I. Vi phạm bản quyền :
1. Khái niệm :
1.1. Đối với một tác phẩm :
ã Sao chép nguyên văn một phần hay toàn bộ tác phẩm đã có từ trước nhưng không có giấy cho phép của người hay giới có bản quyền.
ã Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng toàn bộ ý tưởng chi tiết cũng như thứ tự trình bày của một tác phẩm bị sao chép. Dạng vi phạm này khó phát hiện hơn nhưng vẫn có thể cho là một dạng vi phạm bản quyền nếu như có bằng chứng là "bản sao" bắt chước theo nguyên mẫu.
ã Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng bị thông dịch lại các ý tưởng sáng tạo (thành ngôn ngữ khác hay thành các dạng khác).
1.2. Đối với một sáng chế :
ã Sử dụng lại ý tưởng đã được công bố là sáng chế và baằng sáng chế nguyên thủy vẫn còn đang trong vòng hiệu lực của luật pháp. Cần lưu ý rằng một bằng sáng chế tại một quốc gia hay địa phương này, sẽ khó có thể dùng để chứng minh rằng: một ứng dụng nào đó (dựa trên sáng chế đó) tại một quốc gia khác là vi phạm bản quyền, trừ khi bằng sáng chế đó có sự công nhận của quốc tế.
ã Mô phỏng lại, hay viết lại (bằng một ngôn ngữ khác hay cách viết khác) miêu tả của một ý kiến sáng tạo đã được công nhận là một sáng chế còn trong thời hạn định nghĩa bởi chủ quyền cũng là một dạng vi phạm bản quyền. Dạng này tương đối khó phát hiện nhưng những dấu tích về cấu trúc ý tưởng hay phương cách dàn dựng kỹ thuật sẽ có thể là những dấu tích chứng minh rằng một sáng chế đã bị đánh cắp hay không. Thí dụ: việc sao chép lại các sáng chế trong phần mềm bằng cách dùng ngôn ngữ lập trình khác hơn ngôn ngữ của sáng chế nguyên thuỷ vẩn thường bị xem là vi phạm bản quyền nếu người viết lại đó mô phỏng theo ý tưởng đã được cấp bằng sáng chế.
1.3. Một số điều cần lưu ý :
ã Có rất nhiều trường hợp hai sáng chế có thể tương tự nhau và không thể xem là ăn cắp của nhau. Việc chứng minh rằng hai sáng chế là từ các ý tưởng độc lập thường được dựa vào các chi tiết như là ngày tháng, người chứng kiến (làm chứng) và, quan trọng hơn, các chi tiết chứng tỏ có sự khác nhau về nguồn gốc, động lực, hay cách cấu trúc của sáng chế.
ã Tuỳ theo quốc gia, các bằng sáng chế sẽ chỉ có hiệu lực trong một thời gian pháp định nào đó. Các bằng sáng chế có tính quốc tế thường chỉ có hiệu lực tối đa là 20 năm. Sau thời hạn pháp định này, thì các ý tưởng sáng tạo sẽ mặc nhiên được xem là kiến thức chung của nhân loại và mọi người sẽ được sử dụng nó mà không phải xin phép tác quyền.
2. Vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam :
2.1. Những số liệu liên quan đến tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm :
a. Trên thế giới :
Hiện nay có khoảng 35% trong tổng số máy tính trên thế giới là sử dụng phần mềm lậu nhưng tổng thiệt hại lên tới 35,6 tỷ USD. Việt Nam và Zimbabwe là 2 quốc gia đứng đầu bảng vi phạm bản quyền phần mềm với tỷ lệ là 90%, Indonesia đứng thứ nhì với 87%, Trung Quốc và Pakistan đồng hạng 3 với 86% . Ngoài Mỹ ra, các quốc gia có tỷ lệ vi phạm bản quyền thấp nhất thế giới gồm New Zealand 23%; Áo 26% và Phần Lan 26%. Xu thế hiện nay, tình trạng vi phạm bản quyền đã giảm bớt tại một số nước có tỷ lệ vi phạm cao như Nga và Trung quốc nhưng nhìn chung thiệt hại do việc vi phạm bản quyền trên toàn thế giới cũng không hề nhỏ. Có thể lấy dẫn chứng như sau : Mỹ là quốc gia có tỷ lệ vi phạm thấp nhất, chỉ 21%, nhưng với tỷ trọng tiêu thụ phần mềm lớn nhất thế giới thì 21% “ít ỏi” này vẫn “móc túi” các nhà sản xuất phần mềm đến những 6,1 tỷ USD. 84% của Trung Quốc cũng đạt đến con số “móc túi” là 3,9 tỷ USD và với tỷ lệ vi phạm 47% thì người dùng lậu tại Pháp cũng đã “tranh thủ” được đến 3,2 tỷ USD.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1859 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề vi phạm bản quyền ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Vi phạm bản quyền :
1. Khái niệm :
1.1. Đối với một tác phẩm :
Sao chép nguyên văn một phần hay toàn bộ tác phẩm đã có từ trước nhưng không có giấy cho phép của người hay giới có bản quyền.
Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng toàn bộ ý tưởng chi tiết cũng như thứ tự trình bày của một tác phẩm bị sao chép. Dạng vi phạm này khó phát hiện hơn nhưng vẫn có thể cho là một dạng vi phạm bản quyền nếu như có bằng chứng là "bản sao" bắt chước theo nguyên mẫu.
Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng bị thông dịch lại các ý tưởng sáng tạo (thành ngôn ngữ khác hay thành các dạng khác).
1.2. Đối với một sáng chế :
Sử dụng lại ý tưởng đã được công bố là sáng chế và baằng sáng chế nguyên thủy vẫn còn đang trong vòng hiệu lực của luật pháp. Cần lưu ý rằng một bằng sáng chế tại một quốc gia hay địa phương này, sẽ khó có thể dùng để chứng minh rằng: một ứng dụng nào đó (dựa trên sáng chế đó) tại một quốc gia khác là vi phạm bản quyền, trừ khi bằng sáng chế đó có sự công nhận của quốc tế.
Mô phỏng lại, hay viết lại (bằng một ngôn ngữ khác hay cách viết khác) miêu tả của một ý kiến sáng tạo đã được công nhận là một sáng chế còn trong thời hạn định nghĩa bởi chủ quyền cũng là một dạng vi phạm bản quyền. Dạng này tương đối khó phát hiện nhưng những dấu tích về cấu trúc ý tưởng hay phương cách dàn dựng kỹ thuật sẽ có thể là những dấu tích chứng minh rằng một sáng chế đã bị đánh cắp hay không. Thí dụ: việc sao chép lại các sáng chế trong phần mềm bằng cách dùng ngôn ngữ lập trình khác hơn ngôn ngữ của sáng chế nguyên thuỷ vẩn thường bị xem là vi phạm bản quyền nếu người viết lại đó mô phỏng theo ý tưởng đã được cấp bằng sáng chế.
1.3. Một số điều cần lưu ý :
Có rất nhiều trường hợp hai sáng chế có thể tương tự nhau và không thể xem là ăn cắp của nhau. Việc chứng minh rằng hai sáng chế là từ các ý tưởng độc lập thường được dựa vào các chi tiết như là ngày tháng, người chứng kiến (làm chứng) và, quan trọng hơn, các chi tiết chứng tỏ có sự khác nhau về nguồn gốc, động lực, hay cách cấu trúc của sáng chế.
Tuỳ theo quốc gia, các bằng sáng chế sẽ chỉ có hiệu lực trong một thời gian pháp định nào đó. Các bằng sáng chế có tính quốc tế thường chỉ có hiệu lực tối đa là 20 năm. Sau thời hạn pháp định này, thì các ý tưởng sáng tạo sẽ mặc nhiên được xem là kiến thức chung của nhân loại và mọi người sẽ được sử dụng nó mà không phải xin phép tác quyền.
2. Vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam :
2.1. Những số liệu liên quan đến tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm :
a. Trên thế giới :
Hiện nay có khoảng 35% trong tổng số máy tính trên thế giới là sử dụng phần mềm lậu nhưng tổng thiệt hại lên tới 35,6 tỷ USD. Việt Nam và Zimbabwe là 2 quốc gia đứng đầu bảng vi phạm bản quyền phần mềm với tỷ lệ là 90%, Indonesia đứng thứ nhì với 87%, Trung Quốc và Pakistan đồng hạng 3 với 86%... Ngoài Mỹ ra, các quốc gia có tỷ lệ vi phạm bản quyền thấp nhất thế giới gồm New Zealand 23%; Áo 26% và Phần Lan 26%. Xu thế hiện nay, tình trạng vi phạm bản quyền đã giảm bớt tại một số nước có tỷ lệ vi phạm cao như Nga và Trung quốc nhưng nhìn chung thiệt hại do việc vi phạm bản quyền trên toàn thế giới cũng không hề nhỏ. Có thể lấy dẫn chứng như sau : Mỹ là quốc gia có tỷ lệ vi phạm thấp nhất, chỉ 21%, nhưng với tỷ trọng tiêu thụ phần mềm lớn nhất thế giới thì 21% “ít ỏi” này vẫn “móc túi” các nhà sản xuất phần mềm đến những 6,1 tỷ USD. 84% của Trung Quốc cũng đạt đến con số “móc túi” là 3,9 tỷ USD và với tỷ lệ vi phạm 47% thì người dùng lậu tại Pháp cũng đã “tranh thủ” được đến 3,2 tỷ USD.
