Tiểu luận Tìm hiểu về tiền điện tử ở Việt Nam hiện nay

Mục lục Phần mở đầu . 2 Phần nội dung . 4 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ TIỀN ĐIỆN TỬ 1.1. Khái niệm về tiền điện tử 4 1.2. Các hình thức giao dịch tiền điện tử ngày nay 5 1.2.1. Một số loại thẻ thanh toán 5 1.2.2. Tiền mặt điện tử 7 1.2.3. SEC điện tử .7 1.3. Ví điện tử 11 CHƯƠNG II: CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN TIỀN ĐIỆN TỬ HIỆN NAY Ở VN 2.1. Một số loại thẻ thông dụng . 18 2.1.1. Thẻ ATM .18 2.1.2. Thẻ tính dụng 22 2.1.3. Thẻ ghi nợ .23 2.2. Những tiện ích khi sử dụng tiền điện tử ở VN 25 2.3. Những khó khăn khi sử dụng tiền điện tử ở VN 28 CHƯƠNG III: NHỮNG ĐIỀU CÁC HÌNH THỨC GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NGÀY NAY Ở VN CẦN CẢI THIỆN Phần kết luận 37

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2744 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về tiền điện tử ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờ truyền đi các con số từ máy tính này đến máy tính khác. Giống như serial trên tiền giấy, số serial của tiền điện tử là duy nhất. Mỗi tờ tiền điện tử được phát hành bởi một ngân hàng và được đại diện cho một lượng tiền thật nào đó. 1.2.2.2. Chức năng: tiền điện tử là phương tiện của thanh toán điện tử được bảo mật bằng chữ ký điện tử, và cũng như tiền giấy nó có chức năng là phương tiện trao đổi và tích lũy giá trị. Nếu như giá trị của tiền giấy được đảm bảo bởi chính phủ phát hành thì đối với tiền điện tử, giá trị của nó được tổ chức phát hành đảm bảo bằng việc cam kết sẽ chuyển đổi tiền điện tử sang tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu. 1.2.3. SEC điện tử: 1.2.3.1. Khái niệm: Séc là một lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. Ngoài ra séc cũng có thể được định nghĩa là một hối phiếu ký phát đòi tiền một ngân hàng, thanh toán ngay khi có yêu cầu. 1.2.3.2. Phân loại: Theo cách xác định người thụ hưởng: Séc lệnh: trả tiền cho cá nhân hoặc thực thể có tên ghi trên séc hoặc trả cho bên được chuyển nhượng. Séc vô danh: trả tiền cho người nắm giữ tờ séc. Theo các yêu cầu để đảm bảo an toàn trong thanh toán séc: Séc trơn: mặt sau để trắng hoàn toàn, séc này có thể được ngân hàng trả tiền mặt. Séc gạch chéo: mặt sau được gạch hai đường chéo song song, séc này chỉ có thể được trả tiền bằng hình thức ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng. Séc gạch chéo đặc biệt: mặt trước hoặc mặt sau của tờ séc được gạch hai đường chéo song song, giữa hai đường chéo là tên ngân hàng hoặc cả chi nhánh ngân hàng. Séc này chỉ có thể được nộp vào ngân hàng hay chi nhánh ngân hàng ghi trên đó. Ngoài ra séc gạch chéo đặc biệt cũng có thể ghi tên ngân hàng nhờ thu để thuận tiện cho việc giải quyết khi séc bị ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán. Ngoài ra, theo mức độ đảm bảo sẽ nhân được tiền cho người thụ hưởng còn có: Séc ngân hàng (hay séc tiền mặt): là séc do ngân hàng phát hành nên người thụ hưởng sẽ được đảm bảo thanh toán trừ trường hợp phát hiện ra tờ séc đã bị gian lận. Sở dĩ nó được gọi là séc tiền mặt vì có giá trị gần như tiền mặt do sẽ được thanh toán ngay. Séc bảo chi: là một tờ séc được ngân hàng của người phát hành đảm bảo rằng tài khoản của người đó có đủ tiền để được trích ra khi thanh toán. Trong trường hợp này, ngân hàng thường ghi hoặc đóng dấu bảo chi lên tờ séc. 1.2.3.3. Các bên liên quan đến séc: Bên ký phát, (bên phát hành): là người ký tờ séc để ra lệnh cho ngân hàng. Bên thanh toán: là ngân hàng có nghĩa vụ trả tiền theo lệnh của bên ký phát. Bên thụ hưởng: bên nhận tiền từ ngân hàng. Luật pháp của đa số các quốc gia cho phép séc có thể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp bằng thủ tục ký hậu trong thời hạn hiệu lực của séc. 1.2.3.4. Thanh toán séc: Xuất trình séc: người nắm giữ xuất trình séc tại: Ngân hàng được chỉ định ghi trên séc. Ngân hàng làm dịch vụ thanh toán (ngân hàng nhờ thu). Phương thức này phổ biến hơn do thuận tiện cho người thụ hưởng. Thanh toán séc: trường hợp séc được xuất trình tại ngân hàng bị ký phát đến thì ngân hàng thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng, nếu xuất trình tại ngân hàng nhờ thu thì quy trình như sau: Ngân hàng nhờ thu nhận séc và đóng dấu gạch chéo đặc biệt lên đó để khi séc không được thanh toán ngân hàng bị ký phát đến có thể gửi trả lại séc. Tiếp theo họ gửi séc đến ngân hàng bị ký phát, ngân hàng này sẽ kiểm tra tờ séc và nếu séc hợp lệ, tài khoản của người ký phát còn đủ tiền thì tài khoản của người ký phát sẽ bị ngân hàng ghi nợ. Việc thanh toán giữa ngân hàng nhờ thu và ngân hàng bị ký phát được thực hiện thông qua hệ thống thanh toán bù trừ séc. Séc có thể sẽ không được thanh toán trong những trường hợp sau: Người ký phát đình chỉ hoặc hủy bỏ việc thanh toán séc. Tài khoản của người ký phát không đủ tiền. Chữ ký trên séc không giống với mẫu chữ ký mà người ký phát đã đăng ký tại ngân hàng. Tờ séc bị khiếm khuyết, phổ biến là: trị giá của tờ séc bằng chữ và bằng số không giống nhau; ngày tháng đề trên séc là một ngày trong tương lai; không có tên của người hưởng lợi ghi trên séc; séc bị sửa đổi một cách không hợp lệ; séc nhàu nát, bị rách mà không có xác nhận của ngân hàng là do tình cờ; séc được hai ngân hàng gạch chéo nhưng không có đảm bảo của một trong hai ngân hàng đó đối với ngân hàng thanh toán... Trường hợp séc không được thanh toán do tài khoản của người ký phát không đủ tiền gọi là séc không đủ khả năng thanh toán. Người ký phát sẽ được ngân hàng mà người đó ký phát đến thông báo để thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho người thụ hưởng. Nếu người ký phát không thực hiện người thụ hưởng có quyền khởi kiện. Các quốc gia có thể có hệ thống theo dõi những người ký phát séc không đủ khả năng thanh toán, ngoài việc phải chịu trách nhiệm pháp lý, các đối tác thương mại thường sẽ không chấp nhận thanh toán bằng séc đối với những người đã từng ký phát séc không đủ khả năng thanh toán. Theo luật của Việt Nam, người ký phát séc không đủ khả năng thanh toán có thể bị đình chỉ có thời hạn hoặc vĩnh viễn quyền ký phát séc. 1.2.3.5. Tình hình sử dụng séc ở việt nam: Ở nước ta, thanh toán bằng séc đã ra đời từ những năm 1960 nhưng đến nay, phương tiện thanh toán này ngày càng giảm. Mặc dù thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán, người mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm séc và CMND ra ngân hàng là có thể nhận được tiền hoặc chuyển vào tài khoản nhưng hiện