Tiểu luận Tìm hiểu pháp luật về đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài

LỜI NÓI ĐẦU 1 Chương I. Khái quát về đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài 2 1.1. Khái niệm về đầu tư ra nước ngoài 2 1.2. Vai trò của hoạt động đầu tư ra nước ngoài 2 1.3. Thực trạng đầu tư ra nước ngoài 3 Chương II. Thực trạng pháp luật về đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài 5 2.1. Chủ thể hoạt động đầu tư ra nước ngoài 5 2.2. Lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài 6 2.3. Hình thức đầu tư 6 2.4. Thủ tục đầu tư ra nước ngoài 7 2.5. Điều kiện cấp giấy phép chứng nhận đầu tư 9 2.6. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài 10 Chương III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đầu tư Việt Nam ra nước ngoài 12 1. Những khó khăn của doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài 13 2. Những hạn chế của pháp luật đối với DN DTRNN 17 KẾT LUẬN

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2658 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu pháp luật về đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Với việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới - WTO, Việt Nam càng khẳng định vị thế của mình trên chính truờng quốc tế. Con đường hội nhập tuy nhiều chông gai nhưng đây cũng là cơ hội để đất nước chúng ta phát triển nhanh chóng. Để đạt được những thành tựu to lớn ấy Đảng, Nhà nước ta và nhân dân ta đang ngày đêm chung sức chung lòng, đoàn kết, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trên các lĩnh vực. Một mặt chúng ta phải biết phát huy nội lực của nền kinh tế mặt khác chúng ta phải biết tận dụng sự trao đổi thuơng mại với các nền kinh tế khác. Nhất là khi Việt Nam là thành viên của các tổ chức như tổ chức các nước Đông Nam Á - ASEAN, tổ chức các nước Châu Á Thái Bình Dương - APEC,… Sự đa dạng muôn sắc của nền kinh tế đó phải được giải quyết triệt để bằng các chế tài cụ thể để có thể hạn chế tính phức tạp của nó. Quốc hội nước CHCN Việt Nam là cơ quan lập pháp chuyên đề ra các bộ luật Kinh tế nhằm tạo hành lang pháp lý để soi dọi cho con đường hội nhập. Một trong các nội dung của Luật đó là luật Đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài. Thực tế theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng đầu năm 2007, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 18 dự án với số vốn đăng ký gần 287 triệu USD, nâng tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam lên con số 200 với tổng số vốn trên 1 tỉ USD. Trước tính cấp thiết của xã hội về đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài nên để hiểu rõ về nội dung và thực trạng của các vấn đề liên quan cụ thể đến bộ Luật này, tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu pháp luật về đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài” làm tiểu luận Môn học Pháp luật về đầu tư. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI Ðầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI Năm 2006, Luật Đầu tư đã được ban hành và tiếp theo sau đó trong cả năm 2007 thì các Nghị định hướng dẫn đầu tư ra nước ngoài đã được xây dựng tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài thuận lợi hơn. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Thêm vào đó Đề án khuyến khích đầu tư ra nước ngoài đã được Bộ Kê hoạch Đầu tư xây dựng trình Chính phủ ban hành trong đầu năm 2007. Đề án đã cụ thể hoá các chính sách khuyến khích đầu tư, khuyến khích đầu tư vào các địa bàn và lĩnh vực. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đầu tư vào 33 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới với 200 dự án. Ngoài một số dự án tại các thị trường như Nam Phi, Australia, Hàn Quốc, hầu hết các dự án còn lại đề tập trung vào Lào, Campuchia, Singapore...Trong số 200 dự án đó, 70 dự án được triển khai tại Lào với số vốn 461 triệu USD, chiếm 44,7% tổng số vốn, Algeria chiếm 23,5%, tiếp theo là Iraq, Campuchia và Nga. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng mà mạnh nhất là thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất và chế biến hàng gia dụng. Sản xuất vật liệu xây dựng chiếm gần một nửa số dự án và gần 70% số vốn kế đến là nông nghiệp và dịch vụ. Việt Nam hiện là nhà đầu tư lớn thứ ba tại Lào. Trên thực tế, Việt Nam góp một lượng lớn vốn đầu tư lớn vào Lào là nhờ những dự án tầm cỡ giữa hai nước, như Thuỷ điện Xekaman III với 247 triệu USD, dự án trồng cao su 32 triệu USD của Tổng công ty Cao su, dự án trồng cao su 24 triệu USD của Công ty Cao su Đăk Lăk. Về phía Lào, Lào đang rất cần nhiều dự án đầu tư khác như xây dựng trung tâm chẩn đoán ý khoa, trung tâm thương mại, sản xuất nhựa, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản xuất gạch ceramic, kính, đầu tư công nghiệp dệt, dịch vụ vận chuyển. Thủ đô Vientiane cũng chưa có bệnh viện chẩn đoán hình ảnh và cũng chưa có đại siêu thị trong khi nhu cầu cho những dịch vụ này ngày càng cao. Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm nay tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam có thể đạt 300 triệu USD. Ngoài các thị trường chính như Lào, Campuchia, các doanh nghiệp đang hướng đến những thị trường khác, cụ thể là các nước Mỹ Latinh để thăm dò, khai thác dầu khí và đầu tư vào một số ngành hấp dẫn khác Về mặt chính sách, Thủ tướng vừa ban hành Nghị định 121/2007/NĐ-CP qui định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động khai thác dầu khí. Theo đó, Chính phủ sẽ chấp thuận đầu tư với các dự án dầu khí sử dụng vốn Nhà nước từ 1.000 tỉ đồng trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 3000 tỉ đồng trở lên. Các dự án không thuộc phạm vi qui định trên sẽ do đại diện chủ sở hữu hoặc nhà đầu tư quyết định. Nghị định cũng qui định trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày có quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương qui định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận về Việt Nam, trừ các khoản lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư hoặc đầu tư cho các dự án dầu khí khác. Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn trên, nhà đầu tư phải có văn bản nêu rõ lý do, trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định. Việc gia hạn được thực hiện không quá 2 lần, mỗi lần không quá 6 tháng Về phía các doanh nghiệp, sau chuyến tháp tùng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Mỹ vừa qua, Tổng giám đốc công ty Mitsustar Việt Nam khẳng định Mitsustar Việt Nam sẽ sớm thành lập Công ty Hàng gia dụng Mitsustar trên đất Mỹ và từng bước niêm yết cổ  phiếu tại thị trường này. Ngân hàng Sài gòn Thương tín (Sacombank) sẽ là ngân hàng Việt Nam đầu tiên mở văn phòng đại diện tại Trung Quốc sau khi đã được thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel cũng đang xúc tiến mở văn phòng đại diện tại Hồng Kông và Mỹ, sau khi triển khai dự án Công ty Cambodia Viettel tại Campuchia. Viettel sẽ nâng Ban dự án Đầu tư ra nước ngoài lên thành công ty cổ phần với sự tham gia của nhiều đối tác. Xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng tăng, dự kiến năm 2008 sẽ lên đến 500 triệu USD. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI 2.1 CHỦ THỂ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI 2.1.1 Doanh nghiệp Việt Nam được đầu tư ra nước ngoài bao gồm: a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước; b) Hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã; c) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Công ty; d) Doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp tư nhân. (Các doanh nghiệp nêu tại khoản này sau đây gọi tắt là Doanh nghiệp Việt Nam). 2.1.2 Đầu tư ra nước ngoài của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định riêng của Chính phủ. 2.1.3 Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phải có đủ các điều kiện sau: - Dự án đầu tư ra nước ngoài có tính khả thi; - Có năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu đầu tư ra nước ngoài; - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. 