ dùng để nói về lớp cây thế hệ non của tầng cây gỗ, chúng sống và phát triển dưới tán rừng, chúng sẽ là đối tượng thay thế tầng cây gỗ phía trên khi tầng cây này được khai thác. Tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau người ta chia lớp cây tái sinh thành các giai đoạn: cây mầm, cây mạ và cây con (hay cây non). Việc phân chia này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng và xác định các biện pháp kĩ thuật trong chăm sóc, bảo vệ.
Cây mầm: Là lớp cây nằm trong khoảng một vài tháng tuổi (tùy loài). Đặc trưng của lớp cây ở giai đoạn này là cây chưa có khả năng quang hợp, vẫn sống nhờ vào chất dinh dưỡng có sẵn trong phôi hạt. Trong giai đoạn này cây chịu ảnh hưởng mạnh của các yếu tố môi trường đặc biệt là nhân tố ánh sáng và độ ẩm.
Theo W.Richard (1956), đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của cây tái sinh, cây tái sinh có thể chết hàng loạt do môi trường thiếu nước hoặc nhiệt độ quá cao do ánh sáng trực xạ. Cũng theo W. Richard, một nguyên nhân khác nguy hiểm đối với cây mầm là các loài động vật rừng.
Cây mạ:Là những thế hệ cây gỗ thường có tuổi từ một vài tháng đến 1 -2 năm, chiều cao thường không quá 50cm. Đặc điểm: Cây đã có khả năng tự đồng hóa. Mặc dù đã lớn hơn lớp cây mầm song cây mạ vẫn rất yếu ớt và chịu ảnh hưởng nhiều của các nhân tố môi trường trong đó có sự cạnh tranh của cỏ dại.
Cây con (cây non): Là những thế hệ cây lớn hơn 2 năm tuổi, thường có chiều cao >50cm. Cùng với sự sinh trưởng, nhu cầu ánh sáng của nó cũng tăng dần. Khi cây con có chiều cao >1m, khoẻ mạnh thì được coi là những cây con có triển vọng. Đây chính là đối tượng sẽ thay thế tầng cây gỗ trong tương lai.
2.1.3.Thành phần cây bụi:
Là những cây thân gỗ, song chiều cao không quá 5m, phân cành sớm. Cây bụi là một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái rừng. Trong kinh doanh rừng hiện đại, lớp cây bụi mang lại rất nhiều lợi ích – đó là những lợi ích phi gỗ (NTFPs)
2.1.4.Thành phần thảm tươi:
Bao gồm những loài thực vật thân thảo (không có cấu tạo gỗ), chúng thường sống dưới tán rừng. Cũng như cây bụi, nhiều loài cây thảo đem lại lợi ích kinh tế khá cao. Đứng trên quan điểm sinh thái, lớp cây bụi và lớp thảm tươi có ý nghĩa quan trọng, chúng góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn, giữ độ ẩm cho đất, tham gia vào quá trình hình thành, cải tạo đất. Tuy nhiên, chúng cũng có thể là tác nhân cản trở tái sinh gây những khó khăn trong công tác trồng rừng, phục hồi rừng.
2.1.5.Thực vật ngoại tầng:
Bao gồm các loài dây leo, thực vật phụ sinh… chúng mọc không tuân theo một trật tự nào về không gian, chúng không phân bố ở những tầng cụ thể nào. Một số loài thực vật ngoại tầng có thể có giá trị kinh tế, làm dược liệu.
2.2.Thành phần động vật rừng:
Hệ động vật rừng Việt Nam rất phong phú và đa dạng, góp phần quan trọng vào môi trường sống chung của các sinh vật trên Trái đất.Sau đây là một số hình ảnh, đặc điểm chung của một số loài động vật tiêu biểu ở rừng Việt Nam:.
Bò rừng
Thức ăn chủ yếu lá cỏ, lá cây. Sinh sản vào tháng 6 - 7. Thời gian có chửa 270 - 280 ngày. Mỗi năm một lứa, mỗi lứa 1 con.
Chúng thích sống ở những sinh cảnh thưa thoáng mát, nhất là rừng khộp. Nơi ở thường là những khu rừng rậm rạp hoặc thung lũng. Bò rừng sống thành đàn từ 10 - 30 con, tập tính sống đàn, ban đêm nghỉ ngơi ngủ, quây thành vòng tròn, con non, con già ở giữa, con tơ khoẻ ở vòng ngoài bảo vệ đàn. Hoạt động kiếm ăn ban ngày vào sáng và chiều tối, buổi trưa nghỉ ngơi và nhai lại.
Báo gấm
Thức ăn chủ yếu của báo gấm là các loài chim thú nhỏ như khỉ, voọc, cu ly, cheo cheo, nai non và hoẵn. Mùa sinh sản thường vào mùa hè. Thời gian có chửa 90 - 95 ngày, mỗi lứa đẻ 2 - 4 con. Bào gấm sống ở rừng rậm nhiều tầng, trên núi đất, núi đá. Chúng sử dụng các hang hốc tự nhiên làm tổ đẻ. Hoạt động ban đem, leo trèo giỏi, bắt mồi từ trên cây. ban ngày thường ngủ trên cành cây.
Chà vá chân nâu
Thức ăn chủ yếu của voọc vá là quả cây rừng, lá nõn cây, ngô khoai, sắn và rau xanh trên nương rẫy. Mỗi năm đẻ 1 con, voọc con xuất hiện trong đàn vào mùa xuân đầu mùa hạ. Chà vá chân nâu sống trong rừng già, rừng nguyên sinh trên núi cao 500 - 1.000 m so với mặt biển. Vùng hoạt động kiếm ăn cả ở rừng thứ sinh, rừng thưa, rừng hỗn giao trong thung lũng trên núi thấp, nương rẫy. Voọc vá sống thành đàn 5 - 10 con, có đàn đông tới 20 - 30 con. Mỗi đàn có vùng sống hoạt động riêng tách biệt tương đối với các đàn khác. Hoạt động ban ngày vào hai buổi sáng và chiều tối. Buổi trưa và đêm nghỉ ngơi, trú ẩn trên cây cao, trên mỏm đá, hoặc trong hốc đá khi trời lạnh.
