Lời mở đầu
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, nguy cơ đồng hoá về văn hoá không hề nhỏ. Để tránh thế giới biến thành một thể thống nhất về văn hoá, mỗi người, mỗi dân tộc đều cần phải giữ gìn và phát huy nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc "hoà nhập" chứ không "hoà tan". Theo một nghiên cứu tại Mỹ, duy trì và giữ gìn nền văn hoá doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của doanh nghiệp. Do đó, để khẳng định chính mình, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nét văn hoá riêng.
Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp ngày càng trở nên cần thiết và gặp không ít khó khăn. Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, đây chính là sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, tri thức thì khó có thể đứng vững được. Vậy, có thể hiểu thế nào là văn hoá doanh nghiệp? Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm này. Mỗi nền văn hoá khác nhau đều có thể có những định nghĩa khác nhau. Mỗi một doanh nghiệp lại có một cách nhìn khác nhau về văn hoá doanh nghiệp.
Theo E.Heriôt thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi- cái đó là văn hoá”. Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3216 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Văn hoá kinh doanh của Honda Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, nguy cơ đồng hoá về văn hoá không hề nhỏ. Để tránh thế giới biến thành một thể thống nhất về văn hoá, mỗi người, mỗi dân tộc đều cần phải giữ gìn và phát huy nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc "hoà nhập" chứ không "hoà tan". Theo một nghiên cứu tại Mỹ, duy trì và giữ gìn nền văn hoá doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của doanh nghiệp. Do đó, để khẳng định chính mình, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nét văn hoá riêng.
Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp ngày càng trở nên cần thiết và gặp không ít khó khăn. Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, đây chính là sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, tri thức thì khó có thể đứng vững được. Vậy, có thể hiểu thế nào là văn hoá doanh nghiệp? Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm này. Mỗi nền văn hoá khác nhau đều có thể có những định nghĩa khác nhau. Mỗi một doanh nghiệp lại có một cách nhìn khác nhau về văn hoá doanh nghiệp.
Theo E.Heriôt thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi- cái đó là văn hoá”. Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.
Tuy nhiên, mọi định nghĩa đều có nét chung coi văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được xây dựng trong suốt quá trình hình thành doanh nghiệp; chi phối suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Thứ nhất là thể hiện ngay trong công việc hàng ngày như cách báo cáo công việc, giữ gìn tài sản chung, ngôn ngữ khi giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác, các thủ tục hành chính... Thứ hai là các giá trị tinh thần trong việc xác định việc phải làm, hành động của mình đúng hay sai, có mang lại lợi ích hay thiệt hại chung hay không. Đây là điều mà các chủ doanh nghiệp mong muốn nhận được ở nhân viên và phải xây dựng dần từng bước. Cao hơn nữa và là nền tảng cho các hành động chính là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và cảm xúc ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp.
Như vậy có thể kết luận rằng: Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích
Nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta thấy văn hoá trong các cơ quan và doanh nghiệp ở nước ta còn có những hạn chế nhất định: Đó là một nền văn hoá được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những yếu tố khác ảnh hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn; chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp; còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp; chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo; chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng chưa cao. Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bị những yếu tố khác ảnh hưởng tới như: Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đế quốc, phong kiến.
Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Do vậy, có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Theo ông Trần Hoàng Bảo (1 trong số 300 nhà doanh nghiệp trẻ) nhận xét: Văn hoá của doanh nghiệp được thể hiện ở phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo và tác phong làm việc của nhân viên. Cũng theo ông Bảo, đối tác khi quan hệ thì ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của công ty họ còn đánh giá doanh nghiệp qua văn hoá của doanh nghiệp đó. Sự thành công của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là ở các nước châu á thường được dựa trên mối quan hệ cá nhân của người lãnh đạo, còn các nước Tây Âu thì thành công của doanh nghiệp lại được dựa trên các yếu tố như khả năng quản lý các nguồn lực, năng suất làm việc, tính năng động của nhân viên… Ngoài những yếu tố chủ quan, để xây dựng văn hoá doanh nghiệp còn phải chú trọng tới những yếu tố khách quan. Đó là việc tạo lập thị trường, lợi ích của người tiêu dùng, được thể hiện qua “Các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ người tiêu dùng”, là quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Trước hết chúng ta phải có quan điểm cụ thể về vai trò của văn hoá doanh nghiệp. Sự thắng thế của bất cứ một doanh nghiệp nào không phải ở chỗ là có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi việc tổ chức những con người như thế nào. Con người ta có thể đi lên từ tay không về vốn nhưng không bao giờ từ tay không về văn hoá. Văn hoá chỉ có nền tảng chứ không có điểm mốc đầu cuối. Do vậy, xuất phát điểm của doanh nghiệp có thể sẽ là rất cao nếu như nó được xây dựng trên nền tảng văn hoá. Các doanh nghiệp khi xây dựng đều phải có nhận thức và niềm tin triệt để, lúc đó văn hoá sẽ xuất hiện. Mọi cải cách chỉ thực sự có tính thuyết phục khi nó tách ra khỏi lợi ích cá nhân, còn văn hoá doanh nghiệp thì phải bảo vệ cho mọi quyền lợi và lợi ích của cá nhân.
Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải có những biện pháp cụ thể. Biện pháp đầu tiên là phải xây dựng một hệ thống định chế của doanh nghiệp, bao gồm: Chính danh, tự kiểm soát, phân tích các công việc, các yêu cầu. Sau đó xây dựng các kênh thông tin; xây dựng các thể chế và thiết chế tập trung và dân chủ như: Đa dạng hoá các loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tiêu chuẩn hoá các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xây dựng cơ chế kết hợp hài hoà các lợi ích để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà chung, là con thuyền vận mệnh của mọi người.
Trong môi trường kinh doanh đa sắc tộc, đa văn hóa, văn hoá kinh doanh được coi là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu và tạo nên thành công của doanh nghiệp. Honda Việt Nam cũng là một công ty thành công từ chính cây cầu văn hóa ấy.
Phần 1: nội dung chính
I. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRONG HONDA VIỆT NAM:
1. Quan điểm của lãnh đạo công ty:
Ông Atsushi Kikuchi, Giám đốc Tài chính và truyền thông công ty Honda Việt Nam đã có cuộc trao đổi với báo chí và tiết lộ những kinh nghiệm thành công của công ty :
Những giá trị văn hóa kết tinh trong phương cách quản lý “kiểu Nhật Bản” đã làm nên điều thần kỳ của Nhật Bản trong thập niên 70 của thế kỷ XX. Vậy, theo ông, triết lý cơ bản trong văn hóa kinh doanh của Honda Vietnam là gì?
