MỤC LỤC
1 . Giới thiệu sơ lược về công ty: 3
1.1 Tóm tắt về quá trình thành lập: 3
1.2 Cơ cấu vốn hiện tại và tốc độ tăng trưởng vốn: 4
2. Triển vọng phát triển ngành dịch vụ dầu khí: 5
2.1 Tình hình thị trường dầu thế giới: 6
2.2 Tiềm năng thị trường dịch vụ khoan biển tại Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thế giới 7
3. Phân tích mô hình 5 Forces: 9
3.1 Tác động từ phía cung: 9
3.2 Tác động từ phía cầu: 9
3.3 Sản phẩm thay thế: 9
3.4 Rào cản thị trường và các đối thủ tiềm năng: 10
3.5 Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành: 10
4. Rủi ro và thách thức: 11
4.1 Rủi ro tỷ giá: 11
4.2 Rủi ro về lãi suất tiền vay: 11
5. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty: 11
5.1 Phân tích cơ cấu doanh thu, lợi nhuận: 11
5.2 Phân tích chi phí: 15
5.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh: 16
6. Phân tích các chỉ số tài chính: 18
6.1 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán: 18
6.2 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời: 18
6.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 19
7. Dự báo doanh thu: 20
8. Định giá: 25
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1983 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích công ty cổ phần khoan và dịch vụ dầu khí (pvdrilling), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN
Đề tài :
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN
VÀ DỊCH VỤ DẦU KHÍ (PVDRILLING)
GVHD: Ths. Võ Văn Hảo
Ths. Trần Tuấn Vinh
TP Hồ Chí Minh, ngày 30/11/2011
Giới thiệu sơ lược về công ty:
Tóm tắt về quá trình thành lập:
Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) được thành lập vào tháng 11 năm 2001, với tiền thân là Xí nghiệp Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí biển PTSC Offshore - nơi các dịch vụ ban đầu như dịch vụ cho thuê thiết bị khoan, dịch vụ ứng cứu sự cố dầu tràn và xưởng cơ khí đã được hình thành và phát triển kể từ năm 1994. Trải qua quá trình hình thành và phát triển của mình, PV Drilling đã từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và xây dựng nên nhiều loại hình dịch vụ kỹ thuật mới, để tham gia vào hầu hết các dự án tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam cũng như dần phát triển ra thị trường thế giới. Khách hàng của PV Drilling là các Công ty và Tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới như Cửu Long - Conoco Philips, Hoàng Long JOC, Hoàn Vũ JOC, Vietsovpetro, BP, Conoco, JVPC-Nippon Oil, PVEP, OMV, Petronas, Chevron, Premier Oil, KNOC, Vietgazprom, Thăng Long JOC, Lam Sơn JOC, Trường Sơn JOC…
Năm 1994 - Thành lập Xí nghiệp Dịch vụ kỹ thuật dầu khí biển (PTSC Offshore) – Trực thuộc Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC).
Ngày 26/11/2001: Thành lập Công ty Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí, đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Ngày 01/01/2002: Hoàn tất chuyển giao hoạt động sản xuất kinh doanh từ PTSC Offshore sang Công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí.
Ngày 15/02/2006: Công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần với tên gọi Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí
Ngày 02/03/2006: Thành lập Xí nghiệp Thương mại Dịch vụ Kỹ Thuật Công nghiệp.
Ngày 28/09/2006: Thành lập Công ty Liên doanh BJ Services – PV Drilling.
Ngày 5/12/2006: Cổ phiếu của PV Drilling chính thức được niêm yết trên TTGDCK TPHCM.
Ngày 11/05/2007: Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí chuyển đổi mô hình thành công ty mẹ với tên gọi Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí.
Tháng 7/2009 PVD công bố sáp nhập PVD Invest vào PVD thông qua việc phát hành cổ phiếu theo hình thức hoán đổi cổ phiếu PVD cho các cổ đông hiện hữu của PVD Invest và các cá nhân, tổ chức đã góp vốn vào PVD Invest. Đánh dấu sự kiện hai công ty đại chúng đầu tiên sáp nhập trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nâng giá trị tổng tài sản của Tổng Công ty lên đến trên 12.000 tỷ đồng và số vốn điều lệ của Tổng Công ty lên đến 2.105 tỷ đồng.
Cơ cấu vốn hiện tại và tốc độ tăng trưởng vốn:
Hình 1: Cơ cấu cổ đông của PVDrilling 2010.( Nguồn: BCPT ABS)
Hình 2: Vốn điều lệ của PV Drilling qua các năm
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Tổng TS
8,632,863
12,368,345
14,639,766
Nợ phải trả
6,070,705
8,129,279
9,396,809
Vốn CSH
2,071,197
4,225,407
5,226,916
DTT
3,728,746
4,096,780
7,572,008
LNG
1,208,395
1,239,991
1,757,977
LNG/DTT
32.41%
30.27%
23.22%
LNST
902,864
817,661
885,542
LNST/DTT
24.21%
19.96%
11.69%
LN cổ đông công ty mẹ
892,047
814,612
881,949
ROA
13.90%
7.80%
6.60%
ROE
45.70%
25.90%
18.70%
EPS
6,749
6,163
4,204
Triển vọng phát triển ngành dịch vụ dầu khí:
PVD là một trong những cổ phiếu có mức vốn hóa cao của thị trường. Nguồn vốn của PVD chủ yếu là vốn vay, chủ yếu bằng USD. Tuy nhiên công ty đã sử dụng hiệu quả vốn vay. EPS tương đối cao.
PVD hoạt động trong lĩnh vực cho thuê giàn khoan, vận hành giàn và các dịch vụ khác phục vụ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí trong và ngoài nước. Hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc trực tiếp vào tình hình thăm dò khai thác dầu khí của các nhà thầu. Nhu cầu dầu mỏ lại là yếu tố quyết định việc các nhà thầu có mở rộng hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai thác hay không? Do đó để đánh giá tiềm năng tăng trưởng của công ty cần phân tích tình hình thị trường dầu mỏ nói chung và tiềm năng phát triển thị trường dịch vụ khoan biển nói riêng.
