Tiểu luận Việt Nam trong tổng thể Kinh tế Đông Nam Á, cơ hội và thách thức

LỜI MỞ ĐẦU Đông Nam Á là một khu vực có lịch sử lâu đời và trong quá trình phát triển của mình đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Các quốc gia trong khu vực là những nước có sự tương đồng trên nhiều lĩnh vực văn hoá - xã hội cũng như trình độ phát triển kinh tế. Chính vì vậy nhu cầu hợp tác, liên kết các quốc gia trong khu vực luôn được đặt ra ở các thời điểm lịch sử. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, trước xu thế toàn cầu hoá và đa cực hóa thế giới đang diễn ra nhanh chóng, nhu cầu về sự liên kết giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết Việt Nam là một nước đang phát triển rất cần vốn cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá. Hơn 10 năm đổi mới nền kinh tế, phù hợp với xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với việc gia nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN từ ngày 28/07/1995, tham gia Diễn đàn Châu Á - Thái Bình Dương APEC từ ngày 17/11/1998 và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc gia nhập ASEAN và khối mậu dịch tự do ASEAN (The Free Trade Area -AFTA) là một cố gắng của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế thế giới, qua đó cải thiện môi trường đầu tư thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN vào Việt Nam phát triển rất nhanh chóng, hiện đang đóng một vai trò nhất định đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Không chỉ các nước tư bản phát triển mà các nước ASEAN đều nhận thấy Việt Nam là một điạ chỉ khá hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Có thể thấy rằng, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về đất đai, tài nguyên, lao động và thị trường. Môi trường chính trị - kinh tế - xã hội khá ổn định. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế, năng xuất lao động xã hội, cơ sở hạ tầng còn thấp kém so với các nước thành viên ASEAN khác. Đề tài: Việt Nam trong tổng thể Kinh tế Đông Nam Á, cơ hội và thách thức MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG TÌNH HÌNH KINH TẾ CÁC NƯỚC ASAEN 6 A. ĐÔI NÉT VỀ HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ASEAN 1. VỀ MỤC TIÊU 2. VỀ CƠ CẤU NỀN KINH TẾ: 3. VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ PHẦN 2: VIỆT NAM TRONG TỔNG THỂ KINH TẾ ĐÔNG NAM Á A. TỔNG QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ ĐÔNG NAM Á 1. Tình hình về nền kinh tế Việt Nam hiện nay 2. Tình hình xuất - nhập khẩu B. BÁN PHÁ GIÁ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM 1. Các quy định của WTO về bán phá giá 2. Tình hình về các vụ kiện bán phá giá đối với Việt Nam 3. Các giải pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam C. VIỆT NAM TRONG KHU VỰC ASEAN 1. Campuchia 2. Inđônêxia 3. Philippin 4. Thái lan D. THUẬN LỢI & KHÓ KHĂN Những giải pháp để thúc đẩy những thuận lợi & giải quyết các khó khăn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay 1. Khó khăn 2. Thuận lợi 3. Giải pháp: PHẦN 3: NHẬN XÉT CHUNG 1 . KINH TẾ VIỆT NAM 2. TRONG TỔNG THỂ ĐÔNG NAM Á KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Việt Nam trong tổng thể Kinh tế Đông Nam Á, cơ hội và thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Nhận xét của giáo viên LỜI MỞ ĐẦU Đông Nam Á là một khu vực có lịch sử lâu đời và trong quá trình phát triển của mình đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Các quốc gia trong khu vực là những nước có sự tương đồng trên nhiều lĩnh vực văn hoá - xã hội cũng như trình độ phát triển kinh tế. Chính vì vậy nhu cầu hợp tác, liên kết các quốc gia trong khu vực luôn được đặt ra ở các thời điểm lịch sử. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, trước xu thế toàn cầu hoá và đa cực hóa thế giới đang diễn ra nhanh chóng, nhu cầu về sự liên kết giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết Việt Nam là một nước đang phát triển rất cần vốn cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá. Hơn 10 năm đổi mới nền kinh tế, phù hợp với xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với việc gia nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN từ ngày 28/07/1995, tham gia Diễn đàn Châu Á - Thái Bình Dương APEC từ ngày 17/11/1998 và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc gia nhập ASEAN và khối mậu dịch tự do ASEAN (The Free Trade Area -AFTA) là một cố gắng của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế thế giới, qua đó cải thiện môi trường đầu tư thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN vào Việt Nam phát triển rất nhanh chóng, hiện đang đóng một vai trò nhất định đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Không chỉ các nước tư bản phát triển mà các nước ASEAN đều nhận thấy Việt Nam là một điạ chỉ khá hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Có thể thấy rằng, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về đất đai, tài nguyên, lao động và thị trường. Môi trường chính trị - kinh tế - xã hội khá ổn định. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế, năng xuất lao động xã hội, cơ sở hạ tầng còn thấp kém so với các nước thành viên ASEAN khác. Đó chính là ký do để nhóm chúng em chọn đề tài “Việt Nam Trong Tổng Thể Kinh Tế Đông Nam Á”  nhằm tìm hiểu nhiều hơn về những ưu điểm, những hạn chế, của nước ta trong công cuộc xây dựng nền kinh tế XHCN và hội nhập với thế giới. PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG TÌNH HÌNH KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN A. ĐÔI NÉT VỀ HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asia Nations - viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, tổ chức này gồm 10 quốc gia thành viên. QUỐC KỲ QUỐC GIA THỦ ĐÔ NĂM GIA NHẬP DIỆN TÍCH(km²) DÂN SỐ (Triệu) MẬT ĐỘ NGÔN NGỮ Brunei Bandar Seri Begawan 1984 5.765 490.000 65/km² Tiếng Mã Lai Campuchia Phnom Penh 1999 181.035 13.388.910 78/km² Tiếng Khmer Indonesia Jakarta 1967 1.904.569 230.130.00 13/km² Tiếng Indo Lào Vientiane 1997 236.800 6.320.000 24/km² Tiếng Lào Malaysia Kuala Lumpur 1967 329.847 28.200.000 72/km² Tiếng Mã Lai Myanmar Naypyidaw 1997 676.578 50.020.000 81/km² Tiếng Myanmar Philippines Manila 1967 300.000 92.226.600 295/km² Tiếng Anh, Tagalog Singapore Singapore City 1967 707,1 4.839.400 6.619/km² Tiếng Quan Thoại, Anh & Tamil Thái Lan Băng Cốc 1967 513.115 63.389.730 126/km² Tiếng Thái Việt Nam Hà Nội 1995 331.690 88.069.000 248/km² Tiếng Việt Hiện nay đang còn một quốc gia mới độc lập đó là Ðông Timo, do chính phủ nước này đang trong qúa trình hình thành.Dự kiến năm 2012 sẽ gia nhập vào khối ASEAN. Đoàn kết & hợp tác vì một Asean hòa bình, ổn định, cùng phát triển MỤC TIÊU CHÍNH Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức q. tế khác Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục & tiến bộ xã hội của các nước thành viên (Sursory Association of South – East Asian Nations) 1. VỀ MỤC TIÊU 2. VỀ CƠ CẤU NỀN KINH TẾ: Nền kinh tế chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. 3. VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Nước 1990 1994 1996 1998 2000 Inđônêxia Malaixia Philippin Thái Lan Việt Nam Xingapore 9,0 9,0 3,0 11,2 5,1 8,9 7,5 9,2 4,4 9,0 8,8 11,4 7,8 10,0 5,8 5,9 9,3 7,6 13,2 -7,4 -0,6 -10,8 5,8 0,1 4,8 8,3 4,0 4,4 6,7 9,9 Các nước ASEAN có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Song, kinh tế phát triển chưa ổn định, dễ bị tác động từ bên ngoài. HDI MỘT SỐ NƯỚC ASEAN PHẦN 2: VIỆT NAM TRONG TỔNG THỂ KINH TẾ ĐÔNG NAM Á A. TỔNG QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ ĐÔNG NAM Á 1. Tình hình về nền kinh tế Việt Nam hiện nay Việt Nam đã hoàn thành hai mục tiêu khó khăn là chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững; đồng thời chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại. Năm 2009, kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 5,32%, vượt mục tiêu đề ra và đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực. Tỷ lệ đầu tư so với GDP năm 2008 là 41,3%; năm 2009 là 42,8%, nhưng tốc độ tăng GDP hai năm chỉ đạt 6,18% và 5,32% là chưa tương xứng. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và của nhiều ngành, nhiều sản phẩm còn thấp. R NHỮNG NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN 1 NHỮNG THÀNH TỰU CỦA NỀN KINH TẾ P Mỗi năm ngành Cơ khí Việt Nam sản xuất được trên 500 danh mục sản phẩm với tổng khối lượng hàng vạn tấn. P Năm 2008, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 20%. P Năm 2008 du lịch đã đóng góp 4,99% vào GDP; thu hút được 250 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký gần 4,5 tỷ USD P Năm 2009, Dầu khí đã hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu. Dầu thô vượt 2,8% kế hoạch; khai thác khí đạt trên 8 tỷ m3, vượt 0,1%, tăng 7% so với năm 2008; sản xuất phân đạm vượt 2%. DẦU KHÍ CN. T.TIN CƠ KHÍ 2. Tình hình xuất - nhập khẩu Xuất nhập khẩu là một ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa. Từ 1 nước phải sống nhờ vào hàng viện trợ và nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực mỗi năm,VN bỗng trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới,thứ nhất về xuất khẩu hạt tiêu,thứ hai về cà phê và hạt điều,thứ tư về cao su…thực sự khẳng định vị trí cường quốc xuất khẩu nông sản…Hàng VN đã có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo Bộ công thương,đến nay,đã có gần 40000 doanh nghiệpVN hoạt đông xuất nhập khẩu trực tiếp,tăng khoảng 1000 lần so với năm 1986.Số mặt hang xuất khẩu cũng tăng,từ 4 nhóm là dầu thô,thủy sản,gạo ,dệt may lên tới 40 nhóm mặt hang.Năm 2007,”câu lạc bộ 1tỷ USD”đã có 10 thành viên, trong đó có 3 nhóm hàng trên 3 tỷ USD, 2 nhóm hàng trên 2 tỷ USD, xứng đáng nằm trong Top 50 quốc gia có nền ngoại thương lớn của thế giới. Chính sách tự do hoá thương mại, xoá bỏ độc quyền ngoại thương, mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu là bước đột phá tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động ngoại thương, đẩy nhanh tăng trưởng xuất khẩu trên cả nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta năm 2001 đã đạt tới 31,2 tỷ USD, nghĩa là xấp xỉ với tổng giá trị GDP, trong đó giá trị xuất khẩu khoảng 15 tỷ. Trước thập kỷ 1990, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP của nước ta chỉ vào khoảng 30%. §.Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ª.Nhóm hàng khoáng sản ,nhiên liệu Sản lượng xuất khẩu dầu thô và than đá tăng trưởng ko ổn định,khối lượng xuất khẩu dầu thô chỉ tăng nhẹ trong mấy năm đầu của giai ddoanj2001-2006 sau đó giảm dần.Sở dí có sự tụt giảm đó là do các mỏ dầu cũa dần cạn kiệt trong khi việc tham dò và mua lại ,mỏ dầu mới của các nước khác ko mấy tiển triển ª.Nhóm hàng nông lâm ,thủy sản Trong vòng 7 năm 2001-2007 giá trị xuất khẩu mặt hang này đã tăng lên gần gấp 3 lần.