Tiểu luận Hoàn thiện phát triển du lịch văn hoá ở nước ta

MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU I. TỔNG QUAN VỀ VĂN HOÁ DU LỊCH II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI B. NỘI DUNG I. VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA DU LỊCH VĂN HOÁ KHU VỰC HÀ NỘI. 1. Những nét khái quát về du lịch văn hoá, di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá. 2. Vị trí và vai trò của du lịch văn hoá trong giai đoạn hiện nay a. Vị trí của du lịch văn hoá b. Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hoá 3. Điều kiện để phát triển du lịch văn hoá II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ 1. Thực trạng về công tác tổ chức, quản lý nhà nước để phát triển du lịch văn hoá. 2. Tổ chức khai thác sản phẩm du lịch văn hoá III. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 1. Củng cố và hoàn thiện cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh du lịch trên địa bàn 2. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ quản lý cán bộ chuyên môn. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác quản trị doanh nghiệp và hướng dẫn viên 3. Tuyên truyền, quảng cáo du lịch và giáo dục dân trí 4. Phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan IV. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Trích dẫn Nội dung Văn hoá là một sản phẩm do con người tạo nên, nó không do một cá nhân mà do cả một cộng đồng, tập thể người. Tương ứng với mỗi một thời kỳ phát triển của loài người là một nền văn hoá đặc trưng riêng có. Đồng thời văn hoá cũng đánh giá phần nào sự phát triển của văn minh nhân loại và ngày nay văn hoá còn là một yếu tố cấu thành thúc đẩy động cơ đi du lịch. Mỗi một quốc gia và một dân tộc có những nét đặc trưng văn hoá riêng do vậy để hiểu biết, giao lưu, tìm hiểu và thưởng thức buộc con người phải có hoạt động đi du lịch và thông qua du lịch con người cảm thấy gần gũi thân thiện với nhau hơn. Ở Việt Nam bắt đầu từ nền văn hoá lúa nước trải dài theo thời gian thông qua năm tháng đã tích lũy được một kho tàng văn hoá lớn và nó ngày càng có sức thu hút quan tâm chú ý của mọi người ở các quốc gia khác nhau. Hơn bất cứ một ngành nào đi du lịch ngày càng có quan hệ mật thiết với văn hoá. Văn hoá không chỉ là động lực của sự phát triển mà còn được coi là điểm tựa, là nền tảng cho sự phát triển bền vững, văn hoá du lịch đang trở thành xu thế chủ đạo trong chiến lược phát triển của ngành du lịch thế giới. Trong nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nêu rõ "phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hoá sinh thái, môi trường xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Hà Nội được coi là cái nôi văn hoá của cả nước nơi tập trung nhiều giá trị văn hoá gồm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần có sức thu hút lôi cuốn ngày càng nhiều khách du lịch. Để phát triển du lịch không một quốc gia nào trên thế giới lại không coi trọng sự phát triển của du lịch văn hoá bởi vì du lịch văn hoá là một loại hình du lịch có nhiều ưu điểm không phụ thuộc vào thời tiết có thể phát triển quanh năm. Nguồn thu từ du lịch văn hoá là nguồn thu ổn định với mức tăng trưởng ngày càng lớn nó giúp con người hiểu biết sâu sắc về thế giới xung quanh (những khu vực, những vùng phụ cận trong phạm vi quốc gia và trên thế giới). Điều đó rất phù hợp với thời đại ngày nay quan trọng hơn việc khai thác tiềm năng văn hoá truyền thống trong kinh doanh du lịch cũng là một cách tốt nhất được tiến hành đồng thời với việc bảo vệ tôn tạo chúng. Phát triển một cách hiệu quả các tiềm năng, khuyến khích sự phát triển của du lịch văn hoá trong giai đoạn mới. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy giáo đã giúp em hoàn thành đề tài này

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5320 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hoàn thiện phát triển du lịch văn hoá ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU I. TỔNG QUAN VỀ VĂN HOÁ DU LỊCH Văn hoá là một sản phẩm do con người tạo nên, nó không do một cá nhân mà do cả một cộng đồng, tập thể người. Tương ứng với mỗi một thời kỳ phát triển của loài người là một nền văn hoá đặc trưng riêng có. Đồng thời văn hoá cũng đánh giá phần nào sự phát triển của văn minh nhân loại và ngày nay văn hoá còn là một yếu tố cấu thành thúc đẩy động cơ đi du lịch. Mỗi một quốc gia và một dân tộc có những nét đặc trưng văn hoá riêng do vậy để hiểu biết, giao lưu, tìm hiểu và thưởng thức buộc con người phải có hoạt động đi du lịch và thông qua du lịch con người cảm thấy gần gũi thân thiện với nhau hơn. Ở Việt Nam bắt đầu từ nền văn hoá lúa nước trải dài theo thời gian thông qua năm tháng đã tích lũy được một kho tàng văn hoá lớn và nó ngày càng có sức thu hút quan tâm chú ý của mọi người ở các quốc gia khác nhau. Hơn bất cứ một ngành nào đi du lịch