Thực ra, chúng tôi không phải là một công ty Nhật Bản, chúng tôi có trên 3,500 nhân viên người Việt và chưa đến 20 người Nhật. Và chúng tôi đã hoạt động ở VN được trên 10 năm. Honda có triết lý kinh doanh của riêng mình. Tôi không nghĩ là nó chỉ dành cho một công ty Nhật. Và vì thế triết lý kinh doanh này đã được áp dụng ở tất cả các công ty Honda trên toàn thế giới. Điều cốt lõi trong triết lý của chúng tôi được thể hiện trong Tôn chỉ của công ty bao gồm 2 niềm tin căn bản: thứ nhất, tôn trọng con người. Mỗi con người được sinh ra là một cá thể tự do, không ai giống ai, với khả năng tư duy, lập luận sáng tạo và khả năng mơ ước. Tôn trọng con người đòi hỏi Honda khuyến khích và phát triển những đặc tính này trong công ty bằng việc tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá thể và tin tưởng lẫn nhau như những người cộng sự bình đẳng; Thứ hai, ba niềm vui: niềm vui cho những người mua sản phẩm (Niềm vui mua hàng), niềm vui cho những người bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ (niềm vui bán hàng) và niềm vui cho những người sáng tạo ra sản phẩm (niềm vui sáng tạo)
Người VN có câu “Nhập gia tùy tục”, trong một môi trường kinh doanh đa sắc tộc, đa văn hóa mà Honda đã và đang hướng tới, triết lý đó được vận dụng như thế nào?
Như chúng ta đều biết, bản chất của con người là giống nhau dù họ ở đâu. Điều đó lý giải tại sao triết lý kinh doanh của chúng tôi lại được áp dụng rộng rãi và được chấp nhận trên toàn cầu. Tất nhiên là mỗi quốc gia có một nét văn hóa riêng, vì thế chúng tôi tập trung phân tích thị trường một cách cẩn thận và kỹ lưỡng để sản phẩm của chúng tôi có thể làm hài lòng khách hàng.
Môi trường văn hóa của VN cũng như “nền tảng” văn hóa kinh doanh của Công ty có tác động như thế nào đến hoạt động, chiến lược kinh doanh của Honda tại Việt Nam?
Trong môi trường kinh doanh đa sắc tộc, đa văn hóa, văn hoá kinh doanh được coi là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu và tạo nên thành của doanh nghiệp. Báo Doanh nhân có cuộc trao đổi với ông Atsushi Kikuchi, Giám đốc Tài chính và truyền thông công ty Honda Việt Nam về vấn đề này.
VN có nền văn hóa khá tương đồng với Nhật Bản. Con người ở đây khá thân thiện. Vì thế triết lý kinh doanh của chúng tôi hoàn toàn thích hợp để được áp dụng ở đây.
Thông điệp “Tôi yêu Việt Nam” của Honda không chỉ đơn thuần “đánh trúng” tâm lý “duy tình” của người Việt Nam? Theo đánh giá của ông, hiệu ứng từ thông điệp này như thế nào?
Honda VN là một công ty hướng về khách hàng. Chúng tôi quan tâm đến xã hội VN trên các lĩnh vực như an toàn, chất lượng. Là một công ty sản xuất ô tô và xe máy, chúng tôi luôn chú trọng mang đến cho người dân những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Là một thành viên tích cực của đất nước VN, ngay từ ngày đầu mới thành lập, Honda VN đã xác định sự phát triển của công ty phải luôn gắn liền với lợi ích chung của xã hội. Với tâm nguyện đó, trong suốt hơn 10 năm có mặt tại Việt Nam, bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, Honda VN đã luôn đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội trên rất nhiều lĩnh vực như: đóng góp cho Ngân sách nhà nước, tuyên truyền an toàn giao thông và hướng dẫn lái xe an toàn, hỗ trợ phát triển giáo dục, văn hóa nghệ thuật, thể thao... Công ty đã thành lập Quỹ hoạt động xã hội Honda với trị giá 10 triệu đô la Mỹ trong vòng 5 năm (2006 - 2010), với 2 lĩnh vực hoạt động tập trung nhất là: An toàn giao thông và Giáo dục. Trong những năm qua chúng tôi đã thực hiện nhiều chương trình và hoạt động nhằm thúc đẩy an toàn giao thông cho mọi người như bản tin an toàn giao thông trên VTV1, chương trình “Tôi yêu Việt Nam” trên VTV và VOV, chương trình lái xe an toàn ở các tỉnh thành cả nước, hội thi nông dân lái xe an toàn. “Tôi yêu Việt Nam” là thông điệp của chúng tôi, vì thế với những thành tựu và kết quả đã đạt được điều quan trọng nhất là chúng tôi sẽ còn tiếp tục tiến xa hơn bằng những nỗ lực to lớn với mong ước “Trở thành một Công ty được xã hội mong đợi”.VN có nền văn hóa khá tương đồng với Nhật Bản. Con người ở đây khá thân thiện. Vì thế triết lý kinh doanh của chúng tôi hoàn toàn thích hợp để được áp dụng ở đây.
II. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CỦA HONDA VIỆT NAM:
Biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp trong Honda Viêt Nam được thể hiện ở nhiều mặt như: trong chính các sản phẩm của Honda Việt Nam ( các sản phẩm an toàn, tiết kiệm nhiên liệu và có tính bảo vệ môi trường cao…), trong các hoạt động từ thiện, ủng hộ, các hoạt động xã hội khác, trong cách kinh doanh, trong cách ứng xử của nhân viên công ty với khách hàng…
1.Áp dụng công nghệ tiên tiến trong hệ thống bảo vệ môi trường, các sản phẩm mang tình năng bảo vệ môi trường và tiết kiệm nhiên liệu:
Hoạt động bảo vệ môi trường của Honda Việt Nam được tiến hành đồng bộ và toàn diện trên 2 phương diện chính: môi trường trong nhà máy và môi trường bên ngoài. Với môi trường trong nhà máy, Honda Việt Nam chú trọng vào việc xây dựng một nhà máy xanh và phấn đấu trở thành công ty dẫn đầu trong công tác bảo vệ môi trường.
Ngay từ năm 2001, Honda Việt Nam đã nhận chứng chỉ quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001. Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 một cách toàn diện vào quá trình sản xuất với các hệ thống xử lý rác, nước thải hiện đại và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Năm 2003, Công ty tập trung vào các hoạt động cải tiến môi trường làm việc cho nhân viên với các hoạt động như giảm nhiệt độ, bụi, CO2, thiết lập hệ thống giảm tiếng ồn và hệ thống điều hòa trung tâm... giữ môi trường làm việc trong lành. Nhờ hệ thống điều hòa trung tâm, nhiệt độ tại vị trí làm việc luôn duy trì dưới 30oC mặc dù nhiệt độ ngoài trời 40oC. Toàn bộ khí bụi của công đoạn hàn được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường làm việc trong lành. Hệ thống này đã góp phần giảm thiểu nồng độ CO2 trong xưởng từ 5107mg/m3 năm 2003 xuống còn 1403mg/m3 vào năm 2004 và thấp hơn 900mg/m3 trong năm 2005, 2006.
