Tiểu luận Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tình hình chính trị, xã hội ở nước ta đã có những chuyển biến mới. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta dưới ngọn cờ Cần Vương chấm dứt. Thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc bình định trên đất nước Việt Nam. Tình hình thế giới, tình hình các nước trong khu vực cũng có nhiều sự thay đổi. Trong bối cảnh đó, tư tưởng duy tân hầu như đã chiếm ưu thế trong giới sĩ phu Việt Nam. Duy tân là nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên, duy tân theo con đường như thế nào đó là một bài toán đặt ra đối với các sĩ phu. Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX diễn ra rất sôi nổi với nhiều hình thức khác nhau, trong đó Đông Kinh Nghĩa thục là một trong những phong trào ấy. Đông Kinh Nghĩa thục là tên gọi một trường học do tư nhân mở, một nghĩa thục mở ra không nhằm lợi. Mục đích của nhà trường là truyền bá tư tưởng mới, giáo dục tinh thần yêu nước, đào tạo lớp nhân tài mới cho đất nước. Lợi dụng chính sách mở các trường kiểu mới, Đông Kinh Nghĩa thục đã tập hợp nhiều nhà yêu nước có tài viết văn, biên soạn và phát hành sách giáo khoa, tổ chức các buổi bình văn, diễn thuyết Như vậy so với phong trào Duy tân thì Đông Kinh Nghĩa thục ra đời muộn hơn song nó lại có vai trò vị trí nhất định trong phong trào Duy tân ở toàn quốc. Đã có rất nhiều học giả nghiên cứu về Đông Kinh Nghĩa thục dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, người viết chỉ xin đề cập tới vai trò của Đông Kinh Nghĩa thục đối với việc giáo dục lịch sử chứ không đi sâu vào việc tìm hiểu vị trí và vai trò của Đông Kinh Nghĩa thục trên tất cả các mặt. Tìm hiểu Đông Kinh Nghĩa thục, chúng ta sẽ rút ra được nhiều bài học quý giá cho ngày nay trong việc giáo dục lịch sử đối với thế hệ trẻ. Cho đến hôm nay, Đông Kinh Nghĩa thục vẫn là một trong những đề tài gây được sự thu hút của nhiều nhà nghiên cứu. Người viết muốn góp một phần vào sự tìm hiểu chung đó về Đông Kinh Nghĩa thục. 2. Bố cục của bài tiểu luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận gồm những nội dung chính sau đây: 1. Bối cảnh ra đời Đông Kinh Nghĩa thục. 2. Mục đích. 3. Tổ chức. 4. Phạm vi hoạt động. 5. Đông Kinh Nghĩa thục với việc giáo dục lịch sử.

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tình hình chính trị, xã hội ở nước ta đã có những chuyển biến mới. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta dưới ngọn cờ Cần Vương chấm dứt. Thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc bình định trên đất nước Việt Nam. Tình hình thế giới, tình hình các nước trong khu vực cũng có nhiều sự thay đổi. Trong bối cảnh đó, tư tưởng duy tân hầu như đã chiếm ưu thế trong giới sĩ phu Việt Nam. Duy tân là nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên, duy tân theo con đường như thế nào đó là một bài toán đặt ra đối với các sĩ phu. Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX diễn ra rất sôi nổi với nhiều hình thức khác nhau, trong đó Đông Kinh Nghĩa thục là một trong những phong trào ấy. Đông Kinh Nghĩa thục là tên gọi một trường học do tư nhân mở, một nghĩa thục mở ra không nhằm lợi. Mục đích của nhà trường là truyền bá tư tưởng mới, giáo dục tinh thần yêu nước, đào tạo lớp nhân tài mới cho đất nước. Lợi dụng chính sách mở các trường kiểu mới, Đông Kinh Nghĩa thục đã tập hợp nhiều nhà yêu nước có tài viết văn, biên soạn và