Đây là những mặt hang chịu nhiều tác động của thị trường thế giới.những năm 2001-2003,do ảnh hưởng của kinh tế thế giới sụt giảm,nhu cầu về nông sản,thủy sản giảm hang loạt mặt hang xuất khẩu chủ lực của VN.Kim ngạch xuất khẩu tăng rất chậm trong giai đoạn này.Sau đó giá trị xuất khẩu các mặt hàng này tăng nhanh. ª.Nhóm hàng chế biến Giá trị gia tăng xuất khẩu của nhóm hang này chưa cao Năm 2007 - 2008, tốc độ xuất khẩu tăng nhanh hơn 2 lần so với tốc độ tăng GDP; tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu cao gấp 1,6 lần so với tổng giá trị GDP. Gia nhập WTO, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam duy trì và mở rộng cả thị trường truyền thống và thị trường xuất nhập khẩu lớn của thế giới như Mỹ, EU và Nhật Bản, đến năm 2008 Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 230 nước trên thế giới, trong đó hàng hoá của ta xuất sang 219 nước Năm 2009 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước trong 8 tháng đầu năm đạt 79,13 tỷ USD, giảm 22,7% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, xuất khẩu là 37,06 tỷ USD, giảm 14,6% và nhập khẩu là 42,08 tỷ USD, giảm 28,7%.  Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại 8T/2009 những tháng cuối năm 2009 và trong tháng 2/2010 đơn giá xuất khẩu gạo đạt 581USD/tấn. Hết tháng 2/2010, lượng gạo xuất khẩu đạt 733 nghìn tấn, giảm 29,5%, trị giá là 410 triệu USD, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm trước. Biểu đồ 1: Lượng và đơn giá xuất khẩu gạo từ tháng 8/2008 đến tháng 2/2010 Kim ngạch nhập khẩu 2 tháng/2010 tăng 3,39 tỷ USD so với cùng kỳ 2009 với tất cả các mặt hàng tăng trưởng dương. Một nửa trong số đó tăng trên 60% và 8 nhóm tăng trên 100% như: nguyên phụ liệu thuốc lá tăng 187%, thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 139,6%, cao su tăng 104,9%, bông tăng 186,3%, đá quý và kim loại quý tăng 1302%, kim loại thường tăng 127,4%, sản phẩm từ kim loại thường tăng 105,4%, linh kiện và phụ tùng ô tô tăng 156,6%. Biểu đồ 2: Nhập siêu của Việt Nam chủ yếu là ở các thị trường gần, chưa phải là nơi có công nghệ nguồnTổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của nước ta đã gia tăng nhanh chóng trong những năm qua. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đã tăng từ 2,4 tỷ USD trong năm 1990 lên trên 5,4 tỷ USD năm 1995, lên gần 14,5 tỷ USD năm 2000, lên gần 32,5 tỷ USD năm 2005, lên trên 39,8 tỷ USD trong năm 2006 và đạt 47,5 tỷ USD trong năm 2007. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP cũng tăng nhanh từ 30,8% năm 1990 lên 46,5% năm 2000, lên 61,3% năm 2005, lên 65% năm 2006 và 67% năm 2007 - thuộc loại cao so với các nước (đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN, đứng thứ 5 ở châu á và thứ 8 trên thế giới). B. BÁN PHÁ GIÁ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM 1. Các quy định của WTO về bán phá giá Theo Hiệp định về chống bán phá giá của WTO (ADP) bán phá giá là việc bán một hàng hoá nào đó với giá thấp hơn giá của nó trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu. Nói một cách đơn giản, để xác định hành động bán phá giá ta phải so sánh giá cả ở hai thị trường. Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định giá hàng hoá ở thị trường nước xuất khẩu (giá trị bình thường) và giá ở thị trường nước nhập khẩu (giá xuất khẩu) để tạo ra cơ sở chính xác cho sự so sánh giá trên hai thị trường là khá phức tạp.  2. Tình hình về các vụ kiện bán phá giá đối với Việt Nam  Ngày nay, đứng trước thách thức về cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nội địa, các quốc gia đã tăng cường sử dụng các công cụ bảo hộ ngày càng tinh vi thông qua các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng của WTO, trong đó có thuế chống bán phá giá.Vì vậy, các vụ kiện bán giá xảy ra trên thế giới ngày càng tăng về số lượng chủ thể tham gia và ngày càng mở rộng phạm vi hàng hoá áp dụng. Việt Nam tính đến tháng 3/2006 đã phải đối phó với 21 vụ kiện chống bán phá giá, trong đó có 13 vụ Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá. EU là nước khởi kiện Việt Nam nhiều nhất (8 vụ) với mức thuế cao nhất lên đến 93% đối với mặt hàng Oxyde kẽm. Điều đáng chú ý là số lượng các cuộc điều tra chống bán phá giá tăng mạnh trong thời gian gần đây. Nếu trong giai đoạn 1994-2001, Việt Nam chỉ chịu 1-2 vụ kiện/năm thì đến năm 2004 phải đối phó với 7 vụ kiện liên tiếp liên quan đến nhiều mặt hàng công nghiệp xuất khẩu. Dự báo, các vụ kiện bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sẻ còn tiếp tục xảy ra không chỉ từ các nước phát triển mà còn từ các nước đang phát triển. Đối với các mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao vào một số thị trường cũng sẽ có nguy cơ đối đầu với các vụ kiện bán phá giá trong thời gian tới.  3. Các giải pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam  Để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, cần phải thực hiện các giải pháp sau:  3.1. Chủ động phòng chống các vụ kiện bán phá giá của nước ngoài  - Chính phủ tích cực triển khai đàm phán song phương,đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, do đó không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với Việt Nam. - Dự báo danh mục các ngành hàng và các mặt hàng Việt Nam có khả năng bị kiện phá giá trên cơ sở rà soát theo tình hình sản xuất,xuất khẩu từng ngành hàng của Việt Nam và cơ chế chống bán phá giá của từng quốc gia để từ đó có sự phòng tránh cần thiết. - Xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và đa phương hoá thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một nước vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện bán phá giá. Theo hướng đó các doanh nghiệp cần chú trọng đến các thị trường lớn (Trung Quốc, Nhật Bản..) các thị trường mới nổi (Hàn Quốc, Úc..) các thị trường mới (SNG, Trung Đông, Nam Phi...). Bên cạnh đó cần