Lợi thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác).
Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa
Vận dụng quan điểm của thuyết lợi thế so sánh, hãy lựa chọn mặt hàng tập trung chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu của Việt Nam.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2062 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vận dụng quan điểm của thuyết lợi thế so sánh, hãy lựa chọn mặt hàng tập trung chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung thuyết trình
Chính sách tương mại Quốc tế
Nhóm 1 lớp A10: Lê Quốc Anh
Bùi Thị Hòa
Hoàng Thị Minh Ngọc
Trần Thị Thảo
Đỗ Thị Tuyết
Đề tài:
Vận dụng quan điểm của thuyết lợi thế so sánh, hãy lựa chọn mặt hàng tập trung chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu của Việt Nam.
Cơ sở lý thuyết:
Định nghĩa
Lợi thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác).
Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa
2.Giới thiệu “Lý thuyết lợi thế so sánh” của David Ricardo
2.1 Lý thuyết lợi thế so sánh
Năm 1817, nhà kinh tế học người Anh David Ricardo đã nghiên cứu và chỉ ra rằng chuyên môn hóa quốc tế sẽ có lợi cho tất cả các quốc gia và gọi kết quả này là quy luật lợi thế so sánh. Ông đã phân tích như sau:
Bảng 1 - Chi phí về lao động để sản xuất
Sản phẩm
Tại Anh (giờ công)
Tại Bồ Đào Nha (giờ công)
1 đơn vị lúa mỳ
15
10
1 đơn vị rượu vang
30
15
Trong ví dụ này Bồ Đào Nha có lợi thế tuyệt đối so với Anh trong sản xuất cả lúa mỳ lẫn rượu vang: năng suất lao động của Bồ Đào Nha gấp hai lần Anh trong sản xuất rượu vang và gấp 1,5 lần trong sản xuất lúa mỳ. Theo suy nghĩ thông thường, trong trường hợp này Bồ Đào Nha sẽ không nên nhập khẩu mặt hàng nào từ Anh cả. Thế nhưng phân tích của Ricardo đã dẫn đến kết luận hoàn toàn khác:
1 đơn vị rượu vang tại Anh sản xuất phải tốn chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 2 đơn vị lúa mỳ (hay nói một cách khác, chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 2 đơn vị lúa mỳ); trong khi đó, tại Bồ Đào Nha, để sản xuất 1 đơn vị rượu vang chỉ mất chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 1,5 đơn vị lúa mỳ (hay chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 1,5 đơn vị lúa mỳ). Vì thế ở Bồ Đào Nha sản suất rượu vang rẻ hơn tương đối so với ở Anh.
Tương tự như vậy, ở Anh, sản xuất lúa mỳ rẻ hơn tương đối so với Bồ Đào Nha (vì chi phí cơ hội chỉ có 0,5 đơn vị rượu vang trong khi ở Bồ Đào Nha phải mất 2/3 đơn vị rượu vang). Hay nói một cách khác, Bồ Đào Nha có lợi thế so sánh về sản xuất rượu vang còn Anh có lợi thế so sánh về sản xuất lúa mỳ. Để thấy được cả hai nước sẽ cùng có lợi nếu chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá mà mình có lợi thế so sánh: Bồ Đào Nha chỉ sản xuất rượu vang còn Anh chỉ sản xuất lúa mỳ rồi trao đổi thương mại với nhau, Ricardo đã làm như sau:
Ông giả định nguồn lực lao động của Anh là 270 giờ công lao động, còn của Bồ Đào Nha là 180 giờ công lao động.
Nếu không có thương mại, cả hai nước sẽ sản xuất cả hai hàng hoá và theo chi phí tại Bảng 1 thì kết quả là số lượng sản phẩm được sản xuất ra như sau:
Bảng 2 - Trước khi có thương mại
Quốc gia
Số đơn vị lúa mỳ
Số đơn vị rượu vang
Anh
8
5
Bồ Đào Nha
9
6
Tổng cộng
17
11
Nếu Bồ Đào Nha chỉ sản xuất rượu vang còn Anh chỉ sản xuất lúa mỳ rồi trao đổi thương mại với nhau thì số lượng sản phẩm được sản xuất ra sẽ là:
Bảng 3 - Sau khi có thương mại
Đất nước
Số đơn vị lúa mỳ
Số đơn vị rượu vang
Anh
18
0
Bồ Đào Nha
0
12
Tổng cộng
18
12
Rõ ràng sau khi có thương mại và mỗi nước chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá mà mình có lợi thế so sánh, tổng số lượng sản phẩm của lúa mỳ và rượu vang của cả hai nước đều tăng hơn so với trước khi có thương mại (là lúc hai nước cùng phải phân bổ nguồn lực khan hiếm của mình để sản xuất cả hai loại sản phẩm).