phát hành sách giáo khoa, tổ chức các buổi bình văn, diễn thuyết… Như vậy so với phong trào Duy tân thì Đông Kinh Nghĩa thục ra đời muộn hơn song nó lại có vai trò vị trí nhất định trong phong trào Duy tân ở toàn quốc. Đã có rất nhiều học giả nghiên cứu về Đông Kinh Nghĩa thục dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, người viết chỉ xin đề cập tới vai trò của Đông Kinh Nghĩa thục đối với việc giáo dục lịch sử chứ không đi sâu vào việc tìm hiểu vị trí và vai trò của Đông Kinh Nghĩa thục trên tất cả các mặt. Tìm hiểu Đông Kinh Nghĩa thục, chúng ta sẽ rút ra được nhiều bài học quý giá cho ngày nay trong việc giáo dục lịch sử đối với thế hệ trẻ. Cho đến hôm nay, Đông Kinh Nghĩa thục vẫn là một trong những đề tài gây được sự thu hút của nhiều nhà nghiên cứu. Người viết muốn góp một phần vào sự tìm hiểu chung đó về Đông Kinh Nghĩa thục. 2. Bố cục của bài tiểu luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận gồm những nội dung chính sau đây: Bối cảnh ra đời Đông Kinh Nghĩa thục. Mục đích. Tổ chức. Phạm vi hoạt động. Đông Kinh Nghĩa thục với việc giáo dục lịch sử. NỘI DUNG Bối cảnh ra đời Đông Kinh Nghĩa thục: Phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX thất bại, ngọn cờ phong kiến không còn cứu vãn được nền độc lập dân tộc. Nhiều sĩ phu yêu nước rơi vào tình trạng hoang mang, chán nản. Một bộ phận sĩ phu không chịu đựng được cảnh gian khổ, quay trở lại bắt tay với Pháp, phục tùng chính quyền đô hộ. Một bộ phận khác lại xa lánh cuộc đời chính trị, tìm nơi ẩn dật, sống một cuộc đời thanh thản. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận hăng hái, họ vẫn muốn đem sức của mình ra ra cứu nước, giúp dân song họ lại bế tắc trong con đường cứu nước. Sự bế tắc đó đã thúc đẩy họ đi tìm một con đường cứu mới. Trong khi đó, ở phương Tây, các cuộc cách mạng tư sản đã thủ tiêu những tàn tích thời trung cổ. Các nước phương Đông vẫn là các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, xã hội phương Đông nằm trong tình trạng hết sức trì trệ. Đầu thế kỷ XX, ở phương Tây chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền. Trong thời gian này, ở châu Á, xuất hiện một trào lưu tư tưởng mới. Ở Trung Quốc đã dấy lên một phong trào duy tân, trong đó có phái Hưng trung hội và Cường học hội là đại diện. Ở Nhật Bản, nhờ mở cửa mà trở nên hùng cường. Trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật, sự thắng thế của Nhật Bản đã trở thành niềm vui chung của nhân dân Châu Á. Dưới ảnh hưởng của làn sóng dân chủ tư sản, hàng trăm triệu người đã thức tỉnh. Phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX cũng hoà nhập vào cao trào phương Đông thức tỉnh. Những tin tức ở Trung Quốc, Nhật Bản đã tác động đến sâu sắc đến Việt Nam. Chính sách của thực dân Pháp đã đẩy Việt Nam vào tình trạng trì trệ. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Động lực ấy đã thúc đẩy cách mạng giải phóng dân tộc phát triển. Đó là sự phát triển của ý thức dân tộc, biến chuyển phù hợp với trào lưu của thế giới, hệ tư tưởng tư sản trở thành nhân tố quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam. Nhưng yêu cầu nhiệm vụ này cần có một giai cấp tiên tiến đảm nhận nhưng ở Việt Nam chưa có một giai cấp có thể cáng đáng được yêu cầu này của lịch sử. Trước tình hình ấy, một số sĩ phu Nho học tiến bộ với tinh thần yêu nước đã đảm nhận trọng trách này.Qua các sách báo Tân thư, Tân văn Nhật Bản, Trung