I,Giới thiêu chung
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, tên giao dịch quốc tế là Haiha Confectionery Joint-Stock Company (HAIHACO), là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh bánh kẹo lớn nhất tại Việt Nam.
Công ty được thành lập từ năm 1960 trải qua hơn 40 năm phấn đấu và trưởng thành Công ty đã không ngừng lớn mạnh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh tốt, đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên ngành có năng lực và lực lượng công nhân giỏi tay nghề Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã tiến bước vững chắc và phát triển liên tục để giữ vững uy tín và chất lượng xứng đáng với niềm tin yêu của người tiêu dùng.
Tiền thân là một xí nghiệp nhỏ với công suất 2000 tấn/ năm. Ngày nay, Công ty đã phát triển thành Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà với qui mô sản xuất lên tới 20.000 tấn/ năm.
Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà là Doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo được cấp chứng nhận hệ thống "Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn" (HACCP) tại Việt Nam. Điều này thể hiện cam kết của Lãnh đạo doanh nghiệp về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ của người tiêu dùng.
Năm 2003 Công ty thực hiện cổ phần hóa theo quyết định số 191/2003/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ Công nghiệp.
Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần từ ngày 20/01/2004 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003614 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp và thay đổi lần thứ hai ngày 13/08/2007. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chính bao gồm:
- Sản xuất, kinh doanh bánh kẹo và chế biến thực phẩm.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, sản phẩm chuyên ngành, hàng hoá tiêu dùng và các sản phẩm hàng hoá khác.
- Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại.
- Kinh doanh các ngành nghề khác không bị cấm theo các quy định của pháp luật.
- Trong đó, sản phẩm bánh kẹo chiếm 74-75% sản lượng hàng năm của HHC.
*****
Kết luận:
Như vậy,môi trường kinh doanh trong ngành bánh kẹo chứa đựng cả những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển của công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.Với lợi thế về quy mô sản xuất và uy tín với khách hàng,công ty không ngừng đổi mới,nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng cả những nhu cầu về sản phẩm cao cấp của khách hàng.Bằng việc phân tích,nhận định rõ môi trường cạnh tranh trong ngành sẽ giúp công ty nhận ra điểm mạnh,yếu của mình,những cơ hội và thách thức mà thị trường mạng lại nhằm xây dựng cho mình một chiến lược phát triển hợp lý trong tương lai. Những thành tích HAIHACO đã đạt được trong thời gian qua cho phép khẳng định bánh kẹo do Công ty sản xuất sẽ tiếp tục chiếm ưu thế tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt,doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển để không chỉ giữ vững vị trí của mình mà còn phải nhắm đến cả thị trường dành cho người có thu nhập cao. Phát triển và nâng cao thương hiệu HAIHACO, liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm đưa thương hiệu Công ty trở thành một thương hiệu mạnh trong nước và khu vực.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3573 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích môi trường ngành của công ty bánh kẹo Hải Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Phân tích môi trường ngành của một công ty. Từ đó chỉ ra cơ hội và thách thức.
I,Giới thiêu chung
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, tên giao dịch quốc tế là Haiha Confectionery Joint-Stock Company (HAIHACO), là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh bánh kẹo lớn nhất tại Việt Nam.
Công ty được thành lập từ năm 1960 trải qua hơn 40 năm phấn đấu và trưởng thành Công ty đã không ngừng lớn mạnh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh tốt, đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên ngành có năng lực và lực lượng công nhân giỏi tay nghề Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã tiến bước vững chắc và phát triển liên tục để giữ vững uy tín và chất lượng xứng đáng với niềm tin yêu của người tiêu dùng.
Tiền thân là một xí nghiệp nhỏ với công suất 2000 tấn/ năm. Ngày nay, Công ty đã phát triển thành Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà với qui mô sản xuất lên tới 20.000 tấn/ năm.
Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà là Doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo được cấp chứng nhận hệ thống "Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn" (HACCP) tại Việt Nam. Điều này thể hiện cam kết của Lãnh đạo doanh nghiệp về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ của người tiêu dùng.
Năm 2003 Công ty thực hiện cổ phần hóa theo quyết định số 191/2003/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ Công nghiệp.
Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần từ ngày 20/01/2004 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003614 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp và thay đổi lần thứ hai ngày 13/08/2007. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chính bao gồm:- Sản xuất, kinh doanh bánh kẹo và chế biến thực phẩm.- Kinh doanh xuất nhập khẩu: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, sản phẩm chuyên ngành, hàng hoá tiêu dùng và các sản phẩm hàng hoá khác. - Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại.- Kinh doanh các ngành nghề khác không bị cấm theo các quy định của pháp luật.
- Trong đó, sản phẩm bánh kẹo chiếm 74-75% sản lượng hàng năm của HHC.
II,Môi trường ngành của công ty
1. Nhà cung cấp:
Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp : Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost).Thông tin về nhà cung cấp : Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp.
Với công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà:
* Về nguyên liệu:
Kẹo chiếm khoảng 74-75% sản lượng hàng năm của HAIHACO.Trong đó, kẹo chew,kẹo Jelly có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đồng thời đây cũng là sản phẩm chính tạo ra doanh thu của công ty. Các sản phẩm khác (bánh trung thu,bánh quy,cracker,kẹo cứng…)chiếm tỉ trọng 30% tổng doanh thu của công ty.
Mà nguyên liệu chính để sản xuất bánh kẹo là : đường,bột mì,sữa bột,gluco,hương trái cây tự nhiên…..
Riêng với đường là nguyên liệu ảnh hưởng lớn đến giá thành trong bánh kẹo:
Năm 1994, cả nước mới có 9 nhà máy mía đường với tổng công suất gần 11.000 tấn mía ngày và 2 nhà máy đường tinh luyện công suất nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc hậu.
Đến nay nước ta có khoảng hơn 40 nhà máy đường đang hoạt động , trong đó có 35 công ty nhà nước (đã cổ phần hóa)và 5 công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Có 9 nhà máy đường có lợi nhuận và được duy trì phát triển như : Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, công ty cổ phần bourbon Tây Ninh, công ty cổ phần đường Biên Hòa...
Niên vụ 2008/2009, cả nước có 40 nhà máy đường hoạt động với tổng công suất là 105.750 tấn mía/ngày. Bình quân, công suất trung bình là 2.643,75 tấn mía/ngày,với sản lượng đường đạt khoảng 909 nghìn tấn đường công nghiệp.
Về thị phần ngành đường thì 41.4% thị phần thuộc về 6 công ty: Lam Sơn 9%, Nghệ An – Anh 7.60%, Biên Hòa 7.60%, Bourbon Tây Ninh 6.40%, Nagajura 5.50%, Viêt Nam – Đài Loan 5.30%. Nhìn chung thị phần ngành đường nước ta đều được san sẻ cho các công ty,với nhiều công ty tham gia sản xuất,do đó không có độc quyền cung ứng,giảm sức ép về nguồn cung cấp đầu vào với ngành sản xuất bánh kẹo nói chung, cũng như HHC nói riêng.
Tuy nhiên,giá đường trên thị trường thế giới tăng đột biến và dự báo sẽ tiếp tục tăng ở mức cao trong năm tới,khi 2 nước sản xuất mía đường lớn nhất thế giới là Brazil, Ấn Độ bị mất mùa, thời tiết không được thuận lợi gây khó khăn thu hoạch mía ở một số nước trên thế giới và 1 phần sản lượng mía được dùng để sản xuất nguyên liệu ethanol Đồng thời, sự giảm sản lượng của vùng nguyên liệu,công suất tối đa của cả nước chỉ đáp ứng được 75% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), nhu cầu tiêu thụ đường cả nước vào khoảng 1,3-1,4 triệu tấn/năm. Lượng đường có thể cung ứng từ các nhà máy trong nước năm 2010 chỉ vào khoảng 800.000-900.000 tấn, lượng đường còn thiếu sẽ được cấp quota nhập khẩu để bổ sung. Nhưng năm nay thị trường đường thế giới cũng lâm vào cảnh thiếu hụt do thời tiết bất thường ảnh hưởng tới sản lượng ở Trung Quốc, Nga và Brazil - những nước sản xuất đường lớn nhất thế giới.
