Tiểu luận Xử lý như thế nào đối với quyết định giải quyết tiếp theo trái thẩm quyền trong tố tụng hành chính

Quản lý hành chính Nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính Nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành Luật, Pháp lệnh và các Nghị quyết của cơ quan quyền lực Nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội và hành chính - chính trị của nước ta. Trong quá trình hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền hoặc công chức Nhà nước được trao quyền thường xuyên ban hành các quyết định quản lý hành chính nhà nước dưới hình thức văn bản nhằm điều chỉnh các quan hệ nảy sinh trong đời sống xã hội theo ý chí của Nhà nước. Các quyết định hành chính này là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực của Nhà nước. Nói cách khác, quyết định hành chính Nhà nước là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, được ban hành trên cơ sở luật và để thực thi luật. Nhằm đề ra các chủ trương chính sách nhiệm vụ lớn có tính chất định hướng trong quản lý Nhà nước hoặc đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hiện hành hoặc làm phát sinh thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp lý cụ thể để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của quản lý Nhà nước. Như vậy, có thể nói, quyết định quản lý hành chính Nhà nước là sản phẩm của hoạt động quản lý Nhà nước, đóng vai trò, vị trí trung tâm trong hoạt động quản lý Nhà nước. Quyết định quản lý hành chính nhà nước là phương tiện không thể thiếu trong hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước nhằm sử dụng, thực hiện hầu hết các chức năng quản lý như tổ chức, điều chỉnh, kế hoạch hóa, lãnh đạo, điều hành . Hiệu lực của quản lý Nhà nước phần lớn tùy thuộc vào nội dung, chất lượng và biện pháp tổ chức thực hiện các quyết định quản lý Nhà nước. Quyết định đúng sẽ làm cho xã hội phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao. Đảng và Nhà nước ta đã chỉ ra rằng, để lãnh đạo và quản lý tốt, phải ra quyết định đúng, kịp thời và tổ chức thực hiện các quyết định đó. Việc xây dựng và ban hành quyết định quản lý hành chính nhà nước phải tuân theo một quy trình chặt chẽ, thống nhất và người ra quyết định quản lý hành chính nhà nước phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình. Quyết định hành chính Nhà nước, nếu chỉ dừng lại ở phạm vi thẩm quyền ban hành và giải quyết các khiếu kiện trong tố tụng hành chính cũng đã và đang là một vấn đề còn đang được nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện trong thực tiễn hoạt động quản lý Nhà nước. Được sự giúp đỡ và hướng dẫn của các thầy cô trong Trường Chính trị Tỉnh Khánh Hòa với những kiến thức tiếp thu được qua quá trình học tập và nghiên cứu . Do sự ham thích của bản thân nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào việc học tập và nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về quyết định quản lý hành chính Nhà nước, tôi đã thực hiện một phần suy nghĩ của mình từ học đường vào thực tế với tình huống “ Quyết định chuyển hồ sơ vụ án có thuộc đối tượng để kháng cáo hay không” và “Xử lý như thế nào đối với quyết định giải quyết tiếp theo trái thẩm quyền trong tố tụng hành chính” để làm tiểu luận tốt nghiệp.

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xử lý như thế nào đối với quyết định giải quyết tiếp theo trái thẩm quyền trong tố tụng hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyết của cơ quan quyền lực Nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội và hành chính - chính trị của nước ta. Trong quá trình hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền hoặc công chức Nhà nước được trao quyền thường xuyên ban hành các quyết định quản lý hành chính nhà nước dưới hình thức văn bản nhằm điều chỉnh các quan hệ nảy sinh trong đời sống xã hội theo ý chí của Nhà nước. Các quyết định hành chính này là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực của Nhà nước. Nói cách khác, quyết định hành chính Nhà nước là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, được ban hành trên cơ sở luật và để thực thi luật. Nhằm đề ra các chủ trương chính sách nhiệm vụ lớn có tính chất định hướng trong quản lý Nhà nước hoặc đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hiện hành hoặc làm phát sinh thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp lý cụ thể để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của quản