2.1.4 Doanh nghiệp Việt Nam được đầu tư ra nước ngoài bằng: - Máy móc, thiết bị, bộ phận rời; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu; - Giá trị quyền sở hữu công nghiệp; bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật; - Tiền nước ngoài; - Các quyền tài sản khác trừ những quyền tài sản không được phép chuyển ra nước ngoài theo quy định của pháp luật. Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng tiền, tài sản này phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, quy định về xuất khẩu và chuyển giao công nghệ; 2.2 LĨNH VỰC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI Theo điều 74, Nhà đầu tư được đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước tiếp nhận đầu tư. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài và bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế; bảo lãnh vay vốn đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư.   Ðiều 75 qui định Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với những lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động; phát huy có hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của Việt Nam; mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư; tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ. Nhà nước Việt Nam không cấp phép đầu tư ra nước ngoài đối với những dự án gây phương hại đến bí mật, an ninh quốc gia, quốc phòng, lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.  2.3 HÌNH THỨC ĐẦU TƯ Các hình thức đầu tư bao gồm: - Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. - Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. 2.4 THỦ TỤC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI 2.4.1 Điều kiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: - Có dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam. - Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đối với các trường hợp sử dụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. - Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư. 2.4.2 Trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Nhà đầu tư làm thủ tục đầu tư tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quy trình cụ thể như sau: I - Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam: a) Hồ sơ dự án đầu tư gồm: - Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. - Văn bản đăng ký dự án đầu tư. - Bản sao có công chứng của: Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu; hoặc Giấy phép đầu tư. - Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc hợp tác đầu tư đối với dự án đầu tư có đối tác khác cùng tham gia đầu tư. - Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư trực tiếp ra nước. b) Thủ tục đăng ký và thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư: - Hồ sơ: 03 bộ (có 01 bộ hồ sơ gốc) - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị nhà đầu tư giải trình về nội dung cần phải được làm rõ (nếu có). - Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đồng thời sao gửi các Bộ, ngành và địa phương liên quan. - Trường hợp hồ sơ dự án đầu tư không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư. II - Thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên: a) Hồ sơ dự án đầu tư gồm: - Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. - Văn bản đề nghị thẩm tra dự án đầu tư. - Bản sao có công chứng của: Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu; hoặc Giấy phép đầu tư. - Văn bản giải trình về dự án đầu tư gồm các nội dung sau: mục tiêu đầu tư; địa điểm đầu tư; quy mô vốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư; việc sử dụng lao động Việt Nam (nếu có); việc sử dụng nguyên liệu từ Việt Nam (nếu có); tiến độ thực hiện dự án đầu tư. - Hợp đồng hoặc bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc cùng hợp tác đầu tư đối với trường hợp có đối tác khác cùng tham gia đầu tư. - Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư ra nước