Chó rừng
Chó sói vàng thường sống ở các khu rừng ven nương rẫy, có thể gần các trạng trại hay khu dân cư trong rừng. Sống đơn hay sống đôi, kiếm ăn đêm. Khác Chó sói lửa, Chó sói vàng khá bạo dạn, chúng có thể vào tận nơi ở trong rừng của con người khi họ đã đi ngủ để kiếm ăn.
Thức ăn của chúng là thú nhỏ, Chim, bò sát, ếch nhái. Ở Thái Lan theo B.lekagul, 1988 Chó rừng thường theo Hổ để ăn các mẩu thịt Hổ để lại.
3.Ảnh hưởng của môi trường đến hệ sinh thái rừng
3.1.Các nhân tố môi trường tác động tới hệ sinh thái
Đặc tính cơ bản của các nhân tố môi trường là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể sống.
Các nhân tố môi trường được chia làm hai loại: các nhân tố môi trường bên ngoài quần thể và các nhân tố môi trường bên trong quần thể
Đặc điểm cơ bản của quần thể thực vật trong hệ sinh thái rừng là có khả năng sáng tạo ra nội cảnh bên trong quần thể và cải tạo các nhân tố môi trường bên ngoài cơ thể.
3.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến phân bố hệ sinh thái rừng
Hệ sinh thái rừng là một hiện tượng địa lý.
Mỗi vùng địa lý khác nhau có một tổ hợp các nhân tố sinh thái khác nhau có một kiểu hệ sinh thái đặc trưng và tạo nên một cảnh quan địa lý riêng biệt.
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới thể hiện cấu trúc phức tạp về thành phần loài cây, khác tuổi, phần lớn là cây lá rộng thường xanh.
Trong cùng điều kiện khí hậu, đất đai lại là nhân tố quyết định phân bố lớp thảm thực vật.
Mặc dù cùng một chế độ khí hậu, nhưng trên đất đá vôi, đất lầy ngập mặn ven biển, đất đồi trọc với các loại đá mẹ khác nhau hình thành những quần thể thực vật khác nhau.
Như vậy,sự phát sinh và tồn tại của hệ sinh thái rừng không tách
rời các nhân tố môi trường địa lý.
3.3.Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến hệ sinh thái rừng
3.3.1. Khí hậu
Khí hậu có ảnh hưởng đến phân bố,cấu trúc ,sinh trưởng,phát triển và năng suất của quần thể hệ sinh thái rừng
Nhóm nhân tố khí hậu bao gồm: Bức xạ mặt trời,nhiệt độ,nước,thành phần và sự chuyển động không khí
Tất cả các nhân tố trên có ảnh hưởng tổng hợp lên đời sống của
hệ sinh thái rừng.
3.3.2.Đất đai
Độ phì là nhân tố tổng hợp được quyết định bởi nhiều nhân tố:đá mẹ,thành phần cơ giới,cấu tượng,độ ẩm,độ thông khí,độ dày tầng đất,đặc điểm hóa tính…
Độ phì có ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống của hệ sinh thái rừng .
4.Ảnh hưởng của hệ sinh thái rừng đến môi trường
4.1.Ảnh hưởng của hệ sinh thái rừng tới các nhân tố sinh thái
4.1.1.Gió
Hệ sinh thái rừng là chướng ngại cơ giới trên đường vận chuyển của gió, làm thay đổi vận tốc gió, hướng gió và tính chất gió, thông qua đó làm thay đổi các nhân tố khác của điều kiện sinh thái.
Hệ sinh thái rừng làm thay đổi tốc độ gió ở xung quanh, trong một phạm vi nhất định, ở mặt đón gió cũng như mặt khuất gió.
4.1.2.Không khí
Hệ sinh thái rừng có khả năng làm sạch và chống ô nhiễm không khí. Thông qua hiện tượng quang hợp và hô hấp, hệ sinh thái rừng giữ vai trò quan trọng trong việc cân bằng hàm lượng O2 và CO2 trong khí quyển.
Hệ sinh thái rừng có khả năng ngăn cản, phân phối lại và tích lũy bụi phóng xạ. Những hạt nhân phóng xạ bị ngăn cản bởi tán rừng, đuợc lá cây hấp thụ, một phần rửa trôi và bay vào khí quyển. Lá cây có thể hấp thụ 50% lượng ion phóng xạ.
Hệ sinh thái rừng có khả năng phân bố lại, hấp thu và làm yếu tiếng ồn.
Ngoài ra, hệ sinh thái rừng còn tạo ra một điều kiện vi khí hậu có tác dụng tốt đến sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của con nguời.
4.1.3.Chế độ nước
Hệ sinh thái rừng không chỉ có tác dụng nuôi dưỡng nguồn nước, hạn chế lũ lụt, hạn hán, bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn mà còn có tác dụng bảo vệ làm sạch nguồn nước bị nhiễm bẩn.
4.2.Ảnh hưởng của hệ sinh thái rừng đến đất đai
4.2.1.Vật rơi rụng và thảm mục hệ sinh thái rừng
4.2.1.1 Vật rơi rụng
Thành phần, số lượng vật rơi rụng thay đổi theo loài cây, loại hệ sinh thái rừng, mùa và tuổi. Số lượng và thành phần chất rơi rụng còn phụ thuộc đặc điểm, cấu trúc hệ sinh thái rừng.
Hệ sinh thái rừng hỗn loài, cây chịu bóng, rụng lá, nhiều tầng thường có vật rơi rụng nhiều hơn hệ sinh thái rừng thuần loài, cây ưa sáng thường xang, ít tầng. Mật độ, độ khép tán, độ dấy của hệ sinh thái rừng càng cao thì lượng vật rơi rụng càng lớn.
Điều kiện hoàn cảnh thuận lợi, cây sinh trưởng tốt thì lượng vật rơi rụng càng nhiều.
4.2.1.2 Thảm mục hệ sinh thái rừng
Là phần rơi rụng đã mất trạng thái ban đầu và bị phân giải ở những mức độ khác nhau .Thảm mục là sản phẩm đặc trưng và là một thành phần của hệ sinh thái rừng, nó giữ vai trò quan trọng trong đời sống hệ sinh thái rừng.
Thảm mục hệ sinh thái rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, là nguyên liệu cơ bản hình thành mùn, là các nhân tố môi trường cư trú thuận lợi và là nguồn dinh dưỡng chính cho vi sinh vật đất cũng như một số loài động vật khác.