tăng cường khai thác thị trường nội địa - một thị trường có tiềm năng phát triển. Đây là những kinh nghiệm ta đã rút ra được từ các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa của Mỹ trước đây. - Tăng cường áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh bằng giá thấp. Đó là phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các dịch vụ hậu mãi, tiếp thị quảng cáo, áp dụng các điều kiện mua bán có lợi cho khách hàng... - Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu,về luật thương mại quốc tế,luật chống bán phá giá của các nước... và phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết nhằm tránh những sơ hở dẫn đến các vụ kiện.  3.2. Các giải pháp đối phó với vụ kiện chống bán phá giá đã xảy ra  * Về phía chính phủ: cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong kháng kiện - Thành lập quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp kháng kiện. - Cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết về các thủ tục kháng kiện, giới thiệu các luật sư giỏi ở nước sở tại có khả năng giúp cho doanh nghiệp thắng kiện...  * Về phía các hiệp hội ngành hàng: cần phát huy vai trò là tổ chức tập hợp và tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực kháng kiện của các doanh nghiệp. - Thông qua hiệp hội quy định hành vi bảo vệ lẫn nhau, phối hợp giá cả trên thị trường, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh có thể tạo ra cớ gây ra các vụ kiện của nước ngoài. - Thiết lập cơ chế phối hợp trong tham gia kháng kiện và hưởng lợi khi kháng kiện thành công để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia kháng kiện. + Tổ chức cho các doanh nghiệp nghiên cứu thông tin về giá cả,định hướng phát triển thị trường, những quy định pháp lý của nước sở tại về chống bán phá giá... để các doanh nghiệp kháng kiện có hiệu quả giảm bớt tổn thất do thiếu thông tin.   * Về phía các doanh nghiệp: cần chủ động theo đuổi các vụ kiện khi bị nước ngoài kiện bán phá giá. - Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định của luật pháp và chuẩn mực quốc tế, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tình hình kinh doanh nhằm chuẩn bị sẵn sàng các chứng cứ, các lập luận chứng minh không bán phá giá của doanh nghiệp, tổ chức nhân sự, dự trù kinh phí, xây dựng các phương án bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp... - Tạo ra những mối liên kết với các tổ chức để vận động hành lang nhằm lôi kéo những đối tượng có cùng quyền lợi ở nước khởi kiện ủng hộ mình. - Chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện thực hiện cam kết giá nếu doanh nghiệp thực sự có hành vi phá giá, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cùng ngành hàng của nước nhập khẩu.  Có thể thấy, trong thời gian gần đây và việc một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đã bước đầu có được chỗ đứng vững chắc tại các thị trường lớn đã dẫn đến khả năng các vụ kiện chống bán phá giá ngày càng gia tăng. Điều này về lâu dài sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực do các vụ kiện bán phá giá gây ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần có các biện pháp không chỉ ứng phó có hiệu quả mà phải chủ động ngăn ngừa những nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá. Đó là phải thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và thị trường xuất khẩu, tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành hàng, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về thông tin, tiến hành cam kết giá khi cần thiết. C. VIỆT NAM TRONG KHU VỰC ASEAN 1. Campuchia Campuchia là nước nông nghiệp (20% diện tích là đất nông nghiệp, 75% dân số làm nghề nông), sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, lạc, cao su, thuốc lá…; có nhiều tài nguyên quý hiếm như dầu mỏ, gỗ, đá quý, hồng ngọc, vàng, bô-xít.... Khu đền Angkor được xếp là một trong số các kỳ quan nổi tiếng của thế giới. Kinh tế Cămpuchia bắt đầu phát triển từ những năm 90 khi nền kinh tế thị trường được thiết lập. Từ năm 2000 đến năm 2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 6,4%; năm 2005, đạt mức tăng trưởng kỷ lục là 13,4%, trong đó 4 lĩnh vực phát triển nhanh là dệt may, nông nghiệp, du lịch và xây dựng. Ngành công nghiệp của Campuchia còn yếu kém, chủ yếu dựa vào đầu tư và viện trợ của nước ngoài. Hàng năm, Campuchia phải nhập siêu hàng trăm triệu USD. Để phát triển kinh tế, trong Chiến lược Tứ giác, Chính phủ nhiệm kỳ 3 đề ra 4 nhiệm vụ là: P Phát triển nông nghiệp; P Khôi phục, phát triển hạ tầng cơ sở; P Tăng cường khu vực cá thể nhằm thu hút đầu tư, tạo việc làm; P Phát triển nguồn nhân lực. Một vài số liệu năm 2005: Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 13,4%. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): 4,729 tỷ USD. + Xuất khẩu: 2,663 tỷ USD; riêng ngành dệt may đạt 2,1 tỷ USD (tăng 12,6% so với năm 2004 và gấp 3 lần so với năm 1999). + Nhập khẩu: 3,538 tỷ USD. + Nông nghiệp: tăng 13,1%; trong đó, sản xuất lúa tăng 27%, đạt 5,9 triệu tấn (xuất khẩu trên 800.000 tấn, mức cao nhất kể từ năm 1968). + Du lịch: tăng 16%, đạt 1,4 triệu khách, thu trên 1 tỷ USD. + Xây dựng: tăng 19,2%. - Cơ cấu kinh tế (trong GDP): nông nghiệp 35%, công nghiệp 30%, dịch vụ 35%. - Bình quân đầu người: 350 USD. - Dự trữ vàng và ngoại tệ: 1,145 tỷ USD. - Nợ nước ngoài: 955 triệu USD, chủ yếu của WB và ADB. - Lực lượng lao động: khoảng 7 triệu người. - Tỷ lệ lạm phát: 5,8%. Biểu đồ GDP của Việt Nam và Campuchia theo tài liệu: Năm 2004 2005 2006 2007* 2008* Việt Nam 7,8% 8,4% 8,2% 8,3% 8,5% Campuchia 