MỞ ĐẦU
Chế độ tài sản là một trong những lĩnh vực điều chỉnh chính của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Để đạt được những thành tựu nhất định như ngày nay, chế độ tài sản ở nước ta đã phải trải qua một giai đoạn phát triển tương đối dài. Chế độ tài sản được áp dụng trong luật cổ và tục lệ ở Việt Nam là chế độ cộng đồng toàn sản. Đến thời kỳ Pháp thuộc, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc, pháp luật về chế độ tài sản ở hai miền thể hiện những nội dung trái chiều: Luật Hôn nhân và gia đình ngày 29 tháng 12 năm 1959 ở miền Bắc chỉ quy định về một hình thức của chế độ tài sản pháp định; trong khi đó, ở miền Nam thừa nhận quyền tự do lập hôn ước của vợ chồng và chế độ tài sản chung của vợ chồng chỉ được áp dụng khi vợ chồng không lập hôn ước. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đều chỉ tập trung quy định về một chế độ tài sản pháp định, không dự liệu bất kỳ một điều khoản nào cho phép vợ chồng lập hôn ước, nhưng cũng không ấn định những quy định cấm.
Có thể nói, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là một bước tiến vượt bậc về kỹ năng lập pháp, sau một thời gian áp dụng đã mang lại những thành tựu đáng kể trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, qua theo dõi các vụ án liên quan đến việc tranh chấp tài sản của vợ chồng trên thực tế và tham khảo một số sách báo, em được biết, Luật Hôn nhân và gia đình hiện vẫn còn tồn tại những vướng mắc, bất cập trong những quy định về chế độ tài sản. Trong bài tiểu luận này, em xin được trình bày những hiểu biết của mình về những vướng mắc, bất cập từ đó đưa ra hướng hoàn thiện quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về chế độ tài sản của vợ chồng.
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2468 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hướng hoàn thiện quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về chế độ tài sản của vợ chồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Chế độ tài sản là một trong những lĩnh vực điều chỉnh chính của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Để đạt được những thành tựu nhất định như ngày nay, chế độ tài sản ở nước ta đã phải trải qua một giai đoạn phát triển tương đối dài. Chế độ tài sản được áp dụng trong luật cổ và tục lệ ở Việt Nam là chế độ cộng đồng toàn sản. Đến thời kỳ Pháp thuộc, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc, pháp luật về chế độ tài sản ở hai miền thể hiện những nội dung trái chiều: Luật Hôn nhân và gia đình ngày 29 tháng 12 năm 1959 ở miền Bắc chỉ quy định về một hình thức của chế độ tài sản pháp định; trong khi đó, ở miền Nam thừa nhận quyền tự do lập hôn ước của vợ chồng và chế độ tài sản chung của vợ chồng chỉ được áp dụng khi vợ chồng không lập hôn ước. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đều chỉ tập trung quy định về một chế độ tài sản pháp định, không dự liệu bất kỳ một điều khoản nào cho phép vợ chồng lập hôn ước, nhưng cũng không ấn định những quy định cấm.
Có thể nói, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là một bước tiến vượt bậc về kỹ năng lập pháp, sau một thời gian áp dụng đã mang lại những thành tựu đáng kể trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, qua theo dõi các vụ án liên quan đến việc tranh chấp tài sản của vợ chồng trên thực tế và tham khảo một số sách báo, em được biết, Luật Hôn nhân và gia đình hiện vẫn còn tồn tại những vướng mắc, bất cập trong những quy định về chế độ tài sản. Trong bài tiểu luận này, em xin được trình bày những hiểu biết của mình về những vướng mắc, bất cập từ đó đưa ra hướng hoàn thiện quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về chế độ tài sản của vợ chồng.
NỘI DUNG
I – NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
Những vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện những quy định về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng
Căn cứ pháp lý
Tài sản chung của vợ chồng được xác định căn cứ vào sự tồn tại của quan hệ hôn nhân – quan hệ vợ chồng. Khoản 1 Điều 27 quy định: “ Tài sản chung của vợ chồng do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân…”. Theo khoản 7 Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”. Đây là khoảng thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại trước pháp luật. Thông thường, quy định này được áp dụng cho các cặp vợ chồng trong thực tế. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình, trong một số trường hợp cụ thể, việc xác định “thời kỳ hôn nhân” chưa được luật dự liệu, chưa có một văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nào quy định và hướng dẫn về vấn đề này. Ví dụ, trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn nhưng đang trong giai đoạn chờ phán quyết của Tòa án thì có được coi là thời kỳ hôn nhân hay không?