Ở hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, mặc dù lượng vật rơi rụng nhiều hơn so với hê sinh thái rừng ôn đới nhưng do điều kiện nhiệt và ẩm cao nên quá trình phân giải thảm mục diễn ra nhanh chóng, lớp này thường mỏng và không che phủ hết mặt đất.
4.2.2.Tuần hoàn dinh dưỡng khoáng trong hệ sinh thái rừng
Cường độ chu trình tuần hoàn dinh dưỡng khoáng của hệ sinh thái rừng tự nhiên phụ thuộc vaò cấu trúc hệ sinh thái rừng và điều kiện lập địa.
Hệ sinh thái rừng hỗn giao lá rộng, nhiều tầng, mật độ cao có cường độ tuần hoàn dinh dưỡng khoáng lớn hơn hệ sinh thái rừng lá kim thuần loài, một tầng, mật độ thấp.
Hệ sinh thái rừng thuần loài, đều tuổi, trong giai đoạn hệ sinh thái rừng sào, cây rừng sinh trưởng mạnh, tỉa cành và tỉa thưa diễn ra với cường độ cao nên cường độ tuần hoàn dinh dưỡng khoáng lớn nhất.
Qui mô và cường độ chu trình tuần hoàn dinh dưỡng không ngừng thay đổi.
4.2.3.Quá trình hình thành đất
Vùng nhiệt đới với đặc điểm khí hậu: mưa nhiều, nhiệt đọ cao lại có thảm thực vật xum xuê tươi tốt nên ảnh hưởng của hệ sinh thái rừng đén quá trình hình thành đất ở đay mang tính độc đáo.
Do ảnh hưởng của khí hậu, quá trình phong hóa đá mẹ ở nhiệt đới diễn ra chủ yếu ở con đường thủy phân với các sản phẩm chính được hình thành là: Silic và các Silicat, các Sesquioxit sắt và nhôm cùng các bazơ khác nhau.
Trong điều kiện nhiệt đới nhiệt độ ở mặt đất đều cao đến mức đủ để ngăn cản chất hữu cơ không tích lũy được trong điều kiện bình thường.
4.3.Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
4.3.1.Cây kí sinh: là nhóm phổ biến gồm 2 nhóm nhỏ
4.3.1.1.Nhóm nửa kí sinh
Ngoài những cây sống bám ( phụ sinh hay bì sinh), một số loài vừa có diệp lục như cây sống bám, lại vừa có rễ mọc thủng cây chủ để hút một phần thức ăn từ cây chủ, nghĩa là chúng chỉ phụ thuộc một phần vào cây chủ, ví dụ như cây tầm gửi (Loranthus) sống trên cây Sếu (Celtis australis), câyDâu tằm ( Morus alba). Đó chính là những loài bán kí sinh.
4.3.1.2.Nhóm kí sinh hoàn toàn
Trong vùng nhiệt đới có nhiều loại Nấm, thậm chí còn có một số cây thuộc ngành Hạt kín sống hoàn toàn phụ thuộc vào cây chủ gọi là cây kí sinh.
Chúng lấy chất dinh dưỡng đã được cây xanh chế biến nên không cần chất diệp lục, chúng có thể sống trên các bộ phận khác nhau trên của cây: rễ, thân, lá, hoa, quả v.v…Tuy nhiên, một số loài chỉ sống ở một chỗ nhất định: ví dụ phần lớn các loại thuộc hai họ Balanophoraceae và Rafflesiaceae phân bố chủ yếu ở nhiệt đới chỉ sống trên rễ cây.
Thực vật kí sinh gây hại lớn cho cây cối, đặt biệt đối với cây trồng thì Nấm là kẻ thù hết sức tai hại.
4.3.2.Cây cộng sinh
Có tới 2000 cây cộng sinh với Nấm
Nhiều loại Nấm còn có thể phân giải axit humic lấy đạm trong đó cung cấp cho cây. Nấm rễ còn có khả năng hút các hợp chất có phốt pho cho cây. Cây thông con không có Nấm thì rất khó lấy phốt pho trong đất.
Nấm rễ giúp cho cây hút nước và dinh dưỡng khoáng tốt hơn, do đó nâng cao tỷ lệ sống cây con, làm tăng tốc độ sinh trưởng của cây trưởng thành.
4.4.Ảnh hưởng của sinh vật đất đến thực vật
Ngoài vi sinh vật sống cộng sinh, ở trong đất còn có rất nhiêu loài:vi khuẩn, Nấm, Tảo, động vật nguyên sinh có tác dụng gián tiếp rất lớn đối với thực vật.
Phần lớn chúng có tác dụng chủ yếu trong quá trình phân giải chấthữu cơ, một số vi sinh vật có khả năng cố định đạm cung cấp cho cây. Ngoài ra cũng có những vi sinh vật trong đất gây bệnh cho rễ cây, gây hiện tượng phản nitrat hóa.
4.5.Ảnh hưởng của động vật đối với thực vật
Phân và xác chết của động vật rừng có tác dụng nâng cao độ phì nhiêu của đất.
4.5.1.Tác dụng thụ phấn cho thực vật
Qua một quá trìng thích nghi lâu đời, các cây thụ phấn nhờ động vật đã có những cấu tạo đặc biệt để thu hút sâu bọ và chim như: màu sắc, đĩa mật, mùi thơm, hoặc tập hợp nhiều hoa trên một mặt phẳng, hoa có ống tràng phức tạp, có cựa mật v.v… dể bắt buột sâu bọ đưa hạt phấn đến đầu nhụy.
4.5.2.Tác dụng phát tán
Chim, Dơi và một số động vật có vú ăn quả khác đóng vai trò rât quan trọng trong việc phân tán hạt. Các hạt có vỏ cứng hoặc quả có hạch được chuyển qua bộ máy tiêu hóa của Chim, Dơi mà ra ngoài với phân và nảy mầm ở chỗ khác.
4.5.3.Động vật gây hại cho thực vật
Bên cạnh những vật có ích cũng có nhiều loại động vật gây hại lớn cho cây rừng cũng như cây nông nghiệp, công nghiệp, vì thực vật chính là nguồn sống của chúng.
Sâu bọ phá hoại cây cối rất lớn, có loài ăn rễ, thân, lá có loại ăn hạt. Một số loại như vòi voi, Bọ xít hút chất dinh dưỡng của cây, hạt hoặc làm hỏng hạt giống. Hầu hết hạt Dẻ rơi xuống đất rừng đều bị Sâu bọ ăn hại.
