Tiểu luận Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nước ta bộc lộ khá nhiều ưu điểm hơn nền kinh tế thị trường ở các nước phát triển, đó là xây dựng được một nền kinh tế phát triển mạnh đi đôi với giải quyết các vấn đề chính trị xã hội( như công bằng xã hội,một môi trường sống lành mạnh) luật pháp nước ta chưa hoàn thiện.Trước kia trước nguy cơ sụp đổ, nước ta đi theo kinh tế thị trường định hướng XHCN. Không theo tư bản chủ nghĩa - một mô hình đã có từ trước mà nước ta di theo một con đường mới chưa hề có trên thế giới. Thế mà bước đầu đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ.Do đó chúng ta thà hy vọng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nền kinh tế thị trường sơ khai định hướng XHCN sẽ trở thành nền kinh tế thị trưòng văn minh định hướng XHCN ưu việt hơn rất nhiều nên kinh tế thị trường văn minh ở một số nước phát triển hiện nay.

doc12 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 7834 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Xã hội loài người đã tồn tại và phát triển trong quá trình lịch sử lâu dài trải qua các hình thái kinh tế _ xã hội và luôn gắn liền với hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất . Nếu ngừng sản xuất ra của cải vật chất thì sự sống trên toàn cầu sẽ bị huỷ diệt. Như Mác đã nói “Đứa trẻ con nào cũng biết là một nước sẽ chết đói nếu ngừng lao động. Tôi không muốn nói là một năm mà ngay trong một tuần”. Không vượt khỏi quy luật khách quan đó nền sản xuất ra của cải vật chất ở nước ta cũng là nền tảng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Từ đại hội VI_năm 1986 nhận ra những sai lầm trong cơ chế quản lý , sự tụt hậu của Việt Nam so với thế giới, Đảng ta đã quyết định đổi mới nền kinh tế. Đó là chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN . Sau gần 20 năm, vẫn những con người ấy , cũng điều kiện tự nhiên ấy, từ một đất nước thiếu ăn quanh năm, trông chờ chủ yếu vào sự viên trợ của bên ngoài, hàng tiêu dùng khan hiếm, người lao động không có việc làm …đã trở thành một nước không những đủ ăn mà còn có lương thực, thực phẩm dự trữ và đến nay xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới (năm 2005 xuất khẩu khoảng 5.202 nghìn tấn). Nhu cầu tiêu dùng được thoả mãn về nhiều mặt , đất nước không ngừng phát triển. Chình nhờ đổi mới cơ chế ,chính sách nhằm không ngừng phát triển các thành phần kinh tế , các tiềm năng của xã hội được khai thác, nội lức được phát triển , sức mạnh của bên ngoài được huy động . Trên cơ sở nghiên cứu những học thuyết về nền kinh tế thị trường và những tìm tòi tham khảo tài liệu sách báo trong những năm gần đây cùng với sự hướng dẫn của giảng viên bộ môn , em đã chọn đề tài: “ Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam” Với nhữnghiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế , những sai sót mắc phải trong khi thực hiện sẽ là điều không thể trành khỏi . Em rất mong nhận được những lời phê bình và góp ý quý báu của thầy cô giáo. I- Kinh tế thị trường và sự cần thiết phải phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam 1. Quan niệm về kinh tế thị trường . Việc chuyển nền kinh tế hàng hóa giản đơn sang kinh tế thị trường diễn ra ở các nước tư bản tùe cuối thế kỉ XV và ngày nay là hình thức tổ chức kinh tế chung của hầu hết tất cả các nước trên thế giới . Vậy thế nào là nền kinh tế thị trường ? Các nhà kinh tế học phân biệt các nền kinh tế với nhau dựa trên cơ sở vận hành của nó . Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị truờng là nền kinh tế thị trường . Sản xuất cái gì ?, sản xuất như thế nào ? sản xuất cho ai ? đều do thị trường quyết định . Thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa , còn hàng hóa là sản phẩm do con người sản xuất ra để trao đổi , để bán trên thị truờng . Mục đích của sản xuất trong kinh tế hàng hóa không chỉ là để thoả mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra sản phẩm mà còn để bán , tức là để thoả mãn nhu cầu của người mua , đáp ứng nhu cầu của xã hội . Kinh tế hàng hóa là loại hình kinh tế tiến bộ , là nấc thang cao hơn kinh tế tự nhiên, tự cung , tự cấp trong sự phát triển của xã hội loài người . Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa , trong đó toàn bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường , lấy tiền tệ làm môi giới . Nói đến kinh tế thị trường , trước hết phải nói đến những yếu tố , những quan hệ cơ bản của nó, đó là tiền hàng, mua, bán, cung, cầu . Từ đó hình thành nên mối quan hệ tiền-hàng, mua-bán, cung - cầu . Những nhân tố và quan hệ cơ bản trên đây của nền kinh tế thị trườngđược vận động theo quy luật cung-cầu. Kinh tế thị trường đinh hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát mà nước ta lựa chọn trong thời kì đổi mới . Nó vừa nag tính chất chung của kinh tế thị trường, vừa có những đặc thù , được quyết định bởi những nguyên tắc và bản chất của CNXH. Đây là sự vận dụng sang tạo những kinh nghiệm trong nước và thế giới về phát triển kinh tế thị trường, là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng và Nhà nướctrong quá trình lãnh đạo xây dựng đất nước . Nền kinh tế thị trường ở nước ta vừa chịu sự điều tiết theo cơ chế “bàn tay vô hình” của thị truờng , vừa chịu sự điều tiết theo cơ chế “bàn tay hữu hình” của Nhà nước. Thị truờng và Nhà nướcđều đóng vai trò là người phân bố và điều tiết các nguồn lực cho sự phát triểncủa nền kinh tế. 2. Sự cần thiết khách quan của phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam Đại hội VII của Đảng đã xác định , đổi mới cơ chế kinh tế sang cơ chế thị truờng và phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan . Nền kinh tế mà Việt Nam đang xây dựng và thực hiện là nền kinh tế thị trường mang bản chất của quan hệ sản xuất và chế độ chình trị của Việt Nam , phát triển theo định hướng XHCN với những phương hướng và mục tiêu đã định . Cơ sở tồn tại khách quan của kinh tế thị trường là sự phân công lao động xã hội ngày càng được phát triển về cả bề sâu và bề rộng , sự chuyên môn hoá sản xuất ngày càng sâu , phaan công lao động được phát triển trong từng cơ sở kinh tế , từng địa phương , trong cả nước và tiến tới tham gia phân công lao động hợp tác quốc tế, còn thể hiện ở sự tách biệt về kinh tế giữa các chủ thể , biểu hiện ở : còn tồn tại nhiều quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất . Mà nhiều quan hệ sản xuất thì nhiều thành phần kinh tế và có nhiều chủ thể kinh tế khác nhau . Ngay cả những đơn vị kinh tế dựa trên cùng một quan hệ sở hữu . Do nền sản xuất xã hội hoá chưa cao, chưa thể phân phối sản xuất trực tiếp cho nhau mà còn phải sử dụng quan hệ hàng hóa tiền tệ . Quan hệ hàng hóa - tiền tệ còn phải được sử dụng trong quan hệ kinh tế quốc tế. Kinh tế thị trường không những khách quan dưới CNXH ở nước ta mà nó còn cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH . Kinh tế thị trường được phát triểndưopứi CNTB nhưng không phải là sản phẩm riêng có của CNTB . Nó được coi là thành tựu của nền văn minh nhân loại . Mấy thập niên trước năm 1986, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp: Nhà nước giao kế hoạch cho các doanh nghiệp với một chỉ tiêu pháp lệnh . Nhà nước cung cấp vật tư , tiền vồn xí nghiệp sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của Nhà nước rồi giao nộp sản phẩm , lãi Nhà nước thu còn lỗ thì bù . Điều này đã làm triệt tiêu mất động lực của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Việc phân phối mang tính chất bình quân và dưới hình thức hiện vật là chủ yếu một sự bao cấp tràn lan làm cho nền kinh tế bị hiện vật hoá, quan hệ hàng hóa-tiền tệ không được coi trọng. Cơ chế này là một trong những nguyên nhân làm cho hệ thống XHCN khủng hoảng . Do đó từ đại hội VI-1986, Đảng ta chủ trương xoá bỏ cơ chế tập trung quan lieu bao cấp vận chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành heo cơ chế thị truờng có sự quản lí của Nhà nước . Kết quả là hơn 20 năm đổi mới , nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế_xã hộivà đưa lại những thắng lợi . Điều đó cho thấy sự cần thiết