Tiểu luận Phác thảo chân dung văn hoá Việt Nam - Một công trình khoa học có giá trị lớn

Đúng vào dịp kỷ niệm 55 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã cho ra mắt độc giả cuốn sách Phác thảo chân dung văn hoá Việt Nam. Với gần 800 trang in khổ lớn, cuốn sách là một công trình khoa học có giá trị lớưn, với sự tha gia của đông đảo các nhà hoạt động chính trị, văn hoá, khoa học và các nhà quản lý. Cuốn sách có ba phần chính. Phần thứ nhất: Văn hoá và sức mạnh của văn hoá; Pphần thứ hai: Phác thảo chân dung văn hoá Việt Nam; Phần thứ ba: Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, dậm đà bản sắc dân tộc. Xuất phát từ những yếu tố cấu thành và sức mạnh của nền văn hoá trong quá trình dựng nước và giữ nước, nội dung cuốn sách đã phản ánh khá phong phú những nét chính yếu, in đậm dấu ấn trong văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân ta, tiêu biểu là chủ nghĩa yêu nước truyền thống. Và, ngày nay nó được kế thừa và nâng lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh - thời đại của độc lập dân tộc, là nền tảng để dân tộc ta có thể phát triển nhanh, bền vững thành một nước công nghiệp; Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng bầu bạn khắp năm châu ở những thập niên đầu thế kỷ 21. Trong lời tựa cuốn sách, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu viết: “Nhìn lại lịch sử hàng nghìn năm từ thời các vua Hùng dựng nước đến nay, Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với thiên tai và địch hoạ. Trước những thử thách ấy, để tồn tại và phát triển, ông cha ta đã sớm biết khơi nguôn sức mạnh từ chiều sâu của nền văn hoá dân tộc - một nền văn hoá có bề dày lịch sử, không ngừng được hun đúc, phát triển và làm giàu thêm bằng chắt lọc tinh hoa các nền văn hoá tiên tiến của nhân loại để tạonê những giá trị văn hoá cao đẹp, mang đậm bản sức dân tộc, thấm đượm tính nhân văn. Đó là một nền văn hoá giàu lòng nhân ái, nặng nghĩa đồng bào, ý chí quật cường, tinh thần bao dung và lòng tự tin dân tộc, v.v Điều đó giải thích rõ vì sao dân tộc Việt Nam đất không rộng, người không đông, kinh tế chậm phát triển, lại bị hàng nghìn năm phong kiến nước ngoài thống trị và ra sức đồng hoá mà vẫn anh dũng, kiên cường đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc, đã nhiều phen làm cho kẻ thù khiếp sợ và vẫn giữ vững bản sắc văn hoá của mình. Minh chứng gần đây nhất là chiến công chói lọi đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ . Nguyên nhân có nhiều, nhưng trước hết phải kể đến sức mạnh của chính nghĩa, của khát vọng được sống trong độc lập tự do, của truyền thống dựng nước và giữ nước, của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa nhân văn Việt Nam, có thể tóm tắt đó là sức mạnh của văn hoá Việt Nam được vun đắp qua hàng nghìn năm lịch sử và được phát huy cao độ ở thời đại Hồ Chí Minh. Sức mạnh ấy được kết tinh trong câu nói bất hủ của Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Trải qua trường kỳ của lịch sử, dân tộc ta đã sản sinh ra biết bao anh hùng hào kiệt tiêu biểu cho dòng dõi con lạc, cháu hồng. Trên lĩnh vực văn hoá, đã có những nhân vật kiệt xuất được tôn vinh là danh nhân văn hoá thế giới, đã góp phần làm rạng rỡ non sông đất nước ta, truyền thống văn hiến của dân tộc ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phác thảo chân dung văn hoá Việt Nam - Một công trình khoa học có giá trị lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phác thảo chân dung văn hoá Việt Nam - Một công trình khoa học có giá trị lớn Minh Hải Đúng vào dịp kỷ niệm 55 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã cho ra mắt độc giả cuốn sách Phác thảo chân dung văn hoá Việt Nam. Với gần 800 trang in khổ lớn, cuốn sách là một công trình khoa học có giá trị lớưn, với sự tha gia của đông đảo các nhà hoạt động chính trị, văn hoá, khoa học và các nhà quản lý. Cuốn sách có ba phần chính. Phần thứ nhất: Văn hoá và sức mạnh của văn hoá; Pphần thứ hai: Phác thảo chân dung văn hoá Việt Nam; Phần thứ ba: Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, dậm đà bản sắc dân tộc. Xuất phát từ những yếu tố cấu thành và sức mạnh của nền văn hoá trong quá trình dựng nước và giữ nước, nội dung cuốn sách đã phản ánh khá phong phú những nét chính yếu, in đậm dấu ấn trong văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân ta, tiêu biểu là chủ nghĩa yêu nước truyền thống. Và, ngày nay nó được kế thừa và nâng lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh - thời đại của độc lập dân tộc, là nền tảng để dân tộc ta có thể phát triển nhanh, bền vững thành một nước công nghiệp; Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng bầu bạn khắp năm châu ở những thập niên đầu thế kỷ 21. Trong lời tựa cuốn sách, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu viết: “Nhìn lại lịch sử hàng nghìn năm từ thời các vua Hùng dựng nước đến nay, Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với thiên tai và địch hoạ. Trước những thử thách ấy, để tồn tại và phát triển, ông cha ta đã sớm biết khơi nguôn sức mạnh từ chiều sâu của nền văn hoá dân tộc - một nền văn hoá có bề dày lịch sử, không ngừng được hun đúc, phát triển và làm giàu thêm bằng chắt lọc tinh hoa các nền văn hoá tiên tiến của nhân loại để tạonê những giá trị văn hoá cao đẹp, mang đậm bản sức dân tộc, thấm đượm tính nhân văn. Đó là một nền văn hoá giàu lòng nhân ái, nặng nghĩa đồng bào, ý chí quật cường, tinh thần bao dung và lòng tự tin dân tộc, v.v… Điều đó giải thích rõ vì sao dân tộc Việt Nam đất không rộng, người không đông, kinh tế chậm phát triển, lại bị hàng nghìn năm phong kiến nước ngoài thống trị và ra sức đồng hoá mà vẫn anh dũng, kiên cường đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc, đã nhiều phen làm cho kẻ thù khiếp sợ và vẫn giữ vững bản sắc văn hoá của mình. Minh chứng gần đây nhất là chiến công chói lọi đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ . Nguyên nhân có nhiều, nhưng trước hết phải kể đến sức mạnh của chính nghĩa, của khát vọng được sống trong độc lập tự do, của truyền thống dựng nước và giữ nước, của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa nhân văn Việt Nam, có thể tóm tắt đó là sức mạnh của văn hoá Việt Nam được vun đắp qua hàng nghìn năm lịch sử và được phát huy cao độ ở thời đại Hồ Chí Minh. Sức mạnh ấy được kết tinh trong câu nói bất hủ của Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Trải qua trường kỳ của lịch sử, dân tộc ta đã sản sinh ra biết bao anh hùng hào kiệt tiêu biểu cho dòng dõi con lạc, cháu hồng. Trên lĩnh vực văn hoá, đã có những nhân vật kiệt xuất được tôn vinh là danh nhân văn hoá thế giới, đã góp phần làm rạng rỡ non sông đất nước ta, truyền thống văn hiến của dân tộc ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh… Đảng ta, ngay từ khi ra đời đã ý thức rõ về vai trò và sức mạnh to lớn của văn hoá, đã coi văn hoá là một trong những mục tiêu và động lực cơ bản của cách mạng Việt Nam. Suốt 70 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng đã có nhiều chỉ thị và nghị quyết về vấn đề văn hoá, mà gần đây nhất là nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. “Hiện nay, sau mười năm năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước ta đang chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đây là một sự nghiệp to lớn có nhiều thuận lợi nhưng cũng khong ít khó khăn. Có những khó khăn của bước trưởng thành, có những khó khăn tuộc cả chủ quan lẫn khách quan của thời kỳ mới. Một trong những khó khăn và thách thức lớn hiện nay là đẩy lùi và xoá bỏ những tệ nạn xã hội, những hiện tượng tha hoá, biến chất về tiếp tuyến, đạo đức, lối sống đang có nguy cơ gia tăng trong xã hội ta, làm nhức nhối lương tri và xói mòn niềm tin vào con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Hơn lúc nào hết, việc phát huy mạnh mẽ năng lực nội sinh của dân tộc, sức mạnh của truyền thống văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, đang là nhiệm vụ vừa quan trọng vừa cấp bách góp phần bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Điều cốt lõi của bản sắc văn hoá Việt Nam . Trà Hải Lâu nay tôi được nghe khá nhiều về ý kiến tranh luận về “bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam”. Nhiều kiến giải khác nhau được đưa ra. Người đi vào triết học, người đi vào văn hoá dân gian (Folklore), người đi vào đời sống tâm linh (việc thờ cúng tổ tiên, thần linh, lễ hội..), có người đi vào những di sản vật chất như kiến trúc, điêu khắc đình chùa v.v… để chứng minh bản sắc văn hoá Việt Nam. Một số người khác lại duy danh định