b. Tại Việt Nam : Là nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phầm mềm thuộc loại lớn nhất trên thế giới – 90% !
Theo tính toán sơ bộ của Tổ chức Phần mềm Thương mại Thế giới (BSA), hiện VN có tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất thế giới: 90%. Mức độ vi phạm hằng năm trên 50 triệu USD. Tỉ lệ này trên thực tế còn cao hơn, vì đây mới chỉ là con số được tính dựa trên phần mềm Microsoft, căn cứ theo đầu máy tính cá nhân có sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows và Microsoft Office, mà chưa kể đến các phần mềm hệ thống, phần mềm chuyên dụng và các phần mềm cài đặt sẵn trong máy tính nhập khẩu. Thực trạng của ta hiện nay là sờ đâu cũng thấy vi phạm bản quyền phần mềm, kể cả ở các cơ quan Nhà nước. Tình trạng này khi Việt Nam đã vào WTO đang được nhà nước cố gắng khắc phục. Nếu Chính phủ cứ quyết định "phạt", thì sờ đâu cũng sẽ "phạt", và sẽ liên tiếp "phạt". "Phạt" càng nhiều, thì số doanh nghiệp... phá sản càng lớn, chứ không hề giúp gì cho việc hạn chế nạn vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam.
Gần đây là vụ việc Thanh tra Bộ Văn hóa Thông tin phối hợp với Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C15) tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện Công ty Gạch men Mỹ Đức tại Quận 10, TP.HCM đang sử dụng 30 CPU máy tính có cài đặt rất nhiều phần mềm bất hợp pháp như Từ Điển Lạc Việt; Vietkey, WinZip, WinRar, Adobe... Tổng giá trị phần mềm bị vi phạm lên tới 1,5 tỷ đồng. Trước đó không lâu, vào ngày 5/10/2006, trong đợt thanh tra đột xuất tại Công ty Daewoo-Hanel (Sài Đồng, Hà Nội), thanh tra liên ngành đã phát hiện nhiều phần mềm vi phạm bản quyền đang được sử dụng, với trị giá ước tính gần 1 tỷ đồng. Phạm vi vi phạm, không chỉ những sản phẩm phần mềm của nước ngoài mà cả chính những sản phẩm phần mềm trong nước cũng bị vi phạm trên diện rộng tại các doanh nghiệp có sử dụng phần mềm. Tại Công ty tin học IDC (17 Lý Nam Đế) và SingPC (số 5 Quốc Tử Giám), cơ quan chức năng vừa phát hiện nhiều máy tính, đĩa CD-ROM lậu có chứa các phần mềm bất hợp pháp khác nhau. Riêng SingPC từng bị xử phạp hành chính về việc vi phạm bản quyền phần mềm hồi tháng 5/2005. Theo các đơn vị thanh tra, tổng giá trị các phần mềm bất hợp pháp được cài đặt sẵn trong các máy tính nói trên khoảng 400 triệu đồng. Tại công ty phát triển tin học IDC, đoàn thanh tra liên ngành của Bộ Văn hóa Thông tin và Đơn vị phòng chống tội phạm công nghệ cao, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Bộ Công an) đã phát hiện 11 máy tính thương hiệu Mekong Green và 18 chiếc đĩa CD-ROM lậu có chứa các chương trình phần mềm khác nhau. Còn Công ty tin học SingPC cũng bị lập biên bản vì có 15 máy tính thương hiệu SingPC được cài đặt sẵn nhiều phần mềm bất hợp pháp để bán cho khách hàng và sử dụng nội bộ như Microsoft Windows, Microsoft Office, Microsoft FrontPage, Từ điển Lạc Việt, Vietkey, Symantec Norton Antivirus, WinRAR.