Nhiều loại động vật có xương sống cũng phá hoại cây cối hoa màu rất dữ dội.
4.6. Ảnh hưởng của người đối với thực vật và thảm thực vật
4.6.1.Phá hoại
Từ khi loài người được hình thành trên quả đất đã tác dụng đến thiên nhiên, đặc biệt là giới thực vật ở thời kỳ nguyên thủy con người đã biết săn bắn, ái cây, hoa quả.
Đến khi con người biết trồng trọt, chăn nuôi thì sự tàn phá thực vật
nghiêm trọng hơn, hất là khi xuất hiện lối du canh. Với phương thức đốt rừng, đốt rẩy làm nương, con ngươi đã phá hại kho tài sản thiên nhiên về động thực vật giàu có và gây ảnh hưởng tai hai, ngày càng khó khăn vì lũ lụt, hạn hán, xói mòn…
4.6.2.Con người làm phong phú hệ thực vật địa phương
Do có sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học, do sự giác ngộ của con người, đặc biệt là ở các nước xã hội chủ nghĩa con người với sức sáng tạo của mình có thể làm thay đổi cơ bản tính chất của một môi trường nhất định nào đấy và thảm thực vật trên đó trở thành một thảm thực vật có giá trị khinh tế cao hơn nhiều.
4.7.Diễn thế hệ sinh thái rừng
4.7.1.Khái niệm diễn thế hệ sinh thái rừng
Hệ sinh thái rừng luôn biến đổi chính là do mâu thuẫn nội tại của các thành phần cấc thành và do mối ảnh hưởng qua lại giữa bản thân hệ sinh thái rừng đó đối với các nhân tố ngoại cảnh bên ngoài.
Diễn thế hệ sinh thái rừng là sự thay thế thế hệ hệ sinh thái rừng này bằng thế hệ hệ sinh thái rừng khácmà trong đó tổ thành loài cây cao, nhât là loại cây ưu thế sinh thái có sự thay đổi cơ bản. Nói rộng ra diễn thế hệ sinh thai rừng là quá trình thay thế hệ sinh thái rừng này bằng hệ sinh thái rừng khác.
Quá trình diễn thế của hệ sinh thái rừng có thể xảy ra theo haichiều hướng: tiến hóa và thoái bộ
Diễn thế tiến hóa là quá trình thay thế hệ sinh thái rừng cũ bằng hệ sinh thái rừng mới có cấu trúc phức tạp hơn, có tính ổn định cao hơn, do đó có khả năng tận dụng điều kiện hoàn cảnh cao hơn và tạo ra một năng suất sinh khối lơn hơn.
Diễn thế thoái bộ là quá trình đơn giản hóa cấu trúc, hạ thấp khả năng tận dụng tiềm lực của điều kiện hoàn canh và làm giảm năng suất sinh khối.
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới có quá trình diển thế phức tạp nhật so với các thảm thực vật khác. Tính phức tạp đó, trước hết la do khu hệ thực vật hệ sinh thái rừng mưa phong phú, do điều kiện lập địa thuận lợi cho viêc sinh trưởng, phát triển của nhiều loại cây.
4.7.2.Nguyên nhân diễn thế
Nguyên nhân thuần nội tại: chủ yếu do quan hệ cạnh tranh giữa các loài.
Nguyên nhân nội tại sinh thái: do hoàn cảnh thực vật trong quần lạc sinh địa bị biến đổi bởi kết quả hoạt động sống của các loài thực vật, chủ yếu là loài lập quần.
Nguyên nhân bên ngoài:
+ Diễn thế do khí hậu biến đổi: diển thế này biến đổi rất chậm, thường được tính băng niên đại địa chất.
+ Diễn thế do đất đai biến đổi: những biến đổi về đất đai trong trường hợp này không phải là do quá trình sinh địa quần học tạo nên mà là do nguyên nhân bên ngoài. Thí dụ: quá trình xói mòn, bồi tụ hoặc hóa lầy, núi lửa, động đất v.v…
+ Diễn thế do động vật: diển thế này xuất hiện khi khu hệ động vật của hệ sinh thái rừng biến đổi, làm tiêu diệt một số loài thực vật này và xuât hiện thêm một số loài thực vật khác, gây ra biến đổi cấu trúc của hệ sinh thái.
+ Diễn thế do con người: diễn thế này xuất hiện do sự tác động của con người đến hệ sinh thái rừng. con người vớư tư cách là chủ thể của thế giới tự nhiên, hoạt động của con người vừa mang tính chất xây dựng vừa phá hoại.
4.7.3.Diễn thế nguyên sinh
Diễn thế nguyên sinh là quá trình diễn thế dẫn tới việc hình thành một hệ sinh thái rừng tương đối ổn định trên đất chưa từng có thực vật sinh trưởng bao giờ. Ngày nay có thể tìm thấyndiễn thế nguyên sinh trên các đảo mới hình thành, trên tro núi lửa, trên các bãi cát ven biển trong các đầm hồ nước ngọt và các khúc sông có nước chảy chậm.
Như vậy căn cứ vào các nhân tố môi trương có thể phân biệt diễn thế nguyên sinh thành ba loại: trên cạn, dưới nước và trên bờ biển.
4.7.4.Diễn thế thứ sinh
Diễn thế thứ sinh xảy ra trên cơ sở diễn thế nguyên sinh, bắt đầu từ giai đoạn hệ sinh thái rừng bị tiêu hủy hết hoặc bị phá hoại do chặt phá, đốt lửa, chăn nuôi v.v…
Tập quán làm nương đốt rẫy, khai thác tài nguyên hệ sinh thái rừng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các quá trình diễn rhế thứ sinh của hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.
Xu hướng chung của diễn thế thứ sinh: nếu rừng bị tác động dưới nhiều hình thức bảo vệ, không bị chặt phá, đốt lửa, chăn thả súc vật… sẽ đi đến chổ khôi phục lại quần thể guyên sinh ban đầu, tuy có thể là phải chờ đợi sau một thời gian khá dài.
