Tiểu luận Thực trạng và giải pháp tiếp công dân tại Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế

LỜI NÓI ĐẦU Công tác tiếp dân có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân, nhằm củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước ngày càng vững chắc. Tiếp công dân là một trong những biểu hiện dân chủ của Nhà nước ta, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đồng thời thông qua công tác tiếp công dân nhằm tiếp nhận các thông tin, kiến nghị phản ánh, góp ý liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, công tác quản lý của các cơ quan; tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thật vậy, trong quá trình hoạt động thực tiễn, mối quan hệ giữa công dân với cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; giữa công dân với công dân, khi phát hiện có quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể, cá nhân, thì công dân có quyền khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước, với người có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết. Do vậy làm tốt công tác tiếp dân sẽ góp phần phát huy bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tạo điều kiện công dân giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, thúc đẩy từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước. Làm tốt công tác tiếp dân cũng có nghĩa là làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp . Qua một thời gian tham gia lớp nghiệp vụ thanh tra cơ bản của Trường cán bộ Thanh tra, với những kiến thức đã tiếp thu, và kinh nghiệm thực tế trong công tác, tôi chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp tiếp công dân tại Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm làm rõ một số vấn đề về công tác tiếp công dân và đưa ra một số giải pháp trong tình hình hiện nay góp phần nhỏ bé của mình để thực hiện công tác tiếp dân ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian học tập, thời gian nghiên cứu chưa được nhiều, nguồn tài liệu và thực tiễn công tác còn hạn chế nên trong quá trình soạn thảo tiểu luận chắc không tránh khỏi những tồn tại, khiếm khuyết nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo Trường Thanh tra Chính phủ để từng bước sửa chữa, bổ sung cho tiểu luận được đầy đủ, có chất lượng hơn. MỤC LỤC Nội dung: Trang Lời nói đầu 1 Phần I : Cơ sở lý luận chung I. Mục đích, ý nghĩa, vai trò tiếp dân II. Quan niệm về tiếp công dân III. Nội dung và các hình thức tiếp dân IV. Trách nhiệm của người tiếp công dân, quyền và nghĩa vụ của công dân tại nơi tiếp công dân. V.Tổ chức tiếp công dân khiếu nại, tố cáo Phần II: Thực trạng công tác tiếp công dân tại Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế I. Tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân II.Công tác tiếp dân Phần III : Kiến nghị một số giải pháp Kết luận Tài liệu tham khảo

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4333 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và giải pháp tiếp công dân tại Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Công tác tiếp dân có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân, nhằm củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước ngày càng vững chắc. Tiếp công dân là một trong những biểu hiện dân chủ của Nhà nước ta, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đồng thời thông qua công tác tiếp công dân nhằm tiếp nhận các thông tin, kiến nghị phản ánh, góp ý liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, công tác quản lý của các cơ quan; tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thật vậy, trong quá trình hoạt động thực tiễn, mối quan hệ giữa công dân với cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; giữa công dân với công dân, khi phát hiện có quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể, cá nhân, thì công dân có quyền khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước, với người có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết. Do vậy làm tốt công tác tiếp dân sẽ góp phần phát huy bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tạo điều kiện công dân giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, thúc đẩy từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước. Làm tốt công tác tiếp dân cũng có nghĩa là làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp…. Qua một thời gian tham gia lớp nghiệp vụ thanh tra cơ bản của Trường cán bộ Thanh tra, với những kiến thức đã tiếp thu, và kinh nghiệm thực tế trong công tác, tôi chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp tiếp công dân tại Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm làm rõ một số vấn đề về công tác tiếp công dân và đưa ra một số giải pháp trong tình hình hiện nay góp phần nhỏ bé của mình để thực hiện công tác tiếp dân ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian học tập, thời gian nghiên cứu chưa được nhiều, nguồn tài liệu và thực tiễn công tác còn hạn chế nên trong quá trình soạn thảo tiểu luận chắc không tránh khỏi những tồn tại, khiếm khuyết nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo Trường Thanh tra Chính phủ để từng bước sửa chữa, bổ sung cho tiểu luận được đầy đủ, có chất lượng hơn. PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, VAI TRÒ TIẾP CÔNG DÂN. Tiếp công dân là một trong những biểu hiện dân chủ của Nhà nước ta Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đó là một trong những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo hữu hiệu. Tiếp công dân nhằm tiếp nhận các thông tin, kiến nghị phản ánh, góp ý liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác quản lý của các cơ quan. Tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Làm tốt công tác tiếp công dân sẽ góp phần phát huy bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tạo