Mặt khác,từ lâu, HVN đã rất quan tâm đến việc chống, giảm tiếng ồn. Hiện nay, tiếng ồn trong nhà máy đa số được khống chế ở mức bằng 50% tiêu chuẩn cho phép tại Việt Nam. Hơn nữa, hệ thống tiếng ồn của nhà máy còn được giảm thiểu bằng hàng cây chắn ồn được trồng xunh quanh nhà máy đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Các yếu tố vi khí hậu, ánh sáng, nhiệt độ cũng được công ty đo đạc kiểm soát chặt chẽ theo định kỳ đảm bảo các thông số luôn đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Song song với các hoạt động bảo vệ môi trường trong nhà máy, HVN cũng rất chú trọng đến việc bảo vệ môi trường ngoài nhà máy, góp phần xây dựng môi trường xanh sạch đẹp. HVN đặc biệt chú trọng đến công nghệ xử lý và tái chế rác thải. Những công nghệ tiên tiến nhất được Honda Việt Nam tích cực áp dụng vào dự án này với quyết tâm hạn chế đến mức tối đa chất thải ra môi trường đồng thời đảm bảo sự kinh tế, tiết kiệm trong việc tái chế chất thải. Honda Việt Nam nhà máy đầu tiên tại Việt Nam đầu tư một lò đốt rác hiện đại, khép kín tương đương với lò đốt của các nươc tiên tiến như Ý, Nhật, Mỹ. Đặc biệt lò đốt rác thải của công ty với thiết kế kỹ thuật hiện đại đảm bảo không phát thải Dioxin (là tác nhân gây nên bệnh ung thư, quái thai, dị dạng…). Hệ thống lò đốt khép kín của HVN với chi phí đầu tư trên 2 triệu USD đã thể hiện được cố gắng hết mình của Công ty trong công tác bảo vệ môi trường, hệ thống lò đốt này giúp HVN giảm nồng độ các khí thải đốt rác xuống thấp hơn cả tiêu chuẩn phát thải cho phép của Việt Nam hàng chục lần và giảm thiểu đến 60% lượng tro thải độc hại. Kết quả khảo sát một số thông số chính trong khí thải của lò đốt. Đến nay, với việc tái chế 600kg tro thải hàng ngày làm phụ gia cho xi măng, Honda Việt Nam đã bỏ hoàn toàn chất thải chôn lấp, đồng thời cũng thực hiện được Chính sách môi trường đề ra của Công ty là “Hạn chế dùng - Không thải các chất độc hại ra ngoài môi trường”. Từ trước đến nay, nước thải nhà máy luôn là vấn đề nổi cộm cần giải quyết hàng đầu của các nhà máy công nghiệp. Honda Việt Nam luôn đặc biệt coi trọng vấn đề này. Với việc tăng năng lực sản xuất của nhà máy xe máy và có thêm nhà máy ô tô, HVN đã đầu tư và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trong nhà máy từ chỗ đáp ứng nhu cầu của 2.000 người nay tăng lên 4.000 người. Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy luôn ở trong điều kiện tốt, đáp ứng và vượt cả các yêu cầu của tiêu chuẩn của Việt Nam. Cùng với việc nâng cấp hệ thống xử lý nước sinh hoạt trong nhà máy là việc cải tiến đồng bộ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp từ 1.3 m3/h lên 4.5m3/h và thay đổi phương pháp xử lý từ hóa hơi sang phương pháp xử lý hóa sinh kết hợp với 5 công đoạn xử lý nghiêm ngặt trước khi ra ngoài môi trường, đảm bảo thải ra nguồn nước tự nhiên thấp hơn tiêu chuẩn cho phép cả về mặt hóa, lý lẫn vi sinh, có thể sử dụng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Hệ thống này còn góp phần giảm tiêu thụ hàng trăm tấn LPG mỗi năm và giảm phát thải hàng trục triệu m3 CO2, một dạng khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất với môi trường. Bên cạnh các hoạt động bảo vệ môi trường, Honda Việt Nam còn luôn nỗ lực sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường. Hiện tại Honda Việt Nam đã hoàn toàn loại bỏ chì khỏi sơn sử dụng, thay thế toàn bộ Cr6+ bằng Cr3+. Tại Honda Việt Nam, chất amiăng không được sử dụng để chế tạo má phanh vì chất này là tác nhân gây ung thư phổi. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã đầu tư và ứng dụng các công nghệ môi trường tiên tiến, tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, ví dụ như ống xả xe máy do Công ty sản xuất được thiết kế theo tiêu chuẩn Honda toàn cầu, đảm bảo qui chuẩn cho phép về lượng khí thải, đặc biệt khí thải của xe máy không gây tác hại cho những người đi phía sau.Trong năm 2006, Công ty đã giới thiệu một kiểu xe máy mới rất thân thiện với môi trường mang tên CLICK được trang bị động cơ mới 108cc làm mát bằng dung dịch có bộ tản nhiệt tích hợp với lượng khí thải Nox, HC và CO2 còn thấp hơn cả tiêu chuẩn Euro-2. Trong tương lai, Honda Việt Nam sẽ áp dụng công nghệ phun xăng trong sản xuất xe máy. Công nghệ này sẽ mang đến rất nhiều tiện ích cho khách hàng trong việc tiết kiệm nhiên liệu. Ưu điểm nổi bật của động cơ đốt trong sẽ giảm đi rất nhiều lượng khí thải ra ngoài môi trường.. Sản phẩm ô tô Honda Civic của Honda Việt Nam được thiết kế để đạt mức tiết kiệm nhiên liệu cao nhất. Công nghệ điều khiển van i-VTEC và các công nghệ về động cơ đốt trong có hiệu suất cao khác, sự phối hợp chuẩn xác giữa động cơ, hộp số và thiết kế vỏ động cơ nhẹ, tất cả góp phần làm nên tính năng tiết kiệm nhiên liệu vượt trội. Là kiểu xe ô tô Honda đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam, xe Civic có thể thỏa mãn tiêu chuẩn khí thải Euro 4 (dựa trên kết quả thử nghiệm nội bộ của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Honda) và giảm được tiếng ồn một cách hiệu quả nhờ áp dụng hệ thống mới về lắp đặt động cơ trên ô tô
2. Các hoạt động từ thiện, xã hội và tài trợ khác:
Ngay từ ngày đầu mới thành lập, Công ty Honda Việt Nam đã xác định sự phát triển của Công ty phải luôn gắn liền với lợi ích chung của xã hội. 11 năm phát triển tại Việt Nam, Honda Việt Nam luôn nỗ lực vì hạnh phúc và an toàn của người Việt với mong muốn trở thành một thành viên tích cực của đất nước.
