Với điều kiện đất đai, khí hậu, tài nguyên con người như hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng để sản xuất trên 35 triệu tấn thóc và xuất khẩu 5 triệu tấn gạo mỗi năm. Kể từ năm 2003, với sự nỗ lực của Nhà nước và chính phủ, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc sản lượng gạoxuất khẩu gần 10 triệu tấn mỗi năm.
Hơn nữa, nhu cầu gạo thế giới trong thời gian tới vẫn tiếp tục tăng mà khả năng của các nước xuất khẩu khó mà đáp ứng kịp do vậy Việt Nam cần phát triển sản xuất lúa và đẩy mạnh xuất khẩu gạo để có thể phát triển hoạt động xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ nhằm tích luỹ vốn để thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển. Vì vậy mà Nhà nước và nhân dân cần phối hợp thực hiện đồng bộ những chính sách, giải pháp đã đưa ra để từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Vịêt Nam đạt hiệu quả kinh tế cao.
11 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số kiến nghị cho xuất khẩu gạo Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Gạo là lương thực quan trọng, là nhu cầu thiết yếu để duy trì sự sống. Vì vậy để đảm bảo an ninh lương thực là vấn đề chiến lược hàng đầu của hàng loạt các nước, đặc biệt là các nước có tập quán tiêu dùng gạo, trong đó có Việt Nam.
Từ năm 1989, Việt Nam đã trở thành một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới. Đây là một sự kiện đặc biệt và đánh dấu sự vươn lên của nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như nước ta.Trước đây, Việt Nam luôn phải nhập khẩu gạo, thiếu lương thực, nhưng nhờ có đường lối và chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước mà lượng xuất khẩu gạo của ta đã đạt trên 30 triệu tấn, vừa đáp ứng được nhu cầu trong nước lại vừa xuất khẩu ra thị trường thế giới góp phần thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên để phát triển hơn nữa trong tương lai, nhiều vấn đề đang cần được nghiên cứu và giải quyết nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo.
Đề tài “ Một số kiến nghị cho xuất khẩu gạo Việt Nam” là một đề tài rộng và khó. Với sự hiểu biết hạn chế của mình, bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Thương Mại đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này.
Phần nội dung
I- Khái niệm xuất khẩu và sự cần thiết của xuất khẩu gạo trong nền kinh tế Việt Nam.
1- Khái niệm xuất khẩu.
Xuất khẩu(export): là việc bán hàng ra nước ngoài nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Song mua bán ở đây có những nét riêng, phức tạp hơn mua bán trong nước như giao dịch với những người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn và khó kiểm soát, mua bán qua trung gian chiếm tỷ trọng lớn, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ, hàng hoá phải chuyển qua biên giới, của khẩu của các quốc gia, phải tuân theo tập quán và thông lệ quốc tế cũng như địa phương.
Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của ngoại thương, là một vấn đề hết sức quan trọng của kinh doanh quốc tế, là sự phát triển tất yếu của sản xuất và lưu thông nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất trong mỗi nền kinh tế.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các lĩnh vực... Vì vậy vai trò của xuất khẩu là rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, xây dựng nền kinh tế XHCN, cải thiện đời sống nhân dân, đẩy mạnh việc tăng ngoại tệ để tích luỹ vốn và góp phần giúp Nhà nước mở rộng quan hệ kinh tế với thế giới. Hơn nữa, xuất khẩu còn có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp vì nó tạo điều kiện cho các doanh ngiệp có cơ hội mở rộng thị trường và quan hệ kinh doanh, có cơ hội tiếp thu và phát triển kỹ thuật công nghệ tiên tiến...phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2- Sự cần thiết của xuất khẩu gạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo vì vậy nó đóng vai trò rất lớn cho nền kinh tế nước ta bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu khác.
