Tiểu luận Sự diệt vong của Đế quốc La Mã

Vào thời cổ đại, người La Mã thường thực hiện việc hôn nhân theo 4 hình thức. Một là cướp đoạt; hai là thể nghiệm; ba là cộng thực; và bốn là mua bán. Hình thức thứ nhất có tính cưỡng chiếm, xảy ra vào thời nguyên thủy. Khi nhân khẩu tăng trưởng, hình thức này được chuyển sang dạng thể nghiệm, tức là nam nữ sống chung một thời, sau đó mới xác định hôn nhân chính thức. Chỉ cần hai bên chung sống liên tục từ một năm trở lên, gia đình cô gái sẽ không còn quyền gia trưởng, và cô ta sẽ thuộc quyền của chồng và gia đình chồng. Thế nào là chung sống liên tục? Người La Mã quan niệm nếu rời bỏ người chồng trên danh nghĩa 3 ngày 3 đêm, coi như cô gái phải làm lại từ đầu. Thứ ba là hình thức hôn nhân cộng thực (cũng gọi là hôn nhân tôn giáo) được cử hành long trọng và theo những nghi thức phức tạp. Hôn lễ gồm 3 giai đoạn chính: tống thân (đưa dâu), nghinh thân (đón dâu) và cộng thực (thành thân). Thứ tư là hình thức hôn nhân mua bán. Hình thức này coi phụ nữ như một thương phẩm: Người đàn ông chỉ cần 5 người làm chứng và một người phụ trách chiếc cân là có thể mua được vợ. Trước những nhân chứng, chú rể một tay cầm một vật có giá trị xác định, một tay cầm khối đồng tuyên bố: "Theo luật pháp La Mã, vật này là sở hữu của tôi, tôi dùng đồng và chiếc cân để mua lấy". Sau khi đặt đồng lên cân, anh ta được gia trưởng trao quyền làm chủ người vợ. Đây là hình thức hôn nhân đơn giản được lưu hành rộng rãi nhất ở La Mã thời đó. Xã hội La Mã cổ đại tuyệt đối hóa quyền của người chồng. Chồng có thể bỏ vợ bất kỳ lúc nào. Trái lại, người vợ luôn phải trung thành. Nếu bắt quả tang vợ ngoại tình, chồng có quyền giết vợ tại chỗ. Thậm chí chỉ cần nghe dư luận đồn đại vợ mình lăng nhăng, người chồng đã có thể "xử lý". Đến năm 195 trước Công nguyên, phụ nữ La Mã vùng lên, lập thành đội ngũ vây kín Viện Nguyên lão, đòi quyền tự do. Từ lúc đó, không khí nghiêm khắc trong gia đình dần dần không còn nữa và dẫn đến sự phá sản nền đạo đức cũ. Thời này, mục đích chính của người đàn ông trong việc lập gia đình là để có của hồi môn. Vì thế chỉ cần người vợ không làm phiền mình, người chồng có thể cho cô ta tùy ý trong cách sống. Do đó đến khoảng thế kỷ thứ II trước CN, phụ nữ La Mã dần dà thoát khỏi sự ràng buộc của gia đình. Hiện tượng ngoại tình và đời sống tình dục của họ cũng phóng khoáng không thua đàn ông. Trước đấy người phụ nữ không có quyền ly hôn, nhưng bây giờ họ có thể ly hôn với bất kỳ lý do nào. Đến nỗi một nhà thơ đương thời đã mỉa mai: Trong 5 mùa đông Nàng thay đến 8 chồng Và tự hào muốn khắc kỳ công lên bia mộ! Sự lỏng lẻo của gia đình khiến các ông chồng cực kỳ bất mãn. Vì thế hoàng đế Augustus đã ban bố pháp lệnh: Nếu phát hiện vợ tư thông, người chồng phải ly hôn, nếu không sẽ bị nghiêm trị. Theo điều luật này, "dâm phụ" sẽ bị lưu đày đến một hòn đảo không có dấu chân người và không có quyền tái hôn. Còn "dâm phu" phải lưu đày đến một hòn đảo khác. Thậm chí đàn ông có vợ dan díu với kỹ nữ chưa đăng ký vẫn bị kết tội. Vì thế, số kỹ nữ đến đăng ký tăng vọt lên, đến nỗi nhiều danh môn quý phụ cũng xin đăng ký làm kỹ nữ!