Thông điệp “Tôi yêu Việt Nam” và các hoạt động trong chương trình “Tôi yêu Việt Nam” chính là thay cho lời muốn nói của Honda Việt Nam. Với động lực và mong muốn đó, trong 11 năm qua, Honda Việt Nam đã liên tục phấn đấu cung cấp cho khách hàng Việt Nam những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng Honda toàn cầu, hợp thời trang và giá cả hợp lý, vượt trên cả sự mong đợi của khách hàng, từ đó góp phần phát triển nền công nghiệp Việt Nam thông qua các hoạt động chuyển giao công nghệ, nội địa hóa, xuất khẩu, tạo việc làm và đào tạo nguồn nhân lực…Bên cạnh đó, Honda Việt Nam cũng rất quan tâm đến các hoạt động xã hội, như hướng dẫn lái xe an toàn và tuyên truyền an toàn giao thông nhằm xây dựng một xã hội giao thông lành mạnh và hỗ trợ phát triển các hoạt động giáo dục, văn hóa, thể thao v.v., cũng như các hoạt động từ thiện. Honda Việt Nam đang tiếp tục cố gắng để trở thành một Công ty được xã hội mong đợi.
Với thông điệp “An toàn, Môi trường & Hoạt động xã hội” trong chiến dịch “Tôi yêu Việt Nam”, Honda Việt Nam đã quyết định ủng hộ 187 triệu đồng cho các nạn nhân của vụ sập cầu Cần Thơ và 160 triệu đồng cho các nạn nhân ở 3 tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất trong cơn bão số 5 vừa qua. Theo đó, Công ty sẽ ủng hộ 2 triệu đồng cho mỗi gia đình có người bị thiệt mạng hay mất tích (53 người) và 1 triệu đồng cho mỗi người bị thương (81 người) trong vụ sập cầu Cần Thơ. Số tiền ủng hộ này sẽ được Honda Việt Nam gửi tặng qua Đại sứ quán Nhật Bản. Đồng thời với việc ủng hộ các nạn nhân trong vụ sập cầu Cần Thơ, Công ty Honda Việt Nam cũng sẽ ủng hộ 160 triệu đồng cho các gia đình có người chết và nhà bị sập tại 3 tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất là Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình. Công ty sẽ cùng với báo Thanh Niên đến từng gia đình để trao tặng số tiền này. Từ khi thành lập đến nay, HVN luôn xác định sự phát triển của Công ty phải gắn liền với lợi ích chung của xã hội. Chính vì vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Công ty cũng mong muốn chia sẻ cùng người dân Việt Nam. Tháng 9 vừa qua, Công ty đã trao tặng 200 triệu đồng cho các em bé của Viện Nhi cần lọc máu và ghép tạng. Trước đó, Công ty đã trao tặng 2 phòng máy tính trị giá 260 triệu đồng cho 2 trường học ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Cty Honda VN vừa dành 20.000 USD trong Quỹ hoạt động xã hội Honda trị giá 10 triệu USD ủng hộ các nạn nhân bão Chanchu và hỗ trợ phẫu thuật cho trẻ xơ hóa cơ Delta...
Theo ông Nguyễn San - Phó Tổng Giám đốc thứ nhất Công ty Honda Việt Nam, 10.000 USD (tương đương 160.000.000 đồng) vừa được Cty này thông qua Quỹ Tấm lòng Việt của Đài Truyền hình Việt Nam gửi tới gia đình các nạn nhân bão Chanchu đang gặp khó khăn, với mong muốn chia sẻ phần nào trên tinh thần ''lá lành đùm lá rách''.
Bên cạnh đó, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, Honda Việt Nam vừa ủng hộ 160.000.000 đồng cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam nhằm hỗ trợ phẫu thuật cho trẻ mắc bệnh xơ hóa cơ Delta. Cũng trong tháng 6 này, Cty cam kết ủng hộ Family Medical Practice Hanoi 1 xe máy Honda Super Dream Deluxe trị giá 16.900.000 đồng để đấu giá gây quỹ mua máy điều trị bệnh ung thư cho Bệnh viện Nhi Trung ương. Tháng 10 năm trước (2005), khi bão, lũ gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ và miền Trung, 160 triệu đồng cũng đã được Công ty này thông qua Mặt trận Tổ quốc ủng hộ.
Honda Việt Nam trao tặng Giải thưởng Honda dành cho Kỹ sư và Nhà khoa học trẻ Việt Nam 2006 Vào ngày 15 tháng 12, Quỹ Honda Foundation đã kết hợp cùng Công ty Honda Việt Nam tổ chức Lễ trao tặng Giải thưởng Honda dành cho Kỹ sư và Nhà khoa học trẻ Việt Nam (Honda YES Award) cho 10 sinh viên xuất sắc của các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Công nghệ (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) với tổng trị giá 30.000 USD và 10 chiếc xe máy do Honda Việt Nam sản xuất. Như vậy, mỗi sinh viên đoạt giải thưởng sẽ nhận được một suất học bổng trị giá 3.000USD và 1 xe máy Wave RS trị giá 14.900.000 đồng của Honda Việt Nam. Ngoài ra, những sinh viên đoạt giải sẽ có cơ hội nhận được học bổng trị giá 10.000 USD nếu xin được học bổng du học sau đại học tại Nhật Bản.