Tình hình thị trường dầu thế giới:
Trong báo cáo hàng năm về Triển vọng năng lượng toàn cầu công bố ngày 9/11, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết nhu cầu dầu của toàn cầu sẽ tăng 14% vào năm 2035. Cơ quan này cũng giảm 0,8% dự báo sản lượng dầu từ OPEC trong năm 2012, xuống 29,76 triệu thùng/ngày. Theo báo cáo Triển vọng ngành năng lượng trong ngắn hạn, Cơ quan thông tin năng lượng quốc tế EIA nhận định tiêu thụ dầu thô và nhiên liệu dạng lỏng trên thế giới sẽ tăng lên 88,2 triệu thùng/ngày trong năm 2011 và 89,6 triệu thùng/ngày trong năm 2012 từ mức kỉ lục 87,1 triệu thùng/ngày trong năm 2010.
Nhu cầu tăng mạnh nhất là từ các nền kinh tế mới nổi.
Hình 3: Mức tiêu thụ nhiên liệu dạng lỏng của thế giới qua các năm
Về nguồn cung, sản lượng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC dự báo sẽ giảm 250.000 thùng/ngày so với dự báo trước, xuống 29,76 triệu thùng/ngày trong năm 2012.
Hình 4: Tăng trưởng sản lượng nhiên liệu dạng lỏng và dầu thô trên thế giới qua các năm.
Ngoài ra, tình trạng bất ổn leo thang với các cuộc biểu tình diễn ra ngày càng mạnh mẽ tại Ai Cập, Syria, Libya gây những lo ngại về hoạt động xuất khẩu dầu của khu vực Trung Đông bị gián đoạn, cũng là một trong những nguyên nhân đẩy giá dầu tăng. Tuy nhiên, OPEC thông báo rằng Libya, quốc gia thành viên của tổ chức này, sẽ nối lại hoạt động khai thác dầu mỏ, sau khi đã bị gián đoạn hồi đầu năm 2011, do nổ ra giao tranh giữa chính quyền của cựu Tổng thống Muammar Gaddafi và phe đối lập. Theo báo cáo, hầu hết các cơ sở sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ của Libya chỉ bị hư hại nhẹ và có thể sớm trở lại hoạt động bình thường. Dự kiến, quốc gia Arập này có thể khôi phục hoàn toàn hoạt động sản xuất trong khoảng 1 năm rưỡi nữa.
Như vậy, tăng trưởng nhu cầu kéo theo sự hồi phục về giá là điều kiện cần và đủ để cho các công ty dầu khí quay trở lại với các dự án khoan thăm dò, khai thác và sửa chữa giếng, kéo theo sự gia tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ dầu khí.
Tiềm năng thị trường dịch vụ khoan biển tại Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thế giới
Sự gia tăng về nhu cầu năng lượng toàn cầu trong thời gian tới sẽ tạo ra thị trường lớn cho dịch vụ cho thuê và vận hành giàn khoan. Theo dự báo của Douglas-Westwood Ltd. và Energyfiles, chi tiêu dành cho khoan biển trên thế giới trong giai đoạn 2009-2013 sẽ tăng 32% so với giai đoạn 2004-2008, từ 278 tỷ USD lên 367 tỷ USD với số giếng tăng khoảng 7%, đạt 19,570 giếng vào năm 2013.
DrillBarge 80.0% (8/10)
Drillship72.5% (50/69)
Jackup77.8% (294/378)
Semisub84.8% (151/178)
Tender82.1% (23/28)
Hình 5: Tình hình sử dụng các loại giàn khoan
Thị trường dịch vụ giàn khoan thế giới hiện tại (tính đến tháng 8/2011) hiện đang dư cung với trên 120 giàn khoan không có hợp đồng sử dụng. Con số này năm 2010 là trên 100. Số giàn khoan tham gia vào thị trường tính đếnnày là 638 giàn, tăng 7.77% so với năm 2010. Ngoài ra còn có 33 giàn đang được đóng mới và dự kiến vận hành 20 giàn cuối năm 2011. Số lượng giàn khoan tăng mạnh trong khi hiệu suất hoạt động chỉ ở mức trung bình 65%. Như vậy thị trường dịch vụ khoan các năm tiếp theo sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn, khốc liệt hơn.
Ở Đông Nam Á, tỉ lệ giàn khoan được sử dụng đã tăng từ 84% năm 2009 lên 85,5% năm 2010 dù số lượng giàn có hoạt động khoan đã tăng từ 67 giàn trong năm 2009 lên 73 giàn trong năm 2010. Đến đầu năm 2011 thì tỉ lệ giàn khoan được sử dụng có sự suy giảm với tỉ lệ giàn khoan được sử dụng là 70.2%, tuy vậy, tỉ lệ này đã tăng dần trở lại lên mức 75.8% (72/95) cao hơn mức sử dụng bình quân thế giới là 65.34%.
Hình 5: Tình hình sử dụng giàn khoan ở các khu vực Màu xanh là khu vực Đông Nam Á.
(Offshore rig utilization by region). (Số liệu cập nhật 18/11/2011)
Tuy nhiên do tình trạng cạnh tranh, các công ty ở khu vực Đông Nam Á đã giảm giá để giành hợp đồng. Giá cho thuê giàn khoan chỉ còn 117000 USD/ngày.
Hình 6: Giá cho thuê một số giàn khoan chính hiện nay (cập nhật 6/2011)
Theo báo cáo quy hoạch phát triển dịch vụ dầu khí của Tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2005-2010, nhu cầu dịch vụ dầu khí khoảng 10.83 tỷ USD tương đương 1.8 tỷ USD mỗi năm. Theo kế hoạch trong 15 năm tới có khoảng 900 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí của các nhà thầu dầu khí hoạt động tại Việt Nam, trong đó giai đoạn 2006-2010 là 300 giếng khoan, ước tính mỗi năm Việt Nam tiến hành khoan 50 giếng. Triển vọng phát triển lĩnh vực khoan dầu khí nói chung cũng như các lĩnh vực kỹ thuật, dịch vụ khoan dầu khí trong tương lai rất lớn.
