Tiểu luận Những vấn đề trao đổi từ thực tiễn giải quyết việc hôn nhân và gia đình

Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004 lần đầu tiên đã pháp điển hóa các quy định về thủ tục giải quyết việc dân sự, trong đó có việc hôn nhân và gia đình. Có thể nói, đây là một bước đột phá về thủ tục tố tụng, tạo ra một hành lang pháp lý trong việc giải quyết nhanh, giản lược các việc mang tính chất đặc trưng là không có tranh chấp, nhưng cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án công nhận một sự kiện pháp lý, công nhận quyền về dân sự, hôn nhân gia đình Bên cạnh những ưu điểm, thực tiễn thụ lý và giải quyết các việc dân sự (theo nghĩa rộng) nói chung và việc hôn nhân gia đình nói riêng đã và đang đặt ra khá nhiều vướng mắc cần tháo gỡ và cần có sự hướng dẫn thống nhất. Điều 28 của BLTTDS liệt kê 7 loại việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Khi phát sinh quyền yêu cầu đối với mỗi loại việc này thì thủ tục giải quyết được dẫn chiếu tới các quy định tại phần thứ 5 “thủ tục giải quyết việc dân sự” của BLTTDS. Nhìn từ góc độ đối sánh, nếu như trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự các quy định về thủ tục từ nhận đơn, hướng dẫn bổ sung nội dung đơn kiện, trả lại đơn hay thụ lý đơn, việc ra các quyết định và các thủ tục khác được quy định rất chi tiết thì đối với thủ tục giải quyết việc dân sự, phần nhiều các quy định của Luật còn mang tính khái quát, thiếu cụ thể và chi tiết. Về nguyên tắc chung việc giải quyết việc dân sự, những quy định tại chương XX “Quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự” được ưu tiên áp dụng, những vấn đề chưa được quy định cụ thể tại chương XX thì được áp dụng các quy định khác của BLTTDS (Điều 311 BLTTDS). Tuy nhiên, ngay trong một số vấn đề giải quyết việc hôn nhân và gia đình mặc dù có hướng dẫn áp dụng nhưng chưa có sự thống nhất quan điểm dẫn tới các cách hiểu khác nhau. Điều này dễ kéo theo sự “tùy tiện” trong việc áp dụng luật. . Xin được trao đổi về những vướng mắc của thủ tục thụ lý, hòa giải và đường lối giải quyết xung quanh việc hiểu và áp dụng các quy định về thủ tục giải quyết việc hôn nhân gia đình khi chưa có những quy định thủ tục giải quyết cụ thể đối với các tình huống như thuận tình ly hôn, hủy kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng 1.Thuận tình ly hôn Thụ lý việc thuận tình ly hôn BLTTDS quy định hai thủ tục giải quyết ly hôn theo thủ tục vụ án dân sự – ly hôn do một bên yêu cầu (Điều 27 khoản 1, Điều 179) và giải quyết thuận tình ly hôn theo loại việc dân sự (Điều 28 khoản 1, Điều 311). Cơ sở để xác định thủ tục tố tụng khi thụ lý giải quyết vụ án hay việc hôn nhân và gia đình xuất phát từ việc xác định thế nào là sự thể hiện ý chí thuận tình ly hôn. Trên thực tế, có trường hợp cả hai vợ chồng ký tên vào đơn thuận tình ly hôn và yêu cầu toà án công nhận, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp thỏa thuận (thuận tình) ly hôn không được thể hiện trong hình thức và nội dung đơn. Chẳng hạn, trường hợp vợ (chồng) nộp đơn yêu cầu ly hôn (ly hôn do một bên yêu cầu), sau khi thụ lý thì chồng (vợ) gửi đơn đồng ý ly hôn hoặc trong biên bản tự khai thể hiện ý chí cũng đồng ý với đơn xin ly hôn của vợ (chồng). Như vậy, trong trường hợp này có xác định được là sự thuận tình hay không, để nhận đơn thụ lý theo việc hay vụ án hôn nhân và gia đình? Về vấn đề này, Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) đã có hướng dẫn tại công văn số 62/2001/KHXX ngày 13/6/2001 về cách hiểu thế nào là thuận tình ly hôn, cụ thể là: “Trường hợp vợ chồng cùng viết một đơn xin thuận tình ly hôn, thì họ là đồng nguyên đơn. Khi thụ lý tuy chỉ có một bên nộp tạm ứng án phí nhưng cần hiểu là có sự thoả