Tiểu luận Phóng sự Truyền hình

PSTH là một sản phẩm tập thể, "con đẻ " của người phóng viên - biên tập và người quay phim. Mặc dù toàn bộ tác phẩm vẫn thể hiện rõ nét một quan điểm, chính kiến hay cái tôi nhân chứng thẩm định hiện thực. Tuy là một loại hình được công chúng yêu thích nhưng để có một PSTH hay không phải đơn giản. Nhiệm vụ nâng cao chất lượng, nội dung và hình thức của PSTH là một đòi hỏi cấp bách trong sự tồn tại và phát triển của truyền hình nói chung, thể tài này nói riêng. Điều đó đòi hỏi đội ngũ phóng viên-quay phim phải không ngừng tự nâng cao và được bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ chuyên môn để phù hợp với bước tiến của thời đại. Sự phát triển của PSTH phụ thuộc vào sự phát triển của một đài truyền hình. Khi một đài truyền hình đạt đến trình độ nhất định về khả năng bao quát, phản ánh hiện thựuc cũng như phạm vi tác động ảnh hưởng, thì thể tài PSTH tất yếu được nâng cao về mặt chất lượng. Hơn nữa, muốn tồn tại ưu thế của đài TH và phát triển đi lên các đài truyền hình không thể không tập trung nâng cao phát triển thứ vũ khí lợi hại này.

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2272 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phóng sự Truyền hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn phim tài liệu đi vào những chi tiết khái quát mang tính chất lâu dài và lời bình trong PSTH không xa sự kiện mà bám chặt vào đó trong khi đó phim tư liệu lại có xu hướng khái quát và hình tượng hoá”. c, Tính nghệ thuật: Trong PSTH thì cái quan trọng nhất là những “hình ảnh thời sự” đắt giá, là khả năng nắm bắt thời cuộc nóng hổi còn Phim Tài Liệu lại tập trung vào những vấn đề mang tính khái quát của cuộc sống, mang chiều sâu tư tưởng và mang tính nhân văn sâu sắc đòi hỏi phải có yêu cầu nghệ thuật cao. Nhà báo Vi Kiến Hoà trong bài giảng của mình về nghiệp cụ Truyền hình đã cho rằng: “Phim Tài liệu TH là một dạng tuỳ bút trong văn học mà ở đó chủ đề tư tưởng đã được hoà trộn và đưa vào một lúc cùng với tư tưởng thẩm mỹ riêng của tác giả một cách cực kì khéo léo, càng tự nhiên càng tốt. Trong PTL cần có một kịch bản văn học đàng hoàng với tư duy trí tuệ sâu sắc trên một loạt các sự kiện tự nhiên đang có, đã có và từng xảy ra”. Do đó mà lời bình trong phim tư liệu phải là một sự chắp cánh cho hình ảnh, còn trong PSTH với mục đích thông tin sự kiện là chính thì lời bình phải bám chặt vào sự kiện bổ sung thông tin cho hình ảnh mà thôi. d, Tính tổng hợp: PSTH thông thường chỉ là sự phản ánh một sự kiện, một vấn đề một cách đầy đủ và chi tiết trong khi phim tài liệu có thể là sự mổ xẻ một vấn đề, khắc hoạ chân dung ( “Những cánh hoa ngược dòng” hay “Chuyện về một người làng võ” khắc hoạ một Đoàn Đình Long đầy nghị lực không những chiến thắng bệnh tật mà còn giúp ích cho đời). Phóng sự Truyền hình là sự ghi chép thời sự với yếu tố bất ngờ, bị động phải chạy theo thời cuộc cho nên những hình ảnh phóng sự ít khi nuột nà mang tính nghệ thuật. Trong khi đó, để đạt được những hình ảnh chắt lọc mang tính nghệ thuật cao thì Phim Tài liệu TH có thể sử dụng những thước phim thời sự, hay những thước phim tư liệu thậm chí những thước phim “ Phục hiện” ( tái tạo lại hiện thực), “ Trên cơ sở các cảnh đó đã từng xảy ra tại chỗ đó chứu không được bịa ra, hoặc đóng diễn thêm một số cảnh trên cơ sở nó sẽ phải diễn ra như vậy”. III. Các yếu tố cấu thành của Phóng sự Truyền hình 1. Hình ảnh PSTH là một thể tài chủ lực của truyền hình trong hệ thống thông tin báo chí không thể bỏ qua yếu tố hình ảnh.. Chúng ta không thể đòi hỏi hình ảnh của PSTH phải đạt đến mức độ nghệ thuật như hình ảnh điện ảnh bởi vì điện ảnh là một nghệ thuật với chức năng giải trí là chính trong khi truyền hình là một loại hình báo chí có chưc năng thông tin là hàng đầu. Điều chúng tôi quan tâm ở đây là những sức mạnh của hình ảnh Điện ảnh trong việc ghi chép, phản ánh hiện thực mà nhiều khi PSTH nói riêng, Truyền hình nói chung đã đáng tiếc bỏ qua. a, Cỡ cảnh Với các cỡ cảnh chính là toàn cảnh - trung cảnh - cận cảnh. Cùng với thành tựu là việc khám phá ra việc di động máy đã chấm dứt tình trạng khoảng cách không thay đổi giữa người xem và đối tượng vốn là những nét đặc trưng trong sân khấu cũng như hội hoạ. Và lần đầu tiên so với các ngành nghệ thuật trước nó: nhiếp ảnh, hội hoạ, sân khấu …, điện ảnh đã khắc phục được sự cố định không gian và giống như văn học, khi cần thiết nó có thể đưa lại gần hay ra xa người xem các nhân vật cần xem. Và như vậy, thế giới được tái tạo trên màn ảnh trở lên phong phú hơn và cũng chọn lọc hơn. Nó đáp ứng được tâm lý quan sát tò mò của con người muốn xem từ tổng thể đến chi tiết, không chỉ muốn biết cái gì đã xảy ra như thế nào cũng như thái độ, tâm lí của những con người trong cuộc ra sao thông qua các cỡ cảnh. b, Góc quay Ngoài sự kế thừa điện ảnh về góc quay vật lý: cao thấp, chính diện, 3/4…trong việc ghi chép hiện thực phong phú, truyền hình còn kế thừa điện ảnh hai góc độ tâm lí: góc độ chủ quan và góc độ khách quan. Với góc quay khách quan, ngưỡi xem có thể đóng vai trò người chứng kiến các hành động đang diễn ra trên màn ảnh một cách dửng dưng của người ngoài cuộc nhưng có thể trở thành người nhập cuộc, có cảm tưởng như mình cùng tham gia với sự việc đang diễn ra trên phim thông qua góc quay chủ quan. Do đó, hình ảnh trên phim không chỉ mang chức năng thông tin đơn thuần mà còn có khả năng khêu gợi những tình cảm thái độ nhất định của người xem, chẳng hạn với trận lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long vừa qua nếu máy ghi hình đứng ở vị trí cố định ở toàn trên cao ghi lại những hình ảnh cũng như tác hại con lũ sẽ cho khán giả cảm tưởng bản thân họ đang chứng kiến con lũ đó, nhưng nếu có thêm những cảnh máy quay đặt ở mức độ chủ quan đặt trên những con thuyền cứu hộ vượt dòng nước lũ sẽ khiến cho người xem cảm giác bản thân họ cũng đang phải vật lộn với con lũ hung hãn và như vậy họ trở lên đồng cảm hơn với những con người đang phải chịu thiên tai. c, Montage Một Phóng sự Truyền hình hay bất kì một tác phẩm truyền hình, bộ phim nào chính là sự diễn biến theo không gian và thời gian ở các cỡ cảnh khác nhau nếu đứng ở góc độ hình ảnh. Khi truyền hình ra đời thì Montage đã là một yếu tố cấu thành bộ phim. Montage là sự nối kết giữa các cảnh màn, trường đoạn rời rạc khác biệt về không gian và thời gian theo ý đồ của người làm phim để có một bộ phim hoàn hảo dính liền nhau mà khán giả có cảm giác được xem một câu chuyện