Phân tích mô hình 5 Forces:
Tác động từ phía cung:
Lĩnh vực khoan dầu khí là ngành kinh doanh đặc thù nên các thiết bị, vật tư sử dụng trong ngành đòi hỏi chất lượng cao và phải đáp ứng các thông số kỹ thuật nhất định. Hiện nay các doanh nghiệp trong nước không đủ khả năng cung cấp các thiết bị này nên hệ thống nhà cung cấp đều là các công ty trên thế giới. Do đó áp lực từ phía nhà cung cấp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành tương đối lớn nếu như các doanh nghiệp này không tạo lập được mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với hệ thống nhà cung cấp.
Tác động từ phía cầu:
Như phân tích ở phần tiềm năng của ngành khoan dầu khí thì nhu cầu của ngành trong thời gian tới rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường khoan biển tại Việt Nam. Điều này tạo ra tác động tích cực đến các doanh nghiệp hoạt động trong ngành. Thời gian tới, cùng với việc mở rộng thăm dò, khai thác ở các vùng nước sâu, xa bờ với dự kiến sẽ có khoảng 900 giếng khoan được thăm dò và khai thác trong vòng 14 năm tới và tốc độ tăng trưởng là 50 giếng mỗi năm từ nay cho đến 2015, đưa 6 mỏ mới vào khai thác và việc đẩy mạnh hoạt động liên doanh khai thác dầu giữa PVN với các nước trên thế giới (Venezuela, Malaysia, Nga,…) sẽ tạo cơ hội gia tăng sức cầu đối với dịch vụ mà PVD cung cấp. Thị trường Việt Nam sẽ có nhu cầu từ 10-11 giàn khoan tự nâng mỗi năm, đấy sẽ là cơ hội để các giàn khoan mới đầu tư thêm của PVD có cơ hội hoạt động và vận hành hết công suất của mình.
Sản phẩm thay thế:
Hoạt động khoan dầu khí mặc dù không có sản phẩm thay thế nhưng vấn đề công nghệ, loại giàn khoan tạo nên khả năng thay thế là khá lớn. Hiện tại phần lớn các giàn khoan hiện nay ở dạng giàn khoan biển tự nâng sau đó là giàn khoan tiếp trợ nửa nổi, nửa chìm. Với 3 giàn khoan tự đóng, giàn khoan PV Drilling II và III với công nghệ hiện đại nhất hiện nay, PVD hướng đến sự đa dạng các loại hình giàn khoan (biển tự nâng, đất liền và nửa nổi nửa chìm thời gian tới) để đáp ứng tốt nhất nhu cầu. Như vậy, đe dọa từ dịch vụ thay thế là không lớn mà vấn đề là ở áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng.
Rào cản thị trường và các đối thủ tiềm năng:
Những rào cản lớn đối với những công ty muốn gia nhập vào ngành này là đòi hỏi phải có kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật chuyên ngành cao và đặt biệt là phải có vốn lớn. Ngoài ra lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, điều này cũng tạo ra một rào cản pháp lý rất lớn đối với các đối thủ tiềm năng muốn gia nhập ngành trong tương lai.
Dịch vụ thực hiện
Thị phần
Đối thủ cạnh tranh
Dịch vụ khoan
Dịch vụ kỹ thuật giếng khoan và Carota bùn khoan (Loại trừ dịch vụ bơm trám xi măng và kích thích vỉa)
Dịch vụ bơm trám xi măng và kích thích vỉa (cung cấp bởi BJ-PV Drilling JV)
Dịch vụ ứng cứu sự cố tràn dầu
Dịch vụ cơ khí sửa chữa các trang thiết bị cho giếng dầu
Dịch vụ cung ứng lao động khoan
30%
50%
80%
90%
70%
90%
Transocean,DiamondOffshore, Atwood, Oceanic, Ensco, Seadrill,…
Schlumberger,Halliburton,Weatherford, Geoservices, ILO, ITS,Frank Casing,…
Schlimberger, Halliburton
Một số nhà cung cấp nhỏ địa phương (CT TNHH Đại Minh, CT TNHH Hà Đạt, CT 128 Hải Quân,…)
ICO Asia Pacific, South Sea Inspection, Vina Offshore, Vietubes, Tuboscope,…
Bayong Services, Accent Logistic, Alpha Services,…
Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành:
Thị trường khoan biển của Việt Nam chỉ mới hình thành trong những năm gần đây và còn rất non trẻ so với thế giới. Do đặc thù ngành nên chỉ có PVD là nhà thầu duy nhất đi tiên phong của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực khoan và dịch vụ khoan dầu khí. Do đó sự cạnh tranh chỉ xuất phát từ các nhà thầu nước ngoài đang hoạt động ngoài khơi Việt Nam. Sự cạnh tranh này thể hiện qua giá cho thuê giàn và các dịch vụ khác không thể cao hơn giá do các nhà thầu khác cung cấp.
Rủi ro và thách thức:
Rủi ro tỷ giá:
Dư nợ vay bằng ngoại tệ của PVD lớn dẫn đến chi phí tài chính lớn. Tính đến cuối năm 2011, dư nợ vay bằng USD của PVD là 351 triệu USD chủ yếu là tài trợ các giàn khoan. Dự kiến năm 2011, PVD sẽ chi trả khoảng 70 triệu USD cho vốn gốc và lãi vay có liên quan. Việc tỷ giá USD/VND tăng sẽ tác động tăng chi phí tài chính. Tuy nhiên trong năm 2010, PVD được cho phép hạch toán bằng USD giảm trừ khoản rủi ro về chênh lệch tỷ giá nên rủi ro này được hạn chế.