Giải thưởng Honda YES Award được thành lập vào tháng 3 năm 2006 nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty Honda Việt Nam. Đây cũng là một trong các hoạt động nằm trong khuôn khổ của Quỹ hoạt động xã hội trị giá 10 triệu USD của Honda Việt Nam trong vòng 5 năm (từ 2006 đến 2010) do Công ty Honda Việt Nam phối hợp với Quỹ Honda Foundation, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách KHCN (Bộ KHCN) tổ chức. Mục tiêu của Quỹ là phát hiện và bồi đắp các tài năng trẻ trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Ngay sau khi thành lập, Văn phòng Giải thưởng đã nhanh chóng nhận được 69 hồ sơ của 69 sinh viên ưu tú nhất trong tổng số hàng trăm sinh viên xuất sắc của 4 trường Đại học. Trải qua 2 vòng thi rất gắt gao, bao gồm Thi viết bài luận và phỏng vấn cùng với đánh giá những thành tích vượt trội trong học tập và nghiên cứu khoa học, 10 bạn sinh viên xuất sắc nhất đã vinh dự nhận được học bổng YES Award. Với mục tiêu hoạt động là tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng và phát triển những tài năng tương lai trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, thúc đẩy ngành khoa học công nghệ Việt Nam phát triển vững mạnh, Giải thưởng Honda YES Award sẽ là động lực để thế hệ trẻ tài năng của Việt Nam đạt được ước mơ trong học tập và nghiên cứu. Giải thưởng YES Award sẽ được Honda Việt Nam, Quỹ Honda Foundation và Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách KHCN tổ chức ít nhất trong vòng 5 năm tới. Hỗ trợ phát triển giáo dục là một trong những hoạt động được ưu tiên hàng đầu trong Quỹ hoạt động xã hội Honda trị giá 10 triệu đô la Mỹ (2006 – 2010). Ngoài chương trình này, trong năm 2006, Honda Việt Nam cũng đã trao tặng Quỹ học bổng khuyến học Honda Vĩnh Phúc trị giá 220 triệu đồng cho các em học sinh giỏi và học sinh nghèo vượt khó của tỉnh Vĩnh Phúc. Bên cạnh đó, trong các Ngày hội Honda diễn ra ở 12 tỉnh thành phố lớn, Honda Việt Nam cũng trao tặng 120 suất học bổng cho các bạn học sinh, sinh viên nghèo vượt khó với tổng trị giá lên tới 120 triệu đồng. Với những hoạt động tích cực trong giáo dục, Honda Việt Nam luôn mong muốn sẽ góp phần biến ước mơ, hoài bão của các bạn trẻ Việt Nam trở thành hiện thực
Năm 2004 – Tài trợ cho cuộc thi “Trí tuệ Việt Nam”
Đặc biệt, năm 2004 Công ty HVN đã trở thành nhà tài trợ chính thức cho cuộc thi “Trí tuệ Việt Nam” với tổng số tiền là 100.000USD. Đây là một trong những hoạt động xã hội mà Công ty sẽ thực hiện năm 2004, góp phần vào công tác đào tạo và phát triển tài năng trẻ của đất nước. Ngoài số tiền tài trợ trên, người đạt giải nhất sẽ được HVN tặng thêm một chiếc xe máy Future.
Tháng 8 năm 2004 - Ủng hộ anh Nguyễn Văn Mỵ 5 triệu đồng
Cảm thông trước hoàn cảnh khó khăn của anh Nguyễn Văn My, người đã nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ do đã giúp những người đi biển giảm được thiệt hại về người và của, tránh được thiên tai, thông qua báo Đầu tư Công ty HVN đã ủng hộ anh 5 triệu đồng giúp cho cuộc phẫu thuật mắt của anh được thực hiện nhanh chóng hơn
Tháng 7 năm 2004 – Hỗ trợ Quỹ hỗ trợ trẻ em Việt Nam 90 triệu đồng
Nhân dịp buổi biễu diễn từ thiện nhằm gây quỹ hỗ trợ trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam của ca sỹ Nhật Bản Yokoi Kumiko tại Hà Nội (30/7), Công ty HVN đã hỗ trợ Quỹ hỗ trợ trẻ em Việt Nam 90 triệu đồng, bao gồm 80 triệu đồng tiền mặt và 100 cặp sách cùng với 1.000 quyển vở trị giá hơn 10 triệu đồng. Với món quà đầy ý nghĩa này, HVN mong muốn làm vợi đi phần nào nỗi đau cho những em đang phải ghánh chịu hậu quả khủng khiếp nhất của chiến tranh và chuẩn bị cho các em bước vào năm học mới.
2003 – Tặng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 1 Robot Hàn
Nhằm giúp cho việc đào tạo tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội được thuận lợi hơn, ngày 9/4/2003 Công ty HVN đã tặng trường ĐHBK Hà Nội một Robot Hàn trị giá hơn 60.000USD. Robot này sẽ là một giáo cụ trực quan hết sức quan trọng cho công tác giảng dạy và học tập tại trường. Như vậy, sinh viên ĐHBK Hà Nội là những sinh viên đầu tiên của Việt Nam được thực hành trên một Robot hiện đại do Công ty Honda trực tiếp sản xuất.
Tháng 10 năm 2002 - Ủng hộ 200 triệu đồng cho đồng bào lũ lụt ở Nghệ An, Hà Tĩnh và ĐBSCL
Tháng 10/2002, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và kinh doanh do thiếu linh kiện nhập khẩu nhưng Công ty Honda Viet Nam (HVN) cũng đã ủng hộ 200 triệu đồng cho đồng bào bị lũ lụt ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Đồng Bằng Sông Cửu Long nhằm khắc phục những hậu quả nặng nề sau cơn lũ.
Tháng 11 năm 2002 - Ủng hộ 45 triệu đồng cho nạn nhân vụ cháy Trung tâm thương mại Hồ Chí Minh
Vào đầu tháng 11/2002, vụ cháy tại Trung tâm thương mại Quốc tế Tp. Hồ Chí Minh đã gây nên thiệt hại nghiêm trọng về cả người và của. Nhằm giúp đỡ những người không may trở thành nạn nhân của vụ cháy này, Công ty HVN đã ủng hộ 45 triệu đồng như một niềm chia sẻ với người thân và gia đình họ.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp tới các đơn vị trong ngành, tháng 10/2001 Công ty HVN đã ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam 100 triệu đồng nhằm giúp đỡ trẻ em Việt Nam, đặc biệt là những trẻ em nghèo có cơ hội được đến trường và phát triển toàn diện.
Năm 2000, ủng hộ 28 triệu đồng cho các hoạt động xã hội tại Tình Vĩnh Phúc
Đặc biệt, nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Công ty HVN hết sức quan tâm tới việc tham gia vào các hoạt động xã hội của địa phương với những việc làm tích cực như: Tặng quà và sách vở nhân dịp lễ, tết cho các cháu học sinh xã Phúc Thắng- là nơi đặt trụ sở của Công ty; ủng hộ Quỹ học sinh nghèo vượt khó của huyện Mê Linh; ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa nhân ngày thương binh liệt sỹ 27/7…Đặc biệt riêng năm 2000, số tiền ủng hộ này lên tới 28 triệu đồng.
Tháng 10 năm 2000 – Tặng 50.0000 USD cho Trung Tâm Huấn luyện trẻ em nghèo Thành phố Huế
Với sự giúp đỡ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản( JICA) thông qua Hội giúp đỡ trẻ em đường phố Việt Nam của Nhật Bản, tháng 10/2000 Công ty HVN đã tài trợ cho Trung tâm huấn luyện trẻ em nghèo Thành phố Huế 4 xe máy, 4 động cơ xe máy và nhiều trang thiết bị dạy nghề khác với tổng trị giá 50,000USD. Ngoài ra, giáo viên của Trung tâm còn được tham dự khoá huấn luyện kỹ thuật tại Trung tâm kỹ thuật của HVN.
Tháng 11 năm 1999 - Ủng hộ đồng bào bị bão lụt gần 2 tỷ đồng
Vào tháng 11/1999, HVN đã ủng hộ đồng bào bị bão lụt ở Miền Trung 1 tỷ đồng và tháng 9/2000, Công ty cũng trao tặng 700 triệu đồng ủng hộ đồng bào trong vùng bão lũ của Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong năm 2001, Công ty cũng trao tặng nhân dân huyện Lập Thạch Vĩnh Phúc 40 triệu đồng của HVN sau trận lụt tháng 8/2001.