Tuy nhiên phân tích của Ricardo phải kèm theo những giả định sau:
Không có chi phí vận chuyển hàng hoá.
Chi phí sản xuất cố định không thay đổi theo quy mô.
Chỉ có hai nước sản xuất hai loại sản phẩm.
Những hàng hoá trao đổi giống hệt nhau.
Các nhân tố sản xuất chuyển dịch một cách hoàn hảo.
Không có thuế quan và rào cản thương mại.
Thông tin hoàn hảo dẫn đến cả người bán và người mua đều biết nơi có hàng hoá rẻ nhất trên thị trường quốc tế.
Mở rộng phân tích lợi thế so sánh cho nhiều hàng hóa và nhiều quốc gia
Trường hợp có nhiều hàng hoá với chi phí không đổi và có hai quốc gia thì lợi thế so sánh của từng hàng hoá sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ hàng hoá có lợi thế so sánh cao nhất đến hàng hoá có lợi thế so sánh thấp nhất và mỗi nước sẽ tập trung vào sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh từ cao nhất đến cao ở mức cân bằng. Ranh giới mặt hàng nào là có lợi thế so sánh cao ở mức cân bằng sẽ do cung cầu trên thị trường quốc tế quyết định.
Trường hợp có nhiều nước thì có thể gộp chung tất cả các nước khác thành một nước gọi là phần còn lại của thế giới và những phân tích trên vẫn giữ nguyên tính đúng đắn của nó. Lợi thế so sánh không những áp dụng trong trường hợp thương mại quốc tế mà còn có thể áp dụng cho các vùng trong một quốc gia một cách hoàn toàn tương tự.
Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế.Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 Paul Samuelson đã viết: "Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình."
3.Công thức RCA
“RCA” – Lợi thế so sánh biểu hiện ( The co-efficient of Revealed Comparative Advantage ) dùng để đo lường lợi thế so sánh của sản phẩm này với sản phẩm khác và nước này với nước khác.Đến nay RCA được các nước sử dụng như là một chỉ số để đo lường lợi thế so sánh . Hệ số RCA chỉ ra khả năng cạnh tranh xuất khẩu của một quốc gia về một sản phẩm xác định trong mối tương quan với mức xuất khẩu thế giới của sản phẩm đó.
Công thức :
RCA = (Exa/ Ea) : (E xw/ E w)
Trong đó:
Exa : kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X của nước A
Ea : tổng kim ngạch xuất khẩu của nước A
Exw : kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X của thế giới
Ew: tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới
Hệ số:
RCA>2,5: Sản phẩm có lợi thế so sánh rất cao
1<RCA< 2,5: Sản phẩm có lợi thế so sánh
RCA<1: Sản phẩm bất lợi thế so sánh
Vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh vào mặt hàng GẠO của Việt Nam
Chứng minh lợi thế so sánh mặt hàng xuất khẩu GẠO:
Ta có bảng số liệu sau:
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007
Năm
Số lượng (triệu tấn)
Kim ngạch (triệu USD)
2000
3.476
667.000
2001
3.550
588.000
2002
3.241
726.000
2003
3.892
721.000
2004
4.055
941.000
2005
5.202
1.399.000
2006
4.749
1.306.000
2007
4.500
1.454.000
(Nguồn tài liệu: Tổng công ty lương thực Việt Nam và Tổng cục thống kê)
Từ đó ta có đồ thị sau:
Theo bảng số liệu cũng như đồ thị trên về tình xuất khẩu gạo ở Việt Nam từ năm 2000 – 2007 , thì lượng gạo xuất khẩu của Viêt Nam không ngừng tăng lên qua các năm. Từ mức 667 triệu tấn vào năm 2000 và đến đỉnh điểm ở mức 4500 triệu tấn chỉ qua có 7 năm vào năm 2007.Từ đó ta thấy rõ thế mạnh của mặt hàng gạo của Viêt Nam trên thị trường Quốc tế.
Tuy nhiên, để chứng minh lợi thế so sánh mặt hàng gạo của Viểt Nam, thì thông qua bẳng số liệu trên là chưa đủ. Ở dây, chúng ta sế dùng công thứ lợi thế so sánh biểu hiện RCA để chứng minh .