thuận với nhau ”. Hiện nay, BLTTDS không có quy định cụ thể về trường hợp nào là thuận tình ly hôn để thụ lý theo thủ tục việc dân sự. Vấn đề đặt ra là, có thể dựa vào tinh thần của công văn trên để thụ lý vụ, việc dân sự theo quy định của BLTTDS không? Chúng tôi cho rằng, cách xác định của công văn trên là hợp lý. Bởi lẽ, thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ và chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân, được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng. Đơn xin thuận tình ly hôn là văn bản xác nhận chính thức ý chí và yêu cầu của cả hai người (theo quy định tại Điều 312 BLTTDS) ngay từ khi nộp đơn yêu cầu toà án giải quyết. Do vậy, đó là cơ sở để thụ lý theo thủ tục việc dân sự (Điều 311 BLTTDS). Còn khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của một bên đương sự, trong quá trình toà án giải quyết vụ án, thì nếu có sự thoả thuận ly hôn (đơn trình bày của bị đơn có nội dung chấp nhận ly hôn, bản tự khai thể hiện ý chí thuận tình ly hôn) cũng không làm thay đổi thủ tục giải quyết vụ án. Thực tiễn xét xử cũng gặp những vướng mắc nhất định khi áp dụng các quyết định tố tụng liên quan đến việc thể hiện ý chí thuận tình ly hôn sau khi tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án. Chẳng hạn, trường hợp vợ (chồng) làm đơn xin ly hôn (ly hôn do một bên yêu cầu) sau đó trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, tòa án tiến hành hòa giải, vợ (chồng) lại thuận tình ly hôn và thỏa thuận được tất cả các vấn đề giải quyết trong vụ án. Tòa án có thể áp dụng được Điều 187 BLTDS để ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn trên cơ sở biên bản hòa giải đoàn tụ không thành được hay không? Về vấn đề này, hiện nay tồn tại 2 quan điểm khác nhau: - Quan điểm thứ nhất cho rằng: Không thể áp dụng Điều 187 BLTTDS để ra quyết định trong trường hợp này được, do đây là loại quan hệ mang đầy đủ những tính chất đặc trưng của quan hệ hôn nhân gia đình, vì vậy phải áp dụng quy định hướng dẫn của Luật nội dung về vấn đề này. Theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/2000/NĐ- HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, tại mục 10b hướng dẫn về thủ tục ly hôn do một bên yêu cầu có quy định rõ: “trong trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì tòa án lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên tòa xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung”. Như vậy, kết quả của việc hòa giải đoàn tụ không thành là cơ sở để ra phán quyết bằng một bản án chứ không thể là một quyết định công nhận thuận tình ly hôn được.

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2390 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những vấn đề trao đổi từ thực tiễn giải quyết việc hôn nhân và gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI TỪ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VIỆC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Posted on 15/01/2008 by Civillawinfor NGUYỄN MINH HẰNG  - Học viện tư pháp NGUYỄN MINH HIẾU  – Toà dân sự TAND TP HCM Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004 lần đầu tiên đã pháp điển hóa các quy định về thủ tục giải quyết việc dân sự, trong đó có việc hôn nhân và gia đình. Có thể nói, đây là một bước đột phá về thủ tục tố tụng, tạo ra một hành lang pháp lý trong việc giải quyết nhanh, giản lược các việc mang tính chất đặc trưng là không có tranh chấp, nhưng cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án công nhận một sự kiện pháp lý, công nhận quyền về dân sự, hôn nhân gia đình… Bên cạnh những ưu điểm, thực tiễn thụ lý và giải quyết các việc dân sự (theo nghĩa rộng) nói chung và việc hôn nhân gia đình nói riêng đã và đang đặt ra khá