Quốc, sách báo của Pháp gửi về, họ thấy rằng tư tưởng này sẽ là công cụ hữu hiệu cho công cuộc cứu nước, làm cho dân giàu mạnh hơn. Tuy nhiên do hạn chế thời đại, các sĩ phu chưa nhận thức sâu sắc bản chất của nền dân chủ nên họ học tập không theo một hệ thống nào cả. Trong hàng ngũ sĩ phu yêu nước Việt Nam mỗi người có một nhận thức khác nhau, hành động khác nhau đó cũng là điều dễ hiểu. Đầu thế kỷ XX, song song với cuộc vận động Đông Du, thực hiện chủ trương khai dân trí, chấn dân khí, bồi dưỡng nhân tài, các sĩ phu tìm cách khai thác thực lực ở trong nước. Bằng những hành động cụ thể, họ đã truyền bá những tư tưởng mới: chính trị, kinh tế, văn hoá. Các sĩ phu nhận thức rằng để khai dân trí, chấn dân khí không còn con đường nào khác là phải học tập. Người ta còn chú ý tuyên truyền bằng diễn thuyết, bình văn, truyền bá lối sống mới, phương thức làm ăn mới, chống lại những hủ tục xã hội. Tất cả các nội dung trên thấm đượm tinh thần dân chủ tư sản đem lại dân quyền, dân ước, dân nguyện. Dân quyền kinh tế: Chống lại quan hệ sản xuất lỗi thời, tự do làm ăn theo lối tư bản chủ nghĩa; dân chủ về chính trị: tự do được nói, lựa chọn một thể chế chính trị phù hợp với nền dân chủ đang hướng tới; dân chủ về văn hoá: tự do học văn hoá về lịch sử, địa lý, toán học… Ngoài ra trong thời kỳ này còn xuất hiện phong trào Duy tân ở Trung Kì, hướng tới cái mới, đoạn tuyệt cái cũ. Trong lĩnh vực nhà trường, tiêu biểu là Đông Kinh Nghĩa thục. Đây là một nhà trường do các nhà Nho yêu nước: Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Hoàng Tăng Bí, Lê Đại, Vũ Hoành… mở ra vào tháng 3 năm 1907, tại số 4 Hàng Đào, Hà Nội. Trường được thành lập mô phỏng theo “Khánh Ứng nghĩa thục” (1858) của Phúc Trạch Dụ Cát ở Nhật Bản. Thời gian ra đời chính thức của Đông Kinh Nghĩa thục là vào tháng 3 năm 1907. Trường chiêu sinh được khá đông học sinh, lúc đầu chỉ có 30 đến 50 học sinh, chủ yếu là con em các Nho, nhà giàu có, có tư tưởng mới. Sau đó số lượng học sinh tăng lên nhanh chóng và lan rộng có khi lên tới 500, 1000 học sinh. Đông Kinh Nghĩa thục trở thành nguy cơ lớn, một trong những rào cản trong bước tiến đối với thực dân Pháp. Vì thế Đông Kinh Nghĩa thục đã bị thu hồi giấy phép hoạt động, bị đóng cửa vào tháng 12 năm 1907. Trong phiên họp Hội đồng quân sự Đông Dương, bọn thống trị Pháp nhận định “Không còn là một câu chuyện hoang đường khi khẳng định Đông Kinh Nghĩa thục đã là một cái lò phiến loạn ở Bắc Kỳ” 2. Mục đích: Trước tiên là bồi dưỡng và nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc và chí tiến thủ cho quần chúng. Truyền bá một nền tư tưởng học thuật mới và một nếp sống văn minh tiến bộ. Phối hợp hành động với các sĩ phu đã xuất dương và hỗ trợ cho phong trào Đông du của Phan Bội Châu cũng như phong trào Duy tân đang phát triển trong cả nước. Tuy nhiên, mục đích sâu xa của trường vẫn là đấu tranh giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Tổ chức: Trường do Lương Văn Can làm Thục trưởng, Nguyễn Quyền làm Giám học. Trường mời thêm Nguyễn Văn Vĩnh vào ban sáng lập để tránh sự dòm ngó của mật thám Pháp. Trường được tổ chức thành 4 ban: Ban Giáo dục, Ban Cổ động, Ban Trước tác, Ban Tài chính. Bốn ban này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để duy trì hoạt động của trường. Ban Giáo dục: Chuyên lo việc giảng dạy, học tập và chiêu sinh. Trường có ba bậc Tiểu học, Trung học, Đại học nhưng không