nghĩa và thường chứng minh bản sắc văn hoá Việt Nam là sự tiếp thu có chọn lọc tinh hoá văn hoá nhân loại để biến thành của Việt Nam; Nói cách khác đã “Việt Nam hoá” các tôn giáo: Nho, Phật, Lão và cả triết học phương Tây. Những kiến giải nêu trên đều đúng về một phương diện nào đó, nhưng chưa phải đã tìm được cái góc, cái bản chất của bản sắc văn hoá. Cái ta đang cần tìm phải là cốt lõi, cái bản chất của bản sắc văn hoá Việt Nam. Tôi cho rằng một trong những điều cốt lõi nhất của bản sắc văn hoá Việt Nam chính là “lòng yêu nước Việt Nam”. Tất nhiên, trên thế giới, dân tộc nào cũng có lòng yêu nước. Song lòng yêu nước mỗi dân tộc cũng có chỗ khác nhau, và ở đây tôi nhấn mạnh “bản sắc văn hoá Việt Nam là lòng yêu nước Việt Nam”, bởi lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam không giống bất kỳ một dân tộc nào khác trên thế giới. Lịch sử thế giới chưa có một dân tộc nào giống như Việt Nam: bị nghìn năm Bắc thuộc, mười năm Minh thuộc, gần trăm năm Pháp thuộc, và có lẽ phải kể hai mươi năm Mỹ thuộc trên nửa nước. Lịch sử thế giới chứng minh số phận nhiều dân tộc bị đô hộ rồi bị đồng hoá luôn, chỉ trong thời gian rất ngắn (nghĩa là mất dân tộc). Tính từ đầu Công nguyên đến nay (2000 năm) chưa có một dân tộc nào bị đô hộ đến hơn một nửa thời gian và đã qua bốn lần ở những thời kỳ khác nhau nhưng không những không bị đồng hoá, mà lại vùng dậy tự giải phóng được mình như dân tộc Việt Nam. Thử hỏi có dân tộc nào trên thế giới lại có chung một mộ Tổ và có một ngày giỗ Tổ như ở nước ta? Ngày giỗ Tổ, ở đền Hùng, con cháu cả nước hành hương về để tưởng niệm ông cha, và có những hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng, thể hiện rất rõ nét bản sắc văn hoá của mình. Có dân tộc nào trên thế giới lấy từ “đồng bào” làm đại từ chung và trong ứng xử xã hội thì theo đạo lý “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” hoặc “thương người như thể thương thân”. Các dân tộc trên thế giới có lẽ cũng có những truyền thuyết về sự hình thành dân tộc mình. Nhưng theo tôi nghĩ không có dân tộc nào có một truyền thuyết kiểu “bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ” như của Việt Nam? Và mặc dầu ai cũng biết đó chỉ là huyền thoại, vậy mà ai cũng thấy thiêng liêng, ai cũng muốn tin là thật. Trong bản Tuyên ngôn độc lập (1945) cũng đã được Bác Hồ mở đầu bằng câu “Thưa đồng bào”. Và cảm động hơn khi Bác nhắc lại: “Tôi nói đồng bào nghẽ rõ không?”. Có trường hợp như Lý Long Tường - Hoàng tử triều Lý sang lập nghiệp tận Hàn Quốc gần 800 năm mà giờ đây con cháu vẫn lần theo gia phả và di chúc tìm về cội nguồn. Và những người mới rời Tổ quốc vài chục năm nay đang họp cộng đồng dựng đền thờ Tổ Vua Hùng tại Mỹ. Nhiều người châu Âu hiện đang cho rằng miền đất nào đời sống sung sướng là Tổ quốc. Nhiều quốc gia khác người ta đầu có khái niệm “Tổ quốc” thiêng liêng như Việt Nam! Còn ở nước ta ngay từ năm 40 Hai Bà Trưng khi dựng cờ khởi nghĩa đã ra tuyên ngôn: Một xin rửa sạch quốc thù. Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng. Ba khỏi oan ức lòng chồng. Như vậy thù riêng chỉ xếp vào hàng thứ ba mà thôi, còn quốc thù mới là trọng! Đến “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, Lý Thường Kiệt khẳng định rạch ròi bờ cõi tự sách trời. Tổ quốc đây không trìu tượng. Tổ quốc đây là bờ cõi Việt Nam do ông cha tạo dựng ! Những áng hùng văn ki cổ ấy ta còn gặp nhiều trong các thế hệ sau như “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, Hịch của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ, Thư trả lời quân Pháp của Nguyễn Quang Bích và đến cách mạng cận đại, Nguyễn Thái Học khi lên đoạn đầu đài còn dõng dạc đọc thơ bằng tiếng Pháp: Mourir pour Sa patrie C’est le sort le plus beau Le plus digne d’envie… Nghĩa là: Chết vì Tổ quốc Cái chết vinh quang Lòng ta sung sướg trí ta nhẹ nhàng… Từ thế hệ nho học chuyển sang tân học, người thanh niên Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng của văn hoá Pháp lại dùng văn hoá Pháp để chống lại bọn thực dân và khi chọn cái chết cũng là chết vì Tổ quốc. Chúng ta có thể kể ra biết bao nhiêu những tấm gương yêu nước, anh dũng hy sinh cho Tổ quốc qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, nhất là sau khi Đảng ta thành lập và lãnh đạo nhân dân làm cách