lý Nhà nước. Như vậy, có thể nói, quyết định quản lý hành chính Nhà nước là sản phẩm của hoạt động quản lý Nhà nước, đóng vai trò, vị trí trung tâm trong hoạt động quản lý Nhà nước. Quyết định quản lý hành chính nhà nước là phương tiện không thể thiếu trong hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước nhằm sử dụng, thực hiện hầu hết các chức năng quản lý như tổ chức, điều chỉnh, kế hoạch hóa, lãnh đạo, điều hành... Hiệu lực của quản lý Nhà nước phần lớn tùy thuộc vào nội dung, chất lượng và biện pháp tổ chức thực hiện các quyết định quản lý Nhà nước. Quyết định đúng sẽ làm cho xã hội phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao. Đảng và Nhà nước ta đã chỉ ra rằng, để lãnh đạo và quản lý tốt, phải ra quyết định đúng, kịp thời và tổ chức thực hiện các quyết định đó. Việc xây dựng và ban hành quyết định quản lý hành chính nhà nước phải tuân theo một quy trình chặt chẽ, thống nhất và người ra quyết định quản lý hành chính nhà nước phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình. Quyết định hành chính Nhà nước, nếu chỉ dừng lại ở phạm vi thẩm quyền ban hành và giải quyết các khiếu kiện trong tố tụng hành chính cũng đã và đang là một vấn đề còn đang được nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện trong thực tiễn hoạt động quản lý Nhà nước. Được sự giúp đỡ và hướng dẫn của các thầy cô trong Trường Chính trị Tỉnh Khánh Hòa với những kiến thức tiếp thu được qua quá trình học tập và nghiên cứu . Do sự ham thích của bản thân nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào việc học tập và nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về quyết định quản lý hành chính Nhà nước, tôi đã thực hiện một phần suy nghĩ của mình từ học đường vào thực tế với tình huống “ Quyết định chuyển hồ sơ vụ án có thuộc đối tượng để kháng cáo hay không” và “Xử lý như thế nào đối với quyết định giải quyết tiếp theo trái thẩm quyền trong tố tụng hành chính” để làm tiểu luận tốt nghiệp. Trong điều kiện thời gian hạn chế, khả năng có hạn chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong thầy cô giúp đỡ và bỏ qua những thiếu sót của tôi. Xin chân thành cám ơn quý thầy cô trong Trường Chính trị Tỉnh Khánh Hòa đã giúp đỡ tôi hoàn thành tiểu luận này. PHẦN THỨ NHẤT MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Hiện nay các khiếu kiện trong lĩnh vực hành chính xảy ra rất nhiều trong cuộc sống, nhiều khi trở thành vấn đề thời sự sôi động trong cả nước, nhưng các đơn khởi kiện tại Tòa án không nhiều và số vụ án hành chính Toà án đã thụ lý còn rất ít so với thực tế. Khi có tranh chấp xảy ra, các cơ quan Nhà nước phải can thiệp, sự can thiệp của các cơ quan Nhà nước phải được pháp luật cho phép, nghĩa là sự can thiệp đó phải theo luật định. Nếu sự can thiệp của cơ quan Nhà nước không đúng pháp luật, không đúng thẩm quyền theo luật định, không có cơ sở pháp lý thì sẽ gây ra một hậu quả pháp lý nhất định. Trong thời gian qua Tòa án nhân dân thành phố N.T tỉnh K. H đang thụ lý giải quyết vụ kiện hành chính đối với một quyết định hành chính của UBND thành phố N.T, nhưng UBND tỉnh K.H lại ban hành quyết định giải quyết tiếp theo, đã gây không ít khó khăn vướng mắc trong việc giải quyết vụ án của Tòa án, ảnh hưởng đến quyền khiếu nại và khởi kiện của công dân theo quy định của pháp luật. Trong bài tiểu luận này tôi xin nêu 01 vụ án cụ thể dưới đây để thấy rõ những bất cập trong việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện quyết định quản lý hành chính Nhà nước ( tôi xin không phân tích nội dung quyết định ) tại địa phương, phát sinh nhiều quan điểm trái ngược nhau, đó là: “ Nhà ông Trần Văn Ngữ số 7 HĐ- phường Phương Sơn với nhà bà Nguyễn Thị Kim Khánh số 5/5 B HĐ - phường PS có xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng diện tích 9,234 m2 đất. Theo ông Ngữ thì phần đất này thuộc quyền sử dụng của nhà ông nhưng bà Khánh đã tự ý xây cất lấn chiếm phần đất này. Để bảo vệ quyền lợi của mình, ông Ngữ đả gửi đơn khiếu nại lên UBND thành phố N.T. Căn cứ vào hồ sơ tài liệu thu thập được và trên cơ sở điều tra, xác minh của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngày 20/10/1999, Chủ tịch UBND thành phố N.T đã ra quyết định số 2468/QĐ-UB “ Về việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ông Trần Văn Ngữ với bà Nguyễn Thị Kim Khánh”. Nội dung của quyết định chuyển hồ sơ vụ án hành chính này như sau: “ Điều 1 : Phần đất tranh