nhiều vướng mắc cần tháo gỡ và cần có sự hướng dẫn thống nhất. Điều 28 của BLTTDS liệt kê 7 loại việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Khi phát sinh quyền yêu cầu đối với mỗi loại việc này thì thủ tục giải quyết được dẫn chiếu tới các quy định tại phần thứ 5 “thủ tục giải quyết việc dân sự” của BLTTDS. Nhìn từ góc độ đối sánh, nếu như trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự các quy định về thủ tục từ nhận đơn, hướng dẫn bổ sung nội dung đơn kiện, trả lại đơn hay thụ lý đơn, việc ra các quyết định và các thủ tục khác… được quy định rất chi tiết thì đối với thủ tục giải quyết việc dân sự, phần nhiều các quy định của Luật còn mang tính khái quát, thiếu cụ thể và chi tiết. Về nguyên tắc chung việc giải quyết việc dân sự, những quy định tại chương XX “Quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự” được ưu tiên áp dụng, những vấn đề chưa được quy định cụ thể tại chương XX thì được áp dụng các quy định khác của BLTTDS (Điều 311 BLTTDS). Tuy nhiên, ngay trong một số vấn đề giải quyết việc hôn nhân và gia đình mặc dù có hướng dẫn áp dụng nhưng chưa có sự thống nhất quan điểm dẫn tới các cách hiểu khác nhau. Điều này dễ kéo theo sự “tùy tiện” trong việc áp dụng luật. . Xin được trao đổi về những vướng mắc của thủ tục thụ lý, hòa giải và đường lối giải quyết… xung quanh việc hiểu và áp dụng các quy định về thủ tục giải quyết việc hôn nhân gia đình khi chưa có những quy định thủ tục giải quyết cụ thể đối với các tình huống như thuận tình ly hôn, hủy kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng… 1.Thuận tình ly hôn Thụ lý việc thuận tình ly hôn BLTTDS quy định hai thủ tục giải quyết ly hôn theo thủ tục vụ án dân sự – ly hôn do một bên yêu cầu (Điều 27 khoản 1, Điều 179) và giải quyết thuận tình ly hôn theo loại việc dân sự (Điều 28 khoản 1, Điều 311). Cơ sở để xác định thủ tục tố tụng khi thụ lý giải quyết vụ án hay việc hôn nhân và gia đình xuất phát từ việc xác định thế nào là sự thể hiện ý chí thuận tình ly hôn. Trên thực tế, có trường hợp cả hai vợ chồng ký tên vào đơn thuận tình ly hôn và yêu cầu toà án công nhận, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp thỏa thuận (thuận tình) ly hôn không được thể hiện trong hình thức và nội dung đơn. Chẳng hạn, trường hợp vợ (chồng) nộp đơn yêu cầu ly hôn (ly hôn do một bên yêu cầu), sau khi thụ lý thì chồng (vợ) gửi đơn đồng ý ly hôn hoặc trong biên bản tự khai thể hiện ý chí cũng đồng ý với đơn xin ly hôn của vợ (chồng). Như vậy, trong trường hợp này có xác định được là sự thuận tình hay không, để nhận đơn thụ lý theo việc hay vụ án hôn nhân và gia đình? Về vấn đề này, Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) đã có hướng dẫn tại công văn số 62/2001/KHXX ngày 13/6/2001 về cách hiểu thế nào là thuận tình ly hôn, cụ thể là: “Trường hợp vợ chồng cùng viết một đơn xin thuận tình ly hôn, thì họ là đồng nguyên đơn. Khi thụ lý tuy chỉ có một bên nộp tạm ứng án phí nhưng cần hiểu là có sự thoả thuận với nhau ”. Hiện nay, BLTTDS không có quy định cụ thể về trường hợp nào là thuận tình ly hôn để thụ lý theo thủ tục việc dân sự. Vấn đề đặt ra là, có thể dựa vào tinh thần của công văn trên để thụ lý vụ, việc dân sự theo quy định của BLTTDS không? Chúng tôi cho rằng, cách xác định của công văn trên là hợp lý. Bởi lẽ, thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ và chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân, được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng. Đơn xin thuận tình ly hôn là văn bản xác nhận chính thức ý chí và yêu cầu của cả hai người (theo quy định tại Điều 312 BLTTDS) ngay từ khi nộp đơn yêu cầu toà án giải quyết. Do vậy, đó là cơ sở để thụ lý theo thủ tục việc dân