Xét bảng số liệu:
Áp dụng công thức RCA ta có:
RCA = (Exa/ Ea) : (E xw/ E w)
=(950/26000) : (8970/12440000)
=49,93
Vậy, với chỉ số RCA=49,93, dã cho ta thấy một sưn thật hiển nhiên rằng, Việt Nam có lợi thế so sánh vô cùng lớn về mặt hàng gạo xuất khẩu.
Lợi thế về sản xuất gạo ở Việt Nam.
Ở đây, chúng ta sẽ bàn về 3 khía cạnh nguồn lực của Viẹt Nam trong viêc sản xuất gạoxuất khẩu là: Điều kiện tự nhiên, nguồn lao động, truyền thống trồng lúa nước.
Về điều kiện tự nhiên:
Diện tích đất đai cả nước khoảng 330.363 km2 trong đó có tới 50% đất dùng vào nông nghiệp và ngư nghiệp. Cộng thêm khí hậu nhiệt đới mưa năng điều hoà cho phép chúng ta phát triển sản xuất gạo và xuất khẩu có hiệu quả kinh tế cao.
Về nguồn lao động:
Đây cũng là một lợi thế quan trọng để phát triển sản xuất. Tính đến năm 2004, Việt Nam có khoảng 82,4 triệu người, trong đó gần 42 triệu người đang trong độ tuổi lao động và hơn 70% dân số làm nghề nông. Hàng năm tốc độ tăng dân số bình quân 1,5%, dự báo năm 2010 dân số Việt Nam lên đến 100 triệu người. Với nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, người lao động cần cù, trình độ ngày càng được nâng lên, tạo lợi thế để phát triển sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo.
Phong tục tập quán:
Ngoài ra nước ta là nước có truyền thống trồng lúa từ hàng trăm năm nay. Do vậy người dân đã được tích luỹ kinh nghiệm từ đời này sang đời khác, thành thạo trong hoạt động sản xuất.
Chuyên môn hoá sản xuất xuất khẩu gạo:
Trước hết phải kể đến những chính sách hỗ trợ phát triển trồng lúa gạo, trong đó chính sách Hộp xanh ( Green box ) nhằm hỗ trợ ngành nông nghiệp nói chung:
Một số dạng hỗ trợ chính của chính sách "hộp xanh":
Trợ cấp nghiên cứu, khuyến nông, đào tạo, xây dựng chính sách hỗ trợ nông nghiệp, phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh.
Trợ cấp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thông qua chương trình chuyển mục đích sử dụng đất.
Trợ cấp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nội ngành như chuyển đổi giống cây trồng.
Trợ cấp đầu tư theo các hình thức vay ưu đãi, hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ lãi suất.
Trợ cấp vật tư đầu vào cho người nghèo, thu nhập thấp hoặc nông dân ở vùng khó khăn.
Trợ giúp các vùng khó khăn, kém phát triển, hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai
Các chính sách tập trung sản xuất trồng lúa gạo xuất khẩu:
Áp dụng những công nghệ tiên tiến mới, đặc biệt là các giống lúa lai ( HT1, Chiêm Hương, BT13, N46 và T10)
Những năm qua, cây lúa lai đã trở thành một trong những giống lúa cho năng suất và hiệu quả khá cao được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng thành chương trình phát triển 1 triệu ha lúa lai vào năm 2010. Trong pháp lệnh giống cây trồng do Chủ tịch nước ký ngày 5/4/2005 có khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân sản xuất nông nghiệp sử dụng giống cây trồng mới có năng suất cao và chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu thị trường. Bên cạnh đó, pháp lệnh cũng qui định rõ trách nhiệm cụ thể của các Bộ, Ban, Ngành liên quan cùng chính quyền địa phương. Ngoài ra phải kết hợp với việc nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật chăm sóc cây trồng theo hướng sản xuất nông sản chất lượng cao sạch và an toàn với người tiêu dùng. Đồng thời, chú trọng đầu tư vào chế biến và bảo quản nông sản .
Hiện nay nhà nước, các cấp chính quyền địa phương vẫn hỗ trợ hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp, các Trung tâm giống cây trồng trong việc giúp đỡ nông dân nhập giống lúa, các kĩ thuật canh tác cho năng suất cao.
