Tiểu luận Từ tình hình thực tế và thực trạng của việc sống thử trong giới sinh viên Việt Nam ngày nay

LỜI MỞ ĐẦU * Lí do chọn đề tài: -Một trong những thực trạng trong xã hội hiện nay là tình hình sinh viên thanh niên chung sống với nhau trước hôn nhân ngày càng tăng mà báo chí trong nước gọi là "sống thử". Vấn đề này trong thế giới hôm nay đã và đang trở thành một vấn nạn gai góc cho các nhà luân lý, đạo đức, giáo dục, và cho cả các phụ huynh. Vậy chúng ta cần nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Việc sống thử của sinh viên đem lại những lợi ích những mặc tích cực,tiêu cực gì? Giải quyết nó ra sao? lối sống này tích cực hay tiêu cực, và nó vi phạm pháp luật hay không ?Câu trả lời không còn là vấn đề riêng của các nhà chức trách mà đang trở thành một vấn đề rất nóng hổi của toàn xã hội. -Từ tình hình thực tế và thực trạng của việc sống thử trong giới sinh viên Việt Nam ngày nay. Nhóm chúng em làm bài tiểu luận này với mong muốn góp thêm tiếng nói quan điểm của mình về vấn đề nhức nhối trong giới sinh viên hiện nay, cũng như đưa ra cách nhìn đúng đắn và toàn diện hơn về vấn đề này. * Bố cục đề tài: -Trong bài tiểu luận này nhóm chúng em đã thể hiện thực trạng sống thử của sinh viên Việt Nam qua 3 chương như sau: Chương 1:Trình bài các khái niệm về “sống thử”.Từ đó rút ra các nhận định,phân loại,đánh giá khoa học việc sống thử dưới các góc nhìn về pháp luật cũng như về phương diện đạo đức. Chương 2:Đây chính là phần cốt lỗi bài tiểu luận.Phần này chúng em trình bày chi tiết về thực trạng,nguyên nhân dẫn đến việc sống thử của sinh viên đồng thời phân tích các mặt lợi hại,tốt xấu của vấn đề. Chương 3:Nêu lên các biện pháp mà các bậc phụ huynh cũng như các nhà chức trách cần phải làm để giải quyết vấn đề trên,đồng thời kết luận vấn đề và bày tỏ ý kiến,quan điểm riêng của nhóm về vấn đề đã đặt ra. * Phương pháp nghiên cứu: - Để tìm hiểu thực trạng của hiện tượng sống thử ở giới trẻ hiện nay,nhóm chúng em đã dùng phương pháp duy vật biện chứng, tổng hợp, phân tích tính tiêu cực, tích cực và hậu quả của vấn đề. Từ đó tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề này. -Thông qua nghiên cứu tình hình thưc tế đời sống sinh viên, báo chí , mạng internet, nhóm chúng em đã tổng hợp ,đóng góp ý kiến xây dựng nên bài viết này. * Phạm vi nghiên cứu: -Đề tài này nghiên cứu về việc sống thử giới trẻ nói chung và học sinh sinh viên Việt Nam nói riêng ở nhiều hệ Đại Học,Cao Đẳng,Trung Cấp, . qua các phương diện đạo đức,luật pháp,tâm lý,xã hội,

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2059 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Từ tình hình thực tế và thực trạng của việc sống thử trong giới sinh viên Việt Nam ngày nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU * Lí do chọn đề tài: -Một trong những thực trạng trong xã hội hiện nay là tình hình sinh viên thanh niên chung sống với nhau trước hôn nhân ngày càng tăng mà báo chí trong nước gọi là "sống thử". Vấn đề này trong thế giới hôm nay đã và đang trở thành một vấn nạn gai góc cho các nhà luân lý, đạo đức, giáo dục, và cho cả các phụ huynh. Vậy chúng ta cần nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Việc sống thử của sinh viên đem lại những lợi ích những mặc tích cực,tiêu cực gì? Giải quyết nó ra