Tiểu luận Tài nguyên nước vùng Nam Bộ

Lời nói đầu: Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của sự sống trên trái đất. Đặc điểm của tài nguyên nước là được tái tạo theo quy luật thời gian và không gian. Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất. Do đó con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước. Ở nước ta, khu vực Nam Bộ là khu vực có trữ lượng nước lớn, hệ thống sông dày đặc, là khu vực điển hình của vùng sông nước Việt Nam. “Tiểu luận về tài nguyên nước vùng Nam Bộ” giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tài nguyên nước vùng Nam Bộ, cũng như vai trò quan trọng của nó trong cuộc sống và những vấn đề đang gặp phải ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên này. Lời nói đầu. Nội dung. I. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. 1. Điều kiện tự nhiên. 2. Điều kiện kinh tế xã hội. II. Tài nguyên nước Nam Bộ và các vấn đề đang gặp phải. 1. Tài nguyên nước trời. 2. Tài nguyên nước ngầm. 3. Tài nguyên nước mặt. III. Những giải pháp cụ thể để bảo vệ nguồn tài nguyên này. Kết bài. Tiểu luận: Tài nguyên nước vùng Nam Bộ

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2233 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tài nguyên nước vùng Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu: Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của sự sống trên trái đất. Đặc điểm của tài nguyên nước là được tái tạo theo quy luật thời gian và không gian. Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất. Do đó con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước. Ở nước ta, khu vực Nam Bộ là khu vực có trữ lượng nước lớn, hệ thống sông dày đặc, là khu vực điển hình của vùng sông nước Việt Nam. “Tiểu luận về tài nguyên nước vùng Nam Bộ” giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tài nguyên nước vùng Nam Bộ, cũng như vai trò quan trọng của nó trong cuộc sống và những vấn đề đang gặp phải ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên này. NỘI DUNG I. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. 1. Điều kiện tự nhiên. Địa hình trên toàn vùng Nam Bộ khá bằng phẳng, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia và một phần phía Tây Bắc giáp Nam Trung Bộ. Đây là một vùng đồng bằng sông nước rất đặc trưng, có diện tích tự nhiên là 6.130.000 ha và độ phì nhiêu cao nhất trong tất cả các đồng bằng nước ta. Toàn vùng có đến 4.000 kênh rạch, dài tổng cộng 5.700km. Địa hình và thổ nhưỡng của hai tiểu vùng có khác nhau: Đông Nam Bộ có độ cao 100m - 200m là vùng đất đỏ bazan và đất phù sa cổ; Tây Nam Bộ (đồng bằng sông Cửu Long) có độ cao trung bình chưa đầy 2m, là vùng đất phù sa mới. Đồi núi trong vùng không nhiều và tập trung ở miền Đông, như núi Bà Rá (Bình Phước, 736m), núi Chứa Chan (Đồng Nai, 839m), núi Bao Quan (Bà Rịa - Vũng Tàu, 529m), núi Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu, 461m), núi Bà Đen (Tây Ninh, 986m)... Ở miền Tây chỉ có hai điểm cao là dãy Thất Sơn (An Giang, cao nhất là núi Cấm 718m), dãy Hàm Ninh (Kiên Giang, cao nhất là núi Chúa 602m. Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo, nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao. Biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp và ôn hòa. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng từ 80 - 82%. Khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4. Về mùa vụ sản xuất có khác với khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. 