kể liên tục không đứt đoạn. Truyền hình đã được thừa hưởng toàn bộ kĩ thuật, nghệ thuật ráp dựng hình ảnh điện ảnh: Động tiếp động, tĩnh tiếp tĩnh, đồng trục diễn xuất, trục định hướng…Khó có thể hình dung một chương trình truyền hình nào lại có thể tồn tại, nếu không có Montage - khi nó không chỉ có vai trò nối kết các hình ảnh trong bản thân một tác phẩm truyền hình mà còn là sự liên kết, ghép nối đẹp mắt giữa các tác phẩm trong chương trình đó. Montage có thể cho phép điện ảnh và truyền hình nén hành động, thu hẹp thời gian mô tả sự kiện xảy ra cũng nhưu chọn lựa, ghép nối bất kì hình ảnh cần thiết cho ý đồ kịch bản của nhà làm phim trên cơ sở những thước phim đã quay được. Đặc biệt PSTH chỉ là sự ghi chép trung thực hình ảnh các sự kiện, vấn đề như nó có trong cuộc sống, chứ không được sử dụng bất kì một hư cấu nghệ thuật nào để tăng giá trị thẩm mĩ của những thước phim. Vì vậy, Montage hợp lí thì PSTH sẽ tăng độ hấp dẫn của sự thực lên. Chúng tôi sẽ đi sâu vào vai trò của Montage đối với PSTH trong phần tiếp theo. 2. Âm thanh Thế giới hiện thực là thế giới của những hình ảnh và âm thanh đan xen, hoà quyện vào nhau. Truyền hình cũng như điện ảnh, ngoài sức mạnh hình ảnh ra muốn chinh phục cuốn hút được khán giả thì không thiếu được âm thanh. Với sự trợ giúp của âm thanh, hình ảnh trong phim thời sự, tư liệu đã trở lên sống động như cuộc sống thực chứ không còn là những hình ảnh ghi chép khô khan hiện thực. Giới hạn phản ánh của phim thời sự, tài liệu chỉ dừng lại ở hiện thực của cuộc sống chứ không nhào nặn, hư cấu chất liệu cuộc sống để tái tạo cuộc sống nghệ thuật như trong phim truyện. Do vậy, mục đích của phim thời sự là ghi lại không chỉ là hình ảnh mà còn hơi thở, động thái của cuộc sống trong thế giới hình ảnh và âm thanh biến động không ngừng của cuộc sống. Phóng sự truyền hình, sự tiếp nối của Điện ảnh chính luận cũng vậy. Sức mạnh của nó, sự nóng hổi của sự kiện, vấn đề mà nó thể hiện được đề cập qua những hình ảnh chân thực về cuộc sống được củng cố bằng âm thanh. “ Âm thanh trong bộ phim giúp ta tin được những gì nhìn thấy trên màn ảnh là “thực” bởi con người luôn muốn được nhìn và nghe cùng một lúc”. Âm thanh trong PSTH là sự tổ hợp của các yếu tố sau: + Âm thanh ngoài hình: Được phổ biến song hành với hình ảnh trong phóng sự, chỉ được thực hiện ở khâu biên tập, gồm lời bình (còn gọi là lời thuyết minh), và âm nhạc. Lời bình là sự bổ sung cho những gì người xem nhìn thấy trên màn ảnh truyền hình chứ không kể lại những gì họ đã nhìn thấy…phải truyền đạt đựoc tư tưởng của phim…phải giúp người xem tổng hợp khái quát được ý nghĩa sự vật, sự kiện diễn ra trên màn ảnh nhỏ”. “ Âm nhạc là một trong 3 yếu tố quan trọng trong phim phóng sự, tư liệu. Âm nhạc trong phim có tác dụng làm tôn thêm hình ảnh và sự kiện; không phải lúc nào cũng vang lên mà chỉ sử dụng khi cần thiết…Âm nhạc cũng cần phải có kịch tính và gợi cảm chứ không phải chỉ minh hoạ cho phim”. Trong PSTH người ta thông thường chọn một bản nhạc, bài nhạc không lời gần phù hợp với nội dung truyền tải của phóng sự là được và cũng chỉ dùng lúc cần thiết. Hiện nay, PSTH đang có xu hướng không sử dụng nhạc nền. + Âm thanh trong hình: Được ghi tại hiện trường gồm lời thoại phỏng vấn và tiếng động hiện trường, có tác động tăng độ chân thật của sự kiện, vấn đề mà phóng sự nêu ra, thu hẹp khoảng cách giữa phóng viên và khán giả, tăng mối giao lưu giữa người truyền và người nhận thông điệp. Riêng tiếng động trong phim phóng sự phải là tiếng động trực tiếp từ hiện trường chứ không phải là tiếng động giả như trong phim dàn dựng. Mỗi yếu tố nói trên của âm thanh có một tầm quan trọng riêng mà nếu người làm phóng sự biết sử dụng đúng lúc đúng chỗ sẽ tăng khả năng thông tin của hình ảnh. Thành phần các yếu tố của âm thanh trong từng phóng sự không phải là nhất quán, bất di bất dịch mà phải tuỳ thuộc vào kết cấu của phóng sự, thể hiện ý đồ của người làm phóng sự. Tuy nhiên, ta có thể xác định một cách tương đối tỉ lệ giữa các thành phần đó. Theo kinh nghiệm của các nhà làm phim Canada thì trong phim phóng sự, tài liệu trước kia: 90% là lời bình, 5% là phỏng vấn, 1% tiếng động; Sau đó tỉ lệ đó là 50%c lời bình, 15% phỏng vấn, 5 % tiếng động và hiện nay tỉ lệ đó là: 40% lời bình, 40% phỏng vấn, 20% tiếng động. Ngôn ngữ phóng sự truyền hình là ngôn ngữ tổng hợp của hình ảnh và âm thanh và sức mạnh của PSTH do đó là sức mạnh của hai thành tố đó. Sự kết hợp của hình ảnh và âm thanh có sức thuyết phục lớn lao tác động mạnh mẽ vào dưu lụân xã hội. Tuy nhiên, âm nhạc không được sử dụng một cách tuỳ tiện khi mà tính chân thực của sự kiện, vấn đề thông qua hình ảnh và âm thanh hiện trường được đặt lên hàng đầu. IV. Sự tương quan giữa hình ảnh và âm thanh trong PSTH Hình ảnh và âm thanh là hai thành tố cấu thành nên ngôn ngữ tổng hợp mang tính đặc thù của Truyền hình và Điện ảnh, nhưng việc xác định sự tương quan giữa chúng không phải là đơn giản. Việc xác định tầm quan trọng của mỗi thành tố sẽ quyết định tỉ lệ “đầu tư”, gia công, kết cấu của phóng viên khi xây dựng một PSTH nói riêng, một tác phẩm Truyền hình, Điện ảnh nói chung và điều quan trọng nhất là việc ảnh hưởng tới hiệu quả của việc truyền đạt thông tin. “Tác động đầu tiên của một chương trình tập trung vào mắt người xem, mắt thường xuyên mạnh hơn tai nghe, đặc biệt trong trường hợp giữa tai và mắt có sự nhận thức tương phản nhau đối với nhưũng thông điệp chúng nhận được. Những gì nghe được sẽ bổ trợ và nâng cao hiệu quả của hình ảnh”. Nội dung thông điệp truyền đạt trong bất kì một tác phẩm truyền hình nào cũng là sự tương hỗ giữa hình ảnh và âm thanh nhưng trong mỗi một tác phẩm vai trò của chúng lại khác nhau do sự khác biệt của từng thể tài quy định. “ Không thể đánh giá và xác định một cách tuyệt đối rằng ngôn ngữ từ đóng một vai trò như thế nào và hình ảnh đóng một vai trò như thế nào, trung tâm lực của một tác phẩm nằm ở đâu - ở trong chuỗi hình ảnh hay là chuỗi âm thanh. Đối với các loại phim khác nhau, câu trả lời cũng khác nhau…” PSTH với tư cách là một thể tài thuộc nhóm thông tấn với chức năng thông tin là chủ yếu, thì yếu tố lời bình (cả lời thoại) là số một. Hình ảnh và tiếng động hiện trường là sự minh chứng xác thực nhất những thông tin đề cập trong lời bình nhưng không vì thế mà lời bình lấn át hình ảnh trở thành một bài báo phát thanh ghép vào hình ảnh. Nếu không có hình ảnh thì không có truyền hình, nhưng thông tin mà hình ảnh đã chuyển tải thì lời bình không