ngoài. b) Thời gian thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư: - Đối với các dự án đầu tư phải được sự chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ý kiến thẩm định bằng văn bản kèm theo hồ sơ dự án đầu tư và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư. - Đối với các dự án đầu tư không quy định phải được sự chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư. 2.5 ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ * Ðể được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư phải có các điều kiện sau đây:  a) Có dự án đầu tư ra nước ngoài;  b) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam; c) Ðược cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư, * Việc đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư gián tiếp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân hàng, chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan. * Việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước. 2.6 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI * Quyền của nhà đầu tư ra nước ngoài được qui định tại Điều 77 Luật Đầu tư như sau: 1. Chuyển vốn đầu tư bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác ra nước ngoài để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối sau khi dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước, vùng lãnh thổ đầu tư chấp thuận.   2. Ðược hưởng các ưu đãi về đầu tư theo quy định của pháp luật. 3. Tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do nhà đầu tư thành lập ở nước ngoài. * Nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài được qui định tại Điều 78 Luật Đầu tư như sau: 1. Tuân thủ pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư. 2. Chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ra nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật. 3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tài chính và hoạt động đầu tư ở nước ngoài. 4. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam. 5. Khi kết thúc đầu tư ở nước ngoài, chuyển toàn bộ vốn, tài sản hợp pháp về nước theo quy định của pháp luật. 6. Trường hợp nhà đầu tư chưa chuyển về nước vốn, tài sản, lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ở nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 5 Ðiều này thì phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. CHƯƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI Theo Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư, tính đến tháng 9/2003, cả nước đã có 137 dự án với tổng vốn hơn 315,5 triệu USD được đầu tư ra nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 56 dự án, vốn đầu tư là 207 triệu USD, chiếm 42% tổng số dự án và 66% tổng vốn ĐTRNN. Lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp có 24 dự án, vốn đăng ký hơn 78 triệu USD. Các dự án còn lại thuộc lĩnh vực dịch vụ. Trong số 30 quốc gia và vùng lãnh thổ được các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, Irắc là quốc gia có nhiều vốn nhất với hơn 100 triệu USD, chiếm hơn 33% tổng vốn ĐTRNN, chủ yếu trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí. Tiếp đó là Lào với 41 dự án, vốn đăng ký 84,5 triệu USD, chiếm hơn 28%. Các dự án còn lại được triển khai tại các quốc gia ở châu á và châu Âu. Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, số lượng dự án và quy mô đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài còn nhỏ do năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư của các doanh nghiệp hạn chế. Theo kết quả điều tra mới nhất, lượng vốn thực hiện chỉ chiếm khoảng 10% trong số 315,5 triệu USD vốn đăng ký của các dự án đầu tư ra nước ngoài. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng vốn thực hiện thấp của các DN ĐTRNN. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là: Thứ nhất, thiếu những thông tin chính xác về tình hình nơi đầu tư. Mặt khác, do năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nên khi vươn ra bên ngoài, nhà đầu tư Việt Nam có thể đã chọn lựa lĩnh vực chưa phù hợp, khi triển khai thấy chưa có lợi nên đã lưỡng lự, chần chừ… Thứ hai, các DN đi tiên phong vẫn phải đơn thương độc mã vì chưa nhận được sự giúp đỡ từ trong nước. 1 - Những khó khăn của DN khi Đầu tư ra nước ngoài: Vấn đề đáng quan tâm hiện nay, là hầu hết các DN đều cho rằng thủ tục hành chính trong nước đang níu chân họ vươn ra thế giới. Nhiều dự án, tuy chưa quá muộn để bị mất cơ hội đầu tư, nhưng cũng phải cận kề “giờ G” mới được cấp phép. Riêng trong khâu thẩm định dự án, các bộ - ngành liên quan cứ phải chờ đợi ý kiến của nhau, sau đó lại phải họp vài lần mới đi đến thống nhất. Vướng nhất là cơ chế vay ngoại tệ để đầu tư ra nước ngoài. Hầu như không ngân hàng thương mại nào chấp nhận cho vay, vì cơ chế quản lý ngoại hối hiện nay chưa tính đến tiền đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, bản thân ngân hàng thương mại lại không có điều kiện quản lý nguồn vốn vay mà DN đem ra nước ngoài đầu tư. Thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài và chuyển lợi nhuận về VN cũng rất phức tạp. Nhiều doanh nghiệp khi xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài phải mất rất nhiều thời gian, thậm chí, đến khi nhận được giấy phép thì việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài cũng bị tắc, khiến việc triển khai dự án bị chậm so với kế hoạch. Cụ thể, Công ty Thạch Bàn (Bộ Xây dựng) có Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất đá granit và gạch đỏ tại Nga, nhưng đã không thành công. Do thủ tục cấp phép trong nước quá chậm, dự án trình 3 năm không được cấp phép đầu tư, đã mất hết cơ hội đầu tư. Có giấy phép đầu tư ra nước ngoài đã nhiều tuần, nhưng Công ty cổ phần Cao su Việt Lào (CSVL) chưa thể trở thành nhà đầu tư ở nước ngoài vì... tiền vẫn còn nằm ở trong nước! Theo giấy phép đầu tư, CSVL (cổ đông là các công ty cao su thuộc Tổng công ty Cao su Việt Nam) được đầu tư 22 triệu USD tại Lào để trồng 10.000 ha cao su tại tỉnh Champasak. Các cổ đông của Công ty đã chuyển vài chục tỉ đồng đến Ngân hàng Liên doanh Lào Việt chi nhánh Tp.HCM, nhưng Ngân hàng này chưa thể chuyển sang Lào vì còn chờ giấy phép chuyển ngoại tệ từ Ngân hàng Nhà nước. CSVL đành phải chờ đợi trong tâm trạng sợ lỡ thời vụ sản xuất và tốn kém. Theo qui định, doanh nghiệp muốn đầu tư ra nước ngoài phải đáp ứng được ba điều kiện: Có dự án khả thi, có năng lực tài chính và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Khi chuyển tiền ra nước ngoài, thủ tục phải theo qui định của Ngân hàng Nhà nước. Thế nhưng, thủ tục chuyển tiền đã được ban hành từ rất lâu, khi mà nguồn ngoại tệ quốc gia còn hạn hẹp và khái niệm đầu tư ra nước ngoài còn rất xa lạ, nên gần như doanh nghiệp không nhận được hỗ trợ gì. Các doanh nghiệp ĐTRNN giờ đây phải chờ đợi nhiều thủ tục, vì các qui định về ĐTRNN đã lạc hậu so với thực tiễn hiện nay. Rất hiếm, thậm chí là không có ngân hàng thương mại nào chấp nhận cho các DN vay ngoại tệ để ĐTRNN. Bởi hai lý do: Một là, các ngân hàng thương mại không có cơ chế để quản lý nguồn tiền vay khi họ không có văn phòng đại diện ở quốc gia mà DN đầu tư. Mặt khác, một nguyên nhân chính khiến giới DN nản lòng là các thương vụ tại các đại sứ quán của ta ở nước ngoài chưa làm tròn bổn phận là cầu nối làm ăn với DN trong nước. Hai là, mặc dù việc vay ngoại tệ đã được quy định trong Nghị định 22/1999/NĐ/CP, song cơ chế quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước hiện nay chưa quy định về quản lý đồng tiền ĐTRNN. Không chỉ khó khăn trong việc vay vốn, hiện nay các thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài và chuyển lợi nhuận từ nước ngoài về Việt Nam cũng đang là vấn đề bức xúc của nhiều DN. Hạn chế về vốn là khó khăn tiếp theo. DN thành lập theo Luật DN chỉ được phép đầu tư ra nước ngoài dưới 1 triệu USD bao gồm cả máy móc, nhà xưởng, thiết bị công nghệ. Còn DN nhà nước nếu đầu tư ra nước ngoài từ trên 1 triệu USD phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Những quy định này