MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
4. phương pháp nghiên cứu.
NỘI DUNG.
Chương I. lịch sử hình thành và phát triển của Nhà Văn hóa thanh niên Hồ Chí Minh
Chương II. Nhà Văn Hoá Thanh Niên - Tiếp Tục phát triển Cùng Thành Phố
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
BẢNG CHẤM ĐIỂM.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, Nhà Văn Hóa Thanh Niên Thành phố Hồ Chí Minh qua 30 năm xây dựng đã lớn lên, trưởng thành cùng sức vươn lên của thành phố, dẫu trải qua nhiều khó khăn, thử thách. Hàng triệu thanh niên đã đến mái nhà chung này để đọc, nghe, suy nghĩ, học hỏi, tìm hiểu, vui chơi và trở thành những lớp trẻ nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp cách mạng của đất nước. Nhìn lại biểu đồ 30 năm hoạt động của Nhà Văn Hóa Thanh Niên, trước những con số biết nói, lên bổng, xuống trầm như một bức tranh phong phú, đa dạng của cuộc sống thực, chợt nghĩ các anh chị cán bộ Đoàn 30 năm trước, nay đã ở nhiều vị trí khác nhau với nhiều trọng trách nhưng vẫn có cùng một mẫu số chung với lớp cán bộ Đoàn làm văn hoá đương nhiệm, đó là không chấp nhận cuộc sống như một định mệnh; bằng sự cần cù, dũng cảm, sáng tạo, sự khẳng định bản lĩnh và cách nghĩ, cách làm mới; phát hiện và tôn vinh những nhân tố mới của tập thể, cá nhân giàu tâm huyết trên các lãnh vực để cống hiến cho đất nước, góp phần trong công cuộc tiến công xây dựng trận địa văn hóa nghệ thuật mới. Nhà Văn Hóa Thanh Niên Thành phố Hồ Chí Minh là một tổ chức văn hoá cụ thể, hoạt động có hiệu quả, chính vì thế mà em đã chọn “Quá trình hình thành và phát triển của Nhà Văn Hóa thanh niên thành phố Hồ chí Minh” làm đề tài tiểu luận cho bộ môn Khoa học quản lý của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích tìm hiểu Nhà văn hóa thanh niên Hồ Chí Minh nhằm tìm ra cách thức xây dựng và tổ chức, từ đó nghiên cứu, phát huy những mặt mạnh và han chế đến mức thấp nhất có thể những điểm còn yếu kém trong quá trình hoạt động và tổ chức.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu ở đây là Nhà Văn Hóa thanh niên Hồ Chí Minh, trong phạm vi bao quát toàn thể quá trình hoạt động của Nhà Văn Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích dưới góc nhìn nghệ thuật.
- Phương pháp quy nạp, tổng hợp.
- Phương pháp thu thập tài liệu, tìm hiểu trên mạng lưới internet, đài, báo
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2325 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quá trình hình thành và phát triển của Nhà Văn Hóa thanh niên thành phố Hồ chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
4. phương pháp nghiên cứu.
NỘI DUNG.