ngày càng có quan hệ mật thiết với văn hoá. Văn hoá không chỉ là động lực của sự phát triển mà còn được coi là điểm tựa, là nền tảng cho sự phát triển bền vững, văn hoá du lịch đang trở thành xu thế chủ đạo trong chiến lược phát triển của ngành du lịch thế giới. Trong nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nêu rõ "phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hoá sinh thái, môi trường xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Hà Nội được coi là cái nôi văn hoá của cả nước nơi tập trung nhiều giá trị văn hoá gồm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần có sức thu hút lôi cuốn ngày càng nhiều khách du lịch. Để phát triển du lịch không một quốc gia nào trên thế giới lại không coi trọng sự phát triển của du lịch văn hoá bởi vì du lịch văn hoá là một loại hình du lịch có nhiều ưu điểm không phụ thuộc vào thời tiết có thể phát triển quanh năm. Nguồn thu từ du lịch văn hoá là nguồn thu ổn định với mức tăng trưởng ngày càng lớn nó giúp con người hiểu biết sâu sắc về thế giới xung quanh (những khu vực, những vùng phụ cận trong phạm vi quốc gia và trên thế giới). Điều đó rất phù hợp với thời đại ngày nay quan trọng hơn việc khai thác tiềm năng văn hoá truyền thống trong kinh doanh du lịch cũng là một cách tốt nhất được tiến hành đồng thời với việc bảo vệ tôn tạo chúng. Phát triển một cách hiệu quả các tiềm năng, khuyến khích sự phát triển của du lịch văn hoá trong giai đoạn mới. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy giáo đã giúp em hoàn thành đề tài này. B. NỘI DUNG I. VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA DU LỊCH VĂN HOÁ KHU VỰC HÀ NỘI. 1. Những nét khái quát về du lịch văn hoá, di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá. * Du lịch văn hoá. Xu thế quốc tế hoá trong sinh hoạt văn hoá giữa cộng đồng và các quốc gia trên thế giới được mở rộng dẫn tới việc giao lưu văn hoá tìm kiếm những kiến thức về văn hoá nhân loại đã trở thành một trong những nhu cầu của nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội, du lịch không còn là nghỉ ngơi giải trí đơn thuần mà còn là nghỉ ngơi giải trí tích cực có tác dụng bổ sung tri thức làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người. Có thể hiểu du lịch văn hoá là một loại du lịch mà mục đích chính là nâng cao hiểu biết cho cá nhân đáp ứng sự tìm hiểu qua các chuyến du lịch đến những vùng đất mới, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, kinh tế chế độ xã hội, cuộc sống và phong tục tập quán của địa phương đất nước đến du lịch hoặc kết hợp với nhiều mục đích khác nữa. Du lịch văn hoá vừa là phương tiện, vừa là mục đích của kinh doanh du lịch, du lịch văn hoá nhằm chuyển hoá các giá trị văn hoá, các giá trị vật chất cũng như tinh thần cho hoạt động du lịch, du lịch văn hoá là phương thức hấp dẫn vì nó giải quyết những nhu cầu về cảm thụ cảnh quan của quốc gia và du lịch văn hoá thường dành cho những du khách có trình độ cao trong xã hội. Du lịch văn hoá được xem như là tổng thể của du lịch, xem đó là một hiện tượng văn hoá. Những cố gắng thu hút khách ở các điểm du lịch phải mang tính văn hoá. Những động cơ thu hút đến các điểm du lịch là để nghỉ ngơi và giải trí. Người ta có thể phân chia du lịch văn hoá ra nhiều loại theo các tiêu thức khác nhau. + Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hoá: Khách đi tìm hiểu các nền văn hoá là chủ yếu. Mục đích đi tìm hiểu, nghiên cứu đối tượng khách chủ yếu là các nhà nghiên cứu khoa học, học sinh, sinh viên đó là những chương trình du lịch dã ngoại đến các dãy phố cổ kính, các khu di tích của thủ đô Hà Nội để khách tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống văn hoá của người dân nơi đó. Khách sẽ đi bộ khi tham quan các công trình kiến trúc, nghệ thuật tập quán sinh hoạt của người dân và nghỉ qua đêm tại nơi đó. + Du lịch tham quan văn hoá: Đây là loại hình du lịch kết hợp giữa tham quan với nghiên cứu tìm hiểu văn hoá trong một chuyến đi. Đối tượng tham gia phong phú gồm cả khách đi vừa để tham quan, vừa để nghiên cứu và những khách chỉ đi để chiêm ngưỡng, để biết và thoả mãn sự tò mò có thể theo trào lưu. Do vậy, trong một chuyến đi du khách thường đi đến những điểm du lịch trong đó vừa có những điểm du lịch văn hóa vừa có những điểm du lịch như vui chơi giải trí, các trò tiêu khiển mới lạ... Đối tượng khách là những người vừa phiêu lưu mạo hiểm thích tìm cảm giác mới và chủ yếu là những người tuổi trẻ. + Du lịch kết hợp giữa tham quan văn hoá với các mục đích khác: Mục đích chính của khách là đi công tác có kết hợp với tham quan văn hoá. Đối tượng là những người đi dự hội thảo, hội nghị, kỷ niệm những ngày lễ lớn, các cuộc triển lãm... Du lịch văn hoá là loại hình du lịch tiềm năng bởi vì nó ít chịu sự phối của yếu tố du lịch thời vụ du lịch (Thời tiết, khí hậu) nhưng nó phụ thuộc