nay, tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt; nguyên nhân thanh toán bằng séc bị hạn chế là do chưa có quy định bắt buộc về hạn mức phải thanh toán bằng séc mà hiện chỉ “động viên” dùng séc và một nguyên nhân khác là sự lo ngại của người bán hàng sợ tài khoản của người mua không còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro. Việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức nếu khách mua và khách bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc các NHTM (ngân hàng thương mại) phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của NHNN (ngân hàng nhà nước) nhưng hiện tại, NHNN chưa có Trung tâm thanh toán bù trừ séc. Ví điện tử: Được sự khuyến khích của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đang trên đà phát triển, thay thế dần thanh toán theo cách truyền thống, tạo điều kiện cho thanh toán trực tuyến và thương mại điện tử phát triển theo. Hiện nay, số người dùng ví điện tử tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng, đặc biệt tại các thành phố lớn. Có 2 lọai ví điện tử đang đươc sử dụng: thẻ ATM và tài khoản điện tử. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi sẽ không nói về thẻ ATM, mà chỉ chú trọng vào loại ví điện tử thứ 2. Loại ví điện tử này đang được nhắc nhiều là một tài khoản điện tử, có chức năng như "ví tiền trong thế giới số”, dùng trên internet và các mạng di động,... cho phép người dùng có thể giao dịch, mua bán, trao đổi tại các website TMĐT, tiến hành thanh toán trực tuyến mà không cần phải có tài khoản ngân hàng cũng như các loại thẻ tín dụng quốc tế, trong điều kiện thẻ ghi nợ nội địa còn ít được chấp nhận tại các website bán hàng. Khá nhiều dịch vụ ví điện tử phục vụ các hoạt động thanh toán nhanh gọn đã xuất hiện tại VN. Tuy nhiên, người sử dụng đến giờ vẫn không mấy mặn mà với loại ví công nghệ này. Vậy cụ thể,ví điện tử là gì??? Khái niệm về ví điện tử: Ví điện tử là một dịch vụ về thanh toán trực tuyến cho phép người dùng sử dụng số tiền có trong Ví để mua hàng hoặc trả phí tại các website thương mại điện tử đồng thời cho phép các giao dịch chuyển tiền, nạp tiền, rút tiền, theo dõi lịch sử giao dịch… Bên cạnh đó, Ví điện tử Doanh nghiệp với các chức năng dành cho “người bán” sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến và rút ngắn quy trình thanh toán, giao nhận hàng hóa như quản lý đơn hàng, tích hợp website bán hàng, quản trị các phương thức vận chuyển… Ví điện tử là một loại tài khoản dùng để thanh toán trong các giao dịch nhưng tiền trong ví chỉ là tiền ảo, khác với tài khoản trong ngân hàng là tiền thật. Nó giống như một người giữ tiền trung gian đứng ra thay mặt ngân hàng thực hiện thanh toán cho người sử dụng trong các hoạt động thương mại điện tử. Người dùng chỉ cần đăng ký tài khoản ví điện tử qua website dịch vụ của nhà cung cấp, rồi tiến hành nạp tiền vào ví từ tài khoản ngân hàng, tài khoản thẻ ATM, thẻ trả trước... Sau đó có thể dùng ví điện tử để thanh toán các giao dịch áp dụng hình thức thanh toán này. Đơn vị cung cấp ví điện tử có trách nhiệm đảm bảo qu yền lợi cân bằng giữa các bên. Chẳng hạn khi mua hàng, người dùng thanh toán bằng ví điện tử thì tổ chức phát hành ví điện tử có trách nhiệm thông báo với bên bán hàng là đã nhận được tiền và yêu cầu bên bán giao hàng cho người dùng. Người dùng nhận hàng nhưng nếu không vừa ý, không đúng như thỏa thuận khi mua có thể thông báo lại với “người giữ tiền trung gian” và “người” này có trách nhiệm không thanh toán lại cho nơi bán hàng hay đòi lại tiền nếu đã thanh toán. Chính vì điều này làm ví điện tử trở nên an toàn hơn so với tài khoản ngân hàng khi dùng để thanh toán. Cách sử dụng: Cách thức sử dụng các ví điện tử nhìn chung là tương tự nhau. Để sở hữu một chiếc ví điện tử, người tiêu dùng chỉ cần vào website của nơi cung cấp dịch vụ và khai báo thông tin chính xác, sau đó tiến hành nạp tiền vào ví. Có nhiều phương thức giúp người dùng nạp tiền vào ví, như: chuyển khoản qua ngân hàng, nạp từ tài khoản thẻ ATM, nạp bằng thẻ trả trước,… Hầu hết các ví điện tử được gắn kết với tài khoản tiền gởi, hoặc tài khoản thẻ của người dùng, để có thể dễ dàng chuyển tiền giữa ví điện tử và tài khoản tiền gửi. Ví điện tử cũng cho phép chủ sở hữu nạp tiền từ tài khoản ngân hàng, rút tiền ra tài khoản ngân hàng một cách rất dễ dàng trên internet. Người dùng ví điện tử có thể giao dịch thanh toán với người dùng khác, hay các doanh nghiệp bán hàng hoá, dịch vụ có ví điện tử, ở bất cứ ngân hàng nào trong hệ thống. Ngoài ra, người sử dụng có thể thực hiện truy vấn, quản lý các giao dịch phát sinh trên ví điện tử, theo dõi số dư của ví, kiểm soát việc chi tiêu, in sao kê, hay thực hiện thanh toán các đơn hàng của những giao dịch chưa được thanh toán thành công trước đó,…Tất cả các hoạt động trên đều có thể thực hiện thông qua mạng Internet. 1.3.3. Những lợi ích của ví điện tử: Độ an toàn cao: Tài khoản giao dịch của khách hàng đăng ký trên cổng thanh toán trực tuyến đều phải qua một quy trình xác thực thông tin về thể nhân, pháp nhân,… thông qua bên thứ ba, sau đó mới được kích hoạt sử dụng. Tất cả các giao dịch liên quan đến khách hàng đều sẽ được thông báo qua đường email hoặc điện thoại di động để họ tiện theo dõi, tránh bị lợi dụng. Người dùng dịch vụ ví điện tử trực tuyến cũng có thể thực hiện các giao dịch tương tự như ví điện tử ATM, như: kích hoạt các tài khoản trả trước, thanh toán hoá đơn cho các nhà cung cấp dịch vụ, hay chuyển tiền cho bạn bè, người thân, đối tác,.. Ví an toàn hơn thẻ thanh toán vì thẻ có thể bị hacker ăn cắp mật khẩu hoặc nếu làm kinh doanh có thể bị người khác ăn cắp và sử dụng “chùa” để thanh toán. Đó là rủi ro rất lớn của việc dùng thẻ. Còn khi dùng ví điện tử thì cao lắm chỉ bị mất số tiền đã chuyển vào ví để thanh toán, còn tài khoản ngân hàng không bị ảnh hưởng gì. Nếu bị mất tài khoản ví thì người dùng có thể tạo lại dễ dàng. Bảo đảm quyền lợi của cả hai bên mua và bán: Để tham gia thanh toán trực tuyến, cả người mua và người bán đều phải đăng ký tài khoản trên cổng thanh toán và có tài khoản ở ngân hàng. Khi người mua chuyển tiền, tiền sẽ được giữ lại ở tài khoản lưu ký đặt tại ngân hàng; khi người bán chuyển hàng cho người mua (hoặc có xác nhận giao dịch mua bán đã hoàn tất) thì tiền từ tài khoản lưu ký mới chính thức được chuyển vào tài khoản của người bán Ví điện tử cung cấp giải pháp đảm bảo an toàn giữa người mua và người bán. Khi hai người giao dịch chưa quen biết nhau thì có hai rủi ro: thứ nhất, người mua