Trước hết, xuất khẩu gạo đã tạo ra khả năng nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. Các doanh nghiệp Việt nam có những lợi thế nhất định như mạng lưới sông ngòi khá phát triển, có hệ thống cảng biển tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá xuất khẩu. Mặt khác, chi phí cho sản xuất gạo nước ta không cao, thuế nông nghiệp lại được ưu đãi đã tạo điều kiện cho khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam. Nông dân Việt Nam lại có nhiều kinh nghiệm trong canh tác. Đó là những điều kiện thuận lợi để bảo đảm xuất khẩu gạo nước ta.
Thứ hai, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học. Vấn đề đưa gạo xuất khẩu chất lượng cao, phẩm chất tốt, đặc biệt là các loại gạo đặc sản là trong những chiến lược quan trọng của Nhà nước ta. Vì vậy mà việc đưa các thành tựu khoa học và ứng dụng khoa học cũng là động lực cho sự phát triển khoa học tương lai.
Xuất khẩu gạo góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo còn tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm làm ổn định sản xuất. Hơn nữa, nó còn là phương tiện quan trọng tạo ra vốn, thu hút kỹ thuật công nghệ từ các nước phát triển.
Quan trọng hơn, xuất khẩu gạo còn giúp cải thiện đời sống và giải quyết việc làm. Do những năm gần đây, vấn đề thiếu lương thực đã bị xoá bỏ, nhiều cây nông sản có năng suất, chất lượng cao đã được đem xuất khẩu và ngày càng phát triển thì nó không những chỉ giải quyết việc làm trực tiếp cho nông dân mà kèm theo đó là việc làm cho người lao động ở các ngành dịch vụ, sản xuất liên quan... Ngoài ra, xuất khẩu gạo còn tạo sự ổn định tỷ giá hối đoái, cân bằng cán cân thanh toán nhờ việc thu ngoại tệ mang về từ việc trao đổi buôn bán giữa các nước trên thế giới.
II- Tình hình hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam
1- Tiềm năng và lợi thế của nước ta trong sản xuất và xuất khẩu gạo
* Điều kiện tự nhiên, khí hậu và nhân lực:
Trước hết là thuận lợi về điều kiện đất đai. Đây là tư liệu quan trọng hàng đầu của ngành nông nghiệp. Độ phì nhiêu của đất chi phối trực tiếp khả năng thâm canh và giá thành của sản phẩm. Tổng diện tích tự nhiên cả nước có trên 33,1 triệu ha trong đó đất dành để trồng lúa khoảng 8,5 triệu ha tương đương 25,7% diện tích cả nước. Đặc biệt trong đó có hai đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng rộng lớn thích hợp cho việc phát triển trồng lúa.
Về điều kiện khí hậu và tưới tiêu: Tài nguyên khí hậu đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, cung cấp nguồn năng lượng và các yếu tố khác như độ ẩm, mưa gió, nguyên tố vi lượng thiên nhiên...Nước ta lại nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn hàng năm khá lớn nên là điều kiện sinh thái lý tưởng cho cây lúa phát triển cũng như các loại cây khác. Bên cạnh đó, tài nguyên nước của nươc ta rất dồi dào vừa cung cấp nguồn nước đầy đủ mà còn cung cấp cả nguồn đạm tự nhiên với hệ thống tưới tiêu đầy đủ và phù hợp.
Nguồn nhân lực cũng là một yếu tố đầu vào rất quan trọng của quá trình sản xuất. Đối với nông nghiệp thì vấn đề số lượng lớn là một đòi hỏi quan trọng. Nước ta với dân số gần 80 triệu dân trong đó 70% dân số là nông nghiệp nên kinh nghiệm sản xuất là những lợi thế trong việc phát triển nông nghiệp.
*Địa lý và hải cảng:
Hầu hết khối lượng gạo trong buôn bán quốc tế từ trước tới nay đều được vận chuyển bằng đường biển. Việt Nam lại nằm ở vị trí địa lý thuận lợi có hệ thống đường biển dài, hệ thống cảng biển nói chung đều nằm gần sát đường hàng hải quốc tế đi qua các châu lục với thời gian ngắn hơn so với các nước khác.