Thêm vào đó, nhờ có nguồn thu ổn định bằng USD từ các khách hàng là nhà thầu dầu khí nên PV Drilling đã sử dụng trang trải được nhu cầu thanh toán ngoại tệ để trả nợ và lãi vay cũng như các chi phí bằng USD khác, hạn chế được tối đa rủi ro về tỷ giá. Ngoài ra, PV Drilling còn chủ động nghiên cứu, sử dụng các công cụ phái sinh có liên quan để phòng ngừa rủi ro tài chính một cách hiệu quả hơn.
Rủi ro về lãi suất tiền vay:
Nguồn vốn vay bằng ngoại tệ của PV Drilling hiện nay tương đối lớn với lãi suất thỏa thuận thả nổi theo LIBOR hoặc SIBOR, vì vậy sự biến động về lãi suất trên thị trường vốn sẽ ảnh hưởng đến chi phí tài chính của PV Drilling trong những năm sắp tới. PV Drilling đã có các giải pháp giảm thiểu các rủi ro tăng chi phí lãi vay khi LIBOR/SIBOR tăng cao thông qua các công cụ tài chính phái sinh, cụ thể là phương pháp hoán đổi lãi suất (SWAP) hoặc quyền chọn trần lãi suất (OPTION) đối với các khoản vay dài hạn. Năm 2009, PV Drilling đã ký hợp đồng hoán đổi lãi suất với Ngân hàng ANZ cho khoản vay 55 triệu USD đầu tư giàn khoan PV Drilling III. Hiện tại, PV Drilling cũng đang tiếp tục đàm phán với các Ngân hàng để có thể cố định hoặc tạo mức trần lãi suất cho các Hợp đồng vay còn lại với giá tốt và chi phí cạnh tranh.
Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty:
Phân tích cơ cấu doanh thu, lợi nhuận:
Các loại hình dịch vụ PVD cung cấp trên thị trường bao gồm: Dịch vụ khoan, Dịch vụ kỹ thuật giếng khoan, Dịch vụ ứng cứu sự cố tràn dầu, Dịch vụ cung ứng lao động, cung ứng vật tư thiết bị, Dịch vụ cơ khí sửa chữa và các dịch vụ khác trong lĩnh vực dầu khí.
Hình 7: Cơ cấu doanh thu hoạt động kinh doanh chính.
Dịch vụ khoan: (chiếm 51% trong tổng DT & chiếm 61% trên tổng LN)
Dịch vụ khoan là dịch vụ chủ lực của PV Drilling với việc đóng góp 51% vào tổng doanh thu và 61% lợi nhuận của PV Drilling (năm 2010). Bên cạnh việc quản lý hiệu quả của đội ngũ vận hành giàn khoan, doanh thu và lợi nhuận của dịch vụ khoan chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi giá cho thuê và vận hành giàn khoan và thời gian cung cấp dịch vụ.
Khoan biển: Hiện có 6 giàn khoan PVD vận hành, trong đó có 3 giàn khoan do PVD sở hữu (PV Drilling I, II và III) và 3 giàn đi thuê từ nước ngoài. Ngoài ra, mới đây giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm TAD cũng đã chính thức được đặt tên PV Drilling V, dự án này bắt đầu chiến dịch khoan với biển Đông JOC với giá 205000 USD/ngày trong hợp đồng 5 năm từ quý IV/2011- quý IV/2016 nâng số giàn khoan vận hành lên 7, chiếm 53.8% thị trường khoan Việt Nam.
Khoan đất liền: chỉ có 1 giàn khoan PV Drilling 11.
Hình 8: Các khách hàng 2011 của PV Drilling. (Nguồn: BCPT PSI)
Hoạt động kinh doanh của dàn khoan rất tốt. Các dàn khoan đều được chứng nhận chưa bị sự cố LTI (Lost time incident). Trong năm 2009 khi chỉ mới có dàn khoan PV Drilling I hoạt động hết công suất thì mức doanh thu của PVD đạt 1400 tỷ đồng và LNST từ dịch vụ khoan đạt 598 tỷ đồng, LN biên lên tới 42.7%. Trong năm 2010, do thuê thêm 3 giàn khoan khi nhu cầu sử dụng dịch vụ khoan tăng cao nhưng số giàn khoa tự có còn hạn chế nên hiệu quả kinh doanh có phần sụt giảm. LNST từ dịch vụ khoan 2010 đạt 573 tỷ đồng, trong đó LN của 3 giàn khoan sở hữu chiếm 66.14%, LN của 3 giàn khoan thuê ngoài chiếm 33.86%. Mức lợi nhuận biên (LNST/DT từ dịch vụ khoan) chỉ đạt 17.74%. Sự sụt giảm lợi nhuận biên là do chi phí thuê giàn khoan bên ngoài cao hơn chi phí giàn khoan tự có trong khi đó giá cho thuê giàn khoan lại sụt giảm mạnh từ 150,000USD/ ngày năm 2009 xuống 126,000 USD/ngày 2010.
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2010
Doanh thu khoan
636
1503
1400
3855
DT Giàn PVD I, II, III
636
1503
1400
2257
DT Giàn khoan thuê ngoài
-
-
-
1598
Giá vốn
607
606
495
2762
LN gộp
29
897
905
1093
Biên LN gộp/ DT
4.6%
59.7%
64.6%
28.4%
Hiện nay có 13 giàn khoan Việt Nam đang hoạt động trên các vùng biển. Trong đó PVD vận hành 7 giàn khoan, Vietsopetro sở hữu vận hành 3 giàn khoan còn lại là cá nhà thầu nước ngoài quản lý. Cuối năm 2011 PVD sẽ đưa giàn PVDrilling V vào hoạt động, đây là dàn khoan nửa nổi nửa chìm đầu tiên, và cũng có mức giá cho thuê cao nhất trong số tất cả các giàn hứa hẹn sẽ đem lại nhiều thành quả cho dịch vụ khoan của PVD.