chấp giữa nhà ông Trần Văn Ngữ số 7 HĐ- phường PS với nhà bà Nguyễn Thị Kim Khánh số 5/5 B HĐ - phường PS là thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trần Văn Ngữ. Điều 2 : Nếu không đồng ý với quyết định này ông Trần Văn Ngữ, bà Nguyễn Thị Kim Khánh có quyền khiếu nại lên UBND tỉnh K.H theo điểm c khoản 2 điều 28 Luật Đất đai.” Không đồng ý với quyết định này, ông Ngữ và bà Khánh đã tiến hành khởi kiện quyết định hành chính nói trên đến Tòa án nhân dân thành phố N.T theo đúng trình tự quy định tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Ngày 13/12/1999, TAND thành phố N.T đã thụ lý vụ kiện do ông Ngữ và bà Khánh khởi kiện. Thế nhưng đến ngày 24/01/2000, TAND thành phố N.T đã : “ Xét thấy quyết định số 2468/QĐ-UB ngày 20/10/1999 của Chủ tịch UBND thành phố N.T về việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất có hai bên đương sự khiếu kiện nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh K.H và căn cứ điểm b khoản 1 điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ” để ra “ Quyết định chuyển vụ án hành chính” số 01 đến UBND tỉnh K.H giải quyết theo thẩm quyền. Nội dung của quyết định như sau: “Điều 1 : Chuyển hồ sơ vụ án hành chính nói trên đến UBND tỉnh Khánh Hoà để giải quyết theo thẩm quyền. Điều 2 : Hoàn trả 50.000 đ tiền tạm ứng án phí hành chính- sơ thẩm cho bà Khánh theo phiếu thu số 6446 ngày 13/12/1999 của Đội thi hành án thành phố NT” Ngay sau khi nhận được quyết định này, người khởi kiện là bà Nguyễn Thị Kim Khánh đã có đơn khiếu nại cho rằng: “ chỉ có một mình bà khởi kiện quyết định hành chính nói trên mà thôi. Ông Ngữ gửi đơn đến UBND tỉnh K.H chỉ có yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện quyết định hành chính số 2468/QĐ-HC nói trên. Do đó TAND thành phố N.T ra quyết định chuyển vụ án hành chính đến UBND tỉnh K.H giải quyết là không đúng pháp luật, đã tước quyền kháng cáo của người khởi kiện”. Ngày 02/6/2000, UBND tỉnh K.H có công văn số 1212/UB về việc “ Thụ lý đơn khiếu nại” gửi Sở Địa chính K.H, TAND tỉnh K.H và TAND thành phố N.T có nội dung như sau : “ UBND tỉnh tiếp tục nhận được đơn của ông Trần Văn Ngữ trú tại số 7 HĐ - phường PS - thành phố N.T khiếu nại về việc ông có đơn đề nghị xét lại quyết định số 2468 ngày 20/10/1999 của UBND thành phố N.T nhưng UBND tỉnh không giải quyết, UBND yêu cầu Sở địa chính kiểm tra và đề xuất UBND tỉnh giải quyết khiếu nại của ông Trần Văn Ngữ ( không chờ giải quyết kháng cáo của Tòa án)” Sau khi xem xét toàn bộ các tài liệu chứng có trong hồ sơ vụ án, TAND tỉnh K.H nhận thấy không có tài liệu nào xác định ông Ngữ đã khiếu nại lần đầu gửi đến UBND thành phố N.T đối với quyết định số 2486 do UB đã ban hành. Do đó, ông Ngữ chưa thể khiếu nại đến UBND tỉnh K.H ( đơn ngày 05/12/1999 bản Photocoppy), cũng như khiếu kiện đến Tòa án được, nên TAND thành phố N.T không thể căn cứ vào điểm b khoản 1 điều 13 và điểm e điều 41 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ( đã được sửa đổi bổ sung) để ra quyết định số 01 ngày 24/01/2000 chuyển hồ sơ vụ án hành chính do bà Khánh khởi kiện tại TAND thành phố N.T được. Ngày 16/11/2000, TAND tỉnh K.H căn cứ điểm c khoản 2 điều 64 và khoản 3 điều 66 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã sửa đổi bổ sung) và xác định “ việc khởi kiện của bà Nguyễn Thị Kim Khánh đối với Quyết định số 2486/QĐ-UB ngày 20/10/1999 của UBND thành phố N.T là đúng trình tự pháp luật tố tụng hành chính; việc khiếu nại của ông Trần Văn Ngữ đối với quyết định hành chính này chưa đúng trình tự theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo” để ra Quyết định phúc thẩm số 07/QĐ-PT, tại quyết định phúc thẩm này TAND tỉnh đã tuyên : “ Huỷ quyết định chuyển hồ sơ vụ án hành chính số 01 ngày 24/01/2000 của TAND thành phố N.T và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án sơ thẩm để thụ lý, điều tra, xét xử lại theo thủ tục tố tụng chung. Quyết định này là chung thẩm có hiệu lực thi hành”. Nhưng việc cần xem xét ở đây là “ Quyết định chuyển hồ sơ vụ án hành chính của Toà án có thuộc đối tượng kháng cáo không?” và trong quá trình TAND thành phố N.T đang thụ lý lại để giải quyết vụ khiếu kiện đối với Quyết định số 2468/QĐ ngày 20/10/1999 của UBND thành phố N.T thì UBND tỉnh K.H vẫn tiếp tục thụ lý đơn khiếu nại của ông Trần Văn Ngữ đối với Quyết định số 2468 và ngày 26/12/2000 UBND tỉnh K.H lại ban hành “Quyết định giải quyết tiếp theo” số 