Sản lượng ở khu vực Trung Nam Brazil, nơi trồng nhiều mía nhất nước này, giảm 30% trong nửa đầu tháng 10 so với một năm trước đó. Hiện giá đường thế giới đã tăng đến mức cao nhất trong vòng 29 năm qua và có thể còn tăng nữa trong vòng 2 tháng tới..Mặc dù cuối tháng 7/2010 Bộ Công Thương đã cho phép nhập khẩu thêm 100.000 tấn đường để góp phần bình ổn giá,nhưng cùng với giá thành sản xuất ở mức cao đã làm cho giá đường thị trường nội địa cũng tăng theo thế giới,giá đường hiện nay vẫn cao hơn từ 3000-4000 đ so với hồi đầu tháng 5 ,giá đường trên địa bàn Hà Nội hiện nay phổ biến từ 19.000 – 22.000 đ/kg.
Ngoài ra các nguyên liệu khác như sữa bột,bột mì… cũng đồng loạt tăng giá.
Đồ thị 1: Nguyên vật liệu tăng giá
Trong khi chi phí nguyên vật liệu chiếm 65-70% giá thành sản phẩm,do đó việc biến động giá cả nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, các nhà cung cấp có thể dựa vào điều này để gây áp lực về giá nguyên liệu.
* Nguồn lao động:
- Nhìn chung không có áp lực mạnh,do Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ,nguồn lao động dồi dào,phong phú,giá nhân công ở mức thấp.
- Công ty cũng có chính sách thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
2. Khách hàng:
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.Khách hàng được phân làm 2 nhóm:+Khách hàng lẻ+Nhà phân phốiCả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng.Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành+ Quy mô+Tầm quan trọng+Chi phí chuyển đổi khách hàng+Thông tin khách hàng :
*Áp lực từ phía khách hàng lẻ:
Dân số phát triển nhanh khiến nhu cầu về bánh kẹo cũng tăng theo. Hiện nay khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng trưởng về doanh thu tiêu thụ bánh kẹo lớn nhất thế giới (14%) trong 4 năm từ 2003 đến 2006 tức khoảng 3%/năm. Riêng với Việt Nam, theo thống kê dân số năm 2009 là trên 86 triệu người,một thị trường đầy hấp dẫn cho các sản phẩm bán lẻ,trong đó có sản phẩm bánh kẹo.
Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay,thu nhập người dân tăng,mức sống được cải thiện,họ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sức khoẻ,do đó khách hàng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã,chủng loại. Vì vậy mà các sản phẩm bánh kẹo của Hải Hà muốn thâm nhập thị trường cũng phải chịu áp lực lớn trong việc đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đồ thị 2: GDP bình quân Việt Nam
Ngoài ra, ở Việt Nam có sự khác biệt rõ rệt về sở thích tiêu dùng bánh kẹo theo từng vùng miền,dưới đây là bảng thống kê:
Tiêu chí
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Đặc điểm tiêu dùng chủ yếu
-Thích độ ngọt vừa phải.
-Thường mua theo gói.
-Quan tâm nhiều đến hình thức,bao bì.
-Thích độ ngọt vừa phải,có vị cay.
-Thường mua theo cân hoặc mua lẻ.
-Không quan tâm đến hình thức,bao bì.
-Rất thích vị ngọt và hương vị trái cây.
- Thường mua theo cân hay gói.
-Ít quan tâm đến hình thức,bao bì.
Xu hướng tiêu dùng
Xu hướng tiêu dùng có vị mặn
Xu hướng tiêu dùng không thay đổi.
Xu hướng tiêu dùng ít thay đổi.
Bảng 1:Sở thích tiêu dùng bánh kẹo theo từng vùng
Đây cũng là sức ép lớn đối với HHC. Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng,HHC vừa phải đảm bảo chất lượng tốt đồng thời phải đa dạng về chủng loại,mẫu mã,hương vị cho phù hợp với thị hiếu của từng đối tượng khách hàng và theo từng vùng miền.
*Áp lực từ các nhà phân phối:
Ở Việt Nam hiện nay có hơn 200 siêu thị và trung tâm thương mại lớn với hơn 600 cửa hàng tự chọn.Tuy nhiên, hệ thống này còn phân tán, manh mún tại những tỉnh thành lớn.Do đó sản phẩm của HHC muốn tới tay người tiêu dùng, đặc biệt là ở nông thôn và miền núi thì hầu hết đều thông qua các cửa hàng bán lẻ.vì thế cũng không phải chịu áp lực từ các tập đoàn lớn.