*Các chính sách kinh tế vĩ mô:
Với một nền chính trị ổn định và những chính sách kinh tế hợp lý là điều kiện cơ bản giúp hoạt động xuất khẩu của Việt nam trong đó có xuất khẩu gạo rất thuận lợi để phát triển. Chính sách mở cửa nền kinh tế đã giúp Việt Nam hoà nhập với thế giới, các tổ chức kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo với nhiều bạn hàng lớn.
2- Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam
2.1-Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
Do sản xuất tăng nhanh và ổn định, mức lương thực bình quân nói chung và lúa gạo nói riêng của nước ta đã liên tiếp được cải thiện. Việt Nam không những tự túc được lương thực trong nước mà còn dư thừa để xuất khẩu khoảng 3 đến 4 triệu tấn. Ngày nay Việt nam đã chiếm được vị trí thứ hai trong xuất khẩu gạo chỉ sau Thái Lan. Trong những năm gần đây, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta có chiều hướng gia tăng nhanh hơn. Kể từ năm 1997 đến nay lượng gạo xuất khẩu tăng bình quân là 17%. Năm 1998 lượng gạo xuất khẩu là 3,7 triệu tấn, năm 1995 là 4,5 triệu tấn tăng 21,2% so với năm 98, năm 2000 là 5,1 triệu tấn tăng 14% so với năm 99. Lượng xuất khẩu gạo của Việt nam chiếm khoảng 20% tổng số lượng gạo trên thế giới chiếm tỷ trọng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta và đóng góp một phần không nhỏ vào việc thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nói riêng cũng như tăng trưởng kinh tế nói chung trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.
2.2-Thị trường gạo xuất khẩu.
Mặt hàng gạo của Việt nam đang xuất khẩu sang gần 80 nước trên thế giới. Trong đó Châu á, Châu phi là thị trường chính chiếm khoảng 70 đến 85% còn lại là bán cho Châu âu, Bắc mỹ, Châu úc và Trung đông. Tuy vậy để ngày càng mở rộng được thị trường sang các nước khác thì Việt Nam còn cần phải nâng cao chất lượng gạo, kinh nghiệm và uy tín trong xuất khẩu để phục vụ các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU...
2.3-Chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu
Chất lượng gạo và chủng loại gạo luôn là yếu tố cơ bản quyết định xuất khẩu và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong thời lỳ 1989-1991, xuất khẩu gạo Việt nam thường là dưới dạng sản phẩm thô nên khả năng cạnh tranh rất kém. Từ năm 1997 trở lại đây, do nhận thức được vai trò của xuất khẩu gạo, chúng ta đã có những đầu tư về vốn và công nghệ để tăng khả năng đầu tư, chế biến và bảo quản gạo làm cho chất lượng gạo tăng lên rõ rệt với các cơ hội lớn cho xuất khẩu gạo đặc sản trong tương lai.
2.4-Vấn đề giá cả, phương thức thanh toán và vai trò của Nhà nước.
*Trong những năm qua, mặc dù có những biến động liên tục về giá gạo xuất khẩu nhưng nhìn chung thì giá gạo của chúng ta vẫn thấp hơn giá gạo xuất khẩu của một số nước trong khu vực là động lực thúc đẩy mạnh việc xuất khẩu gạo và nâng cao chất lượng gạo của Việt nam để nâng sức cạnh tranh với gạo của Thái lan trên các thị trường khó tính khác.
*Chương trình xuất khẩu gạo của Việt nam theo tổng kết của bộ Thương Mại thì bán theo phương thức thanh toán như tín dụng L/C đã dần chiếm tỷ trọng cao và trở thành phương thức thanh toán chủ yếu. Đây cũng là điều kiện để thu hút và giữ khác hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu, giúp gạo Việt nam có mặt trên thị trường mới.