2. Điều kiện kinh tế - xã hội: Khu vực Nam Bộ hiện nay với 19 đơn vị hành chính đã trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Được tập trung ở những tỉnh thành phố: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa–Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Vùng kinh tế có nhiều tiềm năng, lợi thế, năng động sáng tạo, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tạo động lực phát triển kinh tế chung của Việt Nam. Với giải pháp cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, là khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của toàn vùng để phát triển ổn định và bền vững; là cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. Có mức tăng trưởng kinh tế trung bình 12,6%/năm, chiếm 60% sản xuất công nghiệp của đất nước theo giá trị, 70% của doanh thu xuất khẩu của cả nước và 40% của tổng sản phẩm nội địa của đất nước (GDP). Thu nhập đầu người bên trong khu vực này là 31,4 triệu VNĐ/năm. II. Tài nguyên nước Nam Bộ và các vấn đề đang gặp phải. 1-Tài nguyên nước trời: Nam Bộ có lượng mưa hàng năm dao động từ 966 - 1325mm và góp trên 70 - 82% tổng lượng nước trong suốt cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống khu vực phía Tây và Tây Nam. Ở khu vực Đông Nam có lượng mưa thấp nhất. Khi xuất hiện cường độ mưa lớn xảy ra trên một số khu vực trong vùng, thường gây hiện tượng xói mòn ở những vùng gò cao. Khi mưa kết hợp với cường triều và lũ sẽ gây ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư trong vùng. Thêm vào đó theo kết quả nghiên cứu thực hiện liên tục trong giai đoạn 1996 - 2009, do thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Lan - Phân viện Khí tượng thủy văn và môi trường phía Nam (Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường) - thực hiện thì 50% lượng mưa của vùng Nam Bộ là mưa axit, điều này là hệ quả của việc ô nhiễm môi trường do khí thải các khu công nghiệp. 2-Tài nguyên nước ngầm: Tốc độ đô thị hóa nhanh cùng các hoạt động công nghiệp, năng lượng, giao thông kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Trong đó, sự suy giảm nguồn nước cũng như chất lượng nguồn nước ngầm đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của các đô thị. Cùng với sự gia tăng các đô thị trên toàn quốc là sự gia tăng dân số đô thị. Theo đó, nhu cầu sử dụng nước không ngừng tăng. Thống kê sơ bộ cho thấy, lượng nước khai thác sử dụng cho các đô thị từ vài trăm đến hàng triệu m3/năm, trong đó khoảng 50% nguồn nước cung cấp cho các đô thị được khai thác từ nguồn nước ngầm. Các nguồn nước ngầm được khai thác nằm ngay trong đô thị hoặc ven đô thị. Thế nên, theo thời gian, nhiều nguồn nước đã cạn kiệt hoặc đang bị ô nhiễm bởi sự xâm lấn quá nhanh của đô thị . Tại TP.HCM khai thác khoảng 500.000 m3 (khoảng 200 triệu m3/năm). Các đô thị khu vực đồng bằng Nam Bộ cũng đang khai thác khoảng 300.000 m3/ngày (110 triệu m3/năm). Các kết quả nghiên cứu quan trắc mới nhất cho thấy, tại TP.HCM, Hòn Gai, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu… Bên cạnh đó nền sản xuất nông nghiệp cũng góp phần gây ô nhiễm nguồn nước ngầm như sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không khoa học. Vì vậy nguồn nước ngầm đang có những dấu hiệu cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn. Mực nước của các tầng chứa nước khai thác bị hạ thấp liên tục theo thời gian. Hiện tượng suy giảm chất lượng nước cũng khá rõ, đặc biệt là ô nhiễm Asen và vật chất hữu cơ, các hợp chất nitơ. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự nâng cao của nồng độ Asen trong nguồn nước tại TP.HCM… Các thành phần hóa học khác như NH4, NO2 cũng có sự biến động rõ rệt. 3-Tài nguyên nước mặt: Toàn vùng có hai hệ thống sông lớn nhất là hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long. Hệ thống sông Đồng Nai ở khu vực Đông Nam Bộ có lượng phù sa khá thấp, tốc độ bồi lắng ven biển khá chậm, nhưng nhờ lòng sông sâu nên là nơi tập trung các cảng chính của khu vực như cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái, cảng Hiệp Phước, cảng Phú Mỹ... Hệ thống sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng sông Cửu Long mà diện tích lên tới 39.734km². Với lượng nước trung bình hằng năm vào khoảng 4.000 tỷ m3, vận chuyển khoảng 100 triệu tấn phù sa, sông Cửu Long đã phối hợp với biển Đông để tạo ra những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông, các giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, Tây Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Điểm bất lợi là lượng phù sa bồi lắng quá lớn làm cạn các luồng lạch và cửa biển.  *Hệ thống sông Đồng Nai Toàn cảnh hệ thống sông Đồng Nai Chiếm gần đại bộ phận miền Đông Nam Bộ, sông Đồng Nai có một vị trí khá quan trọng về mặt tài nguyên nước, nguồn điện năng và về mặt giao thông thủy. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ vùng núi phía Bắc thuộc cao nguyên Lang Biang (Nam Trường Sơn) ở độ cao 1.770m. Hướng chảy chính của sông là Đông Bắc - Tây Nam và Bắc - Nam. Sau khi hợp hai nhánh Đa Nhim và Đa Dung, sông Đồng Nai vòng bao lưu vực sông La Ngà, chảy qua nhiều thác ghềnh, mà thác cuối cùng nổi tiếng là thác Trị An cách Biên Hòa 30km. Qua Trị An, sông Đồng Nai chảy vào đồng bằng. ở thượng lưu thác Trị An, sông Đồng Nai có nhánh lớn La Ngà gia nhập, với diện tích lưu vực 4.100km2. Ở hạ lưu thác Trị An, lại nhận thêm nhánh sông Bé với diện tích lưu vực 8.200km2. Về phía Tây lưu vực có sông Sài Gòn bắt nguồn từ cao nguyên Hớn Quản chảy song song với sông Bé và đổ vào sông Đồng Nai. Từ thượng nguồn đến hợp lưu với sông Sài Gòn, dòng sông chính dài khoảng 530 km. Đoạn sông Đồng Nai từ đó đến chỗ gặp sông Vàm Cỏ có tên là sông Nhà Bè. Đoạn này dài khoảng 34 km. Sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ chảy trong đồng bằng thấp nên thủy triều ảnh hưởng lên đến tận nguồn. Cũng có ý kiến cho rằng sông Vàm Cỏ trước đây là phân lưu của sông Cửu Long, về sau sông chuyển dòng về phía Tây Nam. Hệ thống phân lưu ở cửa sông Đồng Nai rất phức tạp giữa vùng cửa Xoài Rạp và mũi Ô Cấp hai bên bán đảo Cần Giờ, với những diện tích rộng lớn chằng chịt rừng tràm, rừng đước. Toàn bộ chiều dài sông Đồng Nai đến cửa Xoài Rạp ước khoảng 586km, diện tích lưu vực cho đến ngã ba Lòng Tàu là 29.520 km2. Độ dốc trung bình của lưu vực là 0,064. Mật độ lưới sông thay đổi từ 0,64 km/km2 đến xấp xỉ 2 km/km2. Lưu vực sông Đồng Nai có lượng mưa tương đối phong phú với trung tâm mưa lớn nhất tại Bảo Lộc trên cao nguyên Di Linh. Lượng mưa đạt tới 2.876 mm mỗi năm. Ở thượng nguồn lưu vực phía nam cao nguyên Lang Biang, lượng mưa vào loại trung bình: 1.300 mm đến 1.800 mm. Sau cao nguyên Di Linh, lượng mưa có giảm, nhưng vẫn còn phong phú từ 2.000 - 2.300 mm. Tính trung bình, hằng năm trên lưu vực lượng mưa đạt xấp xỉ 2.300 mm. Mùa mưa trên lưu vực bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng XI có lượng nước chiếm 80-85% tổng lượng nước cả năm. Tháng có lượng nước lớn nhất trong năm thường là tháng IX, có nơi tháng X, và có thể đạt từ 25 - 30% lượng nước năm. Hệ thống sông Đồng Nai có khá nhiều phụ lưu. Số phụ lưu có chiều dài dòng sông trên 10km tới 233 con. Tuy vậy trong số các phụ lưu này, đáng kể cũng chỉ có một vài sông lớn như