MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Phương pháp nghiên cứu 3
B. NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ BIỂU TƯỢNG
NGHỆ THUẬT TRONG CA DAO TRỮ TÌNH VIỆT NAM 4
1.1. Khái niệm biểu tượng 4
1.1.1.Biểu tượng văn hóa 5
1.1.2. Biểu tượng văn học 7
1.1.3. Biểu tượng ngôn từ nghệ thuật 9
1.2. Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao Việt Nam 10
1.2.1.Khái niệm 10
1.2.2. Mô tip biểu tượng nghệ thuật trong ca dao 10
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU 14
2.1. Thống kê, phân loại 14
2.1.1.Thống kẻ 14
2.1.2 .Phân loại 14
2.2.Tìm hiểu nguồn gốc của việc sử dụng biểu tượng chim trong ca dao 15
2.2.1. Biểu tượng chim đã xuất hiện từ rất lâu đời trong ca dao với tư cách là sản phẩm của tín ngưỡng, quan niệm, tư duy người Việt cổ 16
2.2.2. Biểu tượng chim là sự biểu hiện sinh động hình ảnh cuộc sống đời thường của người dân lao động 18
2.2.3. Những ảnh hưởng của hệ biểu tượng chim trong thơ ca trung đại và sự dân gian hóa của ca dao Việt Nam 19
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG CHIM TRONG CA DAO VIỆT NAM 22
3.1. Sự biến đổi ý nghĩa biểu tượng chim trong ca dao(xét trong phạm vi ngôn ngữ văn học) 22
3.1.1. Những biến thể của hệ biểu tượng chim trong ca dao 23
3.1.2. Ý nghĩa của những biến thể từ ngữ trong hệ biểu tượng chim trong ca dao 25
3.1.3. Nhận xét 31
3.2. Con cò - biểu tượng nghệ thuật nổi bật của hệ biểu tượng chim 32
3.2.1. Con cò – biểu tượng cuộc sống thanh bình và tổ ấm hạnh phúc 32
3.2.3. Con cò – Biểu tượng cho người nông dân 34
3.2.4. Con cò – biểu tượng của những thói hư tật xấu trong xã hội cũ 36
CHƯƠNG 4: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HỆ BIỂU TƯỢNG CHIM TRONG CA DAO 38
4.1. Biện pháp nhân hóa 38
4.2. Biện pháp so sánh 39
4.3. Biện pháp ẩn dụ 40
4.4. Nhận xét 41
C. KẾT LUẬN 42
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4344 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu biểu tượng chim trong văn hóa dân gian, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
on người được phản ánh trong ngôn ngữ là vô hạn. Do đó việc sử dụng ngôn từ như những biểu tượng trong hoạt động sáng tác văn học nói chung và thơ ca nói riêng có thể gọi là một cách định danh mơ hồ, đòi hỏi một tư duy tưởng tượng, một cái nhìn khám phá bản thể bị che khuất. Trong văn học, cấu trúc ngôn từ của thơ ca được xem như một tổng thể các tín hiệu thẩm mỹ, trong đó vai trò quan trọng thuộc về các từ - biểu tượng với tư cách là những điểm nhấn trong tổng thể đó.
1.2. Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao Việt Nam:
Ẩn dụ và biểu tượng là hình thức nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong ca dao dân ca. Nhà nghiên cứu văn học Pháp F.Brunettiere với thuyết tiến hoá luận văn học nhấn mạnh rằng: “Chúng ta có thể thành công trong việc so sánh các tác phẩm văn học và nghệ thuật với những sáng tạo của thiên nhiên song chỉ trong ý nghĩa ngôn ngữ hoặc xã hội so sánh với sinh vật, có nghĩa là không một phút nào được quên rằng đó chỉ là sự so sánh hay phép ẩn dụ”. Như vậy, xây dựng biểu tượng được coi là một trong những thủ pháp đắc dụng để con người phát huy tính sáng tạo, tính liên tưởng bay bổng phong phú của mình tạo giá trị biểu cảm cho những lời ca.
1.2.1.Khái niệm:
Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao là những kí hiệu ngôn ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần, có khả năng biểu hiện những ý nghĩa sâu xa. Biểu tượng ca dao là những hình ảnh đã được dân gian chọn lọc trong sử dụng và được thử thách qua nhiều năm tháng, thể hiện đậm nét những đặc trưng truyền thống của folklore. Con cò, con bống, hạt mưa, ngọn đèn không tắt, tấm gương mờ..là những biểu tượng quen thuộc trong ca dao. Qua thực tế khảo sát, có thể tập hợp biểu tượng thành những nhóm khác nhau, mỗi nhóm bao gồm các biểu tượng có liên hệ gần gũi với nhau (do được tạo thành từ cùng một loại sự vật, hiện tượng). Các biểu tượng cùng nhóm được phân biệt bằng những khía cạnh, sắc thái, quan hệ khác nhau ở cái biểu đạt, dẫn đến sự khác nhau trong cái được biểu đạt, hoặc được phân biệt bởi những kết cấu sóng hợp không giống nhau từ một sự vật, hiện tượng trung tâm.
1.2.2. Mô tip biểu tượng nghệ thuật trong ca dao:
Ca dao dân ca sử dụng một số các hình tượng ẩn dụ quen thuộc của thiên nhiên đời sống hàng ngày như được khái quát hoá, trở thành các hình tượng nghệ thuật được thể hiện linh hoạt trong nhiều trường hợp, tạo ra các ẩn dụ mang nghĩa khác nhau, trong đó có thể phân chia thành biểu tượng đơn và biểu tượng sóng đôi.
Ths Đặng Diệu Trang (tạp chí văn hóa dân gian số 1, 2006) đã nhận xét: “ Trong ca dao dân ca, một số các hình tượng ẩn dụ đơn được sử dụng thường xuyên như: chim, cá, sông, trăng, cau, hoa, bèo, đào.... và các cặp sóng đôi như rồng - mây, loan - phượng, mận - đào, trúc - mai, bướm - hoa, quế - hồi, trầu - cau, lan - huệ, cá - nước... là những hình tượng có quá trình hình thành lâu dài, tồn tại độc lập, bền vững, được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp nên đã vượt qua giới hạn của khái niệm ẩn dụ và trở thành biểu tượng” và cũng có ví dụ cụ thể về biểu tương đơn và biểu tượng sóng đôi trong phạm vi nghiên cứu về các biểu tượng thiên nhiên trong ca dao như sau:
VD: Biểu tượng đơn - biểu tượng hoa:
Có thể nói, trong ca dao dân ca nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung một trong những ý nghĩa cơ bản của hoa là biểu tượng cho cái đẹp, cho thân phận người phụ nữ. Từ ý nghĩa sinh học đa dạng của loài hoa, trường liên tưởng nghệ thuật của con người được mở rộng trong sự gắn kết giữa vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, tạo nên những sáng tạo nghệ thuật mang ý nghĩa biểu tượng đặc sắc:
- Vẻ đẹp của người con gái được ví như loài hoa:
Con gái Phượng Hoàng như hoa thiên lí
Con trai thiên hạ có ý thì coi.
- Hoa tươi", "cành hoa nở đong đưa", “hoa nở giữa trời" là cô gái đang thì xuân sắc:
Ra đường thấy cánh hoa tươi
Giơ tay toan ngắt nghĩ thôi lại ngừng.
Thấy cành hoa nở đong đưa
Dang tay ra hái sợ chùa có sư.
- "Bẻ hoa", "hái hoa", "ngắt hoa" được ví von với nghĩa người con gái mất đi sự trinh trắng:
Dang tay bẻ quặt hoa quỳ
Bốn cành hoa ấy tức thì em trao.
Bởi vì ngắt nhị hoa đào
Đang tay nàng nghĩ thế nào cho xong.
- "Hoa một thì" ngầm ẩn về tuổi trẻ ngắn ngủi của người phụ nữ, về thân phận một đời hoa sớm nở tối tàn. Số phận họ nổi trôi như “bông hoa cúc biết vào tay ai":
Hoa mơ hoa mận hoa đào
Kìa bông hoa cúc biết vào tay ai.
Đàn bà như hoa một thì
Chàng mà nghĩ lại thiếp thì được ơn.
Người phụ nữ khi đã lấy chồng, bước qua thời con gái phải âm thầm chịu đựng bao nỗi cực nhọc, đắng cay, họ được ví với những hình ảnh “hoa rữa cánh", “ngọc nát hoa tàn", “hoa tàn nhị phai", “cánh hồng tan tác cánh đào tả tơi", “đầy đoạ cho vầy thân hoa", "hoa thiên lí rơi xuống lầm”:
Hay khi gió thảm mưa sầu
Cho hoa rữa cánh phai màu chàng ơi.
