Tiểu luận Về vấn đề Giảm bớt ảnh hưởng của tư duy nhiệm kì trong quy hoạch và quản lý đô thị

Tiểu luận về vấn đề Giảm bớt ảnh hưởng của tư duy nhiệm kì trong quy hoạch và quản lý đô thịỜI NÓI ĐẦU Quy hoạch và quản lý đô thị ở nước ta hiện nay đã thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước về quản lý và phát triển đô thị. Quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng: “Phát triển mạng lưới đô thị phân bố hợp lý trên các vùng. Hiện đại hoá dần các thành phố lớn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn. Không tập trung quá nhiều cơ sở công nghiệp và dân cư vào các đô thị lớn . Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý đô thị, nâng cao thẩm mỹ kiến trúc . Xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, điện lực, thông tin, thuỷ lợi, cấp thoát nước .” Do đó, ngày 17 tháng 6 năm 2009. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua Luật Quy hoạch đô thi có hiệu lực ngày 01/01/2010 Luật quy hoạch đô thị được ban hành sẽ là công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong xây dựng và phát triển đô thị; bảo đảm phát triển hệ thống các đô thị và từng đô thị bền vững, có bản sắc, văn minh, hiện đại; đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Vì tính hấp dẫn của vấn đề trên qua bài giảng của Giảng viên hướng dẫn trong phạm vi học môn Quản lý nhà nước về đô thị, tôi mạnh dạn chọn đề tài Tiểu luận “Giảm bớt ảnh hưởng của tư duy nhiệm kì trong quy hoạch và quản lý đô thị” Tuy nhiên do điều kiện thời gian và năng lực nghiên cứu còn hạn chế nên khó lòng tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự thông cảm của Giảng viên hướng dẫn. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ 1.1. Khái niệm quy hoạch đô thị Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. 1.2. Nguyên tắc tuân thủ quy hoạch đô thị Tổ chức, cá nhân khi thực hiện các chương trình, kế hoạch đầu tư xây dựng phát triển đô thị, quy hoạch chuyên ngành trong phạm vi đô thị, kế hoạch sử dụng đất đô thị, quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trong đô thị, thực hiện quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị hoặc thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến quy hoạch đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị đã được phê duyệt và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị. 1.3. Yêu cầu đối với quy hoạch đô thị 1.3.1. Cụ thể hoá Định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia và các quy hoạch vùng liên quan; phù hợp với mục tiêu của chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; bảo đảm tính thống nhất với quy hoạch phát triển các ngành trong phạm vi đô thị; bảo đảm công khai, minh bạch và kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân. 1.3.2. Dự báo khoa học, đáp ứng được yêu cầu thực tế và phù hợp với xu thế phát triển của đô thị; tuân thủ quy chuẩn về quy hoạch đô thị và quy chuẩn khác có liên quan. 1.3.3. Bảo vệ môi trường, phòng ngừa hiểm hoạ ảnh hưởng đến cộng đồng, cải thiện cảnh quan, bảo tồn các di tích văn hoá, lịch sử và nét đặc trưng địa phương thông qua việc đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình lập quy hoạch đô thị. 1.3.4. Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đô thị nhằm tạo ra nguồn lực phát triển đô thị, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững. 1.3.5. Bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm; phát triển hài hoà giữa các khu vực trong đô thị. 1.3.6. Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở, công trình y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, thương mại, công viên, cây xanh, mặt nước và công trình hạ tầng xã hội khác. 1.3.7. Đáp ứng nhu cầu sử dụng hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống giao thông, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác; bảo đảm sự kết nối, thống nhất giữa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và sự liên thông với các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp vùng, quốc gia và quốc tế. 1.4. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tham gia ý kiến và giám sát hoạt động quy hoạch đô thị