phải là ba cấp nối tiếp nhau mà căn cứ theo trình độ hiểu biết của học sinh mà xếp vào từng lớp. Nội dung các môn học là: sử ký, địa lý nước nhà, toán, vẽ, một số kiến thức khoa học phổ thông… Trong đó Lịch sử là một trong những môn rất được nhà trường chú trọng. Phần sau, bài viết sẽ đi sâu tìm hiểu về vấn đề này. Ban Cổ động: Có nhiệm vụ tuyên truyền ảnh hưởng của trường ra ngoài quần chúng. Hoạt động của Ban Cổ động là tiến hành các buổi diễn thuyết, bình văn. Công việc này thường được tiến hành vào các tối mùng một và ngày rằm hàng tháng. Người ngoài trường đến dự rất đông. Lúc đầu chỉ tổ chức ở trong nội thành, sau phong trào lan rộng ra khắp cả ngoại thành. Thành phần đến tham dự cũng rất khác nhau: quan lại, binh lính, viên chức, một số nông dân ngoại thành Hà Nội… Hai câu thơ sau sẽ cho chúng ta thấy được không khí của các buổi diến thuyết, bình văn hồi đó như thế nào: “Buổi diến thuyết người đông như hộ Kì bình văn, khách đến như mưa” Ban Trước tác: Nhiệm vụ của Ban này là chuyên biên soạn và dịch thuật các tài liệu giảng dạy. Nhiều tài liệu được biên soạn như Quốc văn tập đọc, Nam quốc vĩ nhân, Nam quốc giai sự… Ngoài ra nhà trường còn một hệ thống thư viện để giáo viên, học viên, độc giả ngoài trường có thể đến mượn đọc. Tronụ đó sách sử là một trong những loại sách được biên soạn rất cẩn thận với số lượng lớn để góp phần vào việc truyền bá kiến thức lịch sử, khơi dậy tinh thần yêu nước ở mỗi người dân. Ban Tài chính: Chuyên lo các công việc về các khoản thu chi nhà trường. Số tiền được ủng hộ trích ra một phần trả lương cho giáo viên, số còn lại để mua giấy bút, in sách báo phát cho học sinh và dùng vào các việc khác nữa. Phạm vi hoạt động: Khi mới thành lập Đông Kinh Nghĩa thục, vị Giám học Nguyễn Quyền đã nói: “Chúng tôi lập Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội cốt là để thử nghiệm. Nếu thấy thành hiệu thì trong ít lâu, ở mỗi kỳ: Trung, Nam, Bắc sẽ có một Đại học dường như thế” Tuy nhiên, ngay trong thời gian thử nghiệm, Đông Kinh Nghĩa thục đã phát triển rộng khắp các địa phương, trước hết là các vùng lân cận Hà Nội: Hà Đông, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình… Nhà trường đã cử người đi diễn thuyết tại nhiều địa điểm khác nhau ở ngoại thành Hà Nội. Đông Kinh Nghĩa thục với việc giáo dục lịch sử: Như đã nói ở trên, Đông Kinh Nghĩa thục hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, kinh tế, xã hội nhưng trong bài viết này chỉ xin đề cập tới vai trò của Đông Kinh Nghĩa thục trong lĩnh vực văn hoá, tư tưởng cụ thể là vai trò của Đông Kinh Nghĩa thục đối với việc giáo dục lịch sử trong nhân dân. Tinh thần ý thức dân tộc là một trong những cội nguồn tạo nên sức mạnh cho dân tộc Việt Nam. Nhờ có tinh thần dân tộc mà nhân dân Việt Nam đã chiến thắng bao kẻ thù hung ác, với sức mạnh quân sự lớn hơn ta gấp nhiều lần. Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đã xác định được ý nghĩa, tầm quan trọng của sức mạnh, tinh thần dân tộc trong cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược. Để phát huy được tinh thần dân tộc, ý thức tự cường, tự chủ, công việc giáo dục lịch sử được chú trọng hơn bao giờ hết. Trong hoạt động của mình, Đông Kinh Nghĩa thục đã dùng Lịch sử như là một trong những công cụ để khơi dậy tinh thần dân tộc, giáo dục lòng yêu nước cho mỗi người dân. Lý giải cho điều này, chúng ta cần phải hiểu được hoàn cảnh lịch sử nước ta lúc bấy