Dịch vụ kỹ thuật giếng khoan (chiếm 27% trong tổng DT và 28% trong tổng LN) bao gồm:
Dịch vụ thiết bị khoan:
- Dịch vụ cho thuê thiết bị khoan
- Dịch vụ kéo thả ống chống
- Dịch vụ cứu kẹt sự cố giếng khoan và hủy giếng
- Dịch vụ khoan định hướng và đo trong khi khoan
Dịch vụ bơm trám xi măng và kích thích vỉa.
Dịch vụ đo karota khí, đo địa vật lý giếng khoan và thử vỉa
Đây là mảng dịch vụ lớn thứ 2 trong cơ cấu doanh thu lợi nhuận của PVD. Năm 2010 là một năm hoạt động thành công của dịch vụ kỹ thuật giếng khoan: doanh thu đạt 2.065 tỷ đồng tương ứng tăng 29% so với năm trước nhưng lợi nhuận trước thuế đạt 290 tỷ đồng, tăng 86%, gấp 3 lần tốc độ tăng doanh thu nhờ chú trọng đầu tư các dịch vụ thế mạnh và nâng cao tỷ lệ dịch vụ tự thực hiện, giảm thiểu việc phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài. Mảng kĩ thuật giếng khoan được đánh giá sẽ là mảng chủ lực mang lại doanh thu nhiều hơn ở các năm sau.
Dịch vụ cung ứng nhân lực, dịch vụ cơ khí sử chữa, dịch vụ cung ứng vật tư thiết bị, dịch vụ ứng cứu sự cố tràn dầu.
Dịch vụ cung ứng nhân lực luôn giũ vững tốc độ tăng trưởng tốt trong những năm gần đây. Hiện tại, hơn 80% thị phần nhân lực khoan ở Việt Nam được cung cấp bởi PV Drilling. Điều này cho thấy PV Drilling có một nền tảng vững chắc là đội ngũ chuyên gia kỹ thuật khoan, khẳng định năng lực cạnh tranh của PV Drilling với các nhà thầu khoan nước ngoài. Để chuẩn bị cho sự phát triển trong lương lai, PV Drilling đã mở rộng phạm vi hoạt động, thêm nhân lực chuyên ngành trên bờ cho một số công ty và nhà máy, trước mắt tại khu vực phía nam và sau đó mở rộng phạm vi cả nước
Dịch vụ cung ứng vật tư thiết bị : là dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong cơ cấu doanh thu của PVD. Tương tự như các năm trước, do PV Drilling chỉ là trung gian trong việc cung cấp vật tư & thiết bị do đó tỷ lệ lợi nhuận gộp chỉ duy trì ở mức 4-5% trên doanh thu trong năm 2010. Tuy nhiên, dịch vụ này vẫn tiếp tục hỗ trợ các dịch vụ khác, tạo sự đa dạng trong cung cấp dịch vụ và tăng trưởng của PV Drilling.
Dịch vụ cơ khí sửa chữa : mặc dù dịch vụ này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu doanh thu nhưng với thị trường sôi động và đầy tiềm năng cùng với việc trang bị hệ thống nhà xưởng và máy móc thiết bị hiện đại, dịch vụ này hứa hẹn sẽ tăng trưởng mạnh và mang lại nhiều lợi nhuận cho PV Drilling trong tương lai.
Dịch vụ ững cứu sự cố tràn dầu: Dịch vụ này hiện chiếm hơn 90% thị phần cung cấp cho các nhà thầu dầu khí hoạt động tại Việt Nam và đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2010 với 70 tỷ đồng doanh thu và 35 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 31% và 7% so với năm 2009.
Phân tích chi phí:
Hình 9: Cơ cấu chi phí của PVDrilling qua các năm
Khoản mục chi phí
2006
2007
2008
2009
2010
Giá vốn hàng bán
85.45%
74.20%
67.59%
69.73%
76.78%
Chi phí bán hàng
-
-
0.07%
0.06%
0.04%
Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.99%
4.05%
6.27%
6.63%
5.94%
Chi phí tài chính
0.57%
3.11%
6.14%
7.87%
6.35%
Chi phí khác
0.01%
0.07%
0.58%
2.76%
1.57%
Trong cơ cấu chi phí của PVD giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn, riêng chi phí thuê các chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm các vị trí chủ chốt trong hoạt động điều hành giàn khoan chiếm khoảng 25% tổng chi phí kinh doanh. Nguyên nhân do công ty hoạt động trong lĩnh vực đặc thù đòi hỏi nhân sự có kinh nghiệm chuyên môn cao, trong nước không đáp ứng được phải thuê chuyên gia từ nước ngoài. Chi phí quản lý tăng hơn hơn 40% trong các năm 2008, 2009 nhưng do doanh thu cũng tăng tương ứng 10% và 25% nên tỷ trọng không thay đổi. Chi phí bán hàng tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu chi phí, do hiện nay PVD đang nắm vị thế độc quyền cho thuê dàn khoan trong nước nên chưa phải có những chi phí marketing, quảng cáo,… Tuy nhiên trong tương lai để tìm kiếm khách hàng và áp lực cạnh tranh với các nhà thầu khác có thể chi phí này sẽ tăng lên.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh:
Hình 9: Các chỉ tiêu của PVD qua các năm
Tổng tài sản PVD tăng mạnh qua các năm do sự tăng trưởng mạnh và mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt là các khoản đầu tư cho đóng mới các giàn khoan như đã trình bày ở trên. Trong vòng 5 năm (2006-2010) tổng tài sản tăng 7 lần đưa PVD lên một quy mô mới lớn hơn rất nhiều so với thời điểm thành lập ban đầu (khi công ty bắt đầu chuyển sang hình thức công ty cổ phần và niêm yết). Nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động trong các năm 2007-2010 cũng gia tăng đáng kể, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu tăng 2 lần và phần còn lại được tài trợ bằng các khoản nợ vay (tăng 3.4 lần).