- Nói đến người phụ nữ, người ta nói đến cái “số hoa đào” với biết bao sự ràng buộc:
Ai ơi cái số hoa đào
Cởi ra thì khó buộc vào như không.
Biểu tượng sóng đôi: Những cặp sóng đôi được tạo nên trong sự kết hợp bền vững của những sự vật hiện tượng thiên nhiên tương đồng với nhau về phẩm chất, thuộc tính vì vậy trong ca dao dân ca nó là những hình tượng thích hợp biểu trưng cho sự hoà hợp giữa nam và nữ:
Bướm - hoa có “bướm say hoa", “bướm gần hoa", “bướm lượn vành bén hoa", “bướm chiều hoa", “hoa bướm tìm nhau", “bướm đậu vườn hoa", "bướm lượn cành phù du". Rồng - mây có “rồng tìm mây" ,“rồng gặp mây", "rồng tơ tưởng vì mây". Trúc - mai có “sum họp trúc mai", "lan huệ sánh trúc mai", "trúc với mai", “trúc nhớ mai", “miếng trầu nên trúc nên mai", “gió trúc mưa mai". Quế – hồi: “quế sánh với hồi", “quế tơ tưởng vì hồi". Trầu - cau: “trầu bám cau", “giầu tơ tưởng vì cau", “có trầu có cau", “liền giầu với một chẽ cau". Mận - đào: “mận hỏi đào”, “mận sánh với đào", “mận mận đào đào bên nhau". Cá - nước: "cá lên khỏi nước chịu khô", “nước lên cá đối ăn theo".
Cũng khảo sát trong ca dao. Nguyễn Xuân Kính đã ghi nhận 7 nhóm biểu tượng:
1. Trăng, sao, mây, gió... (hiện tượng tự nhiên)2. Có cây, hoa lá... (thế giới thực vật)3. Rồng phượng, chim muông... (thế giới động vật)4. Áo, khăn, gương, lược, mũ, giày... (các đồ dùng cá nhân)5. Chăn, chiếu, giường, mâm, bát… (các dụng cụ sinh hoạt gia đình)6. Thuyền, lưới, đó, lờ, gàu…các công cụ sản xuất)7. Nhà, đình, cầu… (các công trình kiến trúc)
Trong đó, ba nhóm đầu là những biểu tượng thuộc thế giới các hiện tượng thiên nhiên, tự nhiên; bốn nhóm sau là những biểu tượng của thế giới nhân tạo.
Những cách phân loại trên đều đã cho thấy diện mạo phong phú của biểu tượng trong ca dao, và nó có khả năng bao hàm được hầu hết các biểu tượng. Mỗi một hình ảnh trong cuộc sống đều có sự hóa thân kì diệu của nó. Nói đến nghệ thuật, không thể nói đến một thế giới nguyên sơ thô ráp hiển hiện mà phải giống như một nhà khai thác quặng quý đi tìm cái cốt lõi tinh túy, cái thế giới của sự hóa thân, nâng nó lên thành đỉnh cao của tâm hồn con người và vạn vật.
Văn chương không nằm ngoài vòng quay ấy, để biểu hiện một hình tượng nghệ thuật, văn chương cần đến những biểu tượng của hình tượng đó. Văn học viết và văn học dân gian đều chất chứa vô vàn biểu tượng khác nhau, trong đó hệ biểu tượng chim thuộc bộ phận biểu tượng thế giới động vật, thế giới tự nhiên có đóng góp như một nhiều hình ảnh gợi cảm, nhiều ý nghĩa khái quát và sâu xa, góp phần tạo nên một thế giới nghệ thuật phong phú trong thơ ca dân tộc.
CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Thống kê, phân loại:
2.1.1.Thống kẻ:
Phạm vi khảo sát: Cuốn “ Tục ngữ ca dao Việt Nam” (Vũ Trọng Phan)
Đối tượng khảo sát: Hình ảnh chim nói chung và các loài chim xuất hiện trong ca dao (Không phải các loài chim được gắn liền với các đồ dùng sinh hoạt hay các vật chất cụ thể như: Hình ảnh phòng loan, gối phượng, gót loan…)
Con số thống kê:
Số lượng khảo sát
1350 câu
100%
Số câu xuất hiện biểu tượng chim
(hơn) 100 câu
7,40 %
Số lần xuất hiện: khoảng 180 lần
Kiểu loài: hơn 20 loại chim các loại
Điều đó cho thấy biểu tượng chim xuất hiện trong ca dao với một tần số cao. Cùng với các biểu tượng khác trong ca dao, nhóm biểu tượng chim cũng mang giá trị thẩm mỹ rõ rệt. Bên cạnh những lần xuất hiện với lớp nghĩa đen thuần túy, trong nhiều trường hợp, các loài chim còn được dân gian khoác cho lớp nghĩa biểu tượng.
2.1.2 .Phân loại:
Biểu tượng là hình thức nhận thức cảm tính nên khó có thể có một cách phân loại biểu tượng khoa học và tuyệt đối. Xét một cách tương đối, biểu tượng chim có thể được phân loại một cách cụ thể theo những cách sau:
Theo hình thức biểu tượng và kiểu loài:
Biểu tượng đơn
Biểu tượng sóng đôi
Cò, nhạn, cuốc, quyên, vạc, hạc, công, quạ, sáo, đa đa, én, bồ câu (chim cu), oanh, chiền chiện, chèo bẻo, phượng hoàng, chim Việt…
Cuốc – quyên
Loan – phượng
…
Theo màu sắc:
Nhiều nhất là hình ảnh chim xanh, ngoài ra còn nhiều hình ảnh chim hồng, chim trắng.
Theo đặc điểm hoạt động và sinh sống:
Chim kêu, chim rừng, chim bay, chim lạc bầy, chim đỗ, chim đậu, chim về núi, chim xa tổ, chim nhớ tổ, chim vào lồng, chim non…đặc biệt có biểu tượng: “chim khôn”
Theo ý nghĩa biểu tượng:
- Biểu tượng cho quê hương và cuộc sống ấm no, thanh bình, trù phú(đàn cò, đàn chim, cánh cò, bồ câu, chiền chiện, chim Việt…)
- Biểu tượng của tình yêu - sự sum họp - hạnh phúc lứa đôi(loan phượng, chim quyên, đàn cò)
- Biểu tượng cho con người: Người nông dân, người con trai, người con gái, trẻ nhỏ(con cò, vạc, hạc, sáo, quạ, công, chim xanh)
- Biểu tượng cho những thói hư tật xấu trong xã hội (cò, quạ, bìm bịp, tu hú…)
- Biểu tượng cho ước mơ khát vọng của con người (bồ câu. Phượng hoàng, én, nhạn…)
Ngoài ra có thể phân loại theo những biến thể biểu tượng, phần
này sẽ được tập trung trình bày trong chương III.
2.1.3. Nhận xét:
Qua việc thống kê, phân loại ta thấy hệ biểu tượng chim được sử dụng rất nhiều trong ca dao, đặc biệt là các loài chim đồng nội, gần gũi với đời sống của người dân Việt Nam. Những điều này có liên quan đến tư duy cổ xưa của nhân dân ta. Ngoài ra các biểu tượng ước lệ như: loan, phượng, chim Việt…cho thấy sự ảnh hưởng của văn học Trung đại trong văn học dân gian. Chính vì thế khi khảo sát biểu tượng chim trước hết phải đi từ nguồn gốc, tìm hiểu nguyên nhân của việc sử dụng hệ biểu tượng chim trong ca dao.
2.2.Tìm hiểu nguồn gốc của việc sử dụng biểu tượng chim trong ca dao:
Kết quả thống kê phân loại cho thấy hệ thống biểu tượng chim trong ca dao không chỉ xuất hiện với số lượng khá lớn mà còn có ý nghĩa rất đa dạng phong phú. Để lý giải điều này có thể xuất phát từ đặc trưng đối tượng của nghệ thuật, đồng thời trên cơ sở mối liên hệ với lối tư duy, tín ngưỡng, tôn giáo (đời sống văn hóa nói chung) của người xưa.
2.2.1. Biểu tượng chim đã xuất hiện từ rất lâu đời trong ca dao với tư cách là sản phẩm của tín ngưỡng, quan niệm, tư duy người Việt cổ.
“Thực tiễn sản xuất, sinh hoạt và chiến đấu của nhân dân ta thời nguyên thủy đã được phản ánh vào lĩnh vực tinh thần theo một thế giới quan đậm màu sắc linh luận. Và tôtem giáo đã nảy sinh từ đấy” (văn học dân gian Việt Nam – Đinh Gia Khánh).