điều kiện cho công dân giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thúc đẩy, từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước. Làm tốt công tác tiếp dân cũng có nghĩa là làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp,… Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng vấn đề này. Hiến pháp năm 1992 khẳng định khiếu nại, tố cáo là một trong các quyền cơ bản của công dân, quyền này được sử dụng không hạn chế ở bất kỳ lĩnh vực nào. Luật Khiếu nại, tố cáo đã cụ thể hoá quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thành những chế định được thực thi thực tế. Việc giải quyết khiếu nại theo quy định pháp luật có nội dung chính sau: - Tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; - Giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; - Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo. II. QUAN NIỆM VỀ TIẾP CÔNG DÂN. Trong lịch sử loài người; ở mỗi chế độ đều có mỗi quan niệm về việc tiếp công dân khác nhau. Riêng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Đảng và Nhà nước luôn luôn có quan niệm đúng đắn về việc tiếp công dân. Xem việc tiếp công dân là bước đầu giải quyết khiếu nại; tố cáo của công dân trong hoạt động quản lý Nhà nước và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể, của nhân dân. Quan niệm này của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện qua những nội dung cơ bản sau: 1. Quan niệm tiếp công dân là thể hiện quan điểm “dân là gốc” của Đảng và Nhà nước ta. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã để lại cho chúng ta một bài học vô cùng quý giá “dân là gốc”. Thực vậy, trải qua mấy ngàn năm lịch sử, mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh của dân tộc đều do dân quyết định. Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã khẳng định: “Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử”. Cũng như Đảng ta đã tổng kết và nâng vai trò của nhân dân ngang tầm với sự nghiệp cách mạng “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Quan điểm đó của Đảng đã thể hiện đầy đủ vai trò to lớn của quần chúng nhân dân và tính dân chủ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã được toàn Đảng, toàn dân hưởng ứng thực hiện đã đạt được những thành tựu to lớn, đất nước phát triển ổn định, các dân tộc đoàn kết hướng tới một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Với vai trò “dân là gốc” Đảng và Nhà nước ta vô cùng coi trọng và quan tâm đến việc tiếp công dân. Qua đó nắm bắt kịp thời các thông tin để lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành Nhà nước ngày một tốt hơn, nhằm đưa đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thành hiện thực. 2. Quan niệm tiếp công dân là tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Tổ chức tốt công tác tiếp dân là biểu hiện cụ thể quan điểm “dân là gốc” của Đảng và Nhà nước ta. Thông qua công tác tiếp dân, mối quan hệ máu thịt giữa dân với Đảng, Nhà nước càng gắn bó hơn, để Đảng và Nhà nước hiểu dân hơn và để cho nhân dân hiểu rõ hơn về Đảng, Nhà nước, về phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức. Thông qua việc tiếp dân, các cơ quan Nhà nước nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để kịp thời chấn chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc huỷ bỏ các nội dung không còn phù hợp. Đồng thời Đảng và Nhà nước nắm được tình hình thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước ở các địa phương, nắm được phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức. Qua đó để nâng cao, hoàn thiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý trong tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước. 3. Quan niệm tiếp công dân là bước đầu giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân . Tiếp công dân là một khâu rất quan trọng đầu tiên trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Vì công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các cấp, các ngành luôn luôn dựa vào dân để nhân dân cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho việc giải quyết phù hợp với thực tiễn hoạt động của địa phương, đơn vị. Thực tiễn cho thấy, nếu tổ chức tốt công tác tiếp dân; tiếp dân có hiệu quả thì hạn chế rất nhiều đến việc công dân khiếu nại tố cáo tiếp theo. Nếu trong tiếp dân các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, người có thẩm quyền không quan tâm giải quyết thoả đáng các khiếu nại tố cáo, thỉnh cầu của dân, thì dân vẫn khiếu kiện tiếp và khiếu kiện vượt cấp. Tóm lại, công tác tiếp dân của các ngành, các cấp là một việc làm vô cùng quan trọng, có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó vừa thể hiện rõ quan điểm “Lấy dân làm gốc” của Đảng và Nhà nước ta, vừa giúp cho cơ quan Nhà nước giải quyết có hiệu quả các khiếu nại, tố cáo của công dân, đồng thời giúp cho Nhà nước nắm được tình hình thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước ở các địa phương từ đó hoạch định một cách chính xác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Tạo dựng cho nhân dân thực hiện quyền dân chủ thực sự, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực. Với mục đích, ý nghĩa sâu sắc như vậy, nên Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng và quan tâm đến công tác tiếp dân. Quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước trong việc tiếp công dân tại các Điều: 74, 75, 76, 77 Luật khiếu nại, tố cáo. Quy định quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp dân tại các Điều 78, 79 Luật khiếu nại, tố cáo. III. NỘI DUNG VÀ CÁC HÌNH THỨC TIẾP CÔNG DÂN. Để bảo đảm cho việc tiếp công dân có hiệu quả, căn cứ vào mục đích, nội dung, yêu cầu, tính chất, các cơ quan Nhà nước tổ chức tiếp dân bằng nhiều hình thức. Thực tế cho thấy có các hình thức sau: 1. Tiếp công dân theo chủ đề. Các cơ quan, tổ chức là những chủ thể được giao trách nhiệm tiếp công dân. Gồm các cơ quan sau: Tiếp công dân của cơ quan quyền lực. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, có thẩm quyền ban hành các Nghị quyết và các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, Pháp luật và các Nghị quyết của cơ quan cấp trên ở địa phương. Các cơ quan quyền lực tiếp công dân nhằm mục đích củng cố và phát huy hiệu lực quản lý Nhà nước. Vì vậy tiếp công dân là lắng nghe đầy đủ ý kiến của công dân, qua đó hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân trong việc thực hiện chính sách, Pháp luật của Đảng, Nhà nước. Thu thập ý kiến đóng góp chân thành của nhân dân đối với chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tổng hợp thông tin để Đảng, Nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định tạo ra sự thích hợp cho đường lối, chính sách, pháp luật, làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo cho đời sống xã hội lành mạnh b. Tiếp công dân của cơ quan Tư pháp. Cơ quan Tư pháp bao gồm: Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, thi hành án. Các cơ quan tư pháp tiếp công dân để giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực xét xử, điều tra, khởi tố, giam giữ, thi hành án và điều chỉnh các mối quan hệ về pháp luật trong hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình giúp cho công dân thực hiện nghiêm chỉnh Pháp luật hiện hành. Đồng thời giúp cho các cơ quan tư pháp nắm bắt kịp thời những thông tin để phục vụ cho công tác hoạt động tư pháp của mình. c. Tiếp công dân của cơ quan hành pháp. Cơ quan hành pháp là cơ quan chấp hành, làm nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động của Nhà nước và xã hội. Bao gồm Chính phủ, các Bộ, UBND các cấp làm nhiệm vụ điều hành công việc của Nhà nước. Các cơ quan này tiếp dân nhằm tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân diễn ra hàng ngày thuộc lĩnh vực hành chính Nhà nước. Thông qua tiếp dân để kịp thời phát hiện những mâu thuẫn, thu thập những thông tin cần thiết, giúp cho việc tháo gỡ các vướng mắc trong quản lý, giải quyết kịp thời những yêu cầu trong hoạt động của cơ quan Nhà nước các cấp, các ngành. Đồng thời giải quyết kịp thời các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền quản lý. d. Tiếp công dân của các đoàn thể tổ chức xã hội. Các cơ quan này bao gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn lao động Việt Nam. Các cơ quan đoàn thể tổ chức xã hội tiếp công dân nhằm mục đích giải quyết mối quan hệ giữa các thành viên trong đoàn thể, tổ chức đó, hoặc tư vấn cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. 2. Tiếp công dân theo tính chất, nội dung vụ việc. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tiếp công dân, dù có tổ chức bằng hình thức nào đi nữa cũng phải căn cứ vào tính chất, nội dung của sự việc để tiếp. Cụ thể: - Tiếp công dân đến thỉnh cầu: Tức là công dân đến để đề đạt tâm tư, nguyện vọng của cá nhân mình với cơ quan Nhà nước. - Tiếp công dân đến khiếu nại: Là công dân đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khiếu nại hành vi hành chính, quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước, của cán bộ, công chức trong cơ quan đó xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. - Tiếp công dân đến tố cáo: Là việc công dân đến báo cáo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về một hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân công dân. Khi công dân đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thỉnh cầu, khiếu nại, tố cáo thì cơ quan Nhà nước, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ nội dung để xem xét, giải quyết kịp thời hoặc hướng dẫn, trả lời, xử lý theo quy định của pháp luật. IV. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI TIẾP CÔNG DÂN, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TẠI NƠI TIẾP CÔNG DÂN. Trong tiếp công dân luôn luôn có mối quan hệ giữa chủ thể (cơ quan hoặc cá nhân có trách nhiệm tiếp công dân) và người đến thỉnh cầu, khiếu nại, tố cáo (là công dân). Các văn bản pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, về công tác tiếp công dân đã quy định rất rõ ràng, chi tiết về trách nhiệm của người tiếp công dân và quyền, nghĩa vụ của công dân tại nơi tiếp công dân. Ở tiểu luận này chỉ đề cập đến một số nội dung cơ bản về vấn đề trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ các bên như sau: 1. Trách nhiệm của người tiếp công dân. * Người tiếp công dân có trách nhiệm sau: - Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo. - Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo khi họ yêu cầu. - Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo khi họ yêu cầu. - Phải trực tiếp tiếp công dân. * Nội dung công tác tổ chức tiếp công dân của cơ quan tổ chức bao gồm: - Bố trí nơi tiếp công dân ở địa điểm thuận tiện bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết và đảm bảo an toàn khi tiếp công dân. - Bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức am hiểu chính sách pháp luật, có ý thức trách nhiệm trong công tác tiếp dân. - Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và chấn chỉnh kịp thời việc tiếp công dân ở cơ quan, tổ chức. Thủ trưởng cơ quan Nhà nước phải tiếp công dân định kỳ theo quy định và ngoài những trách nhiệm trên phải trả lời ngay những vụ việc đã có cơ sở giải quyết thuộc thẩm quyền và nói rõ thời hạn giải quyết, cơ quan giải quyết, người cần liên hệ để biết kết quả đối với những vụ việc chưa có cơ sở trả lời mà cần phải xem xét, thẩm tra, xác minh. Đồng thời tổ chức, quản lý nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức mình. 2. Quyền và nghĩa vụ của công dân tại nơi tiếp công dân. Khi đến thỉnh cầu, khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp dân của cơ quan Nhà nước, công dân có những quyền và nghĩa vụ cơ bản sau: - Xuất trình giấy tờ tuỳ thân, tuân thủ nội quy nơi tiếp dân, thực hiện sự hướng dẫn của người tiếp công dân. - Trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, ký xác nhận nội dung đã trình bày. - Được hướng dẫn, giải thích về việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. - Cử đại diện để trình bày với người tiếp công dân trong trường hợp có nhiều người khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung, một yêu cầu. - Được khiếu nại, tố cáo về những hành vi sai trái, cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu của người tiếp công dân. V. TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO. Nguyên tắc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo. Để làm tốt công tác tiếp dân các cơ quan, tổ chức và người tiếp dân phải thực hiện tốt các nguyên tắc sau đây: * Nguyên tắc tôn trọng quyền khiếu nại, tố cáo của công dân: Điều 1 Luật khiếu nại, tố cáo nói rõ: “Công dân, cơ quan tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình”. “Công dân có quyền tố cáo với cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”. Vì vậy nơi tiếp công dân phải tôn trọng quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Sự tôn trọng đó thể hiện trước hết ở việc tiếp xúc với công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo. Tại nơi tiếp công dân bố trí cán bộ thường trực để thường xuyên tiếp công dân và được thay mặt cơ quan quản lý nhà nước tiếp công dân phải có thái độ, cử chỉ lịch sự, có năng lực, trình độ, nghiêm túc và giải quyết kịp thời những yêu cầu, đề nghị, nguyện vọng chính đáng của công dân. * Nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ. Khách quan: Là đảm bảo việc xem xét, xử lý đúng bản chất sự việc, phù hợp với các diễn biến thực tế của sự việc. Trong quá trình xem xét, xử lý phải tôn trọng yếu tố khách quan, tránh áp đặt ý kiến chủ quan của mình làm cho sự việc phức tạp, kết quả sẽ sai lệch so với thực tế đã xảy ra. Công khai: Là thể hiện việc tiếp công dân phải được tổ chức đàng hoàng tại nơi tiếp công dân theo đúng quy định của pháp luật. Dân chủ: Là thể hiện công dân đến khiếu nại, tố cáo và cán bộ tiếp công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi ý kiến đều được tôn trọng, được giải quyết thấu tình, đạt lý. Trong quá trình tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo phải kết hợp linh hoạt và chặt chẽ các yếu tố khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời. * Nguyên tắc thận trọng. Trong mọi tình huống người cán bộ tiếp công dân phải sáng suốt, bình tĩnh, cân nhắc xem xét sự việc một cách có căn cứ, cán bộ tiếp công dân không được hứa hẹn hoặc khẳng định một vấn đề gì khi không đủ căn cứ, chỉ được bày tỏ thái độ khi đã có đủ căn cứ và trong phạm vi thẩm quyền của mình. Hết sức thận trọng khi phát ngôn hay đưa ra chính kiến. 2. Tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo. 1. Một số yếu cầu cụ thể. Ngoài việc thực hiện tốt các nguyên tắc đề ra, việc tiếp công dân cần phải chú ý tới những yêu cầu cụ thể trong khâu chuẩn bị thì việc tiếp công dân mới đạt hiệu quả cao. * Về địa điểm: Tuỳ theo điều kiện và khả năng của từng cơ quan, địa phương mà lựa chọn địa điểm của nơi tiếp công dân phải thuận lợi về mọi mặt cho công dân. Nơi tiếp công dân cần khang trang, thoáng mát nhằm gây ấn tượng tốt đẹp, thoải mái cho công dân khi đến cơ quan nhà nước. Việc lựa chọn địa điểm nơi tiếp công dân cần tránh hai khuynh hướng: Quá đơn giản, tuỳ tiện, gây ấn tượng không tốt đối với công dân khi đến nơi tiếp công dân hoặc quá cầu kỳ, hình thức, gây tâm lý khó chịu. Nơi tiếp công dân cần bố trí phòng chờ đợi, phòng tiếp công dân riêng biệt. *Về phương tiện: Cần có những trang bị cần thiết phục vụ cho công tác tiếp công dân và cán bộ tiếp công dân thực hiện nhiệm vụ như bàn, ghế, sổ sách, ấm chén, đèn, quạt... Nếu có điều kiện nên trang bị máy ghi âm, máy chụp ảnh, để cán bộ tiếp công dân ghi lại những ý kiến quan trọng hoặc những hình ảnh, hiện vật, tài liệu cần thiết. Cần bố trí sắp xếp các thiết bị trong phòng tiếp công dân gọn gàng khoa học, đảm bảo thuận lợi khi tiến hành công việc, song cũng đảm bảo tính mỹ quan. Trong phòng tiếp công dân nhất thiết phải có: Nội quy - Lịch tiếp công dân quy định nhiệm vụ, quyền hạn của công dân và trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân; có lịch tiếp công dân, trong lịch ghi rõ thời gian, chức vụ người tiếp công dân, một số văn bản pháp luật liên quan đến khiếu nại, tố cáo. *Đối với cán bộ tiếp công dân: Thủ trưởng cơ quan các cấp, ngành có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân và tổ chức việc tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh liên quan đến khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý các cấp, ngành công chức tiếp công dân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình; và công dân đến tố cáo với cơ quan quản lý các cấp, ngành về hành vi vi phạm pháp luật của công chức, cơ quan, đơn vị, ngành, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Vì vậy nhiệm vụ của thủ trưởng cơ quan các cấp là phải bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có trình độ nghiệp vụ tiếp công dân, có kỹ năng ghi biên bản, có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm, có hiểu biết cần thiết về tâm lý xã hội, con người... Có như vậy công tác tiếp công dân mới thực sự có hiệu quả, tạo được sự tin tưởng của công dân khi đến tiếp xúc với cán bộ tiếp công dân. Công tác tiếp công dân nhằm tiếp nhận các khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân diễn ra hàng ngày thuộc lĩnh vực hành chính nhà nước. Tiếp công dân để kịp thời phát hiện những mâu