Tài sản dài hạn trong đó TSCĐHH chiếm tỷ trọng lớn 82%, tăng gấp hơn 4.5 lần từ năm 2007-2010. Lý do là trong giai đoạn 2007-2009, PVD đưa 2 giàn khoan PV Drilling I và II vào hoạt động và gần đây nhất 2010, PVD đã tiến hành đầu tư giàn TAD (dự kiến cuối 2011 đi vào hoạt động) và hoàn tất đầu tư nhà xưởng Đông Xuyên. TSDH năm 2011 dự kiến sẽ tăng đáng kể khi giàn TAD đi vào hoạt động.
Tăng trưởng giai đoạn 2007-2008 tăng vọt do việc đưa giàn khoan PVDrilling I vào hoạt động đạt năng suất cao. Năm 2009 tăng trưởng giảm sút (giảm 12% so với 2008) do 2 nguyên nhân chính: giá cho thuê giàn PVD I giảm từ 215,100 USD/ngày năm 2008 xuống còn 150,000 USD/ngày cùng với giàn khoan đất liền PVD 11 đã ngừng hoạt động từ cuối năm 2008 (giá cho thuê PVD 11 là 31,490 USD/ngày trong năm 2008), trong năm 2009 do tỷ giá tăng mạnh (đồng VND mất giá 5.4% so với USD) nên cuối năm PVD phải trích lập dự phòng cho các khoản nợ tương đương 150 tỷ đồng, điều này góp phần làm giảm lợi nhuận của công ty trong năm. Năm 2010 tuy tình hình kinh doanh có cải thiện, LNST tăng 8% so với 2009 nhưng do chi phí đi thuê 3 giàn khoan cao nên hiệu quả quản lý giá vốn không tốt dẫn đến tỉ suất LNST/DTT giảm 8.27% so với 2009.
Phân tích các chỉ số tài chính:
Chỉ tiêu về khả năng thanh toán:
Chỉ số
2007
2008
2009
2010
Khả năng thanh toán nhanh
2.23
0.47
0.88
0.71
Khả năng thanh toán hiện hành
2.37
0.52
1.03
0.80
Tổng TS/ Tổng nợ
2.16
1.42
1.52
1.56
Vốn CSH/ tổng nợ
0.91
0.34
0.52
0.56
Vốn lưu động ròng
64
(476)
64
176
Do các khoản nợ ngắn hạn 2008 tănghơn 60% so với 2007 để đầu tư 2 giàn khoan PV Drilling II, III nên hệ số khả năng thanh toán 2008 giảm mạnh so với 2007. Năm 2010 do đầu tư mở rộng vào các cơ sở vật chất, trang thiết bị: tăng số trạm đo khí karota, dây tời, … đồng thời giải ngân cho dự án đầu tư giàn khoan TAD 13.3 triệu USD tiền vay bắc cầu từ 2 ngân hàng Vietcombank và Vietinbank nên hệ số thanh toán giảm nhẹ so với 2009. Công ty có rủi ro về thanh toán là khá cao, cơ cấu vốn nợ là khá lớn. Tuy nhiên điều này là hợp lý vì đặc điểm ngành khoan dầu khí đòi hỏi phải đầu tư nhiều cho tài sản cố định, đặc biệt là yêu cầu tính kĩ thuật cao. Công ty cũng có chiều hướng cải thiện tăng nguồn VCSH để đảm bảo cơ cấu tài chính lành mạnh hơn.
Chỉ tiêu về khả năng sinh lời:
Hình 10: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của PVDrilling qua các năm
ROA có mức suy giảm từ 18% năm 2007 còn 14% năm 2008 và còn 8% trong năm 2009 do trong năm 2008, 2009 công ty đầu tư vào tài sản lớn (đóng mới các giàn khoan) nhưng các tài sản này chưa hoạt động nên khả năng sinh lời chưa có, năm 2010, 2011 đầu tư vào giàn khoan TAD và các cơ sở vật chất khác khiến ROA 2010 vẫn còn giảm. Dự kiến một vài năm nữa sau khi các giàn khoan hiện đại đưa vào hoạt động thử nghiệm và có kết quả tốt thì khi đó ROA mới cải thiện. ROE năm 2009 có sự sụt giảm mạnh từ 45.7% năm 2008 còn 25.9% năm 2009 là do việc sát nhập của PVD vào PVD invest khiến cho vốn điều lệ tăng và do việc phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức nhằm giữ lại lợi nhuận đầu tư cho dự án TAD.
Tỷ suất LNST/ DTT có suy giảm nhưng không nghiêm trọng, công ty vẫn giữ được hoạt động kinh doanh ổn định. PVD cũng vừa công bố kết quả kinh doanh ước tính 9 tháng đầu năm 2011 với doanh thu 6.450 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 820 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 80,6% và 91,1% so với kế hoạch năm đề ra. Cả 6 giàn khoan đều có hợp đồng thuê năm 2011, và việc giàn TAD cuối năm 2011 đưa vào vận hành sẽ hứa hẹn đem lại kết quả kinh doanh khả quan hơn trong các năm sau.
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Điểm nổi bật khi xem xét các bảng lưu chuyển tiền tệ của PVD qua các năm đó là dòng tiền thuần từ hoạt đông kinh doanh trong 4 năm gần đây (2007-2010) đều đạt mức dương, điều này chứng tỏ rằng việc tạo tiền của công ty khá tốt. Tiền thu từ hoạt động kinh doanh đủ bù đắp nhu cầu vốn lưu động trong kỳ. Đồng thời với nguồn tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh tốt này, công ty sẽ đảm bảo khả năng thanh toán, trả nợ vay và đồng thời mở rộng đầu tư.