vào đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, tôn giáo của du khách. + Yếu tố thời vụ du lịch: So với các loại hình du lịch khác, du lịch văn hoá mang tính đại chúng tuy có chịu ảnh hưởng tính thời vụ nhưng không phụ thuộc hoàn toàn, ít chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết khí hậu. + Yếu tố giới tính: Có tác động đến động cơ đi du lịch và động cơ đi du lịch văn hoá là một trong những nguyên nhân chủ yếu của nam giới vì đối với họ ít chịu ràng buộc bởi gia đình, thường có trình độ học vấn cao, có địa vị xã hội... + Yếu tố độ tuổi: Tham gia chủ yếu vào các chuyến du lịch văn hoá chủ yếu vẫn là những khách du lịch cao tuổi và thanh niên. Đối với khách cao tuổi họ thường có nhiều thời gian rỗi, có kinh nghiệm trong việc đi du lịch họ thích tìm hiểu âm nhạc, nghệ thuật quần chúng, các món ăn đậm đà tính dân tộc và họ quan tâm đến chất lượng phục vụ chủ yếu học mua các chương trình du lịch văn hoá. Ngược lại đối với thanh niên đây là nhóm có số lượng đông đúc, họ ưa thích khám phá tìm tòi, muốn thử sức mình, thích đi xa, thích tự do, thích thay đổi điểm du lịch và thường đi thành nhóm nhỏ do đó họ có xu hướng đòi hỏi tính mới mẻ, đa dạng trong dịch vụ du lịch. Họ có khả năng thanh toán thấp, ít có kinh nghiệm du lịch. Đối với khách hàng trung niên thường là những người có địa vị xã hội, có khả năng thanh toán cao, có sự tự chủ lớn trong du lịch tham quan họ thường kết hợp giữa đi công tác và đi du lịch. Khách du lịch văn hoá có thể được coi là khách du lịch thuần túy vì khách có thể chỉ đi vì động cơ văn hoá. Tuy nhiên số lượng khách du lịch văn hoá thuần túy trong thực tế thường rất ít mà khách du lịch thường kết hợp các loại hình du lịch văn hoá với một loại hình du lịch khác trong một chuyến hành trình. + Di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá. Các di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá được coi là một trong các nguồn tài nguyên du lịch quan trọng. Đây là nguồn nhân lực để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch văn hoá nói riêng và du lịch nói chung. Các di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá gắn liền với môi trường xung quanh. Bảo đảm sự sinh động của quá khứ đã nhào nặn nên chúng và bảo đảm cho khung cảnh cuộc sống sự đa dạng của xã hội mặt khác đã chứng minh cho những sáng tạo to lớn về văn hoá, tôn giáo xã hội loài người, việc bảo vệ, khôi phục và tôn tạo những vết tích hoạt động của loài người trong các thời kỳ lịch sử, những thành tựu văn hoá nghệ thuật không chỉ là nhiệm vụ lớn của cả nước mà còn có giá trị rất lớn đối với du lịch. Di sản văn hoá bao gồm những công trình từ những nền văn hoá trước đây (lâu đài, bảo tàng, lăng mộ) và nghệ thuật (tranh hoạ, âm nhạc, điêu khắc) cũng như những địa danh nổi tiếng trong lịch sử như di tích các trận đánh, những cung điện. Di tích lịch sử văn hoá là tài sản văn hoá quí giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước. Nó là bằng chứng trung thành xác thực cụ thể nhất về đặc điểm văn hoá của mỗi nước. ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng của con người. 2. Vị trí và vai trò của du lịch văn hoá trong giai đoạn hiện nay. a. Vị trí của du lịch văn hoá. Du lịch văn hoá là xu thế chung của trào lưu phát triển du lịch văn hoá từ xa xưa tới mức độ khác nhau nhưng luôn là nhu cầu của du khách. Đầu thời kỳ cận đại thì phương Đông rất hấp dẫn du khách vì ở đây có những đền đài nguy nga, lăng tẩm nhiều nơi được xét là kỳ quan thế giới. Cuối thế kỷ 20 đặc biệt là những năm 50 đến nay sự hấp dẫn lại là Châu Âu, Bắc Mỹ bởi vì ở đó có những ngôi nhà chọc trời, ô tô, rượu Sâm banh, sữa. Thời kỳ này du khách rất chuộng vùng biển Địa Trung Hải, Italia, Pháp, Hawai... Con người có xu hướng xa lánh nhịp sống ồn ào ở các đô thị, sự ô nhiễm môi trường, sự hủy diệt ở các vùng do hậu quả của chiến tranh và nạn phá rừng, việc chặt chẽ trong đầu tư tôn tạo các vùng đô thị cổ, các di tích lịch sử chính là một trở ngại đối với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái nói chung, ngành du lịch nói riêng vì vậy mà con người tìm đến du lịch văn hoá, trở về với quá khứ của mình. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện nay, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là sợi chỉ đỏ trong đường lối văn hoá của Đảng ta, bởi vì nói đến Việt Nam vừa được thế giới công nhận là nước có tình hình an ninh chính trị ổn định nhất, điều đó sẽ tạo điều kiện tốt nhất để thu hút du khách. Theo báo cáo của Sở du lịch Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2001 có 310729 du khách quốc tế của 155 nước đến Hà Nội trong đó 6851 Việt Kiều chiếm 25,5% tổng số lượt khách quốc tế của cả nước nếu so cùng kỳ năm 2000 tăng 55,5% trong đó khách Trung Quốc vẫn là đông nhất với 97156 lượt khách, chiếm tỷ trọng 32,95%. Sau đó là khách người Pháp 42227 người chiếm tỷ trọng 14,3%. Khách Nhật 28961 người chiếm tỷ trọng 9,8%, Mỹ chiếm 19619 chiếm tỷ trọng 6,7%. Ngoài ra Australia, Anh, Đài Loan, Đức, Đan mạch, Canađa 48000 đến 14600 chiếm 1,6 - 5%. Với tổng doanh thu đạt 2500 tỷ đồng. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội thời kỳ CNH, HĐH đất nước hiện nay việc giữ gìn bản sắc dân tộc là sợi chỉ đỏ trong đường lối văn hoá của Đảng ta bởi vì nói đến văn hoá là nói đến người dân Hà Nội đã trải qua hàng ngàn năm sinh tử trong gian truân, vất vả nhân dân các dân tộc đã sáng tạo nâng cao, bảo tồn, chắt chiu để có những công trình kiến trúc đến chùa, miếu mạo, phong tục tập quán lễ hội... Ta có thể khẳng định rằng du lịch không thể tự mình phát triển được nếu không dựa vào một nền tảng văn hoá và ngược lại nhờ có du lịch mà các dân tộc hiểu biết được biết những thành tựu rực rỡ của nền văn hoá nhân loại tạo ra sự cần thiết xích lại gần nhau giữa các nền văn hoá làm cho dân tộc ngày càng hiểu nhau hơn. Nhưng du lịch không chỉ dừng lại ở thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên, ngắm nhìn các công trình văn hoá, tìm hiểu các di tích lịch sử để cảm thụ mà du lịch còn là một hoạt động khám phá sáng tạo theo qui luật của cái đẹp. b. Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hoá. Khi nói đến văn hoá du lịch không có ý nghĩa rằng du lịch là chỗ dựa duy nhất của sự phát triển văn hoá, không nhận thức rõ ràng điều này thì vô tình sự phát triển chỉ có thể thành công xét về kinh tế, còn sẽ thất bại về việc giữ gìn bản sắc dân tộc do sự tiếp xúc với du khách từ các miền khác đến du lịch phát triển văn hoá là ngành kinh tế mũi nhọn đó là một định hướng đúng của Đảng và Nhà nước văn hoá chính là nền tảng, là động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch và du lịch văn hoá phải tạo ra một môi trường văn hoá vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc, làm sống lại các giá trị văn hoá truyền thống, giữ vững sự ổn định chính trị và an ninh xã hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm du lịch tốt... Nhằm tạo ra sức hấp dẫn đối với khách thập phương. Hoạt động du lịch càng hiện đại hoá thì càng phải làm giàu thêm bản sắc và truyền thống dân tộc, nhưng văn hoá phải thật sự là yếu tố nhân bản, là những yếu tố vô hình và hữu hình cái gọi là vô hình đó chính là sự chuyển hoá các năng lực tinh thần của con người vào hoạt động kinh doanh, đó chính là văn hoá (tài sản vô hình trong du lịch bao gồm các yếu tố chính như thông tin và khoa học kỹ thuật trong du lịch, tổ chức bộ máy yếu tố nghệ thuật và quản lý du lịch, sự tín nhiệm của khách hàng đối với công ty và sản phẩm du lịch, tuyệt nhiên văn hoá không phải là những gian hàng bán sách, bán văn hoá phẩm và đặc sản của mỗi vùng, mỗi miền, văn hóa du lịch bền bỉ tích cóp, gạn lọc muôn ngàn tinh hoa từ muôn nẻo, không ngừng chuyển tải, giao lưu, biến đổi và nâng cao để góp phần vào sự giàu có và cường thịnh về nền văn hoá, kinh tế xã hội của dân tộc, của đất nước. Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hoá đối với kinh doanh du lịch là hết sức quan trọng, góp phần thúc đẩy du lịch vươn lên, tạo đà cho du lịch ngày càng phát triển đem lại hiệu quả to lớn và ổn định cho nền kinh tế. Nó có hiệu quả là càng tăng giá trị càng cao. Nhận biết được vấn đề đó các nhà kinh doanh du lịch, các nhà quản lý kinh tế phải không những kiểm tra ngăn chặn những mặt phi văn hoá bằng hệ thống pháp luật mà vấn đề lâu dài và quan trọng hơn là xây dựng tạo ra để hấp dẫn từ bản sắc dân tộc, thuần phong mỹ tục dân tộc được bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử văn hoá kiến trúc. 3. Điều kiện để phát triển du lịch văn hoá: Sự phát triển du lịch văn hoá nói riêng và du lịch nói chung đòi hỏi phải có những điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan cần thiết nhất định (Xem sơ đồ sau). Điều kiện về mặt kỹ thuật Điều kiện về tổ chức Các tài nguyên du lịch nhân tạo Tài nguyên du lịch tự nhiên Điều kiện về mặt kinh tế Điều kiện về mặt kỹ thuật Điều kiện về tổ chức Các tài nguyên du lịch nhân tạo Tài nguyên du lịch tự nhiên Điều kiện về môi trường văn hoá Điều kiện sẵn sàng đón khách Điều kiện tài nguyên du lịch Điều kiện chính trị và an toàn Điều kiện cơ sở hạ tầng Điều kiện nền KT đất nước Điều kiện nguồn khách Điều kiện thời gian rỗi Điều kiện đặc trưng Điều kiện chung Điều kiện phát triển du lịch văn hoá Điều kiện về mặt kinh tế Kinh doanh du lịch là một loại hình kinh doanh cao cấp không thể tách rời văn hoá vì xét cho cùng thì du lịch là hoạt động văn hoá, văn hoá là nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội đồng thời nó cũng là nhu cầu đặc trưng của con người khi đi du lịch do vậy văn hoá là yếu tố quyết định tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch vì nó giải quyết nhu cầu về nhận thức và thẩm