Một ví dụ điển hình gần đây đó là vụ đầu năm 2008, Trung Tâm Giống cây trồng tỉnh Phú Thọ đã cho nhâph khẩu guiống lúa Nhị Ưu 7, cùng với HTX Nông Nghiệp xã Hoàng Xá giúp người dân hiểu biết và áp dụng kĩ thuật canh tác, giống lúa này đã mang lại năng suất cao ( 2,6 tạ/ sào) khiến người dân vô cùng phấn khởi ( Theo báo Phú Thọ )
Các hình thức liên kết “ 4 nhà” ( nhà nông, nhà nước, nhà khoa học) đang ngày càng được nhân rộng mang lai hiệu quả cao
Đầu tư vào hệ thống sấy, xay xát và bảo quản gạo, xây dựng cảng ở sông Hồng và Đống bằng sông Cửu Long phục vụ xuất khẩu
Tập trung và bảo đảm mức thu nhập hợp lý cho người trồng lúa
Động viên khuyến khích và hỗ trợ phong trào sáng tạo của nông dân cải tiến công cụ lao động nông nghiệp trong thu hoạch lúa nói riêng và các lĩnh vực sản xuất nói chung bằng nhiều hình thức; đẩy lên thành phong trào cải tiến công cụ lao động trong thời kỳ CNH, HÐH nông nghiệp và nông thôn:
Ông Nguyễn Kim Chính ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã cải tiến thành công chiếc máy gặt lúa, tạo ra nhiều chức năng tiện lợi. Máy có thể cắt được lúa đổ thu lá lúa khô, tránh gây kẹt lưỡi dao, tránh bùn đất vung vào lưỡi cắt. Bởi sáng kiến này, nông dân Nguyễn Kim Chính đã được trao giải khuyến khích Giải thưởng Vifotec.
Hỗ trợ các nhà chế tạo máy tuốt lúa, máy gặt rải hàng hiện nay có điều kiện liên kết, phân công chuyên môn hóa, áp dụng tiến bộ công nghệ chế tạo. Huy động các nhà khoa học thông qua những đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ và kết hợp các nhà sản xuất bằng những hợp đồng kinh tế nhằm nhanh chóng nâng cao chất lượng về độ bền, độ tin cậy máy với giá thành phù hợp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Công thương xây dựng giải pháp và chính sách trình Chính phủ hỗ trợ giải quyết chế tạo động lực cho máy gặt đập liên hợp
Máy gặt đập liên hợp: MGĐ 120 Chiều rộng lưỡi cắt: 1200mmChiều cao cắt: 100-500mmNăng suất (tuỳ thuộc vào loại ruộng, độ cứng của cây lúa): 1-1.5 hecta/ngàyTổng hao hụt (hạt rơi vãi, đập xót theo rơm): 1-3%Tỷ lệ hạt vỡ: <= 0.5%Công suất động cơ BS: 12 - 16 HPTiêu thụ nhiên liệu: 15 Lít/ hectaKích thước phủ bì (dài x rộng x cao): (3600 x 1610 x 1600) mm* Tốc độ máy : 1-6km/giờ (3 số tới, 1 số lùi), tuỳ thuộc vào người sử dụng.* Nhân lực cần thiết : 1 người điều khiển, 1 người vô bao và 1 người chuyển bao* Bánh xe : bánh hơi cao su cho những cánh đồng khô và bánh lồng được thiết kế dùng cho các cánh đồng nước vào vụ hè thu.
Sau đây là mô hình chuyên môn hoá trồng lúa và sản xuất các sản phẩm từ lúa gạo rất thành công ở Hoài Đức – Hà Tây cũ:
Chủ yếu tập trung vào công nghệ chế biến xay xát gạo và các sản phẩm từ gạo . Hiện nay, Hoài Đức có 75 cơ sở lớn nhỏ đang sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm từ gạo trong đó Công ty Cổ phần Việt Đức đã trở thành một công ty có tên tuôi trong lĩnh vực kinh doanh chế biến nông sản thực phẩm sạch an toàn.
Hiện công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất gạo với công nghệ hiện đại. Hàng năm công ty cung cấp cho thị trường hàng chục tấn gạo với chất lượng cao, sạch và an toàn. Công ty xuất khẩu sang thị trường Châu Âu từ 10-20 tấn/tháng. Ông Phạm Minh Đức – Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Đức cho biết: “Công ty Việt Đức đã đầu tư một cách có hệ thống và bài bản.Việt Đức đã đi xuống từng vùng nguyên liệu để đầu tư giống kỹ thuật cho bà con nông dân và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Bên cạnh đó, công ty còn đưa cán bộ kỹ thuật xuống hướng dẫn bà con nông dân cách gieo trồng, chăm sóc thu hoạch và bảo quản nông sản sau thu hoạch một cách khoa học nhằm đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào”.