Tháng 12 năm 1998 - Ủng hộ Hội Chữ thập đỏ Đà Nẵng 70 triệu đồng
Tháng 12/1998, HVN phối hợp với Công ty Honda Motor (Nhật Bản) trao tặng 70 triệu đồng cho Hội Chữ thập đỏ Đà Nẵng với mong muốn giúp đỡ những nạn nhân bão lụt ở các tỉnh Miền trung đất nước.
Công ty Honda Việt Nam đã trao tặng 225 triệu đồng cho Quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình tại chương trình Duyên dáng Việt Nam do Báo Thanh niên và Honda Việt Nam phối hợp tổ chức và được truyền hình trực tiếp trên VTV3. Đây là một trong những hoạt động nằm trong Quỹ hoạt động xã hội Honda trị giá 10 triệu đô la Mỹ mà Honda Việt Nam dành cho các hoạt động xã hội trong vòng 5 năm (2006-2010). Ngoài việc hỗ trợ Quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình, Honda Việt Nam cũng đã có những hoạt động tích cực trong việc góp phần phát triển giáo dục Việt Nam và địa phương. Tháng 10 năm 2006, Công ty đã trao tặng hơn 200 triệu đồng cho các em học sinh giỏi của tất cả các cấp học của tỉnh Vĩnh Phúc. Tại các chương trình “Ngày hội Honda” diễn ra tại 12 tỉnh & thành phố trong năm 2006 vừa qua, HVN cũng đã tặng 120 suất học bổng trị giá 120 triệu đồng cho 120 em học sinh giỏi vượt khó của các tỉnh này. Đặc biệt, tháng 12 năm 2006, HVN đã trao tặng Giải thưởng Honda YES Award cho 10 sinh viên xuất sắc của 4 trường Đại học kỹ thuật với tổng trị giá là 30.000 USD và 10 xe máy Honda Wave RS. 225 triệu đồng dành tặng Quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình là một trong những hoạt động xã hội khởi đầu của Honda Việt Nam trong năm 2007. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội trong mọi lĩnh vực, như tuyên truyền an toàn giao thông, hướng dẫn lái xe an toàn, bảo vệ môi trường, hỗ trợ phát triển giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao và tham gia từ thiện. Trước khi trao tặng 225 triệu đồng lần này, Honda Việt Nam cũng đã nhiều lần trao tặng Quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình tại các chương trình “Duyên dáng Việt Nam” trước đây.
3. Chương trình “ Tôi yêu Việt Nam”:
Chiến dịch “Tôi yêu Việt Nam” của Công ty Honda Việt Nam ra đời vào tháng 8 năm 2003 với 3 thông điệp: An toàn, Chất lượng và Hoạt động xã hội. Sau hơn 3 năm thực hiện, chiến dịch đã nhận được sự đánh giá rất cao của Chính phủ và cộng đồng. Đặc biệt năm 2005, Công ty đã nhận được “Huân chương Lao động hạng 3” vì những đóng góp cho sự phát triển của đất nước, các bằng khen của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia cho những nỗ lực trong công tác tuyên truyền an toàn giao thông.
Phát huy những kết quả đạt được từ chiến dịch “Tôi yêu Việt Nam” trong các năm qua, Công ty Honda Việt Nam chính thức công bố chiến dịch “Tôi yêu Việt Nam” mới với 3 thông điệp là: An toàn, Môi trường & Hoạt động Xã hội. Trong chiến dịch “Tôi yêu Việt Nam” mới, Honda Việt Nam sẽ tiếp tục các hoạt động tuyên truyền An toàn giao thông (ATGT), hướng dẫn lái xe an toàn (LXAT), như tổ chức Hội thi Nông dân Lái xe an toàn tại các tỉnh thành phố trên toàn quốc, Hội thi Sinh viên với An toàn giao thông toàn quốc, các chương trình Hướng dẫn Lái xe an toàn và Thi Lái xe an toàn tại các Ngày hội Honda và Hội chợ Hàng Việt Nam Chất lượng cao, tài trợ “Bản tin An toàn giao thông” trên Đài Truyền hình Việt Nam, chương trình “Tôi yêu Việt Nam” đang phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam v.v. Ngoài ra, trong chiến dịch “Tôi yêu Việt Nam” mới, Công ty cũng tăng cường một số hoạt động mới về an toàn giao thông, như chương trình Đào tạo an toàn giao thông trực tuyến và xây dựng chương trình “Tôi yêu Việt Nam” hoàn toàn mới theo thể loại phim ngắn có phần hài hước gắn với tình huống giao thông đời thường mang tên “Ước mơ” trên Đài truyền hình Việt Nam. Nỗ lực tổ chức các chương trình tuyên truyền ATGT và hướng dẫn LXAT, Honda Việt Nam mong muốn góp phần xây dựng một xã hội giao thông an toàn tại Việt Nam.
III. THÀNH CÔNG CỦA HONDA VIỆT NAM NHỜ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP:
Năm 2006, HVN đã bán ra hơn 780.000 xe máy và 1.500 ôtô bán ra chỉ trong 5 tháng. Riêng trong tháng 1 năm 2007, đã có 97.000 khách hàng chọn mua sản phẩm xe máy của HVN.
Honda Việt Nam 6 năm liền nhận giải Rồng Vàng Ngày 4/2, Honda Việt Nam (HVN) đã vinh dự lần thứ 6 liên tiếp nhận giải thưởng Rồng Vàng dành cho các doanh nghiệp FDI xuất sắc do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Bộ Kế hoạch Đầu tư trao tặng.
Tại lễ trao giải thưởng Rồng Vàng ông Atsushi Kikuchi - Giám đốc Tài chính và Truyền thông Công ty Honda Việt Nam cho biết: Honda Việt Nam nhận thức rất rõ vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp không chỉ tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, mà còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Chính vì vậy, trong hơn 10 năm có mặt tại Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành rất nhiều hoạt động đóng góp cho xã hội như tuyên truyền về an toàn giao thông với chương trình Tôi yêu Việt Nam phối hợp cùng Đài truyền hình Việt Nam tổ chức, hỗ trợ phát triển giáo dục và các hoạt động khác… Chúng tôi luôn phấn đấu hết mình để trở thành một công dân tích cực của đất nước.
Ngày 25/5/2007 – Công ty Honda Motor đã thông báo tổng kết doanh số sản xuất ô tô, doanh số bán trong nước và xuất khẩu trong tháng 4 năm 2007. Sản lượng ô tô tại Nhật Bản đã tăng tháng thứ 11 liên tiếp kể từ tháng 6 năm 2006. Do sản lượng tại Bắc Mỹ và Châu Âu đều tăng nên sản lượng của Honda tại thị nước người tăng tháng thứ 21 liên tiếp kể từ tháng 8 năm 2005. Đặc biệt Honda đã đat được sản lượng kỷ lục tại các thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc trong tháng 4 năm 2007.