Chương I. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà Văn hóa thanh niên Hồ Chí Minh
Chương II. Nhà Văn Hoá Thanh Niên - Tiếp Tục Phát Triển Cùng Thành Phố
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
BẢNG CHẤM ĐIỂM.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, Nhà Văn Hóa Thanh Niên Thành phố Hồ Chí Minh qua 30 năm xây dựng đã lớn lên, trưởng thành cùng sức vươn lên của thành phố, dẫu trải qua nhiều khó khăn, thử thách. Hàng triệu thanh niên đã đến mái nhà chung này để đọc, nghe, suy nghĩ, học hỏi, tìm hiểu, vui chơi… và trở thành những lớp trẻ nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp cách mạng của đất nước. Nhìn lại biểu đồ 30 năm hoạt động của Nhà Văn Hóa Thanh Niên, trước những con số biết nói, lên bổng, xuống trầm như một bức tranh phong phú, đa dạng của cuộc sống thực, chợt nghĩ các anh chị cán bộ Đoàn 30 năm trước, nay đã ở nhiều vị trí khác nhau với nhiều trọng trách nhưng vẫn có cùng một mẫu số chung với lớp cán bộ Đoàn làm văn hoá đương nhiệm, đó là không chấp nhận cuộc sống như một định mệnh; bằng sự cần cù, dũng cảm, sáng tạo, sự khẳng định bản lĩnh và cách nghĩ, cách làm mới; phát hiện và tôn vinh những nhân tố mới của tập thể, cá nhân giàu tâm huyết trên các lãnh vực để cống hiến cho đất nước, góp phần trong công cuộc tiến công xây dựng trận địa văn hóa nghệ thuật mới. Nhà Văn Hóa Thanh Niên Thành phố Hồ Chí Minh là một tổ chức văn hoá cụ thể, hoạt động có hiệu quả, chính vì thế mà em đã chọn “Quá trình hình thành và phát triển của Nhà Văn Hóa thanh niên thành phố Hồ chí Minh” làm đề tài tiểu luận cho bộ môn Khoa học quản lý của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích tìm hiểu Nhà văn hóa thanh niên Hồ Chí Minh nhằm tìm ra cách thức xây dựng và tổ chức, từ đó nghiên cứu, phát huy những mặt mạnh và han chế đến mức thấp nhất có thể những điểm còn yếu kém trong quá trình hoạt động và tổ chức.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu ở đây là Nhà Văn Hóa thanh niên Hồ Chí Minh, trong phạm vi bao quát toàn thể quá trình hoạt động của Nhà Văn Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích dưới góc nhìn nghệ thuật.
- Phương pháp quy nạp, tổng hợp.
- Phương pháp thu thập tài liệu, tìm hiểu trên mạng lưới internet, đài, báo…
NỘI DUNG
Chương I. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà Văn hóa thanh niên Hồ Chí Minh
Nhà Văn Hóa Thanh Niên hôm nay kế thừa truyền thống lâu dài của địa chỉ 4 Duy Tân.
- 1963/1969: 4 Duy Tân là trụ sở hoạt động của những tổ chức công khai do Thành đoàn lãnh đạo như: Tổng đoàn học sinh Sài Gòn, tổng hội sinh viên Sài Gòn, hội đồng đại diện sinh viên Sài Gòn, hội sinh viên sáng tác, đoàn văn nghệ học sinh – sinh viên Sài Gòn, ban tổ chức đêm văn nghệ mừng tết Quang Trung năm 1968.
- 1969 – 1975: năm 1969 chính quyền ngụy chiếm lại trụ sở 4 Duy Tân và dựng lên trung tâm sinh hoạt thanh niên.
- 30/04/1975: 4 Duy Tân được chọn là điểm tập kết của tất cả các cánh quân Thành Đoàn.
- cuối thánh 9/1975: 4 Duy Tân trở thành Câu lạc bộ Thanh Niên, trung tâm sinh hoạt, chính trị, văn hóa của thanh niên thành phố.
- 04/09/1979: CLB Thanh Niên được nâng thành Nhà Văn Hóa thanh niên thành phố cho đến ngày nay.
Danh sách Ban chấp hành Tổng Hội nhiệm kỳ 1966-1967 gồm:
Chủ tịch: Hồ Hữu Nhựt (Sư Phạm)
Phó chủ tịch nội vụ : Nguyễn Xuân Hiền (Nông Lâm Súc)
Phó chủ tịch ngoại vụ : Trần Bình Kiệt (Khoa học)
Tổng thư ký : Quách Văn Ðức (Kỹ thuật Phú Thọ)
Phó tổng thư ký : Lê Hiếu Ðằng (Luật)
Ủy viên văn nghệ : Trương Thìn (Y)
Ủy viên báo chí : Trần Triệu Luật (Sư Phạm)
Các tổ chức thuộc Tổng hội:
Ðoàn văn nghệ sinh viên học sinh Sài gòn (trưởng đoàn : Trần Thiện Tứ Kỹ thuật Phú Thọ)
Hội sinh viên sáng tác (chủ tịch : Trần Quang Long)
Báo sinh viên (chủ bút : Trần Triệu Luật)
Ban tổ chức Ðại hội Văn nghệ sinh viên học sinh mừng Tết Quang Trung (Dương Văn Ðầy, Lê Hiếu Ðằng)
- năm 1975: 4 Duy Tân - điểm hẹn lịch sử.