giờ: Trước hết là phong trào Cần vương giai đoạn này đã thất bại. Thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Tư tưởng duy tân ở nước ngoài ảnh hưởng mạnh mẽ vào trong nước. Các sĩ phu yêu nước đã tiếp thu luồng tư tưởng mới, tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Mục đích của những người sáng lập Đông Kinh Nghĩa thục là mong muốn giải phóng dân tộc, giành lại quyền độc lập dân tộc. Trong bối cảnh đất nước bị xâm lăng, muốn giành thắng lợi không còn con đường nào khác là khơi dậy, nâng cao tinh thần yêu nước cho nhân dân. Đó cũng chính là mục đích chủ yếu của nhà trường. Để giáo dục lòng yêu nước nhà trường cần nâng cao dân trí trong nhân dân, truyền bá tư tưởng học thuật mới, nếp sống văn minh mới. Nhà trường chống nền cựu học, đòi bỏ dùng chữ Hán, bỏ việc học theo lối khoa cử, lên án lối sống của bọn hủ nho. Nền cựu học làm cho nhân dân ta chìm trong ngu dốt, nhân dân không tiếp thu được cái mới, văn hoá dân tộc ngày càng suy đồi. Học chữ Hán thì tốn nhiều công sức, mất thời gian, không còn phù hợp với hoàn cảnh mới. Đông Kinh Nghĩa thục đã tấn công vào nền giáo dục phong kiến. Từ đó, nhà trường đã xây dựng một chương trình học tập mới: một là học vệ sinh, tức là phương pháp làm cho thân thể cường tráng, không bệnh tật; hai là học trị sinh, tứ là phương pháp làm cho có thức ăn, đồ mặc và quản lý sản nghiệp; ba là học làm người, làm quốc dân, tức là học cách tự kiềm chế và cách đối xử với quốc gia, xã hội. Học được ba điều ấy là cái học hữu dụng, không đạt được ba điều ấy là cái học vô dụng”1 Trước hết phải học chữ Quốc ngữ: “Chữ quốc ngữ là hồn của nước Phải đem ra tính trước dân ta Sách các nước, sách China Chữ nào nghĩa ấy dịch ra tỏ tường Một người học muôn người đều biết Trí ta khôn muôn việc đều hay Lợi quyền nắm được vào tay Có cơ tiến hoá, có ngày văn minh…”2 Không những thế, nhà trường chủ trương học theo phương pháp mới, tránh lối học tầm chương trích cú. Người giảng dạy cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản rồi người học tiến hành trao đổi, tranh luận: “Cho phép học trò bàn bạc tha hồ, đối đáp tự do, không phải nề hà. Không cần thể cách gì hết. Rồi thêm vào đó mấy bài về toán pháp, về chữ quốc ngữ. Để cho cái mà học sinh học và thi không trái ngược với việc thực tê họ phải làm”3. Chủ đề của các buổi trao đổi luôn hướng vào mục đích giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh 1 Tổng hợp văn học Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995, tr 449 - 450. 2 Văn thơ Đông Kinh Nghĩa thục, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1997, tr 110 – 111. 3 Trích theo Chương Thâu: Đông Kinh Nghĩa thục, NXB Hà Nội, 1982, tr 50. tệ nạn xã hội. Nhân dân có tri thức mới hiểu được ý nghĩa của tinh thần dân tộc, giá trị của độc lập, tự do. Từ đó người dân sẽ có ý thức đấu tranh chống lại kẻ thù, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Để thực hiện được mục đích của mình, nhà trường hoạt động dưới hình thức công khai, hợp pháp theo giấy phép của nhà cầm quyền Pháp. Nhà trường đã rất khôn khéo trong việc phối hợp với các tổ chức, các phong trào khác trong cả nước để cùng tiến tới cái đích chung là giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Trước tiên, Đông Kinh Nghĩa thục rất chú trọng đến việc biên soạn, giảng dạy lịch sử dân tộc. Các sách giáo khoa dùng trong giảng dạy thì sách lịch sử chiếm một phần không nhỏ. Tiêu biểu