được thể hiện tại Nghị định 22/NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 1999) của Chính phủ đang làm nản lòng rất nhiều DN đã và đang đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt đối với các DN hoạt động theo Luật DN. Về điều này, nhiều người cho rằng: “Nếu doanh nghiệp hoạt động theo Luật DN chỉ được đầu tư dưới 1 triệu USD ra nước ngoài là không hợp lý, bởi năng lực tài chính, công nghệ và nhiều khả năng khác của giới DN nước ta hiện lớn hơn nhiều. Việt Nam đang tiến tới một Luật DN chung và Luật đầu tư chung, nhằm kêu gọi tốt hơn nữa nguồn vốn đầu tư và công bằng trong chính sách, vậy thì tại sao không tạo mọi điều kiện tốt nhất để DN ta có thể ĐTRNN? Cần phải biết là, còn có nhiều nước nghèo hơn ta đang cần vốn, cần công nghệ của các nước giàu. Trong khi nhiều nước giàu không thèm ngó ngàng đến họ, thì sao ta lại bỏ qua, trong khi đầu tư này rất phù hợp với nhiều DN Việt Nam”. Có người còn nói, quy định như vậy thì chúng tôi chỉ dám mở các đại lý phân phối hàng, chứ làm sao dám đầu tư thiết bị nhà xưởng khép kín từ dệt đến may... Về vấn đề thủ tục hành chính: DN nước ngoài vào Việt Nam đầu tư được tạo điều kiện cấp phép trong vòng 30-45 ngày, còn DNVN ĐTRNN thủ tục lại lòng vòng, thậm chí còn bị cản trở. Mặc dù Nghị định đã quy định thời gian cấp phép ĐTRNN không quá 30 ngày, nhưng với thủ tục rườm rà thì có nhiều dự án kéo dài nhiều tháng, đôi khi cả năm, khiến cho DN lỡ mất cơ hội đầu tư. Có thể nói, cho đến nay tình hình chậm về thủ tục hành chính vẫn chưa được cải thiện, nhiều DN muốn đầu tư ra nước ngoài vẫn phải dài cổ chờ đợi. Tuy nhiên, phần lớn DN vẫn chỉ quanh quẩn ở giai đoạn thủ tục, mà nguyên nhân cơ bản là DN gặp quá nhiều khó khăn, trong đó có nhiều vấn đề nằm ngoài khả năng của DN. Do nhu cầu, nên nhiều người phải ra nước ngoài thường xuyên, nên mất rất nhiều thời gian để xin thị thực nhập cảnh. Thậm chí, có doanh nghiệp có Giấy phép đầu tư đã lâu, nhưng đến giờ vẫn chưa được phía bạn cho phép vào làm ăn, vì họ sợ mình đầu tư giả để di dân. Nhiều người so sánh, doanh nhân ở nhiều nước đi lại hầu như không phải xin thị thực, do nước họ đã ký hiệp định miễn thị thực với nhiều nước. Ngoài ra, nhiều khoản chi phí phụ cũng là vấn đề khó khăn cho DN ĐTRNN. Nhiều DN phàn nàn, hiện thủ tục làm ăn ở nước ngoài không tìm được luật sư trong nước để tư vấn, phải thuê luật sư nước ngoài nên rất tốn kém. Mỗi lần thuê như vậy, chưa biết kết quả ra sao, nhưng trước hết, DN Việt Nam phải nộp tiền vào tài khoản của họ ít nhất cũng vài chục nghìn USD. Đầu tư ra nước ngoài đối với Việt Nam là một hướng đi mới mang tính hấp dẫn cao. Đó là một tiềm năng to lớn trong việc giúp DN mở rộng thị trường, nâng vị thế và hình ảnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, việc đầu tư không hoàn toàn dễ, bởi thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc như kể trên. Ngay những nhà quản lý cũng phải thừa nhận, hiện nay, việc hỗ trợ DN VN đầu tư ra nước ngoài còn bị hạn chế ngay trong nhận thức. Nhiều người vẫn lo ngại rằng, nếu khơi thông dòng vốn từ trong nước đổ ra bên ngoài sẽ khiến đầu tư trong nước bị giảm sút, ảnh hưởng đến mức đầu tư trong nước và mục tiêu giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. 2 - Những hạn chế của pháp luật đối với DN DTRNN Bên cạnh đó, Hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngoài cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định, như quy định thiếu cụ thể, thiếu nhất quán. Thủ tục hành chính phức tạp, không ít quy định can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động kinh doanh của DN. Tình trạng dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư, nhưng trong quá trình xử lý vẫn gửi lấy ý kiến các bộ - ngành làm kéo dài thời gian cấp phép. Những qui định về mặt pháp lý vẫn còn quá chặt, đặc biệt qui định của Nghị định số 22/NĐ-CP, ngày 14/4/1999, của Chính phủ về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam về việc chuyển tiền ra nước ngoài còn