5.Các hệ sinh thái rừng chủ yếu ở Việt Nam:
5.1.Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới:
Hệ sinh thái rừng này phân bố rộng trên các tỉnh trung du và miền núi Việt Nam. Trữ lượng gỗ ở rừng nguyên sinh có thể đạt đến 400 - 500 m3/ ha, trong đó có nhiều loài gỗ quý nhiệt đới và là loài bản địa đặc hữu của Việt Nam có giá trị sử dụng cao như đinh, lim, sến, táu v.v…và đặc biệt là có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị như dược liệu quý, nhiều loài cây cho nhựa và tinh dầu v.v…Đây là đối tượng rừng khai thác trong nhiều năm qua và đã cung cấp một khối lượng lớn gỗ xây dựng, nguyên liệu công nghiệp chế biến lâm sản v.v… cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, do khai thác chạy theo kế hoạch trong thời kinh tế bao cấp, khai thác không đúng kĩ thuật, không bảo đảm tái sinh rừng nên diện tích và trữ lượng rừng đã bị suy giảm. Tỉ lệ rừng thứ sinh nghèo kiệt tăng lên. Trong những năm gần đây, ngành lâm nghiệp đã có chủ trương hạn chế lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên, tiến tới "đóng cửa" rừng tự nhiên. Ngoài ra, nhiều khu rừng nguyên thuỷ nhiệt đới như Cúc Phương (Ninh Bình), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Cát Tiên (Đồng Nai) v.v…đã , đang và sẽ mang lại nguồn thu nhập lớn từ du lịch sinh thái. Hệ sinh thái rừng này phân bố ở hầu hết các vùng đầu nguồn của các con sông lớn ở Việt Nam. Đây là kiểu hệ sinh thái rừng nhiệt đới điển hình được đặc trưng bởi rừng lá rộng thường xanh hỗn giao phức tạp nhiều tầng tán. Có thể coi những đặc trưng này là mô hình chuẩn đáp
ứng tối ưu cho yêu cầu phòng hộ đầu nguồn ở miền núi và trung du. Trên thực tế, kiểu hệ sinh thái rừng này đã và đang giữ vai trò cực kì quan trọng cho việc nuôi dưỡng nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt cho cả vùng đồng bằng, đô thị và ven biển Việt Nam. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới này có tính đa dạng sinh học cao cả về đa dạng nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Trong hệ sinh thái này có nhiều loài thực vật động vật rừng quý hiếm, có loài đang bị đe doạ diệt chủng cần được bảo tồn nghiêm ngặt và phát triển.
5.2.Hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới:
Hệ sinh thái rừng này phân bố tương đối rộng trên lãnh thổ Việt Nam và nằm trong vành đai núi thấp thuộc đối tượng tác động của ngành lâm nghiệp. Trữ lượng rừng nguyên sinh có thể đạt đến 300 - 400 m3 / ha. Tổ thành rừng có nhiều loài cây rừng nhiệt đới có giá trị trong đó có nhiều loài cây bản địa đặc hữu của Việt Nam, có nhiều loại thực vật, động vật rừng quý hiếm và lâm sản nhiệt đới ngoài gỗ lớn như dược liệu quý, nhiều loài cây cho tinh dầu, nhựa, chất béo, ta nanh v.v…Đây cũng là đối tượng rừng khai thác gỗ xây dựng và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản, đặc biệt là nguyên liệu cho công nghiệp giấy sợi. Tuy nhiên, trải qua khai thác nhiều lần, phần lớn rừng hiện còn là rừng thứ sinh nghèo nên cần phải được xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng phục hồi rừng.
Hệ sinh thái rừng này phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Sự tồn tại của hệ sinh thái rừng này giữ vai trò cực kì quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, nuôi dưỡng nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt cho cả vùng đồng bằng, đô thị và vùng ven biển.
Hệ sinh thái rừng này cũng có tính đa dạng sinh học cao. Có nhiều thực vật và động vật rừng quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Nhiều vấn đề khoa học như quy luật tái sinh, diễn thế rừng, quy luật sinh trưởng của cây rừng và rừng nhiệt đới v.v…đang chờ đợi các nhà khoa học nghiên cứu.
5.3.Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi
Về kinh tế, rừng núi đá vôi có nhiều loài cây có giá trị kinh tế như bách vàng, hoàng đàn, mun sọc, nghiến, pơ mu, kim giao, thông Pà Cò v.v…Nhiều loài động vật núi đá vôi có giá trị kinh tế và khoa học như vooc đầu trắng, vooc mông trắng, vooc gáy trắng, hươu xạ, don, vooc má trắng, dơi iô v.v… Ngoài ra, còn có nhiều loài cây làm dược liệu như: đẳng sâm (Codonopsis javanica), kim ngân (Lonicera dasystyla), củ bình vôi (Stephania rotunda), một lá (Nervilia fordii), thuỷ bồn thảo (Sedum sp), kim anh (Rosa laevigata), thổ sâm (Talinum patens) v.v… Rừng núi đá vôi còn có nhiều cây cảnh , đặc biệt là các loài phong lan như lan hoà thảo hoa vàng, vẩy rồng, hài vệ nữ v.v…và tạo nên những hòn non bộ đầy ý nghĩa nhân văn và hướng thiện. Cảnh quan rừng núi đá vôi cũng tạo nên những hang động nổi tiếng như động Hương Tích - động đẹp nhất trời Nam, động Phong Nha - Kẻ Bàng và vịnh Hạ Long đã được công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới v.v…Hệ thống các hồ Caxtơ tự nhiên mà lớn nhất là hồ Ba Bể, hồ ở Thăng Hen (Cao Bằng), những hang nước ngọt lộ thiên ở Quảng Bình… cùng với nhiều vẻ đẹp hùng vĩ, rừng núi đá vôi Việt Nam đã, đang và sẽ là những nơi có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái.
Về ý nghĩa phòng hộ, với diện tích rừng, kể cả trảng cây bụi, trảng cỏ trên núi đá vôi đã đóng góp phần đáng kể vào độ che phủ rừng của cả nước. Trong lòng núi đá vôi chứa đựng những dòng sông ngầm với lưu lượng nước lớn giữ vai trò điều tiết nguồn nước. Hàng trăm nghìn con suối đổ ra các sông ở miền Trung và miền Bắc nước ta được bắt nguồn từ những khối núi đá vôi. Do đó, hệ sinh thái này còn có nhiệm vụ điều tiết nước và các chế độ thủy văn, khí hậu cho những vùng hạ lưu lân cận.