Công ty Việt Đức đã xây dựng mô hình liên kết giữa bốn nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà nước và nhà khoa học để tạo ra sản phẩm có chất lượng được thị trường trong nước và quốc tế chấp nhận, từng bước giúp nhà nông thoát nghèo và làm giàu trên những thửa ruộng của mình. Công ty cổ phần Việt Đức hợp tác với Viện Di truyền Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu và áp dụng các giống lúa có chất lượng và năng suất cao; kết hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuậtchăm sóc cây trồng theo hướng sản xuất nông sản chất lượng cao sạch và an toàn với người tiêu dùng. Đồng thời, Công ty kết hợp với Viện Công nghệ sau Thu hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong chế biến bảo quản nông sản.
Kết luận:
Thành tựu:
Cho đến nay, hiện trạng sản xuất lúa gạo của nước ta đã đổi thay rất nhiều. Mặc dù lúa vẫn là cây trồng chủ yếu của nông nghiệp Việt Nam, có vị trí hết sức quan trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đóng góp khá lớn vào kim ngạch xuất khẩu nông sản (chiếm khoảng 25%) nhưng diện tích trồng lúa lại đang thu hẹp dần. Tính riêng về diện tích trồng lúa so với tổng diện tích gieo trồng chung cả nước năm 1991 chiếm tới 70%, đến năm 2001 còn 60%. Tuy nhiên, nhờ các tiến bộ khoa học được áp dụng, khả năng thâm canh của nông dân được nâng cao, cho nên năng suất, sản lượng lúa vẫn tăng.
Năm 2001, diện tích lúa giảm 182 nghìn ha. Nhiều vùng đã chuyển đất một vụ lúa mùa, năng suất thấp, bấp bênh sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. Từ năm 2002 đến nay, diện tích trồng lúa liên tục giảm, nhường diện tích đất gieo trồng các loại cây khác hiệu quả hơn. Ðiển hình là năm 2005, diện tích lúa giảm 340 nghìn ha.
Tuy nhiên, trong năm năm gần đây, mỗi năm sản lượng lúa vẫn tăng trung bình 700 nghìn tấn. Công cuộc chuyển dịch cơ cấu, trong đó việc quan trọng là giảm diện tích lúa chuyển sang các cây trồng khác cho lợi nhuận cao đang làm bức tranh nông nghiệp nước ta đổi thay từng ngày. Có thể nhận định công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đi từ chiều rộng đến chiều sâu. Giá trị trên một ha đất canh tác tăng từ 17 triệu đồng/ha lên 24 triệu đồng/ha, bình quân cả nước sau năm năm (2000-2005). Riêng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đạt gần 40 triệu đồng/ha. Các sản phẩm nông nghiệp phong phú, đa dạng, thể hiện sự phát triển toàn diện của ngành nông nghiệp.
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm sản năm 2005 đạt 5,8 tỷ USD, tăng 29% so với năm trước, gấp hai lần kim ngạch năm 2001. Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta, gạo vẫn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Khi thị trường xuất khẩu nông-lâm sản mở rộng sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ thì hạt gạo Việt Nam cũng đã có mặt hơn 40 nước. Hạt gạo Việt Nam cũng đã góp phần đưa vị thế nước ta ngày càng cao trên thế giới.
Hạn chế & thách thức.
Quy định lượng gạo xuất khẩu năm 2008 :
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã ban hành quy chế “Đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo năm 2008” nhằm giới hạn lượng gạo xuất khẩu. Trước đó, VFA cũng đã yêu cầu các đơn vị thành viên không giao dịch ký hợp đồng mới có thời hạn giao hàng trong tháng 3-2008 bởi số lượng gạo xuất khẩu theo cân đối của Bộ Công Thương trong quý I/2008 (từ 700.000 - 800.000 tấn) đã đủ.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam quy định, số lượng gạo trắng các loại mà mỗi doanh nghiệp được đăng ký xuất khẩu cho 6 tháng đầu năm 2008 không quá 50% số lượng xuất khẩu trực tiếp bình quân hai năm 2006-2007. Khi đăng ký hợp đồng, doanh nghiệp phải kèm báo cáo tồn kho tối thiểu 50% số lượng đăng ký (không kể hợp đồng tập trung và gạo nếp, gạo thơm). Cùng với Quy chế Đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo năm 2008, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã ban hành Quy chế Thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung. Theo đó, việc lựa chọn doanh nghiệp dự thầu, giao dịch ký kết hợp đồng tập trung được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ công khai. Doanh nghiệp trúng thầu hoặc được chỉ định để ký hợp đồng tập trung được xuất khẩu trực tiếp tối thiểu 30% số lượng hợp đồng. Số còn lại Hiệp hội phân giao cho các doanh nghiệp thành viên khác ủy thác xuất khẩu.