Đa Nhim, La Ngà, Đak Nông, Đạ Huoai, Bé, Sài Gòn và hệ thống Vàm Cỏ - Đa Nhim (mà thượng lưu còn gọi là Đa E Cấp, bắt nguồn từ dãy núi Jaric (1930m). Tóm lại về mặt hình thái, đây là một sông lớn, song lưu vực hầu như ở trên lãnh thổ nước ta. Đồng Nai có dạng một sông già, được thanh xuân hóa dưới tác dụng của tân kiến tạo. Đây là vùng được nâng lên là chủ yếu, nên độ cao bình quân toàn lưu vực khá lớn, đặc biệt là dòng sông lại phát triển trên các cao nguyên xếp tầng. Sông nhiều nước, song lũ ít đột ngột vì lòng sông ít dốc, ngay ở một số đoạn trung lưu cũng vậy, đặc biệt là mạng lưới sông dạng lông chim của khu vực Song song với quá trình phát triển, các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước đã nảy sinh và ngày càng phức tạp, môi trường nước bị ô nhiễm có xu thế nghiêm trọng do; đây là vùng từng được xem có nguồn nước dồi dào nhưng hiện nay đang tiếp cận dần với ngưỡng hạn chế về nguồn nước.(Ông Nguyễn Vũ Huy -Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam). Hệ thống sông Đồng Nai ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng do tình trạng xả thải vô tội vạ từ hàng trăm khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX). Tại lưu vực mà hệ thống sông Đồng Nai đi qua, có rất nhiều các KCN, KCX đặt “bản doanh” tại Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM như KCN Việt Nam – Singapore, KCN Biên Hòa 1 - 2, KCN Linh Trung, KCN Sóng Thần, KCN Tân Thuận… Chính vì vậy, chất thải tại các KCN, KCX này đã, đang và sẽ ngày càng “giết chết” hệ thống sông lớn nhất miền Đông Nam Bộ này, chưa kể là chất thải sinh hoạt từ các khu đô thị, khu dân cư rất đông đúc tại đây; chất thải Bệnh viện và chất thải nông nghiệp. Theo số liệu thống kê, trên lưu vực sông Đồng Nai có 103 KCN và hàng chục Cụm công nghiệp với lượng nước thải đổ ra hệ thống sông này là hơn 1,8 triệu m3/ngày đêm, cùng với khoảng 20 triệu dân với lượng nước thải sinh hoạt khoảng hơn 2,7 triệu m3/ngày đêm…là những nguy cơ rất lớn đến môi trường sống. Mặc dù thượng nguồn lưu vực sông Đồng Nai chất lượng nguồn nước chưa đáng lo ngại, tuy nhiên ở khu vực hạ lưu từ sau đập Trị An, đập Dầu Tiếng xuống đến cửa biển, nguồn nước nhiều nơi đã bị ô nhiễm nặng. Trong đó, đoạn sông đi qua vị trí đặt nhà máy nước Thủ Đức (nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân TPHCM) chất lượng nguồn nước chưa đủ yêu cầu cung cấp nước sinh hoạt.  Theo cảnh báo của các nhà khoa học, ngoài những nguyên nhân như nước thải các nhà máy, nước thải sinh hoạt chưa được xử lý triệt để, xả thẳng ra sông gây ô nhiễm cho dòng sông này, mà hiện nay việc quy hoạch một số công trình thủy điện đầu nguồn cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm cho sông Đồng Nai. - Nhiễm mặn trên sông Đồng Nai đe dọa các nhà máy nước: Kết quả quan trắc của Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai cho biết, dù thời tiết có mưa trái mùa nhưng độ mặn trên sông Đồng Nai vẫn vượt ngưỡng gấp năm lần so với thông thường, độ mặn tương đương với 105mg/lít. Đây là những dấu hiệu bất thường đe dọa tới nguồn nước cung cấp cho hàng triệu dân vùng Đông Nam Bộ và TP.HCM (trước đây nước sông Đồng Nai luôn ổn định với độ mặn 20mg/lít). Đặc biệt, trong những ngày cao điểm nắng nóng độ mặn đã lên đến 260mg/lít, vượt mức cho phép (tiêu chuẩn Việt Nam quy định độ mặn trong nguồn nước cấp sinh hoạt không vượt quá 250mg/lít) và tăng hơn mười lần so với mức thông thường . *Hệ thống sông Cửu Long ( phần sông Mekong chảy trong lãnh thổ Việt Nam) Sông Mekong là một trong mười con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng có chiều dài hơn 4.800 km, diện tích lưu vực 795.000 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm khoảng 15.000 m3/s và tổng lượng dòng chảy hàng năm 475 tỷ  m3 tại châu thổ, chảy qua lãnh thổ của 6 quốc gia là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Thông qua hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, sông Cửu Long đã cung cấp một lượng nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản (chiếm khoảng 80% sản lượng gạo xuất khẩu và trên 50% tổng sản lượng thủy sản của cả nước). Bên cạnh đó, hệ thống sông Cửu Long còn đóng vai trò quan trọng trong việc giao thông vận tải thủy nội địa và giao thông vận tải biển phục vụ cho việc xuất khẩu hàng hóa nông sản. Ở vùng Tây Bắc Trung Quốc, nơi khởi nguồn hầu hết các con sông lớn của Việt Nam như sông Cửu Long (Mekong), sông Đà, sông Thao (thượng nguồn sông Hồng), sông Gâm, sông Chảy, v.v... (Đáng chú ý, trong khi miền Tây và Tây Nam Trung Quốc mất mùa mưa và lũ như ở Việt Nam, miền Trung và Đông Nam Trung Quốc lại có trạng thái thời tiết ngược lại, mưa cực to, lũ cực lớn). Khi lượng mưa trên lãnh thổ Việt Nam thiếu hụt, lượng nước bên thượng nguồn phía Trung Quốc lại đóng vai trò bổ sung quan trọng, nhưng nước ở thượng lưu các sông đó được phía Trung Quốc tận dụng tối đa cho các công trình thủy điện của họ. Chẳng hạn, thượng nguồn sông Thao ở phía Trung Quốc có tới 15 đập thủy điện ở cả các nhánh chính và phụ. Thượng nguồn sông Đà phía Trung Quốc có tám công trình thủy điện ở dòng chính, 10 thủy điện ở dòng nhánh. Thượng nguồn sông Gâm (đổ về hồ Tuyên Quang của Việt Nam) bên phía Trung Quốc có 8 công trình thủy điện. Với sông Mekong cũng vậy, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mực nước lũ thấp chính là hệ thống thủy điện ở thượng nguồn.“Chính hệ thống đập dày đặc trên sông Mekong mà hầu như không ai bảo được ai khiến cho chế độ lũ trên dòng sông quốc tế này thay đổi ngày càng tồi tệ và gánh chịu nặng nhất chính là quốc gia ở hạ lưu con sông. Từ những năm 1950 Trung Quốc đã tuyên bố chiến lược chuyển nước từ phía Nam lên phía Bắc và từ đó họ xây dựng nhiều đập ngăn nước trên sông Mekong. Các đập này ban đầu có thể phục vụ sản xuất điện nhưng theo nhiều chuyên gia, trong tương lai nó sẽ phục vụ việc chuyển nước từ sông Mekong sang lưu vực sông Trường Giang để từ đó đưa nước ngược lên phía Bắc - khu vực vốn khan hiếm nước của Trung Quốc. Cùng với Trung Quốc, các nước có sông Mekong chảy qua như Lào, Campuchia, Thái Lan cũng xây đập trên đoạn sông chảy qua lãnh thổ của họ. Ước tính sẽ có hơn 20 đập trên sông Mekong và điều này sẽ tác động rất lớn đến VN - nước ở phía dưới cùng của sông. Có thể ngay cả mùa lũ - mùa nước nổi đặc trưng của vùng ĐBSCL cũng không còn, bởi vì nước có về nhiều nữa đâu mà còn mùa lũ, môi trường sống và hệ sinh thái sông Mekong sẽ bị hủy hoại vĩnh viễn, động thực vật phong phú, nhất là loài cá, từ đó ảnh hưởng tới đời sống người dân làm nghề đánh bắt thủy sản. Hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng lên và việc xây đập từ thượng nguồn đến hạ nguồn  sông Mê Công đang ảnh hưởng tai hại đến Đồng bằng Cửu Long. Nước mặn từ biển Đông đang theo các dòng sông xâm nhập vào đồng bằng sông Cửu Long sâu 70km. Bên cạnh đó, có những nguyên nhân đến từ con người như gia tăng sản xuất lúa bằng đê bao khép kín để chống lũ. Nước lũ chảy hết ra biển không được tích lũy trên đồng ruộng theo hiện tượng tự nhiên, nên khi nước biển tràn ngược các dòng sông trong mùa khô, tình trạng ngập mặn trở nên dễ dàng hơn, bao phủ lên