Đồ thị 3: Hệ thống phân phối
Với hơn 200 đại lý,hệ thống phân phối của HHC được đánh giá là mạnh nhất trong ngành sản xuất bánh kẹo. Nhìn chung các đại lý tương đối trung thành,các đại lý tập trung chủ yếu ở miền Bắc tạo điều kiện thuận lợi cho công ty xâm nhập thị trường này.
3. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ+ Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnh tranh...+ Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán
Thị trường bánh kẹo nước ta hiện nay có sự cạnh tranh khá quyết liệt.Bên cạnh hơn 30 nhà máy sản xuất bánh kẹo quy mô vừa và lớn còn có hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ.Có thể kể đến một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu của HHC như: Công ty Bánh kẹo Hải Châu,Công ty Tràng An,Công ty Kinh Đô,Công ty Bibica….
Đồ thị 4:Thị phần thị trường bánh kẹo 2005 Đồ thị 5:Thị phần thị trường bánh kẹo 2006
Bảng 2: So sánh các đối thủ cạnh tranh chủ yếu
Công ty
Thị trường chủ yếu
Sản phẩm cạnh tranh
Thị phần
Điểm mạnh
Điểm yếu
Hải Hà
Miền Bắc
Kẹo các loại,bánh kem xốp,biscuit
7,5%
Uy tín,hệ thống phân phối rộng,quy mô lớn,giá hạ
Chưa có sản phẩm cao cấp,hoat động quảng cáo kém
Hải Châu
Miền Bắc
Kẹo hoa quả, sôcôla,bánh kem xốp
5,5%
Uy tín,hệ thống phân phối rộng,giá hạ
Chất lượng chưa cao,mẫu mã chưa đẹp
Kinh Đô
Cả nước
Snack,bánh tươi,biscuit, sôcôla,bánh mặn
12%
Chất lượng tốt,bao bì đẹp,quảng cáo và hỗ trợ bán hàng tốt,kênh phân phối rộng
Giá còn cao
Biên Hoà
Miền Trung, Miền Nam
Biscuit,kẹo cứng,kẹo mềm,snack,sôcôla
7%
Mẫu mã đẹp,chất lượng tốt,hệ thống phân phối rộng
Hoạt động xúc tiến kém,giá còn cao
Tràng An
Miền Bắc
Kẹo hương cốm
3%
Giá rẻ,chủng loại kẹo hương cốm phong phú
Quảng cáo kém,chủng loại bánh kẹo còn ít
Quảng Ngãi
Miền Trung, Miền Nam
Kẹo cứng, snack, biscuit
5%
Giá rẻ,hệ thống phân phối rộng,chủng loại phong phú
Bao bì kém hấp dẫn,quảng cáo kém
Lubico
Miền Nam
Kẹo cứng,biscuit các loại
3,5%
Giá rẻ,chất lượng khá,hệ thống phân phối rộng
Chủng loại còn hạn chế,mẫu mã chưa đẹp
Hữu Nghị
Miền Bắc
Bánh hộp, cookies, kẹo cứng
2,5%
Hệ thống phân phối rộng,giá trung bình,chất lượng trung bình
Chất lượng bánh và chủng loại còn hạn chế,uy tín chưa cao
Hải Hà Kotobuki
Miền Bắc
Bánh tươi, snack, cookies, bim bim
3%
Chất lượng cao,mẫu mã đẹp,hệ thống phân phối rộng
Giá cao,hoat động xúc tiến kém
Bibica
Miền Bắc, Miền Nam
Bánh kem,biscuit, cookies,kẹo các loại,sôcôla,sữa bột dinh dưỡng..
8%
Sản phẩm giá rẻ,mẫu mã phong phú,hệ thống phân phối rộng
Chất lượng chưa cao,quảng cáo kém
Nhập ngoại
Cả nước
Snack,kẹo cao su,cookies,bánh kem xốp…
25%
Mẫu mã đẹp,chất lượng cao
Giá cao,hệ thống phân phối kém,nhiều sản phẩm nguồn gốc không rõ ràng
Các công ty còn lại
Cả nước
Các loại
18%
Giá rẻ,hình thức quảng cáo phong phú
Mẫu mã không đẹp, chất lượng và độ an toàn thực phẩm nhiều khi không đảm bảo.