mạng. Trước khi đặt bút viết bài này, tôi có đọc lại cuốn “Văn hoá và đổi mới” của Cố vấn Phạm Văn Đồng. Thật là có lý khi ông viết về sự đổi mới của văn hoá hôm nay mà không quên nhắc lại lịch sử, ca ngợi thời dựng nước của vua Hùng, đến thời kỳ đấu tranh của dân tộc nghìn năm Bắc thuộc và thời kỳ phong kiến tự chủ. Nhưng ông cũng phê phán triều Nguyễn: “Trong lịch sử nước ta… không bao giờ dân tộc Việt Nam gặp cảnh yếu hàn như vậy, mất nước dễ dàng như vậy… Dưới thời Tự Đức lực lượng viễn chinh Pháp chẳng có bao nhiêu, đồng thời chúng gặp phải rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực hậu cần. Cái nghịch lý đau buồn là nhà vua đầu hàng và ngăn cấm phong trào đánh giặc cứu nước. Đó thật là một điều ô nhục trong lịch sử nước ta”. Và ông kết luận: “Triều đại nhà Nguyễn là những trang sử đau buồn trái với những truyền thống oai hùng của dân tộc Việt Nam ta…”(1) Phạm Văn Đồng: Văn hoá và đổi mới, Bộ Văn hoá thông tin xuất bản, 1995, tr 27 . Ngày nay, những mặt trái của cơ chế thị trường cũng như của quá trình hội nhập, mở cửa, quốc tế hoá, đang có tác động một cách tiêu cực đến đời sống văn hoá tinh thần của chúng ta. Nếu chúng ta không tin tưởng, tỉnh táo, dễ bị vàng thau lẫn lộn. Ai cũng biết Phan Thanh Giản là người yêu nước trung quân, nhưng ông bất lực và đã cam tâm ký hiệp ước cắt đất cho Pháp. Song ông còn biết tự trọng, thấy cái lỗi của mình với dân, với nước. Ta thương ông, lập đền thờ ông, song việc phục hồi tên phố mang tên ông cần hết sức cân nhắc và thận trọng ! Còn có một số nhân tài khác trong phái chủ hoà (thực ra là đầu hàng giặc) có viết được vài ba cuốn sách nay được ai đó xếp hạng “danh nhân” có vội vàng quá không? Có người còn muốn đề cao Trần Trọng Kim (vì ông có trước tác Nho giáo Việt Nam); Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, A-lếch-xan Đơ - Rốt (Aexandre De. Rhodes), Pê-tơ-ruýt Ký … ca ngợi họ là những người có công, như những người yêu nước. Điều đó thực khó hiểu khó tin về “thiện ý” và “sự công bằng” của họ. Mọi người ai cũng phấn khởi khi thấy truyền hình đưa tin Uỷ ban nhân dân TP Hồ Chí Minh vừa dựng đài tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trong trận tiến công vào toà đại sứ Mỹ (Tết Mậu Thân). Việc làm đó ai cũng thấy đúng và đều đồng tình, bởi vì đó là thể hiện sự kính trọng và ghi nhớ công ơn của những người yêu nước, hy sinh vì Tổ quốc, lòng tự trọng dân tộc và đó chính là thể hiện cụ thể bản sắc văn hoá Việt Nam. Trở lại vấn đề A-lếch-xan-Đơ Rốt, Pê-tơ-ruýt Ký và một số nhân vật khác, tôi nghĩ ta nên hết sức thận trọng. Ta không phủ định những cống hiến khoa học về một mặt nào đó của họ. Song cứ lấy cái tiêu chí “lòng yêu nước” làm “tia hồng ngoại” mà rọi thì rất dễ phân định. A-lếch-xan Đơ Rốt có công rất lớn về văn hoá, là một trong những người sáng tạo ra chữ Việt ta tinh hoa ngày nay. Về mặt khoa học ngôn ngữ ta không quên ơn, nhưng đọc lại “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc và những tác phẩm của Phan Bội Châu thì ta mới thấy cái nhục mất nước và cái thâm độc về chính sách cai trị và truyền giáo của Chủ nghĩa thực dân. Như vậy ông ta có đồng sàng với Chủ nghĩa thực dân không? Hay chí ít cũng là công cụ cho mục tiêu của chúng. Xét theo tiêu chí khóa học theo tôi ta nên dựng bia ghi công, còn dựng tượng đài ông, có lẽ ta nên để tiền của công sức dựng tượng các vị anh hùng dân tộc xả thân cứu nước. Ta không bảo thủ hẹp hòi theo tư tưởng Dân tộc chủ nghĩa. Song ta cũng quyết không để lại những dấu ấn mà ngàn năm sau cháu con chúng ta không hiểu nổi. Nếu Đảng ta nêu vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và lấy lòng yêu nước làm hệ quy chiếu thì tôi tin rằng mây mù sẽ phải tan trong nắng sớm. * * * Tôi cho rằng với chủ đề : “Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc để bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, có lẽ không gì bằng phát động lòng yêu nước Việt Nam để làm động lực, đặc biệt là trong thế hệ trẻ. Lòng yêu nước ấy sẽ làm được tất cả, hạn chế tiêu cực, đẩy lùi tham nhũng, đặc biệt là sẽ tự miễn dịch và chống được văn hoá độc hại. Cần tạo cơ hội cho thanh niên say sưa đi vào nghiên cứu, lao động sáng tạo để phục hưng đất nước. Hãy khơi dậy trong mỗi người lòng tự hào và tự trọng dân tộc, trả hận non sông