Trước các hiện tượng tự nhiên vĩ đại và bí hiểm, người dân thời nguyên thủy rất tôn sùng thiên nhiên, họ thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên, có xu hướng muốn gần gũi, tạo mối quan hệ ruột rà giữa con người với tự nhiên. Vì thế mà nảy sinh quan niệm về “ Vật tổ”.Người Việt có câu: Nhất điểu, nhị xà, tam ngư, tứ tượng. Chim, rắn, cá sấu là những loài vật phổ biến nhất trong vùng sông nước nên được sùng bái hàng đầu. Theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc họ “ Hồng Bàng” và là “ giống Rồng Tiên” (Thành ngữ “ con Hồng cháu Lạc, con Rồng cháu Tiên) . Hồng Bàng nghĩa là loài chim nước lớn (chữ hồng ghép với chữ giang là sông nước, và chữ điểu là chim, bang là lớn). Tiên Rồng là một cặp đôi vật tổ theo lối triết lí âm dương, trong đó Tiên được trừu tượng hóa bằng giống chim, cho nên mới có truyền thuyết mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng.
Nếu người Kinh cho rằng quả trứng là kết quả của cuộc hôn phối cạn – nước (chim – rắn) thì trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước, người Mường quan niệm Trứng Điếng là trứng giống, trứng nòi, trứng đẻ ra con người, là một trong hàng trăm nghìn trứng do chim Ây cái Ứa đẻ ra, cách đẻ ấy cũng mang tầm vũ trụ thần thiêng đặc biệt:
Cà rầm Trứng Điếng đẻ Đá Cài
Cà rài Trứng Điếng đẻ ra Đá Cần
Giữa đêm đẻ Dạ Kịt
Đẻ ra nhộn nhịp các tiếng
Nhỏ nhẻ tiếng Đáo (Kinh)
Nháo nhác tiếng Ngô, tiếng Lào
Lao nhao tiếng Mọi (Mường)
Như vậy trong tư duy của người cổ xưa, con chim đã là loài vật thiêng liêng, quan trọng trong cuộc sống của con người. Là nguồn gốc, cha mẹ loài người..Chính vì thế mà chim được thờ nhiều trong đền chùa, và biểu tượng chim xuất hiện trong kiến trúc điêu khắc, hội họa, nghệ thuật:
Một trong bốn con vật linh thiêng (tứ linh) của người phương Đông là chim Phượng được thờ trong đình chùa. Tranh tượng hạc và công được xem như biểu tượng của trường thọ, niềm vui, may mắn và hạnh phúc lứa đôi. Chim hạc còn được coi là con vật đưa linh hồn người vào thế giới bên kia " cưỡi hạc quy tiên". Trong những điệu nhảy tôn giáo hiện vẫn còn tồn tại trong đời sống của các dân tộc VN, ta cũng thấy các vũ điệu chim. Tượng chim khá phổ biến trong các trang trí đình chùa, ví dụ như chùa Phật Tích(Bắc Ninh) xây dựng vào thế kỷ XI, trên các cột đá chạm ta thấy có hình đầu người mình chim. Trong các chùa Kh'mer ở Nam Bộ, người ta thờ tượng chim thần Maha Krút, còn ở các chùa Chăm ở miền Trung thờ chim thần Garuda(là một vị thần đầu chim mình người). Hoạ tiết ưa thích nhất của người Việt cổ cũng là các loài chim. Trên các di chỉ khảo cổ tìm được ở các niên đại từ khoảng 2000 đến 4000 năm trước, chúng ta đều thấy có các hình chim. Trên các trống đồng, thạp đồng hay đồ gốm sứ của các di chỉ Đồng Đậu(Vĩnh Phú), Đình Tràng(Hà Nội), Đông Sơn(Thanh Hoá), Miếu Môn(Hà Tây) thường có hình chim Lạc.
Văn học dân gian với tư cách là sản phẩm của văn hóa tinh thần và tư duy của người dân từ buổi sơ khai của lịch sử loài người đến nay, nên biểu tượng chim đã xuất hiện từ rất lâu đời trong ca dao, phản ánh con người và thế giới tự nhiên xã hội bên ngoài con người: chim được nhân cách hoá để thể hiện mọi mặt của cuộc sống, từ cái thiện đến cái ác, từ phản diện đến chính diện (những con chim tốt giúp người như trong chuyện "Cây khế", "Tấm Cám" đến chim độc ác hại người trong chuyện"Thạch Sanh"... ) Người Việt xưa có óc quan sát rất tinh tế nên trong kho tàng truyện cổ tích VN đã có nhiều lời giải thích dí dỏm về nguồn gốc và tập tính của các loài chim như"sự tích chim tu hú", "sự tích chim bắt cô trói cột", "sự tích chim thù thì", "gà mượn mào vịt"…
Trong văn học dân gian của các dân tộc thiểu số, hình ảnh chim cũng xuất hiển rất nhiều. Người Thái triết lý:"Đời người như ngựa chạy, làm ăn như én bay". Trong dân ca của các dân tộc Tây Nguyên, điển hình là trường ca Đan Sam nổi tiếng ta có thể gặp hình ảnh cánh chim được lặp đi lặp lại như biểu tượng của lòng dũng cảm, tính trung thực và của tự do...
Hơn nữa, trong thực tế, nhân dân ta xưa chịu ảnh hưởng của quan niệm‘Vạn vật hữu linh”. Chính vì thế mà hình ảnh chim trong ca cao trở nên rất sinh động và có hồn. Chúng được miêu tả trong sự vận động, đối xứng với sự vận động của con người. Trong mỗi câu ca dao, chim luôn nằm trong mối quan hệ thẩm mĩ với con người, làm tăng thêm sự biểu đạt cảm xúc của chủ thể. Quan trọng, chủ thể ở đây không phải là cái riêng, cái đơn nhất mà là tiếng chung cho cả cộng đồng, thể hiện tình cảm, tâm trạng, thế giới tinh thần của nhân dân, dân tộc.
2.2.2. Biểu tượng chim là sự biểu hiện sinh động hình ảnh cuộc sống đời thường của người dân lao động:
Điều làm nên sức sống của văn học dân gian là ở chỗ văn học dân gian nẩy mầm phát triển giữa cuộc sống hàng ngày: “ Nghệ thuật là cuộc sống” và “ cuộc sống cũng là nghệ thuật”. Tính chất của hình ảnh chim trong thực tế cũng là nguyên nhân của việc sử dụng hệ biểu tượng chim trong ca dao. Đất nước Việt Nam là một đất nước giàu có về tài nguyên thiên nhiên, dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu hòa bình. Nhắc đến tên mỗi làng quê Việt Nam, người ta nghĩ ngay đến hình cảnh những cánh chim sải cánh trong bầu trời xanh thanh bình. Đó cũng là lí do khiến hình ảnh trong ca dao có phần nhiều hình ảnh những cánh chim gần gũi thân thuộc với không gian làng quê. Với bản chất tâm hồn giàu có phong phú và nhạy bén, nhân dân luôn mở rộng đón nhận những âm vang của cuộc sống, đó là động lực thúc đẩy họ sáng tạo và xây dựng một hệ biểu tượng chim sinh động trong ca dao.
Đối với họ, loài chim cũng mang chức năng thẩm mỹ cao cả, hình ảnh chim trong đời sống là loài vật được tạo hóa ban tặng cho những vẻ đẹp riêng. Chúng là những loài vật ngày đêm vất vả vì kiếm sống (cò, vạc,…), lại là những con vật tự do bay lượn phóng khoáng trong không trung (nhạn, én…), có lúc hát ca líu lo, tụ tập thành đàn, có lúc lẻ loi một mình. Chính vì thế mà chim không còn là loài vật vô tri, mà là biểu tượng của con người, là tâm sự, ước mơ, khát vọng ngàn đời của nhân dân và dân tộc.
Tất cả những điều ấy làm cho ca dao trữ tình Việt Nam có thêm những sắc màu mới mẻ, sinh động, qua đó người đọc cảm nhận được chân thực hiện thực xã hội của dân tộc, của lịch sử, và thái độ thẩm mỹ của con người Việt Nam.
2.2.3. Những ảnh hưởng của hệ biểu tượng chim trong thơ ca trung đại và sự dân gian hóa của ca dao Việt Nam:
Ca dao dân ca không chỉ chịu ảnh hưởng sâu sắc của đời sống con người mà còn mang một số đặc điểm phong cách của thơ ca trung đại. Và việc sử dụng biểu tượng chim trong ca dao trữ tình Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng rát nhiều của điển tích điển cố văn học trung đại Trung Hoa và Việt Nam. Những biểu tượng như: Loan, phượng, hạc, nhạn, chim xanh - vườn hồng, đàn chim bay…được sử dụng trong ca dao cũng là những biểu tượng quen thuộc trong ca dao Việt Nam.