thuẫn, thu thập những thông tin cần thiết giúp cho việc tháo gỡ các vướng mắc trong quản lý, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân, chấn chỉnh, sửa chữa kịp thời những sai sót trong hoạt động của cơ quan đơn vị các cấp, các ngành. Nhiệm vụ đối với cán bộ tiếp công dân phải có thái độ đúng mực, có trách nhiệm tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và lắng nghe, ghi chép đầy đủ ý kiến đề đạt nhiệm vụ của công dân về lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết. Nếu sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết thì cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm hướng dẫn để công dân đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết. Tuyệt đối không gây khó khăn sách nhiễu, phiền hà, kiên quyết chống mọi biểu hiện tiêu cực. Đối công dân khi đến cơ quan tiếp công dân phải xuất trình với cán bộ tiếp dân những giấy tờ tuỳ thân cần thiết. Đảm bảo an toàn, giữ gìn trật tự vệ sinh nơi tiếp dân. Không được mang theo vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy. Công dân đến trước được tiếp trước, phải trình bày trung thực sự việc, nói rõ yêu cầu, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ và tôn trọng sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân. Không được lợi dụng quyền khiếu tố để xuyên tạc, vu khống, kích động làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước. Luôn đảm bảo nguyên tắc bí mật, không để ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận và giải quyết khiếu tố. Cán bộ tiếp công dân phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trên. Ai vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tiếp công dân là một công việc hết sức phức tạp nhưng rất nhạy cảm, công dân đến kiến nghị, phản ảnh hay thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo khác nhau về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tâm lý... Công dân đến khiếu nại thường có tâm lý cho rằng mình đang bị xâm phạm về quyền, lợi ích và họ bị ức chế về tinh thần do đó dễ nóng vội, mất bình tĩnh. Công dân đến tố cáo xuất phát từ nhiều động cơ, mục đích khác nhau. Có người vì trách nhiệm lương tâm chân chính, tố cáo với mục đích xây dựng. Có người vì động cơ xấu, lợi dụng tố cáo nhằm vu khống làm giảm danh dự, uy tín người khác nên cán bộ tiếp dân cần có thái độ ứng xử thích hợp. Năng lực của cán bộ tiếp công dân liên quan đến sự thành công hay thất bại của công việc. Do đó, phải chọn những cán bộ tiếp công dân hội đủ những điều kiện cần thiết: Có trình độ nghiệp vụ giỏi, phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức về tâm lý xã hội và am hiểu pháp luật. Người cán bộ tiếp công dân phải có thái độ ứng xử đúng mực, niềm nở, chân thành, chu đáo, có khả năng phán đoán sự việc, biết phát hiện diễn biến sự việc, gợi mở và hướng dẫn công dân trình bày đúng bản chất, nội dung trọng tâm của sự việc, tóm tắt và nhận định sự việc một cách chính xác. Không nên bố trí những người khuyết tật làm công tác tiếp công dân tại nơi tiếp công dân. 2. Trình tự, nội dung tiếp công dân. Mỗi công dân đến nơi tiếp công dân với tâm trạng khác nhau, cách trình bày, diễn giải sự việc khác nhau. Tuỳ theo tuổi tác, giới tính, trình độ hiểu biết, đặc điểm nghề nghiệp của họ mà cán bộ tiếp công dân có cách ứng xử cho phù hợp. Trình tự tiếp công dân được chia làm ba bước chính như sau: Bước 1: Tiếp xúc ban đầu. Khi công dân đến nơi tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân phải lịch sự, nhã nhặn, khiêm tốn, đúng mực. Bất kỳ tình huống nào, người tiếp công dân cũng không được có thái độ hách dịch, cửa quyền, thiếu văn hoá. Sau khi giao tiếp ban đầu, cán bộ tiếp công dân cần xác định đối tượng của mình phải tiếp là ai, đến trình bày nội dung gì để có cách ứng xử thích hợp. Nếu công dân có thái độ nóng nảy, cán bộ tiếp công dân phải nhã nhặn, mềm dẻo, đôi khi phải lựa ý họ. Nếu công dân tỏ ra xúc động, cần động viên họ, tạo điều kiện cho họ bình tĩnh trình bày nội dung sự việc và những yêu cầu của họ cần được giải quyết. Người có thái độ thiếu văn hoá, cán bộ tiếp công dân cần xác định cho họ hiểu rõ “ Đây là cơ quan Nhà nước cần phải có thái độ nghiêm túc, đúng mực”. Cán bộ tiếp công dân yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ tuỳ thân, giấy uỷ nhiệm v.v... Trong mọi tình huống, người cán bộ tiếp công dân phải luôn ở thế chủ động, sáng suốt phán đoán diễn biến sự việc, kết luận sự việc chính xác, có cơ sở khoa học. Bước 2: Quá trình làm việc. Người tiếp công dân cần ghi ngày, giờ, họ tên, địa chỉ, nội dung làm việc với công dân vào sổ tiếp công dân. Sau đó yêu cầu công dân cung cấp đơn thư, tài liệu, chứng cứ để xác định tính thật-giả, độ tin cậy của các tài liệu, chứng cứ đó. - Đối với khiếu nại. Khiếu nại không hội đủ các điều kiện theo quy định tại điều 1, Nghị định 53/2005/NĐ- CP thì người tiếp công dân giải thích cho công dân rút đơn. Nếu nội dung không đúng thẩm quyền giải quyết thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết để trình bày. Nếu nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan mình, người tiếp công dân yêu cầu công dân trình bày, người tiếp công dân nghe và ghi chép đầy đủ, tỉ mỉ lập thành biên bản các nội dung và những yêu cầu mà công dân trình bày. Nếu Thủ trưởng cơ quan nhà nước tiếp công dân, những khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình mà nội dung rõ ràng, cụ thể có cơ sở để giải quyết thì phải trả lời ngay cho công dân biết. Những khiếu nại có nội dung phức tạp cần nghiên cứu xem xét, thẩm tra, xác minh thì phải nói rõ thời hạn giải quyết, rõ người cần liên hệ để được giải quyết. - Đối với tố cáo: Công dân đến tố cáo xuất phát từ nhiều mục đích, động cơ khác nhau. Có người vì lương tâm và trách nhiệm với cộng đồng; có người vì động cơ xấu, lợi dụng quyền tố cáo, vu khống làm hại đến người khác. Song trong mọi trường hợp, người tiếp công dân phải có thái độ ứng xử thích hợp và phải nghe công dân trình bày, ghi chép tỉ mỉ, đầy đủ. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc hành vi bị tố cáo có tính chất nguy hiểm, người tiếp công dân phải báo cáo với người có thẩm quyền để có biện pháp phối hợp với cơ quan chức, cá nhân nhằm ngăn chặn kịp thời hậu quả xấu có thể xảy ra và có biện pháp bảo vệ an toàn cho người tố cáo . - Những điều cần lưu ý : + Công dân đến nơi tiếp công dân khiếu nại, tố cáo nhiều trường hợp nội dung khiếu nại, tố cáo thường đan xen nhau, người tiếp công dân hướng dẫn công dân viết thành đơn riêng với nội dung khiếu nại, tố cáo được trình bày riêng. + Công dân đến khiếu nại, tố cáo thường có tâm trạng cho rằng bản thân mình bị xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp hoặc nhà nước, tập thể bị xâm hại tới lợi ích một cách nghiêm trọng, bị ức chế về tinh thần. Do đó, cần động viên họ bình tĩnh, cố gắng trình bày cho rõ ràng cụ thể và có chứng cứ minh họa. + Nếu đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì người tiếp công dân hướng dẫn, công dân viết thành đơn riêng để thực hiện quyền khiếu nại của mình. + Đối với những nội dung tố cáo với dụng ý xấu, lời lẽ thiếu văn hoá người tiếp công dân cần xác định cho công dân rõ quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. + Trong trường hợp khiếu nại, tố cáo đông người cùng một nội dung và yêu cầu, người tiếp công dân đề nghị cử người đại diện làm việc (Đoàn từ 5 - 10 người thì cử đại diện không quá 02 người; đoàn từ 10 người trở lên thì cử đại diện không quá 05 người). Nơi tiếp công dân cần bố trí nơi nghỉ ngơi, chờ đợi cho những người còn lại và có biện pháp bảo vệ an toàn, ngăn chặn các hành vi gây rối, quá khích. Bước 3: Kết thúc buổi tiếp. Trước khi kết thúc buổi tiếp công dân, người tiếp công dân phải đọc lại biên bản, người tiếp công dân yêu cầu công dân cung cấp đơn thư, tài liệu, chứng cứ kèm theo để hoàn chỉnh hồ sơ. Các tài liệu trên được lập thành danh mục, đánh số trang và yêu cầu công dân ký vào biên bản xác nhận. Nếu nội dung đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết thì viết phiếu hẹn và thông báo cho công dân biết cơ quan giải quyết để họ yên tâm, tuyệt đối không được hứa hẹn một điều gì khi chưa có căn cứ. Đơn khiếu nại sẽ không được thụ lý giải quyết theo quy định của Điều 32 Luật Khiếu nại tố cáo. Nội dung đơn thư không đúng thẩm quyền, người tiếp công dân hướng dẫn công dân đến nơi có thẩm quyền để giải quyết. Việc tiếp công dân có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó tháo gỡ bước đầu khó khăn, vướng mắc của công dân và định hướng cách giải quyết các bước tiếp theo của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức thanh tra, các đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội cần quan tâm đúng mức tới công tác tiếp công dân. PHẦN II THỰC TRẠNG TIẾP CÔNG DÂN TẠI CỤC THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ I. Tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân. Trong những năm qua, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân (chủ yếu là người nộp thuế) ở Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế tương đối ổn định. Lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo và số lượt công dân đến cơ quan Thuế thỉnh cầu, khiếu nại, tố cáo có chiều hướng giảm. Những vụ việc phức tạp, kéo dài đã được giải quyết ổn định. Tình trạng công dân lập thành đoàn kéo đến nơi tiếp dân của các Chi cục thuế và Cục Thuế để khiếu nại, tố cáo có tính chất bức xúc, căng thẳng chưa xảy ra. Nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân tập trung chủ yếu các vấn đề như: khiếu nại mức thuế ấn định đối với hộ khoán chưa phù hợp, chưa thực sự công bằng, khiếu nại về quyết định truy thu thuế, khiếu nại về hành vi của một số cán bộ thuế ở các Chi cục, khiếu nại các Thông báo nợ thuế không đúng với số thuế mà doanh nghiệp nợ. Tố cáo hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của một số cán bộ thuế khi tiến hành ấn định thuế đối với hộ khoán, khi đi Thanh tra, kiểm tra. Phản ánh về phẩm chất cán bộ. II. Công tác tiếp công dân. Cục Thuế Thừa Thiên Huế có 09 Chi cục thuế trực thuộc đóng ở các huyện, thành phố và Văn phòng Cục thuế. Thực trạng công tác tiếp dân ở Văn phòng Cục Thuế và các đơn vị Chi cục thuế huyện, thành phố nổi lên mấy vấn đề cơ bản như sau: 1. Tình hình tiếp công dân ở các đơn vị. a. Tình hình tiếp công dân ở Cục Thuế. Ở Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế được bố trí một phòng tiếp công dân gần cửa ra vào của đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đến khiếu nại, tố cáo; phòng tiếp dân tách riêng với các bộ phận khác. Ban tiếp công dân của Cục Thuế gồm 1 đồng chí trưởng ban và 2 cán bộ chuyên trách. Nhiệm vụ của Ban tiếp dân là: Thay mặt Cục Thuế tiếp công dân hàng ngày; theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình tiếp công dân ở các Chi cục thuế các huyện; theo dõi tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân tại Cục Thuế và tham mưu cho lãnh đạo xử lý trong công tác tiếp dân ; lập kế hoạch, tham mưu, phục vụ cho lãnh đạo Cục Thuế tiếp công dân định kỳ. Cục Thuế có nội quy, quy chế tiếp công dân được niêm yết tại trụ sở tiếp công dân và thông báo, công khai rộng rãi cho nhân dân biết. Trong quá trình tiếp dân, lãnh đạo Cục Thuế và cán bộ tiếp dân đã tiếp thu đầy đủ ý kiến của dân, ghi chép rõ ràng, cẩn thận vào sổ theo dõi tiếp công dân, đồng thời xem xét, trả lời ngay các nội dung phản ánh của dân khi đã có cơ sở. Riêng các vụ việc chưa có cơ sở trả lời, cần phải có thời gian xem xét, thẩm tra, xác minh thì giao trách nhiệm cho các bộ phận chức năng