của một đất nước đã bốn lần bị làm thuộc địa, bị đè đầu cưỡi cổ, và cứ mỗi lần như thế đã kéo lùi lịch sử phát triển dân tộc hàng thế kỷ so với các dân tộc khác. Hành trang của ta bước vào thế kỷ 21, bước vào Hiện đại hoá và Công nghiệp hoá, có lẽ về khoa học kỹ thuật, về kinh tế ta còn thua xa bạn bè, song ta tự hào vì ta có một nền văn hoá, có bề dầy văn hoá, mà nền văn hoá ấy được hun đúc từ lòng yêu nước Việt Nam. Bản sắc văn hoá Việt Nam, cái cốt lõi chính là lòng yêu nước Việt Nam. “Làm lớn” Nguyễn Văn Lộc Lâu nay chuyện cán bộ “làm lớn” thường được nhiều người quan tâm bàn luận. Nhiều người khen ông này tuy “làm lớn” nhưng vẫn khiêm tốn giản dị, vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp của nhiều năm về trước. Nhiều người kêu ông nọ vừa “làm lớn” được ít lâu đã trở thành một người khác trước, không còn được bạn bè, đồng nghiệp và tập thể quý mến như trước nữa. Quả là trong vấn đề “làm lớn” đang có nhiều điều đáng suy nghĩ thật. Nhiều người tuy giữ những chức vụ lãnh đạo, quản lý quan trọng nhưng vẫn luôn luôn sống mẫu mực, để lại cho tập thể, cho những người chung quanh những tình cảm và kỷ niệm tốt đẹp khó quên. Ngay trong hoàn cảnh mới hiện nay, nhiều đồng chí vẫn quen với nếp sống giản dị, vẫn giữ đức cần, kiệm, liêm, chính. Từ nhà ở đến phương tiện đi lại, làm việc, sinh hoạt, cơ quan bố trí, sắp xếp thế nào thì các đồng chí ấy sử dụng như vậy, không hề đòi hỏi gì. Một số người còn từ chối, không nhận những tiêu chuẩn cao như xe ô tô loại sang trọng đắt tiền chẳng hạn. Một số đồng chí thì ngại ngùng cả việc đi dự những buổi chiêu đãi, tiếp tân trừ khi thật cần thiết. Một lần nhân dự bữa cơm ở nhà một người bạn thân, đang lúc nói về chuyện “làm lớn”, chủ nhà giới thiệu với tôi một người. Anh nói: Ông này cũng “làm lớn” đây nhưng rất bình dân, sống chan hoà với bạn bè, với tập thể, nhà cửa tài sản chẳng có gì đặc biệt. Những chuyện về những mẫu người “làm lớn” như vậy hiện nay trong xã hội ta có rất nhiều và rất đáng để chúng ta học tập. Nhưng mặt khác cũng có không ít người khi “làm lớn” thì thay đổi rất nhanh. Có người vừa được đề bạt chưa lâu, cơ quan đang cân nhắc suy tính xem nên bố trí đổi nhà, đổi phòng làm việc cho đồng chí ấy như thế nào cho thích hợp thì đồng chí ấy đã vội vã đốc thúc, nhiều khi với thái độ rất không hay. Có người từ khi “làm lớn” thì tỏ ra khệnh khạng, quan cách, trông đến khó coi. Một số người chỉ thích tiếp xúc, chuyện trò, quan hệ với những người ngang cấp hoặc với cấp trên, còn với những bạn bè đồng nghiệp đã một thời thân thiết, vào sinh ra tử có nhau nhưng đang “giẫm chân tại chỗ” thì mấy ông ấy quên đến là nhanh. Mới cách đó chưa lâu còn hàn huyên tâm sự đủ điều mà bây giờ gặp lại, các “sếp” ấy tỏ ra dửng dưng lạnh lùng như chưa hề quen biết. Điều làm nhiều người thắc mắc là một số người “làm lớn” thường cho mình cái quyền muốn giải quyết công việc thế nào cũng được, có khi nói một đằng làm một nẻo, hoặc thiếu trách nhiệm trước những vấn đề nóng bỏng đang đặt ra trong lĩnh vực công tác của mình phụ trách. Nhưng điều làm cho nhiều người thắc mắc hơn cả là một số người, kể cả một số người tuy chưa phải là “lớn” lắm nhưng giàu lên nhan quá, cứ như là họ vớ được quyển sách ước hay cây đèn thần A-La-đan vậy. Họ nổi tiếng là người “chịu chơi”, kể cả việc nhâu nhẹt, bồ bịch. Họ không hề bận tâm gì đến những lời bàn tán chê trách về ình. Cũng có người một thời “làm lớn”, đến nay không còn “làm lớn” nữa nhưng ông vẫn yêu cầu cơ quan phải giải quyết chế độ này, chế độ nọ ngoài tiêu chuẩn, chính sách và quy định của nhà nước… Rõ ràng là chung quanh vấn đề “làm lớn” có vô số chuyện, có chuyện nghe cứ như là bịa vậy. Rõ ràng là trong vấn đề đạo đức, phẩm chất của một bộ phận cán bộ Đảng viên đang có những điều mà các tổ chức Đảng, các cơ quan hữu quan cần quan tâm xem xét. “Văn hoá hướng tới xây dựng con người mới” Ngay từ khi cách mạng còn phôi thai, Đảng ta đã đặc biệt quan tâm đến công tác văn hoá, điều đó thể hiện ở “Bản đề cương văn hoá Việt Nam” năm 1943. Giá trị của “Bản đề cương văn hoá Việt Nam” mãi trường tồn cùng năm tháng bởi tính chiến lược, hoạch định cho con đường phát triển văn hoá Việt Nam với những nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài cần phải làm, cần phải vươn