cả đồng bằng là nước ngập mặn dẫn đến nguy cơ khu vực này không còn là vựa lúa lớn nhất của cả thế giới. Sông Cửu Long chỉ còn “Thất Long”? Dưới tác động của tự nhiên và con người, sông Cửu Long hiện chỉ còn 7 cửa đang hoạt động, 2 cửa sông chết dần. Đó là cửa Ba Lai và cửa Bát Sắc (Bassac). Hai cửa sông này đã ngừng chảy do bồi tụ và xây dựng công trình giao thông thủy lợi. Đây là kết luận của Viện Địa chất (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) sau quá trình nghiên cứu kéo dài ở các cửa sông và vùng ven biển ĐBSCL hơn 50 năm. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là trong khoảng hai thập niên gần đây, hiện tượng sạt lở ở đầu nguồn ĐBSCL diễn ra nhanh hơn nhiều năm về trước, đặc biệt ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Tổng cục Môi trường cho biết, trên địa bàn tỉnh An Giang, khu vực ven sông Tiền có 13 điểm sạt lở, với cung trượt 2 - 30m/năm và 25 điểm sạt lở dọc bờ sông Hậu, mức độ sạt lở ngày càng tăng. Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 99 điểm sạt lở với tổng chiều dài hơn 172 km, nhiều nơi sạt lở ăn sâu vào bờ đến 25m. Không chỉ ở đầu nguồn, sạt lở còn đe dọa nhiều địa phương khác như: Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau... Hiện tượng xói lở và bồi lắng sẽ gia tăng hàm lượng bùn cát, độ đục trên sông, mất đất sản xuất và sinh sống của người dân. Rừng cây ven bờ và ven biển bị ảnh hưởng do xói lở và bồi lắng là thay đổi các hệ sinh thái khu vực, mất nơi lưu trú và nguồn thức ăn cho nhiều loài thực và động vật hoang dã. Nguồn nước phục vụ cho dân sinh, canh tác sẽ khó khăn hơn. III. Những giải pháp cụ thể để bảo vệ nguồn tài nguyên này: Vì hiện tượng biến đổi khí hậu chung, cùng với các tác động gây ô nhiễm của con người, vùng Nam Bộ trong thời gian tới có thể bị tác động rất lớn do các nguồn nước ở các hệ thống sông bị cạn kiệt, ô nhiễm. Theo các nhà khoa học thì tới năm 2070, sự thay đổi thời tiết trong vùng sẽ tác động đến nguồn nước của vùng, chủ yếu thông qua các dòng sông vừa và nhỏ, các dòng chảy bị giảm thiểu đi. Do đó trong tương lai cần có các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Biện pháp chống xâm nhập mặn: Theo dõi chặt chẽ diễn biến hạn - mặn trên toàn đồng bằng và ngay tại địa phương để có biện pháp phòng chống hiệu quả. Tiếp tục nạo vét kênh mương, sửa chữa bờ bao, cống bọng, cống kiểm soát mặn. Đắp đập tạm thời vụ, theo dõi diễn biến mặn để có thể lấy nước tưới khi chưa có mặn. Ở những vùng đan xen lúa - tôm cần có kế hoạch đóng mở cống hợp lý, kiểm soát ranh mặn, có biện pháp kịp thời trong khống chế và ngăn chặn nước ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản. Hoàn chỉnh hệ thống đê bao ngăn mặn dọc sông, xây dựng các cống ngăn mặn và lấy nước ngọt. Tăng khả năng cấp nước ngọt cho vùng mặn. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bố trí thời vụ hợp lý để giảm lượng nước tưới mùa kiệt và thực thi tiết kiệm nước. Giải pháp với vấn đề nước thải công nghiệp: Hậu quả của việc phân bố hàng trăm khu công nghiệp trên hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn (xả nước thải xuống các sông)... đang làm ô nhiễm cả lưu vực sông rộng lớn, đe doạ môi trường sống của hàng chục triệu người dân khu vực Nam Bộ .Hay các lò gạch ở các tỉnh An Giang, Long An, Tiền Giang dù đã phân bố ở khu vực nông thôn, xa khu dân cư nhưng khi có gió đã mang khói, bụi vào gây ô nhiễm trên diện rộng làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt. Để hạn chế nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của các Khu chế xuất - Khu công nghiệp (KCX - KCN), đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước thì chúng ta cần có những biện pháp về trước mắt và lâu dài như: Về trước mắt: Các cấp có thẩm quyền cần chỉ đạo các KCX - KCN chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung phải xây dựng hệ thống xử lý trước khi đi vào họat động. Ban quản lý các KCN yêu cầu các doanh nghiệp phải đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, dứt khoát đóng cửa các doanh nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải riêng. Các KCN cũng phải lắp đặt máy quan trắc nuớc thải tự động tại các cửa xả thải khi xử lý nước thải tập trung. Ngoài ra, từng ngành, từng cấp cần tăng cuờng công tác kiểm tra, thanh tra, xử phạt các hành vi vi phạm môi trường của các doanh nghiệp. Về lâu dài: Các khu, cụm công nghiệp quy hoạch phải tập trung, tránh nằm trong, sát hoặc giao thoa với các khu dân cư hiện hữu. Vì theo lý thuyết phân bố trong phạm vi xa - gần là 20- 30 km không ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ hàng hoá và cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất của khu, cụm công nghiệp đó, chỉ có chi phí cho giao thông là tăng lên, nhưng không đáng kể. Trước khi giao đất cho các KCX- KCN các doanh nghiệp cần có báo cáo tác động môi trường theo quy định. Phát triển công nghiệp hướng tới môi trường sạch, chú trọng đến sức khoẻ người dân là một định hướng phát triển mang tính nhân văn, có đạo đức. Giải pháp với nước thải sinh hoạt Khu vực Nam Bộ với dân số đông, dân cư thường tập trung tại một khu vực lớn, lượng nước thải từ sinh hoạt thường được xả trực tiếp xuống cống thải nước, vì vậy sẽ dẫn đến tình trạng dò rỉ nước thải. Một phần cũng là do hoạt động của con người như đào bới, để các vật nặng lên hệ thống thải hoặc xe cộ đi lại, các điều kiện tự nhiên như sạt lở đất, rễ cây đâm vào….Người dân thường có thói quen xả rác xuống những dòng sông gây ô nhiễm rất nghiêm trọng. Người dân cũng không có ý thức khi sử dụng nước trong sinh hoạt cũng sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy cần phải có giải pháp như: nâng cao ý thức người dân trong việc sử dụng nguồn nước thích hợp, tiết kiệm có hiệu quả nhất. Không xả rác trực tiếp xuống sông mà phải dọn sạch rác tại những khu vực này tránh tình trạng ô nhiễm nặng hơn. Cần bảo vệ nghiêm ngặt tài nguyên nước ngầm Khai thác nguồn nước ngầm để phục vụ phát triển các đô thị là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh của các đô thị cùng với sự khai thác vô tội vạ đang nảy sinh nhiều nguy cơ tác động xấu đến nguồn tài nguyên nước dưới đất. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đó là tình trạng khai thác vượt quá trữ lượng tiềm năng, gây cạn kiệt nguồn nước; khai thác không theo quy hoạch hoặc thiếu đánh giá nguồn nước; chưa xem xét đầy đủ vấn đề bảo vệ nguồn nước ngầm khi xây dựng các quy hoạch về sử dụng đất, phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị… Đặc biệt, công tác thu gom chất thải rắn, xử lý nước thải tại nhiều đô thị còn rất sơ khai dẫn đến tình trạng nguồn nước bẩn, các chất gây nguy hại thấm sâu làm ô nhiễm nguồn nước. Một nguy cơ khác của quá trình đô thị hóa là sự phát triển đang làm bê tông hóa bề mặt, làm thu hẹp diện tích bổ sung nước từ nguồn nước mưa, nước mặt cho nước dưới đất (đây là nguồn nước hết sức quan trọng trong chu trình tái tạo nguồn nước ngầm bị khai thác). Cộng thêm là sự phát triển mạnh mẽ của các công trình cao tầng với các lỗ khoan sâu cũng "đóng góp" một phần không nhỏ vào sự gia tăng ô nhiễm và suy giảm chất lượng và