Một vấn đề nữa đó là, đối với trường hợp vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mà sau này, vì lý do nào đó mà họ lại trở về, thì việc xác định tài sản chung của vợ chồng rất phức tạp vì pháp luật nước ta chưa quy định cụ thể vấn đề này. Điều 83 Bộ luật dân sự 2005 mới chỉ quy định:
“ Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ các trường hợp sau:
Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;
Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế, giá trị tài sản hiện còn.
Trong trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
Điều 26 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định:
“ Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết theo quy định tại Điều 93 (nay là Điều 83) của Bộ luật dân sự mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục; trong trường hợp vợ hoặc chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật”.
Như vậy, ta có thể thấy, pháp luật quy định rất rõ ràng đối với quan hệ nhân thân của một người đã chết mà lại trở về, cụ thể là quan hệ hôn nhân giữa người bị tuyên bố là đã chết đó với người vợ hoặc chồng của người đó đương nhiên được khôi phục nếu vợ hoặc chồng của họ chưa kết hôn. Tuy nhiên, pháp luật lại không dự liệu những quy định về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng sau khi quan hệ hôn nhân được khôi phục. Điều này gây ra không ít khó khăn khi áp dụng luật vào giải quyết những trường hợp thực tế:
Thứ nhất, khi Tòa án quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết, quan hệ hôn nhân giữa người đó với vợ hoặc chồng của họ đương nhiên được khôi phục (nếu người vợ hoặc chồng đó chưa kết hôn với người khác) nhưng quan hệ tài sản có đương nhiên được khôi phục hay không?
Thứ hai, hôn nhân giữa người bị Tòa án tuyên bố là đã chết nay trở về và vợ, chồng của họ dường như có sự gián đoạn trong khoảng thời gian một người bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Vậy thì, những tài sản do vợ, chồng tạo dựng cùng các hoa lợi, lợi tức thu được từ các loại tài sản kể từ khi người vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết đến khi người đó trở về, thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay thuộc khối tài sản riêng của người vợ, chồng đó?
Thứ ba, những hợp đồng mà người chồng, vợ đã ký kết với người khác (người thứ ba) nhưng chưa được thực hiện; các món nợ mà người chồng hoặc vợ vay của người khác nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, giáo dục các con, nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng đối với các thành viên khác trong gia đình thuộc nghĩa vụ chung của vợ chồng theo trách nhiệm liên đới giữa vợ chồng (Điều 25 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) hay thuộc nghĩa vụ riêng của người vợ, chồng đó?
Một đề xuất nhằm được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề trên của TS. Nguyễn Văn Cừ: Điều 26 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Điều 83 Bộ luật dân sự của Nhà nước ta nên chỉnh sửa theo hướng: khi phán quyết của Tòa án tuyên bố vợ, chồng chết có hiệu lực pháp luật, quan hệ hôn nhân chấm dứt; kể cả trường hợp sau này, vì lý do nào đó mà người vợ, chồng đã bị tuyên bố chết lại trở về cùng không thể “đương nhiên” phục hồi quan hệ nhân thân được (dù người vợ, chồng kia chưa kết hôn với người khác). Nếu vợ, chồng muốn tái hợp chung sống với nhau, họ phải đăng ký kết hôn theo thủ tục chung. Tức là sẽ phát sinh một quan hệ hôn nhân mới, thời kỳ hôn nhân mới, dù chủ thể vẫn là vợ, chồng đó. Như vậy, chế độ tài sản mới giữa vợ chồng được phát sinh theo luật định, áp dụng trong thời kỳ hôn nhân mới này TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội – 2008, tr. 244
.