Về ý nghĩa khoa học: Nhiều vùng rừng núi đá vôi đã được quy hoạch xây dựng thành vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Rừng núi đá vôi tập trung nhiều loài thực vật có giá trị về kinh tế và khoa học, bao gồm các loài cây lá rộng như : mun sọc (Diospyros dasyphylla), đinh vàng, đinh thối, trai lí, kiền kiền, lát hoa v.v… và các loài cây lá kim như : hoàng đàn, nghiến, pơ mu, kim giao, thông Pà Cò, thiết sam giả, thiết sam giả lá ngắn, hoàng đàn giả v.v... trong đó có nhiều loài đã được ghi vào sách đỏ. Nhiều loài động vật quý hiếm như hươu xạ, sơn dương, voọc mông trắng, voọc đầu trắng, voọc mũi hếch, vượn đen, gà lôi trắng, cú lợn rừng, ác là, gà lam đuôi trắng, rắn hổ chúa, rùa hộp trán vàng, rùa núi vàng v.v…Thảm thực vật trên núi đá vôi là một hệ sinh thái đặc biệt và rất nhạy cảm, do đó mọi tác động tới hệ sinh thái này sẽ gây ra những biến đổi không thể lường trước được, đặc biệt đây còn là nơi có tiềm năng đa dạng sinh học rất cao. Vì thế nghiên cứu thảm thực vật đá vôi mang một ý nghĩa khoa học quan trọng. Có nhiều loài mới cả động và thực vật trong thời gian gần đây được công bố là thành phần của hệ sinh thái rừng núi đá vôi.
5.4.Hệ sinh thái rừng lá kim tự nhiên :
Hai loài cây có ý nghĩa kinh tế trong hệ sinh thái lá kim tự nhiên này là loài thông nhựa và thông ba lá. Chúng cung cấp gỗ, nhựa và đặc biệt là nguyên liệu cho công nghiệp giấy sợi. Đây là
hai loài cây đã được trồng rừng ở nhiều địa phương, thông nhựa trồng ở vùng thấp và thông ba lá trồng ở vùng cao hơn ( xem mục 14. Trồng rừng. Cẩm nang lâm nghiệp ).Do hệ sinh thái rừng lá kim tự nhiên này phân bố ở vành đai cao trên 1.000 m đến 1.600 -1.800 m, địa hình phức tạp, dốc cao hiểm trở nên rất có ý nghĩa trong việc phòng hộ môi trường cho vùng núi thấp và đồng bằng.
Về ý nghĩa khoa học, hệ sinh thái rừng lá kim tự nhiên á nhiệt đới và ôn đới vùng núi đã làm tăng tính đa dạng sinh học cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam. Rất tiếc là cho đến nay vẫn còn thiếu nhiều những công trình nghiên cứu về hệ sinh thái rừng tự nhiên này
5.5.Hệ sinh thái rừng thưa cây họ dầu (rừng khộp, dry dipterocarp forest):
Với diện tích khoảng hơn nửa triệu hécta. Rừng khộp là một nguồn tài nguyên rừng đặc biệt của Tây Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung. Rừng khộp có những loài cây gỗ lớn có giá trị, tài nguyên lâm sản ngoài gỗ như dầu nhựa, tananh, dược liệu v.v…và tài nguyên động vật khác. Các loài cây rừng khộp có tính thích nghi cao với khô hạn và lửa rừng, khó có thể tìm ra loài cây nào khác thay thế. Đây là sản phẩm của tự nhiên đã được chọn lọc qua một quá trình lịch
sử lâu dài. Rừng khộp giữ vai trò phòng hộ môi trường và bảo vệ đất Tây Nguyên.
Về ý nghĩa khoa học, rừng khộp là một hệ sinh thái rừng độc đáo chỉ có ở Tây Nguyên và làm phong phú thêm tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam.
5.6.Hệ sinh thái rừng ngập mặn:
Rừng ngập mặn mang lại giá trị cho nhiều ngành kinh tế khác nhau. Ngoài nguồn tài nguyên gỗ, rừng ngập mặn còn có nhiều nguồn tài nguyên hải sản, tài nguyên lâm sản ngoài gỗ có giá trị phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Những tài nguyên này, đặc biệt là nguồn tài nguyên hải sản, có thể mang lại giá trị lớn hơn nhiều so với tài nguyên gỗ lớn. Chỉ tính tài nguyên lâm sản ngoài gỗ lớn, rừng ngập mặn cung cấp: 30 loài cây cho gỗ, than, củi ; 21 loài cây làm dược liệu chữa bệnh cho người; 21 loài cây có hoa nuôi ong mật ; 14 loài cây cho tananh ; 9 loài cây chủ thả cánh kiến đỏ; 24 loài cây cho phân xanh cải tạo đất ; 1 loài cây cho nhựa để sản xuất nước giải khát, đường, cồn. Như vậy, ý nghĩa kinh tế của rừng ngập mặn rất đa dạng.
Rừng ngập mặn giữ vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đê ven biển, ngăn cản sóng biển bảo vệ sản xuất nông nghiệp vùng ven biển. Đặc biệt, rừng ngập mặn còn có ý nghĩa mở rộng đất liền nhờ quá trình bồi tụ lấn biển. Rừng ngập mặn Cần Giờ được coi là "lá phổi xanh" của Thành phố Hồ Chí Minh.
Về ý nghĩa khoa học, rừng ngập mặn là một hệ sinh thái rừng đặc biệt chỉ có ở bờ biểnvùng nhiệt đới. Rừng ngập mặn là nơi gặp gỡ giữa hệ sinh thái biển và hệ sinh thái trên đất liền. Quá trình trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái này diễn ra với cường độ lớn nhất và tốc độ nhanh nhất trong các hệ sinh thái rừng. Đây là một hệ sinh thái rừng có tính đa dạng sinh học rất cao kể cả về thành phần loài thực vật và động vật biển, nước lợ, bãi lầy cho đến động vật bò sát, thú rừng, chim v.v…
5.7.Hệ sinh thái rừng tràm (Melaleuca cajuputi)
Rừng tràm mang lại lợi ích kinh tế nhiều mặt. Rừng tràm cung cấp gỗ xây dựng, đặc biệt là dùng làm cừ để đóng nền móng vùng đầm lầy, xây đập đắp đê, cung cấp củi, than, than bùn dùng làm phân bón và nhiều lâm sản ngoài gỗ lớn như tinh dầu tràm, mật ong, thú rừng, khỉ, trăn, rắn v.v… nhiều sân chim với nhiều loài sếu, cò, vạc, diệc, quắm, bồ nông v.v… và đặc biệt là nguồn tài nguyên hải sản, thuỷ sản vô cùng phong phú. Đây là một mô hình tự nhiên kết hợp hữu cơ giữa lâm - ngư - nông có tính ổn định nếu không bị tác động phá hoại của con người.
Tràm là loài cây rừng bảo đảm tốt yêu cầu " chung sống với lũ " ở đồng bằng sông Cửu Long.Với diện tích hàng trăm ngàn hécta , rừng tràm giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, duy trì cân bằng sinh thái, phòng hộ nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long.
Rừng tràm là một hệ sinh thái đặc biệt chứa đựng nhiều ý nghĩa khoa học mà cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Đây là một hệ sinh thái tổng hợp của nhiều hệ sinh thái khác nhau và là hệ sinh thái chuyển tiếp giữa hệ sinh thái biển và hệ sinh thái lục địa cần được bảo tồn lâu dài. Vì vậy, hệ sinh thái này có tính đa dạng sinh học cao, có nhiều loài thực vật động vật quý hiếm đang bị đe doạ diệt chủng. Với nhiều sân chim nổi tiếng, nơi đây còn điểm hẹn hấp dẫn cho khách du lịch sinh thái trong và ngoài nước.
5.8.Hệ sinh thái rừng tre nứa (Bambusa spp)
Việt Nam là một trong những vùng trung tâm phân bố tre nứa trên thế giới do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, như chế độ nhiệt, ẩm và thổ nhưỡng. Các hệ sinh thái rừng tre nứa Việt Nam rất phong phú và đa dạng, chiếm vị trí quan trọng trong tài nguyên rừng cả về mặt kinh tế,môi trường và khoa học.
Tre nứa là loại lâm sản chỉ đứng sau gỗ về giá trị kinh tế. Nhân dân ta từ lâu đời đã sử dụng tre nứa để làm vật liệu xây dựng, từ cọc móng, dàn dáo, vách ngăn, sàn, trần, mái nhà đến khung nhà xuất khẩu,… nhất là vùng nông thôn, ước tính 50% sản lượng khai thác hàng năm được dùng vào mục đích này. Trong giao thông, tre nứa được dùng làm thuyền, bè, phao,cầu v.v… Trong khai thác mỏ, tre là vật liệu chống lò, chèn lò.
Trong cuộc sống hàng ngày, tre nứa được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau, từ các đồ dùng như bàn ghế, mành, thúng, mủng,.. đến các công cụ sản xuất nông nghiệp v.v… Nhu cầu này chiếm khoảng 25-30% sản lượng khai thác tre nứa hàng năm.
Trong công nghiệp, tre nứa là nguyên liệu để sản xuất giấy, ván ghép thanh, ván ép, cót ép, .. với nhiều cấp chất lượng khác nhau tuỳ theo trình độ công nghệ chế biến. Măng tre nứa là thực phẩm sạch, ăn ngon và có tác dụng chữa bệnh, được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nhiều sản phẩm khác từ tre nứa như lá, than tre, tinh tre,.. cũng có giá trị cao trên thị trường.
Giá trị môi trường và cảnh quan: Khả năng chống xói mòn bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắn sóng, bảo vệ xóm làng, chống gió bão, bảo vệ đê điều,.. của rừng tre hay các đai tre phòng hộ đã được ghi nhận từ lâu.
Những giá trị gián tiếp của tre nứa đối với đời sống người dân rất to lớn, với một quốc gia trên 80% dân cư sống ở nông thôn thì ý nghĩa càng lớn. Những khái niệm như: “nôi tre”, “Luỹ tre làng”,.. đã trở thành nét đặc sắc và độc đáo của cảnh quan và văn hoá nông thôn Việt nam, trở thành một bản sắc văn hoá, một giá trị phi vật thể tồn tại trong tiềm thức của người Việt Nam. Tre trúc đã đi vào đời sống tâm hồn, văn hoá, nghệ thụât, truyền thuyết lịch sử của dân tộc Việt Nam.
6.Bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng:
6.1.Khôi phục tài nguyên rừng:
Rất nhiều tổn thất ở Việt Nam có khả năng phụ hồi . Phụ hồi rừng tự nhiên rẻ hơn phục hồi rừng trồng. Những khu rừng đang tái sinh cần được bảo vệ để tránh cháy và động vật phá hoại cho đến khi lớp thự bì đã hình thành tốt. Trong rất nhiều khu vực đồi núi trọc bị coi là mất hết hi vọng và áp dụng các biện pháp bảo vệ cơ bản lại có khả năng tiến hành tái sinh tự nhiên.
Một số cách xử lí đất dẫn tới tái sinh rừng tự nhiên như trồng keo Acacia,Mangium, cây ngắn ngày có tán che phủ, diệt cỏ và cải tạo thông qua việc hấp thụ nitơ. Khi cây trưởng thành chết đi hay bị chặt hạ những cây tiên phong thay thế và có thể thành rừng thứ sinh.
Đối cới rừng bị khai thác cạn kiệt, để khôi phục cần kết hợp tái sinh tự nhiên và nhân tạo hoặc trồng lại rừng. Khi kết hợp tái sinh tự nhiên và tái sinh nhân tạo người ta chia rừng thành từng dải, chặt từng dải hẹp và trồng cây có giá trị kinh tế cao, dải cây xen kẽ dải rừng chừa lại đề thúc đẩy tái sinh tự nhiên.. Nhưng cần phải xử lí những dải đất rừng tự nhiên để tự nó có sự tái sinh tự nhiên tốt hơn và tránh cạnh tranh không gian dinh dưỡng.
Trong trường hợp rừng quá nghèo, tái sinh tự nhiên không đáp ứng yêu cầu thì càn phải chia rừng thành băng và trồng lại, để băng giữ môi trường rừng , che phủ các yếu tố bất lợi cho cây mới trồng.
Hiện nay việc trồng rừng cần được thâm canh như đồng ruộng và cách mạng xanh phải có cả trong lâm nghiệp.
6.2.Ngăn chặn tình trạng phá rừng:
Tất cả hoạt động khai thác gỗ ở rừng tự nhiên phải hoàn toàn chấm dứt. Các hoạt động sản xuất gỗ chỉ hạn chế trong phạm vi rừng trồng.
Việc trồng lại rừng cần sửa đổi sao cho hạn chế được độ canh và các loài lạ nhập và loại dễ bị lửa đe dọa. Các rừng trồng độc canh, những loài nhập nội như bạch đàm có thể có một vải thuận lợi như tỷ lệ cây con trồng thành cây cao, dễ
dàng trồng và chăm sóc và có tốc độ sinh trưởng nhanh
Cần tiến hành tăng năng suất vật nuôi, thay đổi cách sử dụng đất miền núi, áp dụng phương thức canh tác nông lâm kết hợp, việc làm an toàn lương thực cho nhân dân miền núi
6.3.Thành lập và xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên:
Khu bảo tồn được xây dựng để:
Bảo vệ hệ sinh thái điển hình và độc đáo
Bảo vệ các loài có giá tri kinh tế cao, sắp bị tiệt chủng
Bảo vệ cảnh quan đẹp hoặc có giá trị khoa học, giá trị văn hoá
Người ta phân khu bảo vệ thiên nhiên:
Khu bảo vệ tuyệt đối, dành cho nghiên cứu khoa học, giữ ở trạng thái tự nhiên không có tác động của con người
Vườn quốc gia: khu bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng, có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, không bị hoạt động của con người làm biến đổi nhiều, phải có diện tích đủ lớn và cấm khai thác
Khu bảo tồn tài nguyên:nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên một vùng để sử dụng trong tương lai
6.4.Kiểm soát cháy rừng
Để phòng chống cháy rừng cần:
Đề ra quy luật và quy chế bảo vệ rừng nghiêm ngặt
Phát động chiến dịch truyền thông và các chương trình phổ chương trình phổ cập
Chương trình canh tác trên đất dốc để giảm du canh
Thành lập uỷ ban chống cháy rừng các cấp
Dự báo cháy, xây dựng hồ chứa nước tháp canh lửa
Tiến hành các biện pháp phòng cháy khác nhau như chuyển các vật chất dễ cháy đi nôi khác, dọn quang....
Ban hành những quy chế cụ thể về đào tạo và áp dụng kỹ thuật
chữa cháy thống nhất
6.5.Thay đổi thói quen sử dụng gỗ
Trong đời sống người dân nông thôn và dân thành thị có thu nhập thấp đã sử dụng chất đốt than,củi lấy từ rừng. Đây là nguyên nhân thúc đẩy việc khai thác rừng
Cần có các biện pháp
-Hỗ trợ bằng cách cho vay vốn với lãi xuất thấp với tất cả các cơ sở sản xuất sử dụng nguồn nhiên liệu gỗ chuyển sang các những nhiên liệu khác như gas...
-Không cấp giấy phép cho các cơ sở sản xuất có công nghệ sử dụng nhiên liệu gỗ
Ngoài ra việc chặt phá rừng lấy gỗ làm vật liệu xây dựng. Nhu cầu này chiếm 20-30% số lượng gỗ khai thác hằng năm. Do vậy để tránh việc phá rừng chính phủ cần có kế hoạch sản xuất hoặc nhập khẩu vật liệu xây dựngđể thay thế gỗ nhưng phải trợ giá để có giá cả tương đương với gỗ và có độ bền như gỗ
6.6.Ngăn chặn tình trạnh phá rừng để sản xuất nông nghiệp
Tình trạng du canh du cư của các dân tộc miền núi trong điều kiện sản xuất nông nghiệp lạc hậu. Do đó để hạn chế tình trạng du canh du cư, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ để thực hiện chính sách định cư thự hiện thâm canh tănng vụ với cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lítrên phạm vi diện tích canh tác thích hợp mà thu nhập có thể cao hơn vớit ập quán canh tác du canh.
Một lĩnh vực khàc, hằng năm số lao động bổ sung ở nông thôn tăng rất nhanh. Quy mô phát triển công nghiệp chưa thể thu hút hết toàn bộ lao động bổ sung hằng nă ở nông thôn. những người lao động này cần đất đai để sản xuất nhưng ruộng đất không thể tăng thêm. Vì vậy, để đảm bảo cuộc sống họ tiến hành phá rừng lấy đất sản xuất.
Để giải quyết, Chính phủ cần có chiến lược quốc gia về giải quyết việc làm trong đó có chình sách cụ thể ưu tiên thu nhậ hút lao động dư thừa ở nông thôn
6.7.Tổ chức lại lực lượng quản lí, bảo vệ rừng:
Ở những nơi có rừng Chính phủ cần lập ra tổ chức kiểm lâm để quản lí, kiểm soát bảo vệ lâm sản.
Chuyển giao công tác chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, trồng rừng cho nhân dân địa phương
Biến nông dân thành công nhân lâm nghiệp và mỗi khoảng rừng đều có ”ông chủ”, có như vậy rừng Việt nam mới tránh suy thoái
KẾT LUẬN
Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt,...
Hệ sinh thái rừng rất phong phú và đa dạng. Các yếu tố địa lí, khí hậu, đất đai, sinh vật và đặc biệt là con người có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của hệ sinh thái.
“Rừng vàng biển bạc” đó là câu ngạn ngữ mà ông cha ta đã ví von về nguồn tài nguyên của nước ta. Thật dúng vậy với vị trí địa lí thuận lợi, nguồn tài nguyền thiên nhiên phong phú, đa dạng và có trữ lượng lớn là một trong những điều kiện giúp cho Việt Nam phát triển kinh tế _xã hội, nhưng hiện nay việc lạm dụng khai thác quá mức mà không có các biện pháp bảo vệ hay cải thiện , dẫn đến sự cạn kiệt, tiếp theo đó là ô nhiễm môi trường, nguồn nước, không khí…
Đất nước ta cần có những chính sách bảo vệ, quy định nghiêm ngặt về mức độ khai thác các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng, biển,…Đồng thời chúng ta cần cải thiện lại môi trường, những ngành nghiên cứu cần được đầu tư để khai thác các nguồn nguyên liệu khác hạn chế sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên…Mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức bản thân “Bảo vệ môi trường chính là góp phần nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng ta”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- H7879 Sinh Thi R7915ng Vi7879t Nam.doc