mỹ. Có nghĩa là điểm đến du lịch nên đi phải có cái gì cho người ta xem và người ta làm. Xét về hai khía cạnh: người đi du lịch và những nhà kinh doanh du lịch để phát triển du lịch văn hoá thì yếu tố đó là tài nguyên văn hoá: - Khách du lịch: Với ước muốn tìm tòi, hiểu biết thêm về những giá trị văn hoá, tinh thần của một dân tộc, một vùng, một địa phương nào đó và do vậy họ sẽ đến du lịch văn hoá. Du lịch văn hoá chỉ có thể phát triển ở một vùng, một địa phương, một đất nước nếu ở đó đã có tài nguyên văn hoá đa dạng phong phú, độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc kết hợp với một số yếu tố khác tạo nên những địa điểm du lịch văn hoá đầy hấp dẫn thu hút. Chính những yếu tố đó đã đưa khách du lịch tìm đến những nơi có tài nguyên văn hoá lôi cuốn và do đó tài nguyên văn hoá là yếu tố quan trọng nhất đối với lưu lượng đi du lịch văn hoá ngày càng tăng của khách du lịch. - Nhà kinh doanh: Mục đích là thu hút được nhiều khách tham quan, vui chơi giải trí, tìm hiểu về các lĩnh vực văn hoá... để từ đó có được doanh thu cao, lợi nhuận lớn, muốn đạt được mục đích đó để phục vụ khách du lịch đến tham quan tìm hiểu thì điều kiện đầu tiên là phải có tài nguyên du lịch thì mới có thể kinh doanh du lịch được. Khi có tài nguyên du lịch thì khách mới có ước muốn tham quan và do đó các nhà kinh doanh du lịch mới có thể thu hút được lợi nhuận từ đây, ngành du lịch cũng vì thế mà phát triển hơn. Để phát triển du lịch văn hoá thì cũng cần phải có tài nguyên văn hoá, đây là yếu tố quyết định, tài nguyên văn hoá với đặc điểm kỳ diệu thú vị, đa dạng, độc đáo sẽ ngày càng thu hút đông đảo du khách đến tham quan nhằm thoả mãn trí tò mò cũng như phần nào đó đáp ứng được lòng mong muốn hiểu biết sâu rộng về cái hay, cái đẹp của mỗi vùng, mỗi địa phương. Tài nguyên văn hoá bao gồm những tài nguyên có giá trị về văn hoá vật chất qua các di tích lịch sử văn hoá, các danh lam thắng cảnh, các công trình kiến trúc. Ngoài ra còn thu hút du khách bởi các giá trị văn hoá phi vật chất, nguồn tiềm năng du lịch phong phú đó là các loại hình nghệ thuật truyền thống: tuồng, chèo, múa rối nước, dân ca, quan họ, hát xẩm, ca trù... hết sức độc đáo. Đó là những nét đặc sắc dân gian và huyền thoại của các lễ hội, điển hình nhất là những nét đặc trưng về phong tục tập quán, tâm hồn, cốt cách của người Việt Nam nói chung và Bắc bộ nói riêng. Khác với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hoá không hề bị can thiệp nếu chúng ta biết duy trì, tôn tạo, bảo vệ và phát triển đừng để chúng bị suy thoái theo thời gian và không gian, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên văn hoá cho sự phát triển du lịch là một hướng đi đúng đắn hiện nay và trong tương lai. II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ. 1. Thực trạng về công tác tổ chức, quản lý nhà nước để phát triển du lịch văn hoá. * Thuận lợi: Trong tình hình hiện nay khi mà ngành du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước thì việc nhà nước quan tâm phát triển du lịch văn hoá ngày càng nhiều hơn. Nhà nước đã ban hành các văn bản quản lý đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hoá, đặc biệt là việc phong sắc hiệu và xếp hạng các di tích lịch sử, di sản văn hoá có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển du lịch văn hoá, ngoài ra nhà nước còn cho thành lập các công ty du lịch, các Sở du lịch, Bộ văn hoá - Thông tin với các hoạt động kinh doanh lữ hành, đặc biệt là bán các Tour du lịch văn hoá với mạng lưới và các chi nhánh văn phòng ngày càng rộng lớn trong cả nước. * Khó khăn: Trong thời gian qua việc định hướng phát triển tràn lan quản lý lỏng lẻo (ví dụ trong du lịch văn hoá) thì việc công nhận xếp hạng các di tích lịch sử, di sản văn hoá)dẫn đến sự lộn xộn trong công tác du lịch làm thiệt hại cho Nhà nước và những đơn vị kinh doanh du lịch văn hoá chính thống, hiện tượng trốn thuế kinh doanh hoặc quá trình giành giật khách hàng bằng mọi giá từ khâu dịch vụ xét cấp thị thực nhập cảnh, đến khâu vận chuyển, ăn nghỉ... gây ra nhiều lộn xộn. Nhà nước chưa có sự đầu tư thích đáng cho việc bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử di sản văn hoá, nhiều di tích, danh lam thắng cảnh đáng giá đang xuống cấp trầm trọng. Các di tích lịch sử văn hoá của Hà Nội không được trông nom, tu bổ, ngược lại ngày càng bị phá hủy nghiêm trọng. Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm vẫn làm ngơ và pháp luật chưa nghiêm trị những đối tượng làm tổn hại giá trị văn hoá. Đồng thời Nhà nước chưa có những chính sách thích đáng hoặc nếu có thì các chính sách đưa ra vẫn chưa có hiệu lực trong việc đầu tư tái tạo lại các di tích lịch sử văn hoá đã bị mất đi do tàn phá chiến tranh hoặc còn lại thì không có được vẻ đẹp trang trọng của đền đài thâm nghiêm từ ngàn xưa để có sức thu hút khách vì "càng những công trình kiến trúc tôn giáo, công trình kiến trúc cổ, kiến trúc văn hoá sẽ có niên đại càng xa thì càng có sức thu hút du khách" Có thể điểm qua một số di tích lịch sử văn hoá có giá trị không những về văn hoá truyền thống cuả dân tộc mà còn có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước như: Chùa Một Cột trong sử sách ghi rất to đẹp, cột bằng đá khảm nhiều màu sắc đường kính rộng hơn bây giờ rất nhiều, cao từ 5 - 7m trên đó ngôi đền thờ được xây dựng từ đời vua Lý Nhân Tông nở lên một loài sen ngàn cánh, nơi cho các nhà sư chạy đàn tụng kinh rồi hương sen dưới hồ nơi cột đá được mọc lên giữa hồ thơm ngát hoà lẫn trong mùi hương khói, thanh thản, thoát tục. 2. Tổ chức khai thác sản phẩm du lịch văn hoá: Đất nước ta được ưu đãi là những giá trị văn hoá và lịch sử, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Với lợi thế này các công ty du lịch của Việt Nam đã nghiên cứu các giá trị văn hoá lịch sử đó đưa vào các chương trình du lịch văn hoá của mình. Đến với Hà Nội, thủ đô của nước ta, một trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của cả nước. Đến với Hà Nội du khách không thể không đến những danh thắng được lưu giữ từ bao đời nay như: Hồ gươm, Chùa Một Cột và Khu Lăng Bác, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Chùa Trấn Quốc, Đền Quán Thánh, Thành Cổ Loa...Trong đó hồ Gươm và chùa Một Cột, khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám luôn được coi là biểu tượng của văn hoá kinh kỳ. Văn Miếu được xây dựng năm 1070 đời Lý Thánh Tông. Là nơi thờ Khổng Tử, Tử Phôi, Chu Công, Nhạn Tử, Mạnh Tử và 72 học trò giỏi của Khổng Tử. Năm 1156 Lý Nhân Tông cho sửa lại Văn Miếu chỉ thờ Khổng Tử. Năm 1176 Lý Nhân Tông cho dựng Quốc Tử Giám sau Văn Miếu làm nơi dạy học cho con các vua quan và đây trở thành trường Đại học đầu tiên của đất nước, thời Trần là Viện Quốc Học. Thời Lê gọi là Thái Học Đường. Từ khi thành lập dù các triều đại kế tiếp nhau có đổi tên nơi đây vẫn là trường Đại học duy nhất của cả nước, đào tạo những người có học vị cao cấp. Đồng thời đây cũng là nơi tổ chức thường kỳ các buổi bình văn, bình thơ thu hút nhiều nho sỹ nổi tiếng của đất kinh kỳ, có khi với cả sự hiện diện của cả Nhà Vua. Văn Miếu Quốc Tử Giám ngày nay được dùng làm nơi trưng bày chuyên đề cố sử của Thủ đô và mặc dù bây giờ Hà Nội đã có hàng chục trường Đại học khác nhau song Văn Miếu Quốc Tử giám vẫn giữ được vị trí trân trọng và thiêng liêng trong làng kẻ sỹ Việt Nam. Hồ Gươm là một viên ngọc nằm giữa thủ đô Hà Nội, được gắn với truyền thuyết trả lại gươm thần cho vua Lê Thái Tổ, giữa hồ có tháp nhỏ, đó lối đền chùa xung quanh. Phía trước là Bái đường rồi đến nhà Tam Đảo, phía sau mới là hai dãy nhà hành lang thập điện và gác chuông... Bên cạnh các di tích lịch sử, công trình kiến trúc đặc sắc, Hà Nội còn có hệ thống các Viện bảo tàng như bảo tàng Cách Mạng, bảo tàng lịch sử, bảo tàng Quân đội. ở đây du khách sẽ hình dung được cuộc đấu tranh không mệt mỏi của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ đất nước của mình khỏi sự xâm lược bên ngoài. Hà Nội thu hút khách du lịch không chỉ bởi di tích lịch sử và những công trình kiến trúc độc đáo mà còn bởi bản thân người Hà Nội sống hiện đại nhưng không mất đi tính dân tộc, rất đỗi thanh lịch, thanh tao: "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" Người Hà Nội cũng tự hào về bàn tay và khối óc của họ với các nghề nổi tiếng như trồng hoa, đúc đồng. Người Hà Nội cũng rất hiếu khách, các món ăn của người Hà Nội đã trở thành một nghệ thuật với các món ăn rất nổi tiếng như chả cá Lã Vọng, bánh cuốn Thanh Trì... Cách trung tâm Hà Nội về phía Bắc là khu di tích Cổ Loa, một trong số ít những kinh doanh cổ đông nhất Đông Nam á cũng là một điểm du lịch có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. III. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP Cùng với sự phát triển của du lịch Việt Nam, du lịch văn hoá Hà Nội ngày càng phát triển. Đây là loại hình du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định đồng thời nó là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và toàn ngành kinh tế nói chung. Mục tiêu trước mắt và lâu dài là Hà Nội phải làm sao khai thác tốt loại hình du lịch văn hoá để nâng cao hiệu quả kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. 