Sau năm 1968, địch cưỡng chiếm được 4 Duy Tân, cho xây cất nên một tòa nhà mới đẹp, khoác vào cái tên gọi Trung Tâm Sinh Hoạt Thanh Niên. Song đó chỉ là nơi lui tới của các thành viên gọi là Hội giải trí Việt Nam và tổ chức vài cái gọi là hội chợ, văn nghệ hết sức nhạt nhẽo, nhàm chán. Trong khi đó, từ khi cái trụ sở ọp ẹp, nhỏ bé này thuộc về học sinh sinh viên tranh đấu, nó đã mang trong mình một sức sống mãnh liệt kỳ lạ.
- Hẹn nhau ở 4 Duy Tân, từ nơi đây đã phát sáng các phong trào lớn như tự trị đại học, chuyển ngữ ở đại học, bảo vệ văn hóa dân tộc, bảo vệ chủ quyền...
- Hẹn nhau ở 4 Duy Tân nhiều cuộc hành quân lớn đã được mở ra cuồn cuộn sức mạnh của đủ các phân khoa, học viện.
- Hẹn nhau ở 4 Duy Tân, những cuộc hội thảo, họp báo, xuống đường liên tiếp sôi nổi. Rồi những đêm dài không ngủ vang lên tiếng hát đấu tranh xói thẳng vào dinh lũy kẻ thù.
- Sức mạnh của 4 Duy Tân là sức mạnh của cả sinh viên và học sinh, là sức mạnh của một trung tâm trong lòng người dân thành phố.
- Trưa ngày 30/4/1975, các mũi tiến công và năm cánh quân khởi nghĩa ở nội thành của Thành đoàn đã vào tiếp quản số nhà 4 Duy Tân. Lời hẹn gặp nhau ở 4 Duy Tân của các cánh quân Thành đoàn, các chiến sĩ của phong trào, những người con yêu của thành phố, vừa từ nhà tù, từ rừng sâu, từ những nơi trú ẩn bí mật đã kéo về đây. Thật là một địa điểm hội ngộ lịch sử !
Tại đây, sáng ngày 1/5/1975, các đồng chí lãnh đạo Thành đoàn đã họp phiên đầu tiên. Trụ sở Tổng Hội Sinh Viên số 4 Duy Tân đã trở thành trụ sở
Đoàn trong những ngày đầu giải phóng. Tháng 09/1975 Ban thường vụ Đoàn đã quyết định chọn số 4 Duy Tân làm câu lac bộ Thanh niên. Ngày 15/08/1979 Câu lạc bộ thanh niên được quyết định nâng cấp thành Nhà Văn Hoá Thanh niên.
Tiếp tục kế thừa truyền thống của 4 Duy Tân, Nhà văn hóa Thanh Niên là nơi diễn ra các hoạt động Ðoàn, hoạt động Văn hóa thể thao-khoa học kỹ thuật, công tác xã hội phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi giải trí cho thanh niên.
+ Hoạt động của Nhà Văn hoá thanh niên (NVHTN) trong năm 2007.
Sáng ngày 11/02/2007. Nhà Văn Hóa Thanh Niên thành phố đã tổ chức Hội Nghị Cán Bộ Công Chức năm 2007 qua đó đánh giá kết quả công tác và khen thưởng năm 2006. Hội nghị cũng đề ra phương hướng hoạt động và những nhiệm vụ trọng tâm năm 2007 do anh Bùi Thanh Liêm - Giám đốc NVHTN trình bày. Phương châm: Chuyên nghiệp – sáng tạo – hiệu qủa.
Chủ trương:
- Mở rộng hoạt động NVHTN: đến các cơ sở Đoàn; KCX-KCN; vùng sâu vùng xa; trường cai nghiện; thực hiện NVHTN trên mạng.Tại NVH/TN mở rộng các loại hình sinh hoạt quần chúng rộng rãi.
- Phát huy và nâng chất hoạt động của Đ/N/CLB:Kiện toàn, xây dựng phát triển mơí đồng thời từng bước đưa Đ/N/CLB cùng tổ chức cùng thực hiện chức năng nhiệm vụ của NVHTN.
- Đầu tư loại hình hoạt động theo hướng định kỳ; Đa dạng loại hình đào tạo.
- Tất cả chủ trương trên nhằm chuyên nghiệp hóa, phát triển hình ảnh NVHTN; tăng thu bổ sung nguồn ngân sách hoạt động và bảo đảm đời sống, thu nhập của người lao động .