nên lặp lại mà phải đi sâu vào minh chứng cụ thể cho những gì khán giả chứng kiến trên màn ảnh. V. Quá trình sáng tạo Phóng sự truyền hình Sau khi có ý đồ truyền đạt một thông tin nào đó, chúng ta nghĩ tới việc làm một bộ phim, trước tiên chúng ta có thể có một ý đồ hay, làm cơ sở cho xây dựng phim. Chúng ta có thể phải truyền đạt một thông tin cụ thể về một chủ đề nào đó. Có thể chúng ta mong muốn bày tỏ một thái độ hoặc một tình cảm về đề tài. Công việc tiếp theo là làm như thế nào để có thể diễn đạt được những ý tưởng, thái độ hoặc tình cảm của chúng ta đối với người xem. 1. Đề tài và chủ đề trong PSTH Phạm vi phản ánh của PSTH cũng như của bất kì một thể tài báo chí nào là toàn bộ hiện thực khách quan. Nhưng không phải bất kì đối tượng nào của hiện thực cũng thành đối tượng phản ánh của PSTH, đó phải là những sự kiện thời sự nóng hổi, được nhiều người quan tâm hay những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện tại cần phải giải đáp. Nói một cách hình ảnh thì đối tượng của PSTH là hiện thực, bối cảnh có vấn đề. Thông qua PSTH người phóng viên truyền đạt đến công chúng một bức tranh chi tiết và diễn biến một sự kiện trọng đại, một biến cố hay một vấn đề trong quá trình phát sinh, phát triển, theo một ý đồ tư tưởng nhất định. Bất kì một hình thức thông tin nào thì bản thân nó cũng thể hiện khuynh hướng tư tưởng nào đó, PSTH cũng vậy và hơn thế nữa nó còn thể hiện một ý đồ cụ thể trong thông điệp của mình. Chức năng khám phá và định hướng của PSTH thể hiện qua đối tượng phản ánh của nó, có khi đó là một vấn đề mà dư luận xã hội đang quan tâm nhưng lại có ít thông tin hay hiểu biết sai lệch về nó, có khi là những vấn đề tiềm ẩn hay chưa nổi rõ mà phóng viên bằng tư duy nhanh nhạy trong việc nắm bắt, xử lí thông tin, phát hiện sự kiện vấn đề Đề tài PSTH xuất phát từ mọi khía cạnh, lĩnh vực của đời sống xã hội mà từ đó các vấn đề, sự kiện nảy sinh cần được phát hiện và làm sáng tỏ. Việc xác định đề tài, chủ đề cho phóng sự là bứơc khởi đầu quan trọng không thể thiếu được của quy trình làm PSTH. Việc xác định đó cũng không phải là công việc đơn giản mà còn phụ thuộc vào khả năng tư duy phát hiện vấn đề của người phóng viên cho nên có thể xem việc phát hiện tốt đề tài, chủ đề đã quyết định một nửa thành công của PSTH. Sự kiện, vấn đề nêu ra trong phóng sự có được công chúng quan tâm, chú ý không là điều cần phải xác định trước khi xem xét, sự kiện, vấn đề đó được thể hiện như thế nào. 2. Kế hoạch thựuc hiện - kịch bản Xây dựng kịch bản là công việc đầu tiên sau khi xác định được đề tài, chủ đề phản ánh trong một PSTH. PSTH cũng như bất kì một tác phẩm truyền hình nào là một tác phẩm mang tính tập thể, là kết quả đóng góp của các khâu: Biên tập, quay phim và dựng hình. Sự xây dựng kịch bản chính là sự xác định những việc cần làm của các thành viên nói trên thông qua các bước: Quay, dựng, viết lời bình. Tuy nhiên, việc xây dựng kịch bản có thể thực hiện được một cách chi tiết, cụ thể đối với những phóng viên trong những chuyên đề, chương trình về các vấn đề có độ ổn định tương đối, việc khai thác thông tin, tài liệu xuất phát từ nhiều nguồn. Đối với loại phóng sự mà có người gọi là phóng sự tại chỗ việc xác định các bước, công việc cần làm được hình thành ngay tại hiện trường. Ghi hình Ai cũng có thể hướng máy quay phim vào một cảnh và mang về những hình ảnh quay có người và những hoạt động trong cảnh đó. Nhưng người cầm máy quay cần có nhiều kỹ năng hơn để có những hình ảnh "biết nói", thể hiện nôi dung câu chuyện, những hình ảnh ghi lại địa danh, không khí, tâm trạng, tính cách và kể đúng câu chuyện mà bạn muốn kể. Cách đầu tiên - quay tản mạn, ghi lại nhiều cảnh toàn. Hầu hết những cảnh đó đều cần thêm lời giải thích. Cách tiếp cận thứ hai đưa chúng ta gần với cách kể chuyện bằng hình ảnh hơn. Ở đây hình ảnh và tiếng động tự nhiên được lựa chọn cẩn thận và nếu có cần đến lời bình thì thường chỉ cần để tạo dựng bối cảnh và phân tích. Để đạt được điều này cần phải làm quen với ngôn ngữ khuôn hình và bố cục, động tác máy, ý nghĩa của góc quay và cỡ cảnh, và khả năng giao tiếp rõ rành với người quay phim. Cỡ cảnh - tổng thể Viễn cảnh (Long Shot) Cảnh xa, không chi tiết. Thường dùng ở đầu các trường đoạn. Toàn cảnh tạo lập địa điểm và tâm trạng. Nhưng nó thường tải nhiều thông tin khác và có thể làm người xem nhầm lẫn. Toàn cảnh (Wide shot) Cảnh rộng ghi nhận những hành động thích hợp. Cảnh cận (close shot) Tập trung vào chi tiết. Cận cảnh được xác định bởi hiệu quả của nó, chứ không phải cách thực hiện nó như thế nào. Nên ta có cảnh cận khi đưa máy vào gần chủ thể với ống kính góc rộng hay dùng ống kính tele từ đằng xa. Cảnh càng cận càng tạo điểm nhấn và giúp người xem dễ nhận biết phản ứng của chủ thể. Nhưng nhiều cảnh cận quá sẽ cướp đi sự nhận biết của người xem về không gian và thời gian. Một loạt các cảnh cận có thể là cách thể hiện hữu hiệu sự tò mò của người xem ở đầu các trường đoạn. Nhưng đừng chờ quá lâu trước khi trả lời câu hỏi quen thuộc - chuyện đó xảy ra đâu? Cảnh cận : đặc trưng của truyền hình Thậm chí một máy thu hình được coi là lớn thì cũng chỉ có màn hình tương đối nhỏ khi so với màn hình của một rạp chiếu bóng. Muốn thấy rõ các vật và hiểu ý nghĩa của chúng một cách nhanh chóng, thì các vật đó phải tỷ lệ tương đối lớn trên màn hình vô tuyến. Như vậy, bạn cần có nhiều cảnh cận và trung hơn những cảnh toàn. Cỡ cảnh - người Toàn cảnh (LS): Cảnh quay cả người. Trung cảnh (MS) : Cắt trên hoặc dưới thắt lưng. Trung cảnh hẹp (MCU): Cắt giữa ngực/túi áo ngực. Cận cảnh (CU): Cắt quanh vai. Cận đặc tả (BCU): Mép hình phía trên cắt ngang trán, mép phía dưới thường cắt như cảnh cận, nhưng có thể cắt ngang cằm. Quay cảnh người còn được xác định bởi số người: cảnh đơn, cảnh quay đôi, ba, hay nhóm. Độ nét sâu Bao nhiêu phần của cảnh nằm trong tầm nét. Độ mở ống kính nhỏ (ví dụ: f11) cho hình ảnh sắc nét trong phạm vi rộng từ gần đến xa (độ nét sâu), máy dễ dàng theo chủ thể mà không lo hình ảnh bị ra khỏi tầm nét (mất nét). Đồng thời, nó tạo cảm giác về không gian và chiều sâu, nhưng có thể làm cho ảnh bẹt và không hấp dẫn. Sử dụng độ mở ống kính rộng hơn sẽ giảm phạm vi nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh (độ nét nông). Đây là một kỹ thuật tốt để cô lập chủ thể, làm nó nổi bật khỏi hậu cảnh mờ nhạt. Động tác máy Lia máy Máy chuyển động ngang quanh một trục cố định tạo lập quan hệ giữa chủ thể và vật. Chúng ta cho người xem biết về địa điểm. Nhưng hãy