của việc phát triển nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường còn có tác dụng là phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hoá sản xuất (sản xuấttập trung quy mô lớn ) , sự phân công lao động ngày càng chi tiết ( gắn với sự hợp tác ngày càng mở rộng ). Cơ sở của kinh tế thị trường là phân công lao động . Vì thế sự phát triển của kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy sự phân công lao động. Phát triển kinh tế thị trườnglà cách tốt nhất để xoá bỏ dấu ấn của nền kinh tế tự nhiên tự cấp tự úc của nước ta , có tác dụng thúc đẩy sự tập trung sản xuất cao độ , các mối quan hệ kinh tế phát triển tạo điều kiên cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển nhanh. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường đến nay tốc độ tăng trưởng của kinh tế cao , tính trung bình là7%/năm . Với tốc đọ này đời sống nhân dân được cải thiện, mức thu nhập và mức tiêu dùng tăng cao. Thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường với cơ cấu nhiều thành phần sẽ tạo khả năng để tranh thủ các nguồn lực bên ngoài ( về vốn ,kỹ thuật , công nghệ , về quan hệ thị trường …) và khai thác có hiệu quả các nguồn lực bên trong ( tài nguyên , lao động, tiền vốn…) để đẩy nhanh tiến trình CNN-HĐH nền kinh tế và hội nhập KTQT. II. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Nền kinh tế thị trườngở nước ta được phát triển theo định hướng XHCN . Đó là nền kinh tếkết hợp giữa các quy luật và nguyên tắc của kinh tế thị trường với các nguyên tắc và mục tiêu xây dựng CNXH , là sự kết hợp giữa cái chung (KTTT) với cái riêng (CNXH) . Trong đó cái riêng quyết định tính chất của con đường phát triển. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta có những đặc trưng sau : • Mục tiêu chiến lược của việc phát triển kinh tế thị trường: “Dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng , dân chủ , văn minh” . Phương tiện để đạt mục tiêu : đẩy mạnh CNH- HĐH nền kinh tế quốc dân , xây dựng cơ sở vật chất , kĩ thuật của CNXH , đổi mới quản lý theo hướng hiện đại . Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng , lấy sản xuất gắn liền với cải thiên đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tếđi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội , khuyến khích làm giàu hợp pháp , gắn liền với xoá đói giảm nghèo. • Quan hệ kinh tế : Nền kinh tế nước ta bao gồm nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và vốn . Trong đó kinh tế Nhà nước có vai trò đạo . trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ở nước ta thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập : phân phối theo lao động , phân phối theo vốn , tài sản và đóng góp khác, phân phối theo giá trị sức lao động ( nó được thực hiện trong các doanh nghiệp tư bản tư nhân mà ccs doing nghiệp mà vốn đầu tư là của nước ngoài ) , phân phối thông qua quỹ phúc lợi tập thể và xã hội trong đó phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu . Đây là điểm khác biệt giữa nền kinh tế thị trườngtrong CNTB với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Trong mối quan hệ giữa lao động và tư bản , giữa lao động sống và lao động quá khứ, CNTB coi trọng nhân tố tư bản , nhân tố lao động quá khứ được tích luỹ . Bởi vậy trong phân phối thu nhập , phân phối thành quả lao động , CNTB nhấn mạnh đến nhân tố tư bản hơn là nhân tố lao động ; nhấn mạnh đến nhân tố tích luỹ đầu tư hơn là yếu tố tiền lương-thu nhập của người lao động . Ngược lại , CNXH đặt con người ở vị trí trung tâm của sự phát triển . • Chiến lược phát triển: Nền kinh tế thị trườngở nước ta lấy cơ cấu kinh tếmở để tồn tại và phát triển . Điều này phản ánh sự khác biệt giữa nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà chính ta đang xây dựng với nền kinh tế đóng khép kín , đồng thời phản ánh xu hướng hội nhập của nền kinht ế nước ta trong điều kiện toàn cầu hoá nền kinh tế . Thích ứng với cơ cấu kinh tế này là chiến lược thị trưòng mạnh về xuất khẩu ; đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những mặt hang trong nước sản xuất có hiệu quả . Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá các hình thức đối ngoại và đa dạng hoá các hình thức đối ngoại gắn thị truờng trong nước với thị trường khu vực và thế giới . Thực hiện những thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế nhưng vẫn giữ được độc lập chủ quyền và bảo vệ được lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại. • Tính chất : Nền kinh tế thị trường tồn tại và phát triển theo định hướng XHCN được thực hiện thông qua vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước và sự quản lí vĩ mô của Nhà nước XHCN . Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế được thực hiện thông qua thị trường . Quy luật của kinh tế hàng hóa , kinh tế thị trường ( quy luật giá trị , quy luật cung cầu , quy luật cạnh tranh -hợp tác ) chi phối các hoạt động kinh tế . Trong cơ chế vận hành nền kinh tế cần có sự kết hợp kế hoạch với thị trường . Kế hoạch hóa là hình thức thực tiễn của tính ké hoạch . Nó là sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lí . Kế hoạch và cơ chế thị trường là phương tiện khác nhau để phát triển và điều tiết nền kinh tế Tóm lại , quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta phải là “quá trình thực hiện dân giàu , nước mạnh , tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ , nhân ái , có văn hoá , có kỉ cương ,xoá bỏ áp bức , bất công , tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no , tự do , hạnh phúc” Với những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam tuy còn có những mặt hạn chế , những bước chưa đột phá , nhưng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đã , đang và sẽ hình thành về cơ bản . Qua thực tiễn và những thành tựu mà nền kinh tế thị trường đem lại đã chứng tỏ chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị truờng có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN là hoàn toàn đứng đắn mang lại sức sống mới cho nền kinh tế . III- Thực trạng , mục tiêu , giải pháp để phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 1. Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Là đất nước nằm ở bán đảo Đông Dương có diện tích là 33 triệu km2 trải dài với 32000km đường biển , với dân số trên 80 triện người , nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây có bước tăng truởng khá cao mặc dù vẫn lag nước có thu nhập bình quân đầu người thấp . Để hiểu rõ sự vận động trái ngược này , ta ngược dòng lịch sử phân tích khái quát quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam . Cho đến nay các nhà kinh tế học Việt Nam chia quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam qua 2 thời kì lớn : Thời kì trước đổi mới từ 1986 về trước và thời kì đổi mới từ 1986 đến nay 1.1. Khái quát nền kinh tế Việt Nam trước thời kì đổi mới Kể từ 1986 trở về trước nền kinh tế Việt Nam vốn là nền sản xuất nhỏ mang nặng tính tự cung tự cấp lại vận hành theo cơ chế tập trung. Sự thống trị của kinh tế tự nhiên phối hợp với cơ chế đó làm cho tính chỉ huy của mnền kinh tế càng cao độ . Đây là nền kinh tế tồn tại dựa trên hình thức sở hữu XHCN với 2 hình thức toàn dân và tập thể là chủ yếu . Các thành phần kinh tế khác hầu như không được thừa nhận và ngày càng bị thu hẹp do quà trình cải tạo các thành phàn kinh tế phi XHCN . Hoạt động của các xí nghiệp quốc doanh từ sản xuất cái gì ? sản xuất bao nhiêu ? sản xuất bằng công nghệ và nguyên liệu gì ? giá bao nhiêu ? … đều phải theo kế hoạch Nhà nước “lãi Nhà nước thu , lỗ Nhà nước bù” , tất cả đều do Nhà nước đứng ra bảo trợ. Nguyên tắc này làm mất động lực của xí nghiệp , không khuyến khích cải tiến và cạnh tranh dẫn đến sự trì trệ của khu vực này , sản xuất kinh doanh ngày càng kém hiệu quả . Trong khu vực kinh tế tập thể , hợp tác xã là hình thức chung tổ chức hoạt đông sản xuất kinh doanh . Sự phát triển của kinh tế hợp tác xã phát triển khá mạnh mẽ vào những năm 70 của thế kỉ . Quy mô cũng phát triển từ xóm thôn lên hợp tác xã toàn xã , song khả năng tổ chức quản lí , trình độ kĩ thuật vần là thủ công, lạc hậu cộng với chế độ phân phối bình quân theo mô hình xí nghiệp quốc doanh làm cho các hợp tác xã hoạt động không có hiệu quả dẫn đến sản xuất ngày càng giảm sút, hợp tác xã dần đến chỗ tan rã . Trong điều kiện chiến tranh , cơ chế kế hoạch hoá tập trung giúp cho nền kinh tế tập trung nguồn lực ứng phó kịp thời đòi hỏi của đất nước , tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, thực hiên công nghiệp hoá hiện đại hoá . Song thời kì hoà bình thì nó không còn phù hợp , kế hoạch mệnh lẹnh của Nhà nước tỏ ra xơ cứng và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế . Nền kinh tế nứoc ta xa lạ với các quy luật tất yếu của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa . Chế độ phân phối sản phẩm mang nặng tính bình quân chủ nghĩa và làm mất động lực của người lao động , mất đi tính năng động, sáng tạo của yếu tố chủ thể của sức sản xuất . Nền kinh tế Việt Nam trong những năm đổi mới về cơ bản là nền kinh tế đóng đối với thế giới bên ngoài . Tất cả những điều đó làm cho nền kinh tế nước ta trước đổi mới kém phát triển . Đặc biệt sau chiến tranh và cùng với sự thay đổi tình hình chình trị thế giới , sự biến động của Liên Xô và các nước Đông âu , nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng . 1.2. Khái quát thực trạng nền kinh tế thị truờng định hướng XHCN ở Việt Nam trong những năm đổi mới . Thành tựu Trước bối cảnh khủng hoảng kinh tế -xã hội trầm trọng và kéo dài , sản xuất không đủ đáp ứng tiêu dung , thu nhập quốc dân bình quân đầu người thấp , không có tích luỹ nội bộ nền kinh tế , lạm phát phi mã . Con đường duy nhất đúng đắn là đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước mà vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân. Thực tiễn đã khẳng định động lực to lớn mà chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần mang lại . Sức sản xuất được “cởi trói” , “xé rào” nhờ đa dạng hoá sở hữu . Các thành phần kinh tế ngày càng được xây dựng , củng cố , phát triển và mở rộng . Trong văn kiện đại hội VIII , Đảng ta đã nêu lên nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta gồm có : thành phần kinh tế nhà nước , kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản Nhà nước , kinh tế cá thể , tiểu chủ , kinh tế tư bản tư nhân . Sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần đã thúc đẩy nền sản xuất có bứơc phát triển mạnh mẽ.Về nông nghiệp: chủ trương “khoán hộ” làm cho nền sản xuất nông nghiệp Nhà nước bung ra từ chỗ thiếu lương thực an toàn lương thực và có xuất khẩu.Về công nghiệp:sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế phát triển lên. Đối với khu vực xí nghiệp quốc doanh, từng bước thực hiện việc sắp xếp lại cải tiến đổi mới, kĩ thuật sản xuất để thích ứng với điều kiện hoạt động mới.Về thương mại dịch vụ:tự do thương mại, tự do lưu thông,tự do đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế nói chung và thương mai dịch vụ nói riêng đã làm thay đổi tỉ trọng của lĩnh vực dịch vụ trong cơ cấu GDP của đất nước. Xã hội hoá sản xuất có bước phát triển mới nhờ có sự đẩy mạnh phân công lao động xã hội.Bắt đầu từ những đai hội V,VI Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương chuyển hướng đầu tư, công nghiệp hoá vào việc phát huy lợi thế của đất nước là nguồn lao động, đất đai rừng biển chiến lược ưu tiên Nhà nước, công nghiệp, hàng tiêu dùng,hàng chế biến và xuất khẩu được áp dụng dẫn đến phân công lại lao động xã hội, chủ trương đa dạng hoá trong xuất nhập khẩu đã nâng dần tỉ trọng kim nghạch xuất khẩu trong GDP, làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng ti trọng ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ, giảm dần nông nghiệp.Dich vụ năm 2004 có tốc độ tăng trưởng vươt trội đạt gần 7,47% so với 6,48% năm 2003 6,54% nam 2002 và 6,1% nam 2001. Thị trường từng bước phát triển .Cho đến nay Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với trên 100 nước trên thế giới .Thị trường hàng tiêu dùng dịch vụ, thị trường vốn, thị trường