I. HỌAT ĐỘNG TẬP TRUNG
1. Tuyên truyền giáo dục:
- Học tập tâm gương đạo đưc Hồ Chí Minh. Trách nhiệm của công dân trẻ, sống đẹp, sống có ích cho cộng đồng.
- Tuyên truyền, chào mừng Đại hội Đoàn các cấp.
- Thanh niên học sử.
- Thanh niên với pháp luật.
- Thanh niên với vấn đề hội nhập, khoa học, công nghệ thông tin…
2.Văn hóa nghệ thuật:
- Nâng chất các loại hình trở thành định kỳ quen thuộc với công chúng. Xây dựng chương trình mới có từ 01 đến 02 chương trình nghệ thuật loại hình dân tộc.
- Chương trình lưu diễn kết hợp với tuyên truyền, giáo dục cho công nhân KCX – KCN, địa phương khó khăn…
3. Khoa học và công nghệ thông tin:
- Tổ chức đa dạng các loại hình khoa học và công nghệ thông tin: khoa học ứng dụng; nghiên cứu sáng tạo, tự nhiên; cơ khí; công nghệ…
- Xây dựng webstie NVH/TN theo hướng mô hình “ NVH/TN trên mạng” tiến tới online các hoạt động tập trung lớn thí điểm online các buổi làm việc Đại hội Đoàn TP, đêm hội Văn hóa, chương trình “ Vòng tay bè bạn ” tiến tới nhân rộng các chương trình tại NVH/TN.
4. Thể dục thể thao:
- Đầu tư đưa hoạt động TDTT theo hướng phong trào quần chúng xuống các cơ sở.
5. Kỹ năng thực hành xã hội:
- Mỗi tháng một chuyên đề, một loại hình kỹ năng thực hành xã hội trước mắt huấn luyện kỹ năng dã ngoại; lao động nhóm và kỹ năng giao tiếp; Tổ chức dã ngoại huấn luyện kỹ năng thực hành xã hội.
6. Hoạt động lớp học:
- Mở rộng hoạt động đào tạo: Loại hình, hình thức đào tạo, địa điểm.
- Chuyên môn hoá hoạt động đào tạo: Nâng chất các lớp loại hình hiện có; Tham gia xây dựng gíao trình, giáo án; Tổ chức hội thảo, toạ đàm gắn với đào tạo…
7. Câu lạc bộ đội nhóm:
- Thành lập Ban điều hành Đ/N/CLB.
- Củng cố, nâng chất các BCN và hoạt động Đ/N/CLB, giao Đ/N/CLB thiết kế, xây dựng, tổ chức các hoạt động; Thành lập CLB Gia sư, CLB Giáo viên, CLB Thương mại điện tử, CLB ca sĩ…
8. Hoạt động Quan hệ quốc tế:
- Mở rộng các hoạt động quan hệ quốc tế đến với tất cả các nước có tổng Lãnh sự quán tại TP. Hồ Chí Minh.
Chương II. Nhà Văn Hoá Thanh Niên - Tiếp Tục Phát Triển Cùng Thành Phố
Là một trong những trung tâm văn hoá lớn nhất trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Nhà Văn Hóa Thanh Niên đuợc thành lập và hoạt động từ năm 1975 đã trở thành một tụ điểm hấp dẫn đông đảo thanh niên đến sinh hoạt, học tập và vui chơi giải trí. Tại địa chỉ số 4 Duy Tân lịch sử, điểm khởi phát của phong trào đấu tranh chống chế độ Mỹ - Ngụy của thanh niên, học sinh, sinh viên từ những năm 60 nay là số 4 Phạm Ngọc Thạch, Nhà Văn Hoá Thanh Niên tiếp tục phát huy truyền thống của phong trào thanh niên thành phố: Tập hợp thanh niên tuyên truyền giáo dục về lý tuởng cộng sản, giáo dục lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê huơng đất nuớc, giáo dục thanh niên lốisống, nếp sống đẹp trong tình yêu, trong quan hệ giao tiếp, trong laođộng.Thanh niên tới NVHTN tham gia các cuộv giao luu gặp gỡ các tài năng trẻ, những thanh niên tiên tiến, các hoạt động giao luu quốc tế trên các lĩnh vực văn hoá, kỹ thuật, thể dục thể thao, các hoạt động văn học nghệ thuật. NVHTN thuờng xuyên cung cấp cho thanh niên