*Quản lý của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu gạo là rất cần thiết với vai trò tổ chức xuất khẩu, phân bố và quản lý hạn ngạch hay về vấn đề chỉ đạo giá cả, chỉ đạo việc thu mua lúa, về mối quan hệ, trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước để có thể tạo điều kiện thuận lợi nhất cho xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng ngày càng phát triển.
3-Khó khăn và những vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu gạo Việt Nam.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Trước tiên phải nói đến thiếu vốn vì cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất gạo l rất cần nguồn vốn lớn. Do thiếu vốn nên việc thu mua lúa gạo không thể muakịp thời dẫn đến tình trạng bị ép giá... làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ xuất khẩu gạo.
Chất lượng gạo của nước ta cũng còn là một điểm yếu trong hoạt động xuất khẩu gạo. Các điều kiện đóng gói, bao bì, bốc xếp cũng chưa phù hợp. Trình độ xuất khẩu của các doanh nghiệp còn hạn chế, thiết bị công nghệ của các đơn vị chế biến gạo đã quá lạc hậu, thiếu kho chứa, thông tin... nên chưa nắm bắt được các cơ hội tốt...
Vì vậy sản xuất và xuất khẩu gạo Việt nam đang có những vấn đề cấp bách được đặt ra trong thời gian tới:
*Về sản xuất: hệ thống sau thu hoạch lúa chưa được hợp lý và đồng bộ. Đặc biệt là khâu bảo quản, còn thiếu kho bãi. Về vấn đề phát triển lúa đặc sản, đang đứng trước những thử thách đáng kể đòi hỏi sự quan tâm của Nhà nước trong việc phát triển các loại gạo quý giá này.
*Về thị trường: Việc đảm bảo thị trường thực sự ổn định và trật tự trong toàn bộ hệ thống lưu thông lúa gạo là một đòi hỏi cấp thiết của thị trường nội địa. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu thị trường gạo thế giới cần phải được tăng cường hơn nữa để bắt kịp thông tin chính xác nhằm đảm bảo hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu.
*Những vấn đề về tổ chức và chính sách của Nhà nước cũng là những vấn đề đặt ra hiện nay đối với sản xuất và xuất khẩu gạo.
III- Một số kiến nghị cho hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam
1- Xu hướng của thị trường gạo thế giới.
Thị trường thế giới nói chung và thị trường gạo thế giới nói riêng luôn luôn có sự biến động mạnh mẽ xét trên khía cạnh tổng cung cũng như khía cạnh tổng cầu. Sự phát triển của thế giới luôn đi kềm với nó là sự gia tăng dân số, gia tăng mức tiêu dùng cá nhân và cộng đồng. Theo đà phát triển này, nhu cầu tiêu dùng của con người cả về mặt chất lẫn mặt lượng đều rất đa dạng.
Nhìn tổng thể nền kinh tế thế giới với những biến động thị trường gạo xuất khẩu và tình hình dản xuất lúa gạo, ta có thể đánh giá và dự báo thị trường thế giới ở những điểm sau:
*Sản lượng gạo trên toàn thế giới vẫn tăng với mức trung bình là 1,5%/năm với gạo có chất lượng tốt, phẩm chất cao hơn, đặt biệt là các loại gạo đắc sản.
*Mức tiêu thụ của toàn thế giới: do dân số và nhu cầu lương thực ngày càng tăng nhanh, nạn đói và tình trạng suy sinh dưỡng vấn là thức thách đối với các quốc gia đang phát triển trước thực trạng lúa gạo tăng bình quân hàng năm chỉ ở mức 1,5%. Trong khi đó lượng lương thực cần thiết để đáp ứng nhu cầu của con người lại tăng từ 2 đến 2,5%/năm. Nhập khẩu tăng mạnh ở Trung đông, Châu phi và Châu á do thời tiết xấu. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, nhu cầu nhập khẩu gạo thường xuyên vượt khả năng đáp ứng của những nước xuất khẩu.
