Lời mở đầu
Trong một những năm trở lại đây, Nhà nước đã thực hiện đường lối đổi mới cơ chế kinh tế với sự thừa nhận đã hình thức sở hữu, đa hình thức kinh doanh. Quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay đã đạt được những thành tựu nổi bật. Nó đã thúc đẩy xã hội phát triển, đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng, kéo theo đó là sự phát triển rầm rộ của hoạt động thông thương, trao đổi hàng hóa. Trao đổi mua bán hàng hóa ngày nay không còn manh mún, nhỏ lẻ mà trở thành một hoạt động mang tính thương mại, đồng thời cũng là một cách thức thu lợi nhuận. Thu lợi nhuận từ việc môi giới mua bán hàng hóa cũng nhanh chóng trở thành một ngành nghề hấp dẫn, thu hút khá nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, phải xây dựng một trung tâm môi giới mua bán hàng hóa sao cho hiệu quả là câu hỏi được đặt ra và được thắc mắc nhiều nhất trong giới thương nhân ngày nay. Sở giao dịch hàng hóa (hay thường được gọi là sàn giao dịch hàng hóa) là một biện pháp được quan tâm và chú ý nhiều nhất. Xây dựng tốt một sàn giao dịch hàng hóa sẽ thúc đẩy sự phát triển việc lưu thông, trao đổi hàng hóa trong ngành nghề mà sở giao dịch đó hướng đến, đồng thời cũng là điều cần thiết để thúc đẩy thương mại nội địa, cũng như liên thông với xuất khẩu
Việc xây dựng sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam những năm gần đây đang được chú trọng mạnh mẽ. Hàng loạt các trung tâm giao dịch được xây dựng, hình thành và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, làm sao để các trung tâm này hoạt động có hiệu quả mới là câu hỏi hóc búa và cần giải quyết nhất trong giai đoạn này. Tất nhiên, câu trả lời chỉ có một, đó là dựa vào sự điều tiết hợp lí của nhà nước và sự hợp tác của các nhà đầu tư.
I. Sở giao dịch hàng hóa
I.1. Khái niệm:
Sở giao dịch hàng hóa: là một thị trường đặc biệt, tại đó thông qua những người môi giới do sở giao dịch chỉ định, các bên tiến hành mua bán các loại hàng hóa có khối lượng lớn, có tính chất đồng loạt, có phẩm chất có thể thay thế được lẫn nhau. Nó xuất hiện ở châu Âu từ thế kỷ 11 đến thể kỷ 14 và nó được phát hiện ở Nhật bản vào thế kỷ 17, Sở giao dịch hàng hóa hiện đại bắt nguồn ở Mỹ cuối thế kỷ 19a. Những trung tâm giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới là: - London, New York: kim loại màu. - Luân Đôn, New York, Rôtxtecđam, Amxtecđam: cà phê. - Bombay, Chicago, New York: bông - Vinipec, Rôtxtecđam, Milan, New York: lúa mì.
I.2. Hình thức mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa:
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa: là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.
Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa chủ yếu diễn ra dưới hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.
Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng.
Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.
Luận văn chia làm 3 chương
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2442 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Xây dựng sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầuTrong một những năm trở lại đây, Nhà nước đã thực hiện đường lối đổi mới cơ chế kinh tế với sự thừa nhận đã hình thức sở hữu, đa hình thức kinh doanh. Quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay đã đạt được những thành tựu nổi bật. Nó đã thúc đẩy xã hội phát triển, đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng, kéo theo đó là sự phát triển rầm rộ của hoạt động thông thương, trao đổi hàng hóa. Trao đổi mua bán hàng hóa ngày nay không còn manh mún, nhỏ lẻ mà trở thành một hoạt động mang tính thương mại, đồng thời cũng là một cách thức thu lợi nhuận. Thu lợi nhuận từ việc môi giới mua bán hàng hóa cũng nhanh chóng trở thành một ngành nghề hấp dẫn, thu hút khá nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, phải xây dựng một trung tâm môi giới mua bán hàng hóa sao cho hiệu quả là câu hỏi được đặt ra và được thắc mắc nhiều nhất trong giới thương nhân ngày nay. Sở giao dịch hàng hóa (hay thường được gọi là sàn giao dịch hàng hóa) là một biện pháp được quan tâm và chú ý nhiều nhất. Xây dựng tốt một sàn giao dịch hàng hóa sẽ thúc đẩy sự phát triển việc lưu thông, trao đổi hàng hóa trong ngành nghề mà sở giao dịch đó hướng đến, đồng thời cũng là điều cần thiết để thúc đẩy thương mại nội địa, cũng như liên thông với xuất khẩuViệc xây dựng sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam những năm gần đây đang được chú trọng mạnh mẽ. Hàng loạt các trung tâm giao dịch được xây dựng, hình thành và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, làm sao để các trung tâm này hoạt động có hiệu quả mới là câu hỏi hóc búa và cần giải quyết nhất trong giai đoạn này. Tất nhiên, câu trả lời chỉ có một, đó là dựa vào sự điều tiết hợp lí của nhà nước và sự hợp tác của các nhà đầu tư.I. Sở giao dịch hàng hóaI.1. Khái niệm:Sở giao dịch hàng hóa: là một thị trường đặc biệt, tại đó thông qua những người môi giới do sở giao dịch chỉ định, các bên tiến hành mua bán các loại hàng hóa có khối lượng lớn, có tính chất đồng loạt, có phẩm chất có thể thay thế được lẫn nhau. Nó xuất hiện ở châu Âu từ thế kỷ 11 đến thể kỷ 14 và nó được phát hiện ở Nhật bản vào thế kỷ 17, Sở giao dịch hàng hóa hiện đại bắt nguồn ở Mỹ cuối thế kỷ 19a. Những trung tâm giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới là: - London, New York: kim loại màu. - Luân Đôn, New York, Rôtxtecđam, Amxtecđam: cà phê. - Bombay, Chicago, New York: bông - Vinipec, Rôtxtecđam, Milan, New York: lúa mì. I.2. Hình thức mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa:Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa: là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa chủ yếu diễn ra dưới hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng.Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.I.3. Ưu nhược điểm trong hoạt động của sở giao dịch hàng hóaI.3.1. Ưu điểmKhi giao dịch hàng hóa giao sau, người sản xuất ký hợp đồng bán hàng trước khi giao hàng, giúp họ định hướng và tạo điều kiện cho việc triển khai kế hoạch sản xuất. Chúng ta biết rằng khi người nông dân bắt đầu gieo trồng hay nhà máy luyện thép bắt đầu đi vào hoạt động thì họ đều hy vọng đến khi thu hoạch sẽ có sản lượng cao, chất lượng tốt và đặc biệt là giá cả bằng hay tốt hơn thời vụ trước. Không ai lại cứ tiếp tục nuôi trồng các cây con hay tiếp tục sản xuất ra các sản phẩm mà giá cả đã liên tục rớt trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, sản lượng và chất lượng lại chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, giá cả luôn luôn biến động theo quan hệ cung - cầu cũng như ảnh hưởng bởi giá cả đầu vào và các yếu tố bất lợi khác; trong đó có cả yếu tố do con người gây nên - đó là tình trạng sản xuất theo phong trào không tính đến giá cả sẽ diễn biến như thế nào trong thời gian tới. Thậm chí khi người nông dân đã thu hoạch xong lúa, cà phê, hạt tiêu, thuốc lá, ngô, đậu tương, cao su… hay nhà máy luyện thép đã có sản phẩm trong kho để bán thì cũng gặp phải rủi ro về giá nếu như lúc đó giá thị trường đang xuống mà chưa bán hết được hàng. Do vậy ngay từ khi nuôi trồng hay thu hoạch xong mà người nông dân không có hợp đồng bán trước (hay gọi là hợp đồng kỳ hạn) với giá ấn định thì thế nào cũng gặp rủi ro về giá, vì trong vòng vài tháng sau giá cả có thể tăng, giảm thất thường… Còn đối với thương lái, các chủ vựa, các doanh nghiệp chế biến, nhà xuất khẩu hay các nhà sản xuất công nghiệp cũng sẽ gặp rủi ro tương tự như người nông dân nếu như họ thu mua nông sản, thu mua nguyên liệu, chế biến rồi lưu kho để tiêu thụ hoặc xuất khẩu mà không có hợp đồng mua trước nguyên liệu với người cung cấp với giá ấn định (vì lúc mua giá có thể đang lên) cũng như không có hợp đồng bán trước với người tiêu thụ với giá ấn định (vì lúc bán giá có thể đang xuống). Như vậy cả nông dân, các thương lái, nhà chế biến và nhà xuất khẩu cũng như các nhà sản xuất công nghiệp đều phải quan tâm đến việc quản lý rủi ro về giá đối với sản phẩm hàng hóa của mình để hạn chế thiệt hại đến mức tối đa và dành được lợi nhuận cao nhất (ngay cả các nhà đầu cơ trên thị trường cũng không phải là trường hợp ngoại lệ đối với rủi ro này). Chính nhờ có hợp đồng mua, bán trước với giá ấn định và giao hàng sau mà các bên có thể hạn chế đến mức tối đa rủi ro về biến động giá nhờ cơ chế hoán đổi và lựa chọn mà sàn sẽ trực tiếp điều hành. Điều này không thể có được trong thị trường truyền thống. Vì vậy muốn kinh doanh qua sàn giao dịch hàng hóa có hiệu quả thì các nhà đầu tư phải được đào tạo những kiến thức cơ bản về hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, các cơ chế hoán đổi và lựa chọn cũng như các chiến lược mua bán trên sàn. Còn nếu thực hiện việc giao hàng ngay theo phương thức mua đứt bán đoạn thì giá bán chỉ là giá cao vào thời điểm đó, nhưng sau đó các cơ hội giá có lợi hơn sẽ phải bỏ qua vì hàng đã bán rồi, hoặc nếu ký gửi để bán hộ thì người bán phải thanh toán tiền lưu kho, tiền bảo quản… và vẫn có thể bị ép giá do người mua cố tình gây ra. Như vậy nhờ chức năng quản lý rủi ro về giá (đây là chức năng quan trọng nhất mà sàn giao dịch thực hiện được) và nhờ kinh doanh tập trung có tổ chức với khối lượng giao dịch lớn mà sàn sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho các thành phần tham gia cũng như góp phần bình ổn giá cả, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.Một ưu điểm nữa của sở giao dịch hàng hóa là phía doanh nghiệp khi ký được hợp đồng cũng sẽ dự tính được khối lượng, phẩm cấp và giá cả hàng hóa sẽ thu mua. Từ đó nhà chế biễn, xuất khẩu có thể chủ động trong nguồn nguyên liệu và sản lượng của nhà máy mình. Đây cũng là phương thức định hình hiệu quả cho sản phẩm của nhà máy. Quan trọng hơn, giao dịch qua sàn sẽ giúp người sản xuất có thêm công cụ thị trường để bảo hiểm rủi ro giá cả hàng hóa, tạo điều kiện tăng giá bán hàng nông sản xuất khẩu nhờ kết nối được thị trường quốc tế.I.3.2. Nhược điểmSở giao dịch hàng hóa vốn là một phương thức kinh doanh hiện đại mà các nước đã và đang phát triển áp dụng thành công. Tuy nhiên còn một số nước mới phát triển thì chưa hiểu rõ được lợi ích của Sở giao dịch hàng hóa, chưa có những quy định rõ ràng vể Sở giao dịch hàng hóa trong và ngoài nước nên họ sẽ bị những thiệt thòi, tạo khoảng cách trong kinh tế. Do giao dịch tập trung qua sàn (khác với thị trường truyền thống) nên người mua và người bán chưa quen, sự phối hợp của các đơn vị cùng tổ chức thị trường này chưa cao, chưa chuyên nghiệp; cán bộ quản lý sàn giao dịch chưa được đào tạo bài bản, chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho chương trình thí điểm chưa đồng bộ...Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Trương Đình Hòe, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Xuất khẩu và Chế biến thủy sản Việt Nam, phân tích, phía doanh nghiệp không thích mua hàng hóa nhỏ lẻ của người dân, còn nông dân lại không hiểu về quy chế hoạt động “rắc rối” của các sàn. Vì thế, đến nay hai bên vẫn khó gặp nhau trong hình thức giao dịch hiện đại mua bán qua “sàn”.Một nhược điểm dễ nhận thấy trong việc giao dịch tại các sở giao dịch hàng hóa là có quá nhiều ràng buộc khi tham gia giao dịch, trong khi, chủ thế chủ yếu trong quan hệ trên là những người nông dân, thiếu hiểu biết trong các lĩnh vực pháp luật. Hơn nữa, giao dịch tại sở giao dịch đòi hỏi một lượng hàng hóa nhất định mà người tham gia sàn phải đáp ứng nếu muốn giao dịch trên sàn. Điều này vô hình chung đã đẩy những người sản xuất có lượng hàng hóa ít ra khỏi sở giao dịch. Mà đối với các nước đang phát triển, số lượng những nhà sản xuất này không hề nhỏ.Một yêu cầu đặt ra nữa cho kinh doanh các sở giao dịch hàng hóa là địa điểm, kho bãi và phương thức bảo quản. Hàng hóa một khi đã được chuyển đến sở giao dịch thì đòi hỏi phải được lưu kho và có phương pháp bảo quản thích hợp vì hàng hóa chủ yếu là nông sản. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu này không phải là dễ dàng. Với trình độ kĩ thuật khoa học công nghệ chưa cao, đây sẽ là trở ngại cho những sàn giao dịch ở các nước chưa phát triển.II. Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam – Con đường chông gai nhưng hứa hẹn nhiều thành công rực rỡII.1. Sự cần thiết phải thành lập sở giao dịch hàng hóaSự bùng nổ của các sàn giao dịch vàng, đi kèm với nó là khoảng trống pháp lý khi những quy định của cơ quan quản lý chưa ban hành kịp đang đẩy nhiều rủi ro về phía nhà đầu tư và kéo theo tình trạng lộn xộn trên thị trường. Nhìn rộng hơn, Việt Nam chưa có sàn giao dịch hàng hóa khác dù hiện rất nhiều nhà đầu tư quan tâm tới các mặt hàng như gạo, cà phê, ngô… Ý tưởng thành lập một Sở giao dịch hàng hóa, trước mắt thí điểm cho mặt hàng cà phê đang được đẩy nhanh thực hiện.Năm 2004, UBND tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng đề án thành lập sàn giao dịch cà phê với kinh phí ban đầu khoảng 17 tỷ đồng. Năm 2008, Chính phủ Pháp tài trợ 850.000 euro hỗ trợ hệ thống công nghệ cho sàn giao dịch này. Sàn được lập với sự bảo trợ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), UBND tỉnh Đắk Lắk. Tham gia sàn có một số doanh nghiệp chịu trách nhiệm cho từng phần việc chính, chẳng hạn như Tập đoàn Cà phê Thái Hòa (chịu trách nhiệm về hàng hóa, kho bãi); Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (thanh toán); một doanh nghiệp cà phê trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (chịu trách nhiệm cấp chứng chỉ vào sàn)… Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (tên gọi của sàn giao dịch) đã được khánh thành nhưng kỳ thực chỉ nhằm lấy ngày và chưa chính thức hoạt động. Nguyên nhân được các thành viên nêu ra là hệ thống công nghệ kỹ thuật vận hành chưa thông suốt, đồng thời tổ chức bộ máy của sàn cũng chưa có sự thống nhất giữa các đơn vị tham gia. Theo chủ trương mới của tỉnh Đắk Lắk, năm 2009 này Trung tâm sẽ được đưa vào hoạt động và theo mô hình công ty cổ phần (đơn vị nào tham gia sẽ góp vốn hoạt động) thay vì đơn vị hành chính sự nghiệp như trước kia.Việt Nam có lợi thế xuất khẩu đối với nhiều loại khoáng sản và nông sản, trong đó các mặt hàng có số lượng sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới như cà phê, gạo, điều, tiêu… Kim ngạch xuất khẩu cũng như việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng được cải thiện khi nền kinh tế Việt Nam dần mở cửa và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, còn một số tồn tại đối với sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam. Chẳng hạn, quy trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa vẫn theo kiểu truyền thống, sản xuất hàng hóa chưa bắt nhịp với nhu cầu thị trường nên điệp khúc "được mùa - mất giá" vẫn tồn tại. Bên cạnh đó, do sản xuất còn tự phát, quy mô nhỏ và rủi ro thiên tai, tiêu chuẩn một số loại hàng hóa chưa thống nhất nên chất lượng không đồng đều. Việc này dẫn đến tiêu chuẩn hàng hóa của Việt Nam thường không được công nhận rộng rãi nên hàng hóa phải xuất khẩu theo tiêu chuẩn của thế giới, chẳng hạn như: Sở giao dịch hàng hóa châu Âu, London… gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là người dân. Các nhà xuất khẩu Việt Nam luôn ở thế bất lợi, vì hầu như không có công cụ dự phòng và hạn chế biến động giá. Còn với người sản xuất, nguồn tài chính chủ yếu dựa vào tín dụng của Agribank và "ngân hàng dành cho người nghèo" hoặc các chương trình hỗ trợ của Chính phủ. Tuy nhiên, với hoạt động lưu thông hàng hóa, các ngân hàng cũng chỉ cấp tín dụng mang tính chất ngắn hạn… Nhìn chung, chưa có thị trường thứ cấp tập trung để người sản xuất huy động được vốn, người kinh doanh có thể mua đi bán lại hàng hóa và nhà đầu tư cá nhân có thể tham gia đầu tư.Hiện tại, khoảng 99% giao dịch của các doanh nghiệp