cẩn thận với những cú lia mà hình ảnh ở đầu và cuối thì hấp dẫn, nhưng ở giữa lại buồn tẻ hay có không gian chết. Lia theo chuyển động Giống như tất cả các động tác máy, động tác lia chỉ có hiệu quả khi nó có nguyên do. Lia máy theo chuyển động như cái tên của nó thực sự cần thiết khi phải theo một vật chuyển động. Lia khảo sát (tìm tòi) Máy quay tìm kiếm một ai đó hay người nào đó trong một cảnh. Bạn phải xác định được động cơ của chuyển động này. Lia nhanh Máy quay chuyển động nhanh đến nỗi hình ảnh bị mờ nhoè. Lạm dụng sẽ làm mất giá trị của động tác máy này. Người ta thường dùng lia nhanh khi muốn. Thay đổi trọng tâm của sự chú ý. Con thuyền rời đi, lia nhanh tới nơi thuyền đến. Mô tả nguyên nhân và hiệu quả. Khẩu súng nhằm bắn, lia nhanh đến mục tiêu. So sánh và tương phản. Mới và cũ, giàu và nghèo. Lia dọc Chuyển động máy quay dọc theo trục cố định. Lia dọc lên phía trên tạo sự mong đợi và cảm giác phấn chấn. Lia dọc xuống phía dưới gợi ra sự thất vọng và sự buồn rầu, và tình cảm u uất. Chuyển động lên thẳng (cần cẩu) Chuyển động của máy quay thẳng đứng trên một mặt phẳng. Chuyển động này làm nổi bật hành động chính hay giảm sự chú ý vào tiền cảnh. Chuyển động xuống thẳng (cần cẩu) Ngược lại với chuyển động lên thẳng. Máy chạy dọc xuống trên một mặt phẳng. Zoom Thay đổi cỡ cảnh bằng cách thay đổi tiêu cự ống kính. Động tác zoom máy thay đổi quan hệ giữa chủ thể và hậu cảnh. Đẩy máy Thay đổi cỡ cảnh bằng cách đẩy máy tiến vào gần hoặc ra xa khỏi chủ thể. Giữ nguyên quan hệ giữa chủ thể và hậu cảnh. Travelling Khảo sát một vật hay theo một vật chuyển động bằng cách chuyển máy song song với vật. Góc quay Quay từ dưới lên: chủ thể trông đường bệ hơn, mạnh mẽ hơn, có dáng vẻ đe doạ. Quay từ trên xuống: chủ thể trông kém đường bệ, thấp bé và có vẻ bất lực. Bố cục Bố cục là sự sắp xếp thông tin trong một khuôn hình. Bạn tìm cách thu hút sự tập trung của người xem vào một vùng nào đó của hình ảnh, và giảm thiểu hay loại bỏ những chi tiết làm mất tập trung. Nguyên lý một phần ba Là một nguyên lý đơn giản, nhưng hiệu quả nhất, nguyên tắc bố cục. Nguyên lý này nêu một màn hình được chia đôi hay chia bốn sẽ cho những hình ảnh tĩnh và tẻ; một màn hình được chia ba theo chiều ngang và chiều dọc sẽ cho bố cục năng động và hấp dẫn hơn. Đường chân trời không nên đặt ngang giữa khuôn hình. Nó phải ở 1/3 khuôn hình phía trên hoặc phía dưới, tuỳ theo ý định nhấn mạnh bầu trời hay mặt đất (biển). Các chi tiết quan trọng nằm dọc được đặt ở vị trí 1/3 màn hình theo chiều dọc. Và nếu khu vực 1/3 theo chiều ngang và chiều dọc quan trọng thì các tâm điểm nơi chúng giao nhau còn quan trọng hơn. Những giao điểm này dành cho những chi tiết quan trọng trong khuôn hình. Ví dụ: đôi mắt trên khuôn mặt. Khuôn hình Ở đây có hai quyết định. Đưa cái gì vào. Loại cái gì ra. Bạn có thể loại bỏ những chi tiết làm mất tập trung hay giấu người xem một số thông tin để rồi sẽ tiết lộ trong những cảnh tiếp theo. Trung tâm màn hình là khu vực ổn định và hiệu quả khi muốn nhấn mạnh một đối tượng đơn lẻ (như một phát thanh viên trong một cảnh đơn giản). Nhưng khi có những điểm nhấn khác trong khuôn hình thì trung tâm màn hình là khu vực yếu, ít duy trì được sự tập trung của người xem. Các mép màn hình thì giống như những nam châm. Chúng hút những vật đặt quá gần chúng. Các góc của màn hình có xu hướng hút chủ thể ra khỏi khuôn hình. Hãy tránh để mép khuôn hình cắt ngang các khớp tự nhiên của cơ thể người như cắt ngang khuỷu tay, ngang thắt lưng hay ngang đầu gối. Không gian thở của hình (Headroom - khoảng cách phía trên đầu đến mép màn hình). Không nên để hình một người đầy chặt tới đỉnh của khuôn hình. Khoảng cách quá ít làm cho hình ảnh bị gò bó và chật hẹp. Nếu khoảng cách này lớn khuôn hình sẽ mất cân đối và nặng đáy. Không gian thở sẽ thay đổi theo cỡ cảnh. Toàn cảnh (LS) cần nhiều không gian hơn trung cảnh (MS), và tiếp đó, trung cảnh (MS) lại nhiều hơn trung cận hẹp (MCU). (Khoảng cách này khoảng 1/10đến 1/8 chiều dọc khuôn hình. (ghi chép tại lớp học kỹ thuật truyền hình - Reuters, Hà nội, 19-23/11/2001. Người dịch). Một ngoại lệ duy nhất trong luật "không gian thở của hình" là cận đặc tả BCU; với cỡ cảnh này mặt người đầy màn hình, mép hình cắt qua trán và có thể qua cằm. Không gian "nhìn" (Looking room) Người ta thường nhìn sang phải hay trái của khuôn hình trừ phi nhìn thẳng vào máy quay. Họ muốn nhìn về phía nào thì cần có một khoảng không gian để nhìn vào đó. Đây gọi là "không gian nhìn". Ở đây phần màn hình trước mặt họ phải lớn hơn phía đằng sau họ. Nếu mũi một người sát mép hình, hay gần quá sẽ làm cho cảnh quay gò bó. Hình người càng nghiêng (profile) thì khoảng nhìn phải càng lớn để duy trì sự cân bằng. Cũng tương tự như vậy đối với một người đi bộ, cưỡi ngựa hay lái xe trong cảnh. Cân bằng Sự cân bằng xoay quanh trung tâm hình ảnh. Những hình ảnh đẹp thường có sự cân bằng trong khuôn hình. ( Nhưng không nhất thiết phải ngay hàng thẳng lối hay đối xứng vì hình đối xứng thì tĩnh và buồn tẻ). Một vật hay một tông màu (bức tường xám, bóng nặng nề) ở một bên của khuôn hình cần được cân bằng bởi một tông màu tương xứng ở phía đối diện của khuôn hình. Sự cân bằng này được tạo bởi một vật lớn hay nhiều vật nhỏ hợp lại. Hãy ghi nhớ tông màu tối trông nặng nề (phải nhỏ hơn) tông màu sáng. Vì vậy một vùng tối nhỏ có thể dùng để cân bằng một vùng sáng lớn hơn. Tông màu tối ở đáy khuôn hình tạo sự ổn định. Ở đỉnh khuôn hình, chúng tạo hiệu quả của một không gian đóng kín và ngột ngạt. Chuyển động trên màn hình Chuyển động vào gần hay ra xa máy quay thì mạnh hơn chuyển động ngang. Đối với chuyển động ngang phải lấy khuôn hình cẩn thận, chừa đủ không gian nhìn hay không gian thở cho hành động khác (đi, cưỡi ngựa hay lái xe). Ánh sáng (một vài thuật ngữ chủ yếu) Ánh sáng chủ: nguồn sáng chính chiếu vào chủ thể. Ánh sáng chung: nguồn sáng tản để giảm bóng hay sự tương phản tạo ra bởi ánh sáng chủ. Ánh sáng ngược: nguồn sáng chiếu phía sau hay một bên của chủ thể giúp tách đầu, tóc hay vai khỏi phông (tạo khối cho chủ thể). Ánh sáng phông: nguồn sáng chiếu để nhận biết một vùng trên phông. Phương pháp ghi hình Nắm được phương pháp ghi hình giúp bạn chớp đúng thời điểm thích hợp nhất. Nếu bạn không muốn bị gò bó hãy sử dụng cách quay tường thuật (Verité) hơn là quay theo sự sắp xếp các trường đoạn cảnh. Quay theo trường đoạn cảnh buộc bạn làm việc theo một trình tự nhất định và giảm thiểu sự hứng trí. Quay theo trường đoạn (Sequences) Loạt các cảnh quay khác nhau khi dựng cho ấn tượng về hành động. Duy trì sự liên tục. Rút ngắn thời gian. Kể chuyện. Trông có vẻ dàn dựng. Dễ thêm lời bình. Có thể kiểm soát được - an toàn. Bạn biết bạn muốn gì. Quay theo trình tự dựng (Montage) Loạt các cảnh chộp hình (snapshots). Không có sự liên tục giữa các cảnh. Tạo tiết tấu. Hữu hiệu với hành động/phản ứng. Đòi hỏi người xem tập trung hơn - hình ảnh phải mang nhiều thông tin hơn. Ít cần tới lời bình. Có thể kiểm soát nhưng mất nhiều thời gian. Quay tường thuật (Verité) Sự kiện diễn ra đúng như trong thực tế cả về mặt thời gian và không gian. Dựng tối thiểu. Ấn tượng mạnh. Mất nhiều thời gian. Tỷ lệ thất bại cao. Kết quả khó dự đoán trước. Lời bình cần ở mức tối thiểu. VI.Các bước làm phóng sự truyền hình 1. Khảo sát (liên hệ cơ sở) Mọi tin bài chỉ thành công khi có tiến hành khảo sát. Bạn là 1 phóng viên giỏi phỏng vấn, hay được làm việc với nhà nhiếp ảnh tài ba, hay có kỹ năng viết bài tuyệt vời - tất cả những điều đó chẳng là gì nếu như công việc khảo sát được tiến hành không tốt. Thiếu tìm hiểu, khảo sát kỹ, chúng ta không có nhiều sự lựa chọn và không thể định rõ trọng tâm của câu chuyện (tin - bài). Tuy nhiên, trước khi bắt đầu khảo sát, chúng ta cần định nghĩa rõ ràng thế nào là 1 câu chuyện (tin - bài) hay. Định nghĩa này sẽ khác nhau giữa các đài truyền hình và giữa các tổ chức. Thậm chí ngay trong một đài truyền hình, nó cũng có thể khác nhau giữa các chương trình. Câu chuyện có thể khác nhau, nhưng các bạn có thể hỏi những câu sau với bất cứ câu chuyện nào: Có phù hợp không? Có độc đáo không? Có gây cảm xúc không? Có ảnh hưởng đến người dân không? Họ có quan tâm không? Người ta có nói về chuyện đó không? Có phù hợp với mục đích của chương trình hay không? Có thể làm được không? ( đã có nguồn nào để làm? Có tiếp cận được không? Có đủ thời gian không? Có đủ tài chính không?) Và sau đó quá trình khảo sát mới bắt đầu. Trước hết xin nhớ 2 điều: Không giả định điều gì. Kiểm tra mọi thứ. Khảo sát là tìm cách lấy (moi) thông tin từ các mối liên hệ của bạn. Đây không phải là những dịp chứng tỏ mình thạo tin đến đâu. Và bạn càng tỏ ra ít hiểu biết hơn thì bạn càng có cơ hội đánh giá đúng khả năng giải thích vấn đề một cách đơn giản của người bạn phỏng vấn. 2. Ghi chép Bạn phải tìm cho mình một phương pháp tốt nhất. Cách an toàn nhất là dùng một máy ghi âm nhỏ. Hãy hỏi trước và nếu người bạn phỏng vấn cảm thấy không thoải mái thì đừng dùng máy. Nhưng nếu người bạn phỏng vấn không quen trả lời để ghi âm thì sẽ ra sao khi đội quay phim xuất hiện? Bạn đừng ngần ngại khi phải ghi chép, trừ khi nó làm cho người chúng ta tiếp cận lo lắng. Trong trường hợp đó hãy tập trung cao để ghi nhớ, và ghi chép lại vào lúc sớm nhất. Và không quên những thông tin cơ bản - tên, địa chỉ, số điện thoại. Hãy kiểm tra chính tả (không bao giờ viết sai tên họ người mình tiếp xúc.) Tên người bị viết sai chính tả sẽ hạ uy tín chương trình của bạn và bản thân bạn một cách nhanh nhất. 3. Tiến hành phỏng vấn khảo sát Tự giới thiệu Giới thiệu mình một cách rõ ràng. Cho biết tại sao bạn liên hệ với họ. Giải thích cho biết bạn cần giúp đỡ. * Trong khi trao đổi Đặt các câu hỏi mở - đóng - Ai, cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao, như thế nào? Đặt câu hỏi đơn giản. Biết mình muốn có những thông tin nào. Hãy tỏ ra lịch sự, quan tâm và muốn tìm hiểu. Đừng tỏ ra hung hăng - bạn muốn biết thông tin, chứ không tranh luận. Đừng biến nó thành chuyện riêng tư. Hãy đưa ra các quan điểm trái ngược từ phía những người cung cấp thông tin khác. ("Hôm qua, ông X nói . . . Bạn trả lời như thế nào?) Ghi chép. Hãy hỏi thêm để làm rõ những gì bạn nắm chưa chắc. Kết thúc cuộc trao đổi Kiểm tra tên, chức vụ, số điện thoại. Kiểm tra xem người được phỏng vấn ở đâu trong vài ngày/tuần tới. Hỏi xem họ có thể giới thiệu những người khác để bạn có thêm thông tin. Cảm ơn họ và nói bạn có thể đến hoặc gọi lại. Là người khảo sát (liên hệ) phải luôn ghi nhớ những điểm sau: Hãy chú ý đến chi tiết. Kiểm tra kỹ tên, địa chỉ, chức vụ và số điện thoại. Hãy nói chuyện với người được phỏng vấn. Đừng tin những người không biết mà chỉ tưởng tưởng là những người nói hay. Hãy suy nghĩ về hình ảnh. Hình ảnh nào sẽ giúp thể hiện câu chuyện? Hãy dự đoán trước những trắc trở. Tiếng ồn, an ninh, cấm đường, phong tục tập quán địa phương. Giữ gìn những ghi chép. Trả lại tất cả các bức ảnh và tài liệu đã mượn. Kiểm tra sự tín nhiệm của các nhà chuyên môn. Hãy duy trì các mối liên hệ. VII. Kết cấu một PSTH Đối với loại PSTH, những người làm phim chỉ có thể hình dung được công việc phải làm một cách sơ bộ chứ không rõ ràng như ở phim dàn dựng. Chỉ có thực tế hiện trường nơi sự việc xảy ra vấn đề nảy sinh mới trả lời câu hỏi phải làm gì, làm như thế nào cho người làm phim phóng sự. Do đó kết cấu của một PSTH không chỉ được nảy sinh trong khâu xây dựng kịch bản mà chủ yếu được hoàn thiện trong quá trình quay phim và hậu kì. Kết cấu một PSTH không chỉ dựa trên ý đồ của người làm phim mà còn chịu tác động không nhỏ của chất liệu khách quan: Những hình ảnh và âm thanh mà tổ làm phim thu đựoc tại hiện trường tuỳ thuộc vào nội dung vấn đề cụ thể nêu ra trong PS. Kết cấu một phóng sự truyền hình là sự phân chia, bố trí các phần, bộ phận của hình ảnh và âm thanh có được để thể hiện nội dung và tư tưởng của tác phẩm. Kết cấu một PSTH tốt thì người xem dễ dàng nhận biết được vấn đề sự kiện mà tác giả đặt ra cũng như ý đồ của tác giả ra sao và ngước lại. Dù đề cập vấn đề sự kiện theo một kết cấu nào thì trong thành phần kết cấu của một PSTH nào cũng có 3 phần: + Nêu vấn đề: Nêu bối cảnh, giới thiệu vấn đề nảy sinh, nguồn gốc xảy ra sự kiện, phần này có thể là lời dẫn cho phát thanh viên đọc hay phóng viên thể hiện trước ống kính, nhiều khi phần nêu vấn đề nằm ngay trong thành phần lời bình. Dù không phải là chứa đựng lượng thông tin chủ đạo nhưng vai trò của phần mở đầu không thể bỏ qua. Theo kinh nghiệm của phóng viên Lại Văn Sâm: "Nên bắt đầu phóng sự bằng một cái gì bất thường để thu hút sự chú ý của người xem về vấn đề mà mình sẽ đặt ra bởi vì khi người ta bắt đầu một chương trình phỉa gây được ấn tượng, tạo ra sự chú ý của người xem bằng những tình huống gay cấn thu hút người xem, và do vậy "Tít" của Phóng sự cũng rất quan trọng." + Giải quyết vấn đề: Đây là thành phần chứa đựng lượng thông tin chính thể hiện ý đồ của ngươì làm phóng sự. Trong phần này tác giả nêu lên mâu thuẫn của vấn