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1897 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự diệt vong của Đế quốc La Mã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vì sao Đế quốc La Mã bị tiêu diệt? 1. Dĩ nhiên đã có câu trả lời của các nhà sử học. Ở đây, trong một vị thế khác, các nhà xã hội học và nhân loại học muốn khảo sát vấn đề sụp đổ của đế quốc La Mã dưới góc độ "tính văn hóa" để nhìn thấy một đáp án khác thuộc về những chiều sâu nhân văn.  Đấu trường Colisée Vào thời cổ đại, người La Mã thường thực hiện việc hôn nhân theo 4 hình thức. Một là cướp đoạt; hai là thể nghiệm; ba là cộng thực; và bốn là mua bán. Hình thức thứ nhất có tính cưỡng chiếm, xảy ra vào thời nguyên thủy. Khi nhân khẩu tăng trưởng, hình thức này được chuyển sang dạng thể nghiệm, tức là nam nữ sống chung một thời, sau đó mới xác định hôn nhân chính thức. Chỉ cần hai bên chung sống liên tục từ một năm trở lên, gia đình cô gái sẽ không còn quyền gia trưởng, và cô ta sẽ thuộc quyền của chồng và gia đình chồng. Thế nào là chung sống liên tục? Người La Mã quan niệm nếu rời bỏ người chồng trên danh nghĩa 3 ngày 3 đêm, coi như cô gái phải làm lại từ đầu. Thứ ba là hình thức hôn nhân cộng thực (cũng gọi là hôn nhân tôn giáo) được cử hành long trọng và theo những nghi thức phức tạp. Hôn lễ gồm 3 giai đoạn chính: tống thân (đưa dâu), nghinh thân (đón dâu) và cộng thực (thành thân). Thứ tư là hình thức hôn nhân mua bán. Hình thức này coi phụ nữ như một thương phẩm: Người đàn ông chỉ cần 5 người làm chứng và một người phụ trách chiếc cân là có thể mua được vợ. Trước những nhân chứng, chú rể một tay cầm một vật có giá trị xác định, một tay cầm khối đồng tuyên bố: "Theo luật pháp La Mã, vật này là sở hữu của tôi, tôi dùng đồng và chiếc cân để mua lấy". Sau khi đặt đồng lên cân, anh ta được gia trưởng trao quyền làm chủ người vợ. Đây là hình thức hôn nhân đơn giản được lưu hành rộng rãi nhất ở La Mã thời đó. Xã hội La Mã cổ đại tuyệt đối hóa quyền của người chồng. Chồng có thể bỏ vợ bất kỳ lúc nào. Trái lại, người vợ luôn phải trung thành. Nếu bắt quả tang vợ ngoại tình, chồng có quyền giết vợ tại chỗ. Thậm chí chỉ cần nghe dư luận đồn đại vợ mình lăng nhăng, người chồng đã có thể "xử lý". Đến năm 195 trước Công nguyên, phụ nữ La Mã vùng lên, lập thành đội ngũ vây kín Viện Nguyên lão, đòi quyền tự do. Từ lúc đó, không khí nghiêm khắc trong gia đình dần dần không còn nữa và dẫn đến sự phá sản nền đạo đức cũ. Thời này, mục đích chính của người đàn ông trong việc lập gia đình là để có của hồi môn. Vì thế chỉ cần người vợ không làm phiền mình, người chồng có thể cho cô ta tùy ý trong cách sống. Do đó đến khoảng thế kỷ thứ II trước CN, phụ nữ La Mã dần dà thoát khỏi sự ràng buộc của gia đình. Hiện tượng ngoại tình và đời sống tình dục của họ cũng phóng khoáng không thua đàn ông. Trước đấy người phụ nữ không có quyền ly hôn, nhưng bây giờ họ có thể ly hôn với bất kỳ lý do nào. Đến nỗi một nhà thơ đương thời đã mỉa mai: Trong 5 mùa đông Nàng thay đến 8 chồng Và tự hào muốn khắc kỳ công lên bia mộ! Sự lỏng lẻo của gia đình khiến các ông chồng cực kỳ bất mãn. Vì thế hoàng đế Augustus đã ban bố pháp lệnh: Nếu phát hiện vợ tư thông, người chồng phải ly hôn, nếu không sẽ bị nghiêm trị. Theo điều luật này, "dâm phụ" sẽ bị lưu đày đến một hòn đảo không có dấu chân người và không có quyền tái hôn. Còn "dâm phu" phải lưu đày đến một hòn đảo khác. Thậm chí đàn ông có vợ dan díu với kỹ nữ chưa đăng ký vẫn bị kết tội. Vì thế, số kỹ nữ đến đăng ký tăng vọt lên, đến nỗi nhiều danh môn quý phụ cũng xin đăng ký làm kỹ nữ! Khởi đầu sự phá sản Vào thời kỳ cuối của chế độ Cộng hòa, kịch viện và đấu trường phát triển rộng rãi ở La Mã khiến điều kiện gặp gỡ nam nữ dễ dàng hơn. Ở những sân khấu ngoài trời, trai gái có thể ngồi lẫn lộn để xem kịch hoặc đấu vật. Đây là điều kiện thuận lợi để tình yêu nảy nở tự do. Vào thời viễn cổ, người La Mã ít bàn về văn hóa do họ dồn hết tinh lực vào chiến tranh. Vì thế họ thích nói về kỷ luật, trách nhiệm, hơn là về tính văn hóa. Nhưng khi đại đế quốc La Mã kiến lập, người La Mã trở thành ông chủ của nhiều tài sản kếch xù và các nô lệ, cuộc sống xa hoa đã làm họ thay đổi. Ý thức về "tính" cũng biến dạng. Để thấy rõ sự chuyển hóa này, chúng ta có thể khảo sát sự sùng bái các vị thần của người La Mã. Đầu tiên họ sùng bái những hình tượng lạnh lùng, nghiêm túc, biểu trưng cho đạo đức trừu tượng có ý nghĩa bảo vệ người La Mã. Tiêu biểu nhất là nữ thần lửa bếp - người bảo vệ cho sự thịnh vượng quốc gia và sự bình yên của gia đình. Trong nhiều tác phẩm điêu khắc cổ La Mã, vị nữ thần này được tạo hình rất đoan trang, tư thế chính trực mặc dù hoàn toàn khỏa thân. Để thờ phụng vị nữ thần, người ta lựa chọn 6 trinh nữ từ những gia đình quyền quý. Từ lúc lên mười, 6 thiếu nữ trên được đưa vào đền để tuyệt đối hiến thân cho nghi thức thuần túy tôn giáo trong 30 năm. Đạo đức của những nữ tế nhân được coi là bảo chứng thiêng liêng về sự hưng vượng của quốc gia. 2. Năm 216 trước Công Nguyên, đại quân La Mã thất trận. Cho đây là điềm gở, xuất phát từ sự băng hoại đạo đức của 6 nữ tế nhân, người ta đã cho xử tử họ. Thế nhưng, sau khi đã chinh phục được những vùng đất rộng lớn, dân La Mã lại đột nhiên chuyển ra phóng túng và sùng bái tửu thần Hy Lạp. Nữ thần Venus ở Rome Khoảng đầu thế kỷ 2 sau Công Nguyên, người La Mã chuyển sang suy tôn thần Venus. Đây là vị thần đại diện cho tình yêu và tính dục. Vì thế cuộc sống tình dục của người La Mã đã trở nên cực kỳ phóng túng. Thời kỳ này, luật pháp La Mã rất trọng nam khinh nữ. Theo quy định, một cô gái muốn về nhà chồng phải có của hồi môn là 150 bảng vàng (khoảng 68 kg), và phải nộp cho nhà chồng trong hạn kỳ 3 năm. Chính vì thế, khi gả con gái út, triết gia Cicero (106 - 45 trước CN) phải tán gia bại sản, thậm chí phải trù