10% 13,4% 10,4% 9,5% 9,0% 2. Inđônêxia Việt Nam và Inđônêxia thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30/12/1955, đến nay, quan hệ giữa hai nước không ngừng phát triển toàn diện. Hai nước đã ký Hiệp định về hợp tác văn hóa, thương mại và các thỏa thuận trong nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, khuyến khích và bảo đảm đầu tư, vận tải biển, vận chuyển hàng không dân dụng, hợp tác lâm nghiệp; Nghị định thư Bổ sung Hiệp định Hợp tác Kinh tế - Khoa học kỹ thuật; Hợp tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm; Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác hữu nghị và toàn diện bước vào thế kỷ XXI... Các Hiệp định và thỏa thuận hợp tác trên đã góp phần quan trọng, nâng mối quan hệ hai nước trở thành đối tác chiến lược và toàn diện. Hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển, trong đó kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường này có chiều hướng tăng, nhập siêu giảm. Với mức tăng trưởng kinh tế trung bình đạt trên 7%/năm. Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng của Inđônêxia, còn Inđônêxia với dân số trên 200 triệu người, có nền kinh tế đang phát triển tương đồng với Việt Nam, cũng có nhiều tiềm năng cùng hợp tác với Việt Nam để tăng cường xuất khẩu sang thị trường các nước, nhất là Mỹ. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Inđônêxia đạt khoảng 1,3 tỉ USD và đến năm 2010 có thể lên tới 1,75 tỉ USD. Nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Inđônêxia có khối lượng ngày càng tăng như dầu thô tăng 11,7%; gạo tăng 7,14 lần; cà phê tăng 45 lần; chè tăng 3,8 lần; cao su tăng 1,25 lần... Riêng mặt hàng lạc nhân, sau nhiều năm mất thị trường, nay đã lại xuất được hơn 5.000 tấn với trị giá trên 3,5 triệu USD. Những mặt hàng mới như đường, gốm sứ của Việt Nam cũng đã có chỗ đứng tại thị trường Inđônêxia, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Inđônêxia có cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu tương tự như Việt Nam, trong đó sản phẩm thế mạnh của Việt Nam xuất sang Inđônêxia là gạo và dầu thô; sản phẩm thế mạnh của Inđônêxia xuất sang Việt Nam là một số mặt hàng phục vụ sản xuất công nghiệp như hóa chất, bột giấy, nguyên phụ liệu dệt may, da, v.v...Đặc biệt là mặt hàng phân bón. Thực tế những năm qua, lượng phân bón mà Việt Nam đã nhập từ Inđônêxia rất lớn. Năm 2007, Bộ Nông nghiệp Inđônêxia đã ký hiệp định hợp tác với Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) trong việc chuyển giao các công nghệ canh tác giống lúa mới để giúp Inđônêxia tăng thêm 2 triệu tấn thóc và đạt mức tăng trưởng bình quân 5%/năm trong những năm tiếp theo. Hiệp định này có thời hạn trong 3 năm, tập trung vào 3 lĩnh vực chính là hỗ trợ chương trình tăng sản lượng thóc của Chính phủ Inđônêxia, hợp tác nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực. Các hoạt động hỗ trợ bao gồm việc giúp lai tạo các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt và chịu được sâu bệnh; xây dựng chiến lược và cơ cấu trồng lúa lai và phát triển các giống lúa có khả năng chịu úng, hạn và nhiệt độ thấp ở các khu vực vùng cao. Về lĩnh vực hợp tác nghiên cứu, hai bên sẽ tăng cường nghiên cứu phát triển và sử dụng an toàn giống lúa biến đổi gien tại Inđônêxia, cải thiện chất lượng và giá trị dinh dưỡng của các loại thóc thông qua sử dụng kỹ thuật xử lý giống và quan tâm đặc biệt đến việc trồng lúa tại các vùng đất khô hạn, bạc màu. Ngoài ra, hai bên cũng đẩy mạnh các chương trình đào tạo tại chức, đào tạo sau đại học, trao đổi các nhà khoa học và tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn. Hai bên cũng thảo luận sự hợp tác phát triển ngành cà phê, đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng cũng như các gỉải pháp nhằm bình ổn giá cà phê trên thị trường thế giới ở mức hợp lý và có lợi nhất, vì Việt Nam và Inđônêxia là hai quốc gia sản xuất cà phê vối (robusta) đứng đầu thế giới. Tháng 5/2008, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Văn Bàng đã trao Công hàm cho đại diện Đại sứ quán Inđônêxia tại Việt Nam thông báo Chính phủ Việt Nam quyết định viện trợ khẩn cấp 1.000 tấn gạo cho các nạn nhân vụ động đất tại Yogyakarta (Inđônêxia), đồng thời sẵn sàng cử chuyên gia y tế sang Inđônêxia giúp đỡ cứu hộ các nạn nhân. Về đầu tư, Inđônêxia tập trung đầu tư vào Việt Nam theo các lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, khai thác than, ngân hàng, khách sạn, chế biến xuất khẩu gỗ, sản xuất sợi polyeste và hoạt chất tẩy rửa, may mặc và dịch vụ dầu khí. Tính đến năm 2007, tổng số vốn Inđônêxia đầu tư vào Việt Nam đạt trên 137,5 triệu USD với 13 dự án. Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã ký hợp đồng khung với 2 công ty là PT Berau Inđônêxia và Maintime Hồng Kông tại Inđônêxia, để mua than cho các dự án nhiệt điện. Để tạo thuận lợi cho hợp tác thương mại giữa hai nước, Việt Nam sẽ không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng mở cửa, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp Inđônêxia xuất và nhập khẩu. Bên cạnh đó, hơn 90% số dòng thuế của Việt Nam đã nằm trong danh mục cắt giảm đúng theo cam kết. Kim ngạch XK Việt Nam – Inđônêxia đạt 113,038 triệu USD, tăng 29,16% so với cùng kỳ năm trước. Tóm tắt xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia quý I/2009 ĐVT: 1.000 USD Tên hàng Thực hiện QI/09 Tăng, giảm (%)so với QI/ 2008 Hàng thuỷ sản 1.148 +53,06 Hàng rau quả 5.278 +35,33 Cà phê 1.125 -56,73 Chè 461 +02,40 Gạo 6.037 -01,03 Than đá 1.320 Sản phẩm hoá chất 1.777 Sản phẩm chất dẻo 1.957 -11,04 Cao su 77 -95,90 Sản phẩm từ cao su 446 Giấy và các sản phẩm từ giấy 896 Hàng dệt, may 11.610 +84.28 Giầy dép các loại 1.484 +06,0 Sắt thép các loại 5.523 Sản phẩm từ sắt thép 2.260 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 752 -24,80 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 3.683 Phương tiện vận tải và phụ tùng 4.808 Dầu thô 27.713 Các mặt hàng khác 34.683 Tổng cộng 113.038 +29,16 Kết thúc quý I/2009, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Indonesia đạt 113,038 triệu USD, tăng 29,16 % so với cùng kỳ năm trước. Tóm tắt nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Indonesia Quý I năm 2009 ĐVT : 1.000 USD Tên hàng Ước T/h QI/09 Tăng, giảm (-)% so QI/2008 Hàng Thuỷ sản 3.826 Dầu mỡ động thực vật 31.635 -66,47 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 4.107 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 9.899 +119,9 Nguyên phụ liệu thuốc lá 1.121 -75,0 Sản phẩm khác từ dầu mỏ 128 Hoá chất 14.097 +1,05 Sản phẩm hoá chất 7.923 -05,67 Dược phẩm 2.832 +71,63 Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 2.652 -34,51 Chất dẻo nguyên liệu 7.643 -20,38 Sản phẩm từ chất dẻo 7.077 Cao su 1.486 -38,08 Sản phẩm từ cao su 745 Gỗ và sản phẩm từ gỗ 2.851 -5,0 Giấy các loại 30.255 -20,59 Sản phẩm từ giấy 967 Bông các loại 1.622 -09,80 Xơ, sợi dệt các loại 10.401 -27,77 Vải các loại 6.487 -1,71 Nguyên phụ liệu, dệt, may, da, giầy 4.122 -32,97 Sắt thép các loại 30.457 +14,71 Sản phẩm từ sắt thép 6.909 Kim loại thường khác 5.767 -26,06 Sản phẩm từ kim loại thường khác 690 Máy vi tính, sản phẩm điện từ và linh kiện 10.201 -48,08 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 13.272 -58,06 Dây điện và dây cáp điện 478 Ô tô nguyên chiếc các loại 478 Linh kiện, phụ tùng ô tô 10.499 -43,55 Linh kiện, phụ tùng xe máy 5.188 -27,90 Các mặt hàng khác 37.194 Cộng 272.531 -39,21 Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Indonesia quý I/09 thực hiện 272,531 triệu USD, giảm 39,21 % so với cùng kỳ năm trước. 3. Philippin Việt Nam và Philippines hiện là 2 thị trường đầu tư hấp dẫn nhất khu vực châu Á trong thời điểm này”, đó là nhận định do các chuyên gia phân tích kinh tế thuộc tờ Nikkei Weekly Sau khi kết thúc Hội thảo Nikkei thứ 13 với chủ đề “Tương lai của châu Á” một tuần trước đây, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng hai quốc gia hiện đang thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất trong khu vực là Việt Nam và Philippines. Đối với Việt Nam, các chuyên gia kinh tế của Nikkei Weekly nhận định “đây là một thị trường mới, đầy tiềm năng phát triển trong vòng 5 năm tới. Việt Nam thực sự gây được tiếng vang trong dư luận thế giới với mức tăng trưởng lên tới 8% năm 2006. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO được coi như một cánh cửa rộng mở đón các nhà đầu tư ồ ạt “viếng thăm”. Chỉ trong những tháng đầu năm 2007, số dự án đầu tư vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt phải kể đến là tập đoàn chuyên kinh doanh hàng tiêu dùng bán lẻ Lotte Group của Hàn Quốc mới đây đã quyết định mở một Trung tâm thương mại khổng lồ tại TP.HCM, thu hút hàng trăm công ty khác cùng góp vốn tham gia. Philippines vốn gây được sự chú ý của các doanh nghiệp nước ngoài trong suốt hơn năm năm qua nhờ chính sách mở cửa kinh tế rất thông thoáng và hiệu quả của nữ Tổng thống Gloria Macapagal-Arroyo. Theo lời ông Domingo Siazon Jr, Đại sứ Philippines tại Nhật Bản thì trong năm năm (từ 2001 đến 2006), nền kinh tế Philippines tăng trung bình 4,34 % /năm, mức tăng trưởng trung bình cao nhất trong vòng 18 năm qua. Dù từng là quốc gia giàu có thứ hai ở châu Á, sau Nhật Bản, Philippines dần trở thành một trong những nước nghèo nhất trong vùng từ khi giành lại độc lập năm 1946. Vì giảm nhu cầu đối với các sản phẩm của Philippines, Hoa Kỳ đã rút đi và tham nhũng, suy sụp kinh tế đã tăng lên mạnh mẽ trong những năm đầu thập niên 1980. Khoảng 10% GNP bị mất vì tham nhũng và những "người bạn tư bản" (crony capitalism) trong giai đoạn này. Phục hồi kinh tế đã diễn ra khá mạnh mẽ, nhưng so với các nước Đông Á khác, tốc độ này vẫn còn chậm. Xếp hạng hiện tại của Philippines là 118 trong tổng số 178 nước GDP theo đầu người (danh nghĩa). Trong thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, kinh tế Philippines đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Điều này càng trầm trọng hơn vì giá cả tăng cao, lạm phát, và thiên tai. Tăng trưởng kinh tế giảm từ 5% năm 1997 xuống 0.6% năm 1998, nhưng đã hồi phục tới khoảng 3% năm 1999 và 4% năm 2000 và tới năm 2004, lên hơn 6% trên năm. Chính phủ đã hứa hẹn sẽ tiếp tục cải cách kinh tế để đạt mức tăng trưởng tương đương với các nước công nghiệp mới ở Đông Á. Những nỗ lực nhằm cải thiện kinh tế đã bị ngăn cản bởi một khoản nợ công cộng lên tới 77% GDP. Ngân sách cho các khoản nợ còn cao hơn ngân sách cho giáo dục và quốc phòng cộng lại. Nguồn thu không đồng đều cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Chiến lược của chính phủ cho một sự phục hồi kinh tế gồm cải thiện hạ tầng, kiểm tra hệ thống thuế để tăng thu nhập cho chính phủ, giảm can thiệp và tăng cường tư nhân hoá nền kinh tế, tăng giao thương với các nước trong vùng. Những triển vọng tương lai phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế của hai đối tác thương mại chính, Hoa Kỳ và Nhật Bản, và một cơ cấu hành chính rõ ràng cũng như các chính sách thích hợp của chính phủ. Philippines phần lớn vẫn là nước đang phát triển với nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, nhưng