Tiểu luận Phân tích mối quan hệ về tổ chức và hoạt động giữa chính phủ và các cơ quan của chính phủ

Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Chính phủ (CP) và các cơ quan của CP (là các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo Điều 22 Luật Tổ chức CP 2001) là những cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ, đóng vai trò quan trọng, chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Do đó, CP và các cơ quan của CP phải có mối quan hệ chặt chẽ cả về tổ chức và hoạt động để đảm bảo cho hoạt động chấp hành - điều hành có hiệu quả. 1. Mối quan hệ về tổ chức giữa Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ 2. Mối quan hệ về hoạt động giữa Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ Tóm lại, trong quan hệ về hoạt động giữa CP và các cơ quan của CP,CP là cơ quan cấp trên, có vị trí quan trọng, chi phối hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Như vậy, ta có thể thấy CP và các cơ quan của CP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cả về tổ chức và hoạt động. Điều này sẽ giúp cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước diễn ra thống nhất từ trên xuống dưới mà không mất đi sự chủ động, sáng tạo, đem lại hiệu quả quản lý cao.

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2232 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích mối quan hệ về tổ chức và hoạt động giữa chính phủ và các cơ quan của chính phủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm: Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Chính phủ (CP) và các cơ quan của CP (là các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo Điều 22 Luật Tổ chức CP 2001) là những cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ, đóng vai trò quan trọng, chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Do đó, CP và các cơ quan của CP phải có mối quan hệ chặt chẽ cả về tổ chức và hoạt động để đảm bảo cho hoạt động chấp hành - điều hành có hiệu quả. Mối quan hệ về tổ chức giữa Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ Các cơ quan của CP, bản thân tên gọi này đã thể hiện đó là một phần của CP. Những người đứng đầu các cơ quan này là thành viên của CP. Trích Điều 2 và Điều 3 Luật Tổ chức CP 2001: Cơ cấu tổ chức của CP gồm có: - Các bộ; - Các cơ quan ngang bộ. CP gồm có: - Thủ tướng CP; - Các Phó Thủ tướng; - Các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. CP do Quốc hội bầu ra trong kì họp đầu tiên của mỗi khoá Quốc hội. Tại kì họp này, Quốc hội bầu Thủ tướng CP theo đề nghị của Chủ tịch nước và giao cho Thủ tướng đề nghị danh sách các Bộ trưởng và thành viên khác của CP để Quốc hội phê chuẩn. Điều 20 Luật Tổ chức CP 2001 đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng CP trong đó có: Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ, cơ quan ngang Bộ; trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức vì lý do sức khoẻ hoặc lý do khác đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; trong thời gian Quốc hội không họp trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Các cơ quan của CP do Quốc hội quyết định thành lập nhưng quy định trên đã cho thấy mối quan hệ chặt chẽ về tổ chức giữa CP và các cơ quan của CP đồng thời xác định được vai trò, trách nhiệm của Bộ trưởng trong tập thể của CP và trách nhiệm của cá nhân Bộ trưởng về lĩnh vực mình phụ trách. Về cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, (dưới đây gọi chung là Bộ) CP đã hướng dẫn chung trong Nghị định số 178/2007/NĐ-CP. Khi các cơ quan của CP và người đứng đầu các cơ quan này có ý kiến về việc tổ chức của cơ quan mình, có thể trình lên CP hoặc Thủ tướng CP nhưng việc quyết định vẫn thuộc về CP hoặc Thủ tướng CP: Trình CP quy định cơ cấu tổ chức của Bộ; về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổng cục và tương đương tổng cục thuộc Bộ; về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực. Trình Thủ tướng CP về: thành lập, tổ chức lại, giải thể các vụ, cục và tương đương, tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước và tổ chức sự nghiệp thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng CP; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục hoặc tương đương thuộc Bộ. Trình Thủ tướng CP bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức Thứ trưởng và cấp tương đương. Tuy nhiên, CP không quản lý một cách tuyệt đối các cơ quan của CP. Các cơ quan này cũng có sự độc lập nhất định trong công tác tổ chức của riêng cơ quan mình. Ví dụ Bộ và Bộ trưởng có nhiệm vụ quyền hạn: Quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức sự nghiệp nhà nước khác không thuộc thẩm quyền của CP, Thủ tướng CP theo quy định pháp luật. Quyết định thành lập phòng thuộc vụ, thanh tra Bộ, văn phòng Bộ, chi cục thuộc cục theo quy định tại nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ hoặc sau khi được Thủ tướng CP cho phép. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc Bộ, bao gồm: tổng cục và tương đương, cục, vụ, thanh tra, văn phòng, các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ và Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc vụ, văn phòng Bộ, thanh tra Bộ. Tóm lại, mối quan hệ giữa CP và các cơ quan của CP như trên là chặt chẽ và thích hợp. Công tác tổ chức như vậy sẽ góp phần giúp cho bộ máy CP hoạt động thống nhất từ trên xuống dưới, đảm bảo thực hiện đúng các chức năng. Mối quan hệ về hoạt động giữa Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ Mối quan hệ giữa CP và các cơ quan của CP là quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở trung ương và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn. CP cũng chính là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Vì vậy, CP lãnh đạo hoạt động của các Bộ. Sự lãnh đạo đó thể hiện trên hai mặt : Thứ nhất, CP là cơ quan chấp hành cao nhất của Quốc hội, thực hiện quyền lập quy bằng cách ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới luật có tính bắt buộc trên phạm vi cả nước. Các Bộ có nghĩa vụ thực hiện các văn bản pháp quy đó. Cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan của CP không thể thiếu được vai trò của CP. Ngoài Nghị định 178/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ nói chung, CP còn ban hành các văn bản pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan của CP. Ví dụ : Nghị định số 93/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Nghị định số 51/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải. Nghị định số 48/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ... Bên cạnh đó, Thủ tướng CP cũng kí Quyết định ban hành Quy chế làm việc mẫu của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính để các cơ quan này ban hành Quy chế làm việc của Bộ, cơ quan phù hợp với Quy chế này. Thứ hai, CP trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các Bộ, đồng thời các Bộ phải chấp hành các quyết định của cấp trên. Nhiệm vụ, quyền hạn của CP liên quan chặt chẽ với hoạt động của từng Bộ; hiệu quả hoạt động của CP được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của tập thể CP, của Thủ tướng CP và từng thành viên CP trong đó có các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Ví dụ: - CP dự thảo văn bản luật trình Quốc hội; văn bản pháp lệnh trình UBTVQH. Các Bộ và Bộ trưởng có nhiệm vụ trình CP dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của UBTVQH; dự thảo nghị quyết, nghị định của CP theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của CP, Thủ tướng CP. - CP còn dự thảo các dự án kế hoạch nhà nước và ngân sách nhà nước; các chính sách lớn về đối nội và đối ngoại của nhà nước. Để CP thực hiện được việc này, các Bộ và Bộ trưởng sẽ trình Thủ tướng CP chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các công trình quan trọng quốc gia trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng CP; thẩm định trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ về nội dung các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi các chương trình, dự án, đề án thuộc ngành, lĩnh vực của Bộ; chịu trách nhiệm về nội dung các báo cáo, dự án nêu trên do cơ quan và tổ chức của Bộ thực hiện; phê duyệt và quyết định đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, về việc chịu trách nhiệm, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng CP, trước Quốc hội về quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước hoặc về công tác được giao phụ trách. Nếu người đứng đầu các cơ quan của CP không làm đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ tướng CP có thể phê bình và có các hình thức kỉ luật phù hợp. Các Bộ thông qua hoạt động của chính cơ quan mình cũng có thể tác động đến hoạt động của CP. Ví dụ: quyền kiểm tra, thanh tra là quyền quan trọng của CP. CP đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ và Bộ trưởng về thanh tra, kiểm tra. Các Bộ có thể xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra, thanh tra. Thông qua hoạt động này, nếu có những vướng mắc, sai sót, các Bộ có thể kiến nghị với CP để CP có quyết định sửa đổi cho phù hợp. Tóm lại, trong quan hệ về hoạt động giữa CP và các cơ quan của CP,CP là cơ quan cấp trên, có vị trí quan trọng, chi phối hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Như vậy, ta có thể thấy CP và các cơ quan của CP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cả về tổ chức và hoạt động. Điều này sẽ giúp cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước diễn ra thống nhất từ trên xuống dưới mà không mất đi sự chủ động, sáng tạo, đem lại hiệu quả quản lý cao. ----------***----------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai tap tuan so 2 mamp223amp230i quan hamp223amp231 giamp223amp187a CP camp237c cq camp223.doc
Tài liệu liên quan