Các rào cản rút lui (Exit Barries) : Giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn :
Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư
Ràng buộc với người lao động
Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder)
Các ràng buộc chiến lược, kế hoạc
Nhìn chung rào cản rút lui ngành bánh kẹo không cao.Do đặc trưng ngành cần tương đối ít vốn so với một số ngành công nghiệp khác.Mức tiêu dùng sản phẩm bánh kẹo lại phụ thuộc nhiều vào tình hình thu nhập của người dân.Vì thế mà quan hệ với khách hàng cũng không ổn định.
4. Đối thủ tiềm ẩn:
Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau- Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.- Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn .
+ Kỹ thuật.
+ Vốn.
+ Các yếu tố thương mại : Hệ thống phân phối, thương hiệu , hệ thống khách hàng ...
+ Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào ( Bị kiểm soát ), Bằng cấp , phát minh sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ ....
Ngành công nghiệp sản xuất bánh kẹo có quy trình công nghệ kĩ thuật khá đơn giản,vốn đầu tư tương đối ít so với một số ngành công nghiệp khác,khả năng sinh lời nhanh.Trong khi nhu cầu về các sản phẩm bánh kẹo ngày càng tăng, đây là cơ hội hấp dẫn cho các nhà sản xuất bánh kẹo đầu tư khai thác.Mặt khác hiện nay những pháp lệnh,quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như sự quản lý của Nhà nước và các cơ quan ban ngành đối với ngành sản xuất bánh kẹo còn lỏng lẻo,thiếu chặt chẽ.Do vậy rào cản gia nhập ngành bánh kẹo còn thấp.Vì thế có thể xuất hiện nhiều đối thủ tiềm ẩn của HHC,không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn các công ty,tập đoàn nước ngoài.
Chính vì vậy ngành rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc quy hoạch,đầu tư sản xuất. Quan tâm đến quy trình sản xuất,lưu thông và sử dụng các sản phẩm bánh kẹo, đảm bảo vấn đề về dinh dưỡng,vệ sinh ATTP,sức khoẻ cho người dân và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các nhà sản xuất.
Đối với các công ty bánh kẹo cần tổ chức Hiệp hội bánh kẹo để có những biện pháp hữu hiệu bảo vệ thị trường trong nước,chống lại sự xâm nhập của các công ty nước ngoài. Với lợi thế về quy mô sản xuất,công nghệ chế biến,các công ty sản xuất bánh kẹo lớn, cũng như Hải Hà cần nâng cao hàng rào gia nhập thị trường bằng các biện pháp như: chính sách giá cả,chính sách sản phẩm…
5. Sản phẩm thay thế:
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.Bánh kẹo là sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu ăn quà,tráng miệng,hoặc dùng vào bữa ăn phụ hoặc mua làm quà biếu,tặng nhân dịp lễ tết… do đó đây chưa phải là sản phẩm chính tiêu dùng hằng ngày của người dân.
Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo theo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với tốc độ tăng trưởng dân số. Hiện nay tỷ lệ tiêu thụ mới chỉ khoảng 2,0 kg/người/năm. Thay vì sử dụng các sản phẩm bánh kẹo họ có thể sử dụng hoa quả,kem,chè,sữa và các chế phẩm từ sữa,thạch rau câu… mà vẫn đáp ứng được nhu cầu như khi sử dụng bánh kẹo. Vì thế áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế với sản phẩm HHC cũng khá cao.
Tuy nhiên,do những hương vị mang tính đặc trưng của các sản phẩm bánh kẹo,tính tiện dụng,sự đa dạng phong phú về chủng loại mẫu mã nên bánh kẹo HHC vẫn là sự lựa chọn của nhiều đối tượng khách hàng.
III, Cơ hội và thách thức:
Cơ hội:
- Trong những năm gần đây ngành bánh kẹo Việt Nam đã có những bước phát triển khá ổn định. Tổng giá trị của thị trường Việt Nam ước tính năm 2005 khoảng 5.400 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng của ngành trong những năm qua, theo tổ chức SIDA, ước tính đạt 7,3-7,5%/năm. Ngành bánh kẹo Việt Nam có nhiều khả năng duy trì mức tăng trưởng cao và trở thành một trong những thị trường lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương .
- Việt Nam là một nước đông dân thứ 3 Đông Nam Á,tỉ lệ gia tăng dân số ở mức cao.Theo thống kê,dân số nước ta năm 2009 là trên 86 triệu người,do đó nhu cầu về các sản phẩm bánh kẹo cũng tăng. Đây là cơ hội tốt cho HHC mở rộng quy mô sản xuất,tăng sản lượng bánh kẹo hàng năm nhằm khai thác tốt tiềm năng thị trường.
- Nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây tăng trưởng 7-8%/năm, điều này sẽ kích thích nhu cầu người dân cho tiêu dùng, đó sẽ là cơ hội cho HHC tăng trưởng kinh doanh.
- Kể từ khi việc giảm thuế nhập khẩu cho các mặt hàng bánh kẹo xuống còn 20% có hiệu lực trong năm 2003, các doanh nghiệp trong nước dưới sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu phải không ngừng đổi mới về công nghệ. Điều này mở ra nhiều cơ hội hơn là thách thức do hàng rào thuế hạ thấp sẽ tạo thêm thuận lợi để sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành đi vào các nước ASEAN.
.2. Thách thức:
- Khi Việt Nam gia nhập AFTA, thuế suất thuế nhập khẩu các sản phẩm bánh kẹo sẽ giảm xuống. Giá bán các sản phẩm nhập khẩu do đó có thể cạnh tranh hơn, vì vậy có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Nguyên vật liệu nhập khẩu và đường nguyên liệu chiếm khoảng 20% giá thành các sản phẩm của Công ty. Do vậy, những thay đổi trong các thông tư, nghị định liên quan đến nhập khẩu sẽ tác động trực tiếp đến giá nguyên vật liệu đầu vào.
- Giá nguyên vật liệu có nhiều biến động thất thường,nhiều mặt hàng tăng giá,do đó cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao, đòi hỏi HHC phải không ngừng đổi mới,cho ra các sản phẩm đảm bảo tốt về chất lượng,phong phú về chủng loại và mẫu mã… để có thể đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng và cạnh tranh được với các đối thủ rất mạnh trong ngành.
- Sản phẩm nhập khẩu chiếm 25% thị phần (bao gồm chính thức và phi chính thức), chủ yếu từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Hồng Kông và Trung Quốc… Một số sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu hiện nay các đơn vị trong nước vẫn chưa sản xuất được.
- N ạn hàng giả,hàng nhái là khá phổ biến,các sản phẩm hàng giả,hàng nhái bắt chước mẫu mã, kiểu dáng của những công ty nổi tiếng như HHC,làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của công ty,lượng bánh kẹo giả lưu hành trên thị tr ường chiếm 15% thị phần.
- Thị trường bánh kẹo có tính chất mùa vụ,sản luợng kẹo tiêu thụ mạnh vào thời điểm sau tháng 9 âm lịch đến tết Nguyên Đán. Do đó doanh thu của công ty không ổn định,cao nhất vào quý I và IV.
- Tham gia thị trường hiện nay có khoảng hơn 30 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo có tên tuổi. HAIHACO là một trong năm nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam, phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty như Bibica, Kinh Đô miền Bắc với qui mô tương đương về thị phần, năng lực sản xuất và trình độ công nghệ.
IV, Kết luận:
Như vậy,môi trường kinh doanh trong ngành bánh kẹo chứa đựng cả những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển của công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.Với lợi thế về quy mô sản xuất và uy tín với khách hàng,công ty không ngừng đổi mới,nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng cả những nhu cầu về sản phẩm cao cấp của khách hàng.Bằng việc phân tích,nhận định rõ môi trường cạnh tranh trong ngành sẽ giúp công ty nhận ra điểm mạnh,yếu của mình,những cơ hội và thách thức mà thị trường mạng lại nhằm xây dựng cho mình một chiến lược phát triển hợp lý trong tương lai. Những thành tích HAIHACO đã đạt được trong thời gian qua cho phép khẳng định bánh kẹo do Công ty sản xuất sẽ tiếp tục chiếm ưu thế tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt,doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển để không chỉ giữ vững vị trí của mình mà còn phải nhắm đến cả thị trường dành cho người có thu nhập cao. Phát triển và nâng cao thương hiệu HAIHACO, liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm đưa thương hiệu Công ty trở thành một thương hiệu mạnh trong nước và khu vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Dương Ngọc Dũng, Chiến Lược Cạnh Tranh Theo Lý Thuyết Của Michael Porter, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2008.
2. www.Haihaco.com.vn
3. www.Saga.vn
4. www.scribd.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieulua.doc