5826- QĐ/UB với nội dung: “ Công nhận Quyết định số 2468/QĐ ngày 20/10/1999 của UBND thành phố N.T là đúng pháp luật và giao cho UBND thành phố N.T lập thủ tục xử phạt, buộc tháo dỡ nhà đối với bà Khánh về việc xây cất trái phép, lấn chiếm không gian thuộc quyền sử dụng của ông Ngữ” Sau đó, TAND thành phố N.T cho rằng: “Quyết định 5826/QĐ ngày 26/12/2000 của UBND tỉnh K.H là quyết định giải quyết cuối cùng đối với việc tranh chấp quyền sử dụng đất”. Do đó, ngày 15/01/2001 TAND thành phố N.T đã căn cứ điểm e, khoản 1 điều 41 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính để ban hành “Quyết định đình chỉ giải quyết các vụ án hành chính số 01 về việc khiếu kiện quyết định : “ Giải quyết tranh chấp đất đai” giữa nguyên đơn là Nguyễn Thị Kim Khánh - 5/5 HĐ - PS và bị đơn là UBND thành phố N.T”. Về phía bà Khánh, ngay sau khi nhận được Quyết định số 5826 của UBND tỉnh ban hành ngày 26/12/2000, bà Khánh đã có đơn khiếu nại lần đầu gửi lên UBND tỉnh K.H ngày 05/01/2001 đề nghị UBND tỉnh K.H thu hồi lại Quyết định trái thẩm quyền để đợi kết quả giải quyết của các cấp theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính. Đến ngày 17/01/2001 UBND tỉnh có công văn số 121/UB về việc : “ Trả lời đơn” cho bà Nguyễn Thị Kim Khánh với nội dung: “ UBND tỉnh xin trả lời để bà rõ: ông Ngữ có đơn gửi UBND tỉnh về việc khiếu nại Quyết định số 2468 ngày 20/10/1999 của UBND thành phố N.T. Việc khiếu nại của ông Ngữ trên đây thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh K.H, mặt khác không có quyết định buộc UBND tỉnh phải dừng lại việc giải quyết khiếu nại chờ kết quả xét xử của TAND thành phố N.T. Do vậy, UBND tỉnh K.H không thể thu hồi Quyết định số 5826/QĐ-UB ngày 26/12/2000 theo khiếu nại của bà được”. Vì vậy, ngày 22/01/2001, bà Khánh đã có đơn khởi kiện Quyết định hành chính số 5826/QĐ-UB ngày 26/12/2000 của UBND tỉnh K.H “ Về việc giải quyết tranh chấp đất đai, xử phạt hành chính, buộc tháo dỡ nhà trái pháp luật” tại TAND tỉnh K.H để đề nghị tuyên huỷ Quyết định trái pháp luật nêu trên và bà cam kết sẽ không khiếu kiện đến cơ quan hành chính cấp trên đối với Quyết định 5826/QĐ của UBND tỉnh K.H vì đã có đơn khởi kiện tại TAND tỉnh K.H . Ngày 06/4/2001, TAND tỉnh K.H đã căn cứ theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án tính đến ngày Tòa án cấp sơ thẩm có quyết định đình chỉ vụ án hành chính( ngày 15/01/2001) thì không có căn cứ xác định ông Trần Văn Ngữ đã khiếu nại Quyết định số 2486/QĐ-UB ngày 20/10/1999 của UBND thành phố N.T theo đúng quy định của Luật khiếu nại, tố cáo. Do đó trong trường hợp này cấp sơ thẩm không thể xác định sự việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo để quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính được và TAND tỉnh K.H đã căn cứ điểm c khoản 2 điều 64, khoản 3 điều 66 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính để ra Quyết định số 02/QĐPT với nội dung : “ Huỷ Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính số 01 ngày 15/01/2001 của Tòa án nhân dân thành phố N.T đối với vụ án hành chính “ Khiếu kiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai” . Giao hồ sơ vụ án nói trên cho TAND thành phố N.T thụ lý, giải quyết lại theo thủ tục chung. Quyết định này là chung thẩm có hiệu lực thi hành”. Ngày 05/3/2001, TAND tỉnh K.H đã có công văn số 19/TA về việc : “ trả lời đơn” cho bà Nguyễn Thị Kim Khánh có nội dung : “ TAND tỉnh K.H nhận được đơn khiếu nại Quyết định số 5826/QĐ-UB ngày 26/12/2000 của UBND tỉnh K.H. Qua nghiên cứu, TAND tỉnh K.H nhận thấy : Việc bà khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án vì đây là quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo. Căn cứ khoản 8 điều 31 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ( đã được sửa đổi, bổ sung) . TAND tỉnh K.H trả lời đơn cho bà”. PHẦN THỨ HAI XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Nguyên tắc quản lý Nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi mọi hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước trong đó có hoạt động ra quyết định hành chính, phải phù hợp với pháp luật về nội dung và trình tự ban hành; nghĩa là mọi quyết định hành chính được ban hành trên cơ sở Hiếp pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và phải nhằm thực hiện Hiếp pháp, pháp luật. Mặt khác, các quyết định hành chính phải bảo đảm tính hợp lý, nghĩa là phải phù hợp với đường lối nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước đề ra, phù hợp nhu cầu, nguyện vọng lợi ích chính đáng của nhân dân và phù hợp với thực tiễn, khả năng quản lý Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể. Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi ban hành các quyết định hành chính, các cơ quan hành chính Nhà nước phải bảo đảm tính hợp pháp và tính hợp lý, nhờ đó văn bản đưa ra mới có khả năng thực thi, được xã hội chấp nhận. * Tính hợp pháp của quyết định hành chính phải bảo đảm 4 yếu tố : - Phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật. - Tất cả các quyết định quản lý hành chính Nhà nước phải ban hành đúng thẩm quyền của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước. - Quyết định hành chính đều phải bảo đảm lý do sát thực, xuất phát từ pháp luật Nhà nước, đường lối chủ trương của Đảng, từ ý nguyện của nhân dân. - Quyết định hành chính phải được ban hành đúng hình thức và thủ tục do pháp luật quy định. * Tính hợp lý của quyết định hành chính : Quyết định hành chính hợp lý mới có khả năng thực thi cao. Quyết định hành chính chỉ hợp lý khi nó hợp pháp, nghĩa là trước hết nó phải hợp pháp. Không thể vì lý do hợp lý, phù hợp với nhu cầu địa phương, cơ sở mà coi thường tính hợp pháp của quyết định. Một quyết định hành chính được coi là hợp lý khi nó đáp ứng các yêu cầu sau: - Phải bảo đảm tính hài hoà các mặt lợi ích của Nhà nước, tập thể cộng đồng và lợi ích cá nhân người lao động. - Quyết định hành chính phải có tính cụ thể và phù hợp với từng vấn đề, với các đối tượng thực hiện. - Quyết định hành chính phải bảo đảm tính hệ thống, tính toàn diện. - Quyết định hành chính phải bảo đảm kỹ thuật lập quy đã đề ra. Với những nội dung nêu trên, mục tiêu xử lý tình huống này là xác định xem việc áp dụng Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính của TAND thành phố N.T như đã nêu ở trên có phù hợp với quy định của pháp luật không? Và việc Tòa án đang thụ lý vụ kiện hành chính mà Uỷ ban nhân dân tỉnh lại ra quyết định giải quyết tiếp theo trái thẩm quyền thì xử lý như thế nào? PHẦN THỨ BA PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG * Việc thứ nhất : Về Quyết định chuyển hồ sơ vụ án hành chính của Tòa án có thuộc đối tượng để kháng cáo hay không ? Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định “đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm...” Vậy quyết định chuyển hồ sơ vụ án có thuộc đối tượng để kháng cáo hay không? Tại Điểm b, khoản 1, điều 13 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định rõ: “ Nếu có nhiều người, trong đó có người khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, có người khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của người giải quyết khiếu nại tiếp theo. Tòa án đã thụ lý vụ án hành chính phải chuyển hồ sơ vụ án cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo ngay sau khi phát hiện việc giải quyết không thuộc thẩm quyền của mình”. ở vụ việc trên, quyết định của UBND thành phố N.T có liên quan đến hai người là ông Ngữ và bà Khánh. Trong mọi trường hợp, sau khi nhận được đơn khởi kiện án hành chính, Tòa án cần có văn bản gửi đến UBND tỉnh K.H là cơ quan cấp trên trực tiếp của UBND thành phố N.T, nơi đã ra Quyết định hành chính 2468/QĐ-UB, yêu cầu cho Tòa biết bằng văn bản có người nào trong số những người có liên quan khiếu nại lên UBND tỉnh K.H không? Nếu có người khiếu nại, Tòa án trả lại đơn kiện cho người khởi kiện hoặc chuyển đơn kiện cho UBND tỉnh K.H là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và thông báo cho người khởi kiện biết. Trong trường hợp đã xác định rõ không có người nào khiếu nại, thì Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung. Trên thực tế TAND thành phố N.T đã thụ lý vụ kiện hành chính của bà Khánh. Theo nội dung công văn số 3268 ngày 17/12/1999, UBND tỉnh K.H gửi cho UBND thành phố N.T nói rõ : “ UBND tỉnh không nhận được đơn khiếu nại của bà Khánh, ông Ngữ chỉ yêu cầu thi hành quyết định chứ không khiếu nại quyết định này” . Như vậy bà Khánh, ông Ngữ đâu có khiếu kiện nhầm về thẩm quyền để áp dụng điều luật nêu trên? Việc TAND thành phố N.T cho rằng có hai bên đương sự cùng khiếu kiện Quyết định 2468/QĐ-UB của UBND thành phố N.T nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh K.H và vận dụng điểm b, khoản 1, điều 13 Pháp lệnh là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Hiện nay có hai ý kiến hoàn toàn