Căn cứ vào nguồn gốc tài sản
Một điểm bất cập trong những quy định về căn cứ nguồn gốc tài sản đó chính là khoản 2 Điều 27 còn quy định: “tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ chồng”. Thực tiễn áp dụng khoản 2 Điều 27 có một số vướng mắc cần được nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về sau này:
Thứ nhất, theo Nghị định số 70/2001/NĐ – CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình thì tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng ký phải ghi tên cả vợ chồng bao gồm: “nhà ở, quyền sử dụng đất và những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu” (khoản 1 Điều 5). Thực hiện quy định này, hiện nay các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đăng ký ô tô, xe máy đã tiến hành ghi tên vợ và chồng, những người được cấp giấy chứng nhận có thể yêu cầu cấp lại giấy tờ ghi tên cả vợ và chồng. Tuy nhiên, ngoài những tài sản nói trên thì “những tài sản khác” là tài sản nào vẫn chưa quy định rõ.
Thứ hai, việc quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng ký phải ghi tên của cả vợ và chồng đã làm phát sinh nghĩa vụ mới của công dân. Do trên thực tế, quan hệ vợ chồng có nhiều dạng như: có đăng ký kết hôn, không đăng ký kết hôn và không được công nhận là vợ chồng, không đăng ký kết hôn nhưng vẫn được công nhận là vợ chồng. Với trường hợp không đăng ký kết hôn mà được công nhận, thì đương sự lấy giấy tờ gì chứng minh để ghi tên cả hai người vào giấy chứng nhận?
Những vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện những quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung
Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
Tài sản chung của vợ chồng được ghi nhận để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật này.
Theo khoản 2 thì cần phải làm rõ mục đích sử dụng tài sản chung của vợ chồng nhằm đảm bảo nhu cầu của gia đình. Hiện chưa có một văn bản nào của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, giải thích, hướng dẫn về vấn đề này.
Một vấn đề nữa, đó là cần xác định những nghĩa vụ nào là nghĩa vụ chung của vợ chồng thì khối tài sản chung của vợ chồng mới phải “gánh chịu” những nghĩa vụ chung đó.
Luật cần dự liệu cụ thể về tài sản chung của vợ chồng được bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng bao gồm:
Các khoản nợ phát sinh nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình;
Các khoản nợ liên quan đến việc tạo lập, quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng;
Các khoản nợ liên quan đến tài sản riêng của vợ, chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình;
Các khoản nợ phát sinh có liên quan đến công việc mà cả hai vợ chồng cùng thực hiện;
Các khoản nợ theo thỏa thuận của hai vợ chồng.
Những vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện những quy định về chia tài sản chung của vợ chồng
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
Khi hôn nhân còn tồn tại, trong trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận.
Thực tiễn áp dụng điều luật này đã nảy sinh rất nhiều vướng mắc:
Thứ nhất, việc pháp luật HN&GĐ chỉ công nhận vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quyền khởi kiện của người thứ ba trong trường hợp này không được thừa nhận (Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000), là hoàn toàn phù hợp về mặt nguyên tắc. Tuy nhiên, nếu áp dụng qui định này vào thực tiễn vẫn còn vấn đề bất cập cần phải có sự vận dụng linh hoạt hơn. Theo luật hiện hành, khi vợ, chồng có nghĩa vụ tài sản riêng thì nghĩa vụ tài sản đó được thực hiện bằng tài sản riêng của họ, tài sản chung của vợ chồng không sử dụng cho việc thanh toán các khoản nợ này trừ khi vợ chồng có thoả thuận (Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000). Vấn đề đặt ra là, rất có thể người có nghĩa vụ tài sản không có hoặc không đủ tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ và vợ chồng đã không có thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản. Trong trường hợp này, nếu không thừa nhận quyền yêu cầu của người có quyền (chủ nợ) về chia tài sản chung của vợ chồng để lấy phần tài sản của người có nghĩa vụ thanh toán nợ, thì quyền lợi của họ được đảm bảo như thế nào?