liên quan (Phòng Thanh tra), thuộc thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời gian quy định để trả lời cho công dân và báo cáo với Cục Thuế tỉnh và các bộ phận liên quan theo quy định của pháp luật. Lãnh đạo Cục Thuế, các Chi cục trưởng các huyện, thành phố và thành viên của Ban tiếp dân họp rút kinh nghiệm định kỳ mỗi tháng một lần tại trụ sở tiếp dân của Cục thuế, có sự tham gia của lãnh đạo một số Phòng chức năng liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân. b. Tình hình tiếp công dân ở các Chi cục thuế huyện, thành phố: Hầu hết ở các Chi cục thuế huyện và thành phố đều có phòng tiếp dân, bố trí tại trụ sở làm việc của đơn vị. Phân công Đội Kiểm tra thay mặt Chi cục Thuế chịu trách nhiệm tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo một tuần 2 ngày; chịu trách ghi chép, hướng dẫn người dân đến khiếu nại; tham mưu cho Lãnh đạo Chi cục kế hoạch tiếp dân và hướng giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Trong quá trình tiếp dân, cán bộ làm nhiệm vụ tiếp dân bước đầu đã tiếp nhận những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân trên địa bàn mình. Những khiếu nại, tố táo, kiến nghị không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục thì hướng dẫn, giải thích cho công dân đến nơi có thẩm quyền giải quyết. Đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết: khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ do mình trực tiếp quản lý hoặc tố cáo về hành vi vi phạm của người do mình quản lý trực tiếp, thì Chi cục trưởng đề nghị Đội kiểm tra thẩm tra, xác minh và trả lời bằng văn công văn hoặc quyết định. Đối với những vụ việc khiếu nại về thuế mà do người dân chưa rõ Luật thì giải thích trực tiếp để người dân được rõ. Tại phòng tiếp dân có niêm yết lịch tiếp dân, nội quy tiếp công dân. Lãnh đạo Chi cục thuế huyện tổ chức tiếp dân định kỳ mỗi tháng 2 lần, có sự tham gia của Đội kiểm tra và các Đội thuế liên quan. Trong tiếp dân lãnh đạo và cán bộ tiếp công dân cũng thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình theo quy định. * Sơ lược tình hình tiếp công dân những năm vừa qua của Ngành Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế như sau: + Năm 2005 tiếp 139 lượt Trong đó : Tại Cục Thuế tiếp 46 lượt, các Chi cục thuế huyện, thành phố tiếp 93 lượt. +Năm 2006 tiếp 122 lượt Trong đó : Tại Cục Thuế tiếp 42 lượt, các Chi cục thuế huyện, thành phố tiếp 80 lượt. + Năm 2007 tiếp 113 lượt Trong đó : Tại Cục Thuế tiếp 43 lượt, các Chi cục thuế huyện, thành phố tiếp 70 lượt. +Sáu tháng đầu năm 2008 tiếp 53 lượt Trong đó : Tại Cục Thuế tiếp 21 lượt, các Chi cục thuế huyện, thành phố tiếp 32 lượt. 2. Một số tồn tại, thiếu sót trong tiếp công dân. Mặc dù Cục Thuế Thừa Thiên Huế đã có nhiều cố gắng, công tác tiếp dân có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn những mặt tồn tại hạn chế nhất định, đó là: + Lãnh đạo ở một số Chi cục Thuế huyện chưa thật quan tâm và coi trọng công tác tiếp dân, nên trong việc tổ chức, thực hiện tiếp dân còn mang tính hình thức, đối phó như : - Bố trí cán bộ tiếp dân ở một số Chi cục thuế chưa có đủ trình độ, năng lực, cán bộ tiếp dân chưa được qua đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầu của công việc; - Phòng tiếp dân chưa được bố trí nơi thuận tiện đển dân đến khiếu nại, tố cáo cơ sở vật chất thiếu thốn hạn chế đến kết quả tiếp công dân; - Mặc dù đã có lịch tiếp công dân định kỳ của lãnh đạo, nhưng thực tế lãnh đạo không tiếp hoặc có tiếp nhưng không đầy đủ. + Ý thức chấp hành pháp luật, sự hiểu biết và tiếp nhận các chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và pháp luật Thuế nói riêng đối với một số công dân còn hạn chế, thông tin không đầy đủ và không kịp thời. Do đó công dân và người tiếp công dân gặp không ít khó khăn trong khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. + Nhiều vụ việc sau tiếp dân lãnh đạo giao trách nhiệm cho các Chi cục xem xét giải quyết theo thẩm quyền nhưng không được giải quyết kịp thời, còn dây dưa, kéo dài vi phạm thời hạn giải quyết, dẫn đến việc công dân đến khiếu nại ở nơi tiếp dân nhiều lần. + Cơ sở, vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác tiếp dân của ngành Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế còn thiếu thốn nên hạn chế đến hiệu quả tiếp công dân. PHẦN III KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP Để công tác tiếp dân của ngành Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian đến đi vào nề nếp, có hiệu quả; tôi xin kiến nghị một số giải pháp sau: - Ngành Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đổi mới nội dung, đa dang về hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về Thuế nói chung, Pháp luật Khiếu nại, tố cáo nói riêng đến mọi người dân thông qua các kênh như tuyên truyền trực tiếp, qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị…qua đó nâng cao trách nhiệm, ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân. - Bộ phận tiếp dân của Cục Thuế và các Chi cục thuế huyện, thành phố cần phải chọn cán bộ làm công tác tiếp công dân là người có phẩm chất, có năng lực và trình độ chuyên môn; phải được đào tạo cơ bản, am hiểu pháp luật và thực sự có lòng yêu nghề; đặc biệt là phải nắm chắc Luật Khiếu nại, tố cáo. - Cần có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tiếp dân, hàng năm; chú ý kết hợp chặt chẽ giữa khâu lựa chọn, tuyển dụng, bố chí cán bộ với quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời phải có chế độ chính sách đãi ngộ với đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân. Phải có chế độ khen thưởng và xử lý kỷ luật với những cán bộ làm tốt hoặc có vi phạm trong công tác tiếp công dân. - Lãnh đạo Cục thuế và Chi cục thuế cần nâng cao trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, khi