Mỗi loài chim trong văn học trung đại đểu được sử dụng như những mô tip ước lệ nghệ thuật. Khi nghiên cứu thi pháp thơ Đường, F. Cheng nhận xét: “ Hình ảnh chim phượng hoàng, chim siêu phàm tượng trưng cho sự phối ngầu và tính chất diệu kì của cuộc sống..” và “ hình ảnh chim hạc – cốt cách thanh cao của các bậc ẩn sĩ”: Loài hạc là một biểu tượng của Đạo giáo. Loài chim này với dáng vẻ thanh cao, mình phủ lớp lông tuyết trắng xóa là biểu tượng của sự trường thọ và cốt cách cao quý của con người theo quan niệm phương Đông (Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới) đã được biểu hiện thần diệu và đẹp đẽ trong thơ Lý Bạch:
Quần điểu bích ma trận
Tiêu dao bất kế niên
Bát vân tầm cổ đạo
Ỷ thụ thính lưu truyền
Hoa noãn thanh ngưu ngọa
Tùng cao bạch hạc niên …
Dịch nghĩa:
Núi lô nhô xanh biếc ngút trời
Trong chơi không cần kế năm
Vén mây tìm con đường cũ
Dựa cây nghe tiếng suối chảy
Trầu xanh nằm dưới bóng hia ấm áp
Hạc trắng ngự trên cành thông cheo leo
Lê Nguyễn Lưu dịch
Những hình ảnh ước lệ ấy đi vào ca dao lặp đi lặp lại như một cách nói quen thuộc trong ca dao. Biểu tượng xuất hiện nhiều nhất là loan phượng. Trong thơ ca cổ, loan phượng là cặp đôi biểu tượng cho cuộc tình lý tưởng giữa tài tử văn nhân, thì trong ca dao là biểu tượng của khát vọng tình yêu, niềm hạnh phúc sum vầy giữa chàng trai nông dân và cô thôn nữ. Biểu tượng chim hạc tượng trưng cho sự cao quý thanh tao của người quân tử theo đúng mỹ học phong kiến, thì trong ca dao lại tượng trưng cho hình ảnh đẹp của con người, trong đó có người phụ nữ.
Biểu tượng chim quyên trong ca dao (vd: Càng trưa càng nắng càng nồng / chim quyên thơ thẩn vườn hồng chờ ai) cũng có nguồn gốc từ điển tích Trung Hoa: Đỗ quyên là tên của một giống chim, còn gọi là chim Đỗ Vũ, Tử Quyên. Tương truyền, vua nước Thục (Thục Đế) tên là Đỗ Vũ, quyến rũ vợ của một người bề tôi là Biết Linh. Biết Linh bắt được, buộc Thục Đế nhường ngôi cho mình và dẫn vợ Biết Linh đi để sống cho trọn mối tình với người đẹp. Nhưng thảm cho Thục Đế, người đẹp bỏ Thục Đế trở về với Biết Linh. Thục Đế buồn tủi, nhớ ngai vàng, nhớ người đẹp, đành chịu chết trong rừng, hóa thành con chim Đỗ Quyên, ngày đêm kêu quốc quốc não nuột, như hồn Thục Đế kêu than nhớ tiếc ngai vàng, oán giận người yêu.
Hay biểu tượng chim Việt (vd: Sao thầy mẹ chẳng thương kẻ đào tơ liễu yếu / Để cho ngựa hồ chim Việt / chim Việt đủ đôi / chim vượt đôi nơi ) cũng xuất phát từ câu thơ chữ Hán “ Việt điểu sào Nam chi, Hồ mã tê Bắc phong” (Con chim Việt làm tổ ở cành cây phía Nam, con ngựa Hồ quê phương Bắc hí mỗi khi gió Bắc thổi)
Những biểu tượng chim có nguồn gốc từ Nho giáo, Đạo giáo và những hình ảnh biểu tượng có tính ước lệ đi vào trong ca dao qua sự dân gian hóa đã làm giàu có thêm hình ảnh nghệ thuật của thơ ca dân gian, bên cạnh đó làm cho ca dao vừa mang phong cách ngôn ngữ của văn chương bác học vừa mang đậm hồn dân tộc, chan chứa hình ảnh làng quê Việt Nam.
CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG CHIM
TRONG CA DAO VIỆT NAM
3.1. Sự biến đổi ý nghĩa biểu tượng chim trong ca dao(xét trong phạm vi ngôn ngữ văn học):
Bàn về mối quan hệ giữa hai mặt của biểu tượng(cái biểu trưng và cái được biểu trưng), Tz. Todorow đã chỉ rõ: “ Một cái biểu đạt giúp ta nhận thức được nhiều cái biểu đạt hoặc đơn giản hơn…cái được biểu đạt dồi dào hơn cái biểu đạt”, đây chính là sự ứ tràn nội dung ra ngoài dạng biểu đạt của nó”. Sự chuyển hóa từ tầng nghĩa biểu trưng này đến tầng nghĩa biểu trưng khác, sự xếp chồng của những lớp nghĩa biểu trưng là một hiện tượng tất yếu trong quá trình biến đổi ý nghĩa biểu tượng.
Sự biến đổi ý nghĩa của biểu tượng trước hết diễn ra trong quá trình chuyển hóa từ bình diện văn hóa(biểu tượng văn hóa) vào bình diện chủ thể (biểu tượng nghệ thuật). Mỗi biến thể trong từng loại hình nghệ thuật, từng tác phẩm cụ thể do sự chi phối của đặc điểm hình thức, chất liệu, mục đích của chủ thể sáng tạo, lại có thể nảy sinh các biến thể ý nghĩa phong phú trên cơ sở những mẫu số chung sẵn có trong đời sống văn hóa cộng đồng. Trong phạm vi ngôn ngữ văn hóa và văn học, sự biến đổi ý nghĩa biểu tượng không thể tách rời ngữ cảnh, điều này cũng nằm trong quy luật biến đổi nghĩa của các từ ngữ “ Một trong những biến đổi ngữ nghĩa là việc nghĩa cũ đẻ ra nghĩa mới trong ngữ cảnh cụ thể nào đó..
(Chafe W.L. Ý nghĩa và cấu trúc ngôn ngữ). Quan niệm của S.Ullmann tiếp tục làm rõ: Kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố nhận thức, tình cảm – ý chí, biểu cảm trong những cảnh huống ngữ nghĩa sản sinh ra kết quả là sự biến đổi nội dung khái niệm của từ - biểu tượng (word – symbols). Sự biến đổi ấy được minh chứng cụ thể qua sự xuất hiện của cách dạng biến thể của hệ biểu tượng, và sự nảy sinh các ý nghĩa liên hội, nói cách khác là sự xuất hiện “ trường liên tưởng”.
3.1.1. Những biến thể của hệ biểu tượng chim trong ca dao:
Trên cơ sở khảo sát hệ biểu tượng nghệ thuật nói chung và trang phục trong ca dao Việt Nam nói riêng, Ts Nguyễn Thị Ngân Hoa (tạp chí văn học số 10 – 2006) đã đưa ra mô hình tóm tắt quá trình xuất hiện các biến thể từ một biểu tượng nghệ thuật và ta có thể trình bày cụ thể như:
Từ - biểu tượng
Các biến thể từ ngữ
(Hiện thực hóa quan hệ sản sinh từ mẫu gốc đến hệ biểu tượng)
Phân hóa Chi tiết hóa Tương đồng Tương phản
Giữa các yếu tố phân hóa và chi tiết hóa tồn tại trên cơ sở tương phản về nghĩa
Giữa các yếu tố phân hóa và chi tiết hóa có quan hệ tương đồng về nghĩa
Một yếu tố trong hệ thống tiếp tục triển khai thành các yếu tố thuộc cấp độ nhỏ hơn
Yếu tố trung tâm triển khai thành các yếu tố cùng cấp độ nhưng không hoàn toàn đồng nhất
Biến thể kết hợp
(Hiện thực hóa quan hệ sản sinh từ bình diện văn hóa đến bình diện chủ thể)
Tương tác Cộng hưởng
(Biến đổi sắc thái ý nghĩa) (Nảy sinh nghĩa mới)
Từ yếu tố gốc nảy sinh biến thể kết hợp theo quan hệ kế cận hay tương đồng về cả nghĩa và tên gọi
Những nghĩa mới của từ biểu tượng nảy sinh biến thể kết hợp theo quan hệ tương đồng về nghĩa và tên gọi
Từ đó, những biến thể của hệ biểu tượng chim có thể được trình bày như sau:
Chim (yếu tố trung tâm)
Các biến thể từ ngữ
Phân hóa Chi tiết hóa Tương đồng Tương phản
Cò, nhạn, cuốc, quyên, vạc, hạc, công, quạ, sáo, đa đa, én, bồ câu (chim cu), oanh, chiền chiện, chèo bẻo…
Chim xanh, chim hồng, chim non, chim nhỏ.
