MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
4. phương pháp nghiên cứu.
NỘI DUNG.
Chương I. VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM: BIỂU TƯỢNG CHO VĂN HÓA VIỆT
Chương II. KIẾN TRÚC VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
BẢNG CHẤM ĐIỂM.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi. Chính vì thế mà tôi đã chọn Văn Miếu Quốc Tử Giám làm đề tài tiểu luận cho bộ môn phân tích tác phẩm nghệ thuật của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Nhiệm vụ nghiên cứu Văn miếu Quốc Tử Giám nhắm mục đích tìm hiểu một cách rõ nét nhất lối kiến trúc, cách xây dựng để từ đó biết được bố cục, hình, màu sắc của điêu khắc, kiến trúc, trang trí trong nghệ thuật truyền thống của mỹ thuật cổ truyền Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ở đây là quần thể đi tích Văn miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điền dã.
- Phương pháp phân tích dưới góc nhìn nghệ thuật.
- Phương pháp quy nạp, tổng hợp.
- Phương pháp thu thập tài liệu, tìm hiểu trên mạng lưới internet, đài, báo
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2577 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Văn miếu Quốc Tử Giám: Biểu tượng cho văn hóa Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
4. phương pháp nghiên cứu.
NỘI DUNG.
Chương I. VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM: BIỂU TƯỢNG CHO VĂN HÓA VIỆT
Chương II. KIẾN TRÚC VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
BẢNG CHẤM ĐIỂM.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi. Chính vì thế mà tôi đã chọn Văn Miếu Quốc Tử Giám làm đề tài tiểu luận cho bộ môn phân tích tác phẩm nghệ thuật của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Nhiệm vụ nghiên cứu Văn miếu Quốc Tử Giám nhắm mục đích tìm hiểu một cách rõ nét nhất lối kiến trúc, cách xây dựng để từ đó biết được bố cục, hình, màu sắc của điêu khắc, kiến trúc, trang trí… trong nghệ thuật truyền thống của mỹ thuật cổ truyền Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ở đây là quần thể đi tích Văn miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điền dã.
- Phương pháp phân tích dưới góc nhìn nghệ thuật.
- Phương pháp quy nạp, tổng hợp.
- Phương pháp thu thập tài liệu, tìm hiểu trên mạng lưới internet, đài, báo…
NỘI DUNG
Chương I. VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM: BIỂU TƯỢNG CHO VĂN HÓA VIỆT
Trong số hàng nghìn di tích lịch sử của Hà Nội, thì Văn Miếu là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang, bề thế nhất, tiêu biểu cho Hà Nội và cũng được coi là biểu tượng cho văn hóa lịch sử Việt Nam
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Theo Đại Việt sử ký, vào mùa thu năm Canh Tuất - 1070, Vua Lý Thánh Tông đã cho khởi công xây dựng Văn Miếu để thờ các bậc tiên thánh tiên hiền, các bậc nho gia có công với nước, trong đó có thờ Khổng Tử - người sáng lập ra nền nho giáo phương Đông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Sáu năm sau - năm 1076, Vua Lý Nhân Tông quyết định khởi xây Quốc Tử Giám - một trường Nho học cao cấp nhất hồi bấy giờ nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự chọn lựa đầu tiên của triều đình phong kiến Việt Nam về vấn đề giáo dục, đào tạo con người Việt Nam theo mô hình Nho học châu Á. Tọa lạc trên khuôn viên hơn 54.000m2, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm giữa bốn dãy phố, cổng chính ở đường Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc giáp đường Nguyễn Thái Học, phía Đông giáp phố Tôn Đức Thắng, phía Tây là phố Văn Miếu. Bên ngoài có tường vây bốn phía, bên trong chia làm 5 khu vực. Khu vực 1 gồm có Văn hồ (hồ văn); Văn Miếu môn, tức cổng tam quan ngoài cùng, cổng có ba cửa, cửa giữa to cao và xây hai tầng, tầng trên có ba chữ Văn Miếu môn. Khu vực thứ hai, từ cổng chính đi thẳng vào cổng thứ hai là Đại Trung môn, bên trái là Thánh Dực môn, bên phải có Đạt Tài môn. Tiếp trong là Khuê Văn Các (được xây dựng vào nǎm 1805).
