Tiểu luận Hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình trong xu thế toàn cầu hóa

Hôn nhân là hiện tượng xã hội – là sự liên kết giữa đàn ông và đàn bà. Trong xã hội có giai cấp, hôn nhân mang tính giai cấp. Hôn nhân theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam được hiểu là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện theo quy định của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận và bền vững. Khoản 6 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”. Khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3310 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình trong xu thế toàn cầu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xu thế toàn cầu hóa đã và đang tác động tới Việt Nam trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống, đặc biệt về lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Để bắt kịp với xu thế này, bắt kịp với tốc độ phát triển của các quốc gia trên thế giới, thì việc hoàn thiện pháp luật sao cho phù hợp là một việc làm cần thiết. Vì vậy, bài làm tập trung nghiên cứu về hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình trong xu thế toàn cầu hóa. I. Khái quát chung 1. Xu thế Toàn cầu hóa 1.1. Khái niệm toàn cầu hóa Toàn cầu hóa (Globalization) xuất hiện lần đầu tiên trong từ điển Anh năm 1961 và được sử dụng phổ biến, rộng rãi ở những năm đầu của thập kỷ 80; cho đến nay đã có rất nhiều cách hiểu khác nhau về định nghĩa “toàn cầu hóa”, tuy nhiên vẫn chưa có một cách hiểu thống nhất về định nghĩa này và tác động, ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của con người. Có một số cách hiểu như sau: - Theo từ điển Wikipedia: “toàn cầu hóa” là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và mối quan hệ ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức, các cá nhân dưới góc độ kinh tế, văn hóa…trên quy mô toàn cầu. - Theo Luksuk.L: “toàn cầu hóa” là quá trình mang tính toàn thế giới, tạo ra những mối ràng buộc lẫn nhau giữa các thiết chế kinh tế - xã hội để hình thành nên một hệ thống kinh tế - xã hội thống nhất. - Theo Fried.TL: “toàn cầu hóa” là tiến trình hội nhập quốc tế không thể cưỡng lại được của các thị trường của các nhà nước, dân tộc và của công nghệ mới với một mức độ chưa từng có, tức chủ nghĩa tư bản thị trường kiểu tự do đã lan sang hầu hết các nước trên thế giới. - Theo Schottle.JA: “toàn cầu hóa là tự do hóa sự rỡ bỏ các rào cản của nhà nước đối với các dòng luân chuyển để tạo ra một nền kinh tế phi quốc gia. Từ những định nghĩa trên, có thể hiểu rút ra cách hiểu “toàn cầu hóa” là các tác động tiêu cực của các tập toàn đa quốc gia tìm kiếm lợi nhuận; việc sử dụng các phương tiện luât lệ và tài chính mạnh mẽ và tinh vi đã vượt qua giới hạn cửa các tiêu chuẩn và luật pháp địa phương nhằm lợi dụng nhân công và dịch vụ của các vùng phát triển chưa đồng đều lẫn nhau; và sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang phát triển. 1.2. Nguyên nhân của toàn cầu hóa - Do sự phát triển không đều giữa các quốc gia và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường; bên cạnh đó là sự hình thành các tập đoàn xuyên quốc gia; - Do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và ngày nay khoa học kỹ thuật đang dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; - Để giải quyết các vấn đề mang tính chất toàn cầu như: môi trường, dịch bệnh, dân số, đói nghèo…thì cần thiết phải có sự tham gia của tất cả các quốc gia trên thế giới. 2. Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2.1. Hôn nhân Hôn nhân là hiện tượng xã hội – là sự liên kết giữa đàn ông và đàn bà. Trong xã hội có giai cấp, hôn nhân mang tính giai cấp. Hôn nhân theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam được hiểu là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện theo quy định của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận và bền vững. Khoản 6 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”. Khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. 2.2. Gia đình Gia đình là một khái niệm rộng hơn khái niệm hôn nhân. Hôn nhân là mối quan hệ giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, là tiền đề để xây dựng gia đình. Gia đình theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam là sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau, cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau về vật chất và tinh thần, xây dựng gia đình, nuôi dạy thế hệ trẻ dưới sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Khoản 10 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”. 2.3. Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Trong xã hội có giai cấp, quan hệ hôn nhân và gia đình cũng giống như mọi quan hệ xã hội khác đều chịu sự chi phối bởi ý chí của giai cấp thống trị xã hội. Luật pháp của nhà nước là sự phản ánh ý chí của giai cấp thống trị, mọi sự điều chỉnh của pháp luật đều phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị. Trong đó, pháp luật xã hội chủ nghĩa phản ánh ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm bảo vệ quyền lợi cho bản thân giai cấp này. Pháp luật hôn nhân và gia đình có thể hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình về nhân thân và về tài sản. Ở nước ta, trước Cách mạng Tháng Tám và ở miền Nam trước ngày giải phóng năm 1975, chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến – tư sản bảo vệ lợi ích của phong kiến – tư sản, duy trì sự bất bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình giữa người giàu với người nghèo, giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, cụ thể là sau kháng chiến chống Pháp 1954, miền Bắc tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 cùng các văn bản liên quan đã trở thành những công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện nhiệm vụ xóa bỏ tàn dư của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích nhân dân lao động. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đặc biệt những năm đầu của thời kì đổi mới sau Đại hội Đảng lần VI năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 cùng các văn bản liên quan đã trở thành những công cụ để Nhà nước thống nhất áp dụng luật trên cả nước. Sau hơn 10 năm thực hiện, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 trở nên lạc hậu, không phù hợp với điều kiện đất nước đang trên đường phát triển mạnh mẽ. Để phù hợp với sự nghiệp của đất nước, phù hợp với tình hình phát triển các điều kiện kinh tế - xã hội và thực tế các quan hệ hôn nhân và gia đình, sự ra đời của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn liên quan đã góp phần cho hệ thống các văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình ngày càng được hoàn thiện hơn, xứng đáng trở thành những công cụ pháp lý của Nhà nước ta, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của nhân dân. 3. Tác động của xu thế toàn cầu hóa tới pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Toàn cầu hóa là một hiện thực mới ở Việt Nam. Chúng ta mới chỉ làm quen với cụm từ “toàn cầu hóa” trong khoảng 20 năm trở lại đây. Cùng với sự tham gia các tổ chức kinh tế, tổ chức văn hóa thế giới như ASEAN, OPEC, APEC, ASEM…Đáng chú ý nhất là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO đầu năm 2007, điều này đã đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa của Việt Nam. Xu hướng tác động của toàn cầu hóa vừa mang lại những cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra những thách thức với Việt Nam. Toàn cầu hóa tác động tới tất cả các mặt, các lĩnh vực, trong đó có cả pháp luật về hôn nhân và gia đình; sự tác động này bao gồm cả tác động tích cực và tác động tiêu cực. Có thể thấy, toàn cầu hóa thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các quốc gia, các dân tộc, điều này tạo điều kiện cho pháp luật nói chung và pháp luật hôn nhân và gia đình nói riêng có thể tiếp cận để tiếp thu những cái hay, cái tinh túy của pháp luật các quốc gia khác trên thế giới, qua đó hạn chế cái bất cập, cái lạc hậu của pháp luật nước nhà. Một minh chứng khá rõ về vấn đề này, đó là khi xây dựng pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, chúng ta có tham khảo khá nhiều hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình của Pháp, Nhật Bản, Thái Lan… Tuy nhiên, bên cạnh điểm tích cực đó, thì những tác động tiêu cực đem lại cho chúng ta khá nhiều. Đó có thể là sự xâm nhập của chút lối sống xa hoa, lối sống “phương Tây”…dẫn đến những tiêu cực trong xã hội như tình trạng lợi dụng kết hôn để trục lợi về kinh tế, để buôn bán phụ nữ…, và để đảm bảo quyền lợi cho nhân dân thì pháp luật cần phải điều chỉnh đến những vấn đề này. Bên cạnh những điểm tương đồng của pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam với pháp luật hôn nhân và gia đình của các quốc gia trên thế giới, thì vẫn còn có những sự khác biệt. Với xu thế toàn cầu hóa, biểu hiện cụ thể qua chính sách “hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới” hay “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” rất có thể khiến nước ta thay đổi cách nhìn, quan điểm để sửa đổi, để bổ sung hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hôn nhân và gia đình nói riêng sao cho phù hợp với các quốc gia trên thế giới nhưng vẫn bảo đảm được quyền và lợi ích của toàn thể nhân dân. Do vậy, trong xu thế toàn cầu hóa, việc hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình là một điều thực sự cần thiết. II. Hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình trong xu thế toàn cầu hóa Trong hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành, có rất nhiều các chế định về hôn nhân và gia đình được quy định để đảm bảo xây dựng được gia đình hạnh phúc, tiến bộ. Có thể kể đến một số chế định tiêu biểu như chế định về kết hôn và cấm kết hôn; về quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng; về xác định cha, mẹ, con; về ly hôn; về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài…Vì bài viết được giới hạn trong một phạm vi ngắn, nên người viết muốn tập trung vào hoàn thiện pháp luật trong một số chế định nhất định. 1. Về kết hôn và cấm kết hôn Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về điều kiện kết hôn, gồm: “1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên; 2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở; 3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này”. Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về những trường hợp cấm kết hôn, bao gồm: “1. Người đang có vợ hoặc có chồng; 2. Người mất năng lực hành vi dân sự; 3. Giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có học trong phạm vi ba đời; 4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; 5. Giữa những người cùng giới tính”. Có thể thấy, việc pháp luật quy định về điều kiện kết hôn và những trường hợp kết hôn như vậy đã phần nào bảo đảm được những điều kiện để nam, nữ sau khi kết hôn có thể cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Ví dụ như quy định về tuổi kết hôn, mặc dù có sự khác biệt với quy định của một số quốc gia trên thế giới, nhưng có thể thấy rằng để đảm bảo cho sự khỏe mạnh của đứa con sinh ra, để đảm bảo cho việc với độ tuổi như vậy, nam nữ mới có thể tự mình lựa chọn và kết hôn, có thể tham gia vào lao động đảm bảo cho cuộc sống ổn định sau kết hôn, mà nhà làm luật ở Việt Nam vẫn duy trì độ tuổi nam từ hai mươi trở lên và nữ từ mười tám trở lên. Với những quy định còn lại, về sự tự nguyện khi kết hôn, về kết hôn không thuộc trường hợp cấm kết hôn thì gần như khá phù hợp với các quy định của pháp luật nước ngoài về cùng vấn đề và phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện phát triển của nước nhà, nhưng vẫn đảm bảo được quyền lợi của những người liên quan như người phụ nữ… *) Tuy nhiên, hiện nay, một vấn đề đã trở thành một sự “bình thường” với không ít quốc gia trên thế giới, nhưng đang là một vấn đề “nóng bỏng” với Việt Nam. Đó là kết hôn đồng giới hay kết hôn giữa những người cùng giới tính. Pháp luật hiện hành của Việt Nam thì cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính vì trái với các quy luật tự nhiên và quy luật xã hội, và cho rằng đó là những hiện tượng xã hội không lành mành, trái với thuần phong mỹ tục, không phù hợp với đạo đức xã hội và cần được ngăn chặn và loại bỏ. Thế nhưng, khi vấn đề này được sự quan tâm của dư luận thì cũng có khá nhiều tranh luận xung quanh vấn đề này. Trên thực tế, kết hôn đồng giới là vấn đề về quyền công dân, là vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức và tôn giáo của nhiều nước phương Tây. Những người ủng hộ kết hôn đồng giới cho rằng đây là quyền cơ bản của con người. Một số quốc gia cho phép kết hôn đồng giới như là Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, Bồ Đào Nha…. Về phía những người phản đối kết hôn đồng giới, họ cho rằng quan hệ hôn nhân không bao gồm các cặp cùng giới, kết hôn đồng giới sẽ ảnh hưởng đến vấn đề con cái, vấn đề truyền thống, vấn đề tôn giáo… Ở Việt Nam hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa, việc giao lưu với các quốc gia trên thế giới, khiến cho một bộ phận giới trẻ đã theo trào lưu “đồng giới”, và họ muốn được sống cùng với người cùng giới tính. Mặc dù bị pháp luật cấm, nhưng họ vẫn chung sống với nhau có thể vì tình cảm, về sinh học hay về trào lưu, tuy nhiên, những người này đều bị luồng dư luận gay gắt bên cạnh việc bị pháp luật cấm. Có thể lấy một ví dụ, hai người phụ nữ của Việt Nam đăng ký kết hôn ở Hà Lan (điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật Hà Lan), sau một thời gian họ quay trở về Việt Nam để sinh sống. Nhưng họ gặp phải những luồng dư luận phản đối của họ hàng, của người thân, của hàng xóm…Vì pháp luật cấm, nên họ không có sự bảo hộ, che chở của pháp luật. Vậy, pháp luật Việt Nam có nên bảo vệ những người này không? Hiện nay, để bảo vệ thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo đức mà pháp luật đã cấm kết hôn giữa những người