Nhìn chung, các cơ quan chức năng và Chính phủ Việt Nam đã tăng cường việc thanh tra, xử phạt nhằm đẩy lùi tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm tràn lan như hiện nay. Tuy nhiên, khi mức thu nhập bình quân đầu người mỗi năm của Việt Nam (khoảng trên 600 USD) còn thấp hơn giá của một bộ phần mềm hệ điều hành Windows XP Professional (trên 300 USD) cùng với bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office 2003 (trên 400 USD) cài trên một chiếc PC, thì áp lực về tài chính sẽ buộc người sử dụng nghĩ tới giải pháp mua và sử dụng phần mềm lậu với giá chưa tới... 1 USD. Do vậy, nỗ lực ngăn chặn tình trạng vi phạm bản quyền tại Việt Nam luôn luôn là một bài toán nan giải.
2.2. Những thiệt hai do vi phạm bản quyền phần mềm gây ra :
Tệ nạn vi phạm bản quyền có những ảnh hưởng rất xấu về mặt kinh tế như cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm trong nước, thất thu thuế và các cơ hội việc làm của địa phương. "Nhiều người thắc mắc rằng Việt Nam có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhưng giá trị thiệt hại do vi phạm thực tế lại thấp. Trong khi đó, tỷ lệ vi phạm ở Mỹ chỉ trên 25% nhưng mức thiệt hại lên tới hơn 7 tỷ USD mỗi năm", nhưng thực chất điều đó nói lên rằng ngành công nghiệp phần mềm của Việt Nam gần như không thể phát triển vì nạn xâm phạm bản quyền đã cản trở nó, không cho tạo ra giá trị đáng kể nào ! Và nếu xét trên khía cạnh là một thị trường IT đang trên đà phát triển, Việt Nam sẽ gặp những khó khăn rất lớn khi thu hút đầu tư và vấp phải sự quan ngại của các nước khác trong khu vực, trên thế giới.
Tình trạng vi phạm bản quyền sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp phần mềm -một trong những ngành được xem là sẽ có mức đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Việc xâm phạm bản quyền phần mềm sẽ là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của ngành CNTT. Tệ nạn này không chỉ gây thiệt hại cho các chủ sở hữu mà còn gây ảnh hưởng tai hại đến chính người tiêu dùng các sản phẩm đó. Không những vậy, sản phẩm được sản xuất ra từ sự vi phạm còn có khả năng ảnh hưởng dây chuyền đến cả hệ thống sản xuất của một ngành, một địa phương. Mặt khác, vi phạm bản quyền còn làm suy yếu cả nền Công nghiệp phần mềm Việt Nam vốn đã rất yếu: các công ty không nhiệt tình đầu tư phát triển sản phẩm, chất xám bị phung phí vì những người giỏi không muốn sáng tạo, thị trường mất đầu tư công nghệ cao của nước ngoài, nhà nước mất tiền thuế...
Phần mềm ra đời và để bảo hộ các quyền của tác giả, chủ sở hữu của nó, pháp luật đặt ra quy định về bản quyền phần mềm. Với mục đích đó và nhằm khuyến khích việc phát triển phần mềm, tạo sự lưu thông pháp lý cho hoạt động kinh doanh, sử dụng phần mềm hợp pháp, bản quyền phần mềm phải được tôn trọng và thực thi để thúc đẩy sự phát triển xã hội và công nghệ. Khi CNTT và ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp ngày càng phát triển, việc phổ dụng trái phép các phần mềm máy tính không chỉ tạo ra sự thất thiệt cho các doanh nghiệp phần mềm, mà còn tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Câu chuyện về bản quyền phần mềm trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, khi cơ chế pháp lý để phát triển và bảo hộ quyền tác giả có tác động đến cả cộng đồng doanh nghiệp và sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Vi phạm bản quyền phần mềm không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, làm Nhà nước thất thu thuế, tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm thu nhập của những người hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, khiến doanh nghiệp sản xuất phần mềm không thể thu hồi vốn và tái đầu tư về tài chính lẫn nguồn lực để làm ra những sản phẩm tốt hơn, mà còn làm tổn thương uy tín của Việt Nam.
2.3. Những ảnh hưởng của vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm khi Việt Nam hội nhập :
a. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm :
Do bắt nguồn từ nhận thức lệch lạc về bản quyền kèm theo tác động của giá bán các phần mềm sao chép lậu rất rẻ. Theo ông Nguyễn Phước Hải, giám đốc Công ty máy tính CMS : “Không doanh nghiệp nào không biết một phép tính đơn giản sau: nếu trả bản quyền phần mềm máy tính mất hơn 100 USD/license, trong khi bình thường họ chỉ cần mua 8.000 đồng/đĩa mềm để cài đặt cho hàng loạt máy tính của mình. Mặc dù các doanh nghiệp biết mình đang phạm luật, nhưng thực tế việc vi phạm này được coi là “chiêu thức cạnh tranh” giữa các doanh nghiệp”.