1. Củng cố và hoàn thiện cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh du lịch trên địa bàn Hiện nay trên địa bàn Hà Nội tình trạng nhiều ngành nhiều cấp tham gia quản lý kinh doanh du lịch đã tạo ra hiện trạng thiếu sự thống nhất quản lý Nhà nước về kinh doanh du lịch, đã xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh không chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của nhà nước, đã làm giảm sút hiệu quả của kinh doanh du lịch. Do đó, Sở du lịch thành phố cần phải thực hiện chức năng quản lý đánh giá tình trạng sản xuất kinh doanh, thực trạng tình hình di sản văn hoá. Trên cơ sở phân loại đó, nghiên cứu phân loại xác định ưu tiên đối với các di sản văn hoá cần được bảo vệ. Thành lập và củng cố các trung tâm bảo quản lưu trữ tư liệu, các "ngân hàng dữ liệu" nhằm cho phép, khai thác và thông tin một cách dễ dàng, tiện lợi về các loại hình di sản văn hoá. + Tiến hành tập trung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch văn hoá Hà Nội Hà Nội với cơ sở hạ tầng đường xá giao thông còn nhiều điều bất cập. Việc đưa đón khách du lịch đã góp thêm sự tắc nghẽn giao thông. Nhiều địa điểm lẽ ra phải xây dựng các khách sạn cao cấp nhiều tầng lại xây dựng các biệt thự nhỏ, đã làm giảm hiệu quả trong việc sử dụng quỹ đất đai của thành phố. - Đối với các khu phố cổ, cần có được hướng chỉnh trang, tôn tạo. Ở đây, các biệt thự, các công trình kiến trúc có giá trị được bảo tồn khai thác hợp lý, không mở rộng đường phố chính, giữ gìn vẻ đẹp truyền thống của Hà Nội với khoảng không gian xanh. Cần đưa các công trình công nghiệp không hợp lý ra ngoài khu vực này để lấy đất xây dựng các công trình dân dụng thích hợp. Kiến trúc trong khu vực này nên có độ cao vừa phải, hài hoà với cảnh quan. Khu trung tâm Hồ Gươm là trung tâm truyền thống của Hà Nội, cần đặc biệt chú ý. Đây là nơi chuyển tiếp giữa khu phố và khu phố cũ (thời Pháp thuộc). Quy hoạch cần được nghiên cứu theo các định hướng sau: - Phải giữ nguyên hình dạng, diện tích mặt hồ. - Bảo tồn dáng dấp cổ truyền, tôn tạo các công trình kiến trúc có giá trị, các di tích lịch sử văn hoá. - Ở khu vực này không nên xây dựng trụ sở cơ quan thành phố, ngân hàng, công trình dịch vụ, khách sạn cao cấp. Chỉ những khu đất còn có khả năng khai thác, có thể xây dựng cải tạo mở rộng nhưng phải có tỷ lệ hình khối, màu sắc chiều cao hợp lý không lấn át cảnh quan hồ. Chú ý cải tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tổ chức giao thông, phân luồng hợp lý, thoát nước vệ sinh môi trường, chiếu sáng công cộng... giữ gìn và phát triển cây xanh hợp lý. - Đối với khu vực phố cổ (36 phố phường) nên định hướng quy hoạch như sau: + Giữ gìn dáng đường phố với tên gọi truyền thống. + Bảo tồn, tôn tạo, xem xét công nhận các di tích và công trình được xếp hạng. + Hiện đại hoá chức năng kỹ thuật: cấp thoát nước, cấp điện, xử lý rác thải. Đối với khu phố cổ này, các dự án khách sạn, nhà hàng cơ sở vui chơi giải trí, nhà cao tầng có kiến trúc hiện đại không phù hợp với không gian phố cổ sẽ bị hạn chế cấp phép xây dựng. - Đối với khu vực Hồ Tây Khu trung tâm Hồ Tây rộng 1249 ha với diện tích mặt hồ 520 ha sẽ được ưu tiên tập trung vốn đầu tư chiếm khoảng 50% tổng số vốn đầu tư cho ngành du lịch toàn thành phố từ nay đến năm 2010, ước chừng 3400 tỷ đồng, để từng bước biến nơi đây thành một trung tâm du lịch, dịch vụ, thương mại giao dịch, thể thao quốc tế có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á. Khu vực bán đảo Tây Hồ ở phía Bắc (Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân) là khu vực hấp dẫn nhất của vùng Tây Hồ, có tiềm năng du lịch vô cùng phong phú và chưa được tổ chức khai thác một cách hợp lý. Hiện nay, đã có một phương án đề xuất làm thêm một tuyến đê bao nữa ra gần sông hơn để có thể khai thác thêm 206 1 hình ảnh đất nữa cho phát triển du lịch thương mại. Như vậy trong thời gian tới, khu vực Tây Hồ sẽ là một khu vực du lịch - thương mại - dịch vụ có quy mô lớn nhất của cả Hà Nội. Bên cạnh việc phục chế, tôn tạo lại các di sản văn hoá đã bị tàn phai do chiến tranh, hoặc do năm tháng mà người ta đã sao nhãng bỏ quên nó như phủ Thiên Tường, khu Lam Kinh với sự kiện Rùa Thần Hoàn Kiếm. Đồng thời xây dựng cảnh quan môi trường: đây là một trong những yếu tố được đánh giá là quan trọng đối với hoạt động du lịch văn hoá nói riêng và hoạt động du lịch nói chung. 2. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ quản lý cán bộ chuyên môn. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác quản trị doanh nghiệp và hướng dẫn viên: Hiện nay, trình độ kinh doanh du lịch ở nước ta, trong đó có Hà Nội, còn nhiều yếu kém, đòi hỏi phải cấp bách đào tạo, nâng cấp trình độ theo kịp các nước tiên tiến ở khu vực và trên thế giới. Dưới góc độ của các nhà kinh doanh du lịch, ta có thể nhận thấy rằng "Nguồn thu chủ yếu của du lịch văn hoá chỉ là những dịch vụ: dịch vụ thuyết minh, bán hàng lưu niệm, mang đậm nét bản sắc quê hương, dân tộc nơi du khách đến". Một lần nữa chúng ta càng thấy rõ hơn công tác đào tạo hướng dẫn viên cho ngành du lịch càng trở nên quan trọng, cấp thiết không những thông thạo ngoại ngữ mà còn phải thông thạo văn hoá, lịch sử của đất nước mình. Tăng cường nâng cao không những về mặt chất lượng cũng như một số lượng hướng dẫn viên du lịch. Hiện nay khách tham quan du lịch di tích lịch sử, di sản văn hoá từ nước ngoài vào Việt