sức lao động …đang từng bước hình thành và phát triển, các quan hệ thị trường được xác lập hoat động theo quy luật thị trường đã làm cho giá trị xuất nhập khẩu ngày càng tăng, tháo gỡ được những gò bó hà khắc của cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây đã làm cho nền kinh tế thị trường “bung ra”. Phương pháp quản lí của Nhà nước: sử dụng các công cụ chính sách vĩ mô để điều hành nền kinh tế.Sự đổi mới kế hoạch hoá đẫ mở rộng quyền tự chủ, sang tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh từng bước đổi mới các chính sáchtài chính tiền tệ nên đã kiểm soát và duy trì lạm phát ở mức thấp… Từng bước xây dựng hệ thống luật pháp chuyển từ quản lí bằng chủ trưong nghị quyết sang quản lí bằng pháp luật.Tại nhiệm kỳ Quốc hội khoá IV đã thông qua được những bộ luật:luật dân sự, luật thương mại…Điều đó từng bước tạo ra khuôn khổ cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường Hạn chế Tuy vậy bên cạnh những thành tựu bước đầu, quá trình đổi mới ở nước ta còn những vấn đề tồn tại cần được tiếp tục giải quyết.Nền kinh tế thị trường ở nước ta mới ở giai đoạn sơ khai chưa đạt đến trình độ một nền kinh tế thị trường hiện đại thể hiện ở những điểm sau: Một là: trình độphát triển của sản xuất hàng hoá còn thấp do phân công lao động kém phát triển.Theo Lênin: “nhìn vào một nước mà đa số dân cư sống trong nông nghiệp thì chứng tỏ ở đó là một nền kinh tế hàng hoá kém phát triển”.Mà thực trạng tại Việt Nam:gần 80% dân cư sống ở nông thôn, trên 70% số người đang trong độ tuổi lao động làm nghề nông, sản xuất lương thực vẫn là ngành sản xuất chiếm đại bộ phận diện tích canh tác, tỉ suất âfng hoá lương thực thấp, chăn nuôi chưa trở thành ngành sản xuất chính,công nghiệp chế biến nông sản còn nhỏ, ở vùng núi vùng sâu vẫn còn kinh tế tự nhiên.Vì vầy mà năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất của nước ta còn thấp, khả năng cạnh tranh yếu. Hai là:Thị trường dân tộc thống nhất đang trong quá trình hình thành hàng hoá, hình thành chưa đồng bộ, thị trường hàng hoá dịch vụ đã hình thành nhưng vẫn còn có những tiêu cực :hàng giả, hàng lậu,gây mất trật tự, khó khăn cho thị trường.Thị truờng hàng hoá sức lao động mới manh nha làm cho nhiều người có sức lao động nhưng vẫn không tìm được việc làm.Thị trường tiền tệ, thị trường vốn mới hình thành còn nhiều trắc trở,chưa có nhiều “hàng hoá” để mua bán và mới có rất ít doanh nghiệp đủ khả năng tham gia thị trường này. Ba là:Nền kinh tế nhiều thành phần đã được hình thành nhưng chưa định hình rõ nét.Nhận dạng các thành phần kinh tế còn chưa nhất quán.Kinh tế quốc doanh chậm đổi mới hoạt động kém hiệu quả, phạm vi và vai trò chủ đạo chưa rõ.Phát triển kinh tế hợp tác là phù hợp với xu thế xã hội hoá nhưng có chính sách để tổ chức lại cho phù hợp với cơ chế mới.Chưa có chính sách và điều kiện khuyến khích kinh tế tư nhân,kinh tế tư bản Nhà nước đầu tư và phát triển.Trong quan hệ kinh tế đối ngoại do cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu,năng suất còn thấp nên hàng hoá ở Việt Nam có sự cạnh tranh còn yếu. Bốn là:Về mặt quản lícủa Nhà nước: mặc dù quản lí Nhà nước có sự đổi mới song vẫn còn chưa theo kịp cơ chế mới.Nhiều mặt ứng xử còn chắp vá, bị động, chủ quan.Kế hoạch hoá,tài chính tiền tệ,các quỹ dự trữ quốc gia là công cụ chủ đạo của Nhà nướcđể phát triển theo định hướng XHCN nhưng việc đổi mới còn chậm và chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc phối hợp còn chưa đồng bộ điều hành còn lúng túng, tổ chức chưa thích hợp, đội ngũ cán bộ quản lí vĩ mô chưa đào tạo lại chưa thích ứng với cơ chế quản lí mới.Quản lí các lĩnh vực kinh tế như: giáo dục, y tế, đô thị còn nhiều ách tắc chưa có quan điểm, chính sách nhất quán rõ ràng…Hệ thống pháp luật còn thiếu, tổ chức thi hành luật pháp chưa nghiêm, thủ tục hành chính rườm rà.Tại văn kiện Đại hội VI của Đảng khẳng định: “Trong nhận thức cũng như hoạt động chúng ta chưa thật sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại trong một thời gian tương đối