như một số cuốn: Nam quốc giai sự, Nam quốc vĩ nhân, Quốc sử giáo khoa…Các bộ sách này là một trong những công cụ hữu ích trong việc truyền bá giáo dục lịch sử đến người dân. Đó là các tập sách viết dễ hiểu, dễ truyền bá, nhân dân dễ tiếp thu hơn các bộ sách kinh điển. Như vậy, lịch sử chính là bộ môn có ưu thế so với các bộ môn khác trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc cho nhân dân. Mục đích của việc học lịch sử là giúp cho mọi người hiểu: “Nước Nam ta, từ khi họ Hồng Bàng dựng nước, lập biên cương, cai trị lãnh thổ này, đời nọ nối tiếp đời kia, nhân dân ta thấm nhuần ơn sâu của Tổ quốc, lần lên đến tận ngọn nguồn ai ma không tỏ lòng tôn kính”1. Đông Kinh Nghĩa thục đã thấy được vai trò quan trọng của bộ môn lịch sử, về tinh thần, ý thức tự chủ của dân tộc để giáo dục cho các thế hệ đời sau. Khi ý thức được truyền thống dựng nước của dân tộc, nhân dân sẽ có ý thức bảo vệ nền độc lập nước nhà. Đông Kinh Nghĩa thục nhấn mạnh việc học lịch sử nước nhà, bởi chỉ khi hiểu được lịch sử dân tộc con người mới có ý thức tự hào, bảo vệ truyền thống 1 Văn thơ Đông Kinh Nghĩa thục, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1997, tr 15. tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời, Đông Kinh Nghĩa thục vạch rõ sự nguy hại của việc không biết lịch sử nước nhà. Cụ thể như trong Văn minh tân học đã nói: “Nước ta từ xưa đến giờ, các nhà viết văn kể cũng khá nhiều như Khâm yđịnh Việt sử thông giám cương mục, Thực lục, Liệt truyện, Nhất thống chí, Lịch triều chí, Vân đoài loại ngữ, Công hạ kiến văn, Địa dư chí, Gia Định chí, Nghệ An phong thổ thoại, Đồ Bàn thành ký, Hưng Hoá thập lục châu ký, Phủ man tạp lục…đều đủ để cung cấp tài liệu về sơn xuyên, phong tục, văn vật, điển chương và để cho người sau mượn đó làm gương nữa. Vậy mà người mình, một khi đi học là đọc ngay sách Tầu, bỏ sách nước ta không nhìn đến”1. Tác giả đã vạch rõ sự nguy hại khi người dân chỉ biết lịch sử nước ngoài, trong khi ấy, dân tộc Việt giàu truyền thống lịch sử thì người dân lại không hiểu chính lịch sử dân tộc mình. Trong Nam quốc giai sử truyện ở lời Tựa cũng có nhận xét tương tự như trong Văn minh tân học: “Điều đáng giận là ở nước ta trước đây chỉ một bề chuộng khoa cử. Kẻ đi học vùi đầu vào Bắc sử, còn bao nhiêu người giỏi, việc hay của Tổ quốc mình thì bỏ xó cho quên. Cho nên hỏi đến những sự tích Hán Cao, Gia Cát thì đến đứa trẻ con cũng ứng phó có thừa, còn hỏi đến những công việc của Lê Tổ (tức Lê Thái Tổ), Trần Vương (tức Trần Hưng Đạo) thì những bậc lão sư túc nho moi móc cũng chẳng ra”2 Dưới hình thức thi ca, Nguyễn Phan Lãng cũng đã phân tích vấn đề này: “Nước ta kể từ xưa trở lại, Những chăm chăm theo mãi học Tàu, Đua nghề hủ bại với nhau, Ngoài ra biết Mỹ, biết Âu là gì! 1 Trích theo Chương Thâu: Đông Kinh Nghĩa thục, sdd, tr 129 2 Tổng hợp văn học Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995, tr 469. Khoe tao nhã, câu thi, câu phú, Lên tài hoa bát cổ tơi bời, Đọc câu “lịch tượng thu thời” Hỏi trăng chẳng biết, hỏi trời chẳng hay. Hỏi địa lý ngây ngất mù tịt Hỏi các nghề dốt tịt trơ trơ”1 Cuốn Lịch sử Việt Nam của Phạm Tư Trịu cũng cho chúng ta thấy được ý nghĩa của bộ môn lịch sử trong việc giáo dục lòng yêu nước đối với người dân. “Ngô chủng bản phi di, Ngô tộc diệc phi ti. Bạch Đằng phá Nguyên binh, Chi Lăng tẩu Minh si Phụ xà giảo gia Kê Tích nhân sở thâm bỉ!” Dịch nghĩa: Giống ta chẳng phải