có đề nghị, yêu cầu chính đáng của công dân thì tạo mọi điều kiện để người dân có thể trình bày tâm tư, nguyện vọng của họ; trong trường hợp không tiếp được ngay thì nên có lịch hẹn cụ thể để gặp họ trong thời gian gần nhất có thể hoặc cử người có đầy đủ trách nhiệm thay mặt mình tiếp dân. Khi làm nhiệm vụ tiếp dân thì phải nghe thấu việc, khéo léo để làm sáng tỏ vấn đề, đồng thời dựa trên cơ sở pháp luật để đưa ra giải pháp thích hợp cho từng loại việc. Việc nào thuộc thẩm quyền thì phải làm nhanh và làm đến nơi, đến chốn. - Phải bố nơi tiếp công dân ở nơi thuận lợi nhất, để tiện cho nhân dân liên hệ khi cần. Đảm bảo công tác tiếp công dân phải thực hiện đúng quy trình, thường xuyên và đột xuất, nắm bắt và giải quyết tốt các yêu cầu của công dân. Công tác tiếp công dân phải đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực, giảm phiền hà cho người dân, hạn chế đến mức thấp nhất việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp, đông người. Tăng cường hổ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hổ trợ cho phòng tiếp dân và cán bộ tiếp dân khi làm việc. - Lãnh đạo Cục Thuế cần tăng cường kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các Chi cục thuế về công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo. Việc kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên, liên tục gắn với đổi mới, cải tiến về phương pháp, cách thức để nhanh chóng phát hiện, xử lý, uốn nắn, chấn chỉnh các vi phạm sai sót, khuyết điểm. Mặt khác biểu dương, nhân rộng những mặt tích cực điển hình, tiên tiến trong công tác tiếp công dân trong toàn ngành Thuế của Tỉnh nhà. - Thường xuyên tổ chức họp, đúc rút kinh nghiệm hàng tháng, quý để tìm ra nguyên nhân, kết quả đạt được, những tồn tại cần khắc phục nhằm nâng cao kỷ năng nghiệp vụ cho đội ngũ tiếp dân. KẾT LUẬN Tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là hoạt động quan trọng trong quá trình quản lý nhà nước. Khiếu nại, tố cáo xảy ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Để công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt hiệu quả, thì phải coi trọng công tác tiếp công dân. Làm tốt công tác tiếp công dân cũng có nghĩa là làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; nó là một trong những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo hữu hiệu. Tiếp công dân là một kênh thông tin quan trọng để các cơ quan nhà nước kịp thời tiếp nhận, xử lý những kiến nghị, phản ánh của công dân phục vụ công tác quản lý. Đó cũng là cơ sở quan trọng đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thực hiện tốt việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân mà đặc biệt là công tác tiếp công dân, điều này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến các quyền tự do, lợi ích chính đáng của công dân, nó còn là bảo đảm cho sự phát triển kinh tế xã hội, sự ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Trong thời gian qua Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã không ngừng cố gắng, nâng cao chất lượng công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn; đặc biệt đối với lĩnh vực Thuế là một lĩnh vực nhạy cảm, trực tiếp động chạm đến lợi ích kinh tế trực tiếp của người dân và doang nghiệp, vì vậy làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng quy trình, đúng Luật sẽ góp phần ổn định kinh tế - chính trị trên địa bàn toàn Tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn vẫn còn những hạn chế nhất định cần khắc phục. Qua thời gian học tập, nghiên cứu và tình hình thực tế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm; bản thân tôi là một cán bộ công tác trong ngành Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế xin nêu lên thực trạng tiếp công dân hiện nay của ngành Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian tới để góp phần nhỏ bé của mình vào việc thực hiện tốt của công tác tiếp công dân nói chung và việc tiếp dân của Cục Thuế Thừa Thiên Huế nói riêng. Tuy nhiên, do thời gian học tập có hạn, nghiên cứu chưa sâu, kiến thức về nghiệp vụ còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, tuy đã hết sức cố gắng nghiên cứu tài liệu để phục vụ cho đề tài với tinh thần cao nhất. Nhưng chắc chắn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của quý thầy, cô giáo. Xin trân trọng cảm ơn./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; 2. Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005; 3. Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; 4. Nghị định số 89/CP ngày 07/8/1997 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Tổ chức tiếp công dân; 6. Giáo trình Nghiệp vụ công tác thanh tra của Trường Cán bộ Thanh tra; 7. Báo cáo về tình hình công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Cục Thuế tỉnh thừa Thiên Huế; 8. Một số văn bản pháp luật khác có liên quan. MỤC LỤC Nội dung: Trang Lời nói đầu 1 Phần I : Cơ sở lý luận chung I. Mục đích, ý nghĩa, vai trò tiếp dân………………………………… 2 II. Quan niệm về tiếp công dân………………………………………. 2 III. Nội dung và các hình thức tiếp dân………………………………. 4 IV. Trách nhiệm của người tiếp công dân, quyền và nghĩa vụ của công dân tại nơi tiếp công dân. ……………………………………... 6 V.Tổ chức tiếp công dân khiếu nại, tố cáo…………………………... 7 Phần II: Thực trạng công tác tiếp công dân tại Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế I. Tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân…………………………... 13 II.Công tác tiếp dân………………………………………………….... 13 Phần III : Kiến nghị một số giải pháp……………………………… 16 Kết luận……………………………………………………................. 17 Tài liệu tham khảo................................................................................. 19

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_tiep_cong_dan_lop_ttra_1434.doc
Tài liệu liên quan