đề, diễn biến của sự kiện trong quá trình phát sinh, phát triển. Qua việc trần thuật cho khán giả, tác giả phỉa thể hiện một quan điểm nhất định thẩm định sự kiện, vấn đề với một chính kiến của mình; hay nói một cách có hình ảnh - là sự bộc lộ "cái tôi" trần thuật, nhân chứng, thẩm định hiện thực; đồng thời đưa ra biện pháp giải quyết mâu thuẫn của vấn đề, đề đạt nhưũng kiến nghị… + Kết của PSTH - Có thể bằng lời dẫn do phát thanh viên dẫn hay có thể là phóng viên xuất hiện trước ống kính để thâu tóm lại nội dung tư tưởng chính của PSTH, nhấn mạnh lại vấn đề. Nhà báo Trường Phước cho rằng; "Nếu như mở đầu PSTH giống như việc mở cửa phải có cách chào hỏi chủ nhà như thế nào để thu hút chủ nhà vào câu chuyện mình sắp kể, thì kết thúc cũng giống như việc lưu luyến cho lần đến chơi sau" Bên cạnh đó, còn có các PSTH theo kiểu truyền hình trực tiếp (Phong cách tường thuật) không theo cách kết cấu cổ điển như vậy. Trong trường hợp này bản thân tiến trình sự kiện là kết cấu, điều đó không có nghĩa là sự sao chụp. Kết cấu kiểu này hình thành không qua sắp xếp chi tiết mà qua cắt gọn, chọn lọc các chi tiết. Kết cấu là một nguyên nhân khiến nhiều câu chuyện không được hay như ý muốn. Những chi tiết của vấn đề hóc búa có thể có ý nghĩa với tác giả đã tiến hành khảo sát, đã phải trăn trở và cuối cùng đã ghép nối các chi tiết này với nhau. Tác giả hiểu rõ câu chuyện, và chính vì thế mà những ghép nối có hiệu quả. Nhưng những đoạn ghép nối chẳng có ý nghĩa gì đối với người nghe thông tin này lần đầu tiên. Vì vậy, bạn phải kết nối những phát hiện sau khảo sát một cách đơn giản dễ hiểu nhất. Hầu hết các câu chuyện đều phát triển theo hướng có thể dự đoán trước. Trước hết, sự chú ý của người nghe bị thu hút bởi một mẩu tin lý thú, một đoạn trích phỏng vấn, hay một âm thanh, hay một hình ảnh. Nguyên tắc vĩnh cửu của người rao hàng trong những ngày hội là trước tiên phải đưa được khách hàng vào lều của mình. Sau đó thông tin mà họ cần biết được truyền đạt một cách đơn giản và nhanh nhất. Có thể giới thiệu (các) nhân vật chính, có thể là một chút về bối cảnh hoặc có thể là một chút về cả hai yếu tố này. Bối cảnh là nơi các câu chuyện sống và chết ở đó. Nếu phần này quá sơ sài thì làm phần còn lại trở nên khó hiểu. Nếu quá chú trọng, quá sâu vào bối cảnh, người xem sẽ chuyển sang kênh khác. Sau đó, câu chuyện mở ra. Xung đột được bộc lộ. Hầu hết những câu chuyện hấp dẫn đều xoay quanh một ai đó cố gắng vượt qua trở ngại khó khăn, ngoại cảnh hay nội tâm. Tranh chấp với hàng xóm, đấu tranh chống quan liêu, với bệnh tật nghiệt ngã. Trong phần này người viết cần tìm ra cách đưa sự căng thẳng đến tột đỉnh. Cuối cùng các mâu thuẫn được giải quyết. Trong phim truyện phần này được gọi là đoạn kết. Còn trong tin bài thời sự nó có thể là phần tóm tắt các điểm chính hay là gợi mở cho giai đoạn tiếp sau. Tóm lại ta có 4 phần sau: Câu (sự chú ý). Bối cảnh. Diễn biến (phát triển nội dung câu chuyện) Kết ( tóm tắt điểm chính hoặc gợi mở) Việc sắp xếp các thành phần kết nối trên một biểu đồ như thế này giúp tập trung sự chú ý vào một số vấn đề sau: Chúng ta cần câu sự chú ý một cách ấn tượng. Ở đây, âm thanh đóng vai trò rất quan trọng. Chính nó làm cho chúng ta quay lại nhìn vào vô tuyến khi tâm trí ta không tập trung. Thường thì ảnh hưởng của hình ảnh giảm xuống khi ta vào phần bối cảnh. Điều này không tránh được vì bối cảnh thường là tư liệu (những thông tin chuẩn bị trước, tư liệu lịch sử hay mô tả những vấn đề). Các nguồn hình ảnh thông thường của ta là những thước hình tư liệu hay đồ hoạ. Bối cảnh là phần quan trọng. Vì thiếu nó chúng ta không thể hiểu diễn biến câu chuỵện. Nhưng nếu nó quá dài hay quá sâu, người xem sẽ tắt máy thu hình. Các câu chuyện sống và chết cùng bối cảnh. Vì vậy, hãy cố gắng viết tốt nhất, viết chặt chẽ và chọn hình ảnh cẩn thận. Diễn biến là nơi những lý lẽ xung đột (mâu thuẫn) được đưa ra hay là nơi chúng ta gặp chủ thể gắng vượt qua những trở ngại. Ở đây, cần tạo dựng sự căng thẳng trong quá trình phát triển kịch tính cùng chuyện kể. Kết có thể là tóm tắt các điểm chính hay có thể là sự gợi mở cho phần (giai đoạn) tiếp theo của câu chuyện. Trình bày thông tin theo các phần này như thế nào là tuỳ thuộc sự lựa chọn của các bạn. Nhưng sẽ là một sự lựa chọn tồi nếu bạn đi thẳng vào phần diễn biến mà không xác lập bối cảnh. Chìa khoá để viết tốt một tin bài là nắm vững và xử lý tốt thông tin (managing the information.) Thật dễ khi thu thập lượng thông tin đáng khảo sát dài đến một giờ đồng hồ và ném nó vào kịch bản. Nhưng khó hơn là bỏ đi những sự kiện và con số, và thay vào đó là tìm ra cách độc đáo giúp người xem liên hệ và hiểu ý nghĩa và hàm ý của câu chuyện. Phóng viên thời sự của hãng NBC Roger O'neil nói: - "Tôi tự hào kể câu chuyện hơn là đưa ra những sự kiện và con số mà không mấy ai nhớ được. Tôi cảm thấy nhiều phóng viên địa phương mà tôi xem ở đất nước này đã không thành công vì họ không phải là những người biết kể chuyện." Những người viết biết cách kể chuyện có một công thức sau: Hiện trạng - giới thiệu nhân vật, nói bóng gió tới xung đột, dựng cảnh. Xung đột - là cái gì, ai bị tác động, ngụ ý. Hành động gia tăng - xung đột tăng lên. Đỉnh điểm - quyết định/hành động ngăn cản trở về hiện trạng. (thắt nút) Hàng động dịu đi - tập trung các chi tiết; hậu quả của đỉnh điểm (climax) được tiết lộ. (mở nút) Kết - giải quyết, hiện trạng mới. Và khuôn mẫu đặctrưng của các bộ phim của Hollywood được thể hiện như sau: "Không gì quan trọng hơn trọng tâm và kết cấu." (Sidney Suissa - cựu đạo diễn chính, chương trình y tế, đài truyền hình CBC). VIII. Một số Ví dụ kịch bản PSTH Tiêu điểm: Từ vụ lâm tặc đánh kiểm lâm ở vườn quốc gia Bù Gia Mập đề cập tới cơ chế bảo vệ các vườn quốc gia. Đội cơ động - Kiểm lâm vườn quốc gia Bù Gia Mập - còn giữ những bằng chứng về vụ tấn công. Lâm tặc có khoảng 50 người… chúng tổ chức tấn công 2 lần. Lần thứ nhất, đánh thẳng vào xe của đoàn công tác ngay trên đường đi và lần thứ 2 là ở trụ sở UBND xã. "Chúng nó lật hết bạt rồi nhảy lên xe, đánh người ngay ở trong xe… - Chúng nó lật cả bạt lên đánh các anh? "Đúng thế…." Ông Điểu Điện Biên - Trưởng Công an xã Bù Gia Mập, Phước Long, Bình Phước. - Các anh không kháng cự được à? "Chúng nó cứ thế dần dần kéo đến… Đông đến bốn năm chục người. Không mang theo dao nhưng bẻ luôn sắt ở xe để đánh người" Vụ đánh kiểm lâm lần này ở Bù Gia Mập không giống nhiều vụ trước đây như người ta tưởng. Bọn lâm tặc đánh người không phải