sự (Điều 311 BLTTDS). Còn khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của một bên đương sự, trong quá trình toà án giải quyết vụ án, thì nếu có sự thoả thuận ly hôn (đơn trình bày của bị đơn có nội dung chấp nhận ly hôn, bản tự khai thể hiện ý chí thuận tình ly hôn) cũng không làm thay đổi thủ tục giải quyết vụ án. Thực tiễn xét xử cũng gặp những vướng mắc nhất định khi áp dụng các quyết định tố tụng liên quan đến việc thể hiện ý chí thuận tình ly hôn sau khi tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án. Chẳng hạn, trường hợp vợ (chồng) làm đơn xin ly hôn (ly hôn do một bên yêu cầu) sau đó trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, tòa án tiến hành hòa giải, vợ (chồng) lại thuận tình ly hôn và thỏa thuận được tất cả các vấn đề giải quyết trong vụ án. Tòa án có thể áp dụng được Điều 187 BLTDS để ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn trên cơ sở biên bản hòa giải đoàn tụ không thành được hay không? Về vấn đề này, hiện nay tồn tại 2 quan điểm khác nhau: - Quan điểm thứ nhất cho rằng: Không thể áp dụng Điều 187 BLTTDS để ra quyết định trong trường hợp này được, do đây là loại quan hệ mang đầy đủ những tính chất đặc trưng của quan hệ hôn nhân gia đình, vì vậy phải áp dụng quy định hướng dẫn của Luật nội dung về vấn đề này. Theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/2000/NĐ- HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, tại mục 10b hướng dẫn về thủ tục ly hôn do một bên yêu cầu có quy định rõ: “trong trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì tòa án lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên tòa xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung”. Như vậy, kết quả của việc hòa giải đoàn tụ không thành là cơ sở để ra phán quyết bằng một bản án chứ không thể là một quyết định công nhận thuận tình ly hôn được. - Quan điểm thứ hai cho rằng: áp dụng mục 7, phần I Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005: “nếu các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì tòa án phải lập biên bản về sự thỏa thuận đó và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự theo quy định tại Điều 187 BLTTDS”. Chúng tôi ủng hộ quan điểm thứ nhất bởi lẽ, theo BLTTDS, khi các đương sự thoả thuận được với nhau về các vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì toà án lập biên bản hoà giải thành (Điều 186 khoản 2). Căn cứ vào biên bản hoà giải thành, toà án ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự (Điều 187). Còn trong vụ án xin ly hôn, toà án có tiến hành hoà giải trên cơ sở để các đương sự đoàn tụ với nhau. Nếu các đương sự vẫn thuận tình ly hôn, có nghĩa là toà án hoà giải không thành, do đó, sẽ không thuộc trường hợp toà án lập biên bản về sự thoả thuận và ra quyết định công nhận sự thoả thuận, theo hướng dẫn của Mục 7.1 phần I Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 đã nêu ở trên. Vì vậy, tòa án phải mở phiên toà xét xử vụ án, theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23/12/2000. Khi thụ lý giải quyết việc thuận tình ly hôn cũng cần xác định thời điểm chung sống để xác định tính hợp pháp của quan hệ hôn nhân, đặc biệt đối với trường hợp kết hôn vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Việc xác định thời điểm chung sống là căn cứ để phân biệt việc thụ lý theo quan hệ thuận tình ly hôn hay hủy kết hôn trái pháp luật. Theo đó, cần lưu ý hai trường hợp sau: - Trường hợp 1: Nam nữ kết hôn trước ngày 13/1/1960 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực pháp luật) thì dù không tuân theo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, khi họ có đơn xin thuận tình ly hôn cần phải xác định đây là việc về thuận tình ly hôn chứ không phải