doc14 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2087 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Về vấn đề Giảm bớt ảnh hưởng của tư duy nhiệm kì trong quy hoạch và quản lý đô thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH cèd MÔN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÔ THỊ Đề tài: Giảm bớt ảnh hưởng của tư duy nhiệm kì trong quy hoạch và quản lý đô thị LỜI NÓI ĐẦU Quy hoạch và quản lý đô thị ở nước ta hiện nay đã thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước về quản lý và phát triển đô thị. Quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng: “Phát triển mạng lưới đô thị phân bố hợp lý trên các vùng. Hiện đại hoá dần các thành phố lớn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn. Không tập trung quá nhiều cơ sở công nghiệp và dân cư vào các đô thị lớn... Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý đô thị, nâng cao thẩm mỹ kiến trúc... Xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, điện lực, thông tin, thuỷ lợi, cấp thoát nước...”.. Do đó, ngày 17 tháng 6 năm 2009. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua Luật Quy hoạch đô thi có hiệu lực ngày 01/01/2010 Luật quy hoạch đô thị được ban hành sẽ là công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong xây dựng và phát triển đô thị; bảo đảm phát triển hệ thống các đô thị và từng đô thị bền vững, có bản sắc, văn minh, hiện đại; đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Vì tính hấp dẫn của vấn đề trên qua bài giảng của Giảng viên hướng dẫn trong phạm vi học môn Quản lý nhà nước về đô thị, tôi mạnh dạn chọn đề tài Tiểu luận “Giảm bớt ảnh hưởng của tư duy nhiệm kì trong quy hoạch và quản lý đô thị” Tuy nhiên do điều kiện thời gian và năng lực nghiên cứu còn hạn chế nên khó lòng tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự thông cảm của Giảng viên hướng dẫn. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ 1.1. Khái niệm quy hoạch đô thị Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. 1.2. Nguyên tắc tuân thủ quy hoạch đô thị Tổ chức, cá nhân khi thực hiện các chương trình, kế hoạch đầu tư xây dựng phát triển đô thị, quy hoạch chuyên ngành trong phạm vi đô thị, kế hoạch sử dụng đất đô thị, quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trong đô thị, thực hiện quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị hoặc thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến quy hoạch đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị đã được phê duyệt và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị. 1.3. Yêu cầu đối với quy hoạch đô thị 1.3.1. Cụ thể hoá Định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia và các quy hoạch vùng liên quan; phù hợp với mục tiêu của chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; bảo đảm tính thống nhất với quy hoạch phát triển các ngành trong phạm vi đô thị; bảo đảm công khai, minh bạch và kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân. 1.3.2. Dự báo khoa học, đáp ứng được yêu cầu thực tế và phù hợp với xu thế phát triển của đô thị; tuân thủ quy chuẩn về quy hoạch đô thị và quy chuẩn khác có liên quan. 1.3.3. Bảo vệ môi trường, phòng ngừa hiểm hoạ ảnh hưởng đến cộng đồng, cải thiện cảnh quan, bảo tồn các di tích văn hoá, lịch sử và nét đặc trưng địa phương thông qua việc đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình lập quy hoạch đô thị. 1.3.4. Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đô thị nhằm tạo ra nguồn lực phát triển đô thị, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững. 1.3.5. Bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm; phát triển hài hoà giữa các khu vực trong đô thị. 1.3.6. Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở, công trình y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, thương mại, công viên, cây xanh, mặt nước và công trình hạ tầng xã hội khác. 1.3.7. Đáp ứng nhu cầu sử dụng hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống giao thông, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác; bảo đảm sự kết nối, thống nhất giữa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và sự liên thông với các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp vùng, quốc gia và quốc tế. 1.4. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tham gia ý kiến và giám sát hoạt động quy hoạch đô thị 1.4. 1. Tổ chức, cá nhân trong nước có quyền tham gia ý kiến và giám sát hoạt động quy hoạch đô thị. 1.4. 2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia ý kiến về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình trong hoạt động quy hoạch đô thị. 1.4. 3. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong hoạt động quy hoạch đô thị phải tạo điều kiện cho việc tham gia ý kiến và giám sát hoạt động quy hoạch đô thị. 1.4. 4. Ý kiến của tổ chức, cá nhân về hoạt động quy hoạch đô thị phải được tổng hợp, nghiên cứu và công khai. 1.5. Nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị 1.5. 1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện định hướng, chiến lược phát triển đô thị. 1.5. 2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động quy hoạch đô thị. 1.5. 3. Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị. 1.5. 4. Quản lý hoạt động quy hoạch đô thị. 1.5. 5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về quy hoạch đô thị. 1.5. 6. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động quy hoạch đô thị. 1.5. 7. Hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch đô thị. 1.5. 8. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động quy hoạch đô thị. 1.6. Quản lý đô thị Quản lý đô thị là hoạt động của các chủ thể quản lý can thiệp vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội như tổ chức khai thác và điều hoà việc sử dụng các nguồn lực (bao gồm tài nguyên thiên nhiên, tài chính và con người) nhằm đảm bảo pháp luật về lĩnh vực quản lý đô thị được thực hiện, tạo dựng, duy trì, và phát triển các điều kiện thuận lợi cho hình thức định cư con người ở đô thị và phát triển bền vững. 1.7.Quản lý nhà nước về đô thị Quản lý nhà nước về đô thị là hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước thực thi pháp luật, can thiệp vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội như tổ chức khai thác và điều hoà việc sử dụng các nguồn lực (bao gồm tài nguyên thiên nhiên, tài chính và con người) nhằm đảm bảo pháp luật về lĩnh vực quản lý đô thị được thực hiện, tạo dựng, duy trì, và phát triển các điều kiện thuận lợi cho hình thức định cư con người ở đô thị hướng tới sự phát triển bền vững. 1.8. Nhận thức về tư duy nhiệm kì Theo ông Bùi Đức Lại, nguyên chuyên gia cao cấp của Ban Tổ chức Trung ương, tư duy nhiệm kỳ có một số biểu hiện sau: “Thích làm các việc hoành tráng, có tiếng, để ghi dấu ấn của cá nhân mình, khóa mình. Những việc đó thường là việc bề nổi, dễ làm, ngon ăn, nhưng không cơ bản. Để làm, họ bất chấp những điều kiện khách quan, những lãng phí gây ra... Tìm cách né tránh, trì hoãn những nhiệm vụ cơ bản nhưng thầm lặng, hoặc khó khăn cần nhiều tâm lực thời gian. Đùn đẩy trách nhiệm kết luận và xử lý những vấn đề gai góc nảy sinh trong nhiệm kỳ, vin cớ chuyện thuộc nhiệm kỳ trước để đẩy trách nhiệm cho khóa trước, người trước, hoặc vin cớ chưa chín muồi để gói lại, chuyển giao cho khóa sau. Nếu khóa sau cũng lặp lại cách làm này thì việc giải quyết vấn đề bị đẩy lùi vô thời hạn”. GS. TS Tô Duy Hợp - Nguyên Trưởng phòng Xã hội học nông thôn - Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam chỉ ra một triệu chứng khác của tư duy nhiệm kỳ: “Điều tôi cho là nguy hại nhất là xuất hiện tư duy nhiệm kỳ và thuyết hạ cánh an toàn ở các nhà quản lý. Tác hại của "tư duy nhiệm kỳ" là đầu nhiệm kỳ đề ra những "chương trình hành động" rất "hoành tráng" nhưng tổng kết nhiệm kỳ thì có "chương trình" không còn được nhắc đến vì vượt ra ngoài tầm của một địa phương. Tai hại hơn là nó tạo ra những "dự án chờ", mất lòng tin của dân. Trong thực tế không ít cấp uỷ trong nhiệm kỳ mới đề ra những công trình tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của nhiệm kỳ cũ còn làm dở bảo đảm nối mạch trong chương trình phát triển xã hội, tạo ra những bước phát triển vững chắc của địa phương. Nhiều đề án quy hoạch dễ thấy hình hài của tư duy nhiệm kỳ bởi mặc dù quy hoạch, nhưng người ta ít nhìn thấy tương lai trong đó, chỉ thấy những lợi ích nhãn tiền về bất động sản về các dự án cho một nhóm lợi ích. Câu nói của Tổng thống Mỹ Barack Obama đáng để suy ngẫm: “Thà làm một nhiệm kỳ tốt còn hơn hai nhiệm kỳ tồi”. Khi mỗi công dân có ngay trong mình lòng yêu nước, thì biểu hiện của tư duy nhiệm kỳ ở nghĩa tiêu cực nhất, sẽ hết đất sống. Người lãnh đạo thậm chí hy sinh danh vọng của nhiệm kỳ mình, để vì quyền lợi của dân như đã có tấm gương ông Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú trước đây. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã chọn những việc khó trong nhiệm kỳ của mình khi chỉ ra những việc cần làm ngay và chèo lái công cuộc Đổi Mới. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh chỉ làm một nhiệm kỳ, nhưng nhiệm kỳ gây dấu ấn không thể phai trong tâm thức người Việt Nam. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt dù lúc đương chức hay đã về hưu, lúc nào cũng thể hiện trọn vẹn một tấm lòng và trách nhiệm với đất nước và thời cuộc. Với những người lãnh đạo ái quốc, nhiệm kỳ với họ được hiểu đến trọn đời. Chương 2 GIẢI PHÁP GIẢM BỚT ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ DUY NHIỆM KÌ TRONG QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THI 2.1 Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị 2. 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trong phạm vi cả nước. 2. 2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị; chủ trì phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị. 2. 3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị. 2.4. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại địa phương theo phân cấp của Chính phủ. 2.2. Thanh tra quy hoạch đô thị 2.2.1. Thanh tra xây dựng thực hiện chức năng thanh tra quy hoạch đô thị. 2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra quy hoạch đô thị được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra. 2.3. Nhiệm vụ quy hoạch đô thị 2.3.1. Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị phải xác định tính chất, vai trò của đô thị, yêu cầu cơ bản cho việc nghiên cứu để khai thác tiềm năng, động lực phát triển, hướng phát triển, mở rộng đô thị, bố trí hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trong nội thị và khu vực ngoại thị; yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược. 2.3.2. Nhiệm vụ quy hoạch phân khu phải xác định phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch, chỉ tiêu dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; yêu cầu, nguyên tắc cơ bản về phân khu chức năng để bảo đảm phù hợp về không gian kiến trúc, đấu nối hạ tầng kỹ thuật với quy hoạch chung đã được phê duyệt và các khu vực xung quanh; yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược. 2.3.3. Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết phải xác định giới hạn về chỉ tiêu sử dụng đất, dân số; yêu cầu, nguyên tắc về tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu vực lập quy hoạch, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đã được phê duyệt và khu vực xung quanh; yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược. 2.3.4. Trường hợp quy hoạch để cải tạo, chỉnh trang đô thị, nhiệm vụ quy hoạch phải xác định yêu cầu nghiên cứu để bảo đảm đô thị hoặc khu vực lập quy hoạch phát triển cân bằng, ổn định, giữ gìn được không gian kiến trúc và nét đặc trưng của đô thị, nâng cao điều kiện sống của người dân. 2.3.5. Trường hợp quy hoạch đô thị mới, khu đô thị mới, nhiệm vụ quy hoạch phải xác định yêu cầu nghiên cứu để bảo đảm sự đồng bộ và hoàn thiện về hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và kết nối hạ tầng kỹ thuật bên ngoài đô thị, có không gian kiến trúc và môi trường sống hiện đại. 2.4. Rà soát quy hoạch đô thị 2.4.1. Quy hoạch đô thị phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Thời hạn rà soát định kỳ đối với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu là 5 năm, quy hoạch chi tiết là 3 năm, kể từ ngày quy hoạch đô thị được phê duyệt. 2.4.2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm rà soát quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. 2.4.3. Kết quả rà soát quy hoạch đô thị phải được báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị. 2.4.4. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố tác động đến quá trình phát triển đô thị, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị quyết định việc điều chỉnh quy hoạch đô thị. Nhìn chung rà soát, điều chỉnh quy hoạch là một công việc khó khăn, đòi hỏi những người đảm đương công việc này vừa công tâm, vừa trí tuệ. Có như vậy, mới xác định, phân loại được từng dự án cụ thể, giảm thiểu tối đa những tổn thất và hậu quả của việc dừng, tạm dừng các dự án. Kể cả với những dự án được tiếp tục thực hiện thì vẫn phải rà soát, cơ cấu lại. Những dự án khó xác định ranh giới giữa việc cho tiếp tục hay dừng thì phải tạm dừng. Những dự án nằm trong định hướng quy hoạch thì nhất thiết dừng thực hiện. Những dự án đã có quyết định đầu tư mà không nằm trong quy hoạch chung thì phải xem xét. 2.5. Trách nhiệm công bố công khai quy hoạch đô thị 2.5.1. Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn công bố công khai đồ án quy hoạch chung được lập cho thành phố, thị xã, thị trấn do mình quản lý. 2.5.2. Ủy ban nhân dân quận, huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương;, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn có trách nhiệm công bố công khai đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được lập cho các khu vực thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý. 2.6. Cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị 2.6.1. Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị các cấp có trách nhiệm cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị đã được phê duyệt cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu. 2.6.2. Việc cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị được thực hiện dưới các hình thức giải thích trực tiếp, qua phương tiện thông tin đại chúng và cấp chứng chỉ quy hoạch. 