tới: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng, nhằm ngày càng hoàn thiện những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người. Kể từ đó nay, hơn 50 năm qua, Đảng và Nhà nước ta liên tục không ngừng chăm lo công tác văn hoá, Nhà nước và nhân dân đầu tư kông ít tiền của vào lĩnh vực này. Đặc biệt, nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà, bản sắc dân tộc - chiến lược về văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, càng chứng minh Đảng ta rất quan tâm đến công tác văn hoá. Và chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Song, vì sao hiệu quả của công tác văn hoá chưa đáp ứng được nguyện vọng của Đảng và nhân dân mong muốn? Chưa hoàn thành được nhiệm vụ và mục đích đặt ra là hoàn thành nhân cách, làm cho con người ngày càng tốt đẹp hơn. Về những yếu kém, khuyết điểm trên lĩnh vực văn hoá. Kết luận Hội nghị lần thứ mười ba Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) nêu rõ: “So với yêu câu của thời kỳ đổi mới, trước những biến đổi ngày càng phong phú trong đời sống xã hội những năm gần đây, những thành tựu và tiến bộ đạt được trong lĩnh vực văn hoá còn chưa tương xứng và chưa vững chắc, chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống. Sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống tiếp tục diễn biến phức tạp, có một số mặt nghiêm trọng hơn, tổn hại không nhỏ đến uy tín của Đảng và Nhà nước, niềm tin của nhân dân. Sự phát triển của văn hoá chưa đồng bộ và tương xứng với tăng trưởng kinh tế, thiếu gắn bó với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế và nhiệm vụ xây dựng Đảng. Nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá chưa tạo được chuyển biến rõ rệt. Môi trường văn hoá còn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, sự lan tràn các sản phẩm và dịch vụ văn hoá mê tín dị đoan, độc hại thấp kém, lại càng… Sản phẩm văn hoá và các dịch vụ văn hoá ngày càng phong phú nhưng vẫn rất thiếu những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, có ảnh hưởng tích cực và sâu sắc trong đời sống. Có biểu hiện lúng túng, hữu khuynh trong cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng tư tưởng trong lý luận - phê bình và sáng tác, trước những tác động ngày càng phức tạp của quá trình hội nhập kinh tế và giao lưu văn hoá. Xu hướng “thương mại hoá”, chạy theo thị hiếu thấp kém trog một bộ phận báo chí, xuất bản, hoạt động văn hoá nghệ thuật chưa được ngăn chặn có hiệu quả, đã làm giảm sút: Hạ thấp các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ của văn hoá”. Nguyên nhân, trách nhiệm chủ yếu thuộc về công tác lãnh đạo của các tổ chức Đảng, quản lý Nhà nước về văn hoá còn yếu kém, bất cập. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền nhiều nơi chưa nhận thức đầy đủ vai trò đặc biệt quan trọng của văn hoá… không ít cơ quan Đảng, Nhà nước, cán bộ, đảng viên chưa thật sự là tấm gương văn hoá cho quần chúg. Năng lực và tầm lãnh đạo văn hoá của các cấp uỷ đảng, chính quyền đoàn thể còn nhiều hạn chế. Trong phạm vi bài này, tôi xin không nói đến những thành tựu về văn hoá mà chúng ta đã đạt được, chỉ đề cập một số nguyên nhân làm cho văn hoá chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới và sự mong mỏi của quần chúng. Nước ta có hàng nghìn năm văn hiến, gia tài văn hoá của cha ông để lại vô cùng đồ sộ về cả mặt hữu hình lẫn vô hình. Nhiều di sản văn hoá của chúng ta đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá của thế giới. Đó là nền tảng, cái vốn rát lớn để văn hoá nước ta phát triển nhanh, mạnh. Trong khi đó, nền kinh tế nước ta còn nghèo, được thế giới xếp vào khu vực các nước đang phát triển. Mấy năm qua nền kinh tế nước ta đạt nhiều thành tựu và tiến bộ, nhưng xây dựng và phát triển văn hoá thì chưa theo kịp nhịp độ phát triển kinh tế. Đó là một nghịch lý, có bột mà chưa gột nên hồ. Rõ ràng công tác văn hoá có vấn đề từ lý luận nhận thức đến năng lực tổ chức, quản lý, điều hành, thực hiện từ vĩ mô đến vi mô, buộc chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật xem xét một cách có hệ thống theo tinh thần đổi mới của Đảng và ánh sáng thời đại để chỉ rõ những nguyên nhân làm hạn chế tốc độ phát triển của văn hoá. Về nhận thức: Trong quá trình hoạt động của con người, vai trò của nhận thức là điều tiên quyết cho mọi hành vi của mỗi người, của toàn thể xã hội dẫn đến việc làm xấu, tốt, hiệu quả hay kém hiệu quả. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và những diễn biến cưc kỳ phức tạp trên nhiều bình diện ngày nay, vấn đề nhận thức về vị trí, vai trò, tác dụng của văn hoá càng đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên có lúc và ngay cả bây giờ cũng không hiếm người cho rằng: Văn hoá chỉ là phương tiện chuyển tải các hoạt động của xã hội nhằm một mục đích nào đó hay văn hoá quan trọng đến mấy chăng nữa vẫn đứng sau kinh tế, chính trị. Đã có nơi, có lúc chỉ coi công tác văn hoá là “cờ - đèn - kèn - trống”. Từ nhận thức trên dẫn đến làm sai lệch chiến lược và đường lói văn hoá của Đảng trong việc hoạch định các kế hoạch, chủ trương chính sách về văn hoá từ công tác tổ chức, đầu tư, điều hành đến thái độ ứng xử trong văn hoá, nhất là đối với anh chị em văn nghệ sĩ - những người trực tiếp làm ra các sản phẩm văn hoá. Những hạn chế trên được biểu hiện như sau: Bệnh hình thức là căn bệnh chung của nhiều ngành, nhiều cấp, nhưng biểu hiện rõ là ở ngàn văn hoá. Các hoạt động văn hoá chỉ sôi nổi vào các ngày lễ, tết, hội hè, nhất là những dịp kỷ niệm lớn là do lãnh đạo các ngành, các cấp tập trung chỉ đạo. Tất nhiên hoạt động văn hoá trong những ngày này là cần thiết vì nó tạo nên bộ mặt của xã hội. Các hoạt động này cũng không ngoài mục đĩch nhằm làm cho con người ngày càng tốt đẹp lên: Yêu thương, đoàn kết, biết trân trọng những thành quả do cha ông để lại. Rất tiếc, phần cơ bản này lại bị coi nhẹ. Phải chăng, hoạt động văn hoá được chú trọng trong những ngày lễ, tết, kỷ niệm vì được Nhà nước cấp một nguồn “kinh phí”, ngoài dự toán ngân sách hằng năm nên được “rộng tay” chi tiêu. Chúng ta nên nhớ rằng ngay sau những ngày lễ, hội, dư luận quần chúng không phải không xì xào về số kinh phí bỏ ra có đúng và hợp lý trong khi nước ta còn nghèo? Đấy là không kể hiện tượng các lễ hội bị lợi dụng biến thành dịch vụ thương mại cho một số người kiếm lời bất chính như ở lễ hội Chùa Hương, đền Bà Chúa Kho là do năng lực quản lý, điều hành yếu kém của ngành chức năng và các địa phương. Số lượng và chất lượng văn hoá cơ sở về xây dựng, phát triển văn hoá cơ sở, chúng ta mới chú ý đến phong trào mang tính số lượng, còn xem nhẹ tính bền vững của phong trào. Thực tế chất lượng ra sao? Hiệu quả như thế nào? Có phù hợp với yêu cầu của từng vùng, miền không? Chúng ta chưa tiến hành tổng kết phong trào “Nhà văn hoá” ở các địa phương được phát động và xây dựng cách đây mấy chục năm, xem thực chất là nhà văn hoá được sử dụng ra sao? Phát huy tác dụng đến mức nào? Mặc dù hồi đó có cả một thiết chế về mô hình, quy mô, chức năng hoạt động của nhà văn hoá. Và đến nay, không ít các nhà văn hoá cấp huyện, xã bị bỏ không hay dùng vào mục đích khác. Nhìn phong trào xây dựng gia đình văn hoá thấy số lượng gia đình đạt được danh hệu rất lớn. Song vì sao các tệ nạn xã hội ma tuý, trộm cắp, mại dâm vẫn xảy ra ở các làng quê Việt Nam xưa vốn thuần phác? Trong việc đầu tư xây dựng cac cơ sở văn hoá ở một số tỉnh vùng cao còn nặng về hình thức, kém hiệu quả. ở vùng cao nhà nọ nhìn thấy nhà kia cũng phải đi mất nửa ngày đường, huống hồ là địa bàn của một huyện. Thế mà lại dựng nhà văn hoá trung tâm huyện. Vậy đồng bào ở các xã, các bản vùng xa, vùng sâu có đến? Nếu những nhà văn hoá huyện một năm chỉ tổ chức được đôi ba lần cho các hoạt động văn hoá hay chỉ là nơi tham quan, làm sáng cho bộ mặt của huyện, thì cần phải xem lại. Sao không biến các chợ có sẵn để tuyên truyền vận động văn hoá mới vừa đỡ tốn kém lại thiết thực đối với bà con các dân tộc thiểu số vì chợ là nơi giao lưu, trao đổi cả tinh thần lẫn vật chất vốn không thể thiếu của ba con các dân tộc từ bao đời nay? Về các thiết bị thông tin như đài để bà con nghe, hiểu được chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đã đầu tư khá nhiều. Rất tiếc, một số phương tiện này đến tay bà còn vùng xa lại kém chất lượng. Đài của ta lại không bắt được sóng của ta, nên bà con đành phải nghe các đài khác. Đấy là không nói đến nội dung tuyên truyền bằng tiếng các dân tộc thiểu số còn sơ sài, tẻ nhạt. Sách, báo cũng vậy. Có những sách là sách tồn đọng hay là sách không bán chạy ở các thành phố đem phân bổ về các vùng