là hủy kết hôn trái pháp luật. Đối với trường hợp một người sinh sống ở miền Nam có nhiều vợ trước 25/3/1977 (ngày ban hành Nghị quyết 76/CP của Chính phủ công bố văn bản luật áp dụng trong cả nước), nay nộp đơn yêu cầu thuận tình ly hôn với một trong các người vợ, cần xác định quan hệ chung sống như vợ chồng giữa họ là quan hệ hôn nhân thực tế. Do đó, việc thụ lý giải quyết yêu cầu này phải theo thủ tục thuận tình ly hôn. Điều này cũng phù hợp với hướng dẫn tại điểm a) khoản 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành pháp lệnh thừa kế năm 1990 “Trường hợp một người có nhiều vợ (. . . trước ngày 25/3/1977 – ngày công bố các danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước đối với miền Nam . . .) thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng…” - Trường hợp 2: Đối với cán bộ, bộ đội ở miền Nam đã có vợ (có chồng) ở miền Nam tập kết ra Bắc năm1954 lại lấy vợ hoặc chồng khác ở miền Bắc, theo hướng dẫn tại Thông tư số 60/DS ngày 22/2/1978 của TANDTC thì đây là những trường hợp ngoại lệ, có vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng nhưng không nhất thiết phải xử hủy việc kết hôn của họ. Thủ tục hòa giải Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn được toà án giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự, trong khi đó, bản chất của việc dân sự là sự xác nhận một sự kiện pháp lý nên về nguyên tắc, không có thủ tục hòa giải và không có thủ tục phản tố. Vấn đề là, đối với việc thuận tình ly hôn, tòa án có áp dụng quy định chung về việc dân sự để không tiến hành hòa giải hay không? Chúng tôi cho rằng, quan hệ hôn nhân mang tính chất đặc thù riêng, vì vậy tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải với mục đích để vợ chồng rút đơn yêu cầu ly hôn và đoàn tụ với nhau. Nếu hòa giải đoàn tụ không thành thì tòa án mới mở phiên họp ra quyết định giải quyết việc dân sự. Đây cũng là quy định hợp lý vì Điều 311 BLTTDS cũng không cấm việc hòa giải: “toà án áp dụng những quy định của chương này (chương quy định giải quyết theo thủ tục việc dân sự), đồng thời áp dụng những quy định khác của Bộ Luật này không trái với những quy định của chương này để giải quyết việc dân sự” Tại Điều 10 BLTTDS cũng quy định: “toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”. Điều 90 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định: “trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì tòa án phải tiến hành hòa giải. Trong trường hợp tòa án hòa giải không thành thì tòa án lập biên bản về sự tự nguyện ly hôn và hòa giải đoàn tụ không thành”. Như vậy, có cơ sở pháp lý trong việc tòa án tiến hành hòa giải riêng đối loại việc thuận tình ly hôn. 2.Không công nhận quan hệ vợ chồng (Hộp) Từ quy định của Luật nội dung đối với loại quan hệ này, công tác xét xử đang gặp lúng túng khi xác định thẩm quyền của toà án khi thụ lý vụ, việc dân sự. Điều 27, Điều 28 BLTTDS chỉ quy định về thủ tục giải quyết các vụ, việc về ly hôn; không quy định về thủ tục thụ lý yêu cầu tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng. Khó khăn ở chỗ, có trường hợp một người nộp đơn đề nghị toà án tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng giữa họ với người mà họ đang chung sống. Người yêu cầu thực sự khó khăn trong việc xây dựng tiêu đề cho lá đơn. Pháp luật không công nhận quan hệ vợ chồng, tức là không có sự hình thành một quan hệ hôn nhân, nên không thuộc trường hợp loại tranh chấp khác hoặc loại việc khác theo Điều 27 khoản 6 hoặc Điều 28 khoản 7 BLTTDS, để toà án thụ lý theo sổ thụ lý vụ án. Nếu đương sự làm đơn với tiêu đề “yêu cầu ly hôn” thì họ biết chắc yêu cầu của họ sẽ không được toà án chấp nhận. Điều 11 khoản 1 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng”. Vì