Tiểu luận Nghệ thuật quản lý kinh doanh

Nghệ thuật quản lý kinh doanh không thể tìm thấy đầy đủ trong sách báo; vì nó là bí mật kinh doanh và rất linh hoạt. Ta chỉ có thể nắm các nguyên tắc cơ bản của nó, kết hợp với quan sát tham khảo kinh nghiệm của các nhà quản lý khác để vận dụng vào điều kiện cụ thể. Vì vậy, muốn thành đạt trong kinh doanh không thể không nắm vững và ứng dụng thành thạo nghệ thuật quản lý. Trong những trường hợp cụ thể, trong các hoàn cảnh phức tạp khác nhau đòi hỏi phải ứng dụng các biện pháp linh hoạt để đạt hiệu quả quản lý như mong muốn.

doc11 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nghệ thuật quản lý kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, nhu cầu liên kết con người và phối hợp các hoạt động riêng rẽ ngày càng tăng lên. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người phải dựa vào nỗ lực chung như tổ, nhóm hoặc doanh nghiệp. Và ở đó ít nhiều đều cần đến một sự chỉ đạo và khi đó quản lý được xem là một hệ thống bao gồm chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Sự quản lý đó được bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công lao động và hiệp tác nhằm đạt một mục tiêu chung. Quản lý có vai trò và tác dụng to lớn, như Các Mác nói " Vai trò của quản lý như người chỉ huy dàn nhạc". Hoạt động quản lý là hết sức cần thiết trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là sự hợp tác có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý. Để quản lý thành công thì cần phải có nghệ thuật quản lý. Vậy nghệ thuật quản lý là gì ? Cơ sở của nghệ thuật quản lý ở đâu ? Vì sao cần phải có nghệ thuật quản lý ? …. Đó là điều mà nhà quản lý trong tương lai cần phải tìm hiểu. Nội dung I . khái niệm 1.) quản lý là gì ? Quản lý là gì ? Có nhiều cách hiểu khác nhau: Có người cho rằng quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác. Có người lại cho rằng quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng sự khác cùng chung một tổ chức. Hoặc cho rằng quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm …. Như vậy có thể hiểu: Quản lý là một loại hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công lao động và hiệp tác để làm một công việc nhằm đạt một mục tiêu chung. Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên các đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật đồng thời là một nghề . Quản lý phải bao gồm các yếu tố sau đây: - Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và ít nhất là một đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý tạo ra và các khách thể khác chịu các tác động gián tiếp từ chủ thể quản lý, tác động có thể chỉ một lần và cũng có thể là liên tục nhiều lần. Muốn quản lý thành công trước hết phải xác định rõ chủ thể, đối tượng và khách thể quản lý. - Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể, mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động. Điều này phải biết định hướng đúng từ đó tạo ra mục tiêu đúng. - Chủ thể phải thực hiện việc tác động và phải biết tác động. Vì vậy đòi hỏi chủ thể phải hiểu đối tượng và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả. - Chủ thể có thể là một người, một nhóm người, một thiết bị - có địa chỉ rõ ràng, còn đối tượng có thể là con người ( một hoặc nhiều người ). Chủ thể đó phải có địa chỉ đích thực để quy rõ quyền hạn, trách nhiệm của chủ thể. - Sự tác động của chủ thế đó vào đối tượng là người dưới quyền và khách thể. Như vậy, khách thể có thể là một tiềm năng như môi trường chính trị, xã hội, môi trường văn hoá, sinh thái ….. - Sự tác động của chủ thể lên đối tượng và khách thể nhằm đạt được mục đích, mục tiêu nhất định. Tóm lại: Quản lý là sự tác động có huớng đích thường xuyên của một chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể nhằm đạt được mục tiêu đã định. Hiệu quả của sự tác động phải được lượng hoá. Vì vậy ngày nay khoa học quản lý đang đòi hỏi những tính toán kết quả cụ thể thông qua các phương pháp toán - một trong những phương pháp quản lý có ý nghĩa thiết thực và quan trọng. 