Như vậy, nên chăng pháp luật cần quy định rõ: “Trong trường hợp người có quyền có đủ chứng cứ cho rằng, vợ chồng không có thoả thuận hoặc không yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản, thì người có quyền có thể yêu cầu Toà án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để lấy phần tài sản của người vợ hoặc người chồng có nghĩa vụ thực hiện thanh toán các khoản nợ. Yêu cầu của người có quyền sẽ không được Toà án công nhận, nếu việc chia tài sản chung ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích gia đình của người có nghĩa vụ hoặc bản thân”.
Thứ hai, Khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ qui định, vợ, chồng có thể yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu không có hoặc không thoả thuận được. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ và các văn bản hướng dẫn có liên quan chưa qui định cụ thể nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi việc chia tài sản chung đó thuộc thẩm quyền của Toà án. Do đó, trong thực tiễn áp dụng, Toà án sẽ gặp khó khăn khi vận dụng căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Trước đây, Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986 đã qui định: “Khi hôn nhân còn tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo qui định ở Điều 42 (nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn) của Luật này”.
Trên cơ sở kế thừa quy định trên của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cần thiết phải quy định một giải pháp như sau: “Khi chia tài sản chung, Tòa án căn cứ và lý do, mục đích chia tài sản chung để quyết định phạm vi tài sản chung được chia. Việc chia tài sản chung căn cứ vào nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; nếu tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất thì áp dụng các quy định tại Điều 97, 98 và 99 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”.
Thứ ba, quy định trong thời kỳ hôn nhân, nếu có lý do chính đáng vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung bằng văn bản mà không qui định trách nhiệm của họ đối với gia đình sau khi chia tài sản chung là một qui định quá “mở”. Giả sử, ngay sau khi kết hôn với lý do kinh doanh riêng, vợ chồng có thoả thuận toàn bộ tài sản chung được chia, tài sản của ai làm ra thuộc về người đó, thì khi đó lợi ích gia đình được đặt ở vị trí nào? Nếu thoả thuận này được thực hiện thì quan hệ hôn nhân chỉ còn tồn tại về mặt nhân thân, còn quan hệ tài sản giữa vợ chồng đã được dân sự hóa, bản chất của hôn nhân vì thế không được thực hiện.
Để phát huy được mục đích, ý nghĩa của chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cần bổ sung vào khoản 1 Điều 6 Nghị định số 70 một nội dung bắt buộc trong văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng là: Tài sản bảo đảm cho các nhu cầu chung của gia đình.
Ngoài ra cũng cần quy định cụ thể: Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được việc bảo đảm các nhu cầu chung của gia đình thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án quyết định mức đóng góp của các bên trên cơ sở nhu cầu thực tế của gia đình và khả năng kinh tế của các bên hoặc quyết định không chia toàn bộ tài sản chung, phân tài sản chung không chia được sử dụng cho nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Thứ tư, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị định số 70 qui định các trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà không có lý do chính đáng thì bị Toà án tuyên bố là vô hiệu. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình lại không qui định ai là người có thể yêu cầu Toà án hủy bỏ thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trong trường hợp thoả thuận này vi phạm các điều kiện được qui định tại Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống gia đình, đến việc trông nom, nuôi dưõng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Mặt khác, Luật Hôn nhân và gia đình cũng chưa quy định hậu quả pháp lý về việc Tòa án tuyên bố vô hiệu đối với thỏa thuận chia tài sản chung.
Như vậy, đòi hỏi cần quy định rõ: Trong trường hợp thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị Tòa án tuyên bố vô hiệu, chế độ tài sản chung của vợ chồng được khôi phục lại tình trạng có trước khi thỏa thuận chia tài sản chung.
Thứ năm, về hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, một thời gian sau vợ chồng mới có yêu cầu ly hôn (hoặc một bên vợ, chồng chết trước) thì vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng có đặt ra nữa không? Vì xuất phát từ “thời kỳ hôn nhân”, một số trường hợp sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng vẫn cùng chung sống và gánh vác chung công việc gia đình, nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục con… nên vẫn có thể có căn cứ phát sinh tài sản chung giữa vợ chồng.