Hình 11: Các dòng lưu chuyển tiền tệ của PVDrilling qua các năm
LCTT từ hoạt động đầu tư của PVD âm 4 năm liên tiếp, điều này là do công ty đã chi cho đầu tư tài sản cố định, mua sắm các trang thiết bị hiện đại, các giàn khoan, lắp các trạm đo khí…. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không đủ để tài trợ cho việc đầu tư nên PVD đã sử dụng nguồn vốn vay để tài trợ.
Năm 2010, LCTT thuần trong kỳ âm, chủ yếu là do việc chi trả thanh toán các khoản nợ vay đến hạn năm 2010 gần 958 tỷ đồng và một phần do mua lại cổ phiếu quỹ với giá trị gần 37 tỷ đồng. Nhìn chung với cơ cấu tài chính tốt, khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh tốt, việc đầu tư cho các giàn khoan hiện đại sẽ hứa hẹn cho công ty nguồn lợi nhuận trong tương lai.
Dự báo doanh thu:
Theo kế hoạch, đối với giai đoạn 2011-2015, PV Drilling phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân đối với các chỉ tiêu tài chính như sau:
- Về doanh thu : tăng trưởng 15 – 20%/năm
- Về lợi nhuận trước thuế : tăng trưởng 25%/năm
- Về lợi nhuận sau thuế : tăng trưởng 20%/năm.
Như đã phân tích về triển vọng ngành khoan dầu ở mục 2, cùng với những định hướng về tập trung phát triển hỗ trợ cho nguồn nhân lực thay thế nhân lực nước ngoài trong mảng kĩ thuật cao nhằm hướng đến giảm thiểu chi phí và kế hoạch doanh thu 2011-2015 của công ty. Tôi đưa ra những giả định về doanh thu và giá vốn như sau:
Doanh thu thuần : hiện tại PVD đã công bố kết quả kinh doanh ước tính 9 tháng đầu năm 2011 với doanh thu 6.531 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 820 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 80,6% và 91,1% so với kế hoạch năm đề ra. DN vẫn đang duy trì hoạt động ổn định của các giàn khoan, với hiệu suất trên 98% theo đúng kế hoạch và mở rộng cung cấp dịch vụ cho khách hàng.Với kết quả này, thì khả năng PVD về đích sớm hoàn thành kế hoạch năm 2011 là rất cao. Cuối tháng 11 năm nay, dàn TAD chính thức được đưa vào hoạt động cho chiến dịch khoan của Công ty điều hành Dầu khí Biển Đông phát triển các vùng mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh là những vùng nước sâu trong dự án Nam Côn Sơn, cách bờ biển Vũng Tàu hơn 300 km về phía Đông.
Dựa vào năng suất hoạt động ổn định của các giàn khoan qua các năm, dự báo trong các năm tới hiệu suất hoạt động vào khoảng 96%, tôi phân tích doanh thu của hoạt động cho thuê giàn khoan (chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của PV Drilling). Trong đó, có 2 giàn đi thuê là giàn Maersk Convincer sẽ được gia hạn cho thuê thêm 3 tháng, từ cuối tháng 8 sang cuối tháng 11 và hợp đồng giàn Key Hawaii cũng đã được gia hạn tới hết năm 2012.
Dự báo về doanh thu các giàn khoan trong 2011 – 2015 (Đv tính: USD)
Chỉ tiêu
2011F
2012F
2013F
PV Drilling I
42,000,000
43,750,000
43,750,000
Giá thuê (USD/ngày)
120,000
125,000
125,000
Thời gian hoạt động (ngày trong năm)
350
350
350
PV Drilling II
42,000,000
43,750,000
43,750,000
Giá thuê (USD/ngày)
120,000
125,000
125,000
Thời gian hoạt động (ngày trong năm)
350
350
350
PV Drilling III
42,000,000
43,750,000
43,750,000
Giá thuê (USD/ngày)
120,000
125,000
125,000
Thời gian hoạt động (ngày trong năm)
350
350
350
Giàn TAD
-
44,485,000
44,485,000
Giá thuê (USD/ngày)
-
205,000
205,000
Thời gian hoạt động (ngày trong năm)
-
350
350
Tỉ lệ % DT giàn TAD của PVD
62%
62%
62%
Doanh thu giàn của PVD
126,000,000
175,735,000
175,735,000
Doanh thu giàn thuê ngoài
84,000,000
43,750,000
87,500,000
Tổng DT từ cho thuê giàn khoan
210,000,000
219,485,000
263,235,000
Từ định hướng phát triển trong báo cáo thường niên 2010 của PV Drilling chúng tôi dự báo tỷ trọng doanh thu giai đoạn 2011-2013 từ cho thuê giàn khoa sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo ở mức 50% tổng doanh thu 2011, 52% tổng doanh thu năm 2012,2013, hoạt động cung cấp DV giếng khoan và các DV khác ở mức 40% năm 2011, 38% năm 2012, 2013 và hoạt động doanh thu bán hàng sẽ chỉ còn duy trì ở mức 10%.
Chỉ tiêu
2011F
2012F
2013F
DT từ cho thuê giàn khoan
4,410,000
4,609,185
5,527,935
DT từ CCDV giếng khoan và DV khác
3,528,000
3,368,251
4,039,645
DT bán hàng
882,000
886,382
1,063,064
DT thuần
8,820,000
8,863,817
10,630,644
(Đvt : triệu đồng)
Cũng theo báo cáo thường niên 2010 về định hướng nâng cao hỗ trợ đào tạo nhân lực cao cấp chuyên sâu kĩ thuật nhằm thay thế nhân lực nước ngoài giảm thiểu chi phí và tình hình quản lý chi phí của PV Drilling các năm trước, tôi tỷ lệ giá vốn trên doanh thu dự báo khoảng 79% trong năm 2011 và có sự giảm dần còn 76% trong năm 2012, 2013.
Doanh thu tài chính: PV Drilling chủ yếu tập trung vào mảng kinh doanh chính còn khoản đầu tư tài chính là rất ít, chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn và trái phiếu.