2 .) nghệ thuật quản lý là gì ? Nghệ thuật quản lý là việc xem xét động tĩnh công việc quản lý ( thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu thế biến động của môi trường vĩ mô, hiện trạng và xu thế biến động của nội bộ hệ thống ) để chế ngự nó một cách có hiệu quả nhất, thực hiện thành công mọi ý đồ và kế hoạch hoạt động của hệ thống. Nghệ thuật quản lý là việc sử dụng các tiềm lực, cơ hội, phương pháp quản lý một cách có hiệu quả nhất để: - Chi phí đầu tư ít, thu lại kết quả nhiều. - Giải quyết vấn đề nhanh gọn. - Che giấu được ý đồ, khắc phục được các yếu điểm. - Bảo đảm cho hệ thống phát triển ổn định. II . quản lý là một nghệ thuật Tính nghệ thuật của quản lý kinh doanh xuất phát từ tính đa dạng, phong phú của các sự vật và hiện tượng trong kinh tế, kinh doanh và trong quản lý; hơn nữa còn xuất phát từ bản chất của quản lý kinh doanh. Những mối quan hệ giữa con người (với những động cơ, tâm tư, tình cảm khó định lượng ) luôn đòi hỏi nhà quản lý phải xử lý khéo léo, linh hoạt. Tính nghệ thuật của quản lý kinh doanh còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và những thuộc tính tâm lý cá nhân của từng người quản lý; vào cơ may và vận rủi … Quản lý không những là một khoa học mà còn là một nghệ thuật. Vì hoạt động quản lý là một lĩnh vực thực hành, phải xử lý các tình huống cụ thể khác nhau nên phụ thuộc vào cá nhân chủ thể qua tài nghệ của từng người từ khả năng bẩm sinh, khả năng vận dụng các nguyên lý, khả năng đúc kết kinh nghiệm. Đó là cách giải quyết công việc trong điều kiện thực tại của tình huống mà lý luận quản lý và sách vở không thể chỉ ra hết được, nghệ thuật sử dụng phương pháp, công cụ, nghệ thuật dùng người, nghệ thuật giao tiếp ứng xử, nghệ thuật sử dụng các mưu kế và tiếp thu kinh nghiệm của người xưa …Nghệ thuât do kinh nghiệm được tích lũy và còn do sự mẫn cảm, nhanh nhạy của từng người quản lý. Thực tiễn cho thấy, nếu chỉ đơn thuần nắm lý thuyết quản lý, không nhanh nhạy trước tình huống bằng tài nghệ của mình thì sẽ dẫn tới giáo điều, bảo thủ, chạy theo mốt. Tự trói mình và bỏ lỡ thời cơ. Ngược lại, nếu chỉ có một nghệ thuật bằng kinh nghiệm mà thiếu căn cứ khoa học và cơ sở thông tin thì mặc dù trong một số tình huống có thể giải quyết nhanh gọn, nhưng về lâu dài kết quả sẽ thiếu vững chắc, hoặc bó tay khi có những vấn đề lớn vượt ra khỏi tầm kinh nghiệm; do đó thành công hay thất bại chỉ còn trông chờ vào may rủi. Trong quản lý cũng như trong các lĩnh vực thực hành khác, khoa học và nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khoa học càng tiến bộ thì nghệ thuật càng hoàn thiện, và khi nghệ thuật càng cao sẽ thúc đẩy khoa học chính xác hơn, hoàn thiện hơn. Điều đó đòi hỏi những nhà khoa học phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận của khoa học quản lý, và ngược lại những người làm quản lý phải không ngừng học tập rèn luyện để nắm vững những kiến thức quản lý để hoàn thiện hoạt động quản lý của mình bắt kịp với yêu cầu. Cách tốt nhất để lĩnh hội nghệ thuật quản lý là nắm các nguyên tắc cơ bản của nó, kết hợp với quan sát phân tích