Khuê Văn Các
Khu vực 3 là giếng Thiên Quang (Thiên Quang Tỉnh có nghĩa là giếng trời trong sáng). Tại khu vực này có 82 bia Tiến sĩ dựng thành hai hàng, mặt bia quay về giếng, là một di tích thật sự có giá trị. Qua cửa Đại Thành là vào khu vực thứ 4, cửa Đại Thành cũng mở đầu cho những kiến trúc chính như hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, chính giữa là Toà Đại Bái đường, tạo thành một cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và truyền thống. Xưa, đây là nơi thờ những vị Tổ đạo Nho. Khu trong cùng là nơi giảng dạy của trường Quốc Tử Giám thời Lê, nhiều thế hệ nhân tài "nguyên khí của nước nhà" đã được rèn giũa tại đây. Khi nhà Nguyễn dời trường Quốc học vào Huế, nơi đây dùng làm đền thờ Khi Thánh (cha mẹ Khổng Tử), nhưng ngôi đền này đã bị hư hỏng hoàn toàn trong chiến tranh...
Bia tiến sỹ
Bố cục của toàn thể Văn Miếu như vậy muộn nhất là cũng có từ đời Lê (thế kỷ 15 - thế kỷ 18). Riêng Khuê Văn Các mới được dựng khoảng đầu thế kỷ 19, nhưng cũng nằm trong quy hoạch tổng thể vốn có của những Văn Miếu (như Văn Miếu ở Khúc Phụ, Trung Quốc, quê hương của Khổng Tử, có đủ Ðại Trung Môn, Khuê Văn Các, Ðại Thành Môn, Ðại Thành Ðiện, bia tiến sĩ...). Khuê Văn Các ở Văn Miếu Hà Nội thường là nơi tổ chức bình các bài văn thơ hay của các sĩ tử. Hiện trong di tích còn có 82 tấm bia đá, trên đó được khắc tên của 1306 vị đã từng đỗ tiến sĩ trong 82 kỳ thi từ giữa năm 1484 và 1780. Cũng trên các tấm bia này đã ghi lại người đỗ tiến sĩ cao tuổi nhất trong lịch sử là ông Bàn Tử Quang. Ông đỗ tiến sĩ khi 82 tuổi. Người trẻ nhất là Nguyễn Hiền, quê Nam Trực (Nam Định), đậu trạng nguyên năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên ứng Chính bình thứ 16 ( tức năm 1247) dưới triều Trần Thái Tông khi đó mới 13 tuổi. Từ đó Văn Miếu cùng Quốc Tử Giám - được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đã tồn tại đến thế kỷ 19.