không phải muốn mua thật, họ chỉ làm đơn hàng giả. Khi đó, rủi ro về phía người bán. Ví điện tử sẽ giải quyết, giúp tránh đơn hàng giả là vì ngay lúc đó, tiền sẽ được rút ra khỏi ví người mua. Rủi ro thứ hai là khi giao hàng, có thể gặp những trường hợp như mặt hàng giao đến không đúng với cam kết trên mạng, cũ hơn hoặc trầy xước… Khi đó, rủi ro về phía người mua. Ví điện tử sẽ giúp giải quyết việc nầy, vì sau thời gian giao nhận còn có thời gian khiếu kiện. Trong thời gian khiếu kiện, người mua có thể khiếu kiện đơn hàng và nhà cung cấp đóng vai trò trung gian sẽ đứng ra giải quyết. Sau thời gian khiếu kiện, xem như giao dịch diễn ra tốt đẹp và tiền mới về ví người bán. Thanh toán nhanh chóng, tiện lợi: Nếu như ATM cho phép người dùng thanh toán trực tiếp tại các quầy thanh toán khi mua sắm offline thì ví điện tử trực tuyến giúp họ thanh toán khi mua hàng online một cách nhanh chóng và thuận tiện, qua máy tính kết nối internet, với độ bảo mật cao hơn nhiều, giảm thiểu được rủi ro sử dụng tiền mặt, hoặc lộ thông tin thẻ ATM, lại không phải đi lại nhiều,... Hơn nữa, ví điện tử trực tuyến không chỉ phục vụ cho các cá nhân mà còn cho các doanh nghiệp bán hàng qua mạng, giúp họ có được một phương thức thanh toán trực tuyến an toàn và ít chi phí. Người dùng hiện nay dùng ví điện tử để thanh toán chủ yếu trong thương mại điện tử, thanh toán hóa đơn, mua vé tàu xe, máy bay... sắp tới sẽ áp dụng trong thanh toán chính phủ điện tử. Trong tương lai sẽ có thể áp dụng để thanh toán ở ngoài đời như vé xe buýt, quán ăn, cà phê... Ví điện tử đem lại rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, giúp họ thanh toán khi mua hàng online một cách nhanh chóng và thuận tiện qua máy tính kết nối internet, sẽ xóa bỏ khá nhiều khâu trung gian như đi lại, ký giấy tờ, rút tiền mặt... và tiết kiệm thời gian, đồng thời đảm bảo an toàn cho người dùng. Ngoài ra, đối với những người dùng không có tài khoản ngân hàng như học sinh, người chưa đủ tuổi để mở tài khoản thì cha mẹ có thể mở cho con mình một tài khoản ví điện tử. Khi muốn cho con mặt hàng nào đó, cha mẹ chỉ việc chuyển số tiền cần thiết từ tài khoản ngân hàng của mình sang ví điện tử của con để thanh toán. Các ví điện tử còn có thể chuyển tiền giữa các tài khoản với nhau, giúp những người dùng có thể tặng tiền, cho mượn tiền, thanh toán giúp... dễ dàng. Từ đó tạo nên một cộng đồng thanh toán không tiền mặt. Như vậy, thanh toán bằng ví điện tử tiện lợi, nhanh chóng hơn rất nhiều so với hình thức thanh toán truyền thống. Tuy nhiên, việc sử dụng ví điện tử ở Việt Nam vẫn chưa phát triển sâu rộng mặc dù nó đã ra đời trên thế giới từ 10 năm trước đây. Người dân vẫn chưa thực sự măn mà với hình thức thanh toán mới mẻ này. Nguyên nhân là vì vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định. 1.3.4. Những khó khăn của việc phát triển ví điện tử: Ta có thể thấy tổng quan những khó khăn qua biểu đồ sau: Người sử dụng thiếu thông tin: Những người trẻ tuổi như sinh viên và nhân viên văn phòng là tầng lớp làm quen nhanh nhất với hình thức thanh toán mới do thường xuyên tiếp xúc với Internet. Vẫn còn một bộ phận lớn vẫn chưa quan tâm tới hình thức mua bán trực tuyến và thanh toán bằng ví điện tử. Họ cũng không có nhiều thông tin về loại hình dịch vụ này như: các loại ví, cách thức sử dụng và những tiện ích mà nó mang lại,... Đa phần người dân vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt khi thanh toán. Điều này cũng khó tránh khỏi vì có nhiều nguyên nhân khiến người dân cảm thấy giao dịch trực tuyến đầy rủi ro và dễ bị lừa đảo. Một trong những điều khiến người tiêu dùng còn e dè trước khi chấp nhận hình thức ví điện tử là họ không được cung cấp rõ thông tin phí phải trả cho nhà cung cấp dịch vụ là bao nhiêu.Họ cũng không biết khi giao dịch mua bán thì ai là người phải chịu phí. Một số người tiêu dùng cũng cảm thấy băn khoăn khi giữa các loại ví điện tử cũng có cách tính biểu phí khác nhau. Trong khi đó thì hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đều không công khai khoản phí sử dụng, lộ trình miễn phí, thu phí, mức thu bao nhiêu,…càng gây nhiều lo lắng cho người dân. Chưa có sự đồng bộ và liên kết giữa các nhà cung cấp: Các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử vẫn chưa có sự liên kết với nhau giống như tình trạng thẻ ATM trước đây. Việc chuyển tiền từ ví của ngân hàng ngày tới ví của ngân hàng khác rất khó khăn hoặc không thực hiện được. Tính bảo mật chưa cao: Một lệnh giao dịch điện tử sẽ đi từ người mua - người bán – ngân hàng – cổng thanh toán. Bất cứ nơi nào trên chặng đường dài này đều có thể gặp phải rủi ro. Vì thế, cơ sở an toàn phải đi từ hệ thống hạ tầng, đường truyền cho đến các giải pháp quản lý cơ sở dữ liệu và bảo mật thông tin cho người dùng, bằng cách nào để không thất thoát thông tin của khách hàng. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nước ta vẫn chưa đủ vững chắc với các cơ sở quản lý rõ ràng. Tiện ích chưa phong phú: Mặc dù ví điện tử có khá nhiều công dụng như: thanh toán trực tuyến, nạp tiền điện thoại, mua vé máy bay, thanh toán điện nước,… nhưng thực tế thì mỗi loại thẻ chỉ có một hay vài những tính năng trên. Số lượng các nhà liên kết dịch vụ và hệ thống ngân hàng liên kết của mỗi thẻ cũng không nhiều. Ví dụ khách hàng sử dụng loại ví điện tử Mobivi muốn mua vé máy bay thì chỉ liên kết được với duy nhất trang web www.tftravel.com. Một số tính năng nhiều người quan tâm như thanh toán hóa đơn điện, điện thoại, internet... hằng tháng thì không phải loại ví nào cũng thực hiện được. Do đó, khách hàng không có nhiều lựa chọn. Người sử dụng chưa tin tưởng vào dịch vụ: Đối tượng tiêu dùng gia đình cho rằng do họ không tin tưởng vào chất lượng hàng hóa dịch vụ được giao dịch qua mạng. Ta có thể thấy rõ qua bảng số liệu sau: Nguồn: CHƯƠNG II: CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN TIỀN ĐIỆN TỬ HIỆN NAY Ở VN 2.1. Một số loại thẻ thông dụng 2.1.1. Thẻ ATM: Số lượng người sử Dụng: Hiện nay, loại thẻ được dùng nhiều nhất ở VN là thẻ ATM do nhiều ngân hàng (NH) phát hành. Cả nước hiện có trên 10.000 máy ATM, hơn 36.000 thiết bị chấp nhận thẻ được lắp đặt và 22 triệu thẻ ngân hàng được phát hành... Song trên thực tế, đa số người dân chỉ sử dụng thẻ ATM để rút tiền, còn việc thanh toán điện tử là rất hạn chế. Bên cạnh việc sử dụng thẻ ngân hàng, giải pháp mà Vụ Thanh toán đưa ra là cần đẩy mạnh sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại khác như Internet Banking, Mobile Banking, ghi nợ trực tiếp từ tài khoản… Để đẩy mạnh việc trả lương qua tài khoản cũng như thanh toán điện tử, Ngân hàng Nhà nước vừa yêu cầu (ngày 9-6) các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải báo cáo tình hình triển khai trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải báo cáo việc phát triển mạng lưới ATM, công tác bảo đảm an toàn và hoạt động thông suốt cho các máy ATM của ngân hàng; việc phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đi kèm thẻ để tạo điều kiện cho chủ thẻ, trong đó có các đối tượng nhận lương qua tài khoản áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Xu hướng người sử dụng: Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, rào cản về pháp lý không còn, dịch vụ của các ngân hàng gần tương đương nhau. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn trở thành yếu tố quyết định cuộc chạy đua giành niềm tin khách hàng. Và khái niệm tiền điện tử ở Việt Nam trong những năm gần đây không còn là mới mẻ nữa trong những số sử dụng đó có một số doanh nghiệp đã nghiên cứu và đưa ra thị trường loại thẻ thanh toán đa mục đích để chơi game, sử dụng Internet hay mua hàng hóa trên website của doanh nghiệp. Một vài ngân hàng cũng đã bắt đầu đẩy mạnh cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng quan kênh điện tử như Internet banking, Mobile banking Để nhanh chóng tiếp cận với khách hàng, ở Việt Nam sau yếu tố lãi suất, thời gian qua, các ngân hàng thương mại cũng đã có những cuộc đua mở chi nhánh. Theo các chuyên gia trong ngành, cuộc đua này xuất phát từ một lý do rất chính đáng. Bởi càng nhiều chi nhánh ngân hàng sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho người dân có điều kiện tiếp cận trực tiếp và sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, mở chi nhánh rồi đây sẽ chỉ là một trong rất nhiều cách để ngân hàng tiếp cận với khách và có thể sẽ không còn là ưu tiên số 1. Với xu hướng phát triển chung của ngành ngân hàng trên thế giới, đã xuất hiện những kênh khác giúp ngân hàng tiếp cận với người tiêu dùng nhanh hơn như ATM, Internet, Mobile… Cùng với xu hướng chung này, tại Việt Nam, có thể hàng triệu người tiêu dùng sẽ không còn phải thanh toán tiền mua xăng, dầu bằng tiền mặt, thay vào đó có thể dùng thẻ để thanh toán tiền mua xăng, dầu, cũng như thanh toán các dịch vụ khác. Ví dụ: Thẻ Flexicard do Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) kết hợp đầy đủ hai tính năng trả trước (Prepaid) và ghi nợ (Debit), cho phép khách hàng thanh toán tiền mua xăng, dầu tại hơn 1.800 điểm phân phối xăng, dầu của Petrolimex trên toàn quốc. Ngoài ra, thẻ còn có thể rút tiền mặt tại ATM của PG Bank và hệ thống Banknetvn trên toàn quốc; nhận lương, chuyển khoản, thanh toán hàng hóa dịch vụ tại hàng nghìn đơn vị chấp nhận thẻ tại các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, các điểm vui chơi giải trí… “Theo thống kê, hiện nay, Việt Nam có khoảng 1.459.892 ô tô và 26.869.025 mô tô đăng ký lưu hành. Cả nước hiện có khoảng 10 ngàn cửa hàng xăng dầu, trong đó Petrolimex sở hữu khoảng 1.800 cửa hàng cùng hơn 3.000 địa lý. Phương thức thanh toán bằng thẻ sẽ giảm được nhiều việc thanh toán bằng tiền mặt trong mua bán xăng, dầu hiện nay.” Bên cạnh đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và  Jetstar Pacific cũng đã thành công trong việc ứng dụng tiện ích thanh toán tiền mua vé máy bay thông qua hệ thống gần 1.000 máy ATM của BIDV tại Việt Nam. Với dịch vụ này,  khách hàng chỉ cần đăng ký đặt chỗ trực tuyến hoặc điện thoại, sau đó thanh toán tại các điểm giao dịch  BIDV hoặc  gần 1.000 máy ATM của BIDV trên toàn quốc. Việc thực hiện thanh toán qua các máy ATM phải được thực hiện trong vòng 48 giờ kể từ khi đặt chỗ và trước 48 giờ so với giờ bay dự kiến. Trước đó, VIB cùng với Công ty Mobivi và Công ty Du lịch Viettravel đã triển khai hình thức thanh toán tua trực tuyến bằng Ví điện tử Mobivi. Ngoài Viettravel, VIB cũng đã ký với gần 20 doanh nghiệp khác để triển khai loại hình này.  Những cái “bắt tay” để đưa tiện ích của ATM đến gần hơn với cuộc sống cũng đã được rất nhiều ngân hàng thương mại khác của Việt Nam triển khai. Theo Ngân hàng Nhà nước, trong cuối tháng 6/2009, toàn thị trường có 8.800 máy ATM; hơn 17 triệu thẻ ATM và có trên 1,132 triệu người nhận lương qua tài khoản. Tuy vậy, tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu, nhất là trong khu vực dân cư. Mặc dù số lượng cá nhân sử dụng thẻ ATM đã vượt mục tiêu đề ra cho năm 2010, nhưng trên thực tế, người dân chỉ sử dụng thẻ ATM để… rút tiền mặt thanh toán hàng hoá, dịch vụ. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do chất lượng, tiện ích các dịch vụ thanh toán trực tuyến như Mobile banking, Internet banking, Ví điện tử… mới chỉ dừng ở quy mô nhỏ hẹp, chưa triển khai trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhỏ lẻ của khách hàng. Dù còn có những bất cập gây nên những trở ngại nhất định cho khách hàng, nhưng ông Lê Đình Long, Tổng giám đốc Ngân hàng Hong Leong Việt Nam cho rằng, ATM đang trở thành “một phần tất yếu của cuộc sống”, và kênh mở chi nhánh sẽ không còn là kênh duy nhất để các ngân hàng thương mại tiếp cận khách hàng. Cước phí sử dụng ATM: Phí sử dụng ATM được nhiều lệ phí ngân hàng và các mạng liên ngân hàng tính phí cho việc sử dụng của họ Automated Teller Machines (ATM). In some cases, these fees are assessed solely for non-members of the bank; in other cases, they apply to all users. Trong một số trường hợp, các khoản phí này được đánh giá không chỉ duy nhất cho các thành viên của Ngân hàng; trong các trường hợp khác, họ áp dụng cho tất cả người dùng. Many people oppose these fees because ATMs are actually less costly for banks than withdrawals from human tellers. Nhiều người phản đối các khoản phí này bởi vì các máy ATM đang thực sự ít tốn kém hơn cho các ngân hàng rút tiền từ thầy của con người. Hai loại phí, người tiêu dùng tồn tại: các phụ phí và lệ phí nước ngoài. The surcharge fee may be imposed by the ATM owner (the deployer or Independent sales organization ) and will be charged to the consumer using the machine. Phí phụ thu có thể được áp đặt bởi các chủ sở hữu ATM (deployer hoặc tổ chức bán hàng độc lập ) và sẽ phải trả cho người tiêu dùng bằng cách sử dụng máy. The foreign fee or transaction fee is a fee charged by the card issuer (financial institution, stored value provider) to the consumer for conducting a transaction outside of their network of machines in the case of a financial institution. Phí