dài, chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Năm là:Về việc sử dụng và khai thác tiềm năng:Nước ta là nước có dân số đong , cơ cấu dân số trẻ, khoáng sản, động thực vật phong phú, có vị trí địa lí rất thuận lợi, để mở rộng giao lưu với thế giới thế nhưng ta vẫn chưa sử dụng hết các tiềm năng này mà đôi khi còn rất lãng phí trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên. 2. Mục tiêu của việc phát triển nền kinh tế thị trường Đúng trước khó khăn thử thách của công cuộc đổi mới của Đảngvà Nhà nước đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế thị trường ở nước ta mà hang đầu là giải phóng sức lao động, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựngcơ sở vật chất kĩ thuật kĩ thuật của XHCN, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân.Mục tiêu phấn đấu là đến 2010 đưa nước tẩ khỏi tình trạng nghèo và chậm phát triển, phấn đấu đến 2020 thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN sẽ được hình thành về cơ bản. 3. Giải pháp để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Gần 20 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực thi nhiều giải pháp lớn để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết và quản lí vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN và đã đạt được những thành tựu nhất định. Để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cần thực hiện những giải pháp sau: Một là: Mở rộng phân công lao động, phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ tạo lập đồng bộ các loại thị trường.Phân công lao đông là một trong hai điều kiện để phát triển kinh tế thị trường cần mở rộng phân công lao động phân bố lại lao động và dân cư trong pham vi cả nướầng từng vùng theo hướng chuyên môn hoá, hợp tác hoá nhằm khai thác mọi nguồn lực, phát triển ngành nghề.Mở rộng phân công lao động quốc tế gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới.Vừa phải phân công lao động vừa phải phân công lao động vừa phải đổi mới cơ cấu kinh tế.Tăng cung hàng hoá về số lượng, chất lượng và cơ cấu, giảm giá thành sản phẩm.Kích cầu thông qua chính sách giá cả, tiền lương, lợi nhuận, lãi xuất.Mở rộng thị trườngcác yếu tố sản xuất(đầu vào) phát triển thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, bất động sản, phát triển một thị trường tài chính lành mạnh…kể cả trong nước và ngoài nước, giảm thị trường nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.Phải nâng cấp cơ sở hạ tầng vì theo Mác giao thông phát triển đến đâu thì thị trường phát triển đén đó. Hai là:Thực hiện đa dạng hoá sở hữu, thực hiện nhất quán chính sách nền kinh tế nhiều thành phần: mục tiêu nhằm tạo cơ sở kinh tế cho phát triển kinh tế thị trường.Nội dung là tiếp tục đổi mới, phát triển và tạo điều kiện để kinh tế Nhà nước vươn lên làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, đảy mạnh phát triển mô hình kinh tế tập thểkiểu mới, khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế tư bản Nhà nước: cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, công ty hoá, chuyển nhượng quyền sở hữu doanh nghiệp…và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thực hiện đa dạng hoá sở hữuđể tạo ra sự tách biệt_cơ sở của kinh tế thị trường.Trên cơ sở đó sử dụng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nhằm khai thác mọi tiềm năng:vốn, kĩ thuật, công nghệ, sức lao động, kinh nghiệm quản lí để thúc đẩy kinh tế thị trường và phát triển. Ba là: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đảy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá.Mục tiêu là để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế kể cả trên thị trường trong nước và quốc tế.Nội dung là đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu mới của cuộc cách mang khoa học công nghệ vào sản xuất và lưu thông hàng hoá, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá trong các doanh nghiệp và trong toàn bộ nền kinh tế trang bị kĩ thuật công nghệ ngày càng hiện đại khắc phục sự lạc hậu, coi trọng phát triển đi trước một bước hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Bốn là:giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp, đổi mới các chính sách tài chính, tiền tệ và giá cả. Đây là điều kiện quan trọng để các nhà sản xuất, kinh doanh yên tâm đầu tư. Còn phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu quả quản lí của Nhà nướ, phát huy dân chủ.Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đam bảo tính đồng bộ và có hiệu lực cao, bao quát tất cả các hoạt động kinh tế. Đổi mới chính sách tài chính tiền tệ và giá cả nhằm cải tạo sự ổn định, kiểm soát lạm phát, lành mạnh tài chính. Năm là: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi.Hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô phải được hoàn thiện các công cụ điều tiếtkinh tế. Đồng thời, phải coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để sớm có đội ngũ các nhà quản lí, nhà kinh doanh giỏi, đủ sức làm chủ kinh tế thị trường.Từ đóthấy được tầm quan trọng về nguồn lực con nguòi.Phân bổ lại nguồn nhân lực để khắc phục tình trạng nơi thì thừa lao động, nơi thì thiếu lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đồng bộ hoá việc khai thác và bảo vệ tài nguyên. Sáu là:Thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong điều kiện hiện nay chỉ có mở cửa kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới mới thu hút được vốn, kĩ thuật và công nghệ hiện đại để khai thác tiềm năng của đất nước nhằm phát triển kinh tế nhưng phải chú ý: “ hoà nhập chứ không phải hoà tan”.Khi mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại phải khoán triệt nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi không can thiệp vào nội bộ của nhau.Mở rộng kinh tế đối ngoại theo hướng đa dang hoá các hình thức kinh tế đối ngoại. Đẩy mạnh xuất khẩu coi xuất khẩu là trọng điểm của kinh tế đối ngoại, giảm nhập siêu, ưu tiên xuất khẩu, tranh thủ mọi khả năng và hình thức thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, giải quyết vay và trả nợ đúng hạn, chủ đông hội nhập kinh tế quốc tế. Kết luận Qua những năm chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường chúng ta đã thu được những thành tựu rất đáng tự hào, tuy nhiên nếu nhìn nhận một cách nghiêm túc, đến nay nền kinh tế thị trường của nước ta vẫn còn là nền kinh tế thị trường sơ khai. Nói kinh tế sơ khai là để phân biệt với nền kinh tế thị trường văn minh. Nền kinh tế thị trường văn minh là nền kinh tế được thực hiện trên cơ sở pháp luật đầy đủ, các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến lĩnh vực sản xuất để tăng của cải vật chất cho xa hội, thì kinh tế thị trường sơ khai là nền kinh tế được thực hiện trên cơ sở luật pháp chưa đầy đủ, các nhà đầu tưquan tâm nhiều đến lĩnh vực lưu thông, vì đó là lĩnh vừc nhanh chóng manh lại lợi nhuận cao nhất.Và cũng vì thế mà mặt trái của nó như buôn lậu, đàu cơ,tham nhũng càng phổ biến.Như ở nước ta, nó xâm nhập cả những tở chức không có chưc năng làm kinh tế như bệnh viện, trường học.. đấy là những vấn đề chúng ta cần có sự đánh giá đúng để có nhận thức đúng và có chủ trương thích hợp. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nước ta bộc lộ khá nhiều ưu điểm hơn nền kinh tế thị trường ở các nước phát triển, đó là xây dựng được một nền kinh tế phát triển mạnh đi đôi với giải quyết các vấn đề chính trị xã hội( như công bằng xã hội,một môi trường sống lành mạnh) luật pháp nước ta chưa hoàn thiện.Trước kia trước nguy cơ sụp đổ, nước ta đi theo kinh tế thị trường định hướng XHCN. Không theo tư bản chủ nghĩa - một mô hình đã có từ trước mà nước ta di theo một con đường mới chưa hề có trên thế giới. Thế mà bước đầu đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ.Do đó chúng ta thà hy vọng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nền kinh tế thị trường sơ khai định hướng XHCN sẽ trở thành nền kinh tế thị trưòng văn minh định hướng XHCN ưu việt hơn rất nhiều nên kinh tế thị trường văn minh ở một số nước phát triển hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35789.doc
Tài liệu liên quan