sao? lối sống này tích cực hay tiêu cực, và nó vi phạm pháp luật hay không ?Câu trả lời không còn là vấn đề riêng của các nhà chức trách mà đang trở thành một vấn đề rất nóng hổi của toàn xã hội. -Từ tình hình thực tế và thực trạng của việc sống thử trong giới sinh viên Việt Nam ngày nay. Nhóm chúng em làm bài tiểu luận này với mong muốn góp thêm tiếng nói quan điểm của mình về vấn đề nhức nhối trong giới sinh viên hiện nay, cũng như đưa ra cách nhìn đúng đắn và toàn diện hơn về vấn đề này. * Bố cục đề tài: -Trong bài tiểu luận này nhóm chúng em đã thể hiện thực trạng sống thử của sinh viên Việt Nam qua 3 chương như sau: Chương 1:Trình bài các khái niệm về “sống thử”.Từ đó rút ra các nhận định,phân loại,đánh giá khoa học việc sống thử dưới các góc nhìn về pháp luật cũng như về phương diện đạo đức. Chương 2:Đây chính là phần cốt lỗi bài tiểu luận.Phần này chúng em trình bày chi tiết về thực trạng,nguyên nhân dẫn đến việc sống thử của sinh viên đồng thời phân tích các mặt lợi hại,tốt xấu của vấn đề. Chương 3:Nêu lên các biện pháp mà các bậc phụ huynh cũng như các nhà chức trách cần phải làm để giải quyết vấn đề trên,đồng thời kết luận vấn đề và bày tỏ ý kiến,quan điểm riêng của nhóm về vấn đề đã đặt ra. * Phương pháp nghiên cứu: - Để tìm hiểu thực trạng của hiện tượng sống thử ở giới trẻ hiện nay,nhóm chúng em đã dùng phương pháp duy vật biện chứng, tổng hợp, phân tích tính tiêu cực, tích cực và hậu quả của vấn đề. Từ đó tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề này. -Thông qua nghiên cứu tình hình thưc tế đời sống sinh viên, báo chí , mạng internet,…nhóm chúng em đã tổng hợp ,đóng góp ý kiến xây dựng nên bài viết này. * Phạm vi nghiên cứu: -Đề tài này nghiên cứu về việc sống thử giới trẻ nói chung và học sinh sinh viên Việt Nam nói riêng ở nhiều hệ Đại Học,Cao Đẳng,Trung Cấp, …. qua các phương diện đạo đức,luật pháp,tâm lý,xã hội,….. Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.Khái niệm sống thử: -Sống thử" hay còn gọi "sống chung trước khi cưới" là 2 người thỏa thuận với nhau sẽ về sống chung với nhau như "vợ chồng", họ "chung" với nhau tất cả như một cặp vợ chồng đã cưới nhau chính thức. 2.Nhận định sống thử: "Đấy không phải là sống thử mà là sống thật, sống hết sức nghiêm túc chứ không phải chuyện đùa. Tất cả từ tình cảm, tình dục, chi tiêu là đều thật" a- Tính nhân sinh: -Sống thử là một trong những hoạt động của con người,nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân , tâm sinh lý. b- Tính lịch sử: - Sống thử đã xuất hiện từ khá lâu ở các nước phương Tây nhưng ở Việt Nam thì mới xuất hiện từ những năm 90 trở lại đây.Đây được xem là hiện tượng khá phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước Châu Á hiện nay.Thực trạng này càng ngày càng gia tăng ở giới trẻ nhất là đối với thanh niên,sinh viên. c- Tính giá trị: - "Sống thử" bù đắp tình cảm, làm mất đi cảm giác cô đơn, "góp gạo thổi cơm chung" đem lại lợi ích về kinh tế, giảm các khoản "tình phí", đáp ứng nhu cầu tình cảm và tình dục. c- Tính hệ thống: -"Sống thử" gần đây xuất hiện rất nhiều ở giới sinh viên và công nhân. "Sống thử" còn được coi là "mốt",một trải nghiệm lớn về cuộc sống hay còn là phong trào "sống thử". 