vậy, xét về bản chất vụ việc, đây là việc xác nhận một sự kiện pháp lý. Chúng tôi cho rằng cần đi từ đặc trưng, tính chất của việc dân sự, hôn nhân gia đình để xác định thủ tục thụ lý vụ hay việc trong hai trường hợp sau: (1) Nếu người yêu cầu thỏa thuận về việc đề nghị không công nhận quan hệ vợ chồng, tài sản, con cái thì giải quyết đồng thời trong quyết định giải quyết việc không công nhận quan hệ vợ chồng (thụ lý và giải quyết theo việc hôn nhân gia đình). Tuy nhiên, nếu người liên quan đến việc thỏa thuận tài sản có tranh chấp với người có đơn yêu cầu thì phần tranh chấp đó không thể được giải quyết theo thủ tục việc dân sự. Chẳng hạn, A, B đề nghị Tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng và cùng thỏa thuận mỗi người trả một nửa số nợ với C là 20 triệu đồng/1 người. Nhưng khi được thông báo C cho rằng A, B nợ C 50 triệu đồng chứ không phải là nợ 40 triệu đồng thì quan hệ nợ này phải được tách ra giải quyết ở vụ án khác; (2) Nếu người yêu cầu chỉ đề nghị tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng nhưng về tài sản và con cái, họ có tranh chấp với nhau. Trong trường hợp này cần xác định hai thủ tục để giải quyết. Một là giải quyết theo việc hôn nhân gia đình với yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng, hai là giải quyết theo án với yêu cầu giải quyết tranh chấp về tài sản và con cái. 3. Huỷ việc kết hôn trái pháp luật Thời hiệu yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã liệt kê những trường hợp kết hôn trái pháp luật: kết hôn do bị cưỡng ép, bị lừa dối; kết hôn mà chưa đủ tuổi; kết hôn với người đang có vợ hoặc có chồng; với người mất năng lực hành vi; kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ hàng trong phạm vi ba đời; kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi với những người đã từng là con nuôi, giữa bố chồng với con dâu, giữa mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; kết hôn giữa những người cùng giới tính. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2002 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành luật Hôn nhân và Đgia đình năm 2000 quy định: nếu sau khi bị ép buộc, lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà bên bị ép buộc, bị lừa dối, bị cưỡng ép đã biết, nhưng đã thông cảm và tiếp tục chung sống hoà thuận, thì không quyết định huỷ kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu toà án giải quyết việc ly hôn, thì toà thụ lý vụ án để giải quyết việc ly hôn theo thủ tục chung. Qớuy định trên liên quan đến quy định của BLTTDS về thời hiệu yêu cầu giải quyết việc “huỷ kết hôn trái pháp luật” và có những bất cập. Theo Điều 159 khoản 2 BLTTDS, toà án chỉ thụ lý giải quyết việc huỷ kết hôn trái pháp luật trong thời hạn một năm, kể từ ngày biết quyền lợi của mình bị xâm hại, làm phát sinh quyền yêu cầu. Sau thời hạn này tòa án sẽ không thụ lý giải quyết nữa. Vấn đề là hiểu như thế nào về ngày phát sinh quyền yêu cầu? Chẳng hạn, A và B kết hôn trái pháp luật tháng 1/2005 đến thời điểm tháng 1/2007 mới có đơn yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật. Trong trường hợp này tòa án có xác định là hết thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự hay không? Có đặt ra vấn đề quyền yêu cầu phát sinh ngay từ khi quan hệ hôn nhân trái pháp luật đó diễn ra trên thực tế hay đây thuộc trường hợp ngoại lệ không hạn chế về thời gian yêu cầu? Đây là một vấn đề cần thiết phải có hướng dẫn cụ thể. Chúng tôi cho rằng, quan hệ hôn nhân hợp pháp gắn chặt với quyền nhân thân được pháp luật bảo hộ. Điều 24 của Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 quy định: “quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Tại khoản 2 Điều 25 BLDS có