Chương II. KIẾN TRÚC VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
Ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong số những công trình kiến trúc tiêu biểu. Văn Miếu - Quốc Tử Giám gắn bó chặt chẽ với lịch sử phát triển của văn hóa Thăng Long - Hà Nội, là nơi thờ các bậc thánh hiền đạo Nho, thờ thầy giáo Chu Văn An, bậc thánh hiền, người thầy mẫu mực của làng văn, làng học. Có thể nói, kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một khu di tích đặc biệt của thủ đô Hà Nội, được bao quanh bởi những viên gạch vồ cỡ lớn. Tổng thể công trình ẩn hiện dưới những vòm cây toát lên một không khí thâm nghiêm cổ kính và rất đỗi huyền bí. Lối vào chính khu Văn Miếu là Văn Miếu môn (cổng phía Nam) có dạng cổng tam quan cao hai tầng, có cổng chính và hai cổng phụ, tạo nên một tổng thể kiến trúc uy nghi nhưng không kém phần thanh thoát. Hai phía trước cổng có bia hạ mã (xuống ngựa), nhắc nhở người quân tử và những người qua lại không ngồi trên ngựa hoặc trên xe để tỏ lòng thành kính nơi tôn thờ. Trên bức tường hoa ở cuối lớp không gian thứ nhất (từ Văn Miếu môn đến Đại Trung môn) có ba cửa đi: cửa Đại Trung (lấy tên đầu hai bộ sách quan trọng của Khổng tử: Đại học, Trung dung) là cửa giữa. Hai bên là cửa Thành Đức (trở nên đạo đức), cửa Đạt Tài (trở nên tài giỏi). Cửa Đại Trung có cấu trúc khung gỗ, mái ngói, bậc thềm bó đá. Lấp ló phía sau là Khuê Văn các in hình trong Thiên Quang - ánh sáng của trời. Sự tuyệt diệu của Khuê Văn các chính là bởi ý nghĩa biểu trưng: Các là lầu; Khuê là sao Khuê, là biểu tượng của vị thần phụ trách; Văn là cái đẹp, cũng có nghĩa là văn hóa. Văn hóa là thành tựu mà con người mô phỏng, phóng tác từ quy luật tự nhiên theo sự sáng tạo khác nhau. Nhìn nhận một cách hữu hình, có thể hiểu: Khuê Văn các (ở phía Nam) là đứng ở trên lầu nhìn ra 4 phương 8 hướng. Hình tròn và hình vuông với 8 tiếp điểm thể hiện sự gắn bó giữa quy luật và thực tế nhằm phục vụ con người. Có thể coi đây là tượng đài ca ngợi vẻ đẹp của văn chương, một nét đẹp rực rỡ toả sáng soi bóng dưới “mặt gương lớn” và duyên dáng thêm với những điểm tô của vườn bia. Với đường nét kiến trúc cân đối, hài hòa giữa các tỉ lệ và bộ phận cấu thành, Khuê Văn các đã được chọn làm biểu trưng cho văn hiến Hà Nội, ban ngày thì cao sang tuyệt đẹp, ban đêm dưới ánh đèn chiếu sáng, gác Khuê Văn trở nên lung linh huyền diệu, soi bóng xuống mặt hồ Thiên Quang tỉnh (Giếng trời trong sáng). Gương nước lớn có khả năng soi bóng hình ảnh tuyệt đẹp của Khuê Văn các, chính là cách tiếp cận Văn Miếu - Quốc Tử Giám dưới tính đa diện và sự phân tích nguồn gốc căn nguyên của nguyên tắc hình thể: “Gương nước” ở giữa phản chiếu ánh sáng bầu trời, là sự hàm ý thu nhận văn hóa khai thác để khống chế ánh sáng của trời nhằm phục vụ cho đạo học của con người. Nằm ở giữa trung tâm khu Văn Miếu, tấm gương nước có thể soi bóng tổng thể công trình kiến trúc với hiệu quả thẩm mĩ cao nhất, bộc lộc một nét đẹp độc đáo của kiến trúc hòa quyện với trời mây trong sáng. Khuê Văn các, Đại Thành môn, Vườn bia… đều in hình trong đó như thách thức với thời gian, như gợi mời những nhân tài đất Việt tạo thêm nét duyên dáng vốn có của kiến trúc Văn Miếu. Người xưa đã xây dựng công trình Văn Miếu - Quốc Tử Giám thuận theo lẽ âm - dương - trời - đất và tự khẳng định chính là nơi hội tụ nhân tài, là một quần thể kiến trúc độc đáo nơi địa linh nhân kiệt. Khởi nguồn từ địa thế: (đứng trên cao) mở rộng tầm nhìn ra 4 phương 8 hướng, từ cõi hư vô suy xét khai thác ánh sáng vẻ đẹp của trời đất mà phục vụ cho sự học của con người - học làm người, tinh luyện văn hóa vật chất mà gây dựng văn hóa tinh thần nhằm tiến tới thành tựu tuyệt diệu cuối cùng của sự tu luyện học vấn một cách đạt thành. Ý nghĩa của công trình Khuê Văn các và các mối quan hệ với Thiên Quang tỉnh và Đại Thành môn đã thuận theo quan điểm tứ trụ, không nằm ngoài ý nghĩa hướng đạo người quân tử. Đó là do quan điểm tứ trụ mà thành: Thiên - địa - nhân. Con người phải đem (trí tuệ) để hài hòa thiên - địa - nhân, đem tri thức để giúp đời mới là người có tri thức. Tư tưởng Nho giáo do Khổng tử - nhà giáo dục tư tưởng lớn của Trung Hoa với Tứ Thư, Dịch, Lễ, Xuân Thu) đã tập hợp những tư tưởng triết lý, luân lý đạo đức mà cái phép lớn nhất là phép ứng xử: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín… Các khoa thi, các vị Tiến sĩ của nền giáo dục xưa được ghi danh lại nơi những văn bia; những câu đối, những môtíp trang trí không chỉ đơn thuần làm đẹp mà còn là sự nhắc nhở những điều hay lẽ phải. Tất cả đều là đạo đức cổ nhân. Vườn bia có 82 bia nằm thành hai dãy cân đối hai bên Thiền Quang tỉnh, với lối kiến trúc thấp, giản dị nhưng lại hài hòa với tổng thể. Việc chạm khắc chữ Hán trên bia là một công trình nghệ thuật đặc sắc. Trán bia cong thường có hình hai rồng chầu mặt nguyệt, rồng được cách điệu rất tinh tế trở thành những đám mây uyển chuyển, sinh động. Diềm bia được trang trí hoa văn hình hoa lá cách điệu kết hợp với chữ triện. Đế bia hình rùa tạo hình vững chãi, bền chắc mang ý nghĩa trường thọ, vĩnh cửu. Hình tượng con rùa biểu thị cho sự trường tồn vĩnh cửu… Rùa, theo Từ điển biểu tượng thế giới, là thuộc nam tính và nữ tính: thuộc loài người và vũ trụ, ý nghĩa biểu trưng của nó trải rộng ra khắp các miền của trí tưởng tượng. Mai rùa phía trên như bầu trời, giống như biểu tượng của mái vòm, phía dưới phẳng như mặt đất. Riêng thế cũng đã có thể minh chứng rùa như một biểu tượng đầy đủ của vũ trụ. Xưa kia, Nữ Oa đã cắt 4 chân rùa để thiết lập 4 cực của thế giới. Còn trong các mộ phần của Hoàng đế, mỗi cây cột đều được đựng trên một mai rùa… Liệt tử thì coi các đảo tiên chỉ có thể đứng vững khi chúng được cõng trên mai rùa… Dù là biểu thị cho những quyền năng ma thuật trong bói toán (Hà đồ, Lạc thư), hay những lập luận của các chức năng cõng vũ trụ, sinh ra tinh đẩu, tinh tòa hay đức sinh của một tổ phụ thông thái và cát tường… thì rùa vẫn là một người bạn, một biểu tượng của quán tưởng, của sự trở lại trạng thái khởi nguyên, một tư thế cơ bản của trí tuệ. Đến với Việt Nam, đến với kiến trúc ở Văn Miếu - rùa lại mang theo tinh thần “trường thọ”, 82 rùa đội bia, trên 82 tấm bia có ghi những người đỗ đầu, đậu Tiến sĩ trong các khoa thi từ năm 1442 đến 1780, trên bia có những bài văn ca ngợi công đức các vua anh minh chăm lo việc giáo dục nhân tài, như minh chứng lịch sử của đạo học người Việt ta từ trước, gìn giữ trường tồn và nhắc nhở cháu con đời đời tạc ghi ơn trọng của Thiên đế, ơn trọng vua và những hiền tài, để học học nữa, học mãi làm rạng danh liệt tổ liệt tông.