3.Phân loại sống thử: - Sống thử vì nhu cầu tình cảm. - Sống thử theo mốt, theo phong trào. - Sống thử vì lợi ích kinh tế. 4.Sống thử dưới góc nhìn pháp luật,đạo đức: -Về góc độ luật pháp thì, không có bất cứ một quy định nào của nhà nước cấm những người trong độ tuổi thành niên, chưa vợ, chưa chồng có quan hệ và sống với nhau như vợ chồng. Xã hội hiện nay cũng không khuyến khích việc sống thử (quyền lợi của người sống thử không được bảo đảm khi chia tay như trong ly hôn, con cái không đươc công nhận chính thức,…) -Tuy nhiên về góc độ đạo đức, thuần phong mỹ tục của người Việt thì rõ ràng đây là một hồi chuông cảnh báo, khiến mỗi người, mỗi gia đình và nhà nước phải quan tâm hơn nữa tới con em, tới thế hệ trẻ, tới việc gìn giữ, phát huy truyền thống, bản sắc văn tốt đẹp của dân tộc mình. -Với cái nhìn đạo đức, thì hành động này thật là “Tội lỗi! Tội lỗi!”, và rất có thể là sẽ “mất linh hồn sa địa ngục”. Nhưng ngược lại, với cái nhìn của tâm lý và tâm sinh lý thì đó là một lối sống lành mạnh và bình thường. Trai gái không sống chung với nhau, và sống với nhau mà không có những trao đổi tình dục mới là khác thường. Chương II: NỘI DUNG VÀ PHÂN TÍCH 1.Thực trạng ‘‘sống thử” của sinh viên hiện nay: -Rất nhiều sinh viên hiện nay ủng hộ lối sống thử và họ đã đưa ra những lý do như: Sống thử cũng là biểu hiện của tình yêu vì nó mang lại lợi ích cả về mặt sinh lý và tình cảm, sự chia xẻ vật chất, tiền bạc và khó khăn giữa hai bên; Sống thử không bị ràng buộc về mặt pháp lý, không bị nặng nề về lương tâm và nghĩa vụ như hôn nhân. -Một số khác cho rằng sống thử chỉ là một dạng quan hệ cộng hưởng theo kiểu đôi bên cùng có lợi. Bởi đa số sinh viên đều sống xa gia đình, sự thiếu thốn về tình cảm cộng với sự phát triển về tâm sinh lý chính là con đường dẫn các sinh viên gần gũi nhau và chung sống với nhau theo kiểu góp gạo thổi cơm chung, đồng thời chia sẻ với nhau về mặt tình cảm.  -Ở nhà trọ, sinh viên sống thử khá nhiều. Mỗi khi  đến một khu nhà trọ sinh viên nào chúng ta đều dễ dàng nghe được những câu chuyện về các cặp sinh viên sống thử.Số đông khác các sinh viên thì cho rằng sống thử là để tự khẳng định mình. - Giữa một xã hội như hiện nay, phản ứng tâm lý buông thả, bất cần và hiện sinh nếu có nơi các sinh viên nam nữ, hoặc nơi tuổi trẻ cũng không có gì là lạ lùng và hốt hoảng.Yếu tố xã hội và môi trường chung quanh đang tạo cho lớp người trẻ hôm nay dần dần cũng đi vào những cái nhìn cởi mở và buông túng như lớp người trẻ Âu Mỹ, chỉ có một điều khác nhau là xảy ra giữa hai bối cảnh xã hội khác nhau mà thôi. -Sống thử cũng có thể là một thói quen của các bạn sinh viên khi họ đã vượt qua lần đầu tiên, vượt qua những ngượng ngùng ban đầu. Vấn đề này đôi khi là do quan niệm của sinh viên chứ không hẳn do hoàn cảnh đưa đẩy. - Trong xã hội mang đậm nét truyền thống Á Đông như Việt Nam, sống thử vẫn chưa được đồng tình, nếu không muốn nói là còn rất nhiều ý kiến phê phán. -Một cuộc khảo sát thống kê đặt ra câu hỏi: "Theo bạn có nên sống thử không?" . Theo kết quả thì có 13,611 người cho ý kiến, và 56.3% trả lời "có", 36.3% trả lời "không" và 7.4% không có ý kiến. Phe ủng hộ (trực tiếc hay gián tiếp) cũng như phe phản đối đã đưa ra rất nhiều lý do để bảo vệ cho quan điểm của họ . -Theo một khảo sát khác của Viện Khoa học Xã hội TP.HCM và T.