Nam trở lại là rất ít, hầu như không có khách trở lại thăm quan lần thứ 2. Cái khó trong du lịch tham quan tìm hiểu về các di tích lịch sử, di sản văn hoá là làm thế nào xác định được cái gì thừa, cái gì để bán "Bởi vì di tích lịch sử, di sản văn hoá không được coi là hàng để bán mặc dầu có bán". Kết tinh trong nó là toàn bộ giá trị văn hoá - yếu tố bất biến. Vậy điểm quan trọng để cho du khách tham quan nghiên cứu các di tích lịch sử, di sản văn hoá là phải làm sao cho du khách hiểu được giá trị cũng như ý nghĩa về lịch sử các di sản đó. 3. Tuyên truyền, quảng cáo du lịch và giáo dục dân trí Cần có kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền và quảng cáo giá trị truyền thống, nền văn hiến của du lịch Hà Nội, thông qua việc tham gia vào các hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch quốc tế, việc đặt đại diện du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch trọng điểm. - Ngoài ra còn cần chủ động phối hợp cùng các ngành liên quan để tổ chức phát động những sự kiện thu hút khách du lịch như: Hội chợ du lịch năm du lịch Việt Nam, năm văn hoá nghệ thuật Việt Nam. Muốn phát triển du lịch văn hoá thì không một quốc gia nào không nghĩ đến việc nâng cao dân trí, hiểu biết về vai trò của văn hoá - du lịch của đất nước. Muốn phát triển du lịch văn hoá cần tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong quần chúng nhân dân. Do vậy ngành du lịch cần phải tổ chức thường xuyên các cuộc thi tìm hiểu về du lịch cho mỗi người dân nhận thức đúng về sự phát triển du lịch, lôi cuốn mọi người tham gia vào dòng du lịch góp phần vào sự phát triển của du lịch văn hoá. Quần chúng có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn nâng cao nét đẹp truyền thống tâm linh của con người Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. 4. Phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan Ngành du lịch Hà Nội cần phối hợp với các ngành có liên quan như công an, hải quan, hàng không, ngoại giao... tiếp tục giải quyết những khó khăn vướng mắc trong việc làm thủ tục cho khách để thu hút khách, bảo đảm an toàn và thoả mãn nhu cầu của họ. Hướng tới du lịch Hà Nội sẽ kết hợp với các ngành hàng không mở thêm các tuyến bay quốc tế, tăng số lượng khách, tổ chức đưa đón khách ngay tại sân bay, phối hợp với ngành văn hoá thu hút vốn đầu tư (của nhà nước và sự đóng góp của nhân dân) vào việc tôn tạo, giữ gìn danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, phối hợp với ngành ngoại giao trong việc cải tiến các thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh, phù hợp với tình hình thực tế của nước ta và thông lệ quốc tế đồng thời kết hợp với các ngành công an, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp để khuyến khích các nghề thủ công, sản xuất nhỏ phát triển như có chính sách về thuế xuất nhập khẩu một cách ưu đãi, những mặt hàng thủ công mỹ nghệ hoặc tạo điều kiện thuận lợi khác để mở rộng thị trường cho mặt hàng truyền thống. Khuyến khích việc tổ chức liên doanh giữa cơ sở sản xuất nghề truyền thống với các hãng nước ngoài để sản xuất và xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ. Ngành du lịch và các công ty du lịch có thể cùng với nhà nước hỗ trợ về vốn tuyên truyền quảng cáo hỗ trợ việc bán sản phẩm này. IV. KẾT LUẬN Trong những năm qua, sự chuyển biến của ngành du lịch Hà Nội đã có nhiều tiến bộ đáng kể, đã xuất hiện nhiều khách sạn, công ty kinh doanh năng động, có hiệu quả luôn đảm bảo được chất lượng và uy tín với khách. Tuy nhiên, đó chỉ là bước đầu khởi sắc trong quá trình đổi mới. Để có thể cạnh tranh và hoà nhập vào thị trường du lịch của khu vực và thế giới, vẫn đòi hỏi ngành du lịch Hà Nội phải có sự cố gắng và tiến nhanh gấp bội về mọi mặt. Phát triển du lịch văn hoá phải được phát triển đồng bộ với tất cả các ngành có liên quan, nó không thể đơn thương độc mã một mình nó phát triển. Trong du lịch văn hoá, yếu tố cơ bản trung tâm nhất vẫn là con người và di sản của con người. Đó là mối quan hệ, là sự kết hợp quan trọng nhất. Để khắc phục khoảng cách về nguy cơ tụt hậu, ngành du lịch Hà Nội cần phải kết hợp truyền thống với hiện đại là một sức mạnh đang khiến cho nhiều dân tộc trên thế giới tiến nhanh trên con đường phát triển. Với truyền thống văn hoá lâu đời đã đang và sẽ là nền tảng vững chắc, là chiếc chìa khoá vàng để du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng tiến theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình và bài giảng môn hướng dẫn du lịch Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 2. Sách Văn hoá và phong tục Việt Nam Nhà xuất bản thống kê 3. Bài giảng môn văn hóa du lịch khoa Du lịch khách sạn Trường Đại học KTQD 4. Tạp chí du lịch số 3, 4, 9, 11, 12 năm 2000 Tạp chí du lịch số 3, 4, 5 năm 2001

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHACH07.doc
Tài liệu liên quan