nước ngoài hoặc chi phí giao dịch là một khoản lệ phí tính bởi công ty phát hành thẻ (tổ chức tài chính, lưu trữ nhà cung cấp giá trị) cho khách hàng để thực hiện một giao dịch ngoài hệ thống của họ về máy móc trong trường hợp của một tổ chức tài chính. Các ngân hàng đang có kế hoạch tính phí cho các báo cáo tài khoản khách hàng để giảm chi phí duy trì máy rút tiền tự động (ATM) sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bác bỏ đề xuất của họ để thu học phí sử dụng. 2.1.2. Thẻ Tín Dụng: Số lượng người sử Dụng: Việc dùng thẻ tín dụng để thanh toán trong giao dịch mua bán hiện nay là chuyện phổ biến thế nhưng ở Việt Nam số người dùng thẻ tín dụng chỉ trên dưới 1% dân số cả nước, tức hơn khoảng 860000 người sử dụng mà thôi. Theo giới ngân hàng, số thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ quốc tế phát hành ở Việt Nam đang tăng mạnh trong vài năm gần đây, tuy nhiên số người dùng thẻ mới chỉ chiếm khoảng hơn 1% so với dân số cả nước. Ngân hàng ACB đã phát hành 60.000 thẻ tín dụng quốc tế và 305.000 thẻ ghi nợ quốc tế; các ngân hàng khác đang sử hữu từ 15.000 đến 400.000 thẻ các loại, riêng thẻ quốc tế Visa phát hành tại Việt Nam khoảng hơn 1 triệu chiếc…Tiện ích của việc dùng thẻ trong thanh toán là rõ ràng nhưng sự khiêm tốn trong việc sử dụng thẻ vẫn còn thể hiện rõ. Xu hướng người sử dụng: Việc sử dụng thẻ hiện nay đang là một vất đề khá nóng bỏng cũng vì lý do đó mà việc tranh chấp nhau trong cộc đua phát hành thẻ tín dụng khiến khách hàn g đang đứng trước tình trạng bội thực. Việc chon loại thẻ nào để sử dụng đó đang là một vấn đề khó khăn cho họ, bởi họ đang bị chững lại và bị loãn xạ trược một “Rừng” thẻ. Trong khi một số nước trong khu vực như Singapore tỷ lệ người dùng thẻ tín dụng chiếm 95%,Malaysia 55% và Thái Lan khoảng 46% thì Việt Nam hiện chỉ khoảng 6% số người có tài khoản NH. Số thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ quốc tế phát hành tăng mạnh trong vài năm nay, nhưng số người dùng thẻ chỉ chiếm hơn 1% dân số cả nước. ACB đã phát hành 60.000 thẻ tín dụng quốc tế và 305.000 thẻ ghi nợ quốc tế; Các NH khác đang sở hữu từ 15.000- 400.000 thẻ các loại, riêng thẻ quốc tế Visa tại Việt Nam khoảng hơn 1 triệu chiếc. Cước phí sử dụng thẻ tín dụng: 2.1.3. Thẻ ghi nợ: (Debit Card viết tắt là “DC”) Tại VN hiện nay, Debit card có 2 loại là Debit card quốc tế và Debit card nội địa. Debit card quốc tế có các thương hiệu như: Visa Debit card, Visa Electron card, MasterCard Dynamic, MasterCard Electronic, Master MTV Debit Card, …Debit card nội địa là tất cả các loại thẻ mà chúng ta thường gọi là thẻ ATM (thật ra do thói quen chứ tên này không chính xác, như đã trình bày thì có nhiều loại thẻ có thể sử dụng tại máy ATM) do các NH VN phát hành với chính thương hiệu của NH đó, ví dụ : VCB Connect 24, Đông Á, Techcombank, Inconbank, BIDV, Agribank… Lợi ích lớn nhất của loại thẻ này là nó mang tới sự thuận lợi và an toàn. Cùng với việc giúp cho khách hàng có thể rút tiền vào bất cứ lúc nào, thẻ này còn giảm các thủ tục có liên quan đến việc ký séc như phải xuất trình chứng minh thư hay là trả các loại phí có liên quan. Thẻ ghi nợ cũng là một cách thanh toán an toàn hơn do tài khoản của bạn bị mã khoá và chỉ có thể tiếp cận tài khoản này nếu nhập đúng mã số pin, trong khi đó thì séc thì rất dễ bị mất. Ở nhiều quốc gia thì thẻ ghi nợ được sử dụng rất phổ biến với nhiều mục đích khác nhau. Giống như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ thường được sử dụng vào mục đích mua hàng qua điện thoại hoặc qua mạng. Vào các dịp mua sắm lớn như giáng sinh, vì khối lượng giao dịch rất lớn nên việc sử dụng thẻ ghi nợ là tối ưu để tránh phải xếp hàng chờ quá lâu. Về quy trình sử dụng thẻ như sau : Thẻ ghi nợ của khách hàng sẽ được đưa qua bộ phận đọc thẻ và chủ thẻ thường phải nhập số lượng giao dịch trước khi nhập mã số pin. Thường thì sẽ phải chờ để dịch vụ chuyển tiền điện tử tại điểm bán hàng (Electronic Funds Transfer at Point of Sale) kết nối với hệ thống máy tính ( thường qua đường điện thoại hoặc mobile) để chứng nhận và cho phép thực hiện giao dịch. Phí phát hành DC quốc tế từ 100K – 200K và có thể có thêm phí thường niên (tuỳ thương hiệu và NH phát hành). Tất nhiên thẻ DC quốc tế có thể dùng để thanh toán và rút tiền ở những điểm chấp nhận thẻ và máy ATM khắp nơi trên thế giới, kể cả trên mạng Internet, còn DC nội địa chỉ sử dụng trên lãnh thổ VN. Phí phát hành DC nội địa từ 0 – 100K/thẻ. Hiện nay ở VN, đa số các nơi chấp nhận thanh toán thẻ DC đều không charge thêm phí như Credit card ( viết tắt là “CC”) và rút tiền TM, CK bằng DC qua máy ATM cũng miễn phí, do đa số các NH cũng không thu phí trên các DV này (có một số ít NH thu với 1 tỷ lệ nhỏ, tuỳ theo loại thẻ). Nguyên nhân mà NH VN không thu phí là do đây là DV mới cần phát triển để khuyến khích không dùng TM theo chủ trương của Nhà nước (Nhà nước sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề và sẽ quản lý XH chặt chẽ hơn nếu đa số thanh toán qua NH), và 1 lí do quan trọng nữa là tổng số dư tiền gửi của các chủ thẻ ATM luôn lên đến con số vài ngàn tỷ VNĐ, NH tha hồ mà sử dụng nguồn vốn này với chi phí rất rẻ (vì chỉ trả lãi tiền gửi không kỳ hạn cho người gửi, mà lãi suất này cực kỳ thấp). Trong tương lai, các NH VN có thể sẽ thu phí DV trên các tiện ích của DC. Ở NN, NH cũng thu phí khá cao (nhưng không bằng CC) đối với các DV trên DC. Riêng các DC quốc tế, có 1 số thu phí khoảng 1 – 2% khi rút TM bằng ATM tại máy không phải của NH phát hành (chẳng hạn Master MTV Debit card do VCB phát hành sẽ không bị charge phí khi rút TM tại các máy ATM của VCB, nhưng sẽ bị charge phí khi rút tiền tại máy ATM của NH khác hoặc ở NN). Hiện nay, VCB là NH dẫn đầu trong lĩnh vực phát hành thẻ ATM và số lượng máy ATM lắp đặt trên cả nước (khoảng hơn 600 máy). Nếu bạn phát hành thẻ VCB Connect và Master MTV thì bạn chỉ cần mở 1 TK tiền gửi tại VCB thôi, cả 2 thẻ có thẻ ghi nợ vào 1 TK của bạn, riêng Master MTV có thể sử dụng khi đi nước ngoài. Ngoài ra, Thẻ Thanh toán còn có 1 số loại khác đặc thù, không phổ biến. Ở VN, một số thẻ ATM như Thẻ đa năng của NH Đông Á có thêm nhiều tiện ích, nó chủ yếu là DC nhưng cũng có thể kiêm thêm tín năng như CC nếu bạn được cấp hạn mức thấu chi. 2.2. Những tiện ích khi sử dụng tiền điện tử ở VN: Theo Tạp chí Tài chính Điện tử số 74 ngày 15/8/2009 - Thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến, được nhiều quốc gia khuyến khích sử dụng, đặc biệt là đối với các giao dịch thương mại, các giao dịch có giá trị và khối lượng lớn. Nắm bắt xu thế đó, ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định 291). Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 161/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định về thanh toán bằng tiền mặt (Nghị định 161), trong đó bao gồm các quy định về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt, phí giao dịch tiền mặt và việc rút tiền mặt với số lượng lớn bằng Đồng Việt Nam trong giao dịch, thanh toán tại Việt Nam. Đây là các cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Và một trong những giải pháp nhằm nhanh chóng hiện thực hoá Đề án thanh toán không dùng tiền mặt vừa nêu trên chính là phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công. Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tính đến đầu tháng 6-2010, số lượng thẻ phát hành trên phạm vi cả nước đã đạt trên 24 triệu thẻ với 48 tổ chức phát hành thẻ và hơn 190 thương hiệu thẻ cùng với gần 11.000 máy ATM và khoảng 37.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS (Points of Sales). Thanh toán dùng tiền mặt tại Việt Nam thời gian gần đây có xu hướng giảm dần, tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán theo thống kê năm 2008 là 14,6% (năm 2007 là 16,36%, năm 2001 là 23,7% và năm 1997 là 32,2%). Điều này cho thấy thanh toán không dùng tiền mặt đang được hệ thống ngân hàng mở rộng và phát triển, góp phần giảm đáng kể lượng tiền mặt trong thanh toán. Có thể nói, trong bối cảnh nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện nay, thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công thực sự là một giải pháp có hiệu quả, đi tiên phong, mở đường, làm hình mẫu để triển khai thanh toán không dùng tiền mặt  tại Việt Nam. Nguyên nhân là vì khách hàng đã nhận thấy những tiện ích của tiền điện tử như: 2.2.1. Sử dụng tiền điện tử là một phương thức thanh toán đơn giản, an toàn và tiện lợi : Tài khoản và thẻ giúp cho người có tiền tránh được rủi ro mất mát hay hư hỏng tiền mặt. Mặt khác khi thanh toán các khoản lớn như mua xe, mua nhà chỉ cần một lệnh chuyển khoản qua ngân hàng thay vì phải mang theo một khối lượng tiền mặt lớn và mất nhiều thời gian để đếm tiền. Việc sử dụng tiền điện tử giúp hạn chế việc lưu thông tiền mặt trên thị trường, tránh các rủi ro khi sử dụng tiền mặt như: mất tiền, thiếu tiền, tiền giả, trộm cướp v.v… Tài khoản còn có thêm tiền lãi nhưng khoản tiền lãi này rất nhỏ, không đáng kể. Giả sử khách hàng có số dư trong tài khoản là 3 triệu đồng, ngân hàng trả lãi suất 0,5%/tháng thì hàng tháng khách hàng chỉ được hưởng lãi có 15.000 đồng. Hay như thẻ tín dụng còn được ưu đãi miễn lãi. Hiện nay, Vietcombank đang cho phép khách hàng trả tiền điện, nước trên máy ATM cũng như cung cấp sản phẩm dịch vụ thanh toán điện tử đa dạng trên các kênh như POS, điện thoại di động, Internet để khách hàng được hưởng các tiện ích từ các dịch vụ như thanh toán vé máy bay điện tử, nạp tiền, trả cước viễn thông...của Vietnam Airlines, Viettel, MobiFone, VinaPhone, VinaGame, VDC, FPT… Còn theo bà Lý Thị Ngọc, Giám đốc Trung tâm thẻ Ngân hàng Đông Á, thì sau khi ngân hàng đưa ra những tiện ích thanh toán qua ngân hàng như trả tiền điện, nước, điện thoại qua các kênh giao dịch như Internet Banking, Mobile Banking thì rất nhiều khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ, vì nó thoả mãn được nhu cầu của những khách hàng bận rộn trong thời đại hiện nay. Hay như Thẻ tín dụng có tính năng “chi tiêu trước, trả tiền sau”, tức là chủ thẻ được chậm trả những khoản tiền dùng để mua sắm. Ngân hàng sẽ cấp hạn mức tín dụng để chủ thẻ thực hiện thanh toán trong một tháng, và sau đó chủ thẻ có từ 15 đến 45 ngày để thanh toán những khoản tiền đã chi tiêu mà không bị tính lãi. Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán mua hàng hóa dịch vụ tại tại đơn vị chấp nhận thẻ qua các phương thức như cà thẻ tại quầy giao dịch của đơn vị, đặt hàng qua thư hoặc điện thoại, thanh toán trực tuyến qua Internet, và cũng có thể dùng để rút tiền mặt từ máy ATM mang thương hiệu của tổ chức thẻ. Tại Việt Nam và hơn 230 quốc gia trên thế giới có hàng triệu đơn vị chấp nhận thẻ như siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, đại lý du lịch, đại lý vé máy bay… Thẻ tín dụng rất thích hợp với những người hay đi công tác nước ngoài. Chủ thẻ sẽ sử dụng hiệu quả tính năng chuyển đổi ngoại tệ của thẻ tín dụng và tránh được rủi ro khi mang quá nhiều tiền mặt theo người. Nếu mất thẻ, chủ thẻ thông báo kịp thời với ngân hàng phát hành sẽ không bị lợi dụng thẻ. 2.2.2 Giao dịch đơn giản, ít khâu, ít chứng từ: Khách hàng có thể mở tài khoản một nơi của ngân hàng giao dịch nhưng có thể giao dịch chuyển tiền tại bất kì chi nhánh nào của ngân hàng đó, với thủ tục vô cùng đơn giản. Ví dụ để có thể sở hữu một thẻ ATM, bạn cần phải điền vào một form đăng ký làm thẻ của ngân hàng phát hành, kèm theo một bản sao giấy chứng minh nhân dân là đủ. Khách hàng luôn được cung cấp đầy đủ ngoại tệ để thanh toán nếu có nhu cầu Thời gian phát hành và xử lý chứng từ thanh toán quốc tế ngắn, thông thường tối đa là một ngày. Phát hành trực tiếp đến các ngân hàng tại các quốc gia trên thế giới mà ngân hàng giao dịch. Tùy theo uy tín của các ngân hàng trong thanh toán quốc tế. Được các ngân hàng toàn cầu như Citibank (Mỹ), HSBC (Hồng Kông- Thượng Hải), ABN (Hà Lan), SMBC (Nhật), Ing BHF (Hà Lan), Standard Chartered Bank (Anh), Fortis Bank (Hà Lan), Natexis Banque Populaire (Pháp), Credit Suisse (Thụy Sĩ)… thông báo và xác nhận. Với tỷ lệ điện chuẩn gần như tuyệt đối cho toàn bộ điện thanh toán quốc tế, ngân hàng đảm bảo cho mọi giao dịch của khách hàng được thực hiện nhanh chóng nhất với chi phí cạnh tranh qua mạng thanh toán liên ngân hàng toàn cầu – SWIFT. Chi phí giao dịch thấp: Việc thanh toán phải căn cứ theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cho mức thu phí dịch vụ thanh toán đối với khách hàng là các tổ chức tín dụng. Kho bạc nhà nước khi thực hiện chuyển tiền qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, nhằm khuyến khích các ngân hàng tham gia thanh toán qua hệ thống này. Khi cung cấp dịch vụ, Tổng giám đốc hoặc giám đốc các tổ chức tín dụng, Kho bạc nhà nước được ấn định mức thu phí của từng dịch vụ thanh toán cụ thể - ao gồm cả dịch vụ chuyển tiền qua hệ thống và qua hệ thống chuyển tiền điện tử liên ngân hàng – phù hợp với nội dung, điều kiện và phương thức dịch vụ của tổ chức mình theo đúng qui định, nhằm hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. Tăng cường tính công khai minh bạch, hạn chế tham nhũng: Ngày nay do yêu cầu của hội nhập kinh tế nên việc dùng tiền điện tử góp phần làm cho hệ thống thanh toán được minh bạch hơn. Đây cũng là một yêu cầu của quốc tế trong quá trình hội nhập. Hiệu quả kinh tế của phương thức thanh toán chuyển tiền qua mạng đã dần dần thay thế tập quán sử dụng tiền mặt gây lãng phí xã hội, đồng tiền nhanh chóng được dùng vào lưu thông và sinh lãi. Trong lưu thông, do dòng tiền chảy ngược dòng hàng hóa nên dòng chảy thủ công của tiền mặt không thể nhanh chóng hiệu quả bằng hệ thống điện tử. Do đó, việc giảm tỷ lệ dùng tiền mặt là cần thiết và có lợi cho toàn xã hội. Những hạn chế của việc thanh toán không dùng tiền mặt tại VN: Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, rào cản về pháp lý không còn, dịch vụ của các ngân hàng gần tương đương nhau. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn trở thành yếu tố quyết định cuộc chạy đua giành niềm tin khách hàng. Hiện tại, khái niệm tiền điện tử vẫn là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp đã nghiên cứu và đưa ra thị trường loại thẻ thanh toán đa mục đích để chơi game, sử dụng Internet hay mua hàng hóa trên website của doanh nghiệp. Một vài ngân hàng cũng đã bắt đầu đẩy mạnh cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng quan kênh điện tử như Internet banking, Mobile banking. Khó khăn khi dịch vụ còn chưa thực sự phát triển khiến người dùng lo lắng. Nhiều người luôn rút hết tiền trong tài khoản mỗi khi có lương. Và những hạn chế cơ bản của việc thanh toán không dùng tiền mặt là: Nhìn chung, thanh toán bằng tiền điện tử vẫn còn khá mới mẻ, thanh toán bằng tiền mặt cón rất phổ biến trong nền kinh tế. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư. Số người sử dụng dịch vụ ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhân viên công sở có thu nhập cao và ổn định. Đại đa số dân cư công chức, viên chức thuộc khu vực chính phủ, lao động thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tiếp cận với các phương tiện và dịch vụ thanh toán . Hạ tầng cơ sở và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thanh toán cón nghèo nàn và kém hiệu quả . Có 2154 ATM số lượng phân bố chủ yếu ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, so với dân số hơn 80 triệu dân thì bình quân 45000 dân/máy. Hơn nữa, các máy chỉ có thể phục vụ cho nhóm nhỏ ngân hàng . Chất lượng, tiện ích và tính đa dạng về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chưa phong phú. Khả năng đáp ứng nhu cầu của nhiều loại đối tượng sử dụng còn hạn chế. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chưa đạt được tính tiện ích và phạm vi thanh toán để có thể thay thế cho tiền mặt. Phương thức giao dịch chủ yếu tiếp xúc trực tiếp và mặt đối mặt. Để được nhận một sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, các chủ thể tham gia cần phải đến các điểm giao dịch của ngân hàng. Phương pháp giao dịch từ xa chưa phát triển hoặc mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hẹp. Tính cạnh tranh trên thị trường dịch vụ ở mức thô sơ và phát triển dưới mức tiềm năng. Cạnh tranh bằng thương hiệu, chất lượng dịch vụ chưa phổ biến. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán , thay vì sáng tạo ra sản phẩm mới hoặc tạo ra giá trị gia tăng trên thị trường, lại chỉ tập trung vào yếu tố giá cả nhằm đánh bại đối thủ cạnh tranh. Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chỉ tập trung ở các thành phố lớn, khu công nghiệp và các khu chế xuất. Thiếu các tổ chức cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp cho các vùng sâu vùng xa. Phí dịch vụ thanh toán còn khá cao và khó chấp nhận đối với các giao dịch thanh toán mức trung bình, đặc biệt đối với các giao dịch thanh toán liên ngân hàng và liên tỉnh. Hệ thống thanh toán cốt lỗi là hệ thống thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu gia tăng về hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng. Đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu về trình độ chuyên môn, tác phong phục vụ và đạo đức nghề nghiệp. CHƯƠNG III: NHỮNG ĐIỀU CÁC HÌNH THỨC GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NGÀY NAY CẦN CẢI THIỆN 1. Cần thiết có luật, có hành lang pháp lý để đón đầu cho việc GDDT: Môi trường pháp lý cho hoạt động TTKDTM cần sớm được hoàn thiện và đồng bộ hoá từ góc độ quản lý nhà nước đến việc tuân thủ thực thi của từng ngân hàng. Để thực hiện vai trò quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, trong đó có tổ chức thanh toán, xây dựng khung pháp lý về thanh toán bằng tiền mặt và phí tiền mặt cần đảm bảo lợi ích của nền kinh tế, lợi ích của Nhà nước và nhân dân, là cơ sở để mọi thành viên trong xã hội tuân thủ. Vì vậy, khung pháp lý về thanh toán không tránh khỏi có những quy định mang tính hành chính, văn bản pháp lý đó không thể thỏa mãn ý muốn của mọi đối tượng. Khi đó, cơ quan quản lý nhà nước lại phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. 2. Hạn mức thanh toán bằng tiền mặt: Các quy định về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt dù là các khoản chi thuộc NSNN, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dân doanh hoặc các khoản thanh toán khác nên thống nhất một mức chung, ví dụ ở mức bằng thuế thu nhập cá nhân, không những tạo được sự công bằng giữa cá nhân, tổ chức trong và ngoài nhà nước mà có thể thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ góp phần mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. Các đơn vị liên quan cần tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và phát triển mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở gia tăng các tiện ích phát triển như thanh toán hóa đơn sinh hoạt thường kỳ: tiền điện, tiền nước, điện thoại, in-tơ-nét,... thông qua tài khoản trả lương, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị chấp nhận thẻ vì đây là một trong những giải pháp chiến lược mang tính đột phá trong quá trình mở rộng, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. 3. Giám sát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thanh toán bằng tiền mặt: Đối với kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về sử dụng tiền mặt đối với các tổ chức hưởng lương NSNN đã có Kho bạc Nhà nước quản lý nhưng đối với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dân doanh là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp, bởi các NHTM cũng là một doanh nghiệp không phải là cơ quan quản lý hành chính trong lĩnh vực này, vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật pháp về thanh toán của các tổ chức này nên giao cho cơ quan thanh tra các cấp từ huyện trở lên hoặc cơ quan thanh tra thuế. 4. Hoàn thiện dịch vụ thanh toán điện tử: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ phải sớm có biện pháp thực hiện việc thống nhất mạng lưới các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên phạm vi toàn quốc để đảm bảo khả năng mỗi thẻ thanh toán đều có thể sử dụng tại hầu hết các máy ATM, thiết bị chấp nhận thẻ POS. Các công ty làm dịch vụ ngân hàng cũng cần thực hiện tốt hơn nữa kết nối trung gian các dịch vụ hỗ trợ thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với người sử dụng. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy dịch vụ thanh toán điện tử được hoàn thiện hơn trong thời gian tới. Việc không có đủ máy quét cho nhiều loại thẻ của nhiều ngân hàng tại các siêu thị là một thực tế còn bất cập hiện nay về cơ sở hạ tầng trang thiết bị chấp nhận thẻ. Giải pháp cho vấn đề này một mặt các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, mặt khác Ngân hàng Nhà nước cùng toàn bộ hệ thống ngân hàng thúc đẩy nhanh quá trình kết nối liên mạng ATM và các thiết bị chấp nhận thẻ của các hệ thống ngân hàng khác nhau thông qua việc hình thành Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất sau khi được Chính phủ phê duyệt đề án này. Áp dụng các mức phí ưu đãi đối với các tổ chức sử dụng hình thức TTKDTM nhằm tạo ra sự chênh lệch với nơi sử dụng tiền mặt. khi sử dụng thanh toán thẻ sẽ phải trả một khoản phí cho nhà phát hành thẻ như Visa, Master Card, mà khoản phí này đối với người Việt Nam vẫn còn cao, khiến cho các doanh nghiệp không mặn mà với việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng các tổ chức tài chính khác nên đứng ra đàm phán với các tổ chức phát hành thẻ như Visa, Master Card… để có được mức phí sử dụng thấp nhất. 5. Cơ sở hạ tầng cứng (hệ thống máy móc trang thiết bị, các phần mềm và nguồn nhân lực). Đối với hệ thống máy móc thiết bị và các phần mềm cần thiết, nhất là trang bị cho bảo mật và an toàn. Cơ quan chứng thực phải thật sự đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng, phải ghi nhận được hết các thông tin vào, ra để có thể xử lý tranh chấp (nếu có). Nếu đơn vị chứng thực không đảm bảo các vấn đề an ninh, để các "hacker" vào sửa khóa đã được đăng ký của những người tham gia vào giao dịch thì chữ ký thành vô nghĩa. Về phía người sử dụng, vì chữ ký điện tử là công nghệ cao nên công cụ để người tham gia sử dụng phải thật sự dễ hiểu, sáng sủa, dễ tiếp cận. Nếu rối rắm, phức tạp thì người sử dụng cũng không biết họ làm đúng hay sai các thao tác, sẽ rất mất an toàn. Và những điều luật phải  cụ thể để giải quyết, xử lý khi xảy ra tranh chấp hay sự cố về chữ ký điện tử. Phải sớm mở rộng kết nối các hệ thống ATM, POS của các NH trong hệ thống liên minh với nhau và tiến hành cải tiến quy trình tra soát, xử lý lỗi liên NH nhằm giảm thiểu thời gian tra soát, khiếu nại cho khách hàng. Đồng thời, ứng dụng các giải pháp công nghệ mới làm gia tăng tính năng của thẻ thanh toán và đẩy mạnh hợp tác với nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 6. Vấn đề về tâm lý và nguồn nhân lực: Đây mới thực sự là trở ngại lớn nhất. Thực tế hiện nay, GDDT là cái gì đó còn rất mù mờ đối với hầu hết mọi người trong xã hội, ngay cả các cấp điều hành - người quyết định trong hầu hết các tổ chức, các doanh nghiệp. Vấn đề là cần tìm cách cho công chúng, nhất là những người thực hiện trực tiếp, hiểu được nguyên lý thực sự và những rủi ro có thể xảy ra trong các giao dịch điện tử. Bên cạnh sự lo ngại của các cấp điều hành trong các tổ chức, khả năng hiểu biết về giao dịch điện tử của đội ngũ những người giao dịch trực tiếp (nhân viên) chưa thực sự đủ để tạo ra sự tự tin cần thiết đối với họ khi thực hiện loại hình giao dịch này. 7. Thẻ ATM Các vấn đề rất thường xuyên xảy ra với dịch vụ giao dịch bằng thẻ điện tử tại các hệ thống giao dịch tự động như: Thẻ không thể rút được tiền mặc dù đã trừ vào tài khoản của khách hàng; giao dịch không thực hiện được do sự cố máy; không hoàn thẻ sau khi giao dịch; bất ngờ ngưng phục vụ, số lượng máy ATM được trang bị khá khiêm tốn tại các điểm nóng như KCN, KDC, tắc nghẽn giao dịch, rò rỉ điện, lộ tài khoản... là những bất cập rất cần được giải quyết gấp để việc giao dịch điện tử không những không còn là nồi phiền hà cho khách hàng mà còn được phổ biến rộng rãi bằng sự tin cậy và an tâm cho cộng đồng. Muốn vậy, NHNN cần tiếp tục chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ thường xuyên kiểm tra, giám sát tình trạng hoạt động của các máy ATM bảo đảm dịch vụ như đã cam kết, hạn chế các hiện tượng gây mất niềm tin cho người dân. 8. Cần xây dựng “kênh tự phục vụ” : Đại diện công ty Diebold (đơn vị sản xuất máy ATM lớn trên thế giới) cho rằng, Việt Nam cần xây dựng “kênh tự phục vụ” với việc phát huy vai trò quan trọng của máy ATM nhằm đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của người tiêu dùng 24/24 giờ. Ví dụ, nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, các máy ATM tại Hà Nội có thể tung ra dịch vụ bán bản đồ (hiện máy ATM của Diebold đều có thể hỗ trợ để lắp máy in khổ A4). Đối với những khách hàng dùng thẻ ở Việt Nam nếu quan tâm đến các vấn đề như chứng khoán, tỉ giá hối đoái đều có thể mua tin qua máy ATM hoặc với các đơn vị xuất nhập khẩu là các chỉ số về hàng tiêu dùng. Phần kết luận Hiện nay, trình độ khoa học kĩ thật đang phát triển vượt bật kéo theo sự phát triển của các dịch vụ internet…nhằm thỏa mản nhu cầu của người dân. Tiền điện tử sẻ còn phát triển mạnh và nhanh hơn trong tương lai, trong tương lai gần những khuyết điểm của tiền điện tử sẽ được thay thế bằng những tiện lợi mà dịch vụ này mang lại. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ của trường ĐHCN TP.HCM khoa tài chính – ngân hàng (PGS.TS. Phan Thị Cúc – Th.s. Đoàn Văn Huy) Wed tham khảo: www.voanews.com/vietnamese vi.wikipedia.org/.../ www.vinasme.com.vn/...te...van-de...tien-te.../52875.003016.html openlibrary.org/.../ thongtinphapluatdansu.wordpress.com/ Tạp chí tài chính điện tử: http:///www.taichinhdientu.vn Bách khoa toàn thư mở: Số liệu thống kê khai thác từ các trang wed của Tổng cục Thống kê ( và một số wed có liên quan…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTamp236m hi7875u v7873 ti7873n 273i7879n t7917 7903 Vi7879t Nam hiamp7879.doc
Tài liệu liên quan