để cướp lại gỗ. Chúng cũng không có ý định giết người mà chỉ muốn dằn mặt kiểm lâm. Anh Lê Cao Sắc - Trạm trưởng Trạm Bảo vệ rừng số 1, Hạt kiểm lâm Bình Phước. "Bọn nó tổ chức như thế là để muốn làm nhụt ý chí của mình, để chúng nó dễ dàng khai thác gỗ." Đây là hiện trường một vụ bắt giữ lâm tặc. Hình ảnh được kiểm lâm vườn quốc gia Bù Gia Mập ghi lại bằng máy quay nghiệp dư. Lâm tặc không tháo chạy, không tẩu tán gỗ như trước. Chúng cứ điềm nhiên để kiểm lâm xử lý. Cách hành xử đó cho thấy, hoạt động của chúng đã có chuẩn bị trước, lường hết các tình huống. Nói cách khác, việc phá rừng đã trở thành đường dây có tổ chức, có bày mưu tính kế và việc kiểm lâm bắt được một xe gỗ đi chăng nữa cũng không hẳn đã trấn áp được lâm tặc. Sự phá hoại của lâm tặc đang ở một hướng hoàn toàn khác, những chuyến xe chở gỗ lấy từ rừng chắc chắn sẽ nhiều hơn và cũng ở một hướng khác so với những gì mà kiểm lâm phát hiện và bắt giữ được. Hiện trường một vụ phá rừng Đây là hiện trường một vụ phá rừng mà kiểm lâm Bù Gia Mập phát hiện gần đây. Địa điểm này nằm sâu tận trong lõi rừng và phải mất 3 tiếng đi bộ vượt dốc mới vào tới nơi. Lâm tặc chỉ chặt những cây gỗ đã chọn trước, theo đơn đặt hàng... Những cây gỗ Cẩm Lai và Gõ Đỏ này đều có tuổi vài chục năm, với đường kính thân khoảng nửa mét. Gỗ Cẩm Lai và Gõ Đỏ thuộc nhóm 1, giá tối thiểu trên thị trường cũng là 50 triệu đồng một khối. Anh Lại văn Tứ - Đội cơ động, Hạt kiểm Lâm vườn Quốc gia Bù Gia Mập, Bình Phước. "Chúng nó dùng voi kéo gỗ ngược dốc lên" Vườn quốc gia Bù Gia Mập rộng 26000 ha, gần như chưa có bàn tay tác động của con người. Đây là một trong những khu bảo tồn còn giữ được tương đối toàn vẹn tính đa dạng sinh học với rất nhiều loại cây và thú quý hiếm mà nơi khác đã tuyệt chủng. Trước những tàn phá có tổ chức và tinh vi của lâm tặc, bề ngoài rừng Bù Gia Mập có vẻ như không có chuyện gì xảy ra. Nhưng tài nguyên rừng đã bị rút lõi từ bên trong. Cuộc chiến chống phá rừng, ngăn chặn bọn lâm tặc đã không còn là cuộc chiến bên những gốc cây, và những vạt rừng. Đó là cuộc chiến ngăn chặn từ xa, phá vỡ những đường dây lâm tặc trước khi chúng tiến vào rừng sâu. Văn Thành dẫn: "Đây là một đoạn con suối Đak kar, chảy qua lõi rừng Bù Gia Mập, nằm trong khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Đăk Nông và Bình Phước. Vào mùa lũ, lâm tặc cho gỗ xuôi từ thượng nguồn về đây. Và khu vực này trở thành trạm trung chuyển lý tưởng để lâm tặc đưa gỗ ra khỏi rừng...". Kho chứa các tang vật thu được từ những vụ truy quét lâm tặc của hạt kiểm lâm vườn quốc gia Bù Gia Mập là một thế giới để người ta hình dung về công nghệ khai thác và vận chuyển gỗ ra khỏi rừng của lâm tặc…. Ở đây, kiểm lâm đã thu giữ được 3 loại cưa mà lâm tặc thường sử dụng để ... Loại cưa lớn này dùng để phạt những cây bui, cây nhỏ, mở đường vào rừng... Cưa trung bình dùng để hạ cây. Đặc biệt là loại cưa dùng để xẻ thân cây thành những hộp gỗ hoàn chỉnh. Phỏng vấn anh Nguyễn văn Nam “Loại cưa này sẽ hoàn chỉnh hộp gỗ đúng ý người đặt hàng”. Mọi kích cỡ gỗ theo đơn đặt hàng đều được đáp ứng. Và tương ứng với từng kích cỡ của hộp gỗ, sẽ có những phương tiện phù hợp để chở chúng ra khỏi rừng. Trong 2 năm qua, Hạt kiểm lâm Bù Gia Mập đã bắt và thu giữ hơn 100 chiếc xe phân khối lớn được sử dụng để chở gỗ. Hầu hết những chiếc xe này đã được cải biến và nhìn chúng không ai còn nhận ra đó là loại xe gì. Tất cả đã được gia cố thêm để giảm sóc khoẻ hơn và cứng hơn nhằm giúp chúng vận chuyển được khối lượng gỗ lớn hơn tải trọng quy định của nhà sản xuất. Một phương tiện cơ động hơn nữa cũng được dùng tới là xe đạp thồ. Một chiếc xe đã được gia cố thêm khung, sường, vành và lốp như thế này có thể chở được gần nửa khối gỗ Cẩm Lai và Gõ đỏ. Số gỗ này nặng từ 3 đến 5 tạ. Phỏng vấn anh Nguyễn văn Nam "Một chiếc xe này cần hai ba người chở. Đôi khi chúng tháo cả bánh ra để đi những đoạn đường có chướng ngại vật. Qua rồi chúng lại lắp bánh vào" ----------------------- Thực trạng hoạt động của lực lượng kiểm lâm các vườn quốc gia Đó là những công cụ hiện có của kiểm lâm Bù Gia Mập để bảo vệ vườn quốc gia và chống lại những đường dây lâm tặc đang hoạt động ngày càng có tổ chức. 6 khẩu súng bắn đạn cao su chỉ còn khoảng 3 viên đạn, cũng đã quá đát... Dùi cui và roi điện đều đã quá niên hạn. Ông Nguyễn văn Bình - Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm vườn Quốc gia Bù Gia Mập, Bình Phước. "Những viên đạn ở đây được cấp từ năm 1997. Nhiều viên lép rồi, không bắn được nữa". Với trách nhiệm điều phối hoạt động kiểm lâm trên địa bàn, chi cục kiểm lâm tỉnh Bình Phước đã hỗ trợ hạt kiểm lâm vườn quốc gia 3 khẩu súng AK47. Tuy nhiên, có một điểm rất bất cập đang tồn tại là lực lượng kiểm lâm Bù Gia Mập chịu sự quản lý của Vườn quốc gia, chứ không phải là quân số của Cục kiểm lâm. Vì vậy, tiếng là kiểm lâm nhưng không được hoạt động theo quy chế của kiểm lâm. Và vì vậy, có súng cũng không được phép sử dụng súng. Trang bị phòng vệ thiếu thốn như vậy nhưng địa bàn hoạt động của kiểm lâm vườn quốc gia lại quá rộng. Cách duy nhất để có thể đi hết một vòng vườn quốc gia, giám sát hết các điểm chốt là đi bộ. Mỗi chuyến như vậy, mất từ 3 đến 5 ngày. Việc đi sâu vào lõi rừng, nơi mà bọn lâm tặc vẫn hàng ngày lén lút hoạt động chặt phá rừng là cực kỳ nguy hiểm. Công cụ hiện đại nhất mà kiểm lâm có được là chiếc la bàn và chiếc máy định vị vệ tinh để biết mình đang ở đâu. Anh Nguyễn Hải Hùng - Đội trưởng Đội cơ động, Hạt kiểm lâm vườn quốc gia Bù Gia Mập, Bình Phước. "Anh em đi trong rừng rất nguy hiểm. Đôi khi sốt rét hay bắt được lâm sản cũng không mang ra được". Ông Nguyễn Phú Quới, quyền chi cục trưởng chi cục kiểm lâm Bù Gia Mập, chỉ ra những bất cập về cơ chế quản lý vườn quốc gia Bù Gia Mập. Toàn bộ vườn quốc gia rộng 26000 ha nằm bên địa phận tỉnh Bình Phước. Nhưng khu vực vùng đệm của vườn rộng 8000 ha nữa lại nằm bên địa phận tỉnh Đắc Nông. Lâm tặc thường theo các lối mòn trong vùng đệm vào phá rừng. Kiểm lâm vườn không kiểm soát được vùng đệm thì không có khả năng ngăn chặn được những đường dây khai thác gỗ. Phỏng vấn ông Quới "Với tình hình như hiện nay thì kiểm lâm không thể hoàn thành nhiệm vụ". Với đặc thù nằm sát biên giới, khu vực vùng đệm lại có dân sinh sống; thay đổi cơ chế quản lý giữa vườn và vùng đệm của vườn quốc gia đang là vấn đề không đơn giản. Tỉnh Bình Phước đang chủ động đề xuất một cuộc làm việc với tỉnh Đắc Nông để đề ra một cơ chế phối hợp giữa 2 địa phương nhằm thống