tính kế hoạch ly hôn cho con gái để thu lại của hồi môn. Để tránh khỏi phí tổn quá lớn, nhiều người La Mã đã chọn cách giết chết con gái. Và chính luật pháp cũng quy định rằng cha mẹ phải dưỡng dục tất cả các con trai, nhưng trái lại, chỉ có trách nhiệm nuôi đứa con gái thứ nhất mà thôi. Điều này dẫn tới tình trạng trai thừa gái thiếu. Phụ nữ trở thành đối tượng săn lùng ráo riết của đàn ông. Vì thế, hiện tượng thiếu nữ thất trinh rất phổ biến trong xã hội. Sau khi La Mã chinh phục thế giới, sự tự do tình dục của phụ nữ cũng được nới rộng, nhất là đối với các quý phụ. Không gian giao tiếp khoáng đạt đã phá vỡ nền tảng đạo đức cũ. Người La Mã rất thực tế, họ coi tình ái là một hoạt động nhục thể, có liên quan mật thiết đến tiền bạc và không có ý nghĩa gì về tinh thần. Họ tuyệt đối không có kiểu tình yêu thuần túy tinh khiết của Plato. Xuất phát từ nhận thức bản chất nhục thể là công cụ của tính ái, và tính giao là hành vi tự nhiên giữa hai giới, các chàng trai và các cô gái La Mã đã thoải mái hẹn hò và thực hiện ân ái theo sự tự nguyện đôi bên. Bất kỳ ở đâu, trong phòng, ngoài đồng nội, nơi hành lang, tự miếu, đấu trường. Nói chung, người La Mã yêu nhau cực kỳ tự nhiên. Thời đó, các kỹ nữ trang điểm rất công phu, khêu gợi. Họ thường đứng đón khách làng chơi dưới những "Fornices" (lầu xanh), vì thế đã nảy sinh nguồn gốc của động từ fornicity (tính giao). Khi phân tích các di tích trên cổ thành Pompeii, các nhà nghiên cứu nhận định: "Trong số những chữ viết và vết khắc thô thiển nơi tường vách và cột trụ hành lang thành Pompeii, hai từ felicitas và felix, có nghĩa là vui sướng và khoái lạc, đập vào mắt nhiều nhất". Khoả thân là mốt của người La Mã cổ đại mà biểu hiện rõ nhất là nhà tắm công cộng. Với lý do tắm gội, họ thoải mái cởi bỏ trang phục trước mắt mọi người không chút e ngại. Thậm chí phụ nữ La Mã còn cho phép nam nô lệ thoa dầu, massage thân thể. Đôi khi họ cũng đồng ý cho những nô lệ của mình khỏa thân và tiến hành "tính giao". Không phải chỉ khỏa thân trong gia đình, nơi nhà tắm, người La Mã còn buôn bán nô lệ khỏa thân. Nói chính xác hơn, khi mua bán nô lệ nơi quảng trường, người La Mã cho họ thoát y toàn thân để tiện việc lựa chọn. Trong những thành thị lớn ở La Mã cổ đại, hầu như ngày nào cũng diễn ra cảnh mua bán như thế. Bất kể ở điều kiện thời tiết nào, người nô lệ da đen bị đem bày bán cũng hoàn toàn khoả thân. Họ đứng trên một "khán đài chuyển động" để người mua có thể dễ dàng quan sát, sờ mó, định giá, trả giá. Số nô lệ ở La Mã rất nhiều. Trong thành phố, cứ khoảng 3 cư dân lại có 1 nô lệ. Con số nô lệ còn cao hơn nhiều lần ở khu vực ngoại thành. Trong các gia đình La Mã, nam chủ nhân chiếm hữu nô lệ như công cụ lao động; nữ chủ nhân biến nam nô lệ thành công cụ hưởng lạc. Hình ảnh về sự phóng túng của tính dục lan tràn khắp xã hội. Trước khi kết hôn, hầu như cô gái nào cũng đã từng "tận hưởng" với nô lệ của