kinh nghiệm cả thành công và thất bại của người khác rồi vận dụng vào thực tế của mình. Trong thời đại bùng nổ thông tin, thì hơn lúc nào hết nghệ thuật quản lý chính là nghệ thuật dùng người. Bởi vậy người ta ai cũng có hai mặt tốt và xấu . Người quản lý giỏi là người biết phát huy mặt tốt, mặt tích cực và hạn chế mặt xấu tiêu cực vì mục đích của quản lý. Phải trọng dụng người tài, không lợi dụng và cũng không tận dụng. Gắn liền nghệ thuật quản lý với xử lý tình huống trên cơ sở của các biến hoá thường xuyên xảy ra, gắn liền với việc khai thác thông tin, mưu kế. Ngày nay, thông tin ngày càng trở thành chìa khoá quyền lực trong quản lý. Khai thác thông tin giúp hình thành mưu kế trong quản lý. III . cơ sở của nghệ thuật quản lý Nghệ thuật quản lý được tạo lập trên cơ sở quyền lực ( sức mạnh ), tài thao lược quản lý ( kiến thức, thông tin, kinh nghiệm ) và yếu tố giữ được bí mật, ý đồ. Có nhiều người hy vọng tìm được toàn bộ nghệ thuật quản lý trong sách vở được công bố trên thị trường sách, báo, thông tin. Đây là một ảo tưởng vì không ai lại tiết lộ nghệ thuật thành công của mình khi họ vẫn muốn hệ thống của họ tồn tại và có sức mạnh. Các thông tin, một khi đã được công bố tức là nó đã lạc hậu và không còn yếu tố bí mật, độc tôn nữa. Hơn thế nữa, điều kiện cụ thể của mỗi tổ chức khác nhau nên không thể áp dụng máy móc các kinh nghiệm thành công của người khác. Cách tốt nhất để lĩnh hội nghệ thuật quản lý là nắm các nguyên tắc cơ bản của nó, kết hợp với quan sát, phân tích kinh nghiệm cả thành công và thất bại của người khác rồi vận dụng vào thực tế của mình mới hy vọng đem lại kết quả. - Tiềm lực, sức mạnh của hệ thống là một thực lực cơ bản để tạo cơ sở của nghệ thuật quản lý. Đó là sự chính danh, là sức mạnh của tiềm lực tài chính, của khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, đó là nền nếp tổ chức và nhân sự, là khả năng nắm bắt được thông tin nhanh hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn các đối thủ khác, là khả năng thu hút các chất xám từ nơi khác về hệ thống của mình. - Kiến thức, thông tin: Là khả năng nhận biết được các quy luật diễn ra trên mọi mặt hoạt động của hệ thống. Đó là: + Phải biết tạo thời cơ, nắm bắt được thời cơ. Biết thêm bạn bớt thù, biết làm ít lợi nhiều giải quyết vấn đề nhanh chóng. Giảm rủi ro đến mức tối đa. Không đưa đến sự cạnh tranh của các đối thủ mới. + Chuẩn bị chu đáo và hành động với một phương pháp khoa học, văn minh. + Chiễm lĩnh được thị trường. - Bí mật trong hành động: Cả trong ý đồ, trong cơ cấu tổ chức, trong phương hướng hoạt động, và trong công nghệ kỹ thuật. - Bản lĩnh người quản lý: Dám quyết, dám chấp nhận rủi ro. IV . công cụ, phương tiện của nghệ thuật quản lý Đó là kế sách, các mưu kế để tạo ra các mạnh tuyệt đối trên cả bốn mặt: Tiềm lực, kiến thức, thông tin, bí mật, ý đồ hoạt động và thông tin do dự. Mưu kế, thực chất là những tính toán, cân nhắc công việc định làm để thu được kết quả mong muốn, buộc người khác hành động theo quĩ đạo dự kiến của mình. Đối với con người trong nội bộ hệ thống, các mưu kế sử dụng chủ yếu theo các hướng: - Kích thích động lực tự giác, sáng tạo của con người. - Làm cho con người hiểu phải gắn kết với nhau thì mới tồn tại được. - Dùng được người giỏi, giáo dục được người xấu. - Hoà giải sự mặc cảm, tạo lòng tin. Các mưu kế xử lý các vấn đề lớn và dài hạn của hệ thống được gọi là các kế sách V . ví dụ thực tế : Người kết hợp truyền thống kinh doanh trung Hoa với nghệ thuật kinh doanh âu - mỹ Hiện nay giới kinh doanh thế giới đáng giá Chia Tảy là một