cao. Báo thì chữ nhỏ xíu, đến được tay đồng bào cũng chẳng phát huy tác dụng mấy bởi đời sống miền núi còn khó khăn, phần lớn đồng bào không thạo tiếng phố thông, hỏi làm sao có thể dọc và hiểu được? Vì vậy, hằng năm Đảng và Nhà nước đầu tư khá nhiều tiền của cho đời sống văn hoá ở vùng cao, nhưng hiệu quả còn thấp. Về công tác xuất bản thì buông lỏng quản lý dẫn đến tình trạng thương mại hoá trong sách báo. Sách in tràn lan, không hiếm cuốn có nội dung thiếu lành mạnh, gây thị thiếu xấu cho người đọc. Nhà xuất bản nọ thì ăn cắp bản quyền của nhà xuất bản kia, kiện cáo nhau ầm ĩ. Có nhà xuất bản lớn của quốc gia trực thuộc ngành chủ quan về văn hoá lại vi phạm bản quyền nhiều nhất. Bị phạt mấy lần nhưng vẫn tái diễn. Đấy là không nói đến sự cẩu thả trong công tác biên tập, duyệt in. Nhiều cuốn sách mang tiếng là khoa học nhưng lại phi khoa học, sai về thuật ngữ, ngữ nghĩa, năm, tháng… dẫn đến “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Theo báo cáo của Thanh tra ngành văn hoá, trong sáu tháng đầu năm 2004. Thanh tra đã phát hiện và cho tiêu huỷ 30.000 sách và văn hoá phẩm, vi phạm pháp luật. Có cơ quan được giao việc xuất nhập khẩu sách báo thì nhiều lần sai phạm về nội dung, có vụ cơ quan này nhập hơn 12 tấn sách báo độc hại bị cơ quan chức năng phát hiện, buộc phải tiêu huỷ. Về băng, đĩa ghi hình cũng vậy. Đĩa, băng đủ các loại nhảm nhí, nhập lậu tràn lan. Đáng buồn là có bộ đĩa “mát quá trời” được quay, ghi ở trong nước như “tuyển chọn nghệ sĩ”, “tuyển chọn MC” rồi tuồn ra nước ngoài làm méo mó hình ảnh đời sống văn hoá của con người Việt Nam ngày nay. Điện ảnh cũng có những vấn đề, có bộ phim được Nhà nước đặt hàng, được cấp đến hàng chục tỷ đồng nhưng khi đem chiếu chẳng mấy người xem… Hoạt động biểu diễn thì còn tình trạng chương trình quảng cáo một nẻo, thực tế diễn lại khác. Ca sĩ thì chạy xô, “hát giả”. Người biểu diễn thì ăn mặc thiếu thẩm mỹ. Công tác bảo tổn, bảo tàng, nặng về việc bảo tồn các di sản văn hoá vật thể, ít chú trọng đến văn hoá phi vật thể. Nói tóm lại, các hoạt động của ngành văn hoá đều có khiếm khuyết không nhiều thì ít. Đó là tín hiệu báo động về văn hoá. Tất nhiên, hậu quả trên không thể đổ lỗi hết cho ngành văn hoá, mà các ngành, các cấp khác đều phải chịu trách nhiệm liên đới. Để khắc phục hậu quả trên, buộc chúng ta phải có tư duy mới trong nhận thức về văn hoá. Kinh tế và văn hoá là hai chân của sự phát triển. Đây là một nhận thức mới, hoàn toàn đúng, rất khoa học và biện chứng của Đảng ta về văn hoá bởi văn hoá tồn tại một cách khách quan cùng kinh tế tạo nên sự sống của xã hội. Không có cái nào là thứ yếu. Sự phát triển hài hoà giữa kinh tế và văn hoá sẽ làm cho nền tảng xã hội vững chắc, cuộc sống con người lành mạnh. Thực tế chứng minh ngay ở các nước phương Tây có nền kinh tế mạnh, phát triển cao, chưa chắc đã có nền văn hoá bền vững, tốt đẹp. Và ở các nước nghèo, lạc hậu cũng khó có điều kiện cần thiết để văn hoá nảy nở, phát triển. Theo tôi, kinh tế và văn hoá là hai mặt của một vấn đề. Bởi văn hoá cũng chính là kinh tế và ngược lại. Nhất là trong thời đại ngày nay bất kỳ một sản phẩm hàng hoá thuần tuý nào đều có các yếu tố văn hoá tha gia. Sản phẩm chất lượng càng cao thì tỷ trọng văn hoá chiếm trong đó càng lớn: Đó là mẫu mã, tiện nghi… Đặc biệt, trong xu thế ngày nay khi mà các dịch vụ thương mại ngày càng phát triển, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế như ở các nước phát triển thì khó mà phân biệt giữa kinh tế và văn hoá cái nào quan trọng hơn. Văn hoá không chỉ nằm ở thượng tần kiến trúc mà còn nằm ở hạ tầng cơ sở. Quan điểm: Kinh tế và văn hoá là hai chân của sự phát triển, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội của Đảng ta trong kết luận của của Hội nghị T.Ư lần thứ 10 vô cùng đúng đắn, là một đóng góp to lớn về mặt lý luận văn hoá. Từ quan điểm trên của Đảng ta, soi rọi vào toàn bộ các hoạt động văn hoá trong những năm qua, ta mới thấy vì sao Đảng và nhân dân không tiếc sức người, sức của đầu tư vào lĩnh vực văn hoá nhưng cái đích chưa đạt được ý Đảng, lòng dân là làm cho con người ngày càng hoàn thiện tốt đẹp hơn, cái thiện thắng cái ác, chính nghĩa thắng phi nghĩa … Ánh Hồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVHOA (51).doc
Tài liệu liên quan