Giá cước vận tải tăng nhanh cũng là một khó khăn rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Cước luồng châu Á tăng từ 18-19 USD/tấn lên 26-30 USD/tấn; luồng vận tải đi châu Phi còn tăng cao hơn, từ 80-90 USD/tấn lên tới 120-130 USD/tấn, chiếm trên 30% trị giá FOB của loại gạo cao cấp khi xuất khẩu.
Thách thức về chất lượng và giá thành:
Do chất lượng gạo chưa cao nên giá bán bình quân các loại gạo xuất khẩu luôn thấp hơn giá gạo bình quân của Thái Lan. Khoảng cách chênh lệch giá gạo xuất khẩu Việt Nam với Thái Lan loại 5% tấm năm 2000 là 40-50USD/tấn, nay tuy có rút ngắn nhưng gạo 5% tấm của ta vẫn thấp hơn từ 20- 35USD/tấn so với Thái Lan. Còn so sánh bình quân tất cả các loại gạo xuất khẩu thì hàng của ta luôn thấp hơn hàng Thái Lan khoảng 12-24 USD/tấn.
Thách thức về thị trường và thương hiệu:
Gạo Việt Nam được xuất sang nhiều thị trường với mức độ khác nhau, bao gồm. Châu Á 46%; Trung Đông 25%; Châu Phi 12%; Châu Mỹ 1%; các nước khác 13,5%. Ngoài ra Việt Nam còn xuất sang Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan... Phần lớn các khu vực thị trương này có trình độ tiêu dùng thấp, khả năng thanh toán hạn chế. So với Thái Lan việc gạo Việt Nam dành được những thị trường tiêu thụ có chất lượng tiêu dùng cao còn rất hạn chế. Nhìn chung việc xuất khẩu gạo của ta vào thị trường có chất lượng tiêu dùng cao đang bị cạnh tranh quyết liệt. Một vấn đề nữa là mặc dù Việt Nam nước xuất khẩu gạo lớn, nhưng chưa có thương hiệu, nhóm thương hiệu gạo nổi tiếng hoặc đặc trưng cho gạo Việt Nam, trong khi các thương hiệu gạo “Hương nhài - Jasmine”, gạo Basmati được gắn liền với các quốc gia sản xuất là Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan trên thị trường thế giới. Do vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng phát triển thị trường, rất cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam.
Khó khăn trong duy trì nguồn cung:
Sản xuất theo quy mô nhỏ, tự phát, một cánh đồng trồng nhiều loại giống. Các chi phí dùng cho sấy, tồn trữ, xay xát và chế biến lúa gạo còn thấp, khoảng 7%/tổng giá trị sản xuất; các phụ phẩm trấu, cám, tấm chưa được quan tâm chế biến thành sản phẩm cao cấp như trích ly và tinh luyện dầu cám, sử dụng trấu cho nhà máy điện trấu, bêtông nhẹ...
Thêm vào đó những hoạt động trong chuỗi cung ứng như nhà cung ứng đầu vào, người sản xuất, chế biến, phân phối, tiếp thị và tiêu dùng chưa thật sự gắn kết với nhau để xây dựng thương hiệu, tạo ra sản phẩm chất lượng ổn định, uy tín trên thị trường. Đây chính là thách thức lớn trong sản xuất và xuất khẩu gạo ra nước ngoài cũng như gạo nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong các mặt nhưng Việt Nam vẫn đang duy trì và giữ vững vị thế về xuất khẩu gạo của mình trên trường quốc tế. Hy vọng là với những nỗ lực không ngừng nghỉ,các nhà xuất khẩu gạo sẽ vượt qua được n hững thách thức và nhanh chóng nắm bắt được những vận hội để phát triển hơn nữa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tieu luan.doc