Ư Đoàn TNCS HCM tại 5 trường ĐH tại TP.HCM và 3 trường ĐH tại Hà Nội, (thực hiện năm 2007), chỉ có khoảng gần 30% SV quyết phản đối quan hệ tình dục trước hôn nhân. Số còn lại chấp nhận, coi đó là việc bình thường hoặc đánh giá đó là việc không tốt, nhưng cũng không phản đối. Còn Tiến sĩ , bác sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức, Giám đốc Trung tâm sức khỏe phụ nữ và gia đình, cũng ủng hộ quan điểm này: "Không phải bạn trẻ nào cũng thích sống thử, nhưng nhìn chung tâm lý của giới trẻ bao giờ cũng thích thử". 2.Những nguyên nhân dẫn đến việc sống thử : - Sống thử là tình trạng phổ biến của sinh viên hiện nay. Nó cũng có thể do rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sống thử.Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc sống thử . 2.1.Sống thử để tiết kiệm: -Đây là nguyên nhân mà hầu hết các cặp đôi đã từng sống thử đều đưa ra.Đa số sinh viên đều sống xa gia đình thiếu sự quản lí của gia đình nên buông thả, sự thiếu thốn về tình cảm cộng với sự phát triển về tâm sinh lý, sức ép kinh tế trong khi giá cả kinh tế thị trường đang từng bước leo thang, giá nhà, giá điện, giá các mặt hàng tiêu dùng ngày càng tăng thì có người chia sẻ gắng nặng kinh tế cũng là một việc hết sức hợp lý.Liệu đây có phải là một lí do chính đáng hay chỉ là biện minh??? Câu hỏi được đặt ra là thay vì lựa chọn sống với người mình yêu, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể tìm những người bạn cùng giới của mình để chia sẻ gánh nặng đó.Vậy tại sao hầu hết các đôi sinh viên lại đưa ra lí do này??theo ý kiến riêng của bản thân em cho rằng lí do này để biện minh và tránh được sự xăm soi của người đời với lí do đó có vẻ như sẽ được những người nhìn vào và thông cảm cho họ. -Giải pháp "góp gạo thổi chung" nhằm giảm sinh hoạt phí.Nếu 2 người ăn riêng ở hai nơi, số tiền chi ra nhiều hơn .Nếu không sống chung, họ (nhất là con trai) sẽ phải chi một khoảng "tình phí" không nhỏ so với "túi tiền" có giới hạn của họ.Giảm hao mòn thể lực. Phải qua lại, phải "đưa-đón" mỗi lần muốn hẹn hò, hơi bị vất vả... Các bạn nam đưa lý do sống thử là tiết kiệm chi phí, sống để hiểu nhau xem có hòa hợp hay không, nhưng cốt lõi là để thỏa mãn nhu cầu của họ, chứ không phải vì lợi ích chung của cả hai.Đó là một vài lí do mà một số bạn sinh viên đưa ra. 2.2.Sống thử với nhau “ Vì cần nhiều thời gian bên nhau”: - Sống chung để được "bên nhau" mỗi ngày. Đây là "nhu cầu" cao nhất của động cơ muốn "sống chung trước khi cưới". Nhất là phía con trai. Có một thực tế đến mức "thực dụng" là không ít các bạn trai "muốn" sống chung vì mình "được lợi" hơn... nếu kết quả "test thử" cho ra "sản phẩm thí nghiệm" bị lỗi, họ sẽ cho nó vào sọt rác kí ức, bản thân họ chẳng mất gì. Vậy, con trai được gì? Thực tế cho thấy, con trai chẳng mất gì cả. Họ được rất nhiều... Nếu nói, phần lớn con trai muốn sống chung để được "yêu" thoãi mái khi có nhu cầu, được "cơm canh" ngon miệng, quần áo thơm tho... thì đúng là họ chẳng mất gì cả. Có đem ra cân đo, đong đếm tất cả Cho và Nhận... thì con trai vẫn được hơn nhiều. -Để "test thử" xem chàng hay nàng có “hợp tông” với mình không... chứ rủi không biết "tông" của người ta thì sau này "bản nhạc" của hạnh phúc gia đình bị lỗi nhịp. Nên các cặp yêu nhau “test trước” cho chắc ăn. Lý do này nghe qua dường như là nguyên nhân chính để “hợp lý hóa” nhu cầu