Về mặt pháp lý, hệ thống văn bản pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của VN đã cơ bản thỏa mãn theo yêu cầu chung của quốc tế, đặc biệt là các yêu cầu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các chủ sở hữu phần mềm máy tính có đầy đủ các biện pháp để bảo vệ quyền của mình, bao gồm các biện pháp dân sự, hình sự và các biện pháp hành chính. Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp phần mềm trong và ngoài nước vẫn phải "hứng chịu" tình trạng vi phạm bản quyền tới 90% của người dân sử dụng. Lý do rất nhiều như: các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam chủ yếu nằm trên giấy, thực tế ít được thực hiện; Biện pháp thực thi chưa đúng; Thiếu các quy định về trình tự, thủ tục…
Sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật còn yếu, hình phạt chưa có tác dụng răn đe, ngăn chặn….Việc xử lý tình trạng vi phạm còn chưa nghiêm khắc, với mức phạp còn quá thấp nên chưa có tính răn đe.
Đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng các chế tài nhằm bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ chống lại các hành vi xâm phạm và đã thu được một số kết quả nhất định. Mặc dù vậy, nhìn chung hiệu quả bảo đảm thực thi vẫn còn rất khiêm tốn là do cơ chế bảo đảm thực thi chưa được hoàn thiện, chưa phát huy đúng mức. Cách tổ chức bảo đảm thực thi cũng chưa thực sự phù hợp. Năng lực chuyên môn về sở hữu trí tuệ của chính hệ thống bảo đảm thực thi còn chưa đáp ứng với đòi hỏi của thực tiễn.
Về mặt chính quyền, trong cuộc chiến chống tình trạng này, các cơ quan thực thi còn thiếu sự quyết liệt cần thiết.
b. Những lợi ích thu được từ việc hạn chế vi phạm bản quyền phần mềm :
Tỷ lệ vi phạm bản quyền giảm xuống còn 84% trong năm 2006 có thể tạo 3.000 việc làm mới trong ngành công nghệ thông tin (CNTT), tăng doanh thu của ngành CNTT trong nước thêm 750 triệu USD (bao gồm ngành sản xuất phần cứng và phần mềm CNTT, các dịch vụ CNTT), đóng góp thêm 31 triệu USD tiền thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu từ nay đến 2009, tỷ lệ vi phạm bản quyền ở VN giảm thêm 10 điểm nữa thì sẽ tạo ra 4.097 việc làm trong ngành công nghệ, thêm 43 triệu USD tiền thuế và 726 triệu USD doanh thu cho ngành phần mềm trong nước.
Nếu giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm thêm 10%, Việt Nam còn có cơ sở để hi vọng nâng tốc độ tăng trưởng của ngành công nghệ thông tin từ 76% lên trên 150% trong thời gian tới.
II. Thực trạng và giải pháp :
Thực trạng của ta hiện nay là sờ đâu cũng thấy vi phạm bản quyền phần mềm, kể cả ở các cơ quan Nhà nước. Tình trạng này khi Việt Nam đã vào WTO đang được nhà nước cố gắng khắc phục. Nếu Chính phủ cứ quyết định "phạt", thì sờ đâu cũng sẽ "phạt", và sẽ liên tiếp "phạt". "Phạt" càng nhiều, thì số doanh nghiệp... phá sản càng lớn, chứ không hề giúp gì cho việc hạn chế nạn vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam. Nhưng nếu không áp dụng khung pháp lý nghiêm khắc hơn, thì phải giải quyết tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm ra sao? Nếu chọn cách mua bản quyền phần mềm Microsoft thì sẽ tốn một khoản tiền khổng lồ. Theo tính toán của các chuyên gia, trong vòng 5 năm tới, sẽ có khoảng 6 triệu PC mới được sử dụng, có nghĩa là sẽ phải trả khoảng 3 tỉ USD cho bản quyền phần mềm thông dụng nhất. Nếu Chính phủ mua bản quyền cho các cơ quan Nhà nước, sẽ phải chi khoảng 1 tỉ USD cho một hợp đồng giá trị 3 năm.
Chỉ tính riêng tại TP.HCM, nếu trung bình mỗi công chức chỉ sử dụng một máy tính, thì số tiền mà ngân sách thành phố phải chi cho bản quyền phần mềm đã lên đến 5 triệu USD bằng mức đầu tư từ ngân sách cho ngành công nghệ thông tin thành phố trong một năm! Hiện cả nước mới chỉ có 3 đơn vị thực thi đầy đủ bản quyền phần mềm. Đó là Bộ Tài chính - cơ quan Chính phủ đầu tiên dùng phần mềm có bản quyền đầy đủ trong toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin với việc ký thỏa thuận với Microsoft để sở hữu 15.000 giấy phép sử dụng Office 2003. Kế đó là Vietcombank và FPT. Đây toàn là những hợp đồng trị giá bạc triệu USD. Do đó các doanh nghiệp nhỏ không thể áp dụng được phương pháp này.
Vì thế, việc cần thiết hiện nay là Chính phủ cần phải vào cuộc, bằng cách đàm phán với các nhà sản xuất phần mềm thông dụng nước ngoài có chính sách giá ưu đãi, phù hợp với "sức mua", mức thu nhập của người dân Việt Nam. Điều đó sẽ góp phần khuyến khích người dân sử dụng phần mềm có bản quyền.
Sử dụng phần mềm có bản quyền cũng là một lối mở trong quá trình hội nhập của Việt Nam, vì chúng ta buộc phải tuân theo luật bản quyền quốc tế khi tiến hành hội nhập. Nếu chúng ta không tôn trọng luật chung, thì khó mà được các quốc gia khác tôn trọng, và các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục ái ngại khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Khi chúng ta đã gia nhâp WTO nhưng để có thể hội nhập một cách có hiệu quả, tận dụng được mọi lơi thế thì điều kiện chúng ta phải có là tôn trọng bản quyền, không có cách nào khác là chúng ta đành chấp nhận mất đi vài chục triệu USD để các cơ quan nhà nước và người dân được sử dụng các phần mềm có bản quyền. Chính sách bán phần mềm giá rẻ cho các quốc gia đang phát triển chưa bao giờ được các hãng phần mềm công nhận một cách chính thức. Họ thường lồng ghép vào một số chương trình bán sản phẩm có ưu đãi cho một ngành nghề nào đó. Hoặc đưa trực tiếp vào những bộ máy tính được lắp ráp tại các thị trường khu vực với giá thấp hơn giá mặt bằng trên thế giới. Vì vậy, chúng ta cần phải khai thông lối mở này để nhanh chóng bắt tay với các nước có nền kinh tế phát triển. Trong năm nay, hy vọng sẽ có một bộ phận chuyên trách mang tính xã hội hoá về việc chống nạn sao chép phần mềm. Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ từng bước xây dựng nhận thức về sử dụng phần mềm có bản quyền từ những cơ quan công quyền cho đến từng hộ gia đình.
Việt Nam cũng cần có kế hoạch phát triển phần mềm mã nguồn mở và đưa những phần mềm có chất lượng này vào sử dụng rộng rãi trong dân chúng. Cụ thể, trước mắt, thay vì dùng Photoshop giá 800 USD, chúng ta có thể dùng một phần mềm chỉnh sửa ảnh không chất lượng bằng, nhưng đủ thỏa mãn yêu cầu công việc với mức giá chỉ khoảng 100 USD. Đó cũng có thể là một giải pháp cần chính phủ nghiên cứu !
III. Kiến nghị :
Tìm hiểu tận gốc nguyên nhân của tình trạng vi phạm bản quyền, đặc biết là những nguyên nhân mang tính chất xã hội.
Nâng cao nhận thức về sử dụng phần mềm có bản quyền ở mọi cấp độ : Chính Phủ, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
Chính phủ xác địng quan điểm về sở hữu trí tuệ thật rõ ràng. Xây dựng môi trường pháp lý cho lĩnh vực phần mềm với các điều luật nghiêm minh và thực thi chặt chẽ.
Các cơ quan Chính phủ phải đi tiên phong trong việc sử dụng phần mềm hợp pháp.
Đẩy mạnh việc xây dựng một thương hiệu phần mềm Việt Nam và củng cố uy tín phần mềm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Có sự khen thưởng , động viên thích đáng đối với những cơ quan, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh luật sở hữu trí tuệ, luật bản quyền.
Cần có những chính sách phát triển hợp lý, một bộ luật chặt chẽ về bản quyền cũng với những văn bản thực thi cụ thể cùng với một cơ chế có hiệu quả và đủ mạnh để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 68566.DOC