Như vậy, nên chăng cần quy định rõ: sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (dù chia một phần hay toàn bộ tài sản chung của vợ chồng) thì chế độ tài sản chung của vợ chồng phải được coi là chấm dứt; phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia, kể cả các hoa lợi, lợi tức từ các tài sản được chia đó; những thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân phải được coi là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng (trừ phần tài sản chung và các hoa lợi, lợi tức phát sinh từ khối tài sản chung chưa chia đó; những tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung hoặc những tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung). Nói cách khác, “thời kỳ hôn nhân” trong trường hợp này không được coi là căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng vì đây là trường hợp đặc biệt ngoại lệ.
Thứ sáu, theo Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 70 trong trường hợp vợ chồng có thoả thuận bằng văn bản về khôi phục chế độ tài sản chung, thì kể từ ngày văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung có hiệu lực, việc xác định phần tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi bên, phần tài sản thuộc sở hữu chung căn cứ vào sự thoả thuận của vợ chồng. Như vậy dường như qui định này đã trao cho vợ chồng một quyền hạn quá rộng. Việc vợ chồng có quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, đồng thời có quyền khôi phục chế độ tài sản chung mà không cần có sự xem xét của Toà án đã đưa Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trở thành hình thức, chế độ tài sản pháp định không đảm bảo đúng bản chất pháp lý của nhà làm luật đề ra.
Để hạn chế quyền hạn của vợ chồng trong vấn đề này, pháp luật cần quy định rõ: việc khôi phục chế độ tài sản chung có nghĩa là khôi phục chế độ tài sản pháp lý được qui định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000, do đó khi thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, những tài sản có nguồn gốc được qui định tại Điều 27 phải được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Pháp luật chỉ nên trao cho vợ, chồng quyền thoả thuận về tài sản chung đối với những tài sản riieng được quy định tại Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Thứ bảy, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo qui định của pháp luật không làm thay đổi quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng và quan hệ giữa cha mẹ và con. Thực tế, việc vợ chồng áp dụng chế định này đã phản ánh những mâu thuẫn tồn tại trong quan hệ giữa họ. Sự độc lập về tài sản sau khi chia tài sản chung, có thể dẫn đến vợ chồng sống ly thân hoặc một trong các bên lại lẩn tránh trách nhiệm đối với gia đình, từ đó có tranh chấp về việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có thu nhập, không có tài sản để tự nuôi mình.
Ở vấn đề này, luật cần dự liệu về nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau, đối với con chung và nghĩa vụ đóng góp tài sản chung nhằm bảo đảm đời sống của gia đình.
Chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn
Vợ chồng thực hiện chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Khoản 1 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”. Thực tế, giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn luôn là loại việc khó khăn, phức tạp, có nhiều vướng mắc. Một trong số đó chính là tình trạng trước khi ly hôn, do vợ chồng có mâu thuẫn sâu sắc, tình cảm yêu thương gắn bó đã hết mà vợ hoặc chồng thường có hành vi phá tán, giấu giếm tài sản, tiền bạc là tài sản chung của vợ chồng. Pháp luật hiện chưa có những dự liệu về vấn đề này dẫn đến tình trạng trước khi Tòa án giải quyết việc ly hôn, vợ, chồng đã thực hiện hành vi phá tán hoặc giấu giếm tài sản chung, khi ly hôn sẽ không còn tài sản chung để phân chia, không bảo đảm được quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ, chồng, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của những người khác có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn.
Một giải pháp đã được pháp luật tố tụng của một số nước và hệ thống pháp luật ở nước ta dưới chế độ cũ dự liệu: tính đến thời điểm vợ, chồng nộp đơn ly hôn tại Tòa án, họ phải có nghĩa vụ kê khai các tài sản thuộc khối tài sản chung của hai vợ chồng, Tòa án sẽ tạm thời “phân định” giao tài sản chung đó cho vợ, chồng quản lý. Như vậy, khi ly hôn, khối tài sản chung của vợ chồng được bảo đảm để chia cho vợ, chồng khi có yêu cầu. Nên chăng Luật Hôn nhân và gia đình cần dự liệu giải pháp này để ngăn chặn các hành vi giấu giếm, phá tán tài sản chung của vợ chồng trước khi Tòa án giải quyết ly hôn.
II - NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG
Những vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện những quy định về căn cứ, nguồn gốc xác lập tài sản riêng của vợ chồng
Một trong những vấn đề nảy sinh trong quá trình áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đó là về căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng. Điều 32 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng rộng hơn, cụ thể hơn so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986. Theo đó, tài sản riêng của vợ chồng bao gồm: tài sản mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; những tài sản được chia riêng cho vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30; đồ dùng tư trang cá nhân. Đồ dùng tư trang cá nhân là một căn cứ mới xác lập tài sản riêng của vợ, chồng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có văn bản nào quy định “đồ dùng tư trang cá nhân” là gì và giá trị của nó như thế nào. Ngoài ra, Luật cần quy định rõ, đối với những đồ nữ trang mà cha mẹ cho con trong ngày cưới thì cần xác định theo nguyên tắc: nếu cha mẹ tuyên bố cho riêng thì được coi là tài sản riêng của vợ, chồng; nếu cha mẹ tuyên bố cho chungcả hai vợ chồng thì đó là tài sản chung. Nếu giữa vợ chồng có tranh chấp thì chia cho người đang sử dụng những đồ nữ trang đó.
Bên cạnh đó, luật nên dự liệu một số vấn đề khác như:
Cần xác định thêm một căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng đối với những tài sản mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản riêng;
Đối với những hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, theo Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, được tính thuộc khối tài sản chung của vợ chồng.
Những vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện những quy định về nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng Sđd, tr. 263 - 264
Theo khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi bên vợ, chồng được thanh toán từ tài sản riêng của người có nghĩa vụ. Tuy nhiên, quy định này còn quá chung chung, chưa có căn cứ cụ thể để xác định loại nghĩa vụ tài sản này. Vậy nên chăng, luật cần quy định rõ những nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng bao gồm:
Nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay của người khác từ trước khi kết hôn mà không vì nhu cầu đời sống chung của gia đình;
Nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay của người khác trong thời kỳ hôn nhân sử dụng vào mục đích riêng, không đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và lợi ích chung của gia đình;
Nghĩa vụ trả các khoản nợ phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản riêng. Trừ trường hợp, nợ phát sinh khi vợ, chồng đã tiến hành khai thác các hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân mà vợ chồng không có thỏa thuận những hoa lợi, lợi tức đó vẫn thuộc tài sản riêng của vợ, chồng;
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi vợ, chồng là người quản lý di sản thừa kế mà đã có các hành vi thực hiện các giao dịch nhằm tẩu tán, phá tán hoặc làm hư hỏng, mất mát di sản (khoản 3 Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ – CP);
Các khoản nợ phát sinh khi thực hiện các nghĩa vụ về tài sản gắn với nhân thân vợ, chồng như các khoản chi phí cho con riêng của mình; các khoản chi phí cho người vợ, chồng là người giám hộ của người đó theo quy định của luật dân sự và luật hôn nhân và gia đình;
- Nghĩa vụ cấp dưỡng mà vợ, chồng phải thực hiện liên đới đối với các thành viên trong gia đình theo quy định tại Chương V và Chương VII của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;
Nghĩa vụ bồi thường khoản tiền cấp dưỡng mà vợ, chồng là người được giao quản lý nhưng đã làm tiêu tán hoặc sử dụng không đúng mục đích;
Nghĩa vụ phải trả các khoản nợ phát sinh dựa trên cơ sở vợ, chồng đã có hành vi tự mình tiến hành các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng là nguồn sống duy nhất của gia đình;
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp luật của vợ, chồng.
KẾT LUẬN
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã khắc phục được những thiếu sót của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986. Điều này đã được chứng minh qua một thời gian dài áp dụng, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thu được những thành tựu đáng kể, giúp củng cố các quan hệ hôn nhân và gia đình trong thời đại mới. Tuy nhiên, do sự phát triển không ngừng nền kinh tế, dẫn đến các điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng đã bộc lộ những điểm hạn chế, những vướng mắc trong việc giải quyết các vụ việc thực tế, nhất là những vấn đề liên quan đến chế độ tài sản. Đây là một thực tế đáng để các nhà làm luật chú ý, nắm bắt kịp thời để hoàn thiện hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bt lon hky HN amp GD.doc