quy định việc bảo vệ quyền nhân thân “Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai”. Vì vậy, đối với việc hủy hôn nhân trái pháp luật có cơ sở trong việc áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 160 BLDS năm 2005: “Không áp dụng thời hiệu yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Bên cạnh đó, chúng tôi cho rằng, việc xác định thời hiệu yêu cầu và giải quyết những trường hợp hết thời hiệu phải căn cứ vào tính chất của từng yêu cầu: Đđối với yêu cầu toà án giải quyết việc “huỷ kết hôn trái pháp luật” do bị lừa dối, bị ép buộc hoặc bị cưỡng ép kết hôn (Điều 15 khoản 1 của Luật ĐHôn nhân và gia đình năm 2000), ườợnhưng nếu cuộc sống hôn nhân của người bị lừa dối, bị ép buộc hoặc bị cưỡng ép kết hôn đã ởêđược thông cảm, tiếp tục chung sống hoà thuận (như hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán) khi có yêu cầu chấm dứt quan hệ chung sống, toà án sẽ căn cứ vào các quy định pháp luật tương ứng để giải quyết cho ly hôn hay không công nhận quan hệ vợ chồng. Đđối với yêu cầu toà án giải quyết việc “huỷ kết hôn trái pháp luật’ do kết hôn mà chưa đủ tuổi; kết hôn với người đang có vợ hoặc có chồng; với người mất năng lực hành vi; kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ hàng trong phạm vi ba đời; kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi với những người đã từng là con nuôi; giữa bố chồng với con dâu; giữa mẹ vợ với con rể; bố dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng, chủ thể nào có quyền yêu cầu? Và chủ thể của quyền yêu cầu này có bao gồm cả cơ quan viện kiểm sát hay không? Theo quy định tại Điều 15 khoản 2 luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì : “Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của luật này” và Điều 21 khoản 1 BLTTDS quy định: “Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo việc giải quyết các vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật”. Vấn đề là, quyền yêu cầu của viện kiểm sát theo quy định của pháp luật hiện hành là gì, có bao gồm quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự hay không? Chúng tôi cho rằng, cần phải xác định lại quyền khởi kiện vụ án dân sự hay việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của nhà nước với các chủ thể được quy định cụ thể tại Điều 162 BLTTDS mà không có chủ thể là viện kiểm sát. Điều này cũng phù hợp với hướng dẫn tại mục 1 phần III “Quyền yêu cầu của viện kiểm sát đối với tòa án” trong thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT – VKSNDTC-TANDTC ngày 1/9/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và sự tham gia của viện kiểm sát trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Thông tư này đã giải thích rõ Điều 21 của BLTTDS về quyền yêu cầu của viện kiểm sát đối với tòa án đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo chứ không phải quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự. Về thủ tục tố tụng Điều 28 khoản 1 và Điều 311 BLTTDS quy định: Yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật được giải quyết bằng loại việc dân sự. Còn Điều 27 khoản 1 quy định giải quyết nuôi con, chia tài sản khi ly hôn bằng một vụ án dân sự. Vậy khi có yêu cầu giải quyết việc huỷ kết hôn trái pháp luật và giải quyết tranh chấp về quan hệ con cái, tài sản, ậthì toà án có phải giải quyết riêng đối với yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật bằng loại việc dân sự và xét xử vụ án đối với tranh chấp về con cái, àtài sản hay không? Có hai loại quan niệm đang tồn tại trên thực tế: Quan điểm thứ nhất cho rằng, căn cứ Điều 27 khoản 1, 2, và Điều 28 khoản 1 BLTTDS, phải giải quyết riêng yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật bằng thủ tục việc dân sự