mình. Đề phòng việc mang thai, phụ nữ quý tộc yêu cầu nô lệ phải chấp nhận một số hình thức thiến, hoặc thực hành các hình thức giao hoan mà không gây "hậu quả". Để giữ bí mật cho mình, phụ nữ La Mã còn bắt những nam nô lệ tình dục phải chịu cảnh bị chọc cho mù mắt. Những cảnh thoát y vũ kỳ quặc Tại La Mã cổ đại, thoát y vũ là thú tiêu khiển phổ biến. Cách thoát y của các cô gái La Mã rất nhẹ nhàng, đôi khi họ chỉ cần di chuyển ngược chiều, y phục sẽ tự động rơi xuống. Kịch trường La Mã cũng rất phóng khoáng, có thể diễn bất kỳ tác phẩm khêu gợi nào. Mô thức cố định của kịch là cảnh bắt quả tang cô gái khỏa thân. Bất kỳ nam hay nữ diễn viên đều có thể tùy hứng biểu diễn những động tác kích thích dục tính. Tuy vậy, trong lĩnh vực kịch nghệ, địa vị của nữ diễn viên vẫn rất thấp so với nam diễn viên, tương tự vị trí của kỹ nữ, gái bán bar ngoài xã hội. Ngoài việc phóng túng nơi kịch trường, người La Mã cổ đại còn có cách thể hiện tính dục nơi đấu trường. Ví dụ ở các võ trường giác đấu, khán giả có thể xem những tay tử tù biểu diễn cảnh thần Athis bị thiến đầy máu me, hay cảnh thần Mythi thoát y. Khi Cơ đốc giáo bị bức hại, nhiều nữ tín đồ đã bị ép đến đấu trường biểu diễn. Trước mắt 2 vạn khán giả, bọ bắt buộc phải thoát y để giác đấu với bò tót... 3. Sự phóng túng tính dục của người La Mã được đẩy lên cao điểm qua hình mẫu một nhân vật trứ danh thời đó: Hoàng hậu Theodore. Từ một diễn viên ca kịch, từng đóng vai khỏa thân, Theodore đã leo lên địa vị quý tộc, trở thành một nữ hoàng đầy quyền lực và dâm đãng. Sử gia Procopius (499 - 565), trong cuốn Bí sử, đã viết về người phụ nữ lừng danh này như sau: "Ở Byzantine có một người tên là Akamas, chuyên quản lý các động vật ở đấu trường. Mặc dù mạnh như gấu, nhưng đến thời Anasthatus chấp chính, ông ta đã mắc đột bệnh và qua đời, để lại 3 người con gái: Komith, Theodore và Anasthania, trong đó cô lớn nhất là Komith mới lên 7. Người vợ cải giá. Sau khi trưởng thành, cả 3 cô gái đều rất xinh đẹp, được mẹ cho phép đi biểu diễn trên sân khấu. Do không được huấn luyện chuyên nghiệp về ca múa, Theodore chỉ có thể dựa vào sắc đẹp và tuổi trẻ của mình để chinh phục khán giả. Trong nhiều vở kịch, nàng chấp thuận đóng vai khỏa thân một cách tự nhiên. Từ đó, trong những buổi yến tiệc sang trọng của các gia đình quyền quý, Theodore đều được mời tới để vũ thoát y...". Nhờ sắc đẹp và sự phóng đãng, Theodore nhanh chóng nổi tiếng, và trở thành tình nhân của hoàng đế Byzantine. Sau khi được "thăng cấp" quý tộc, Theodore kết hôn với vua La Mã Justinian. Lúc đó nàng mới 16 tuổi. Theodore cùng chấp chính với Justinian trong tư cách hoàng hậu. Nàng được ghi nhận là một nữ hoàng quyền lực và đầy dục vọng. Cho dù các sử gia không tiếc lời bình luận về tính dâm đãng của nàng, nhưng họ cũng phải thừa nhận năng lực của Theodore trong vai trò phụ tá Justinian. Đại đế Augustus (Nguồn: unf) Như vậy, trong đời sống tình