Nhờ những thành công ở cả thị trường trong nước và nước ngoài, tháng 4 năm 2007 cũng là tháng thứ 21 liên tục đánh dấu sự tăng trưởng, tạo nên một kỷ lục mới về sản lượng của Honda trên toàn cầu.
Báo cáo tháng 4/2007
Sản lượng Tháng 4
Tổng sản lượng từ
tháng 1 đến tháng 4/2007
Số lượng xe
So với cùng kỳ năm 2006
Số lượng
So với cùng kỳ năm 2006
Trong nước (CBU + CKD)
110,718
7.40%
455,520
5.30%
Nước ngoài (CBU)
199,673
7.70%
829,971
9.00%
Tổng sản lượng Toàn cầu
310,391
7.60%
1,285,491
7.70%
Báo cáo chi tiết theo khu vực:
Sản lượng Tháng 4
Tổng sản lượng từ
tháng 1 đến tháng 4/2007
Số lượng xe
So với cùng kỳ năm 2006
Số lượng
So với cùng kỳ năm 2006
Bắc Mỹ
117,128
6.20%
488,576
3.20%
Hoa Kỳ
83,546
8.00%
348,766
3.90%
Châu Âu
19,218
29.60%
77,213
15.80%
Châu Á
53,829
-0.40%
229,062
18.30%
Trung Quốc
30,980
3.80%
130,240
26.10%
Khu vực khác
9,498
55.00%
35,120
26.70%
Tổng sản lượng tại thị trường nước ngoài
199,673
7.70%
829,971
9.00%
* Tính đến năm 2005: Honda Motor Việt Nam vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng vì ''Có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2000 đến năm 2004, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc''. Thay mặt công ty, ông Atsushi Kikuchi, Giám đốc Tài chính đã vinh dự đón nhận Huân chương tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua 5 năm (2001-2005) của tỉnh Vĩnh Phúc. Trước đó, ngày 23/5/2005, Công ty Honda Việt Nam cũng đã được nhận Bằng khen của Chính phủ vì có thành tích xuất sắc trong việc gương mẫu chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế trong giai đoạn 2002-2004
Như vậy, sau 9 năm đi vào hoạt động, công ty đã đóng góp cho Ngân sách Nhà nước gần 4.400 tỉ đồng, tạo việc làm cho hơn 2.200 lao động tại công ty và gần 20.000 lao động tại các công ty vệ tinh. Honda Việt Nam cũng là doanh nghiệp đi đầu trong hoạt động xuất khẩu xe máy ra nước ngoài với tổng số 45.300 xe xuất đi Philippines và Lào cùng 302.800 linh kiện xuất sang các nước khác trong khu vực ASEAN trong 6 tháng đầu năm. Đến nay, Honda Việt Nam đã xuất khẩu được 136.000 xe máy và hơn 1 triệu linh kiện, nâng tổng số kim ngạch xuất khẩu lên tới 76 triệu đô la Mỹ.
Bên cạnh các hoạt động này, Honda Việt Nam cũng được Chính phủ và lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đánh giá cao các hoạt động xã hội tích cực, như: xúc tiến hướng dẫn, tuyên truyền lái xe an toàn, hoạt động từ thiện, hỗ trợ phát triển văn hoá, giáo dục, thể thao...
Kết luận và bài học rút ra
Chúng ta phải bàn về văn hoá doanh nghiệp và xây dựng văn hoá doanh nghiệp vì hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã bước vào sân chơi thương mại toàn cầu. Thời cơ có nhiều, nhưng thách thức cũng rất lớn. Đó là nguy cơ tụt hậu; hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh thấp; sự tụt hậu về trình độ văn hoá, chuyên môn, nghề nghiệp của người lao động... dẫn đến sự yếu kém của sản phẩm, yếu kém của sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của hàng hoá. Để đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, có doanh nghiệp chỉ nghĩ đến việc mua sắm, thay đổi công nghệ, mà không quan tâm đến bồi dưỡng các phẩm chất văn hóa cho các thành viên, nên cán bộ vẫn quản lý tồi, công nhân không phát huy được công suất, hiệu quả của công nghệ mới... Thậm chí, có nơi máy nhập về vài năm mà vẫn "đắp chiếu", không vận hành được. Đáng chú ý là hàm lượng văn hoá thấp trong quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và công nhân, giữa công nhân với công nhân, giữa doanh nghiệp với khách hàng và xã hội đã cản trở rất nhiều đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp.
Hơn thế nữa, phải bàn về văn hoá doanh nghiệp và xây dựng văn hoá doanh nghiệp vì hiện nay còn không ít cấp lãnh đạo, không ít doanh nghiệp và doanh nhân chưa nhận thức được vai trò là động lực của văn hoá trong phát triển kinh tế, thậm chí còn coi xây dựng văn hoá doanh nghiệp, văn hoá doanh nhân là vấn đề viển vông, nằm ngoài quá trình sản xuất, kinh doanh. Chúng ta bàn về văn hóa doanh nghiệp để kiến nghị với lãnh đạo các cấp đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng môi trường pháp lý kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
. Doanh nghiệp là nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người (đội ngũ doanh nhân các loại), là nơi làm gạch nối, nơi có thể tạo ra lực điều tiết, tác độngk (tích cực hay tiêu cực) đối với tất cả các yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau cả ở tầng vĩ mô lẫn vĩ mô nhằm góp phần hình thành nên một môi trường sản xuất kinh doanh (thương trường) phát triển theo một chiều hướng nào đó. Xây dựng nền văn hopá kinh doanh vì vậy về thực chất chính là việc thực hiện các điều kiện khách quan, chủ quan trên cơ sở phát huy các nhân tố tích cực, tự giác nhằm đẩy nhanh quá trình văn hoá hoá trong toàn bộ mọi yếu tố cấu thành nền sản xuất kinh doanh của đất nước, trước hết tập trung lấy phát triển văn hoá doanh nghiệp làm điểm tựa đầu tiên. Trong điều kiện thực tế hiện nay, theo cách thức đó chúng ta có thể tạo ra quá trình tích hợp và phát huy mạnh mẽ những giá trị vốn có trong nền văn hoá truyền thống của dân tộc (thí dụ những truyền thống yêu nước và thương người, đoàn kết cộng đồng và trong tín nghĩa, cần cù, năng động và linh hoạt v.v…) kết hợp với các thành tựu văn hoá thế giới (thí dụ về nếp tư duy, phong cách và trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ, về phương pháp, năng lực tổ chức quản lý kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá - hiện đại hoá v.v…)… nhằm làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở nước ta sẽ ngày càng được trật tự, lành mạnh và đạt hiệu quả cao hơn, hướng đến những mục tiêu kinh tế - xã hội toàn diện, bền vững lâu dài của đất nước đồng thời vừa có thể đem lại những lợi ích thiết thực ngay trước mắt cho các doanh nghiệp. Cụ thể hơn, xây dựng văn hoá doanh nghiệp để góp phầnvào chiến lược phát triển văn hoá kinh doanh Việt Nam hiện nay không thể khác đó là việc nâng cao bản lĩnh, trình độ đội ngũ doanh nhân theo hướng ngày càng "chuyên nghiệp hoá" nhiều hơn, trước hết ở cung cách, khả năng sử dụng tốt các phương tiện, các thành tựu khoa học kỹ thuật trong lao động, tổ chức sản xuất, năn lực cạnh tranh và hội nhập với thị trường (nội địa lẫn quốc tế), trong giao tiếp với khách hàng, tuyên truyền quảng bá thương hiệu, giới thiệu và bán sản phẩm…Bên cạnh đó việc nang cao năng lực và điều kiện, biện pháp để chăm lo đội ngũ (cả về đời sống văn hoá cá nhân lẫn đời sống văn hoá tập thể), không ngừng tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cùng một nề nếp, kỷ cương hoạt động theo phon cách công nghiệp, hiện đại dựa trên nền tảng phát huy tốt những giá trị văn hoá truyền thống ( đạo lý, nghĩa tình…) kết hợp xây dựng bản chất tiên tiến của giai cấp công nhân (kỹ thuật, khoa học…) cho mọi lực lượng lao động vì mục tiêu xây dựng hệ thống doanh nghiệp Việt Nam vững mạnh toàn diện cả về chuyên môn lẫn tư tưởng, tổ chức v.v… tất cả đều là những công việc có ý nghĩa rất chiến lược.