2.6.3. Các thông tin được cung cấp phải căn cứ vào đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị đã được phê duyệt và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị đã được ban hành. 2.6.4. Cơ quan cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị chịu trách nhiệm về tính chính xác của các tài liệu, số liệu do mình cung cấp. 2.7. Xem xét mô hình kiến Trúc sư trưởng  Trong dự thảo Luật quy hoạch đô thị có quy định về Kiến trúc sư trưởng, như sau: “1. Kiến trúc sư trưởng là chức danh được áp dụng tại các thành phố trực thuộc Trung ương và thành phố có tính chất đặc thù, có ý nghĩa quốc gia về văn hoá, lịch sử, nhằm bảo đảm sự thống nhất về không gian, kiến trúc, cảnh quan trong quá trình phát triển và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị, bản sắc của đô thị. 2. Kiến trúc sư trưởng có nhiệm vụ tư vấn, tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố trong việc tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch đô thị, xây dựng định hướng kiến trúc, xây dựng quy chế quản lý kiến trúc quy hoạch và các nhiệm vụ khác có liên quan đến quy hoạch, kiến trúc đô thị thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố. 3. Chính phủ quy định việc bổ nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của Kiến trúc sư trưởng. “ Tuy nhiên trong Luật Quy hoạch đô thi năm 2009 thì không có quy định mô hình Kiến trúc sư trưởng. Kiến trúc sư trưởng ở các nước phương tây là nơi tiếp nhận ý kiến của nhân dân và công khai ý tưởng của mình trước công chúng được ủng hộ. Việc thực hiện mô hình kiến trúc sư trưởng theo cách này sẽ có một số điểm tích cực sau: Thứ nhất, sẽ rút tăng cường nhân lực có trình độ chuyên môn cao để thực hiện nhiệm vụ tư vấn, tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trong việc tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch đô thị, xây dựng định hướng kiến trúc quy hoạch và các nhiệm vụ khác có liên quan đến quy hoạch kiến trúc đô thị thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Thứ hai, sẽ khắc phục được tư duy kiến trúc theo nhiệm kỳ, manh mún và quy hoạch theo dự án. Thứ ba, vừa phát huy được vai trò, trách nhiệm của cá nhân giỏi mà cụ thể ở đây là kiến trúc sư trưởng và những chuyên gia giúp việc, vừa tập trung được trí tuệ của tập thể thông qua ý kiến phản biện của hội đồng quy hoạch kiến trúc. Thứ tư, khắc phục được nhược điểm của mô hình kiến trúc sư trưởng mà đã thực hiện thí điểm trước đây ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, đó là vừa thực hiện chức năng tham mưu tư vấn, vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về quy hoạch. 2.8. Phải có tầm nhìn lãnh đạo, tư duy lãnh đạo phân minh để hạn chế tư duy nhiệm kì Tư duy nhiệm kỳ không chỉ làm nảy sinh thói vun vén lợi ích cục bộ mà còn ảnh hưởng tới tương lai lâu dài của đất nước khi nếu nó là nguyên nhân tạo ra những tình huống buộc"Quốc hội sắp hết nhiệm kỳ bàn về đề xuất của Chính phủ cũng sắp hết nhiệm kỳ" như lời đại biểu Dương Trung Quốc. Để thay đổi lối tư duy ấy, các nhà quản lý đô thị phải có tầm nhìn chiến lược và xuất phát từ thực tiễn và đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu chứ không hoàn thành cho xong nhiệm kỳ rồi "hạ cánh an toàn." Do đó cần phải bám vào thực tiễn, phải lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân. KẾT LUẬN Quy hoạch, quản lý đô thị phải có tầm nhìn xa trông rộng, phải có tầm chiến lược mang tính liên kết vùng và phù hợp với xu thế phát triển. Trước hết phải làm tốt quy hoạch tổng thể của từng đơn vị hành chính và vùng phụ cận. Điều này có nghĩa là việc lập quy hoạch một đô thị cần nằm trong quy hoạch tổng thể của quy hoạch hành chính mà đô thị đó trực thuộc cũng như các vùng xung quanh. Việc quy hoạch đô thị phải được điều chỉnh song song với tổng thể phát triển đô thị cả kinh tế - xã hội, đời sống của cộng đồng dân cư. Như vậy mới đảm bảo được việc phát triển đô thị theo quy hoạch có tính bền vững, đảm bảo lợi ích của người dân. Việc quy hoạch đô thị là việc làm cho tương lai, phải hết sức cẩn trọng. Tất cả các điều tra, tính toán đều phải được dự báo trước. Xác định nguyên tắc quản lý quy hoạch đô thị phải đi từ tổng quát đến cụ thể, thông qua quy trình từ quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đến quy hoạch chi tiết. Trong quy hoạch của từng đô thị, phải định rõ các khu chức năng, trong đó Nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc quản lý và thực hiện quy hoạch các khu chính trị - hành chính; đối với các khu chức năng khác, Nhà nước định hướng, tạo điều kiện để các tổ chức, doanh nghiệp được tham gia lập quy hoạch và đầu tư phát triển các dự án theo quy hoạch. Quy hoạch phải bảo đảm cho việc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ đô thị đồng bộ và phải đi trước, tạo tiền đề cho việc xây dựng và thực hiện các dự án. Giảm bớt ảnh hưởng tư duy nhiệm kì trong quy hoạch và quản lý đô thị nhằm bảo đảm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị, của tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động quy hoạch đô thị; phân định quản lý nhà nước và quản lý của nhà đầu tư; góp phần thúc đẩy cải cách hành chính trong quản lý quy hoạch đô thị phù hợp với tiến trình cải cách hành chính của Nhà nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieuluantuduynhiemkyqlnndothi.doc