Tiểu luận Vấn đề xây dựng con người trong sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước

Trong bất kỳ một xã hội nào, một đất nước nào, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Đặc biệt ở nước ta,vấn đề này lại càng được coi trọng hơn bao giờ hết. Con người Việt nam đã từng làm được những điều kỳ diệu trong lịch sử và con người Việt nam chắc chắn cũng sẽ làm được những điều kỳ diệu như thế trong tương lai. “ Nhìn lại thế kỷ XX, dân tộc Việt nam dũng cảm và thông minh, đã làm được những điều tưởng như không thể làm được, đã làm cho hiện thực lịch sử trở thành huyền thoại. Bước vào thế kỷ XXI và thiên niên kỷ mới, dân tộc ta với hoài bão lớn và trí tuệ sáng tạo sẽ có những ước mơ tưởng như huyền thoại và quyết biến những ước mơ ấy trở thành hiện thực lịch sử.”( Võ Nguyên Giáp)

doc24 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1914 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vấn đề xây dựng con người trong sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- Lời nói đầu Phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đó là một câu đựoc nhắc nhiều lần kể từ sau Đại hội Đảng IX trên các phương tiên thông tin đại chúng. Đó là mục tiêu của đát nước ai ai cũng đã đựoc nghe được biết nhưng làm thế nào để hoàn thành mục tiêu đó và vai trò của bản thân họ quan trọng như thế nào thì không phải nhiều người biết và hiểu thấu đáo Không phải nói đến công nghiệp hóa là chỉ nghĩ đến ngay máy móc thiết bị mà phải hiểu rõ , đúng đắn khái niêm đó trong bối cảnh đất nước hiện nay, nó bao gồm nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố con người được đặt lên hàng đầu, yếu tố con người là động lực và là cái hích đầu tiên cũng là điểm đến cuối cùng của mọi sự phát triển xã hội.trong bất cứ phương thức sản xuất nào, dù phương tiện máy móc có hiện đại tối tân như thế nào thi vai tò của con người vẫn không vì vậy mà giảm đi, ngược lại nó còn tăng lên. Đối với nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, yếu tố con người ngày càng được khẳng định khi Đang và Nhà nước đã đặt giáo dục là quốc sách hàng đầu, đây không phải là một biều ngữ nữa mà được ghi trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chứng tỏ toàn Đảng toàn dân đã coi trọng sự nghiệp giáo dục, coi trọng yếu tố con người trong sự nghiệp chung của dân tộc Yếu tố con người đã được Mác phân tích rõ ràng, và khi chúng ta nhận thức đúng nó thì sẽ hành động hợp lí hơn tạo điều kiện để con người phát huy hết những phẩm chất vốn có của mình để phục vụ cho đất nước. Vì muồn giải quyết, có một cái nhìn sâu hơn về một vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm, dựa vào những nguồn tài liệu hiện có trong tay và vốn hiểu biết vấn đề đã được tích luỹ nên tôi trình bày đề tài này: Quan điểm chủ nghĩa mác-lênin về con người và vấn đề xây dưng con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta B.Nội dung 1. Lý luận về con người. 1.1. Khái niệm chung về con người: Trong xã hôi không một ai nhầm lẫn con người với loài động vật, song không phải vì thế mà câu hỏi“con người là gì” bị trở thành đơn giản, vì câu hỏi chỉ là chân thực khi con người có khả năng tách ra khỏi bản thân mình để nhận thức mình với tư cách là hệ thống trong quá trình vận động, sinh thành. Từ thời cổ đại đến nay vấn đề con người luôn giữ một vị trí quan trọng trong các học thuyết triết học. Các nhà triết học đưa ra rất nhiều các quan điểm khác nhau về con người nhưng nhìn chung các quan điểm triết học nói trên đều xem xét con người một cách trừu tượng ,do đó đã đi đến những cách lý giải cực đoan phiến diện. Chủ nghĩa Mác đã kế thừa và khắc phục những mặt hạn chế và đồng thời phát triển những quan niệm hạn chế về con người đã có trong các học thuyết trước đây để đi đến những quan niệm về con người hiện thực, con người hoạt động thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội. Với tư cách là con người hiện thực, con người vừa là sản phẩm của tự nmhiên và xã hội, đồng thời vừa là chủ thể cải tạo tự nhiên và xã hội. Hay nói cách khác chủ nghĩa Mác xem xét con người như một thực thể sinh học- xã họi. 1.2. Con người là một thực thể sinh học- xã hội . Con người là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh. Con người tự nhiên là con người sinh học mang tính sinh học. Tính sinh học trong con người quy định sự hình thành những hiện tượng và quá trình tâm lý trong con người là điều kiện quyết định sự tồn tại của con người. Song con ngươì không phải là động vật thuần tuý như các động vật khác mà là một động vật có tính chất xã hội với nôị dung văn hoá lịch sử của nó. Con người là sản phẩm của xã hội, là con người xã hội mang bản tính xã hội. Con người chỉ có thể tồn tại được một khi con người tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu sinh học của mình. Lao động sản xuất là yếu tố quyết định sự hình thành con người và ý thức. Chính lao động đã quy định bản chất xã hội của con ngưòi, quy định cái xã hội của con người và xã hội lại quy định sự hình thành cá nhân và nhân cách . Vì con ngươi là sản phẩm cuả tự nhiên và xã hội nên con người chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên và xã hội cùng các quy luật biến đổi của chúng. Với tư cách là con người xã hội, là con người hoạt động thực tiễn, con người sản xuất ra của cải vật chất tác động vào tự nhiên để cải tạo tự nhiên, con người chính là chủ thể cải tạo tự nhiên. Con người là sản phẩm của tự nhiên song con người có thể thống trị tự nhiên nếu biết nắm bắt và tuân theo các quy luật của bản thân giới tự nhiên. Con người không chỉ là sản phẩm của xã hội mà còn là chủ thể cải tạo xã hội. Bằng hoạt động sản xuất con người sáng taọ ra toàn bộ nền văn hoá vật chất và tinh thần. Mặc dù tự nhiên và xã hội đều vận động theo quy luật khách quan, nhưng trong quá trình hoạt động, con người luôn luôn xuất phát từ nhu cầu động cơ và hứng thú, theo đuổi những mục đích nhất định và do đó đã tìm cách hạn chế hay mở rộng phạm vi tác dụng của quy luật cho phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình. Như vậy con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội vừa là chủ thể cải taọ tự nhiên và xã hội. Con ngưòi là thực thể thống nhất sinh học- xã hội. 1.3. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội. Xuất phát từ con người hiện thực, Mác đã nhận thấy lao động đóng vai trò quyết định trong việc phân chia ranh giới giữa con người và động vật. Vì lao động là hoạt động xã hội nên mọi sự khác biệt giữa con người và động vật đều là kết quả của cuộc sống con người trong xã hội. Cá nhân là thực thể xã hội và bản chất con người có tính lịch sử cụ thể. Điều đó quy định sự khác nhau của con người trong các thời đại khác nhau, sự khác nhau này tuỳ thuộc vào sự phát triển của xã hội, sự thay đổi các quan hệ xã và giao tiếp. Vì vậy, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, không chỉ tổng hoà các mối quan hệ trong hiện taị mà cả trong quá khứ. Tốm lại, bản chất chung nhất, sâu sắc nhất nhất của con người là tổng hoà các mối quan hệ giữa người và người trong xã hội diễn ra trong hiện tại và cả trong quá khứ. Bản thân của con người không phải là cố định, bất biến mà có tính lịch sử cụ thể. Chúng ta không thể hiểu bản chất con người bên ngoài mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. 2. Vấn đề xây dựng con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. 2.1. Công nghiệo hoá- hiện đại hoá 2.1.1 Một số quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá Từ trước tới nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về công nghiệp hoá.Vậy nên hiểu phạm trù này như thế nào? Quan niệm đơn giản nhất về công nghiệp hoá cho rằng “ công nghiệp hoá là đưa đặc tính công nghiệp cho một hoạt động, trang bị ( cho một vùng, một nước), các nhà máy, các loại công nghiệp...” Quan niệm mang tính triết tự này được hình thành trên cơ sở khái quát quá trình hình thành lịch sử công nghiệp hoá ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ. Nghiên cứu định nghĩa phạm trù công nghiệp hoá của các nhà kinh tế Liên Xô (cũ) ta thấy trong cuốn giáo khoa kinh tế chính trị của Liên Xô được dịch sang tiếng Việt Nam 1958, người ta đã định nghĩa “ công nghiệp hoá XHCN là phát triển đại công nghiệp, trước hết là công nghiệp nặng, sự phát triển ấy cần thiết cho việc cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên cơ sở kỹ thuật tiên tiến.” Quan điểm công nghiệp hoá là quá trình xây dựng và phát triển đại công nghiệp, trước hết là công nghiệp nặng của các nhà kinh tế học Liên Xô đã được chúng ta tiếp nhận thiếu sự phân tích khoa học đối với điều kiện cụ thể của nước ta. Cuốn “ Từ điển tiếng Việt” đã giải thích công nghiệp hoá là quá trình xây dựng nền sản xuất cơ khí lớn trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân và đặc biệt công nghiệp nặng, dần tới sự tăng nhanh trình độ trang bị kỹ thuật cho lao động và nâng cao năng suất lao động. Trên thực tế, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước những năm 60, ta đã mắc phải sai lầm đó, kết quả là nền kinh tế vẫn không thoát khỏi nền công nghiệp lạc hậu, nông nghiệp lạc hậu, kết cấu hạ tầng yếu kém... Mặc dù không đạt được mục tiêu nhưng cũng chính nhờ công nghiệp hoá mà nước ta đẫ xây dựng được một số cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định, tạo ra tiềm lực về kinh tế-quốc phòng, phục vụ chiến tranh, đảm bảo được phần nào đời sống nhân dân. Năm 1963, tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc ( UNIDO) đã đưa ra một định nghĩa: “công nghiệp hoá là một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này, một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận luôn thay đổi để sản xuất ra tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng và có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ của nền kinh tế và xã hội.” Theo quan điểm này, quá trình công nghiệp hoá nhằm thực hiện nhiều mục tiêu chứ không phải chỉ nhằm một mục tiêu kinh tế-kỹ thuật. 2.1.2. Công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở Việt Nam Từ quan điểm đổi mới về công nghiệp hoá- hiện đaị hoá của đại hội Đảng lần thứ VII rút ra từ thực tiễn công nghiệp hoá trên thế giới và ở nước ta, có thể đưa ra định nghĩa: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại , dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học- công nghệ, tạo ra năng suất xã hội chủ nghĩa Tại lễ kỉ niêm 70 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã phat biểu:”Định hướng phát triển của chúng ta là chủ nghĩa xã hội. Không ngừng bồi dưỡng các nhân tố xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển là mỗi quan tâm hàng đầu. Chúng ta tập trung vào xây dựng, lấy xây dựng kinh tế là trung tâm. Phấn đấu đến năm 2020, Tổ quốc Việt Nam thân yêu thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trước hết là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Với một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đạivà chế độ công hữu các tư liêu sản xuất chủ yếu, phát huy mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước, hợp tác, hộ gia đình, trang trại, tư nhân, liên doanh với nước ngoài mà kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cung với kinh tế hợp tác làm nền tảng, kết hợp chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau,làm cho sức sản xuất được giải phóng luôn năng động, bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng mạnh, cân đối và bền vững”. Như vậy, trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, thì công nghiệp hoá hiện đại hoá là một đường lối phát triển kinh tế hết sức hợp lí nếu chúng ta không muốn bị tụt hậu so vơí thế giới. Hiện nay thì nước ta cũng đang là một trong những nước nghèo nhât thế giới, nếu nói một cách khách quan thì chúng ta đã bị lạc hâu so với thời đại hàng chục năm, trong khi thế giới đã đi và thời đại tự động hoá thì chúng ta đang sử dụng lại các máy móc mà người ta đã sử dụng cách đây hàng chục năm về trước với năng suất rất thấp, lối sản xuất tản mạn mang tính chất của sản xuất thủ công nghiệp đang đè nặng trên vai những người lao động chúng ta. Do vậy cần phải có chế độ chính sách đúng đắn của nhà nước trong hoạt động giáo dục nhằm đào tạo cho đất nước những thế hệ lao đông có chất lượng cao để đáp ứng cho nhu cầu lao động của đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. 2.2. Giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội 2.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực nước ta Khi đề cập đến thực trạng nguồn nhân lực của bất ki một quốc gia nào đều phải đề cập đến hai mặt đó là thế mạnh và hạn chế Những thế mạnh phải nói đến đó là: _ Thứ nhất, ở Việt Nam hiện nay có lực lượng lao động dồi dào với 45.6 triệu người trong độ tuổi lao động. _ Thứ hai, Việt Nam có tỷ lệ tương đối cao về lao động trẻ trong kết cấu dân số, phần lớn có học vấn phổ thông, ngay cả ở nông thôn cũng chiếm một tỷ lệ khá cao, trình độ đại học của vùng này cũng được cải thiện đáng kể (kì thi tuyển sinh 2002 tỉ lệ thí sinh nông thôn đỗ cao đột biến hơn mọi năm). Đây là một tiền đề quan trọng tạo điều kiện tiếp thu các kiến thức kỹ năng nghề nghiệp, kể cả những ngành nghề mới. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo tương đối lớn (so với các nước có thu nhập như nước ta). Hiện tại nước ta có trên 9000 tiến sĩ và phó tiến sĩ, trên 800000 người có trình độ đại học cao đẳng, trên 2 triệu công nhân kỹ thuật. Đây là điều kiện quan trọng cho quá trình phát triển khoa học, tiếp thu, làm chủ và thích nghi với các công nghệ nhập từ nước ngoài, kể cả công nghệ cao. _ Thứ ba, chúng ta có một lượng tương đối lớn người Việt sống ở nước ngoài, tập trung chủ yếu ở châu Âu, châu Mỹ và Ôxtraylia; trong đó tỉ lệ người có trình độ cao về chuyên môn và nghiệp vụ là đáng kể ( trên 300000 người). Đây là một nguồn lực quan trọng góp phần phát triển đất nước, là cầu nối giữa Việt Nam và thế giới về mặt chuyển giao tri thức, công nghệ và các quan hệ quốc tế. _ Thứ tư, đó là bản tính hiếu học, thông minh cần cù lao động của con người Việt Nam. Truyền thống đó cần được nuôi dưỡng và phát huy làm cơ sở cho việc nắm bắt, tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng, sáng tạo những phát minh, sáng kiến khoa học của nhân loại phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tính cộng đồng, ý thức trách nhiệm với cộng đồng được phát huy mạnh mẽ sẽ có thể hỗ trợ đắc lực không chỉ cho việc truyền bá tay nghề, kinh nghiệm nghề nghiệp mà còn có thể giúp nhau cả về vốn liếng, tạo dựng và phát triển cơ nghiệp, hỗ trợ nhau tìm kiếm công ăn việc làm, góp phần làm giảm sức ép về lao động hiện nay. Dân tộc Việt Nam còn có truyền thống biết chịu đựng gian khổ để tiết kiệm, tích luỹ cho đầu tư mở rộng, tạo dựng cơ đồ cho mình và cho nền kinh tế nước nhà nói chung. Nhưng vấn đề nhức nhối hơn cả là những hạn chế,những điểm yếu kém: _ Thứ nhất, số người lao động được đào tạo quá ít chỉ chiếm xấp xỉ 6% dân số và 12% tổng số lao động. Mặt bằng dân trí còn thấp, số năm đi học của người dân từ 7 tuổi trở lên mới đạt 4,9năm. Đáng lo ngại hơn là mặc dù chúng ta đã cố gắng để đạt được hơn 90% dân số biết chữ nhưng hiện nay lại đang diễn ra quá trình tái mù chữ, nhất là các tỉnh miền núi (có xã số người mù chữ lên tới 70%); trong số trẻ em ở độ tuổi đi học chỉ có 47% em học hết cấp I. Số người được đào tạo có tay nghề cao cũng như người có học vấn đại học và sau đại học năm 1982 là 0,26% năm 1993 còn 0,2%. Tỉ lệ này ở các nước công nghiệp mới Đông nam á là 0,6% đến 1%. Trong 75% lao động sản xuất nông nghiệp chỉ có 7% được đào tạo. Vì vậy năng suất lao động thấp, trong công nghiệp chỉ đạt 30% mức trung bình của thế giới, còn trong nông nghiệp một lao động của ta chỉ nuôi được 3 đến 5 người, trong khi chỉ số này ở các nước phát triển là 20 đến 30 người. Đây là trở ngại lớn nhất khi tiến hành công nghiệp hoá trong nông nghiệp trong kinh tế nông thôn nói riêng và trong cả nền kinh tế Việt Nam nói chung. _Thứ hai, đội ngũ cán bộ khoa học trẻ quá ít. Qua điều tra ở 17 trường đại học thì số cán bộ giảng dạy dưới 35 tuổi chỉ có 8%. Phần lớn những tri thức có trình độ trên đại học đang là những chuyên gia đầu ngành đã ở độ tuổi 55 đến 60. Hơn 60% phó tiến sĩ và tiến sĩ, hơn 70% giáo sư và hơn 90% giáo sư đều ở độ tuổi này.Trong khi đó sinh viên giỏi sau khi tốt nghiệp đều không muốn ở lại trường. Vì vậy việc chuẩn bị cho đội ngũ trí thức kế cận sẽ gặp không ít khó khăn. _Thứ ba, việc bố trí sử dụng cán bộ còn nhiều việc bất hợp lý giữa các vùng, các ngành: 80% cán bộ khoa học công nghệ làm việc tại Hà Nội, ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 12%. Đa số các cán bộ khoa học của ta làm việc trong các viện nghiên cứu, các trường học, còn trong các ngành sản xuất vật chất thì rất ít Chẳng hạn, trong các ngành nông lâm ngư nghiệp chỉ có 8,1% cán bộ có trình độ đại học và 6,49% cán bộ có trình độ sau đại học. Trong khi có tới 34% cán bộ có trình độ đại học và 55,47% trình độ sau đại học làm việc trong các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Nhìn vào một số nước trong khu vực, cán bộ khoa học làm việc trong các ngành sản xuất chiếm tỉ lệ rất cao như Thái Lan: 58%, HànQuốc: 48%, Nhật Bản: 64%. Chính việc phân bố lực lượng lao động không hợp lý này gây nên hiện tượng thừa thiếu giả tạo, gây ra nạn thất nghiệp đặc biệt trong lao động tri thức. Qua điều tra ở 55 trường đại học có khoảng 14 nghìn sinh viên ra trường chưa có việc làm.. Trong khi đó nhiều vùng, nhiều miền nhất là miền núi vùng sâu vùng xa lại thiếu cán bộ quản lí có trình độ và cán bộ khoa học kỹ thuật. Nguyên nhân chủ yếu là một mặt do sinh viên ra trường muốn ở lại công tác tại các thành phố, khu công nghiệp, nơi kinh tế phát triển để có thu nhập cao hơn và điều kiện việc làm tốt hơn, mặt khác chúng ta chưa có chính sách thu hút để điều chỉnh sự phân bố này. _ Thứ tư, thể chất, sức khoẻ của thanh niên Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Sự phát triển về phương diện sinh lý và thể lực dường như chững lại “sau hơn 40 năm thanh niên nước ta không cao thêm 1cm nào và không cân nặng thêm 1kg nào”, mức duy dinh dưỡng ở trẻ em dưới năm tuổi là gần 50% _ Thứ năm, người lao động nước ta nói chung chưa có nếp lao động công nghiệp, quen theo kiểu sản xuất nhỏ, lao động giản đơn còn gò bó trong nếp sống phương đông, cha truyền con nối. Chính vì thế mà cho tới tận thế kỷ 20 công cụ làm việc ở các bễ lò rèn Bắc Ninh vẫn không khác bao nhiêu với công cụ đã rèn cày cuốc và vũ khí đánh giặc Ân thời Thánh Gióng, các cô gái Hà Đông vẫn dệt lụa trên các khung cửi mà cách đây 900 năm các cô gái triều Lý đã sử dụng. Trên đây là những thực trạng của lao động Việt Nam với những thế mạnh cũng như các mặt hạn chế. Phải có những nố lực phi thường bằng hành động thực tiễn trong việc huy động và sử dụng nguồn lực này thì công nghiệp hoá hiện đại hoá mới có thể thành công. Đó cũng là lý do vì sao nhiều nhà khoa học kêu gọi phải tiến hành một cuộc “cách mạng con người” mà thực chất là cách mạng về chất lượng nguồn lao động. “Cách mạng con người” với công nghiệp hoá hiện đại hoá là hai mặt của một quá trình thống nhất, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Bởi vậy, mỗi bước tiến lên của cuộc “cách mạng con người” sẽ đem lại những thành tựu to lớn cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và ngược lại. 2.2.2. Giải pháp sự phát triển của nguồn nhân lực Việt Nam. Nhìn rõ được thực trạng về nguồn nhân lực của nước ta để chúng ta phát huy những điểm mạnh , khắc phục và hạn chế những điểm yếu đồng thời đưa ra được những yêu cầu đối với giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực . Một mặt phải trực tiếp giải quyết vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực, về trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn kĩ thuật, mặt khác phải giải quyết vấn đề nâng cao thể lực người lao động và phân phối nguồn nhân lực một cách hợp lý. Trong trình tự giải quyết phải đi tuần tự từ tiếp tục xoá mù chữ, phổ cập tiểu học, trang bị những kiến thức cơ bản, đào tạo nghề từ sơ cấp đến các bậc cao hơn nhưng phải tạo ra một bộ phận người lao động có chất lượng cao, đặc biệt phải chú trọng đào tạo lao động kĩ thuật, nhằm đáp ứng nhu cầu của những ngành công nghệ mới, các khu công nghiệp và các khu kinh tế mở. Trước tiên , việc mở rộng quy mô giáo dục đào tạo là rất cần thiết. Nhưng cố gắng mở rộng quy mô giáo dục đào tạo của nước ta vẫn không theo kip được tốc độ gia tăng dân số. Quy mô mọi ngành , bậc học hiện nay đều chưa đáp ứng được yêu cầu theo học của mọi lứa tuổi. Nhìn chung số học sinh và số trường lớp ở mọi ngành học từ mẫu giáo , các cấp phổ thông , trung học chuyên nghiệp , cao đẳng , đại học đều tăng . Các hệ thống trung tâm xúc tiến việc làm, các trung tâm kĩ thuật tổng hợp , hướng nghiệp và nhiều cơ sở dạy nghề bán công , dân lập, tư thục được thành lập. Quy mô đào tạo có chuyển biến là nhờ tăng cường hình thức đào tạo ngắn hạn. Riêng đối với quy mô của hệ thống đào tạo nghề ngày càng bị thu hẹp. Đảng và Nhà nước cần có chính sách khuyến khích mở rộng và hỗ trợ cho các trường dạy nghề nhằm thu hút học sinh, sinh viên, khắc phục sự mất cân đối trong cơ cấu ngành học , bậc học của giáo dục đào tạo. Giáo dục mầm non có tầm quan trọng đặc biệt đứng từ góc độ chuẩn bị nền tảng về thể lực và trí lực cho nguồn nhân lực . Giáo dục phổ thông , đặc biệt là giáo dục tiểu học theo kinh nghiệm của các nước đang phát triển, là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định các cơ hội và tăng trưởng kinh tế. Giáo dục đào tạo chuyên môn nghiệp vụ kĩ thuật ngoài ý nghĩa với tăng trưởng kinh tế còn đặc biệt quan trọng trong việc phát triển , giảm nguy cơ tụt hậu. Tuy nhiên , những bất cập giữa các ngành đào tạo , giữa các bậc học đã gây khó khăn không ít cho sự phát triển của nền kinh tế. Một số ngành được học sinh , sinh viên theo học như một phong trào, một số ngành thì rất ít người theo học. Nếu không có sự điều chỉnh kịp thời , Việt nam sẽ nhanh chóng gặp phải khó khăn về đội ngũ kĩ sư, công nhân kĩ thuật như ở nhiều nước Asean, nhất là ở Thái Lan. Giáo dục đào tạo ở thành phố , đồng bằng có điều kiện phát triển hơn ở nông thôn , vùng núi, vùng sâu vùng xa. Vì vậy , việc giáo dục đào tạo con người ở những vùng này rất khó khăn.Để nâng cao trình độ của nguồn nhân lực ở các vùng nông thôn , vùng sâu vùng xa, miền núi, Nhà nước đã có chính sách cấp học bổng , giảm học phí , ưu tiên các học sinh nghèo vượt khó. Từ đó giúp họ có điều kiện học tập, tìm kiếm việc làm, nâng cao mức sống. Chính nhờ những chủ trương đúng đắn này mà những bất hợp lí trong cơ cấu vùng, miền của giáo dục đào tạo nguồn nhân lực được điều chỉnh phần nào. Yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng nguồn nhân lực là việc đổi mới mục tiêu , nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục đào tạo. Việc hội nhập và cạnh tranh kinh tế đòi hỏi hàng hoá phải đạt tiêu chuẩn quốc tế để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, từ đó đòi hỏi phải có trình độ công nghệ cao và khả năng sử dụng tương ứng các công nghệ đó . Ngoài giáo dục đào tạo văn hoá chuyên môn , nghiệp vụ về mặt lí thuyết , cần chú ý điều kiện thực hành, ứng dụng , giáo dục kĩ luật, tác phong lao động công nghiệp , rèn luyện kỉ năng và những khả năng thích ứng của người lao động với những đặc điểm của nền kinh tế thị trường. Song song với vấn đề giáo dục, đào tạo con người, chúng ta phải quan tâm đến vấn đề dân số, sức khoẻ, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực , giảm sức ép đối với quy mô và chất lượng giáo dục . Trong điều kiện của Việt nam hiện nay , yêu cầu đa dạng hoá các loại hình giáo dục đào tạo rất cần thiết để bổ sung, cải thiện hiện trạng nguồn nhân lực nhằm khắc phục những bất hợp lí về việc phân bổ nguồn nhân lực, đồng thời nâng cao hiệu quả của đầu tư cho giáo dục đào tạo để phục vụ cho nhu cầu phát triển . Trong lĩnh vực giáo dục hướng nghiệp, chúng ta cần phải kết hợp một cách khoa học giữa kế hoạch phát triển toàn diện với chính sách sử dụng sau đào tạo hợp lý để giảm lảng phí về chi phí giáo dục đào tạo của xã hội và của gia đình. Người lao động đào tạo ra được làm việc đúng ngành , đúng nghề, đúng khả năng và sở trường của mình. Ngoài ra, giáo dục hướng nghiệp cũng đòi hỏi phải có công tác dự báo nghề để xác định được xu hướng phát triển và nhu cầu về lao động trong từng giai đoạn. Giáo dục đào tạo chính quy, dài hạn là cơ sở để hình thành nên bộ phận người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, có kỹ năng tiếp cận với khoa học, công nghệ mới, hiện đại. Ngoài ra, cần mở rộng các loại hình đào tạo ngắn hạn để cải thiện hiện trạng nguồn nhân lực hiện nay và nhanh chóng nâng cao số lao động đã qua đào tạo của ta lên. Hình thức giáo dục tại chức và từ xa cần chú ý hơn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Việc sử dụng tốt hơn, phân bổ hợp lý hơn nguồn lực đã có, đa dạng hoá và khai thác mọi nguồn lực khác cho giáo dục đào tạo là rất cấp thiết. Nguồn tài chính hạn hẹp hiện được coi là thách thức lớn nhất đối với hệ thống đào tạo nghề. Tóm lại, Giáo dục đào tạo nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là một tất yếu khách quan, một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình đổi mới, xây dựng đất nước. Mặc dù nền giáo dục đào tạo đã đạt được nhiều thành tích to lớn ( Việt Nam có chỉ số HDI tương đối cao, được xếp vào các nước có trình độ phát triển trung bình.) nhưng so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nền giáo dục đào tạo của nước ta vẫn chưa đáp ứng được. Do đó, cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích và những đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà Nước đối với sự nghiệp giáo dục của nước ta. 2.3. Lao động Việt Nam trong thời đại hiện nay đang cần sự quan tâm đúng mức. 2.3.1. Việt Nam trong dòng chảy thời gian Hướng tới một nền kinh tế tri thức là một xu thế tất yếu của thời đại. Trong thế kỉ 20, chúng ta đã từng biết đến nền kinh tế thị trường, nền kinh tế kế hoạch và nền kinh tế hỗn hợp với những công cụ phân phối đặc trưng và phương thức giải quyết vấn đề kinh tế của chúng. Tiêu điểm của nền kinh tế tri thức , không giống hai loại hình kinh tế trên, nhấn mạnh vào động lực phát triển của xã hội trong thời đại mới . Nền kinh tế hiện đại không chỉ được xây dựng trên cơ sở tài sản vật chất và nguồn nhân lực mà quan trọng hơn phải được đặt nền móng ở khả năng học học tập, tiếp thu và thích nghi của mọi thành viên của nó nhằm thích ứng với môi trường toàn cầu liên tục phát triển và đầy biến động. Vấn đề cốt tử của Việt nam hiện nay để xây dựng nền kinh tế dựa trên tri thức là giáo dục. Nếu chúng ta không cải cách giáo dục mạnh mẽ thì người dân sẽ không đủ trình độ để hiểu và xử lí thông tin kịp thời , không đủ khả năng bắt kịp các luồng thông tin ào ạt như thác lũ trên mạng INTERNET và sẽ không tìm được kẻ hở trên thị trường thế giới cho hàng hoá Việt nam. Nhất thiết chúng ta phải xây dựng được một nền giáo dục tiên tiến phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước;Nhưng để xây dựng được một nền giáo dục như thế, cần phải có những chính sách xã hội hỗ trợ cho nền giáo dục đào tạo, trong đó giải quyết việc làm và vấn đề tiền lương là những vấn đề quan trọng. 2.3.2. Việc làm của người lao động và vấn đề tiền lương .Việc làm của người lao động. Nói đến việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động là nói đến vấn đề bức thiết và mục đích của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội . Việc giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực phải được đi đôi với việc giải quyết việc làm cho người lao động, có tạo được cho người lao động việc làm ổn định và mức thu nhập tương xứng thì mới tạo được động lực phát triển kinh tế xã hội . Việc làm là hoạt động tạo ra giá trị, của cải vật chất. Mác-Ănghen đã khẵng định: “Lao động là nguồn gốc của mọi của cải vật chất…là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người.” Lao động là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Giải quyết việc làm cho lao động xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển . Bên cạnh việc kết hợp các giải pháp khuyến khích phát triển sản xuất, thực hiện các chương trình các kinh tế xã hội lớn, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, Nhà nước đã thực hiện các giải pháp hỗ trợ , tác động vào những người chưa có việc làm hoặcthất nghiệp, thiếu việc làm để họ có thêm cơ hội có việc làm.Các mô hình kinh tế hợp lý, như mô hình V-A-C, hình thức giao đất giao rừng … được nhân rộng ở nhiều nơi. Bên cạnh đó, Nhà Nước còn có các chính sách khuyến khích người dân tự làm giàu cho chính mình, cho gia đình và cho xã hội. Luật doanh nghiệp ra đời năm 1999 đánh dấu một bước phát triển mới, một bước ngoặt thuận lợi cho các doanh nhân Việt Nam; Làm giàu chính đáng là tiêu chí của nhiều cuộc hội thảo, là mục đích của nhiều chủ trương, chính sách, là động lực của nhiều người dân Việt Nam cần cù, thông minh. Với nền kinh tế vận động theo định hướng XHCN, Đảng và Nhà Nước luôn đặt hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế lên hàng đầu. Hiệu quả kinh tế phải đi đôi với hiệu quả xã hội, trong đó việc tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống người dân được chú trọng nhất; dự án xây dựng khu công nghiệp Dung Quất ở miền Trung khắc nghiệt, dự án mở đường Hồ Chí Minh lịch sử là những chính sách, biện pháp hợp lý đã lấy hiệu quả xã hội đặt lên hàng đầu. Giải quyết việc làm là kết quả tổng hợp của sự phát triển sản xuất, của việc thực hiện các chương trình kinh tế, xã hội và các giải pháp hỗ trợ trong đó việc phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế là tiền đề , điều kiện cơ bản nhất là từ những kết quả bước đầu về giải quyết việc làm cho người lao động xã hội trong thời gian qua là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, thực tiễn khách quan cũng cho thấy điều kiện tạo ra việc làm chưa vững chắc, nhiều yếu tố khác nảy sinh làm cho thực trạng lao động việc làm thêm khó khăn phức tạp . Tỉ lệ thất nghiệp ở các đô thị nước ta vào loại cao so với các nước trong khu vực và có xu hướng tăng. Chất lượng lao động thấp, chỉ có gần 19% lao động qua đào tạo chuyên môn , kĩ thuật . Cơ cấu lao động kĩ thuật bất hợp lí, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế và càng bất cập trước yêu cầu lao động kĩ thuật cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước. Việc phân bố lao động theo ngành còn nhiều bất hợp lí. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm . Lực lượng lao động phân bố không đồng đều chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển của các vùng. Và một điều quan trọng nữa đó là công tác quản lí lao động theo ngành và theo lãnh thổ bất cập so với yêu cầu, chưa giám sát được sự vận động của thị trường lao động . Hiện nay, ở thủ đô Hà Nội cũng như ở nhiều thành phố lớn khác, các chợ lao động với nguồn nhân lực chủ yếu là những nông dân ở vùng nông thôn, đang là vấn đề nan giải. Chúng ta cần phải sáng tạo nhiều hình thức kinh tế làm ăn có hiệu quả nhằm tăng thêm thu nhập cho ngươì lao động tận dụng được quỹ thời gian trong những ngày nông nhàn. .Vấn đề đổi mới chính sách tiền lương. Tiền lương về thực chất là khoản thù lao nhà nước trả cho cán bộ , công chức tương xứng với lao động và trình độ nghiệp vụ, chức trách để thực hiện những công việc mà nhà nước uỷ quyền cho họ. Để xác định đúng tiền lương tối thiểu chung cho cán bộ, công chức, trước hết phải quan niệm đúng đắn về gía trị sức lao động . Đó là toàn bộ những chi phí cần thiết về ăn , mặc, ở, đi lại…v..v..bù đắp cho một lượng nhất định về cơ bắp, trí tuệ đã hao phí để duy trì cuộc sống của bản thân người lao động trong trạng thái bình thường đồng thời tái sản xuất ra sức lao động cả về số lượng và chất lượng trong những điều kiện kinh tế xã hội ổn định. Do đó , khi đồng tiền mất gía, chỉ số giá cả sinh hoạt cao thì tiền lương danh nghĩa phải được điều chỉnh thích ứng và kịp thời để đảm bảo tiền lương thực tế cho người lao động. Cách đây vài năm chính phủ đã tăng mức lương cơ bản cho công nhân viên chức từ 144 nghìn đồng lên 210 nghìn đồng, và mới đâychính phủ đẫ có chính sách đổi mới tiền lương , kế hoạch đến cuối năm 2003 sẽ tăng lên được 240 nghìn đông. Đây là một điều đáng mừng, khích lệ tinh thần làm việc và hiệu quả lao động của công nhân viên chức. Đồng thời , trong phiên họp thường kì vào tháng 6 năm 1999 chính phủ cũng đã đưa ra một hệ thống các giải pháp nhằm đảo đảm sự phát triển ổn định của tình hình kinh tế xã hội và các giải pháp chống thiểu phát (tức là lưu thông luôn thiếu tiền dẫn đến giá cả hàng hoá , dịch vụ giảm xuống một cách phổ biến trong khi tiền giấy trong kho bạc nhà nước lại đầy ắp .) , thiết lập quan hệ giá cả thị trường hợp lí , kích thích sản xuất phát triển . Từ đó ta cần sửa đổi , hoàn thiện thang, bảng lương cho cán bộ công chức nhà nước và chế độ phụ cấp đồng thời sắp xếp , hoàn thiện tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ công chức bảo đảm các yêu cầu tinh gọn, hiệu lực , hiệu quả giảm bớt tổng số cán bộ , công chức hưởng lương nhà nước. Trên cơ sở đó cần từng bước nâng dần lương tối thiểu chung cho cán bộ, công chức nhà nước. Trước mắt cần có sự đột phá, khắc phục sự lạc hậu và bất hợp lí của chính sách tiền lương tối thiểu hiện hành. Hiện nay trong giới sinh viên đang có tình trạng đổ xô đi làm cho công ty nước ngoài , lí do chủ yếu là vì mức lương ở các công ti này rất cao, nhưng một lí do nữa cũng không kém phần quan trọng đó là do những sinh viên giỏi không có khả năng kinh tế để xin vào các công ty nhà nước. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho vấn đề này. Thứ nhất là vì hiện nay đang có chính sách giảm biên chế , xây dựng bộ máy nhà nước gọn nhẹ nhưng hiệu quả và năng động. Thứ hai là do hiện nay tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ… khiến cho việc thi tuyển công chức rất không công bằng. Họ không chọn năng lực thực sự mà chỉ chọn những người có gia đình thanh thế và nhiều tiền, hoặc có quyền cao chức trọng, có tiếng nói quan trọng trong một công ty, một sở, một bộ nào đó . Vì vậy, đã từ lâu hình thành trong nếp nghĩ của người Việt nam nói chung và sinh viên nói riêng một quan niệm: Vào được những công ty nhà nước “danh giá”là một giấc mơ xa xỉ đối với những sinh viên nghèo không có điều kiện. Đó là thực trạng đáng buồn. Vì vậy, bên cạnh việc đổi mới chính sách tiền lương, cần có những biện pháp thật cứng rắn để làm trong sạch đội ngũ cán bộ và làm cho đồng tiền mà họ làm ra xứng đáng với năng lực , trí tuệ, nhiệt huyết của họ. Trong đại hội Đảng IX –2001- Đảng đã đề ra nhiệm vụ mới dó là” củng cố và chỉnh đốn Đảng. Đồng thời , phải có chính sách phân phối thật công bằng, “làm theo năng lực hưởng theo lao động”, tránh tình trạng một số ngành thì lương rất cao ,trong khi một số ngành khác lương lại thấp cho dù hao phí lao động bỏ ra như nhau. 2.3.3. Lao động trẻ, sinh viên, doanh nhân đang đứng trước những yêu cầu thách thức mới Việt nam đang đứng trước những thách thức lớn, văn minh trí tuệ phát triển từng giây , từng phút , nếu không nhanh chóng đi tới sẽ kéo nhau cùng tụt hậu , dũng cảm thông minh mấy cũng sẽ thất bại. Vận mệnh , tiền đồ của đất nước phụ thuộc một phần quan trọng vào thế hệ trẻ, thanh niên và sinh viên phải vươn lên cùng với cha anh làm chủ đất nước ngay từ bây giờ . Để đóng góp cho sự phát triển của đất nước và tương lai của dân tộc, thanh niên và sinh viên phải có hoài bão và lí tưởng , có tri thức và kĩ năng, phải “ học, học nữa, học mãi” . Sinh viên cần phát huy truyền thống văn hiến của dân tộc , xây dựng xã hội Việt nam thành một “ xã hội học tập ”, thành một “ xã hội sáng tạo”, đưa dân tộc ta trở thành một “dân tộc thông thái”, chiếmlĩnh những đỉnh cao trí tuệ của nhân loại trong thế kỉ 21 và thiên kỉ thứ 3. Nước ta bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hoá với điểm xuất phát rất thấp trong khi các nước tiên tiến đã bước vào nền kinh tế tri thức, nền văn minh trí tuệ . Trong kỉ nguyên của nền văn minh trí tuệ, sự phát triển tri thức của nhân loại sẽ tăng lên theo hàm mũ . Bởi vậy , thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên phải xây dựng cho mình bản lĩnh độc lập tự chủ, nghị lực sáng tạo và tinh thần đổi mới , tiếp thu và làm chủ những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, những tri thức quản lí và kinh doanh hiện đại của nhân loại, trong khi đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá , sớm đưa nước ta tiếp cận với nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Trước dòng thác lũ ào ạt của thời đại thông tin, vẫn còn tình trạng’’ chìm trong thông tin nhưng có thể đói về kiến thức”, nhiều sinh viên, học sinh vẫn chưa nhận thấy tầm quan trọng của việc học, họ xem học tập là nghĩa vụ chứ chưa thấy đó là quyền lợi của mỗi người. Vì vậy , phải giáo dục cho sinh viên , học sinh nhận thức đúng bản chất vấn đề, Đặc biệt phải nâng cao chất lượng giáo dục , mở rộng nhiều hình thức giáo dục. Hiện nay, chúng ta đã có nhiều hình thức giáo dục đáng khích lệ và thu nhiều kết quả tốt. Ví dụ: hình thức đào tạo từ xa có thể cung cấp kiến thức cho những người không có điều kiện học tập trung hoặc những người vừa học vừa làm. Hình thức giáo dục này không chỉ góp phần nâng cao trình độ người dân mà còn giảm được một chi phí đáng kể cho nhà nước và nhân dân. Đó là nhiệm vụ của lớp lao động trẻ Việt Nam với vai trò là sinh viên, còn khi đã hoàn thành vai trò đó thì một lớp lao động mới sẽ được tung và thị trường lao động. Trong số đó, lớp doanh nhân chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ nhưnưg đống vai trò rất lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy hai chữ Doanh nhân phải được hiểu một cách chính xác, đó không chỉ là giám đốc hay những nhà quản trị mà tất cả những người trong xã hội có ýchí làm giàu.họ có ba điều mong ước cơ bản và chính đánglà (1)Được làm điều mình ham thích trong khuôn khổ pháp luật, (2) Được thừa hưởng đông tiền chính đáng tương ứng voí công sức bở ra và mức độ cống hiến, (3) Được thừa nhận và tôn vinh với tư cách là người công dân gương mẫu. Từ nhiều diễn dàn và qua nhiều hội nghị bàn về chuyện làm ăn, có một điều đã được khẳng định: Doanh nhân giàu thì đất nước mới giàu. Trong thực tế thì nhiều sinh viên sau khi ra trường do không xin được việc làm phù hợp với ngành nghề của mình nên họ đã mạnh dạn thành lập Doanh nghiệp. Không chỉ những người được đào tạo trong các trường đại học mà những ngưòi không được đào tạo chính quy, họ vẫn can đảm mở doanh nghiệp tư nhân dựa và kinh nghiệm thực tế của mình .Với cơ chế thông thoáng như hiện nay thì các doanh nghiệp dễ làm ăn hơn nhưng cũng đông thường họ bị cạnh tranh khóc liệt hơn, trong thời ki hội nhập quốc tế về kinh tế. Trước hết là chúng ta chuẩn bị gia nhâp hiệp hội, dịch vụ thương mại mậu dịch AFTA,và gia nhập tổ chức thương mại thế giớiWTO. Đó là cơ hội và cũng là thách thức cho nền kinh tế Việt Nam mà cụ thể là lớp doanh nhân còn non trẻ của chúng ta. Do đó để tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế đòi hỏi phải có sự quan tâm giúp đõ của nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, từ đó mới đưa nền kinh tế nước nhà phát triển được, sự nghiệp công nghiệp hoá -hiện đại hoá mới có những thành công ( ngày.Nhưng chỉ những cố gắng của nhà nước vẫn chưa đủ, ở đây còn có hai yếu tố tác động : (1) Doanh nhân phải tự hoàn thiện về phẩm chất lẫn kĩ năng mới có được sự trân trọng của xã hội và (2) Trong mỗi người dân phải có niềm khát khao làm giàu và biết tôn vinh những người giàu có chính đáng. Doanh nhân được quý trọng như nhân vật trung tâm của thời đại thì họ sẽ là lực lượng xung kích làm giàu cho đát nước. Trong cuộc khảo sát xã hội học của Dự án” Góp phần đổi mới sự nhìn nhận của xã hội với thị trường kinh doanh” do giáo sư Đào Xuân Sâm làm chủ Nhiệm có đưa ra con số tỉ ẹ người trong diện khảo sát về” kinh tế thị trường và bước chuyển đổi hội nhập” tỏ thái độ bình tĩnh trước việc Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế và cho rằng cơ hội sẽ có nhiều hơn thách thức khi hội nhập kinh tế thế giới, mở cửa với bên ngoài: 57,5% cho là nhièu cơ hội thuận lợi hơn và chỉ 13,4% cho là co nhiều rủi ro . Đối với lứa tuổi dươid 30 thì con số đó còn lạc quan hơn là 61,3% và 11% tương ứng. Bình tĩnh như vậy thật là tốt, bất cứ sự hốt hoảng được cường điệu nào cũng đều đưa đến tác hại. Nhưng vì chúng ta chưacung cấp đầy đủ thông tin cho đông đảo các tầng lớp nhân dân để họ có thể có những nhận thức thấu đáo về thời cuộc và trang bị cho mình những tri thức và bản lĩnh cần thiết để nhập cuộc. Sự thiếu sót trong cung cấp thông tin một cách trung thực, tệ hơn nữa là thái độ bưng bít thông tin sẽ dẫn đến những sai lệch trong nhận thứcvà đưa đến những thiếu sót trong hành động. Chỉ một con số sau đây cũng có thể nói lên rằng thái độ bình tĩnh nói trên là chưa có một cơ sở vững chắc: 90% người được hỏi là sinh viên Hà Nội tả lời rằng nếu họ co 1.000 USD thì họ sẽ gửi tiết kiệm mà không đầu tư vào đâu cả. Đây là điều đáng lo ngại cho một tầng lớp lao động trẻ của đất nước, họ không dám chịu rủi ro, không dám đầu tư, nói chung họ không dám làm giàu và quan trọng hơn là họ không muốn đóng góp cho xã hội. Vậy vấn đề này là thiếu sót của ai, không chỉ là thiếu sót chỉ riêng họ mà có phần của các cơ quan giáo dục. c. Kết luận Trong bất kỳ một xã hội nào, một đất nước nào, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Đặc biệt ở nước ta,vấn đề này lại càng được coi trọng hơn bao giờ hết. Con người Việt nam đã từng làm được những điều kỳ diệu trong lịch sử và con người Việt nam chắc chắn cũng sẽ làm được những điều kỳ diệu như thế trong tương lai. “ Nhìn lại thế kỷ XX, dân tộc Việt nam dũng cảm và thông minh, đã làm được những điều tưởng như không thể làm được, đã làm cho hiện thực lịch sử trở thành huyền thoại. Bước vào thế kỷ XXI và thiên niên kỷ mới, dân tộc ta với hoài bão lớn và trí tuệ sáng tạo sẽ có những ước mơ tưởng như huyền thoại và quyết biến những ước mơ ấy trở thành hiện thực lịch sử.”( Võ Nguyên Giáp) Mặc dù đã cố gắng nhiều nhưng bài tiểu luận của em cũng không tránh khỏi sai sót. Em mong được sự giúp đỡ và đóng góp của các thầy giáo bộ môn để bài tiểu luận của em được tốt hơn. Em xin chân thành cám ơn/ Danh mục tài liệu tham khảo Hồ Anh Dũng Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại -Tạp chí triết học số1 tháng3 năm1993 Trần Bạch Đằng Động lực để phát triển: Chủ nghĩa xã hội tính khoa học được kiểm nghiệm trong môi trường dân tộc - Tập sách: An ninh kinh tế và nền kinh tế thị trường Việt Nam( NXB CAND –2002 ) Nguyễn Khắc Đức An ninh kinh tế thời toàn cầu hoá - Tập sách: An ninh kinh tế và nền kinh tế thị trường Việt Nam( NXB CAND –2002 ) Tương Lai Doanh nghiệp và Doanh nhân Tập sách: An ninh kinh tế và nền kinh tế thị trường Việt Nam( NXB CAND –2002 ) Nguyễn Thế Nghĩa Nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước -Tạp chí triết học số 1 tháng 2 nâm 1996 Nguyễn Thanh Mục tiêu con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Tạp chí triết học số 5 tháng 10 năm 1996 Dương Thiệu Thống Ưu tiên đầu tư cho giáo dục - Tập sách: An ninh kinh tế và nền kinh tế thị trường Việt Nam( NXB CAND –2002 ) Trần Trọng Thức Để có một lớp Doanh nhân thực sự - Tập sách: An ninh kinh tế và nền kinh tế thị trường Việt Nam( NXB CAND –2002 ) Trần Hữu Tiến Vấn đê con người, cá nhân, xã hội, trong học thuyết của Mác - Tạp chí cộng sản số1 tháng 1 năm1994 Nguyễn Dình Toàn Phát huy yếu tố con người trong llực lượng sản xuất Tạp chí triết học số 1 tháng 3 năm1993 Hoàng Tuỵ Hiện đại hoá giáo dục để đi vào kinh tế tri thức - Tập sách: An ninh kinh tế và nền kinh tế thị trường Việt Nam( NXB CAND –2002 ) Võ Tòng Xuân Ngành giáo dục Việt Nam nên bắt đàu từ chiếc máy cái - Tập sách: An ninh kinh tế và nền kinh tế thị trường Việt Nam( NXB CAND –2002 ) Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35379.doc
Tài liệu liên quan