mọị, Dòng ta chẳng phải hèn. Bạch Đằng phá quân Nguyên Chi Lăng đuổi tướng Minh. Cõng rắn cắn gà nhà Người xưa rất khinh bỉ”2 1 Trích theo Chương Thâu: Đông Kinh Nghĩa thục, sdd, tr 224 -225 2 Tổng hợp văn học Việt Nam, sdd, tr 652. Tác giả đã đề cao tinh thần dân tộc, tự hào truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông với chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng. Tác giả cũng tỏ rõ thái độ khinh ghét đối với những kẻ phản nước “cõng rắn cắn gà nhà”. Trong tác phẩm “Bài ca Địa dư và Lịch sử nước nhà”, Ngô Quý Siêu đã trình bày một cách gắn gọn, đầy đủ, chính xác những thông tin địa lý và những hiểu biết về quá trình dựng nước của cha ông: “Dấu thơm dài để muôn đời, Làm gương cho chúng ta ngồi mà soi. Sinh ta cũng giống cũng nòi, Cũng trong đất nước là người đồng thân. Phải thương phải xót cho gần, Một gan một ruột quây quần lấy nhau. Phú cùng hưởng, hoạ cùng đau, Chữ đồng cùng đúc chung nhau một lò. Gió thu phảng phất sông hồ, Sử xanh còn đó, địa hồ còn đây. Đôi lời mượn bút sẵn bày, Trông người, trông nước non này cùng xem”1 Tác giả đã phân tích truyền thống tốt đẹp của dân tộc như truyền thống dựng nước, cùng chung giống nòi, truyền thống bầu ơi thương lấy bí cùng, nhắc lại truyền thống hào hùng của dân tộc để từ đó nhắc nhở người đọc thực hiện nghĩa vụ bổn phận của mình trước đất nước. Một số tác phẩm lại khai thác lịch sử theo khía cạnh khác để cùng đưa 1 Trích theo Chương Thâu: Đông Kinh Nghĩa thục, sdd, tr 212 – 213. đến cái đích là giáo dục lòng yêu nước trong nhân dân. Trong đó có nhiều tác phẩm như Đề tỉnh quốc dân ca, Thiến tiến ca… đi sâu vào việc tố cáo tội ác của thực dân Pháp: “Trời đất hỡi dân ta khổ Đủ trăm đường thuế nọ thuế kia Lưới vây chài quét trăm bè Róc xương róc thịt còn gì nữa đâu” Thông qua Thiết tiền ca, Nguyễn Phan Lang đã tố cáo những tội ác dã man của thực dân Pháp. Từ đó, tác phẩm sẽ khơi dậy ở người đọc lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, khát vọng tự do đấu tranh chống lại thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập nước nhà. Ngoài ra còn có rất nhiều sách khác nói về kiến thức lịch sử như: Quốc dân độc bản, Quốc văn tập độc, Nguồn gốc xã hội, Nước ta lập quốc từ xưa, Nỗi bi thảm của quốc gia không được độc lập…Tất cả nội dung của các sách đều nhằm giáo dục cho mọi người lòng yêu nước “phải rèn luyện tinh thần tự lập để công thủ và chiến thắng…”, “phải dốc tâm tư, tài lực ra, phát huy những của cải tiềm tàng ấy, không bỏ phí một tấc đất nào, một sản vật nào mới thôi…”, “phải mài sắc chí tiến thủ mà tự cường không nghỉ”, “phải bảo tồn cái hay vốn có để mở rộng lòng ái quần”. Mỗi tác phẩm là một bài học lịch sử góp phần giáo dục lòng yêu nước đối với nhân dân. Những kiến thức lịch sử này là những bài ca đại chúng vừa là nội dung học trong trường, vừa lưu truyền trong dân gian. Lịch sử là bộ môn có ưu thế hơn so với các bộ môn khác trong việc giáo dục lòng yêu nước đối với nhân dân. Một lần nữa trong tác phẩm “Kêu hồn nước” Nguyễn Quyền đã khẳng định điều đó: “Khuyên nhau lấy chữ đồng bào Lấy câu ích quốc lấy điều lợi dân Nay ta hát một thiên ái quốc Yêu gì hơn yêu nước nhà ta Trang nghiêm bốn mặt sơn hà Ông cha để lại cho ta họ vàng Trải mấy lớp tiểu vương dựng mở Bốn ngàn năm dãi gió dầm mưa Biết bao công của người xưa” Ý thức dân tộc đã bảo tồn độc lập mấy ngàn năm, đánh đuổi quân xâm lược. Trong bối cảnh đất nước bị xâm