Chi phí tài chính: Dựa vào khoản vay ngắn hạn và dài hạn.
Chi phí bán hàng: vẫn giữ tỷ lệ nhỏ khoảng 0.05% Doanh thu.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: hiện tại giàn khoan TAD đang trong quá trình đi vào hoạt động , mặc dù công ty có chính sách tận dụng nguồn nhân lực trong nước, giảm chi phí thuê ngoài tuy nhiên cần có một thời gian để công ty tập trung hỗ trợ quản lý tốt hơn, và việc vận hành giàn TAD đi vào ổn định nên dự kiến mức chi phí sẽ tăng lên vào khoảng 6.7% vào năm 2011, giảm về các năm sau 6% năm 2012, 2013.
Tính toán nợ dài hạn dựa trên các các khoản nợ cũ và nhu cầu mua sắm tài sản mới.
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Chỉ tiêu
2011F
2012F
2013F
Doanh thu thuần
8,820,000
8,863,817
10,630,644
Giá vốn hàng bán
6,967,800
6,736,501
8,079,290
LN gộp
1,852,200
2,127,316
2,551,355
Doanh thu từ hoạt động tài chính
246,960
248,187
297,658
Chi phí tài chính
533,470
525,550
525,550
Chi phí bán hàng
4,410
4,432
5,315
Chi phí quản lý doanh nghiệp
590,940
531,829
637,839
LN thuần HĐKD
970,340
1,313,692
1,680,309
LN khác
5,292
5,318
6,378
Thu nhập từ đầu tư vào liên doanh
79,380
79,774
95,676
LN trước thuế
1,055,012
1,398,785
1,782,363
LN sau thuế
917,860
1,216,943
1,550,656
LNST công ty mẹ
914,189
1,212,075
1,544,453
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Chỉ tiêu
2011F
2012F
2013F
A - Tài sản ngắn hạn
4,193,155
5,313,739
4,285,449
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1,919,457
3,042,041
1,560,933
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
29,988
30,137
36,144
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1,886,500
1,895,872
2,273,777
IV. Hàng tồn kho
348,390
336,825
403,964
V. Tài sản ngắn hạn khác
8,820
8,864
10,631
B - Tài sản dài hạn
14,359,950
14,259,441
16,949,184
I. Tài sản cố định
13,830,750
13,727,612
16,311,345
1. Tài sản cố định hữu hình
13,230,000
13,295,726
15,945,966
3. Tài sản cố định vô hình
176,400
177,276
212,613
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
424,350
254,610
152,766
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
176,400
177,276
212,613
III. Tài sản dài hạn khác
352,800
354,553
425,226
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
18,553,105
19,573,180
21,234,633
A - Nợ phải trả
12,412,000
12,220,000
12,337,000
I. Nợ ngắn hạn
5,272,000
5,670,000
6,315,000
II. Nợ dài hạn
7,140,000
6,550,000
6,022,000
B-Vốn chủ sở hữu
6,141,105
7,353,180
8,897,633
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
18,553,105
19,573,180
21,234,633
Định giá:
Hiện tại PVD là công ty duy nhất trong nước đang hoạt động trong lĩnh vực khoan dầu khí nên việc định giá theo P/E và P/B sẽ không khả quan. Do đó tôi sử dụng phương pháp DCF để định giá cổ phiếu PVD
Dòng tiền
2011
2012
2013
EAT
917815
1218488
1553001
+ Khấu hao và điều chỉnh
829845
823656.7
978680.7
+ Chi phí lãi vay sau thuế
402556
396580
396580
- Thay đổi vốn lưu động
454719.5
-28645.6
276523.4
- Đầu tư TSCĐ
-3678330
-720519
-1308717
FCFF
-1073394
1689560
1896068
Giả định tốc độ tăng trưởng của dòng tiền từ năm thứ 3 trở đi là 5%,ta có
Giá trị hiện tại của dòng tiền trong 3 năm (triệu đồng)
1,725,638
Giá trị hiện tại dòng tiền trong cuối năm 3 (triệu đồng)
19,439,845
- Nợ (triệu đồng)
12,412,000
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành ngoài thị trường
209,567,165
Giá cổ phiếu (VNĐ)
41769
Như vậy theo PP DCF ta có giá trị nội tại của cổ phiếu PVD là : 41769 VNĐ
Theo P/E ngành dựa trên các công ty cùng ngành có cùng mức vốn hóa với PVD ở nước khác.
Công ty
P/E 2010
CanElson Drilling Inc (Canada)
17.7
Aban Offshore Ltd (India)
7.54
Jindal Drilling and Industries Ltd (India)
10.24
Songa Offshore SE
5.69
Trung bình P/E
10.29
Chỉ tiêu
P/E 2010
EPS 2011F
Trung bình các công ty thuộc lĩnh vực khoan dầu
10.29
PVD
6.6
7381
Gía PVD
62341
T
Theo mô hình chiết khấu cổ tức: với giả định từ năm 2013 trở đi tốc độ tăng trưởng cổ tức là 5%.
Năm
2007
2008
2009
2010
2011F
2012F
2013F
Cổ tức (D)
1851
2500
0
2000
2400
2760
3174
Tăng trưởng cổ tức (g)
35%
-
-
20%
15%
15%
Lợi nhuận mong đợi
15%
Dòng tiền trong 3 năm đầu
6,261
Dòng tiền sau 3 năm
21913
Giá trị hiện tại (PV)
28,174
Dựa theo 3 phương pháp trên, cùng với trọng số chính xác của 3 mô hình, tôi thiết lập được mức giá cho PVD là 41805 VNĐ.
Phương pháp
Giá
Tỷ trọng
PP FCFF
41,769
50%
PP P/E
62,341
20%
PP DDM
28,174
30%
Giá trung bình
41,805
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phamp226n tamp237ch c7893 ph7847n khoan vamp224 d7883.docx