Toàn bộ nội dung nói trên không những nhằm mục đích tạo ra nguồn nội lực vững chắc cho việc liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường mà hơn nữa, đó là điều kiện quyết định để có thể huy động cao nhất các nhân tố chủ quan, khách quan khác nhau đối với việc tập trung xây dựng thương hiệu của bản thân từng sản phẩm, từng doanh nghiệp (cả dân doanh lẫn nhà nước), góp phần xây dựng hệ thống thương hiệu Việt Nam nói chung. Mục tiêu cuối cùng chính là vì một hiệu quả kinh doanh bền vững dựa trên cơ sở chất lượng sản phẩm và trình độ phục vụ vừa thoả mãn được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để "vui lòng khách đến vừa lòng khách đi" đồng thời vừa đáp ứng tốt các yêu cầu của xã hội (về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội…) Cụ thể là, lợi nhuận thu được qua việc "làm ăn, mua bán" trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh phải là những "đồng tiền sạch" với nghĩa là lãi xuất đó phải đặt lợi ích con người và xã hội lên trên hết, không thể chấp nhận quan điểm "lợi nhuận bất cứ giá nào", kể cả triệt để chống tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng lậu, trốn thuế v.v…Nói cách khác, việc tiêu thụ được sản phẩm, tăng lợi nhuận, đảm bảo khả năng tái sản xuất mở rộng trong kinh doanh không những chỉ dựa trên cơ sở thiết lập mối quan hệ "Vốn - Thị trường - Khách hàng" mà còn phải là sự giải quyết hài hoà (không có mâu thuẫn) giữa các lợi ích (của doanh nghiệp, của người tiêu dùng, của toàn xã hội) cả trước mắt lẫn trong hướng lâu dài. Tác dụng tích cực nhất của toàn bộ vấn đề chính là nhằm tạo ra những " chất xúc tác" đồng thời vừa là "chất keo" để thúc đẩy và gắn kết mọi nguồn lực, mọi lực lượng trên cơ sở phát huy tính chủ thể (cơ chế tự quản, tự chủ) của từng cá nhân , đơn vị tham gia sản xuất kinh doanh trong quá trình thực hiện các quy chế, các biện pháp tổ chức, các luật lệ, chính sách của nhà nước để trước mắt (trực tiếp) là tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát huy năng lực, trình độ làm chủ thị trường của các doanh nghiệp, lâu dài (gián tiếp), chính là vì sự phát triển bền vững của hiệu quả kinh doanh thương phẩm / dịch vụ, gây dựng thương hiệu và góp phần xây dựng thương trường, xây dựng nền văn hoá kinh doanh Việt Nam nói chung.
Sản xuất kinh doanh nói riêng, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội nước ta nói chung đang ở trong giai đoạn lịch sử hết sức đặc biệt. Bối cảnh cạnh tranh thị trường (trong nước, thế giới) ngày càng gay gắt và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc,phức tạp không phải chỉ về khía cạnh kinh tế.lộ trình hội nhập với AFTA chẳng hạn,đâu phải chỉ góp phần xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN mà thực chất còn là chúng ta dang/sẽ từng bước thực hiện quá trình "khu vực hoá" một khu vực văn hoá-lịch sử từng có mối quan hệ đặc biệt trong quá khứ và hứa hẹn nhiều triển vọng lớn lao trong tương lai trên nhiều mặt… Xây dựng nền văn hóa kinh doanh Việt Nam không dừng lại chỉ vì chúng ta cần một "triết lý" hoặc một "đạo lý"trong kinh doanh mà hơn nữa,đây là việc xây dựng một "trường phái kinh doanh Việt Nam"việc làm cần thiết và có y nghĩa chiến lược trong tiến trình hội nhập đặc biệt như vậy.Một thương trường luôn phát triển có trật tự,kỷ cương, có "ý thức tự giác"đầy đủ, cùng một đội ngũ đông đảo doanh nhân có trình độ, phẩm chất văn hoá tương ứng (với những yêu cầu như đã nêu ở trên,với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…) thông qua môt hệ thống doanh nghiệp các loại luôn lấp lánh toả sáng những giá trị văn hoá dân tộc nhân loại-thời đại với chất lượng - hiệu quả cao trong mọi hoạt động: đó chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế đất nước gắn với các chiến lược xây dựng văn hoá-xã hội giai đoạn hiện nay. Công việc ấy hoàn toàn phù hợp với đất nước này,một đất nước từng có "ngàn năm văn hiến" đồng thời nó cũng hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu của thời đại, với xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức… đăc biệt là phù hợp với các mục tiêu,phương hướng chiến lược đã xác định của Đảng,Nhà nước ta hiện nay: "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" trong quá trình tiếp tục thực hiện "đổi mới", "mở cửa", "đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" và "phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" tất cả nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
. Một số hình ảnh về các hoạt động xã hội của Honda Việt Nam:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 90220.DOC