KẾT LUẬN
Mỗi công trình kiến trúc trong tổng thể kiến trúc Văn Miếu đều mang đậm ý nghĩa nhân văn, dù công trình nhỏ hay lớn, chính hay phụ đều toát lên những ý nghĩa sâu xa. Trong đó, phần không nhỏ trong ý nghĩa rất nhân văn, triết lý được gửi gắm trong kiến trúc Văn Miếu, chúng ta thấy Đại Thành môn (ở phía bắc), cổng vào khu đền chính của Văn Miếu, nhìn qua, thấp thoáng hình bóng trang nghiêm của Đại Thành điện. Đại Thành môn có thể được coi là cái tiếp thu Khuê Văn (văn hóa) và ánh sáng trời (Thiên Quang), là kết quả cuối cùng (là cửa vào viên mãn của sự rèn luyện học vấn), nghĩa là, Thành Đạt lớn hay có nghĩa cổng vào của sự Thành đạt… ở đây người xưa muốn khuyên con người hãy nhớ tới môi trường học vấn, gìn lòng, tạc dạ nét đẹp tinh thần để trường học chính là nơi hội tụ giữa xã hội và loài người với tính tự nhiên trong vũ trụ và tuân theo quy luật vận động của trời đất. Khuê Văn các, Thiên Quang tỉnh và Đại Thành môn được đặt trong một kết cấu kiến trúc hết sức hợp lý, khác nào văn hóa của loài người được hun đúc, được chắt lọc từ ánh sáng tuyệt diệu của trời và đơm hoa nảy trái ở đất, mà con người là trung tâm giao hòa. Nhiệm vụ của con người là đem ánh sáng, đem tri thức mà rọi đường cho cổng vào tương lai mới có thể đạt thành viên mãn. Học là học suốt đời, học lấy cái cốt, cái tinh của người xưa mà phát triển phù hợp với thời nay…
Nơi thờ Chu Văn An
Giá trị thẩm mỹ của kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ được tạo bởi không gian kiến trúc đột phá nhưng lại hòa quyện với không gian xung quanh nó mà hơn nữa là sự kết hợp hài hòa giữa đạo và đời, là thành phẩm của công trình kiến trúc vĩnh cửu trước thời gian. Đó là một hệ thống văn hóa tinh thần bao quanh kiến trúc, là sự kết hợp trọn vẹn của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Với sự cảm nhận sâu sắc về đạo lý của người xưa gửi gắm qua giá trị thẩm mỹ của kiến trúc, người viết muốn bày tỏ ít nhiều nét đẹp của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, dưới góc nhìn văn hóa, một ngôi trường hội tụ tất cả tinh hoa của kiến trúc (nghệ thuật biểu hiện), mỹ thuật (nghệ thuật tạo hình) và tất cả những gì văn hóa nhất để hiền tài đất nước hướng về cội với lòng thành kính nhất mực. Trải qua bao thăng trầm và những biến cố của lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không còn nguyên vẹn như xưa. Những công trình thời Lý, thời Lê hầu như không còn nữa. Song Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên được những nét tôn nghiêm cổ kính của một trường đại học có từ gần 1000 năm trước của Hà Nội, xứng đáng là khu di tích vǎn hoá hàng đầu và mãi là niềm tự hào của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Kiến trúc cổ Việt Nam của Vũ Tam Lang, Nhà xuất bản Xây dựng, năm 1991.
Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục, nhà xuất bản sử học, Hà Nội 1962
Đại Việt sử ký toàn thư, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1973
Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 46, tháng 1 năm 1963
Nguyễn Quang Lộc, Phạm Thuý Hằng; Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Thăng Long - Hà Nội, năm 2009
NHẬN XÉT
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
BẢNG CHẤM ĐIỂM
điểm bằng số
điểm bằng chữ
Cán bộ chấm thứ nhất Cán bộ chấm thứ hai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_tp_6315.doc