vẫn theo cách truyền thống là mua hàng sau đó phân loại và thực hiện giao nhận. Các nhà phân tích cho rằng, cần chuyển đổi việc sản xuất hàng hóa từ sản xuất đến thị trường và sản xuất theo hợp đồng phải là một xu hướng tất yếu sớm được hình thành. Có nghĩa là, trước khi sản xuất phải có hợp đồng tiêu thụ, sau đó mới đến khâu lưu trữ và giao hàng, nhằm chủ động đầu ra cho sản phẩm. Vì thế, cần thiết phải thành lập Sở giao dịch hàng hóa tập trung. Sở giao dịch hàng hóa ra đời sẽ kết nối trực tiếp sản xuất hàng hóa với nhu cầu thị trường, xóa bỏ tình trạng "được mùa - mất giá" hoặc được giá nhưng không có hàng để bán. Qua đó, chống đầu cơ giá, hiện tượng "tư thương ép giá người nông dân" cũng như chuẩn hóa các tiêu chuẩn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam để giao dịch trên thị trường trong nước và quốc tế. Mặt khác, khi thị trường có Sở giao dịch hàng hóa tập trung sẽ có sự tham gia trực tiếp của các định chế tài chính, quỹ đầu tư, nhà đầu tư… giúp huy động vốn hiệu quả, nhanh chóng cho sản xuất. Quan trọng hơn, Sở giao dịch hàng hóa chính là trung gian để kết nối thị trường hàng hóa trong nước và quốc tế. Sở Giao dịch hàng hoá: Nơi kết nối sản xuất với thị trường KTNT - Việt Nam có nhiều mặt hàng có sản lượng xuất khẩu hàng đầu thế giới như càphê, gạo, điều, tiêu... Tham gia trên các sàn quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam chỉ là các nhà đầu tư nhỏ về tiềm lực tài chính. Bên cạnh đó, khả năng phân tích, tập hợp thông tin về thị trường thế giới có hạn, vì thế không ít doanh nghiệp đầu tư kiểu hợp đồng tương lai đã thua lỗ nặng. Một sân chơi tại Việt Nam, do doanh nghiệp và cơ quan quản lý Việt Nam đứng ra tổ chức, được kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích lớn hơn, đồng thời tránh được tình trạng "chảy máu ngoại tệ" sang các sàn quốc tế. Nhìn ra khu vực, Thái Lan đã có sàn giao dịch gạo, Nhật Bản có sàn giao dịch cao su, Malaysia giao dịch dầu cọ, đậu nành…II.2. Cơ sở pháp lí trong việc thành lập sở giao dịch hàng hóaSở giao dịch hàng hóa được mặc nhiên công nhận trong Mục 3, Chương II : Mua bán hàng hóa trong Luật Thương mại 2005 và được quy định chặt chẽ về cách thức thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động của sở giao dịch hàng hóa trong Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006II.3. Quy mô, hình thức của sở giao dịch hàng hóa ở Việt NamViệc thành lập Sở giao dịch hàng hóa được quy định tại Nghị định số 158/2006/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 28/12/2006 về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá. Sở là một pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới hình thức Cty TNHH, Cty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và của Nghị định này. Sở có chức năng lựa chọn loại hàng hóa để giao dịch và tổ chức, điều hành, quản lý hoạt động giao dịch hàng hóa. Bộ Thương mại quyết định cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập Sở, phê chuẩn điều lệ hoạt động của Sở. Với 4 điều kiện: Phải có ít nhất 150 tỷ đồng, người giữ chức giám đốc hoặc tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên và có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ít nhất là 5 năm; có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Đồng thời, các điều kiện khác cũng phải theo quy định của Luật doanh nghiệp. Theo nội dung nghị định, Sở giao dịch hàng hoá là pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới hình thức Công ty TNHH và công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định của nghị định số 158/2006/NĐ-CP . Thông tư 03/2009/TT-BCT quy định, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập, Sở Giao dịch hàng hóa phải công bố nội dung Giấy phép thành lập trên 1 tờ báo điện tử hoặc báo viết đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam trong 3 số liên tiếp. Trong trường hợp thay đổi nội dung Giấy phép thành lập, Sở Giao dịch hàng hóa phải công bố nội dung những thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức quy định. Ngoài ra, Sở Giao dịch hàng hóa phải thực hiện chế độ báo cáo Bộ Công Thương định kỳ hoặc đột xuất. Khi có diễn biến bất thường trong giao dịch, Sở Giao dịch hàng hóa phải gửi báo cáo đến Bộ Công Thương bằng biện pháp nhanh nhất có thể.Các thương nhân Việt Nam cũng sẽ được tham gia mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá ở nước ngoài. Khi tham gia hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá ở nước ngoài, thương nhân Việt Nam phải tuân thủ các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, thanh toán quốc tế và các quy định liên quan khác của pháp luật Việt Nam.Đối với các tổ chức và cá nhân không phải là thành viên của Sở Giao dịch hàng hoá có thể uỷ thác cho thành viên kinh doanh thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá. Việc uỷ thác mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng uỷ thác giao dịch bằng văn bản.II.4. Thực tiễn hoạt động của sở giao dịch hàng hóa ở Việt NamLà sàn hàng hóa giao dịch đầu tiên ở Việt Nam (khai trương năm 2002 tại TP HCM), sàn giao dịch điều chỉ thực hiện được đúng một phiên với một hợp đồng mua bán được ký “lấy may” rồi nhanh chóng lặn “mất tăm”.Không lâu sau, sàn giao dịch thủy sản được thiết lập tại Cần Giờ (TP HCM), nhằm mục đích hạn chế khâu trung gian, giúp doanh nghiệp và ngư dân có thể làm việc trực tiếp, cả hai cùng có lợi. Tuy nhiên sau một thời gian ngắn hoạt động, sàn giao dịch này cũng nhanh chóng “giải tán”.Gần đây nhất là sự xuất hiện của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột (Sàn giao dịch cà phê – còn được gọi là BCEC) vào năm 2004, được đầu tư một cách bài bản, tuy nhiên đang hoạt động trong tình trạng cầm chừng.Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại: “Các sàn giao dịch hàng hóa ở nước ta hiện nay đều chưa đạt chuẩn, đều lỏng lẻo về cơ sở pháp lý, về thể lệ hoạt động nên nguy cơ bất ổn và xảy ra tránh chấp là khó tránh khỏi”.Thực ra, giao dịch hàng hóa không phải là khái niệm mới tinh tại Việt Nam. Giao Techcombank và Công ty Đầu tư xuất nhập khẩu Đắk Lắk (Inexim Đắk Lắk) triển khai từ vài năm nay. Khi tham gia giao dịch tại thị trường kỳ hạn cà phê London (lệnh đặt qua Techcombank, thông qua một nhà môi giới khác tại sàn London), DN sẽ thực hiện việc mua - bán cà phê trên thị trường quốc tế với mức giá được DN "ưng ý" nhất, còn hàng thì giao sau, thời điểm do hai bên thỏa thuận. Điều quan trọng là, tại thời điểm giao cà phê, giá lên hay xuống thì vẫn giao theo giá đã được "chốt" lệnh từ trước. Khi chưa trực tiếp giao dịch tại thị trường kỳ hạn London, DN xuất khẩu cà phê phải chịu nhiều thua thiệt. Thông thường, chênh lệch giữa giá chào bán cà phê Việt Nam với giá giao dịch trên thị trường kỳ hạn London khá lớn, luôn ở mức trên 100USD/tấn. Nay nhờ giao dịch trực tiếp trên thị trường kỳ hạn London, DN không còn bị thua thiệt về chênh lệch giá như đã nói trên, thay vào đó DN chỉ phải chịu một khoản phí cho nhà môi giới (Techcombank), khoảng 3,5 USD/tấn. Ngoài việc bảo hiểm rủi ro về giá, hình thức mua bán kỳ hạn này còn được nhiều công ty tham gia như một kênh đầu tư (mua bán các hợp đồng tương lai nhằm kiếm lợi từ chênh lệch giá) hoặc sử dụng hợp đồng tương lai như là một công cụ xác định giá của thị trường hàng thật… Ngoài cà phê, nhiều mặt hàng doanh nghiệp Việt Nam có thể giao dịch trên thị trường tương lai thông qua sàn như gạo, hạt tiêu, ngô, đồng, nhôm thiếc… Không chỉ Techcombank, một số ngân hàng như BIDV, Vietcombank cũng tạo kênh cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế, nhưng mức độ phổ cập vẫn còn hạn chế.Một vướng mắc hiện được nhiều DN phản ánh là việc doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch quốc tế cần tuân theo những thủ tục nào cũng chưa thấy đề cập trong khung pháp lý của Việt Nam. Chẳng hạn, DN cà phê băn khoăn khi tham gia giao dịch kỳ hạn thị trường giao dịch cà phê London có phải xin phép cơ quan chức năng, hay mua bán trên các sàn quốc tế có đồng nghĩa với việc DN đầu tư vốn ra nước ngoài, bởi vì muốn tham gia thị trường kỳ hạn thì phải có tiền đặt cọc, tiền mua chỗ…Nguyên nhân khiến thị trường giao ngay chưa sôi động là do: Mới tạo lập thị trường nên các quy định ràng buộc rất cao, tránh rủi ro vỡ thị trường như người bán phải có hàng, người mua phải ký quỹ 100 %. Đây cũng là điểm hạn chế lớn nhất vì quy định ràng buộc cao nên đa số người mua, người bán đều cảm thấy phức tạp. Giao dịch tập trung qua sàn (khác với thị trường truyền thống) nên người mua và người bán thấy... không quen. Hơn nữa, sự phối hợp của các đơn vị cùng tổ chức thị trường này chưa cao, chưa chuyên nghiệp (hiện chỉ có TechcomBank thanh toán, Caphe control kiểm định chất lượng, Cty quản lý chuyển giao sản phẩm, Cty môi giới hàng hóa cùng tham gia). Cán bộ quản lý sàn giao dịch chưa được đào tạo bài bản. Chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho chương trình thí điểm chưa đồng bộ...Các sàn giao dịch hàng hóa ở nước ta hiện nay đều chưa đạt chuẩn, đều lỏng lẻo về cơ sở pháp lý, về thể lệ hoạt động nên nguy cơ bất ổn và xảy ra tránh chấp là khó tránh khỏi. Việt Nam lâu nay nặng về mua bán truyền thống, có gì bán nấy, cần gì mua đấy dù có hợp đồng cũng ở mức rất đơn giản. Bên cạnh đó, do sản xuất còn tự phát, quy mô nhỏ nên chất lượng thấp và không đồng đều. Nhưng nền kinh tế nước ta cũng đã có một số ngành hàng sản xuất được một số hàng hóa lớn cho tiêu dùng và xuất khẩu nên việc giao dịch qua sàn là phương thức giao dịch cần thiết và sẽ mang lại nhiều lợi ích, và đây cũng là phương thức mua bán phổ biến trên thế giới (đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản - vốn được coi là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam). Thứ nhất, giao dịch hàng hóa giao sau thì người sản xuất ký hợp đồng bán hàng trước khi giao hàng một thời hạn dài hàng tháng. Hành vi thương mại này mở đường cho sản xuất, định hướng và tạo điều kiện cho nhà sản xuất tính toán triển khai kế hoạch sản xuất. Đặc biệt, đối với các sản phẩm nông sản với những hợp đồng đã ký sẽ khiến người bán - nông dân - vừa không lo đầu ra cho sản phẩm, lại vừa tính toán được khả năng giá cả, nhu cầu của vụ tới. Điều này sẽ làm giảm tối đa những câu chuyện buồn được mùa mất giá, mất mùa được giá như hiện nay. Thứ hai, không chỉ có lợi cho người sản xuất mà cũng có lợi cho người mua - doanh nghiệp chế biến hoặc doanh nghiệp xuất khẩu ký được hợp đồng thì cũng đã dự tính được khối lượng, phẩm cấp và giá cả hàng hóa sẽ thu mua đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh của mình. Trong các hợp đồng giao sau, hàng hóa đều được quy chuẩn về khối lượng, chất lượng, bao bì, đóng gói theo chuẩn mực của sàn và cũng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nên khả năng chuyển nhượng và thực hiện các giao dịch tiếp về hàng hóa trong các hợp đồng đó là rất thuận lợi, ngay cả trên thị trường quốc tế. Do không có một sàn giao dịch đúng nghĩa, liên thông với sàn quốc tế nên nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam luôn phải bán dưới giá bình quân của thế giới. Thứ ba, làm tăng khả năng vay vốn của người sản xuất. Đương nhiên khi đã có hợp đồng mua bán, người sản xuất hoặc doanh nghiệp có thể lập hồ sơ vay vốn của ngân hàng một cách thuận lợi. Thứ tư, Nhà nước sẽ thông qua sàn để quản lý có hiệu quả qua thông tin công khai, minh bạch về hoạt động của sàn giao dịch, có số liệu thống kê tin cậy để có thể dự báo kinh tế chính xác hơn. Thứ năm và là quan trọng nhất, giao dịch qua sàn sẽ giúp người sản xuất có thêm một công cụ thị trường để bảo hiểm rủi ro giá cả của hàng hóa và tạo điều kiện để tăng giá bán hàng nông sản xuất khẩu nhờ kết nối được với thị trường quốc tế. Điều này sẽ rất có lợi cho Việt Nam vì lâu nay do không có một sàn giao dịch đúng nghĩa và liên thông với sàn quốc tế nên nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của chúng ta luôn phải bán dưới giá bình quân của thế giới, như giá cà phê xuất khẩu của chúng ta thấp hơn hàng trăm USD/tấn so với giá của thị trường Luân Đôn, hoặc giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn nhiều so với giá gạo Thái Lan, dù phẩm cấp, chất lượng gạo tương đương.Sàn giao dịch bất động sản là sàn đấu giá, đấu thầu không thuộc loại sàn giao dịch của thị trường giao sau. Các sàn vàng mọc lên tự phát, thiếu cơ sở pháp lý, thiếu quy định chặt chẽ theo tiêu chuẩn của một sàn giao dịch có tổ chức nên đã xảy ra tranh chấp, kiện cáo mà không thể phán xử được. Hơn nữa, do giá vàng biến động lớn, cơ hội đầu cơ có thể mang lại món lợi lớn nên nhiều người lao vào kinh doanh như thiêu thân mà không thấy được lợi nhuận lớn luôn đi đôi với rủi ro cao, nguy cơ không chỉ cho nhà đầu tư mà còn cho cả xã hội. Sàn giao dịch hàng hóa giao sau là một thị trường bậc cao, tổ chức hoạt động rất chặt chẽ, có cơ sở pháp lý, có thể lệ, quy định cụ thể cho mọi hành vi giao dịch trên sàn, người mua và người bán có nghĩa vụ và quyền lợi rõ ràng, cụ thể, không được khước từ hoặc lảng tránh. Các loại hợp đồng giao dịch cũng phải chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Các sàn hiện nay của nước ta chưa có gì đạt chuẩn, hàng hóa thì nhỏ lẻ, lẫn loại, doanh nghiệp thì yếu kém, chưa đủ năng lực. Luật pháp thể chế thì chưa đủ cụ thể, chi tiết để điều tiết hoạt động của sàn. Các sàn đã và đang hoạt động thì hợp đồng giao dịch chưa đạt chuẩn, nhất là hợp đồng kỳ hạn. Có một số giao dịch quyền chọn cà phê tại thị trường Luân Đôn nhờ Techcombank bảo lãnh, thông qua môi giới là công ty REFCO của Singapore thì các doanh nghiệp Việt Nam không sử dụng hợp đồng quyền chọn với chức năng chính là bảo hiểm rủi ro giá cả trong mua bán hàng hóa thật, mà lại nặng về giao dịch đầu cơ kiếm lãi, rủi ro cao, dẫn đến thua lỗ lớn. II.5. Biện pháp khắc phụcTừ những vấn đề trên, chúng ta phải có sự thống nhất trong khái niệm cũng như cách hiểu về sàn. Các nhà quản lý phải “ngồi lại” cùng với một số cơ quan khoa học để làm rõ khái niệm cụ thể về sàn nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế. Những điều kiện chính để lập sàn giao dịch là phải có nhiều hàng hóa, khối lượng đủ lớn, đạt các quy chuẩn về chất lượng, phẩm cấp, đóng gói, bao bì. Ví dụ: giao dịch cà phê mỗi lô hàng tối thiểu là 5 tấn, một gia đình chỉ thu hoạch được 1,5 tấn thì không thể đưa vào sàn giao dịch được. Tiếp theo là phải có người kinh doanh, phải có doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp phải đủ lớn, cả bên mua lẫn bên bán. Nếu chỉ có một vài người mua hoặc bán thì không cạnh tranh mà là độc quyền, như vậy cũng không cần sàn giao dịch nữa. Doanh nghiệp phải đạt một năng lực nhất định, từ năng lực kinh tế, tài chính, đến năng lực kinh doanh và cả năng lực pháp lý. Điều kiện tiếp theo là phải có cơ sở pháp lý và thể lệ cho hoạt động của sở giao dịch hàng hóa. Nước ta đã có quy định trong Luật Thương mại năm 2005, có Nghị định 158/2006/NĐCP quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, Nghị định này mới là những quy định chung mà thôi. Gần đây có Thông tư 03/2009/BCT hướng dẫn việc cấp phép thành lập và chế độ báo cáo của sở giao dịch hàng hóa. Như vậy chưa có văn bản pháp lý quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa. Ở một số nước, văn bản này được nâng thành luật. Điều kiện quan trọng là phải có hiểu biết, có kiến thức đúng đắn về thị trường giao sau, về Sở giao dịch hàng hóa. Đây là lĩnh vực mới, phải đầu tư khoa học, đào tạo cán bộ chuyên môn cho doanh nghiệp, cho cơ quan quản lý, cho các Sở giao dịch. Nghĩa là phải đào tạo nhân lực và chuyên gia trong lĩnh vực này. Tổ chức Sở giao dịch cũng phải đồng bộ, đầy đủ các bộ phận chủ chốt, được đầu tư đúng mức. Việc quản lý, chỉ đạo những sàn đầu tiên phải rất được coi trọng, không phó mặc cho địa phương. Ví dụ như Thái Lan ban hành luật năm 1999 cho việc thành lập Sở giao dịch hàng hóa đầu tiên và họ lập một Ủy ban Giao dịch kỳ hạn nông sản do Bộ trưởng Thương mại làm trưởng với các thành viên là đại diện Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Ngân hàng Trung ương. Đến tháng 3/2004 mới thực hiện giao dịch đầu tiên với hàng hóa là cao su mủ tờ hun khói số 3 (RSS3).Phải tìm cách thay đổi thói quen và nhận thức của người sản xuất và các nhà đầu tư nghĩa là phải tổ chức đào tạo tập huấn trước hết cho cán bộ và nhân viên làm việc tại sàn cũng như phải tổ chức đào tạo và hướng dẫn cho người sản xuất và nhà đầu tư về phương thức kinh doanh và các quy chế của sàn để họ hiểu được những lợi ích thiết thực mà sàn mang lại cũng như các chính sách hỗ trợ của nhà nước như vốn và tiền thuê đất… Không nên nghĩ rằng việc hình thành “sàn giao dịch hàng hóa” hay “sàn đấu giá” là để cho người sản xuất có thể bán trực tiếp cho doanh nghiệp hay người tiêu dùng mà bỏ qua tư thương. Lý do đơn giản là nếu như hàng hóa không được sản xuất theo một tiêu chuẩn nhất định hay lượng hàng hóa manh mún thì không thể lưu thông qua sàn. Do vậy bên cạnh các “sàn giao dịch hàng hóa” và “sàn đấu giá” thì luôn luôn tồn tại thị trường truyền thống như hiện nay và chính hai thị trường này sẽ hỗ trợ nhau cùng phát triển. Mặt khác bất cứ ai trong quá trình từ sản xuất đến lưu thông phân phối cũng đều quan tâm đến việc quản lý rủi ro về giá và tiết kiệm chi phí giao dịch như đã phân tích ở trên. Do đó nhờ đặc thù của sàn mà tất các nhà đầu tư đều tìm thấy lợi ích thiết thực để tham gia và sàn không tìm cách loại bỏ ai ra khỏi cuộc chơi. Từ nhận thức ấy các nhà sản xuất sẽ hiểu được vì sao phải khắc phục tình trạng làm ăn manh mún nếu như muốn tham gia sàn và tâm lý e ngại không muốn bán qua sàn vì phải chấp hành quy định chung hay như doanh nghiệp muốn thu mua qua tư thương để không phải qua sàn sẽ dẩn dần được khắc phục. Có thể nói sự không thành công của một số “sàn giao dịch hàng hóa” hay “sàn đấu giá” nông sản vừa qua chủ yếu là do người thành lập sàn không nhận thức đúng về chức năng của sàn, không hiểu rõ cơ chế hoạt động của sàn nên không thuyết phục được mọi thành phần tham gia và bên cạnh đó vô tình hay hữu ý đã vi phạm nguyên tắc cơ bản “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong khi đó các văn bản hướng dẫn của nhà nước còn chung chung chưa thật cụ thể.Phải khắc phục tình trạng phân tán manh mún của các sàn hiện nay như thành lập các sàn giao dịch hàng hóa có tính chất khu vực hoặc quốc gia (như sàn giao dịch gạo cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cho đồng bằng sông Hồng, sàn giao dịch nông sản như chè, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều… cho khu vực TP. Hồ Chí Minh và miền Đông Nam bộ, Sàn giao dịch thép cho khu vực miền Nam hay cả nước, sàn giao dịch vàng cho khu vực các tỉnh miền Nam, miền Trung và khu vực phía Bắc…vv) với mục đích vừa tập trung được lượng hàng hóa lớn thông qua sàn, vừa có thể huy động được vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống kho chứa, kho lạnh, phương tiện giao dịch và thanh toán điện tử cũng như thu hút được những chuyên gia giỏi để quản lý sàn nhằm nâng cao hiệu quả của sàn. Nếu các sàn còn phân tán nhỏ lẻ như hiện nay thì chi phí giao dịch sẽ lớn và hiệu quả sẽ thấp. Do vậy nếu lượng giao dịch một loại sản phẩm nào đó tại sàn còn ít thì sàn có thể phối hợp với một số sản phẩm khác như sàn giao dịch gạo có thể kinh doanh cả ngô, đậu tương, cao su, trà, hạt điều…. hay sàn giao dịch thép có thể kinh doanh cả kim loại quý như đồng, chì và các hợp kim…Bên cạnh các “sàn giao dịch hàng hóa” cũng cần tổ chức một số “sàn đấu giá” hàng nông sản tươi sống tại một số chợ đầu mối nơi tập trung các nguồn rau củ quả, thủy hải sản hay vật nuôi như ở Tiền Giang, Đồng Tháp, An giang, Phú Yên, Bình Định, Đà Nẵng… Hải Dương, Nam Định, Thái Bình… nhờ những ưu việt của loại hình này. Phải có quy chế hoạt động minh bạch và chi tiết cho từng lĩnh vực tại sàn như quy chế kết nạp thành viên, quy chế giao nhận hàng hóa, quy chế thanh toán, quy chế kiểm soát hạn mức đầu tư… cũng như phải có chế tài đủ mạnh để điều hành hoạt động của sàn được thông suốt cũng như xử lý kịp thời các tranh chấp và các vi phạm có thể xẩy ra. Kinh nghiệm của nhiều nước khi đưa “sàn giao dịch hàng hóa” hay “sàn đấu giá” vào hoạt động thì có đến hàng chục loại vi phạm khác nhau (chưa kể tội phạm có thể xẩy ra) dưới mọi hình thức mà sàn phải xử lý hàng ngày. Nếu không xử lý nghiêm thì không thể bảo vệ được lợi ích của người sản xuất, của nhà kinh doanh và của cả cộng đồng, làm mất lòng tin của họ và cuối cùng làm cho sàn hoạt động kém hiệu quả. Điều không thể thiếu nữa là cần có những chuyên gia giỏi về các phương thức kinh doanh tại sàn để tư vấn cho các nhà đầu tư vì nội dung hoạt động của loại sàn này (đặc biệt sàn giao dịch hàng hóa) phức tạp hơn là sàn chứng khoán vì nó có cả sản phẩm thật là hàng hóa giao nhận và sản phẩm “ảo” là các hợp đồng lựa chọn giống như cổ phiếu hay trái phiếu trên thị trường chứng khoán. Cuối cùng cần sửa đổi, bổ sung Nghị định 158/2006 theo thông lệ quốc tế cũng như cần có quy chế hoạt động của sàn đấu giá nông sản để tạo hành lang pháp lý minh bạch cho lĩnh vực kinh doanh này cũng như mở các trung tâm đào tạo và tư vấn để đào tạo các nhân viên đấu giá, các nhân viên môi giới tại sàn và giúp các doanh nghiệp và người sản xuất hiểu được kinh doanh qua sàn là như thế nào và lợi ích ra sao. Ngoài ra là vai trò các phương tiện truyền thông đại chúng cần tuyên truyền và tổ chức các hội thảo, diễn đàn về “sàn giao dịch hàng hóa” và “sàn đấu giá” để mọi người nắm bắt được thông tin qua đó củng cố được niềm tin cho giới doanh nghiệp và các nhà đầu tư về hình thức kinh doanh mới mẻ này.III. Một số điển hình sở giao dịch hàng hóa trên thế giớiIII.1. Sàn giao dịch hàng hóa NewyorkSàn giao dịch hàng hóa New York là sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất thế giới, nằm trong thành phố New York. Hai chi nhánh từ ban đầu của Sàn là New York Mercantile Exchange và New York Commodities Exchange (COMEX), nhưng hiện tại hai chi nhánh (công ty) đã sáp nhập. Công ty New York Merchantile Exchange, Inc. là công ty đại chúng bởi vì công ty mẹ của nó là NYMEX Holdings, Inc được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York tháng 11 năm 2006, mã chứng khoán NMX.Sàn giao dịch hàng hóa New York là nơi diễn ra các giao dịch hợp đồng tương lai có giá trị hàng tỉ đôla về hàng hóa năng lượng và kim loại, và những loại hàng hóa khác được mua và bán trên sàn hoặc thông qua hệ thống máy tính giao dịch điện tử. Giá cả được niêm yết cho các giao dịch trên Sàn là cơ sở để tính toán giá cả trên khắp thế giới.Sàn của NYMEX được điều hành bởi Ủy Ban Giao Dịch Hàng Hóa Tương Lai (Commodity Futures Trading Commission), một cơ quan độc lập của Chính phủ Hoa Kỳ.NYMEX là một trong số rất ít sàn trên thế giới còn duy trì hệ thống Open Outcry, ở đó người giao dịch được dùng lời nói và dấu hiệu bằng tay trên sàn giao dịch.III.2. Sàn giao dịch trực tuyến FxProSàn giao dịch Châu Âu, FxPro thuộc sở hữu của công ty FxPro Financial services Ltd thành lập từ năm 2006 là một công ty đầu tư được cấp phép bởi Cyprus Securities and Exchange Commission (Số giấy phép 078/07).Công ty này là thành viên của các tổ chức chuyên nghiệp như : CIFSA (Cyprus International Financial Services Association,CIFSA Home Page ),CCCI (Cyprus Chamber of Commerce and Industry, ), CFSFA (Cyprus Financial Services Firms Association, CSFSA ) và đặc trưng của công ty Fxpro.com là xác định các giá trị và nguyên tắc đạo đức trong tất cả các giao dịch từng ngày.Fxpro được tạo ra để đáp ứng cho cả hai : nhà đầu tư và các tổ chức đầu tư trong thị trường ngoại hối, tương lai, chứng khoán hoặc hàng hóa (vàng, dầu...). FXPro sẽ cung ứng những điều kiện tốt nhất cho từng đối tượng khách hàng. Nét độc đáo của Fxpro là môi giới trực tuyến, nên các khách hàng có thể giao dịch trực tiếp trên phần mềm giao dịch mà không cần phải thao tác các thủ tục giao dịch phức tạp.III.3. Đánh giáĐược thành lập từ khá sớm và có quy mô tổ chức chặt chẽ, cách thức hoạt động tiên tiến, phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ, các sàn giao dịch trên thị trường là những điển hình để Việt Nam ta học tập. Phong phú đa dạng về hình thức và sản phẩm giao dịch, các sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới còn có cách thức tổ chức chuyên nghiệp, hỗ trợ nhiều phương thức giao dịch thuận tiện cho người bán và người mua.Kết luậnNhư vậy, xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh là góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nước nhà, xây dựng một sở giao dịch hàng hóa đủ năng lực là cách thức nâng cao thu nhập cho người dân đồng thời cũng là phương pháp ổn định giá cả cho thị trường. Một sở giao dịch hàng hóa đúng nghĩa sẽ góp phần bình ổn giá cả, đảm bảo ổn định và tránh rủi ro cho nhà đầu tư cũng như người sản xuất. Tuy khó khăn nhưng theo các chuyên gia với giới doanh nghiệp, việc xây dựng các sàn giao dịch hàng hóa là điều cần thiết để thúc đẩy thương mại nội địa, cũng như liên thông với xuất khẩu. Quan trọng hơn, giao dịch qua sàn sẽ giúp người sản xuất có thêm công cụ thị trường để bảo hiểm rủi ro giá cả hàng hóa, tạo điều kiện tăng giá bán hàng nông sản xuất khẩu nhờ kết nối được thị trường quốc tế.Làm được điều này giá cà phê xuất khẩu Việt Nam sẽ không thấp hơn hàng trăm USD/tấn so với giá của thị trường London, hoặc giá gạo xuất khẩu nước ta không bị thấp hơn nếu so kè với giá gạo Thái Lan. Sở giao dịch hàng hóa là một có hội cũng là một thách thức. Nếu dám đương đầu và có cách ứng dụng hợp lí, nó sẽ là một công cụ tốt để nâng cao nên kinh tế nước nhà cũng như đời sống cho người dân. Nước ta đang bước vào xu thế hòa nhập, cũng nhau phát triển. Vì vậy, tiếp thu những phương pháp, cách làm hay, vừa đảm bảo ổn định thị trường, vừa đem lại lợi ích cho người dân là một cách thức để đưa nước ta phát triển nhanh chóng, bắt kịp với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của thế giới. Các tài liệu đã tham khảo trong bài làm- Sàn giao dịch hàng hóa, sân chơi chuyên nghiệp quá tầm ? – Nguyên Quân.- Sàn giao dịch hàng hóa, không nên đánh giá vội vàng – Bài báo phỏng vấn ông Nguyễn Tuấn Hà - giám đốc sàn giao dịch cà phê buôn ma thuột.- Sở giao dịch hàng hóa – Wikipedia.org- Sở giao dịch hàng hóa : nơi kết nối sản xuất với thị trường – Trọng Triết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lu2.doc