của tự thân con người trong xã hội hiện đại, song động cơ thật sự vẫn nằm ở nhu cầu thúc đẩy của “tình dục” . Tình yêu phát sinh tình dục. Thực tế, những cặp quyết định "sống chung trước hôn nhân", phần lớn có nhu cầu muốn luôn được "bên nhau" rất cao. Điều trước tiên khiến họ quyết định "sống thử" là họ muốn được thỏa mãn nhu cầu tình dục. -Ngoài những nguyên nhân cơ bản trên “Họ sợ trách nhiệm, sợ kết hôn thì bị quản lý, ràng buộc”.Một bạn đã hình dung và vẻ ra một tương lai xám xịt của những đôi lứa sống thử như sau: "Có những anh chàng sẽ tự hỏi cô gái đã sống dễ dãi với mình thì có dễ với người con trai khác không? -Nghiên cứu của nhóm tiểu luận từ việc điều tra ở hầu hết các sinh viên đã chỉ ra rằng, việc quyết định có sống chung hay không, không phải bị chi phối chủ yếu bởi lý do kinh tế, hay bởi đòi hỏi của phái mạnh như nhiều người nghĩ, mà chủ yếu là do sự chấp thuận hay không của  người phụ nữ trẻ về việc người nam giới về sống chung với mình.     -Nghiên cứu cũng cho thấy, trong nhiều trường hợp, sống chung là hệ quả của tình yêu hơn là một sự tò mò đơn thuần. Sống thử được giới trẻ ủng hộ vì nó phù hợp với tâm lý tò mò, háo hức khám phá cái mới của giới trẻ. -Sống thử cũng có thể là một thói quen của các bạn sinh viên khi họ đã vượt qua lần đầu tiên, vượt qua những ngượng ngùng ban đầu. Vấn đề này đôi khi là do quan niệm của sinh viên chứ không hẳn do hoàn cảnh đưa đẩy. 3. Mặt tích cực của sống thử : -Sống thử cùng nhau có thể giúp hai bên hiểu về nhau nhiều hơn, giúp biết được những tính cách thật sự của đối phương, cuộc sống thì đang hé lộ dần, nó là một phương cách chuẩn bị cho cuộc sống chung sau này và cũng là một cách lựa chọn đối tượng thích hợp nhất cho mình. Sống thử còn có thể tránh cho người trong cuộc những tổn thương, phiền phức nếu hai bên không hợp nhau, muốn chia tay. Nó không rắc rối như đã kết hôn,không bị chi phối bởi pháp luật. -Việc sống thử không hẳn là xấu. Nếu có phê phán, có chỉ trích thì phải chăng nên dành những điều này cho sự lợi dụng, nhân danh sống thử để thỏa mãn những toan tính thấp hèn về mặt thể xác, hoặc đôi khi là một dạng tầm gửi ký sinh. 4.Mặt tiêu cực và hệ lụy của sống thử : -Mỗi người, mỗi thế hệ có một quan điểm khác nhau về vấn đề “sống thử”. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách toàn diện có thể khẳng định: sống thử chẳng những là không nên, mà còn trước hết là không thể. -Việc “sống thử” sẽ không có gì đáng ngại với các đôi có kết cục tốt nhưng thường thì vẫn gây rất nhiều hậu quả khôn lường. -Sống thử làm con người tự do phóng túng, tình cảm bị chai sạn và đặc biệt tàn phá tình yêu. Bởi lẽ tình yêu là một tình cảm vô cùng bí ẩn và cũng khó định nghĩa, nó khiến cho đối phương luôn háo hức tìm kiếm, khám phá; có sự chờ đợi, nhung nhớ, thương yêu, giận dỗi…, vậy thử hỏi sẽ còn gì để yêu không khi cả hai cùng biết quá rõ về nhau, lúc ấy theo tự nhiên thì tình yêu cũng từ từ mà giảm dần, có còn lại chỉ là lòng thương và trách nhiệm, nếu không có gì để ràng buộc thì trách nhiệm cũng theo đó mà đi, và thật tiếc cho những cuộc tình chưa chín đã vội tàn, chưa kể còn có thể để lại những suy nghĩ không tốt về nhau, thậm chí cả căm ghét, thù hận. Ngoài ra sống thử cũng ảnh hưởng nhiều đế việc học tập cũng như công việc của sinh viên và