công nghiệp nhẹ và dịch vụ cũng đã dần tăng cao. Trong những năm gần đây, nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực trả lời điện thoại và xử lý thông tin (BPO) đã di chuyển sang Philippines, mang lại hàng nghìn công việc và cải thiện dịch vụ của họ với nhiều khách hàng, trong số đó có cả các công ty nằm trong danh sách Fortune 500. Philippines có một trong những nền công nghiệp BPO phát triển nhất châu Á. Đồng peso Philippines được Forbes coi là đồng tiền được quản lý tốt nhất năm 2005. Một luật thuế giá trị gia tăng (E-VAT) mở rộng mới đã được áp dụng từ ngày 1 tháng 11 năm 2005, như một biện pháp nhằm cắt giảm nợ nước ngoài và cải thiện các dịch vụ chính phủ như giáo dục, sức khoẻ, phúc lợi xã hội, và xây dựng đường xá. 4. Thái lan GDP của Thái Lan năm 2002 là 107,2 tỷ euro, theo đầu người là 1.700 euro. Tỷ trọng các ngành kinh tế: 46.7% dịch vụ, 44.3% công nghiệp, 9% nông nghiệp P Nền kinh tế của Thái Lan phụ thuộc vào xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu chiếm 60% GDP. P Khoảng 60% lực lượng lao động của Thái Lan làm trong ngành nông nghiệp. D. THUẬN LỢI & KHÓ KHĂN Những giải pháp để thúc đẩy những thuận lợi & giải quyết các khó khăn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 1. Khó khăn P Tốc độ phục hồi của nền kinh tế còn chậm, đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn, vẫn hoạt động trong trạng thái “cầm cự” để tồn tại. Nền kinh tế vẫn còn có nguy cơ tiềm ẩn tái lạm phát P Việt Nam hai năm 2007-2008 liên tiếp gặp lạm phát cao, và đầu năm 2009 bị gặp suy giảm kinh tế thế giới tác động mạnh, quý I/2009 dấu hiệu suy giảm nền kinh tế của ta đã lộ rõ. Tốc độ tăng GDP 3,1%, công nghiệp xây dựng tăng 1,5% là mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Xuất khẩu chỉ  tăng 2,4%... cộng với tình  hình khách quốc tế đến giảm 16%, vốn FDI đăng ký giảm 40%. Đặc biệt, thất nghiệp tăng mạnh, 5 triệu lao động ở các làng nghề mất việc trong năm 2009, dự khiến khoảng 400 – 500 ngàn lao động khu vực DN sẽ mất việc làm trong năm nay...  Việt Nam công bố tỷ lệ lạm phát quý I/2009 đạt gần 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái do giá tiêu dùng tiếp tục giảm từ độ cao kỷ lục năm 2008. Lạm phát 14,47% chủ yếu do giá thực phẩm tăng mạnh. Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), quý I/2009, giá thực phẩm tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo ước tính của TCTK, so với tháng 2, giá tiêu dùng tháng 3 giảm 0,17%, còn giá thực phẩm giảm 0,46%. Tổng cục thống kê cho biết trong quý I năm nay, giá vật liệu xây dựng và nhà đất tăng 5,25% so cùng kỳ năm ngoái. Giá đồ uống và thuốc lá tăng 13,31% trong quý I và 0,35% vào tháng 3 so với tháng 2. P Các hậu quả của thiên tai và của thời kỳ chiến tranh để lại 2. Thuận lợi Việt Nam có một môi trường đầu tư thuận lợi dựa trên các yếu tố sau: - Nguồn nhân lực dồi dào với chi phí thấp, tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh - Thị trường nội địa có tiềm năng to lớn, đang phát triển nhanh chóng. - Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng; - Môi trường đầu tư ổn định. Chính sách ưu đãi đầu tư tạo thuận lợi cho nhà đầu tư - Có vị trí địa lý thuận lợi: + Có thềm lục địa và bờ biển trải dài từ bắc đến nam + Ở gần vị trí trung tâm Đông Nam Á và các tuyến đường hang hải quốc tế: có thể liên hệ kinh tế với nhiều nước Châu Á 3. Giải pháp: - Nâng cao khoa học kỹ thuật công nghệ, kêu gọi đầu tư nước ngoài - Giải pháp tiếp theo là thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán. - Mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế cả về chiều rộng và chiều sâu, giữ vững và cải thiện thị trường xuất khẩu đã có, đồng thời tích cực khai thác “thị trường lách” ở tất cả các nước đối với những mặt hàng ta có ưu thế xuất, họ có nhu cầu nhập để tăng kim ngạch xuất trong những năm tới. Do đó, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế đối với nước ta hiện nay là rất quan trọng. - Thúc đẩy đầu tư phát triển mạnh mẽ sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cả ở thị trường trong nước và thị trường thế giới Năm 2009 là năm có rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng nhờ sự đồng tâm hiệp lực, Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng, kinh tế đã thoát khỏi suy giảm và đạt tốc độ tăng trưởng khá, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Cụ thể như xuất khẩu gạo cả năm đạt khoảng 6 triệu tấn, mức cao nhất từ trước tới nay. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 708,5 nghìn tỷ đồng, bằng 42,2% GDP, tăng 16% so với năm 2008. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) dự kiến cả năm tăng khoảng 5,2%, đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Tổng số chi cho an sinh xã hội tăng 62% so với năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, đến cuối năm còn khoảng 11%. - Nâng cao khoa học kỹ thuật. PHẦN 3: NHẬN XÉT CHUNG 1 . Kinh tế Việt Nam Mặc dù Việt Nam đã và đang tiếp tục tạo dựng được một vị thế vững vàng và triển vọng phát triển sáng sủa như vậy, song nghiêm túc nhìn nhận, chúng ta còn phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, cao hơn nữa để đến năm 2020 mới có thể thực hiện được mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX (2001) đã đề ra là trở thành nước công nghiệp. Trước mắt, chúng ta cần phải nỗ lực phấn đấu vượt qua một số trở ngại, thách thức lớn nhất sau đây trong tiến trình hội nhập ASEAN nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung   Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã duy trì liên tục được sự tăng trưởng khả quan, vào loại nhanh thứ hai ở châu Á, chỉ sau có Trung Quốc, song có điều chưa thể hoàn toàn yên tâm với thành tích này vì nỗi lo về nguy cơ tụt hậu vẫn còn đó. Các số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê vào năm 2004 đã cho thấy, nếu xét theo GDP thực tế, Việt Nam hiện vẫn chỉ ở vị trí xếp hạng lớn thứ 7 trong khối 10 nước ASEAN (ta chỉ đứng trước Brunây, Campuchia và Lào) và đứng thứ 58 trên thế giới, vẫn thuộc vào nhóm nước nghèo.  