Phượng hoàng- quạ khoang, phượng hoàng- gà…
Thân…,cánh…, đàn…, đàn…,
Chim kêu, chim tha mồi, chim chuyền,chim đậu,chim bay, chim lạc bầy, chim đỗ, chim đậu, chim về núi, chim xa tổ, chim nhớ tổ, chim vào lồng…
Chim cuốc – quyên, chim đa đa- nhánh đa đa, chim hồng - lưới hồng, chim chậu – cá lồng, loan – phượng, én – nhạn..
Biến thể kết hợp
Tương tác Cộng hưởng
Cò, nhạn, cuốc, quyên, loan phượng, vạc, hạc, công, quạ, sáo, đa đa, én…
Thân…,cánh…, đàn…, đàn…,
Chim kêu, chim tha mồi, chim chuyền,chim đậu,chim bay…
Bầu trời, mây, lưới, tổ, thiên nhiên,…
Khả năng biến đổi ý nghĩa là điều kiện bắt buộc cho sự tồn tại của biểu tượng. Biểu tượng ngôn ngữ nghệ thuật có mối quan hệ mang tính trung gian, liên thông và thẩm thấu tất cả các cấp độ khác, và cũng có quan hệ nội tại, đó là sự liên thông và thẩm thấu giữa những đặc điểm của cái biểu trưng và những giá trị tiềm ẩn của cái được biểu trưng, điều đó là nên sức mạnh gợi mở của ngôn ngữ thơ ca. Ngoài những mối quan hệ trên, còn có mối quan hệ mang tính cấp độ giữa các yếu tố: Mẫu gốc, biểu tượng, hình tượng, hình ảnh và tín hiệu thẩm mỹ. Chính vì thế để tìm hiểu đặc điểm ý nghĩa hệ biểu tượng chim trong ca dao, ta phải dựa trên tính đa nghĩa của những biến thể của biểu tượng qua tác phẩm ca dao cụ thể.
3.1.2. Ý nghĩa của những biến thể từ ngữ trong hệ biểu tượng chim trong ca dao:
- Những biến thể được phân hóa:
Dựa trên những hình ảnh thực của tự nhiên, người dân lao động Việt Nam quan sát, lý giải và nhận thức để thành những biểu tượng cho con người và những mối quan hệ của con người trong xã hội:
Biểu tượng chim quyên: là loài chim xuất hiện dưới dạng đôi cặp, sự xuất hiện đó đánh thức trong lòng người nỗi khát khao tìm cho mình tri ân, tri kỉ nên là biểu tượng của người con trai, con gái đang yêu:
Chim quyên lăng líu cành dâu
Đêm nằm thăm thẳm canh thâu nhớ chàng
Chim quyên láo liếng đường cày
Tình thâm nghĩa nặng mấy ngày lại xa
Hai ta như cặp chim quyên
Dầu khô dầu héo cùng chuyền trên cây
Khát thời uống nước bóng cây
Đói ăn bông cỏ, thiếp đây vẫn chờ
Đôi lúc chim quyên hóa thân vào chàng trai láu lỉnh, nghịch ngợm, mang trong đầu một dụng ý không "sáng sủa". Việc hóa thân của chim quyên vào hành động chàng trai làm sắc thái biểu thị chim quyên thêm sinh động, đa nghĩa:
Chim quyên bay đỗ nhành giao
Giả đò lơ láo kiếm sâu đỡ lòng
Lạy trời cho gió nổi giông
Cho người thục nữ mủi lòng ngủ say
Biểu tượng chim bồ câu (chim cu): là giống chim hiền, ăn sâu bọ, các thứ hạt, trái cây. Bồ câu tượng trưng cho phe chủ hòa. Chim cu là tượng trưng cho hòa bình:
Mù u ba lá mù u Vợ chồng cãi lộn, con cu giải hòa.
Hay tượng trưng cho sự thanh bình yên ả:
Bồ câu bay thấp bay vào
Bay ra cửa phủ bay vào nhà kho.
Biểu tượng chim én, nhạn: Là loài chim di cư nên thể hiện nỗi nhớ,niềm hi vọng, và sự đưa tin:
Từ khi ăn phải miếng trầu
Miếng ăn môi đỏ dạ sầu tương tư
Vì người nên phải viết thư
Nhờ con chim nhạn đưa thư cho người
Viết thư cho én bay về
Hoa may én ngậm lời thể cho ta
Việt thư cho én đưa qua
Cho nhạn đưa tới mẹ cha sinh thành
Đặc biệt, trong ca dao có những biểu tượng độc đáo và xuất hiện lặp đi lặp lại là chim khôn và chim xanh, là những biểu tượng được con người cách điệu hóa, nhân cách hóa.
Biểu tượng chim xanh: Gọi là chim xanh để đồng hóa con chim với không gian của nó. Màu xanh của sông biển, rừng núi, ruộng đồng, bầu trời, tượng trưng cho vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người con gái:
Ước gì em là con chim xanhÐậu trên vành nón để anh được gần.
Chim xanh ăn trái xoài xanh
Ăn no tắm mát lên cành nghỉ ngơi
Nghỉ rồi hồi vế hôm qua
Chờ trăng trăng lặn chờ hoa hoa tàn
Đầu làng có con chim xanh
Bay về Nam ngạn đón anh bắc cầu
Biểu tượng chim khôn: tính chất”khôn” của con chim là để nói lên quan niệm nhân sinh và quan niệm thẩm mỹ của người xưa.Đó là vẻ đẹp của người con gái:
Chim khôn nói tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
Người xưa quan niệm giọng nói thể hiện tính cách con người, và có tâm lý chung là thích những gì dịu nhẹ, ôn hòa. Chính vì thế giọng nói dịu dàng là kết quả của một đức tính tốt đẹp. Bên cạnh đó lại có những quan niệm chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến:
Chim khôn lụa nhánh chọn cành
Gái khôn lựa chốn trai lành gửi thân
Chim khôn đậu nóc nhà quan
Trai khôn tìm vợ gái khôn tìm chồng
Chim khôn lánh bẫy lánh đò
Người khôn lánh chỗ ô đồ mới thôi....
“Chim”ở đây đã được đặt trong nhiều mối dây liên hệ phức tạp như chính bản thân chúng khi tồn tại trong đời sống tự nhiên. Từ cách làm này, dân gian đã tinh tế phát hiện ra những nét tương đồng giữa thế giới các loài hoa và thế giới con người, từ đó tương ứng cho nó những ý nghĩa biểu tượng cho thế giới con người. Thế giới con người phức tạp phong phú nên những hình ảnh biểu tượng cũng vô cùng phong phú đa dạng. Bên cạnh đó, cái làm nên sự đa dạng cho ý nghĩa biểu tượng chim còn là nhờ con mắt nhìn chi tiết, cụ thể, sắc bén theo đặc điểm hoạt động cũng như bộ phận cơ thể của loài vật này.
- Những biến thể được chi tiết hóa:
Chim biểu trưng cho con người sống giữa cuộc đời rộng lớn, đầy biến động.Chính vì thể mà hình ảnh cánh chim, chim bay có sức biểu cảm cao. Trong đó, cánh chim luôn là biểu tượng của sự tự do và của mơ ước lớn lao của con người:
Ước gì có cánh như chim
Bay cao bay liệng để tìm người thương
Chim bay mỏi cánh chim ngơi
Đố ai bắt được chim trời mới ngoan
Đồng tháp mười cò bay thẳng cánh
Nước tháp mười long lánh cá tôm
Hình ảnh con chim, con cò bay thành đàn giúp người dân liên tưởng đến cuộc sống gắn bó, sự sum họp, tổ chức cộng đồng, sự gắn kết bền vững giữa người với người:
Một đàn cò trắng bay quanh
Để em ôm bóng trăng tà năm canh
Tìm bể cạn thấy đàn chim bay
Tìm em bảy tám hôm nay
Bắt con chim nhạn bỏ đàn chim bay.
Ước gì được nắm cổ tay,
Thiếp thì làm vợ, chàng nay làm chồng
Ai làm lở bể rung ngàn
Cho tổ cá vỡ cho đàn chim bay
Đàn cò, đàn chim còn là biểu tượng cho cuộc sống thanh bình trù phú:
Một đàn cò trắng bay tung
Bên nam bên nữ ta cùng hát lên
Khác với hình ảnh đàn chim, cánh chim, hình ảnh bong chim lại gợi sự nhỏ bé, yếu ớt:
Than ôi tăm cá bóng chim
Biết đâu đường lối mà tìm hỡi ai.