nhất phương án bảo vệ rừng. Phỏng vấn ông Nguyễn Huy Phong - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước "Cần phải thống nhất quản lý. Bởi rừng ở Bình Phước và Đắc Nông như nhau nên áp dụng cách quản lý khác nhau sẽ khó". ----------------------- Quay trở lại với cuộc chiến bảo vệ rừng ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước mà chúng tôi đã đề cập ở phần đầu chương trình. Trong trụ sở hạt kiểm lâm vườn quốc gia Bù Gia Mập có một góc nhỏ, quây lại thành chuồng nhốt trâu. Những con trâu này là phương tiện mà lâm tặc sử dụng để kéo gỗ ra khỏi rừng đem đi tiêu thụ. 2 trong số 4 con trâu ở đây là của anh Điểu Hiền. Anh Điểu Hiền không phải là lâm tặc và anh không hề biết trâu nhà mình đã được sử dụng để vận chuyển gỗ cho đến khi chúng bị bắt. Phỏng vấn anh Điểu Hiền "Thằng em tôi nó lấy trâu đi khi tôi đang làm điều trên nương. Tôi khong có biết". Những con trâu nặng hàng tạ. Nuôi nhiều năm mới to béo được thế này. Với những người nông dân chất phác như anh Điểu Hiền, nó là tài sản vô cùng quý giá, không dễ gì lấy đi và cũng không dễ gì làm mất. Ở đây có một ranh giới rất mỏng manh. Bước qua nó, rất có thể, một người dân bình thường sẽ trở thành lâm tặc. Còn những con trâu hiền lành giúp người cày ruộng sẽ trở thành phương tiện làm việc phạm pháp. Xã của anh Điểu Hiền có hơn 1000 nóc nhà. Giữa cao nguyên bạt ngàn này, việc kiếm một lô đất màu mỡ và đủ nước để canh tác không phải là dễ. 90% dân số ở đây vẫn sống ở mức nghèo đói. Ở đây có một thứ đặc sản là cây điều. Cây điều cho năng suất cao. Giá trị lớn. Nhưng thường thì vườn điều lại rơi vào tay những người có điều kiện kinh tế. Mỗi vườn điều rộng hàng chục ha, chiếm vào những phần đất có khả năng canh tác. Điều đó đồng nghĩa với việc, sẽ không ít những hộ dân không có đất để trồng cấy. Gia đình anh Điểu Nhanh chỉ có duy nhất một công đất để dựng nhà. Anh Điểu Nhanh không dấu giếm là mình đã vào rừng chặt gỗ bán lấy tiền sinh sống. Phỏng vấn anh Điểu Nhanh "Tôi cùng vài người nữa cùng vào rừng. Mỗi ngày chở hai cục, được chừng 20 ngàn". Từng toán người dân rủ nhau vào rừng chặt gỗ.... Hành vi trở thành thói quen và lâu dần trở thành tập quán của một nhóm cộng đồng. Đó là một môi trường thuận lợi để những kẻ có đầu óc tổ chức việc phá hoại rừng lợi dụng và lái những người dân làm việc theo mục đích của chúng. Hãy nhìn lại hình ảnh mà kiểm lâm Bù Gia Mập ghi được. Những người phá rừng, họ là ai. Họ chính là những người dân bình thường, vì nghèo đói mà bị lợi dụng để làm những việc sai trái. Chuyện về cuộc đấu tranh chống lâm tặc, giữ rừng, tưởng là cuộc đấu tranh mang tính hình sự và nhiều vũ lực. Nhưng có một thực tế yên bình mà rất dữ dội đó là phải giải quyết ngay từ những cái nhỏ nhặt nhất như miếng cơm, manh áo cho người dân sống cạnh rừng. Đời sống họ ấm no, họ sẽ không trở thành lâm tặc, và điều còn nằm ngoài sự trông đợi nữa là họ sẽ trở thành những kiểm lâm viên tình nguyện giữ rừng./. KẾT LUẬN Thể tài phóng sự hiện đang chiếm vị trí hàng đầu trong các thể tài thông tin báo chí. Phóng sự với năng lực phản ánh hiện thực một cách phong phú và hấp dẫn là thể tài được đông đảo công chúng quan tâm và do đó cũng là thể tài được các loại hình báo chí tập trung thể hiện nhất. Nếu như ở một tờ báo, phóng sự được xem là bài "đinh" của một số báo , thì ở báo hình PSTH có thể gọi là quân bài tủ trong chương trình truyền hình. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Truyền hình trong thời đại thông tin-Công nghệ kĩ thuật cao, PSTH đang chiếm vị trí chủ chốt trong lĩnh vực thông tin. Bằng tính trực quan sinh động, PSTH có khả năng đáp ứng nhu cầu của công chúng được thông tin một cách đầy đủ, tận tường nhưng phải theo phương pháp hấp dẫn về những sự kiện, biến cố trọng đại, những vấn đề nhức nhối nảy sinh trong sự vận động biến đổi không ngừng của cuộc sống. Là một sản phẩm hàng hoá đặc biệt có khả năng cuốn hút khách hàng cao, PSTH còn được các đài truyền hình sử dụng như một vũ khí cạnh tranh hữu hiệu trong việc thu hút khán giả giữa các đài cũng như với các loại hình báo chí khác. PSTH là một thể tài manh nha từ trứơc khi truyền hình ra đời cùng với phim TLTH là một sự tiếp bước và thay thế dần dần trong dòng điện ảnh chính luận. Ở góc độ thể loại báo chí, PSTH thuộc thể loại thông tấn phản ánh hiện thực bằng thông tin sự kiện là chủ đạo, cộng với sự có mặt đáng kể của thông tin lí lẽ. Nôi dung thông tin hay thông điệp của PSTH được thể hiện thông qua ngôn ngữ tổng hợp: Hình ảnh-âm thanh. Chính nhờ sự tương hỗ giữa hình ảnh và âm thanh được truyền qua làn sóng điện viễn thông, nên PSTH có khả năng tác động trực tiếp trong một phạm vi rộng lớn đến dư luận xã hội. Trong sự phát triển của truyền thông biến thế giới thành một "làng" truyền thông, trong đó truyền hình có vai trò chủ yếu, người dân ở khắp mọi miền, lãnh thổ trên thế giới có thể tận mắt chứng kiến mọi sự kiện, biến cố thời sự có ý nghĩa xã hội ngay lúc chúng xảy ra là nhờ có các PSTH trực tiếp, sự năng nổ xông xáo bất chấp hiểm nguy của các phóng viên truyền hình. PSTH là một sản phẩm tập thể, "con đẻ " của người phóng viên - biên tập và người quay phim. Mặc dù toàn bộ tác phẩm vẫn thể hiện rõ nét một quan điểm, chính kiến hay cái tôi nhân chứng thẩm định hiện thực. Tuy là một loại hình được công chúng yêu thích nhưng để có một PSTH hay không phải đơn giản. Nhiệm vụ nâng cao chất lượng, nội dung và hình thức của PSTH là một đòi hỏi cấp bách trong sự tồn tại và phát triển của truyền hình nói chung, thể tài này nói riêng. Điều đó đòi hỏi đội ngũ phóng viên-quay phim phải không ngừng tự nâng cao và được bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ chuyên môn để phù hợp với bước tiến của thời đại. Sự phát triển của PSTH phụ thuộc vào sự phát triển của một đài truyền hình. Khi một đài truyền hình đạt đến trình độ nhất định về khả năng bao quát, phản ánh hiện thựuc cũng như phạm vi tác động ảnh hưởng, thì thể tài PSTH tất yếu được nâng cao về mặt chất lượng. Hơn nữa, muốn tồn tại ưu thế của đài TH và phát triển đi lên các đài truyền hình không thể không tập trung nâng cao phát triển thứ vũ khí lợi hại này. Đài truyền hình Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, kiện toàn tổ chức, phát triển trang thiét bị kĩ thuật hiện đại để theo kịp bước phát triển mạnh mẽ của truyền hình thế giới, chắc chắn PSTH sẽ ngày càng phát triển cả về chất lẫn về lượng. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC 30.doc
Tài liệu liên quan