Việc đánh giá về trình độ phát triển kinh tế có thể căn cứ vào chỉ tiêu GDP (GDP là tổng sản phẩm quốc nội = C + I + G + (Ex - Im) tức là = tiêu dùng + đầu tư + chi tiêu của chính phủ + xuất khẩu ròng, trong đó xuất khẩu ròng là xuất khẩu - nhập khẩu) , song có một loại chỉ tiêu khác rất quan trọng phản ánh thực chất mức sống của người dân và cũng là thể hiện tương đối toàn diện về trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước đó là chỉ tiêu GDP bình quân đầu người. Ta hãy thử so sánh chỉ tiêu đó của Việt Nam với Trung Quốc và Thái Lan là hai nước cùng khu vực và hơn nữa cùng trong khối ASEAN+3 (ASEAN+3 là một cơ chế hợp tác giữa ASEAN và ba quốc gia Đông Bắc Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.) với Việt Nam.  Bảng 1: So sánh GDP bình quân đầu người Việt Nam - Trung Quốc (USD) Quốc gia/ Năm 1998 2001 2002 2003 Trung Quốc 740 890 940 1120(4) Việt Nam 350 410 430 500(5) Hệ số chênh lệch TQ/VN (lần) 2,11 2,17 2,18 2,24   Qua biểu trên, ta thấy rõ hệ số chênh lệch ngày càng lớn, cũng có nghĩa là mức tụt hậu của nền kinh tế nước ta so với nền kinh tế Trung Quốc đã ngày càng xa hơn.  Cũng theo phương pháp tiếp cận tương tự, ta hãy so sánh mức GDP bình quân đầu người giữa Việt Nam và Thái Lan qua bảng dưới đây:  Bảng 2: So sánh GDP bình quân/người giữa Việt Nam và Thái Lan (USD) Quốc gia/ Năm 2002 2003 2004 2005 Thái Lan 2043 2173 2346 2580 Việt Nam 439 471 509 549 Hệ số so sánh TL/VN (lần) 4,65 4,61 4,60 4,69  Nguồn: Số liệu của ASEAN Statistic Unit    1 Dự báo Thái Lan sẽ tăng 10% GDP.  Rõ ràng là, ta thấy hệ số so sánh có xu thế tăng lên, cũng có nghĩa là mức tụt hậu của nền kinh tế Việt Nam so với Thái Lan cũng ngày càng nặng nề hơn và mức tụt hậu của Việt Nam so với Thái Lan còn xa hơn so với Trung Quốc. 2. Trong tổng thể kinh tế Đông Nam Á Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xét về các chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế, Việt Nam xếp thứ 48/53 nước được xem xét năm 1999, 60/75 nước năm 2001 và 65/80 năm 2002. Mặt dù cho đến nay về kinh tế Việt Nam phát Triển khá nhiều song, có thể kể ra nhiều yếu kém như sức cạnh tranh về năng lực quản lý doanh nghiệp còn yếu. Nhiều doanh nghiệp nhà nước tồn tại được là nhờ có sự bảo hộ, trợ cấp của Nhà nước. Tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ còn lớn. Xét về tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá như giá cả, chất lượng, mạng lưới tổ chức tiêu thụ và uy tín doanh nghiệp thì sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam cũng còn thua kém hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. KẾT LUẬN Đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế Thế giới cũng giảm theo. Vì vậy Đảng và nhà nước ta cần có những chính sách giài pháp nhằm phát huy nâng cao hơn nữa những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường và hạn chế tôi đa những mặt tiêu cực. Đồng thời phải nâng cao hơn nữa hiệu lưc và vai trò kinh tế trong việc quản lý và điều tiết ở tầm vĩ mô ,nâng cao chất lượng hàng hoá, tìm kiếm thị trường sẽ là một giải pháp giúp cho nền kinh tế đất nước phát triển bền vững nhằm đưa đất nước phát triển ngang tầm thế giới. Mục tiêu của năm 2010 là tiếp tục giữ vững xu hướng phục hồi về tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô, giải quyết được sức ép về việc làm và bắt tay vào việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả hơn và bền vững hơn. Thực hiện được mục tiêu đó là một thách thức rất lớn. Lý do là nền kinh tế thế giới chưa phục hồi vững chắc, còn tiềm tàng nhiều rủi ro của quá trình phục hồi. Việc tái cấu trúc kinh tế thế giới sau khủng hoảng cũng sẽ mất một thời gian. Vì vậy, bối cảnh và môi trường kinh doanh quốc tế của năm 2010 là không thuận lợi. Thêm vào đó, các vấn đề mang tính cơ cấu của kinh tế Việt Nam cũng đang bộc lộ rõ hơn và đòi hỏi phải có xử lý và giải quyết quyết liệt và căn bản hơn. Vì thế có thể thấy năm 2010 sẽ tiếp tục là một năm khó khăn và nhiều thách thức, đòi hỏi phải có những theo dõi và điều chỉnh chính sách kịp thời từ phía Chính phủ và doanh nghiệp.Nhưng nếu chúng ta không nỗ lực phấn đấu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá của nền kinh tế Việt Nam thì chắc chắn chúng ta sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam Báo điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam Trang web công ty Đầu Tư chứng khoán Mekong Trang web công ty TNHH Chứng Khoán Ngân Hàng Đầu Tư phát triển Việt Nam Trang web Vnexpress.net Trang web diễn đàn doanh nghiệp Báo điện tử nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Trang web Công ty Điện toán và Truyền số liệu Web Tổng cục thống kê Web Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia Web bộ ngoại giao việt nam Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Giáo trình Địa Lý kinh tế Việt Nam Báo điện tử tuổi trẻ Niêm giám thống kê năm 2002 – NXB Thống kê, Hà Nội - 2003

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docviet_nam_trong_tong_the_kinh_te_dong_nam_a_4681.doc
Tài liệu liên quan