trái ngược nhau trong việc giải quyết vụ khiếu kiện quyết định hành chính này, như sau : * ý kiến thứ nhất cho rằng, căn cứ Điều 55 Pháp lệnh quy định : “ Đương sự hoặc người đại diện của đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp hoặc trên một cấp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án trên một cấp xét xử phúc thẩm”. Do đó, quyết định chuyển hồ sơ vụ án không thuộc đối tượng để kháng cáo, kháng nghị, có hiệu lực thi hành ngay. Đây chính là quan điểm của TAND thành phố N.T, nên sau khi ban hành quyết định chuyển vụ án, Toà án đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến UBND tỉnh giải quyết?. Vì thế đương sự không được thực hiện quyền kháng cáo. * ý kiến thứ hai cho rằng, quyết định chuyển vụ án hành chính là một quyết định của Toà cấp sơ thẩm. Căn cứ khoản 3 Điều 61 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ hành chính quy định Hội đồng xét xử phúc thẩm không phải mở phiên tòa khi xét kháng cáo, kháng nghị những quyết định của Toà cấp sơ thẩm. Do đó, đương sự và Viện kiểm sát được quyền kháng cáo, kháng nghị quyết định đó để yêu cầu Toà cấp trên giải quyết theo trình tự phúc thẩm. Cũng có ý kiến cho rằng kể cả trong trường hợp ông Ngữ có khiếu nại đến UBND tỉnh K.H đối với Quyết định 2468/QĐ-UB của UBND thành phố N.T, căn cứ điểm b, khoản 1 điều 13 Pháp lệnh thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh K.H mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Trong trường hợp này, Toà án cần phải áp dụng điểm g, khoản 1 Điều 41 của Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ hành chính để ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính và chuyển hồ sơ vụ việc đến UBND tỉnh K.H giải quyết đồng thời gửi ngay quyết định đình chỉ vụ án đó đến Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, các đương sự để họ thực hiện kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại Điều 42 của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. * Việc thứ hai : Xử lý như thế nào đối với quyết định giải quyết tiếp theo trái thẩm quyền trong tố tụng hành chính. Khi Tòa án đã thụ lý và đang trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo đơn khởi kiện của một người, thì nhận được quyết định giải quyết khiếu nại đó ( đối với quyết định hành chính đang bị khiếu kiện) của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo. Tòa án đã trao đổi với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo về tính hợp pháp của việc ra quyết định đó, nhưng họ không rút quyết định đó và người khởi kiện cũng không rút đơn kiện. Tòa án phải xử lý trường hợp này như thế nào? * ý kiến thứ nhất cho rằng : Quyết định số 2468/QĐ-UB ngày 20/10/1999 của UBND thành phố N.T là quyết định hành chính lần đầu về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa ông Ngữ và bà Khánh. Sau khi nhận được quyết định này, ông Ngữ không cần phải thực hiện việc khiếu nại lần đầu đến UBND thành phố N.T theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo, vì theo điểm c khoản 2 Điều 38 Luật Đất đai năm 1993 quy định: “ Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của UBND đã giải quyết tranh chấp, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên. Quyết định này có hiệu lực thi hành”. Do đó, Quyết định số 5826/QĐ-UB ngày 26/12/2000 của UBND tỉnh K.H là quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu 2468/QĐ-UB của UBND thành phố N.T. Quyết định này có hiệu lực thi hành. Hơn nữa, “ không có quy định nào buộc UBND tỉnh Khánh Hoà phải dừng việc giải quyết khiếu nại tiếp theo để chờ kết quả giải quyết của TAND thành phố N.T ! ( Đây cũng chính là ý kiến của UBND tỉnh K.H ). Vì vậy, TAND thành phố N.T đã căn cứ điểm e khoản 1 Điều 41 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính để đình chỉ vụ án hành chính của bà Khánh là có căn cứ pháp luật. * ý kiến thứ hai cho rằng: Ông Ngữ không thực hiện việc khiếu nại lần đầu đối với quyết định 2486/QĐ-UB của UBND thành phố N.T theo quy định tại Điều 30, 31 Luật Khiếu nại, tố cáo. Trong khi đó, người thực hiện việc khiếu nại và khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật lại là bà Khánh. Khoản 6 Điều 32 Luật Khiếu nại, tố cáo quy định: Khiếu nại một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết : “ Việc khiếu nại đang được Tòa án thụ lý...”. Vì lẽ đó, UBND tỉnh K.H dù có nhận được đơn khiếu nại của ông Ngữ theo điểm c khoản 2 Điều 38 Luật Đất đai năm 1993, thì vụ việc khiếu nại này cũng đã được TAND thành phố N.T thụ lý. Do đó, ngày 26/12/2000, UBND tỉnh K.H đã ban hành Quyết định giải quyết tiếp theo đối với đơn khiếu nại của ông Ngữ là trái quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ( đã sửa đổi, bổ sung). Vì vậy, quyết định đình chỉ việc giải quyết các vụ án hành chính của TAND thành phố N.T là trái pháp luật, đã tước quyền khiếu nại và khởi kiện của bà Khánh theo quy định pháp luật. Vì vậy, khi xét xử phúc thẩm, Tòa án sẽ có căn cứ thẩm quyền để hủy quyết định đình chỉ việc giải quyết các vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm và giao hồ sơ vụ án cho TAND thành phố N.T tiếp tục giải quyết vụ án hành chính do bà Khánh khởi kiện theo thủ tục sơ thẩm đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đối với quyết định giải quyết tiếp theo trái thẩm quyền của UBND tỉnh K.H trên thực tế vẫn còn tồn tại! Trong trường hợp này, Tòa án phải giải quyết như thế nào để đảm bảo quyền khiếu nại và khởi kiện của công dân theo đúng quy định của pháp luật ? PHẦN THỨ TƯ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT Mặc dù vụ việc đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết, tuy nhiên cách giải quyết của các cơ quan này có nhiều vấn đề cần phải trao đổi, xem xét thêm. Theo ý kiến của cá nhân tôi thì đối với từng trường hợp nêu trên cần phải có cách nhìn nhận và xử lý như sau : * Việc thứ nhất : Về “ Quyết định chuyển hồ sơ vụ án hành chính” của Tòa án có thuộc đối tượng để kháng cáo hay không ? 1. Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1999 xác định: “ Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Tôi có ý kiến như sau : *Theo nội dung trên thì TAND thành phố N.T đã nhận đơn và thụ lý vụ án, như vậy có nghĩa là TAND thành phố N.T đã xác định vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ( 60 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án) phải ra một trong những quyết định sau đây: + Đưa vụ án ra xét xử + Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. + Đình chỉ việc giải quyết vụ án. Đối chiếu với các quy định tại khoản 1 Điều 40 và khoản 1 Điều 41 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính về những căn cứ để Thẩm phán ra Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án này thì không có lý do để Thẩm phán ra một trong hai quyết định nói trên trong thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án. *Theo điểm b khoản 1 Điều 13 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, thì Tòa án đã thụ lý vụ án hành chính chỉ chuyển hồ sơ vụ án cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo trong trường hợp vừa có người khởi kiện vụ án hành chính, vừa có người khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo. Trong vụ việc này, bà Khánh có đơn khởi kiện, còn ông Ngữ không làm đơn khiếu nại. Mặt khác, việc TAND thành phố N.T chỉ có quyết định chuyển vụ án hành chính mà không ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án là vi phạm điểm g khoản 1 Điều 41 Pháp lệnh. Như vậy, Luật không quy định cho phép Tòa án được chuyển vụ án trong quá trình chuẩn bị xét xử. Đáng lẽ trong trường hợp này khi nhận đơn kiện do không phát hiện được sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án để trả lại đơn cho bà Khánh theo quy định tại khoản 8 Điều 31 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cho nên đã thụ lý vụ án và chuẩn bị xét xử thì Thẩm phán phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sẽ căn cứ vào quy định tại Điều 48 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính để quyết định đình chỉ vụ án với căn cứ tại điểm g khoản 2 Điều 41 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính là : “ Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án” Quyết định số 2468/QĐ-UB ngày 20/10/1999 của UBND thành phố N.T về việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ông Trần Văn Ngữ ( xác định phần đất tranh chấp giữa hai người là thuộc quyền sử dụng của ông Ngữ). Rõ ràng là đơn của ông Ngữ đã không khiếu nại Quyết định số 2468/QĐ-UB. Do đó, việc TAND thành phố N.T ra quyết định chuyển vụ án hành chính đến UBND tỉnh K.H giải quyết là không đúng quy định của pháp luật. 2. Căn cứ Điều 55 Pháp lệnh để cho rằng: Đối tượng để kháng cáo, kháng nghị chỉ bao gồm bản án, quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa cấp sơ thẩm; quyết định chuyển hồ sơ vụ án không thuộc đối tựơng