Chim mang giá trị ngữ nghĩa cố định qua các hình ảnh ẩn dụ chim gặp tổ, chim bén tổ biểu đạt sự sum họp, hạnh phúc lứa đôi:
Gặp đây như vợ như chồng
Như chim gặp tổ như rồng gặp mây.
"Chim vào lồng" ngầm ẩn về người con gái đã bị ràng buộc bởi hôn nhân:
Bây giờ vợ mới gặp chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
"Chim mắc lưới", "chim mắc bẫy" tạo liên tưởng về sự bén duyên, gặp gỡ trao duyên:
Chim khôn mắc phải lưới hồng
Ai mà gỡ được đền công lạng vàng.
Mình về nơi ấy ớ cô mình ơi
Con chim mắc bẫy thì vui thế nào?
"Chim lẻ bạn", "chim lạc đàn" là cảm xúc cô đơn, lẻ loi, lạc lõng trong cuộc đời:
Ở nhà em mới ra đây
Bồ câu lẻ bạn chim bay lạc đàn.
Ðôi ta chẳng được sum vầyKhác nào cánh nhạn lạc bầy kêu sương
Những biến thể được nảy sinh nhờ sự chi tiết hóa những hoạt động của hình ảnh chim. Nhờ vào các biến thể này, biểu tượng không bị khô cứng, sáo mòn mà luôn được biến đổi một cách linh hoạt sinh động, đem lại cho biểu tượng sự tươi mới, đa dạng.
Từ hình ảnh chim cụ thể trong đời sống cho đến những chim biểu tượng trong ca dao là cả một quá trình quan sát, trải nghiệm, tích lũy … lâu dài của dân gian. Để thể hiện nghĩa biểu tượng, hoa được đặt trong nhiều mối quan hệ, nhiều khía cạnh, trong đó có mối quan hệ tương đồng và tương phản,
- Biến thể có quan hệ tương đồng:
Những biểu tượng tương đồng thường có điểm chung về mặt từ ngữ, hình ảnh, nên có lúc có chung một ý nghĩa biểu tượng.Chẳng hạn, cặp biểu trưng "cá chậu - chim lồng" biểu trưng cho cảnh tù túng, bị bó buộc, lệ thuộc của con người:
Từ ngày em bước qua sông Cá chậu chim lồng mấy thuở gặp nhauGặp nhau rồi lại quên chàoQuên chào vì bởi ngọt ngào ngày xưa
Những biểu tượng trên thường là biểu tượng sóng đôi, gắn liền với hạnh phúc lứa đôi hoặc bày tỏ tâm trạng của những người đang yêu.
Chim đa đa đậu nhánh đa đa
Mãn mùa đa lại nhảy qua cây khế
Chim huỳnh nó đỗ vườn quỳnh
Đủ long đủ cánh nó vùng nó bay
Chim khôn mắc phải lưới hồng
Hễ ai gỡ được đền công lạng vàng
Ai làm cho bướm lìa hoaCho chim xanh, nở bay qua vườn hồng
Đặc sắc nhất là cặp biểu tượng loan phượng xuất hiện nhiều lần trong ca dao về tình yêu lứa đôi. Nói như F.Cheng, nó là một “ kiểu động vật được phú cho quyền lực màu nhiệm”. Đó là quyền lực của sự gắn kết, như chất keo dính của hai người yêu nhau. Phượng hoàng tự bao giờ đã là chứng nhân của tình yêu, của mơ ước khát vọng hạnh phúc:
Đôi duyên ta như loan với phượng
Nỗi lòng nào để phượng lìa cây
Gió xem một chuyện phong tình
Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta
Có lúc, loan phượng hiện lên tha thiết mãnh liệt qua lời người con trai:
Ước gì anh được vô phòng
Loan ôm lấy phượng, phượng bồng lấy loan
- Biến thể có quan hệ tương phản:
Nhân dân cũng thường có cái nhìn đối lập giữa hai sự vật, hiện tượng để từ đó lên tiếng khẳng định hoặc phủ nhận một đối tượng trong đó:
Trên rừng ba mươi sáu thứ chim
Thiếu gì loan phượng đi tìm quạ khoang
Quạ khoang có của có công
Tuy rằng loan phượng nhưng không có gì
Loan phượng là loài chim đẹp đẽ, đối lập với quạ khoang là con vật xấu xí bẩn thỉu, thế nhưng nhân dân lại lên tiếng bảo vệ quạ khoang còn phê phán loan phượng chỉ là thứ đồ chơi rỗng tuếch. Từ đối lập giữa hai loài vật, quan điểm nhân sinh về sự đối lập giữa hình thức – nội dung, cái xấu – cái đẹp, cái thiện – cái ác cũng được hiện rõ.
3.1.3. Nhận xét:
Giữa biểu tượng và những biến thể của nó luôn có một mối quan hệ nhất định. Bản thân sự vật tự nó chưa mang ý nghĩa biểu tượng. Ý nghĩa này chỉ có khi con người khoác lên cho nó dựa trên những mối liên hệ mật thiết với tên gọi, hình dáng, thuộc tính, phẩm chất nào đó của sự vật. Điều này cũng có nghĩa là ở một sự vật có thể tồn tại nhiều khía cạnh, phương diện có khả năng khơi gợi những liên tưởng thơ ca. Khi xây dựng biểu tượng chim, nghệ nhân dân gian đã qua sự chọn lựa, sàng lọc từ sự vật một hoặc một số khả năng gợi liên tưởng nào đó, tạo ra cho sự vật những ý nghĩa mới. Những nét nghĩa này được sử dụng nhiều lần, được tập thể công nhận và trở một thứ phản xạ được xây dựng bằng thói quen, bằng quy ước văn hóa của cộng đồng. Do đó, sự phong phú của những biến thể của biểu tượng chim đã cho thấy sự phong phú của đời sống tâm hồn cũng như trí tưởng tượng của cha ông ta xưa. Quan trọng hơn cả, qua việc sử dụng biểu tượng chim trong ca dao trữ tình, nhân dân đã có thể bày tỏ cùng nhau những tình cảm yêu quê hương, yêu gia đình, bạn bè, người yêu…Và qua những lời lẽ giản dị ấy, ca dao còn là sự gửi gắm những tư tưởng, quan niệm của nhân dân về cuộc sống. Mỗi cánh chim được nhân dân thổi vào đó cả một luồng sinh khí mạnh mẽ để có thể đem chở những tình cảm, tư tưởng, cùng những ước mơ, khát vọng của mình đến với muôn đời sau.
3.2. Con cò - biểu tượng nghệ thuật nổi bật của hệ biểu tượng chim:
Trong những câu ca dao dân ca, người dân lao động Việt Nam thường hay nhắc đến “con cò”. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan từng lí giải lí do về điều đó:“ Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng, con cò thường ở gần người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Nam thường thấy con cò ở bên họ. Con cò lội theo những luống cày, con cò trên đồng lúa bát ngát. Con cò đứng bờ ruộng rỉa long, rỉa cánh, ngắm nghía người dân làm lụng”. Một lối diễn xướng của người dân lao động là hát, chính vì thế mà “ người dân lao động Việt Nam xúc cảm, tâm trí muốn ca vươn lên, muốn ca hát làm cho tâm hồn bay bổng thoải mái…con cò trắng bệch tuy ngày đêm lặn lội nhưng có lúc lại bay lên tận mây xanh. Nó cũng vất vả, nhưng nó cũng có vẻ trong trắng, thanh cao, cũng có lúc nó vẫy vùng thoải mái, nó sống một cuộc đời mà người dân lao động nước ta thời xưa hằng mong ước” (Vũ Ngọc Phan)
Tất cả những phạm vi cuộc sống ghi nhận qua hình tượng con cò dưới góc nhìn biểu tượng cho thấy thế giới tâm hồn đầy sống động và những xúc cảm của người dân xưa. Từ biểu tượng con cò ẩn chứa biết bao hình tượng cuộc sống. Đó là biểu tượng về cuộc sống thanh bình, biểu tượng của người nông dân, biểu tượng của sự sum họp, biểu tượng của những thói hư tật xấu trong xã hội.