lược, ý thức dân tộc sẽ góp phần vào việc thúc tỉnh đồng bào giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân Cùng với phong trào yêu nước khác trong toàn quốc, Đông Kinh Nghĩa thục đã góp một phần tiếng nói của mình vào phong trào chung của cả dân tộc. Những đóng góp, cống hiến của Đông Kinh Nghĩa thục đối với nền giáo dục nói chung và đối với bộ môn lịch sử nói riêng là rất đáng trân trọng. KẾT LUẬN Đông Kinh Nghĩa thục là một phong trào yêu nước xuất hiện ở Bắc Kỳ vào đầu thế kỷ XX. Hoạt động của Đông Kinh Nghĩa thục không chỉ tập trung vào văn hoá, giáo dục, mà còn mở rộng trên cả lĩnh vực kinh tế, vừa là cơ sở sản xuất kinh doanh, vừa là cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Đông Kinh Nghĩa thục vẫn là trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục, xã hội. Đông Kinh nghĩa thục thể hiện một ý chí tự lực tự cường, một tinh thần kiên quyết chống lại cường quyền nô dịch nên đã lôi kéo được sự ủng hộ của rất nhiều người. Có thể nói rằng Đông Kinh Nghĩa thục không chỉ dừng lại ở một trường học thuần tuý, thực chất đây là cuộc vận động chính trị tư tưởng, chuẩn bị cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và dân chủ trong thời đại mới. Đối với nền giáo dục nói chung: Đông Kinh Nghĩa thục đã có đóng góp cho việc xây dựng một nền giáo dục yêu nước, một nền giáo dục hiện đại với nội dung và phương pháp mới. Đối riêng với việc giáo dục lịch sử, Đông Kinh Nghĩa thục đã góp phần phổ biến rộng rãi tri thức lịch sử đối với quần chúng nhân dân, góp phần thức tỉnh tinh thần yêu nước ở mỗi người dân. Về mặt tư tưởng: Lần đầu tiên Đông Kinh Nghĩa thục công khai phê phán tư tưởng phong kiến Nho giáo lỗi thời, tiếp thu những tư tưởng mới văn minh, tiến bộ, hợp với sự phát triển của thời đại. Hoạt động tuyên truyền chấn hưng thực nghiệp và hành động kinh doanh cụ thể của Đông Kinh Nghĩa thục cũng góp phần vào sự thúc đẩy của nền kinh tế tư sản dân tộc. Ý nghĩa của Đông Kinh Nghĩa thục đối với thời điểm lúc bấy giờ là vô cùng to lớn. Nó đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân ta, góp phần tấn công hệ tư tưởng phong kiến, mở đường cho hệ tư tưởng mới. Hoạt động Đông Kinh Nghĩa thục đã để lại chúng ta ngày nay nhiều bài học kinh nghiệm quý giá về việc giáo dục lịch sử, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Thực trạng giảng dạy và học tập lịch sử ngày nay đang là vấn đề thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Hoạt động của Đông Kinh Nghĩa thục thực sự là tấm gương sáng cho chúng ta ngày nay học tập. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập II, NXB Giáo dục, 2002. 2. Nguyễn Văn Kiệm, Góp thêm vào sự đánh giá Đông Kinh Nghĩa thục, Tạp chí NCLS số 4, năm 1997. 3. Chương Thâu: Đông Kinh Nghĩa thục, NXB Hà Nội, 1982. 4. Trần Minh Thư, Cố gắng tiến tới thống nhất nhận định về Đông Kinh Nghĩa thục, Tạp chí NCLS số 81, năm 1965. 5. Tô Trung, Phong trào Đông Kinh Nghĩa thục, một cuộc vận động cải cách xã hội đầu tiên, Tạp chí NCLS số 29, năm 1961. 6.Tổng hợp văn học Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995. 7. Hồ Song, Đông Kinh Nghĩa thục trong phong trào Duy Tân ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, Tạp chí NCLS số 6, năm 1997. 8. Văn thơ Đông Kinh Nghĩa thục, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1997.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDKNTvoiGDLICHSU.doc
Tài liệu liên quan