ái, người La Mã đã rất coi trọng và tôn vinh khoái lạc. Nhưng họ lại lơ đãng một nhiệm vụ quan trọng, đó là "duy trì nòi giống". Một trong những nguyên nhân đẩy La Mã đến chỗ suy vong là hiện tượng giảm thiểu nhân khẩu một cách nghiêm trọng. Vì thế trong khoảng năm thứ 18 đến năm thứ 9 trước CN, đại đế Augustus (năm 63 trước CN - 14) phải ban bố pháp lệnh mới, quy định quả phụ phải tái giá trong vòng hai năm sau ngày chồng mất. Bất kể ai ly hôn, đều phải đi bước nữa trong thời hạn 18 tháng. Đàn ông không kết hôn, không được thừa kế tài sản. Vợ chồng không có con chỉ được hưởng một nửa di sản của cha ông. Pháp lệnh mới cũng phóng khoáng hơn, cho phép người không cùng giai cấp có thể kết hôn. Người tự do và các nô lệ đã được trả tự do cũng có thể thành vợ chồng. Hơn nữa, nguời đông con sẽ được tưởng thưởng. Nhưng pháp lệnh của Augustus không đạt được hiệu quả mong muốn vì chủ nghĩa hưởng lạc đã ăn sâu vào đời sống người La Mã. Nhiều người rất sợ có con, và họ dùng biện pháp tránh thai. Mặt khác, dân số La Mã giảm thiểu còn có một nguyên nhân căn bản nữa, đó là đại đa số đàn ông La Mã mất khả năng có con, và phụ nữ mắc chứng vô sinh. Có thể kể 3 nguyên nhân chính sau: Một là ẩm tửu quá độ. Rượu có thể kích thích tính dục, nhưng lại chế ngự khả năng sinh sản. Một điều tra mới nhất cho thấy, trong 14.000 người nghiện rượu nặng, có tới 1.400 người hoàn toàn mất khả năng sinh con. Người La Mã nổi tiếng là dân tộc "túng tửu cuồng hoan", nhiều người đàn ông có thói quen uống rượu tại nhà tắm công cộng từ trưa hôm trước đến tận ngày hôm sau. Hai là tắm gội quá mức. Nhà tắm công cộng La Mã nổi tiếng không phải là nơi tắm đơn thuần mà còn là không gian giao tiếp xã hội. Đàn ông La Mã thường có mặt hàng ngày tại địa điểm này, và đôi khi họ tắm từ nửa ngày đến... cả ngày. Nghiên cứu cho thấy, việc ngâm mình quá lâu trong nước nóng làm hạn chế việc sản sinh tinh trùng, ảnh hưởng đến khả năng sinh nở. Nhiệt độ bình thường của dịch hoàn thấp hơn thân nhiệt và các bộ phận khác trong cơ thể, trong khi nhiệt độ nước ở nhà tắm La Mã luôn luôn duy trì ở khoảng 43 độ C, nên dịch hoàn bị ảnh hưởng, dẫn tới nhiều trường hợp vô sinh ở đàn ông. Ba là nhiễm độc chì mạn tính. Theo nghiên cứu của một nhà xã hội học Mỹ, người La Mã bị chứng nhiễm độc này khiến đàn ông không có con, còn phụ nữ thường đẻ non hoặc thai nhi chết khi vừa lọt lòng. Nguyên do là người La Mã thường sử dụng ống dẫn nước, ly tách, nồi niêu bằng chì. Về phía phụ nữ, họ dùng quá nhiều mỹ phẩm pha bột chì nên rất dễ nhiễm độc. Vào thời kỳ cuối, do ngâm mình quá lâu trong nước nóng và bị nhiễm độc chì, dân số La Mã giảm đáng kể. Mặt khác, vì sa đà quá đáng vào chuyện tình dục, họ hoàn toàn mất nhuệ khí, thiếu vũ dũng. Cuối cùng, binh lực của họ ngày càng suy yếu, đế quốc La Mã đã nhanh chóng bị tiêu diệt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVHOA (17).doc
Tài liệu liên quan