3.2.1. Con cò – biểu tượng cuộc sống thanh bình và tổ ấm hạnh phúc:
Gắn bó với đồng ruộng, làng quê, con cò là hình ảnh thiên nhiên dân giã quen thuộc không thể mất đi trong đời sống nông thôn Việt Nam. Nhức đến cánh cò người ta nghĩ ngay đến những làng quê với sự sống tràn đấy và những khung cảnh yên vui:
Con cò bay bổng bay cao
Bay qua cửa phủ bay vào Đồng Đăng
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng
Cánh cò không chỉ tô điểm cho cuộc sống người nông dân mà các tác giả dân gian còn đồng nhất cánh cò với sản vật quê hương mình:
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp mười lóng lánh cá tôm
Đó là cuộc sống trù phú dào dạt tiềm năng mà người dân tin tưởng, hi vọng, mơ ước. Cánh cò vì thế mà nhen nhóm cho người nông dân niềm vui, niềm lạc quan trong lao động. Tiếng hát ca dao ví thề mà tươi vui, phấn khởi:
Một dàn cò trắng bay tung
Bên nam bên nữ ta cùng hát lên
Vậy là cánh cò không chỉ đi vào đời sống vật chất mà còn len lỏi vào đời sống tinh thần con người. Bài ca lao động đem cho con người lòng khát sống, cánh cò chở nặng không gian thoáng đãng, chở nặng không khí lao động tươi vui, chở những ước mơ cháy bỏng.
Cánh cò không chỉ xuất hiện trong đời sống sinh hoạt, sản xuất cộng đồng của nông thôn Việt Nam mà còn đi sâu vào ngóc ngách tâm hồn con người, trở thành biểu tượng của hạnh phúc cá nhân, là sự sum họp, và cả những ước mơ tình yêu trong sáng:
Một đàn cò trắng bay quanh
Để em ôm bóng trăng tà năm canh
Một đàn cò trắng bay quanh
Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta
Nhìn thấy sự sum họp quay quần của cảnh tự nhiên, người con gái lại tháy thấm thía nỗi cô đơn của lòng mình. Biểu tượng cánh cò trở thành bến bờ để con người mơ ước và khát khao, vì thế nhìn thấy cánh cò, đàn cò là nhìn thấy một biểu trưng cho tổ ấm hạnh phúc. Biểu trưng này mang tính nhân văn sâu sắc bởi lẽ nó làm đẹp thêm cho đời sống tinh thần con người.
3.2.3. Con cò – Biểu tượng cho người nông dân:
Con cò có những nét tương đồng với những người nông dân đang vật lộn trong vòng quay khắc nghiệt của cuộc sống, và cũng rất tự nhiên, con cò biểu tượng cho người nông dân với những phẩm chất tốt đẹp song luôn đối mặt với cuộc sống nghèo khổ, khó khăn vất vả:
Trời mưa
Quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn
Tất cả những sự vật trong cảnh trời mưa đều rơi vào thế bị động, sợ hãi, thu vào một góc, chỉ có con cò là vẫn mặc gió mưa để vật lộn với công việc của mình. Trước cuộc sống kiếm ăn vất vả, người nông dân bao lần đã đặt câu hỏi:
Ai làm cho bể tù đày
Cho ao nước cạn cho gầy cò con
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
“Thân cò” là một biến thể của biểu tượng cò được sử dụng nhiều lần để biểu hiện cho bóng dáng gầy gò nhỏ bé mà miệt mài cần mẫn của người dân lao động, họ mang thân phận của con ông cái kiến, chịu mọi bất công khổ cực trong cuộc sống, và áp bức của bọn địa chủ phong kiến. Mọi hiểm nguy luôn rình rập họ:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Số phận họ mỏng manh yếu đuối nhưng phẩm chất của người nông dân luôn vững vàng, cao đẹp trong mọi hoàn cảnh, tỏa sáng lòng tự trọng và kiên định giữ gìn phẩm giá trong sạch:
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông sẽ xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Hình tượng người nông dân thể hiện dưới biểu tượng con cò được nhìn dưới con mắt sắc sảo và tinh tế, và còn được đặt trong mối quan hệ với giai cấp khác để cho thấy sự đối kháng giai cấp:
Con cò chết rũ trên cây
Bồ cu mở lịch xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Bao nhiêu cóc nhái nhảy ra chia phần
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích mặc quần rúc mỏ đi rao
Những thế lực tàn ác xuất hiện mọi lúc mọi nơi, trong cả những câu ca dao Nam Bộ:
Con cò mắc giò mà chết
Con bìm bịp mua nếp làm chay
…Le le vịt nước lăng xăng
Rủ nhau đi tới bịt khăn con cò
Thân phận và mạng sống của người dân lao động nằm trong tay bọn áp bức bóc lột nên trong xã hội phong kiến, cuộc đời người nông dân không thể thoát khỏi cảnh đày đọa liên miên. Trong ca dao kháng chiến chống Pháp, hình ảnh con cò lại tiếp tục hiện lên trong thân phận bị vùi dập không thương tiếc:
Con cò mà đậu cành tre
Thằng Tây bắn sung nó què một chân
Trong hình tượng người nông dân, ta thấy nổi bật lên hình tượng người phụ nữ, đặc biệt khi hình tượng ấy được tái hiện bằng biểu tượng con cò. Người phụ nữ hiện lên thấp thoáng đằng sau những thân cò lam lũ vất vả:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
Xã hội phong kiến cùng tư tưởng trọng nam khinh nữ khiến người phụ nữ phải chịu kiếp sống tủi nhục, vất vả, số phận long đong, hẩm hiu. Tác giả dân gian đã diễn tả đặc sắc cái thân phận cảnh huống đáng thương ấy bằng biểu tượng “con cò lặn lội” và tiếng khóc vang lên giữa chiều rộng không gian. Giữa không gian vô cùng, người phụ nữ thấm thía được cái nhỏ nhoi le loi của thân phận. Đó cũng là biểu tượng chung cho kiếp người bé nhỏ của xã hội cũ.
Khi là biểu tượng cho con người, con cò mang giá trị biểu đạt cao nhất, đặc biệt là biểu tượng cho người nông dân xã hội cũ nên nó góp phần phản ánh con người và hiện thực xã hội của cả dân tộc trong thời đại.
3.2.4. Con cò – biểu tượng của những thói hư tật xấu trong xã hội cũ:
Tác giả dân gian luôn có những lựa chọn sắc bén và phong phú những hình tượng đẻ phù hợp với biểu tượng đưa ra. Biểu tượng con cò không chỉ được xây dựng theo một chiều ý nghĩa biểu đạt mà xây dựng nhiểu chiều. Người nông dân không chỉ dùng biểu tượng cò để ca ngợi phẩm giá, họ còn dùng đẻ phê phán lên án những thói hư tật xấu của chính mình và của con người xung quanh. Đó là sự phê phán nhẹ nhàng dí dỏm chứ không nặng nề như cuộc đấu tranh giai cấp:
Cái cò là cái cò quăm
Mày hay đánh vợ mày nằm với ai
Có đánh thì đánh sớm mai
Chớ đánh chập tối lấy ai mà nằm.
Nếu cò quăm trong bài ca dao trên lên án người đàn ông có thói vũ phu thì cò kì lại chê trách những cô gái vô duyên, có nhiều tật xấu:
Cái cò là cái cò kì
Ăn cơm nhà dì uống nước nhà cô
Đêm nằm thì gáy o o
Chửa đi đến chợ đã lo ăn quà
Không chỉ phê phản những đối tượng con người, ca dao Việt Nam còn phê phán những tệ nạ ma chay cúng giỗ trong xã hội cũ:
Cái cò chết tối hôm qua
Có hai bát gạo với ba đồng tiền
Một đồng thuê trống thuê kèn
Một đồng mua mõ đốt đèn thờ vong…
Tiếng nói phê phán phần nào bộc lộ quan điểm, lập trường của người dân lao động. Đó là lời đả kích châm biếm những cái xấu, cái đi ngược đạo lý để nhằm đề cao đạo lý dân tộc và đẻ hoàn thiện mình.
3.2.5. Nhận xét:
Biểu tượng con cò nhìn từ nhiều góc độ khác nhau đã diễn tả được đời sống văn hóa và tinh thần đa dạng, với những nếp sống, phong tục tập quán, thói quen của con người Việt Nam. Biểu tượng con cò vì thế mà trở thành một phần linh hồn đất nước cho đến tận hôm nay.