nguồn nước ngầm. Ở các nước phát triển, nước đã trở thành nguồn tài nguyên quý giá và được bảo vệ nghiêm ngặt. Với Việt Nam, đã đến lúc thắt chặt hơn nữa công tác bảo vệ nguồn tài nguyên này. Bởi lẽ, quá trình phát triển mạnh mẽ của các đô thị cũng như sản xuất công nghiệp đã và đang khiến một phần nguồn nước mặt bị thu hẹp và ô nhiễm.. Đã có những đô thị trên thế giới phải lấy nuớc ngầm xa hàng trăm cây số bởi hệ thống nuớc ngầm trong và ven đô thị của họ đã cạn kiệt. Đó không phải là bài học mới, nhưng có lẽ vẫn chưa cũ trong bối cảnh phát triển đô thị quá nhanh, thiếu quy hoạch ở Việt Nam. Khu vực Nam Bộ, nhất là với vùng ÐBSCL, thay đổi về thời tiết hằng năm đang trực tiếp tác động đến nguồn nước. Dòng chảy sông Mê Công có xu thế giảm đi, chủ yếu do dòng chảy kiệt giảm. Dự báo, từ nay đến năm 2070, dòng chảy lũ thiên về biến đổi dương và dòng chảy kiệt thiên về biến đổi âm. Nguy hại hơn, do chế độ mưa ngày càng thất thường nên nguồn nước về mùa khô sẽ trở nên khan hiếm hơn. Hạn hán không những gia tăng trong mùa khô mà còn có khả năng phát sinh trong một số thời điểm nhất định của mùa mưa. Bên cạnh đó, do nhiệt độ tăng cao và bốc hơi mạnh trên các ruộng lúa cũng sẽ làm tăng nhu cầu về nước và chi phí sản xuất. Ðồng thời, khi nước biển dâng, phần lớn diện tích vùng đồng bằng châu thổ sông Mê Công sẽ bị nhiễm mặn, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước tưới cho cây trồng các loại, thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa đất và thoái hóa nguồn nước. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần phải có những biện pháp quản lý và sử dụng nguồn nước sao cho có hiệu quả nhất. KẾT BÀI Khu vực Nam Bộ, nhất là với vùng ÐBSCL, thay đổi về thời tiết hằng năm đang trực tiếp tác động đến nguồn nước. Dòng chảy sông Mê Công có xu thế giảm đi, chủ yếu do dòng chảy kiệt giảm. Dự báo, từ nay đến năm 2070, dòng chảy lũ thiên về biến đổi dương và dòng chảy kiệt thiên về biến đổi âm. Nguy hại hơn, do chế độ mưa ngày càng thất thường nên nguồn nước về mùa khô sẽ trở nên khan hiếm hơn. Hạn hán không những gia tăng trong mùa khô mà còn có khả năng phát sinh trong một số thời điểm nhất định của mùa mưa. Bên cạnh đó, do nhiệt độ tăng cao và bốc hơi mạnh trên các ruộng lúa cũng sẽ làm tăng nhu cầu về nước và chi phí sản xuất. Ðồng thời, khi nước biển dâng, phần lớn diện tích vùng đồng bằng châu thổ sông Mê Công sẽ bị nhiễm mặn, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước tưới cho cây trồng các loại, thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa đất và thoái hóa nguồn nước. Vì vậy trong giai đạn hiện nay chúng ta cần phải có những biện pháp quản lý và sử dụng nguồn nước sao cho có hiệu quả nhất. MỤC LỤC Nội dung Trang Lời nói đầu. Nội dung. I. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. 1. Điều kiện tự nhiên. 2. Điều kiện kinh tế xã hội. II. Tài nguyên nước Nam Bộ và các vấn đề đang gặp phải. 1. Tài nguyên nước trời. 2. Tài nguyên nước ngầm. 3. Tài nguyên nước mặt. III. Những giải pháp cụ thể để bảo vệ nguồn tài nguyên này. Kết bài. 1 2->3 3->10 11->14 15 Bài tiểu luận của nhóm viết dựa trên những kiến thức được học trong trường, xã hội và những tài liệu được tìm hiểu trên Iternet như: - Website bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam www.monre.gov.vn - Thư viện chia sẻ tài liệu Việt Nam www.tailieu.vn - Bách khoa toàn thư mở - Một số bài viết trên các báo điện tử Việt Nam. - Cùng các nguồn tài liệu khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctl_tnn_nhom_6_4503.doc
Tài liệu liên quan