nhà kinh doanh đã kết hợp được truyền thống Trung Hoa với nghệ thuật kinh doanh Âu Mỹ. Chia Tảy là một nhà kinh doanh người Thái Lan, gốn Hoa. ở Sán Đầu, Trung Quốc, có ba anh em họ Chia sinh sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Các mặt hàng được bày bán tại cửa hàng là hạt giống rau, phân bón và thuốc trừ sâu. Qua một người quen, ba anh em mở một cửa hàng bán rau giống Thái Lan.Thấy công việc phát đạt, ba anh em họ Chia đã chuyển hẳn sang Thái Lan lập nghiệp. Tại đây, ba anh em họ Chia mở một cửa hàng nhỏ và rất nổi tiếng trong vùng, vì cửa hàng bán các loại rau có sản lượng cao, chất lượng tốt. Nông dân trong vùng đã xô nhau tới mua hạt giống ngay từ khi chưa vào thời vụ. Họ còn thích đến mua tại cửa hàng Chia Tảy vì chữ tín của cửa hàng với khách hàng. Khi đã tích luỹ được một số vốn kha khá, Chia Tảy đã mở công ty hữu hạn chuyên doanh . Chuyên doanh loại gì ? Với cách chăn nuôi nhỏ, cò con hồi bấy giờ, việc Chia Tảy quyết định thành lập một công ty chuyên doanh thức ăn gia súc đã gây nhiều xôn xao và nhiều người cho rằng đây là một trò cười. Thế nhưng chính quyết định này, thực tế đã chứng minh Chia Tảy có hai phẩm chất rất tốt cho một nhà kinh doanh lớn quyết đoán và tầm nhìn xa. Chia Tảy đã thấy được sự phát triển của công nghiệp chăn nuôi gia súc. Kết qủa là chính Chia Tảy đã hốt ra bạc và cười lại thiên hạ khi họ quay ra bắt chước ông. Khi đã tích luỹ được một số vốn kếch xù, nhà kinh doanh họ Chia đã có tầm nhìn vượt ra ngoài đất Thái Lan và quyết định một hình thức kinh doanh mới, sử dụng hiệu quả số vốn lớn của mình. Ông đã thành lập: Công ty đầu tư quốc tế Chia Tảy. Công ty có mạng lưới hoạt động ở hầu khắp các nước Đông Nam á, một số vùng ở Châu Âu và Mỹ. Khi tới Thượng Hải, Chia Tảy nhận thấy dân cư ở đây rất đông đúc nhưng cách mua bán lại chưa đuợc tổ chức thuận lợi cho dân chúng. Một ý nghĩ táo bạo đã đến với ông: Mở siêu thị thống nhất ở Thượng Hải và ông đã thành công. Cũng từ đó cho tới nay ông đã trở nên giàu có và nổi tiếng khắp thế giới với tài kinh doanh của mình. Nói đến chữ "nghệ" làm cho con người ta liên tưởng đến những môn nghệ thuật như nghệ thuật thứ bảy, nghệ thuật ca hát… Nhưng khi chúng ta nói đến cái nghệ trong sản xuất kinh doanh thì lại khác "Nghệ thuật quản lý kinh doanh "nó không đơn thuần là nghệ thuật ứng xử giữa con người với con người mà nó còn bao gồm cả nghệ thuật trong quản lý, nắm bắt thị trường, cơ hội, thách thức. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, tạo ra rất nhiều cơ hội cho các nhà quản lý có thể đầu tư mở rộng sản xuất của mình ra các nước. Một câu chuyện nói về một nhà kinh doanh Chia Tảy là một ví dụ điển hình Ban đầu ba anh em họ Chia chỉ sinh sống bằng nghê buôn bán nhỏ với số vốn ít ỏi của mình ( như bán các loại giống rau, phân bón và thuốc trừ sâu). Nhưng sau khi họ mở một cửa hàng chuyên bán các loại rau giống có sản lượng cao, chất lượng tốt thì họ đã thu được một số vốn kha khá vì cửa hàng của họ bán rất chạy và giữ được chữ tín với khách hàng. ở đây ta thấy rằng, tuy Chia Tảy chưa qua một lớp quản lý nào nhưng anh ta vẫn biết vận dụng một số quy luật kinh tế. Thứ nhất là anh ta biết đánh đúng vào tâm lý của khách hàng( người nông dân). Bất cứ một người nông dân nào đều muốn mua con giống có chất lượng tốt, nhanh phát triển, không bị sâu bệnh . Cho nên anh ta nhập loại rau giống có chất lượng cao, giá cả phải chăng. Thứ hai là anh ta luôn giữ chữ tín. Trong kinh doanh, chữ tín phải được đặt lên hàng đầu. Kinh doanh dù lớn hay nhỏ mà không được khách hàng tín nhiệm thì chỉ bán hàng được một lần mà thôi. Nhà kinh doanh làm sao phải tạo ra được một hình ảnh của doanh nghiệp, sản phẩm của mình trong khách hàng thì khi đó nhà kinh doanh mới được coi là thành công. Khi có vốn trong tay, với tài phán đoán , tầm nhìn xa trông rộng Chia Tảy đã quyết định thành lập công ty chuyên doanh thức ăn gia súc vì ông đã nhìn thấy được sự phát triển của công nghiệp chăn nuôi gia súc, mặc dù quyết định này đã gây nhiều xôn xao trong dư luận vì khi đó ở trong vùng nông dân chỉ sản xuất chăn nuôi nhỏ, nhiều người e ngại cho rằng Chia Tảy sẽ bị thất bại vì đây là một thị trường nhỏ. Nhưng với đầu óc của một nhà kinh doanh, Chia Tảy đã sớm nhìn thấy một thị trường rộng lớn phía trước, với tính quyết đoán của mình Chia Tảy đã thành công nằm ngoài mong đợi của mình. Chẳng bao lâu Chia Tảy đã có một số vốn kếch xù trong tay. Đến đây, chúng ta tự đặt ra câu hỏi: Tại sao Chia Tảy lại thành công như vậy ? Tại vì anh ta có một tầm nhìn của một nhà kinh doanh, biết thu thập và xử lý thông tin kịp thời để đưa ra những đối sách cụ thể, biết vận dụng những quy luật kinh tế vào thực tế kinh doanh của mình, dám mạo hiểm, biết nắm bắt cơ hội và khả năng vận dụng những nguyên lý, khả năng đúc kết kinh nghiệm và giải quyết công việc trong điều kiện thực tại. Trong quản lý, nghệ thuật dùng người và nghệ thuật giao tiếp ứng xử được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một nhà kinh doanh . Chính vì những lý do trên công ty của Chia Tảy đã phát triển vượt khỏi phạm vi lãnh thổ của Thái Lan sang các nước Đông Nam á, Châu Âu và Mỹ. Khi tới Thượng Hải ông đã nhận thấy Trung Quốc có một thị trường cực rộng với dân số đông, nhu cầu của nhân dân ngày càng tăng mà ở Trung Quốc lúc này hệ thống siêu thị gần như chưa có và một ý nghĩ táo bạo đã xuất hiện trong đầu ông và ngay lập tức một hệ thống siêu thị đã được mở và ông lại thu được nhiều lợi nhuận. Qua ví dụ về nhà kinh doanh Chia Tảy ta thấy rằng: Từ một người bán rau giống Chia Tảy đã trở thành một nhà kinh doanh tầm cỡ thế giới vì trong ông đã có đầy đủ các yếu tố của một nhà kinh doanh lớn và đây cũng là một bài học cho các nhà kinh doanh của Việt Nam. Kết luận Nghệ thuật quản lý kinh doanh là việc sử dụng có hiệu quả nhất các phương pháp, các tiềm năng, các cơ hội và các khái niệm được tích lũy trong kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp. Đó là việc xem xét động tĩnh của công việc kinh doanh để chế ngự nó, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, ổn định và không ngừng phát triển có hiệu quả cao. Nói cách khác, nghệ thuật quản lý kinh doanh là tổng hợp những " bí quyết" , những " thủ đoạn " trong kinh doanh để đạt mục tiêu như mong muốn với hiệu quả cao. Nghệ thuật quản lý kinh doanh không thể tìm thấy đầy đủ trong sách báo; vì nó là bí mật kinh doanh và rất linh hoạt. Ta chỉ có thể nắm các nguyên tắc cơ bản của nó, kết hợp với quan sát tham khảo kinh nghiệm của các nhà quản lý khác để vận dụng vào điều kiện cụ thể. Vì vậy, muốn thành đạt trong kinh doanh không thể không nắm vững và ứng dụng thành thạo nghệ thuật quản lý. Trong những trường hợp cụ thể, trong các hoàn cảnh phức tạp khác nhau đòi hỏi phải ứng dụng các biện pháp linh hoạt để đạt hiệu quả quản lý như mong muốn. Tài liệu tham khảo 1. Khoa học quản lý - Trường đại học ql & kd hà nội 2. Quản lý nhân sự - Trường đại học ql & kd hà nội 3. Tập bài giảng về quản lý kinh tế - tập 1 -học viện chính trị hồ chí minh 4. Nghệ thuật quản trị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34654.doc
Tài liệu liên quan