và nuôi con, chia tài sản bằng vụ án dân sự. Còn quan điểm thứ hai cho rằng, nên căn cứ vào yêu cầu chính của đương sự để áp dụng thủ tục tố tụngảế. Yêu cầu chính trong vụ việc này là yêu cầu “huỷ kết hôn trái pháp luật”, trên cơ sở đó thì các đương sự mới yêu cầu giải quyết tranh chấp nuôi con và phân chia tài sản. Vậy nên áp dụng thủ tục việc dân sự để giải quyết chung ba mối quan hệ trên. Chúng tôi cho rằng, cần giải quyết việc huỷ kết hôn trái pháp luật theo thủ tục việc dân sự, đối với tranh chấp nuôi con và chia tài sản thì thụ lý và giải quyết theo án dân sự doì thủ tục tố tụng của hai loại vụ, việc này là óáhoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con thuộc diện được cấp dưỡng, thì trong quyết định giải quyết việc huỷ kết hôn trái pháp luật nên áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (giao con chưa thành niên cho cá nhân, tổ chức trong nom nuôi dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng) theo Điều 102 khoản 1, 2 và Điều 119 BLTTDS. Trường hợp nếu đương sự yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật và thoả thuận được về quan hệ nuôi con và chia tài sản, thì căn cứ vào Điều 28 khoản 1, 2 BLTTDS giải quyết chung theo thủ tục việc dân sự. Vấn đề giải quyết việc huỷ kết kết hôn trái pháp luật đối với trường hợp kết hôn chưa đủ tuổi Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 quy định tuỳ trường hợp mà quyết định. Nếu đến thời điểm yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian qua đãkhông hạnh phúc, thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Còn  cả hai đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian qua họ đã chung sống bình thường, đã có con, có tài sản chung, thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu toà án giải quyết việc ly hôn, thì toà án thụ lý vụ án để giải quyết việc ly hôn theo thủ tục chung. ằVới quy định trên, ậvô hình trung, Luật chỉ dự liệu trường hợp các đương sự trong vụ tảo hôn đều còn chung sống vào thời điểm có yêu cầu toà án giải quyết. Thực tiễn, nhiều quan hệ hôn nhân trái pháp luật yêu cầu huỷ việc kết hôn xuất phát từ động cơ tranh giành di sản hơn là chống tảo hôn. Ví dụ, một người nam 20 tuổi xác lập quan hệ hôn nhân với người nữ 16 tuổi. Sau ba năm chung sống thì người nam chết, cũng không có con chung và cha mẹ của người chết cũng đã chết trước đó. Toà án sẽ có hai quan điểm xử lý như sau: Quan điểm 1 thừa nhận quan hệ hôn nhân không thể bị huỷ được nữa, nên người vợ sẽ là người thừa kế theo pháp luật duy nhất ở hàng thừa kế thứ nhất (khoản 1, Điều 679 của BLDS). Còn quan điểm 2 thì cho rằng, kết hôn trái pháp luật vẫn có thể bị huỷ, dù người chồng đã chết. Sìau khi kết hôn trái pháp luật bị huỷ, những người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ hai hoặc thứ ba sẽ được nhận di sản. Chúng tôi cho rằng, pháp luật đã dành cho đương sự quyền yêu cầu toà án giải quyết huỷ kết hôn trái pháp luật trong thời hạn một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu. Trong thời hạn một năm này, nếu đương sự vẫn không yêu cầu, tức là đương sự đã có cuộc sống chung hoà thuận hạnh phúc. Vấn đề còn lại là, khi xác định người còn sống cóả thuộc diện thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất theo nghĩa vợ (chồng) của người đã chết hay không, thì căn cứ vào thời điểm mở thừa kế, các bên đã đủ tuổi kết hôn hay chưa. Nếu các bên đã đủ tuổi kết hôn thì được coi như là vợ chồng hợp pháp và được thừa hưởng di sản của nhau. Nếu các bên chưa đủ tuổi kết hôn thì không coi là vợ chồng hợp pháp và không được hưởng di sản thừa kế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH7918NG V7844N 2727872 TRAO 2727892I T7914 TH7920C TI7876N GI7842.doc
Tài liệu liên quan