những tin tức cập nhật thời sự, những thành tựu kinh tế và khoa học kỹ thuật. Hơn hai muơi lăm năm hoạt động, vuợt qua bao khó khăn, NVHTN luôn tự hào là một trung tâm văn hoá của thanh niên thành phố có nội dung hoạt động vô cùng phong phú và bổ ích. Về khoa học giáo dục, NVHTN có phòng đọc, phòng truyền thống Ðoàn, phòng tư vấn AIDS, có các Ð/N/CLB như CLB Kỹ Năng Trẻ, CLB Nhịp Sống Trẻ, CLB Giao Luu Kết Bạn, CLB Tuổi Trẻ Về Nguồn, CLB Sách & Kiến Thức, CLB Tuổi Trẻ & Pháp Luật, CLB Tìm Hiểu Thị Truờng Chứng Khoán cùng các hoạt động chuyên đề chính trị xã hội, khoa học kỹ thuật, các cuộc hội thảo, tọa đàm, giao lưu, triển lãm, thuyết trình. Về văn học nghệ thuật, thanh niên đến Nhà văn hóa tham gia sinh hoạt đủ các thể loại phong phú từ điện ảnh, sân khấu, ca múa nhạc đến thời trang trong các loại hình CLB nhu CLB Tài Tử Cải Luơng, CLB Văn Học, Kịch, Thời trang, Ca Sĩ Trẻ, Dân Ca. Nhà Văn Hóa thường xuyên tổ chức các cuộc liên hoan, hội thi, trại sáng tác, xây dựng một đội ngũ có năng khiếu được thuờng xuyên huớng dẫn giảng dạy kỹ năng trong các lãnh vực văn học nghệ thuật. Hoạt động Ðội - Nhóm - Câu Lạc Bộ là hoạt động đặc thù của hệ thống các nhà văn hóa thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố, thực hiện chức năng tập hợp những thanh niên có năng khiếu xây dựng lực luợng nòng cốt nhằm thực hiện chủ truơng đào tạo con người mới của Ðảng, của Ðoàn, của Nhà nước. Ðến nay Nhà Văn Hóa Thanh Niên đã xây dựng được 38 Ðội - Nhóm - Câu Lạc Bộ thu hút trên 3000 thanh niên tham gia hoạt động có hiệu quả và sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Trong lĩnh vực Thể Dục Thể Thao, bằng hai hình thức xây dựng lực luợng và tổ chức hội thao, Nhà Văn Hóa đã phát hiện và giới thiệu nhiều tài năng trẻ cho các đội tuyển thành phố, tuyển quốc gia đồng thời với sự phát triển phong trào rèn luyện thân thể trên khắp địa bàn thành phố. Nhiều hội thi truyền thống được thuờng xuyên tổ chức tại Nhà Văn Hóa Thanh Niên hàng năm nhu các giải bóng chuyền, bóng đá mini nữ, cờ vua, thái cực đạo, cầu mây, đi bộ thể thao, quần vợt. Từ hoạt động phong trào, Nhà văn hóa thanh niên xây dựng được các đội TDTT mạnh như Bóng Chuyền, Thái Cực Ðạo, Karaté, Võ Lâm, Thể Hình, Cờ Vua, Cờ Người, Aérobic, Bình Ðịnh - Sa Long Cuơng... Việc mở rộng quan hệ quốc tế đã được quan tâm từ những năm đầu mới thành lập. Nhà Văn Hóa Thanh Niên đã sớm trở thành trung tâm tiếp đón nhiều đoàn khách sinh viên nuớc ngoài đến tham quan và trao đổi nghiệp vụ. Ước tính đến nay đã có trên 300 lượt khách quốc tế đến thăm và làm việc. Nhà Văn Hóa Thanh Niên còn luôn chủ động mở rộng các mối quan hệ quốc tế tạo điều kiện cho thanh niên học tập tìm hiểu về nền văn hóa, xã hội qua giao luu với thanh niên thế giới. Các CLB Tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Pháp và CLB Thanh Niên Tìm Hiểu ASEAN đã giúp thanh niên rèn luyện khả năng ngoại ngữ và tìm hiểu những thông tin về nền văn hóa của các nuớc bạn.
Do những hoạt động hiệu quả cao, đa dạng, phong phú và hấp dẫn, số lượt thanh niên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khql_7778.doc