nhiều khó khăn. Qua 5 năm thực hiện, Nghị định này đã bộc lộ nhiều nhược điểm, có những điểm không còn phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước, như: - Qui định còn thiếu cụ thể, đồng bộ, nhất quán. Có không ít những điều khoản đến nay không còn phù hợp, không bao quát được sự đa dạng của các hình thức đầu tư ra nước ngoài. - Các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư ra nước ngoài còn nhiều hạn chế, chưa lường hết được những vấn đề phát sinh trong quá trình thẩm định, cấp phép và triển khai dự án… - Các thông tin về tình hình hoạt động của các dự án hầu như không được cập nhật, do thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể và cơ chế kiểm soát về hoạt động đầu tư ra nước ngoài, bên cạnh đó lại không có các chế tài cụ thể. - Chưa có một cơ chế phối hợp cụ thể giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là trong khâu triển khai thực hiện dự án. - Thủ tục hành chính tuy đã có những tiến bộ, nhưng nhìn chung vẫn còn quá phức tạp, rườm rà; hiệu quả đầu tư chưa cao; không ít qui định can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quy trình đăng ký và thẩm định cấp giấy phép còn phức tạp. Thủ tục điều chỉnh giấy phép đầu tư chưa được rõ ràng, gây mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp. KẾT LUẬN Chúng ta đã đến ngưỡng cửa của hội nhập toàn diện và người ta không chỉ đến mình mà mình cũng phải tranh thủ để vào thị trường các nước. Do đó, phải xem đầu tư ra nước ngoài là một xu hướng tất yếu của doanh nghiệp Việt Nam, nên có hướng dẫn và tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam vươn xa hơn. Nếu chúng ta không làm bây giờ sẽ rất muộn bởi không tận dụng được sân chơi toàn cầu mà các nước sẽ mở rộng cửa cho các doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sự chuẩn bị này không chỉ dừng lại ở việc trang bị thêm kiến thức mà Nhà nước nên có những chính sách về vốn để hỗ trợ các dự án thiết thực và hiệu quả khi doanh nghiệp  đầu tư ra nước ngoài. Chúng ta đã ban hành Nghị định 22 qui định về các chính sách trong việc đầu tư ra nước ngoài, và mới đây trong dự thảo Luật đầu tư chung cũng có một chương riêng về đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ, cần có một cơ quan chuyên môn hỗ trợ doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài, tập trung hỗ trợ để doanh nghiệp có thể khẳng định được tên tuổi ở các nước. Về thị trường, chúng ta nên nhắm đến những thị trường dễ chấp nhận các sản phẩm và công nghệ Việt Nam  như châu Phi, ASEAN… Phải xem việc đầu tư ra nước ngoài là một bộ phận để phát triển mở rộng thị trường, là cầu nối thúc đẩy thương mại phát triển. Vì vậy, nếu có những dự án tốt, phù hợp nhưng doanh nghiệp thiếu vốn thì Nhà nước cần thiết phải có chính sách hỗ trợ, như cho vay vốn ưu đãi. Đây là tất cả những hiểu biết và những kiến nghị của cá nhân tôi trong giới hạn khuôn khổ bài Tiểu luận này. Có thể vẫn có những thiếu xót, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp để hoàn thiện hơn nữa. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 Chương I. Khái quát về đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài 2 1.1. Khái niệm về đầu tư ra nước ngoài 2 1.2. Vai trò của hoạt động đầu tư ra nước ngoài 2 1.3. Thực trạng đầu tư ra nước ngoài 3 Chương II. Thực trạng pháp luật về đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài 5 2.1. Chủ thể hoạt động đầu tư ra nước ngoài 5 2.2. Lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài 6 2.3. Hình thức đầu tư 6 2.4. Thủ tục đầu tư ra nước ngoài 7 2.5. Điều kiện cấp giấy phép chứng nhận đầu tư 9 2.6. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài 10 Chương III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đầu tư Việt Nam ra nước ngoài 12 1. Những khó khăn của doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài 13 2. Những hạn chế của pháp luật đối với DN DTRNN 17 KẾT LUẬN 19

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (14).doc
Tài liệu liên quan