*Kênh phân phối và tổ chức xuất khẩu gạo: Theo dự báo, cung gạo của thế giới từ năm 2001-2005 là tăng chậm thì trong tương lai sẽ có nhiều tổ chức, hiệp hội về xuất khẩu gạo trên thế giới.
2- Mục tiêu xuất khẩu gạo của Việt Nam.
*Mục tiêu:
Mục tiêu của kinh tế đối ngoại giai đoạn 200-2005 là mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thúc đẩy ngoại thương phát triển nhất là xuất khẩu.Mục tiêu chung của xuất khẩu các sản phẩm nông sản là hạn chế việc xuất khẩu hàng hoá ở dạng nguyên thô, bán nguyên liệu, tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến tinh chế để tăng giá trị hàng hoá xuất khẩu trên cơ sở đổi mới kỹ thuật công nghệ sản xuất và giống mới trong nông nghiệp để có những sản phẩm đạt số lượng và chất lượng cao, hạ giá thành, khả năng cạnh tranh tốt, hiệu quả kinh tế cao, mở rộng thị trường tiêu thụ...
Riêng đối với mặt hàng gạo, nhu cầu nhập khẩu trên thế giới vào năm 2005 se vào khoảng 28-30 triệu tấn do đó vấn đề trong kế hoạch xuất khẩu gạo trong những năm tới là cần nâng cao chất lượng(chủ yếu là giống, chế biến, bảo quản...). Cần theo dõi tình hình thời tiết và tiến độ xuất khẩu để từ đó điều chỉnh khối lượng gạo xuất khẩu trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và cân đối giữa nhu cầu nội địa với yêu cầu của thị trường thế giới.
*Một số định hướng xuất khẩu gạo của nước ta trong thời gian tới
Đa dạng hoá chủng loại gạo, cấp loại gạo xuất khẩu gạo theo nhu cầu của thị trường. Sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, đa dạng hoá chủng loại, tăng dần tỷ trọng gạo đặc sản có chấ lượng cao.
Đa phương hoá thị trường tiêu thụ gạo và các hình thức tổ chức tham gia xuất khẩu gạo để đáp ứng một cách năng động nhu cầu của thị trường thế giới.
3-Một số kiến nghị.
*Mở rộng thị trường xuất khẩu
Trong thời gian tới, cần tăng nhanh tỷ trọng gạo đặc sản chất lượng cao. Nên coi đó là một phương sách mở rộng thị trường gạo cao cấp như Châu âu, Bắc Mỹ... từ uy tín gạo đặc sản để mở rộng thị trường tiêu thụ các loại gạo thông thường.
Hợp tác với các nước phương Tây và các tổ chức quốc tế để tranh thủ bán gạo theo các chương trình viện trợ cho Châu phi...
*Nâng cao năng lực cạnh tranh cho gạo xuất khẩu
Để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu cần phải tăng dần tỷ trọng các loại gạo cao cấp và đặc sản trong tổng lượng gạo xuất khẩu và phát triển gạo đặc sản xuất khẩu, quan tâm tới các loại giống mới có chất lượng tốt, sản lượng cao phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Nhà nước cần đầu tư thích đáng cho việc xây dựng hệ thống đường giao thông, bến cảng, hệ thống bốc xếp tại cảng đầu mối nhất là việc rút ngắn thời gian bốc xếp gạo xuất khẩu, giảm hao hụt về số lượng và chất lượng gạo trong quá trình xuất khẩu.
Về quan hệ kinh tế đối ngoại cần tăng cường liên minh với các nước xuất khẩu gạo trước hết là Thái Lan.
*Quy hoạch và phát triển vùng sản xuất lúa gạo
Quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu để đảm bảo nhu cầu của khách hàng, chủng loại sản phẩm. Khai thác triệt để lợi thế của từng vùng và đảm bảo chuyên môn hoá cao hệ thống đồng bộ sản xuất, chế biến, vận chuyển. Bên cạnh đó, còn đảm bảo việc tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ động và thích ứng nhanh với thị trường. Do đó Nhà nước cần thực hiện kế hoạch hoá, điều hành ngạn hạch sát đúng, đầu tư cơ sở vật chất khoa học công nghệ cho cơ giới hoá, sinh học hoá...một cách tập trung và có trọng điểm.