nó cũng là 1 trong những yếu tố gây ra các tệ nạn xã hội. - Khi sống thử, các bạn nữ phải chịu nhiều điều tiếng. Thế nhưng đó cũng là điều không ít bạn nam phải chịu.Sau khi sống thử và đổ vỡ tình yêu cái tiếng đã từng sống thử luôn đeo đuổi mà muốn giấu thì không thể được. - Lúc sống thử ai cũng nghĩ đến chuyện sẽ tiến tới hôn nhân. Đến khi chia tay rồi mới thấy khó kiếm được tình yêu mới. Chuyện này cũng dễ hiểu bởi tâm lý các bạn nam cũng như nữ, có thể chấp nhận người mình yêu đã từng yêu ai đó chứ khó có thể chấp nhận người mình yêu đã từng sống với người khác. -Đây là một vấn đề mà không ít bạn nam khi sống thử mắc phải. Mặc dù đã bảo nhau có kế hoạch nhưng nhiều khi vẫn có “sự cố” ngoài ý muốn. Cũng bởi chủ quan và ít kinh nghiệm cho nên khi quá muộn rồi mới phát hiện ra. Không thể phá thai, các bạn phải chấp nhận là bố, làm mẹ dù đang ngồi trên ghế giảng đường đại học. Hậu quả là những bất trắc không đáng có sẽ xảy ra trong cuộc sống hôn nhân và đó lại là một lộ trình buồn cho các gia đình trẻ. Cuối cùng sự bất hạnh lại phải đổ lên đầu những đứa con… -Không trưởng thành được: Đó là tình trạng của một số ít trong những cặp đôi sống thử. Khi người nữ hoặc người nam tỏ ra quá đảm đang ( đa phần rơi vào phái nữ ) sẽ khiến cho chính người yêu của mình rơi vào thế bị động hay nói khác hơn là quen với thói ỷ lại mà tỏ ra thụ động trong công việc. Đó cũng là những nguy hiểm cho xã hội khi những cá nhân đó bước ra ngoài làm việc. Xã hội ngày càng phát triển thì càng cần những cá nhân năng động và sáng tạo để có những sáng kiến, những ý tưởng mang tính đột phá. Nếu cứ đào tạo ra những cá nhân thụ động thì xã hội sẽ chỉ ngày càng đi xuống mà thôi. -Đừng nên “ráng đau một chút là xong chuyện”: Đó không chỉ là nỗi đau về thể xác mà còn là nỗi ám ảnh dai dẳng về tinh thần, nhưng có lẽ chỉ đối với những người đã từng làm mẹ. Không còn cách nào khác là phải bỏ cái thai cứ ngày càng lớn dần lên trong bụng. Đó là sự lựa chọn cuối cùng và là tất yếu của nhiều bạn trẻ đã vội “sống thử”, vội “cho” để minh chứng tình yêu với người yêu và của các cô gái trẻ mong sớm có một sự an nhàn sung túc mà lười nhác lao động hay của những người con sống thiếu bàn tay  chăm sóc quan tâm của cha mẹ. Chương III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 1.Giải pháp và kiến nghị: -Nhìn tổng quát, những gì chúng ta đang chứng kiến hiện nay trong đời sống tâm lý của giới trẻ chỉ là những sự việc rất bình thường, và là việc mà dù muốn dù không ít ai tránh khỏi, ít là bị cám dỗ. -Và nếu bạn nói với tuổi trẻ về tình yêu, thì tuổi trẻ cũng sẽ trả lời là không hẳn hễ yêu nhau là phải cưới nhau. Tình yêu có thể được nhìn bằng nhiều góc độ khác nhau, mà cưới nhau chỉ là một trong những góc độ ấy. Cưới nhau rồi đánh nhau, chửi nhau, làm khổ nhau như bố, như mẹ thì cưới làm gì? Tôi không nhìn thấy hai chữ yêu thương trong đó. Cưới rồi ly di như anh, như chị, như chú, như thím thì cưới làm gì? Chi bằng trải nghiệm xem xét kĩ bằng việc “ sống thử” chẳng hạn. -Đó là những luận điệu mà chỉ nghe qua đã làm cho những ai còn chút đạo đức và lương tri phải chóng mặt, nhức đầu, nhưng đây lại chính là xu thế của thời đại, là cách sống và cách nhìn của con người thời đại. Do đó, để sửa lại những sai lầm này, đòi buộc những nhà đạo đức, những