CHƯƠNG 4
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HỆ BIỂU TƯỢNG CHIM
TRONG CA DAO
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thẩm mỹ, nói cách khác là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Mỗi câu ca dao là một chính thể nghệ thuật, chính vì thế mà khi nghiên cứu biểu tượng chim trong ca dao trữ tình Việt Nam ta không thể chỉ nhắc tới đặc điểm ý nghĩa nó biểu đạt mà cấn tìm hiểu những phương thức nghệ thuật để diễn tả nó. Thiếu nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng biểu tượng, ca dao sẽ chỉ là những viên ngọc thô ráp chưa được mài giũa, không thể gợi cho người đọc những trường liên tưởng cùng những rung động sâu xa. Về nghệ thuật xây dựng biểu tượng chim trong ca dao trữ tình Việt Nam, chúng ta có thể tìm hiểu ở hai biện pháp chính: nhân hóa, so sánh và ẩn dụ.
4.1. Biện pháp nhân hóa:
Nhân hóa là hiện tượng nghệ thuật sử dụng từ vốn chỉ thuộc tính, khả năng của con người chuyển sang biểu thị thuộc tính, khả năng của đối tượng không phải người.
Các loài vật được nhân hóa mang nét sinh động, gần gũi vơi con người. Điều này cho thấy cái nhìn quan sát chi tiết, cụ thể xuất phát từ đời sống sản xuất gắn liền với tự nhiên của nhân dân lao động. Thế giới loài chim hiện lên sống động ở những động tác, trạng thái, hoạt động đặc trưng của con vật đó , thể hiện cho sinh hoạt của con người, cả về mặt vật chất và tinh thần. Ở một số trường hợp khác, các biểu tượng chim đóng vai trò là những mô-típ thành tố hợp thành chỉnh thể ca dao, góp phần hình thành một xã hội thu nhỏ:
Con quạ nó ăn tàm bậy tầm bạ nó chết
Con diều xúc nếp làm chay
Tu hú đánh trống bẩy ngàu
Con bịp nó dậy bày nó bày ra mâm
Con cuốc nó khóc u oa
Mẹ nó đi chợ đằng xa chưa về
Những loài chim cũng đại diện cho từng tầng lớp con người trong xã hội:
Chim loan, chim én, chim phượng, chim nhàn
Bốn con họp lại một đàn
Con kêu rầm rĩ, con kêu rầm rít.
Những thói hư tật xấu của con người được tô đậm lên để phê phán, châm biếm đả kích qua những hình ảnh chim được cách điệu:
Cái cò là cái cò kì
Ăn cơm nhà dì uống nước nhà cô
Đêm nằm thì gáy o o
Chửa đi đến chợ đã lo ăn quà
4.2. Biện pháp so sánh:
So sánh (Ví von) là hình thức được sử dụng quen thuộc nhất trong tác phẩm văn học. Nó đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có một dấu hiệu chung nào đó (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng.
Cách so sánh trong ca dao được nhận ra một cách dễ dàng thông qua những từ “là, như là, như thể”. Trong đó thường gặp “chim” với tư cách là cái được so sánh, thường là những biến thể được chi tiết hóa như: Chân chim, cánh chim, thân chim, chim tha mồi, chim vào lồng.... Và cái so sánh là những cái vô hình, như tâm tư tình cảm con người. Khi ấy chim được coi là phương tiện nghệ thuật để người bình dân bày tỏ nỗi lòng mình.
Em thương ai con mắt lim dim
Chân đi thất thểu như chim tha mồi
So sánh bước chân người với bước chân chim là để thể hiện rõ sự mỏi mệt và sự thẫn thờ đến đáng thương của người con gái khi bị nỗi nhớ dày vò. Hay so sánh tình yêu đôi lứa đẹp đôi:
Đôi duyên ta như loan với phượng
Nỡ lòng nào để phượng lìa cây
Và mơ ước được kết đôi hạnh phúc cũng được bày tỏ ý nhị mà thiết tha qua so sánh:
Ước gì có cánh chim bay
Bay cao liệng thấp đi tìm người thương
Có khi biện pháp này lại dùng để diễn tả sự bế tắc của con người không tìm ra lối thoát trong hoàn cảnh thực thực tế:
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thưở nào ra
Những cánh chim với những biểu hiện chân thực trong cuộc sống đã làm cho con người liên tưởng đến chính mình. Biện pháp so sánh cái vô hình với cái hữu hình, cụ thể và gần gũi với con người đã đạt đến giá trị nghệ thuật cao, đem lại nhận thức chân thực và sáng rõ cho người đọc, người nghe.
4.3. Biện pháp ẩn dụ:
Ẩn dụ là phương thức tu từ so sánh ngầm dựa trên sự đồng nhất hau hiện tượng tương tự, thể hiện cái này qua cái khác, mà cái được nói đến được ẩn đi một cách kín đáo. Điều này tạo nên tính biểu cảm sâu sắc trong ca dao.
Công ăn bắt tó nuôi cò
Cò ăn cò lớn cò dò lên cây
Câu ca dao không đơn giản là chuyện nuôi cò. Bằng việc sử dụng biện pháp ẩn dụ, hình ảnh cỏ gợi liên tưởng đến hình ảnh cô gái. Câu ca dao là lời trách móc, nuối tiếc, than thở của chàng trai đối với người yêu phụ bạc. Sự quay lưng của người yêu cũng được diễn tả qua hình ảnh chim bay:
Chim bay về núi tang tình
Chim nhàn vỗ cánh bay đi
Có lúc, hình ảnh chim không phải là hình ảnh thực tế mà chỉ là ẩn dụ để biểu tượng cho sự tan tác, chia cắt:
Ai làm lở bể rung ngàn
Cho cá vỡ tổ cho đàn chim bay.
Trong ca dao, những hình ảnh ẩn dụ quen thuộc đã phát triển thành những biểu tượng thể hiện trực tiếp hình ảnh con người, như người phụ nữ thể hiện thân phận và thế giới tinh thần mình qua con cò, con bống:
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
Cái bống là cái bống bình
Thổi cơm nấu nước một mình mồ hôi
Hệ biểu tượng chim được xây dựng bằng biện pháp ẩn dụ đã diễn tả thành nhiều hình tượng khác nhau, mang nhiều tầng lớp nghĩa. Nghệ thuật ẩn dụ giúp ta hiểu sâu thêm về đối tượng xuất hiện trong lời ca câu hát dân gian. Ngược lại, một số đối tượng lại chỉ tương ứng với một hàm nghĩa ẩn dụ. Xét những bài ca dao sử dụng biểu tượng chim, ta thấy mỗi bài đều có hai phần: Hình ảnh bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người. Đó chính là những môtip được so sánh hoặc ẩn dụ “chúng làm sáng rõ, đồng thời sức nặng nghiêng về phía nội dung con người” (A.N. Vêxêtôpxki). Cứ như thế, tất cả hình tượng tự nhiên và con người trong ca dao hiện lên luôn sinh động, không trùng lặp, sáo mòn và biểu tượng vì thế mà sẽ sống mãi với thời gian.
4.4. Nhận xét:
Những biện pháp nghệ thuật trên đã cho thấy tài năng sáng tạo của nhân dân trong việc sử dụng hình ảnh, xây dựng biểu tượng. Cũng nhờ đó, phản ánh một cách tinh tế, kín đáo những biểu hiện trừu tượng đa dạng trong thế giới con người. Nghệ thuật xây dựng biểu tượng trong ca dao góp phần làm cho ca dao Việt Nam vừa mang tính khái quát, vừa mang tính độc đáo, giàu chất thơ, bên cạnh đó đóng góp một kho tàng nghệ thuật quý giá trong việc hoàn thiện về cả về nội dung lẫn hình thức thơ ca trong văn học viết sau này.
C. KẾT LUẬN
Trong thế giới hình ảnh và biểu tượng phong phú của ca dao, hệ thống biểu tượng chim lâ một hệ biểu tượng phong phú và độc đáo, trường liên tưởng của biểu tượng cũng phù hợp với mạch ngầm cảm xúc dân tộc, chinh vì thế mà cánh chim dân dã từ ca dao đã bay đến tận trang viết của nhiều nhà văn nhà thơ sau này. Vì thế so sánh ý nghĩa biểu tượng chim trong ca dao và văn học viết sẽ là hướng triển khai tiếp theo của đề tài này.
Văn học là cách thể hiện cuộc sống bằng hình tượng. Trong thế giới hình ảnh muôn màu của ca dao là toàn bộ tư tưởng, tình cảm, cuộc sống của nhân dân lao động. Đồng thời tài năng của những nghệ sĩ dân gian qua đó mà bộc lộ rõ nét. Thế giới ca dao luôn là khoảng đất rộng rãi và bí ẩn để nhiều thế hệ con người Việt Nam tìm hiểu khám phá cội nguồn dân tộc, để cảm thấy “ dần dần tụ lại nơi khóe mắt một giọt ướt sáng ngời. Đó cũng là giọt tinh túy chắt ra từ ruột rà non sông” (Xuân Diệu)
Môc lôc
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Diem cao day nhe.doc