Đối với hai vùng lúa trọng điểm của nước ta:
- Đồng bằng sông Cửư Long: tiếp tục quy hoạch phát triển sản xuất các loại lúa gạo thông thường, năng suất cao để có sản lượng gạo xuất khẩu lớn. Tuy nhiên cần phải chú trọng vào chất lượng gạo bằng việc quy hoạch lại cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp và chế biến.
- Đồng bằng sông Hồng: do có lợi thế về chất đất, nguồn nước, thời tiết, khí hậu nên rất thuận lợi cho việc phát triển các giống lúa đặc sản như: tám thơm, gạo dự...để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường thế giới.
*Bên cạnh những kiến nghị kể trên, thì chúng ta cần phải đa dạng hoá hình thức và phương thức xuất khẩu gạo, xây dựng cơ sở hạ tầng trong khâu sản xuất và xuất khẩu gạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp khoa học kỹ thuật cho sản xuất vùng sản xuất gạo xuất khẩu, đẩy mạnh khâu tiếp thị trên thế giới để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo.
Nhà nước cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng như: hoàn thiện chính sách chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến nông dân sản xuất lúa, tăng cường đầu tư hơn nữa cho sản xuất và xuất khẩu gạo, phối hợp đồng bộ các hệ thống tổ chức điều hành quản lý một cách nhanh chóng và hợp lý cùng với việc mở rộng các hoạt động dịch vụ khác trong nông thôn Việt Nam ngày nay.
Kết luận
Với điều kiện đất đai, khí hậu, tài nguyên con người như hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng để sản xuất trên 35 triệu tấn thóc và xuất khẩu 5 triệu tấn gạo mỗi năm. Kể từ năm 2003, với sự nỗ lực của Nhà nước và chính phủ, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc sản lượng gạoxuất khẩu gần 10 triệu tấn mỗi năm.
Hơn nữa, nhu cầu gạo thế giới trong thời gian tới vẫn tiếp tục tăng mà khả năng của các nước xuất khẩu khó mà đáp ứng kịp do vậy Việt Nam cần phát triển sản xuất lúa và đẩy mạnh xuất khẩu gạo để có thể phát triển hoạt động xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ nhằm tích luỹ vốn để thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển. Vì vậy mà Nhà nước và nhân dân cần phối hợp thực hiện đồng bộ những chính sách, giải pháp đã đưa ra để từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Vịêt Nam đạt hiệu quả kinh tế cao.
Mục lục
Lời mở đầu
Phần nội dung
I- Khái niệm xuất khẩu và sự cần thiết của xuất khẩu gạo trong nền kinh tế Việt Nam.
1. Khái niệm xuất khẩu.
2. Sự cần thiết của xuất khẩu gạo trong nền kinh tế Việt Nam.
II- Tình hình hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam.
1. Tiềm năng và lợi thế của nước ta trong sản xuất và xuất khẩu gạo.
2. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam.
3. Những khó khăn và những vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu gạo Việt Nam.
III- Một số kiến nghị cho hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam.
1. Xu hướng của thị trường thế giới.
2. Mục tiêu xuất khẩu gạo của Việt Nam.
3. Một số kiến nghị.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
1- Giáo trình Thương Mại. Trường đại học Quản lý và Kinh doanh
2- Tạp chí Thương mại
Cam đoan của sinh viên
Em xin cam đoan bài tiểu luận này là do em tự tìm hiểu và tham khảo mốt số tài liệu khác và không sao chép của bất kỳ ai. Nếu vi phạm, em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của Trường và Khoa đã qui định.
Sinh viên thực hiện
Đào Hoài Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28283.doc