cùng giới; nhưng có thể trong một tương lai không xa, pháp luật sẽ bỏ quy định này và cho phép những người cùng giới được kết hôn với nhau. Điều này có chăng sẽ phù hợp với toàn cầu hóa? *) Về thẩm quyền thu hồi hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn trái pháp luật: Hiện nay công dân khi đăng ký kết hôn phải tuân thủ theo các quy định về pháp luật hôn nhân gia đình, thủ tục trình tự đăng ký kết hôn theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch. Nếu không tuân thủ các quy định về thủ tục trình tự đăng ký kết hôn và vi phạm các quy định về đăng ký kết hôn thì người đăng ký kết hôn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn theo Nghị định 76/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp. Nhưng nếu một cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm các quy định về đăng ký kết hôn thì việc thu hồi huỷ bỏ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn trái pháp luật sẽ do cơ quan nào thực hiện hiện vẫn còn nhiều quy định mâu thuẫn thẩm quyền nêu trên. Ví dụ: năm 2007 chị Nguyễn Thị L. đến UBND xã P.H, huyện L.V đăng ký kết hôn nhưng khi làm thủ tục đăng ký chị L. lại lấy các giấy tờ như CMND của chị ruột mình là Nguyễn Thị T. đăng ký. Sau đó khi UBND xã P.H phát hiện chị L. sử dụng giấy tờ của người khác làm thủ tục đăng ký kết hôn đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính xử phạt chị 350.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là đề nghị Tòa án nhân dân huyện L.V huỷ bỏ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn mà UBND xã P.H đã cấp. Nhưng khi chị L. đến Toà án thì phía toà án nhận định Toà án chỉ giải quyết các yêu cầu về hôn nhân và gia đình như huỷ việc kết hôn trái pháp luật, công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn… việc thu hồi và huỷ bỏ chứng nhận đăng ký kết hôn không thuộc thẩm quyền của Toà án mà thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Theo quy định tại Khoản 4, Điều 13 Nghị định 76/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp thì sau khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn thì cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là đề nghị Toà án nhân dân có thẩm quyền huỷ bỏ Giấy chứng nhận kết hôn đã cấp. Liên quan đến vấn đề này tại Điểm k, Khoản 1, Điều 78 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định UBND cấp huyện có thẩm quyền ra Quyết định thu hồi, huỷ bỏ những giấy tờ hộ tịch do UBND cấp xã cấp trái quy định. Như vậy, việc thu hồi, huỷ bỏ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn chưa được thống nhất về phía cơ quan nào sẽ có thẩm quyền giải quyết gây nhiều khó khăn cho người dân. Thiết nghĩ, pháp luật cần quy định thẩm quyền thu hồi và huỷ bỏ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn phải do UBND các cấp thực hiện vì chính các cơ quan này là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho công dân khi có yêu cầu. 2. Về quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng Quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm nội dung các nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa vợ chồng và nội dung các nghĩa vụ và các quyền về tài sản giữa vợ và chồng. Nội dung các nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa vợ và chống, bao gồm: - Nghĩa vụ và quyền thẻ hiện mối quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng (Điều 18 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000); - Nghĩa vụ và quyền thể hiện quyền bình đẳng , tự do, dân chủ của vợ chồng (Điều 19, 29, 21, 22, 23 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000) Nội dung các nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa vợ và chống, bao gồm: - Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng (Chương VI Luật hôn nhân và gia đình năm 2000); - Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng (từ Điều 27 đến Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, trừ Điều 31); - Quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng (Điều 31 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Một số bất cập và kiến nghị hướng hoàn thiện liên quan đến quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng như sau: Thứ nhất, theo luật hiện hành, khi vợ, chồng có nghĩa vụ tài sản riêng thì nghĩa vụ tài sản đó được thực hiện bằng tài sản riêng của họ, tài sản chung của vợ chồng không sử dụng cho việc thanh toán các khoản nợ này trừ khi vợ chồng có thoả thuận (Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Như vậy có thể xảy ra trường hợp người có nghĩa vụ tài sản không có hoặc không đủ tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ và vợ chồng đã không có thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản. Trong trường hợp này, nếu không thừa nhận quyền yêu cầu của người có quyền (chủ nợ) về chia tài sản chung của vợ chồng để lấy phần tài sản của người có nghĩa vụ thanh toán nợ, thì quyền lợi của họ được đảm bảo như thế nào? Có ý kiến cho rằng, pháp luật cần qui định rõ: Trong trường hợp người có quyền có đủ chứng cứ cho rằng, vợ chồng không có thoả thuận hoặc không yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản, thì người có quyền có thể yêu cầu Toà án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để lấy phần tài sản của người vợ hoặc người chồng có nghĩa vụ thực hiện thanh toán các khoản nợ. Yêu cầu của người có quyền sẽ không được Toà án công nhận, nếu việc chia tài sản chung ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích gia đình của người có nghĩa vụ hoặc bản thân vợ, chồng có nghĩa vụ có đủ tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ. Thứ hai, khoản 1 Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qui định, vợ, chồng có thể yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu không có hoặc không thoả thuận được. Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đình cùng các văn bản hướng dẫn có liên quan chưa qui định cụ thể nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi việc chia tài sản chung đó thuộc thẩm quyền của Toà án. Do đó, trong thực tiễn áp dụng, Toà án sẽ gặp khó khăn khi vận dụng căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Trước đây, Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986 đã qui định: “Khi hôn nhân còn tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo qui định ở Điều 42 (nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn) của Luật này”. Trên cơ sở kế thừa qui định trên của Luật HN&GĐ năm 1986, theo đó cần thiết phải qui định một giải pháp như sau: Khi chia tài sản chung, Toà án căn cứ vào lý do, mục đích chia tài sản chung để quyết định phạm vi tài sản chung được chia. Việc chia tài sản chung căn cứ vào các nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn qui định tại Điều 95 của Luật HN&GĐ; nếu tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất thì áp dụng các qui định tại các điều 97, 98 và 99 của Luật HN&GĐ. Thứ ba, qui định trong thời kỳ hôn nhân, nếu có lý do chính đáng vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung bằng văn bản mà không qui định trách nhiệm của họ đối với gia đình sau khi chia tài sản chung là một qui định quá “mở”. Giả sử, ngay sau khi kết hôn với lý do kinh doanh riêng, vợ chồng có thoả thuận toàn bộ tài sản chung được chia, tài sản của ai làm ra thuộc về người đó, thì khi đó lợi ích gia đình được đặt ở vị trí nào? Nếu thoả thuận này được thực hiện thì quan hệ hôn nhân chỉ còn tồn tại về mặt nhân thân, còn quan hệ tài sản giữa vợ chồng đã được dân sự hóa, bản chất của hôn nhân XHCN vì thế không được thực hiện. Theo đó, để phát huy được mục đích, ý nghĩa của chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cần bổ sung vào khoản 1 Điều 6 Nghị định số 70 một nội dung bắt buộc trong văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng là: Tài sản bảo đảm cho các nhu cầu chung của gia đình. Thứ tư, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị định số 70 qui định các trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà không có lý do chính đáng thì bị Toà án tuyên bố là vô hiệu. Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đình lại không qui định ai là người có thể yêu cầu Toà án hủy bỏ thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trong trường hợp thoả thuận này vi phạm các điều kiện được qui định tại Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống gia đình, đến việc trông nom, nuôi dưõng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Mặt khác, Luật hôn nhân và gia đình cũng chưa qui định hậu quả pháp lý của việc Tòa án tuyên bố vô hiệu đối với thoả thuận chia tài sản chung. Theo đó, có thể qui định rõ: Trong trường hợp thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị Toà án tuyên bố vô hiệu, chế độ tài sản chung của vợ chồng được khôi phục lại tình trạng trước khi có thoả thuận chia tài sản chung. 6. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo qui định của pháp luật không làm thay đổi quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng và quan hệ giữa cha mẹ và con. Thực tế, việc vợ chồng áp dụng chế định này đã phản ánh những mâu thuẫn tồn tại trong quan hệ giữa họ. Sự độc lập về tài sản sau khi chia tài sản chung, có thể dẫn đến vợ chồng sống ly thân hoặc một trong các bên lại lẩn tránh trách nhiệm đối với gia đình, từ đó có tranh chấp về việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có thu nhập, không có tài sản để tự nuôi mình. Để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các con, pháp luật cần qui định rõ: Trong trường hợp sau khi chia tài sản chung, vợ chồng có tranh chấp về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có thu nhập và không có tài sản để tự nuôi mình, thì Toà án quyết định theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Việc giải quyết tranh chấp liên quan đến con áp dụng tương tự qui định về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con khi ly hôn. 3. Về xác định cha, mẹ, con Trong xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, đã dự báo được nhiều mặt của cuộc sống sẽ trở nên phức tạp hơn. Sự giao lưu, gặp gỡ của các cá nhân, đan xen với các luồng văn hóa, các quan niệm về tình yêu, hôn nhân và gia đình trong mọi tầng lớp trong xã hội đang dần dần thay đổi. Trong thực tế, sẽ không tránh khỏi các tranh chấp về việc xác định cha, mẹ, con đặc biệt là xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài. Trong khi đó, pháp luật nước ta quy định về vấn đề này còn nhiều sơ hở, bất cập. Vì vậy, để phù hợp với thời đại, phù hợp với truyền thống văn hóa đạo đức tốt đẹp của một quốc gia phương Đông, nhưng vẫn bảo đảm được quyền lợi của con người, đặc biệt là người phụ nữ và trẻ em, thì pháp luật về vấn đề này để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn nữa. Thứ nhất, pháp luật cần quy định thời gian mang thai tối đai và thời gian mang thai tối thiểu để xác định cha, mẹ, con trong những trường hợp đặc biệt; đồng thời cần phân biệt rõ giữa thời gian mang thai tối đa và thời điểm chấm dứt hôn nhân. Thứ hai, đối với những trường hợp được xác định là con chung của vợ chồng, pháp luật cần quy định cụ thể hơn đối với những trường hợp con sinh ra trong thời kì hôn nhân và được cha, mẹ thừa nhận. Thứ ba, pháp luật cần quy định điều kiện có giấy chứng nhận y tế về tình trạng sức khỏe của người phụ nữ là đang có thai hai không có thai khi đăng kí kết hôn. Trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, những quy định này như này được coi là giải pháp để xác định quan hệ cha, mẹ, con, nếu khi hôn nhân chấm dứt, người vợ lại kết hôn ngay thì sẽ dẫn tới tranh chấp về quan hệ cha con giữa người chồng trước và người chồng sau. Và pháp luật quy định sau khoảng 300 ngày chấm dứt hôn nhân, người vợ mới được kết hôn lại. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể để giải quyết cho trường hợp sau khi chấm dứt hôn nhân, người vợ lại kết hôn ngay thì quan hệ cha con được xác định như thế nào? Thứ tư, pháp luật có thể mở rộng diện chủ thể có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con. Ví dụ như, người cha, người mẹ chưa thành niên có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con; quyền yêu cầu của người đã thành niên xác định một người là cha, là mẹ không phải là cha, là mẹ của mình; quyền yêu cầu của vợ, chồng xác định người chồng không phải là cha của đứa con ngay từ khi người vợ đang mang thai… Thứ năm, đối với việc xác định cha, mẹ con trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học, pháp luật hôn nhân và gia đình có thể bổ sung thêm: điều kiện đối với cặp vợ chồng vô sinh về các trường hợp mà các bên chủ thể thay đổi ý chí tự nguyện sinh con theo phương pháp khoa học… Thứ sáu, hiện nay việc xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài chỉ được đề cập đến trong Nghị định 158 và Nghị định 68 đối với trường hợp tự nguyện xác định cha, mẹ, con. Đối với trường hợp tranh chấp về quan hệ cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài thì không có văn bản nào đề cập tới. Vì vậy, trong tương lai gần, pháp luật nên bổ sung thêm các văn bản điều chỉnh về vấn đề này. 4. Về ly hôn Khi giải quyết cho ly hôn tòa án phải giải quyết các vấn đề về tình cảm, tài sản và con cái theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành. Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn: “Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết”. Tuy nhiên, trong thực tiễn khi giải quyết các vụ ly hôn nếu các bên không thỏa thuận được thì Tòa án căn cứ vào những quy định hiện hành và điều kiện khả năng thực tế của mỗi bên để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng. Bên không trực tiếp nuôi dưỡng thì áp dụng hướng dẫn quy định tại Nghị quyết số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo đó khi áp dụng Điều 92 thì “người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con”. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con... “Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý”. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng. Tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2001 Quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định rõ chế định cấp dưỡng tại Chương III trong các trường hợp cụ thể. Khoản 2 Điều 16 Nghị định quy định: “Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng được xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú, bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng”...Có thể nói việc cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn là trách nhiệm và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con mình. Điều này cũng được ghi nhận tại Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000quy định về nghĩa vụ và quyền cha mẹ đối với con. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các trường hợp sau khi ly hôn, vấn đề cấp dưỡng chưa bảo đảm quyền lợi của đứa con sau khi ly hôn. Chưa nói đến trường hợp khoản tiền cấp dưỡng sau khi ly hôn là “khoản nợ khó đòi” đối với một số trường hợp; cả trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện việc cấp dưỡng theo đúng quy định của bản án mà tòa án đã tuyên thì cũng chưa đáp ứng được “nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng”. Ví dụ Anh M và chị K được tòa xử cho ly hôn, bản án tòa tuyên chị K được nuôi con; cháu H lúc đó 4 tuổi và buộc anh M cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 8 kg gạo tương đương với 30.000 đồng từ tháng 4/1993 đến khi cháu H tròn 18 tuổi. Quy định của tòa án về mức cấp dưỡng là căn cứ vào mức thu nhập, giá cả thị trường tại thời điểm xét xử vụ án; Khi ly hôn hầu hết con còn ở tuổi rất nhỏ có trường hợp 14; 15 năm sau mới đủ 18 tuổi. Mức cấp dưỡng lại "bất di bất dịch" trong khi thị trường đầy biến động, giá cả leo thang đến chóng mặt. Mức cấp dưỡng đã và đang trở thành gánh nặng cho những người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn. Bên cạnh đó có những trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Cơ quan thi hành án và cơ quan tổ chức trả tiền lương, tiền công lao động cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện việc khấu trừ khoản cấp dưỡng để chuyển trả cho người được cấp dưỡng theo như quy định của khoản 2 -3 Điều 20 Nghị định 70/2001/NĐ-CP. Do các quy định về cấp dưỡng còn chung chung, chưa có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn,tòa án căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng trường hợp ly hôn mà phán quyết mức cấp dưỡng. Tuy nhiên, chính vì chữ tùy vào “khả năng thực tế” của người được cấp dưỡng mà mức cấp dưỡng mỗi trường hợp ly hôn mỗi nơi một kiểu. Vì vậy, có chăng pháp luật nên quy định cụ thể về mức cấp dưỡng, có thể căn cứ vào phần trăm thu nhập của người phải cấp dưỡng hoặc lấy mức tiền lương tối thiểu vào từng thời điểm làm định khung của mức cấp dưỡng. 5. Về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình: a) Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài; b) Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; c) Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”. Sau gần 10 năm thực hiện Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, đời sống kinh tế xã hội cũng như hệ thống pháp luật của nhà nước ta có nhiều thay đổi lớn, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 vẫn còn có những điểm không theo kịp thực tế, đặc biệt là vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài . Thông qua các phương tiện chúng, có thể biết đến hàng trăm cô dâu Việt Nam sẵn sàng sang xứ người để kết hôn với những ông chồng Hàn Quốc, Đài Loan, ngỡ tưởng được sung sướng, hạnh phúc; nhưng đã thực sự phải gánh chịu những cơ cực, tủi nhục về cả vật chất và tình thần. Vì vậy, cần phải sửa đổi pháp luật cho phù hợp với tình hình mới để bảo đảm được quyền lợi của những người liên quan, đặc biệt là người phụ nữ Việt. Nội dung sửa đổi có thể tập trung vào một số vấn đề sau: Thứ nhất, cần có những quy định riêng về các điều kiện kết hôn với người nước ngoài: - Các chủ thể tham gia quan hệ kết hôn phải có trình độ ngoại ngữ, trình độ văn hóa, những hiểu biết về đất nước và phong tục tập quán của người dự định sẽ kết hôn. Nghị định 69/2006/NĐ-CP đã có quy định khi tiến hành điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài, hai bên phải được phỏng vấn để kiểm tra về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ và mức độ hiểu về hoàn cảnh của nhau. Quy định như vậy nhưng tiêu chí cụ thể chưa có, nên phụ thuộc rất nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ phỏng vấn. Chính vì vậy, Luật cần có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn về vấn đề này. - Quy định về thời gian tiến hành tìm hiểu nhau trước khi tiến hành đăng ký kết hôn. Điều này sẽ hạn chế được những cuộc hôn nhân thông qua môi giới. - Quy định giới hạn mức chênh lệch độ tuổi tối đa giữa nam và nữ khi kết hôn với người nước ngoài. Điều này sẽ hạn chế phần nào các quan hệ hôn nhân được thiết lập không nhằm mục đích xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững và phù hợp với phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của Việt Nam. Thứ hai, quy định về nội dung hoạt động hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Hiện nay, chỉ có Nghị định 68/2002/NĐ-CP mới quy định về vấn đề này. Song Nghị định này cũng mới chỉ quy định các nội dung liên quan đến việc thành lập và tổ chức của Trung tâm hỗ trợ kết hôn, chứ chưa có quy định về nội dung, cách thức thực hiện hoạt động hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Vì vậy, việc bổ sung các quy định liên quan đến các nội dung, cơ chế thực hiện hoạt động hỗ trợ kết hôn có yêu tố nước ngoài là hết sức cần thiết. Thứ ba, pháp luật cần thiết phải ban hành văn bản quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài. Trong quan hệ kết hôn với người nước ngoài, với những điều kiện về vị trí địa lý, về ngôn ngữ, việc thiết lập quan hệ kết hôn thông qua môi giới hôn nhân cũng là việc dễ hiểu và cần được nhà nước chấp nhận. Việc nhà nước chấp nhận cho phép hoạt động môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ phải hoạt động theo quỹ đạo quản lý của nhà nước, tránh các hoạt động chui lủi, trốn tránh luật pháp, nhiều khi gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Thứ tư, cần thiết phải hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình về việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. - Một là, cần phải tăng thêm thẩm quyền cho Cục con nuôi quốc tế để cơ quan này có đủ thẩm quyền cần thiết để thực hiện một cách có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, mà trước hết cần phân định rõ thẩm quyền quyết định việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài giữa Cục con nuôi quốc tế và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đồng thời, cần phải chú trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của Cục. - Hai là, pháp luật cần có những quy định cụ thể về sự đồng ý của người mẹ trong việc cho đứa trẻ làm con nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà chức trách Việt Nam trong quá trình thực hiện thủ tục nuôi con nuôi giữa các nước. - Ba là, cần phải có những quy định rõ ràng về thời gian thử thách cho việc nuôi con nuôi, để trong trường hợp cần thiết phải áp dụng biện pháp cho trẻ hồi hương và Việt Nam sẽ có cơ quan để giải quyết việc tiếp nhận trở lại đối với các em này (nếu mục đích của việc nuôi con nuôi là đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ không đạt được). - Bốn là, pháp luật Việt Nam cần phải có quy định cụ thể hơn về điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi với con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi nước ngoài được tạo lập cho phù hợp với quy định của Công ước. - Năm là, pháp luật Việt Nam đã cho phép tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nếu họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định (với mục đích giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài có nguyện vọng xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi). Tuy nhiên, Nghị đinh 68/2002/NĐ-CP mới chỉ quy định cơ bản về điều kiện, trình tự, thủ tục lập văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, nhưng quy chế hoạt động của chúng chưa được xác định rõ nét. Vì vậy, nhà nước cần đề ra quy chế hoạt động chung cho các tổ chức này (có thể ban hành luật về nuôi con nuôi như của Trung Quốc), trên cơ sở đó chúng sẽ đề ra cho mình một quy chế phù hợp với quy chế chung nhằm thống nhất quản lý và hướng các tổ chức này hoạt động theo pháp luật, tránh được tình trạng hoạt động cạnh tranh không lành mạnh giữa tổ chức con nuôi nước ngoài của các quốc gia, gây tiêu cực, phản tác dụng trong thực tế. - Sáu là, Việt Nam vẫn chưa có tổ chức con nuôi trong nước. Do vậy, Việt Nam cần xem xét và có quy định cụ thể cho việc thành lập tổ chức con nuôi trong nước để giúp Cơ quan trung ương về con nuôi quốc tế thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ của công ước; đồng thời để khắc phục hiện tượng môi giới trung gian, nhất là khi công dân của nhiều nước thành viên của Công ước vào xin con nuôi ở Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHon thi7879n php lu7853t hn nhn v gia 273nh trong x.doc
Tài liệu liên quan