nhà giáo dục, những bậc phụ huynh phải để ý đến những yếu tố đang tạo sinh ra lối sống và suy nghĩ ấy: Bằng cách lưu tâm đến giới trẻ qua việc giáo dục các em từ lúc còn thơ trẻ. Bằng cách tỏ cho các em thấy cái hạnh phục của một gia đình đầm ấm, hòa thuận, và thương yêu nhau giữa cha mẹ và con cái. Bằng cách giúp cho các em có những quan niệm đứng đắn và trưởng thành về tình yêu, tình cảm và tình dục. Bằng cách cho các em nhìn thấy những giá trị của niềm tin Chúng ta có thể làm những việc ấy qua: Những buổi hội thảo về tình yêu,giới tính,các thực trạng hiện nay như sống thử,kết hôn sớm,…, học hỏi dành cho phụ huynh, cho giới trẻ. Nhừng cuộc hội thảo, học hỏi cấp giáo xứ, cấp miền, cấp giáo tỉnh, và toàn quốc. Ngoài ra, việc chuẩn bị cho các cặp hôn nhân qua các lớp tập huấn về: Căn bản về tâm lý con người, tâm lý khác biệt nam nữ. Cách thức dung hòa, và giải quyết vấn đề. Tâm sinh lý trong đời sống hôn nhân. Tâm lý giáo dục. Tâm lý đạo đức và đời sống đạo cách trưởng thành. 2.Kết luận: -Đối với việc sống thử nói riêng và cuộc sống nói chung,chúng ta cần phải suy nghĩ thật kĩ lưỡng và nghiêm túc trước khi quyết định việc gì. Hãy nhớ dù sống thử hay thật, một khi không còn mối quan hệ, không duy trì được tình cảm, bạn đã mất đi một phần rất lớn trong cuộc đời mình.sống thử hay thật thì cũng phải là thật với bản thân mình. - Khi sống thử, sẽ có rất nhiều vấn đề không chỉ của riêng các bạn nữ. Các bạn nam cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả. Các bạn trẻ đang yêu nên cân nhắc kỹ để không chỉ bảo vệ được tình yêu mà còn cả tương lai phía trước. - Cái gì cũng có tính hai mặt của nó, cũng như những hậu quả hoặc kết quả của nó. Một khi đã lựa chọn, xin đừng hối tiếc… vì hối tiếc không giải quyết được vấn đề đã qua. Hãy coi sự lựa chọn đó là một trải nghiệm, một kinh nghiệm và có khi là một kỷ niệm tích lũy trong chặng đường đời của mình. - Khó có thể cấm được các bạn trẻ "sống thử" nhưng cần khuyến cáo. Không nên để bạn trẻ lãng phí quá nhiều thời gian cho chuyện tình cảm mà hãy dành nhiều thời gian hơn cho việc học hành. - Sống thử không phải là việc đáng bị lên án điều quan trọng là nhận thức của mỗi người về vấn đề này. Và vấn đề giáo dục giới tính phải được nhận thức đúng đắn và phổ biến rộng rãi. TÀI LIỆU THAM KHẢO -Báo tuổi trẻ,sức khoẻ và đời sống. -Website:WWW.VNEXPRESS.NET -Website:WWW.DANTRI.COM MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 Chương I:Cơ Sở Lí Luận 1.Khái niệm sống thử: 4 2.Nhận định sống thử: 4 3.Phân loại sống thử:…………………………………………………………5 4.Sống thử dưới góc nhìn pháp luật,đạo đức…………...…………………….5 Chương II:Nội Dung Và Phân Tích…………………………………………..6 1.Thực trạng ‘‘sống thử” của sinh viên hiện nay…………………………….6 2.Những nguyên nhân dẫn đến việc sống thử ……………………………… .7 2.1.Sống thử để tiết kiệm………………………………………………7 2.2.Sống thử với nhau “ Vì cần nhiều thời gian bên nhau”…………..8 3. Mặt tích cực của sống thử ………………………………………………..10 4.Mặt tiêu cực và hệ lụy của sống thử……………………………………... 10 Chương III:GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………....13 1.Giải pháp và kiến nghị…………………………………………………….13 2.Kết luận:…………………………………………………………………...14 TÀI LIỆU THAM KHAO……………………………………………………15

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc82755210phapluat.doc