để kháng cáo, kháng nghị là không thỏa đáng, bởi lẽ: Những quyền hợp pháp của nhân dân nhất thiết phải được tôn trọng. Không lẽ chỉ vì sai lầm của Tòa cấp sơ thẩm mà ngừơi dân mặc nhiên bị tứơc mất quyền đã được luật pháp ghi nhận? Trong khi nguyên tắc xét xử 2 cấp là cơ chế hữu hiệu đảm bảo quyền lợi của công dân, là phương tiện để sửa chữa những sai lầm của Tòa cấp sơ thẩm. Còn vấn đề đương sự ( cụ thể là bà Khánh ) và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp có quyền kháng cáo, kháng nghị quyết định chuyển vụ án hay không thì thấy rằng - theo quy định tại khoản 3 Điều 40, khoản 2 Điều 41 và khoản 1 Điều 55 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp hoặc trên một cấp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp trên một cấp xét xử phúc thẩm. Theo tôi vấn đề này giải quyết như sau : Bà Khánh phải làm đơn khiếu nại việc TAND thành phố N.T chuyển vụ kiện mà bà cho là không đúng gửi tới TAND thành phố N.T, TAND tỉnh K.H, VKS thành phố N.T, UBND thành phố N.T để khi nhận được đơn của bà thì : - Nếu TAND thành phố N.T thấy việc chuyển vụ kiện trước đây của mình là không đúng vì vụ kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì đề nghị UBND thành phố N.T chuyển lại hồ sơ vụ kiện để xét xử theo thẩm quyền. - Nếu TAND tỉnh K.H thấy việc chuyển vụ kiện là không đúng vì việc này thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND thành phố N.T thì yêu cầu đơn vị này liên hệ với UBND thành phố N.T lấy lại hồ sơ vụ kiện để tiến hành xét xử. - Nếu UBND thành phố N.T qua nghiên cứu vụ kiện này thấy không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình mà thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND thành phố N.T thì chuyển hồ sơ vụ kiện cho đơn vị này để giải quyết theo thẩm quyền. - Nếu VKSND thành phố N.T thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đã được quy định tại Điều 10 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thấy việc UBND thành phố chuyển vụ án là không đúng thì yêu cầu họ rút hồ sơ vụ kiện về để giải quyết theo đúng thẩm quyền quy định. Như trên đã phân tích thì Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính không quy định cho Tòa án có thẩm quyền ra quyết định chuyển vụ án, chỉ quy định đương sự hoặc người đại diện của họ, Viện kiểm sát được quyền kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án và quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm. Từ đó tôi thấy : Dù luật không quy định đương sự, Viện kiểm sát được quyền kháng cáo, kháng nghị quyết định chuyển vụ án và trong thực tế quyết định này cũng không có do luật không quy định mà chỉ có TAND thành phố N.T tự đặt ra thì quyền lợi của các đương sự không được đảm bảo thực hiện. Vì vậy, theo tôi cần phải vận dụng điểm g khoản 2 Điều 20 Pháp lệnh ( đương sự có quyền” kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án”) và khoản 3 Điều 61 Pháp lệnh ( Hội đồng xét xử phúc thẩm không phải mở phiên tòa khi xét” kháng cáo, kháng nghị những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm”) “ Quyết định” ở đây được hiểu là gồm cả quyết định chuyển vụ án hành chính của Tòa cấp sơ thẩm. * Việc thứ hai : Xử lý như thế nào đối với quyết định giải quyết tiếp theo trái thẩm quyền trong tố tụng hành chính. Luật khiếu nại tố cáo có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999. Sau khi Luật này được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại tố cáo. Đây là những văn bản luật quan trọng nhằm thể chế hoá quyền khiếu nại tố cáo của công dân cũng như trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Các văn bản này quy định cụ thể nhiều vấn đề có liên quan đến việc khiếu nại tố cáo của công dân đối với cơ quan hành chính Nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước trong hoạt động quản lý Nhà nước. Như vậy thủ tục giải quyết khiếu nại có thể tóm tắt lại theo sơ đồ sau: 60 - 90 ngày Tạm ứng án phí 7 ngày 30-45 ngày 30-45 ngày Thụ lý: 10 ngày Thời hiệu khiếu nại 90 ngày Quyết định, hành vi hành chính Đơn khiếu nại Quyết định giải quyết khiếu nại Khiếu nại tiếp lên cơ quan Nhà nước cấp trên Thụ lý vụ án hành chính - Quyết định đưa vụ án ra xét xử; hoặc - Tạm đình chỉ; hoặc - Đình chỉ vụ án. Giai đoạn khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính lần đầu Khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Trong thời gian qua, hầu hết các quyết định tranh chấp đất đai do UBND các cấp huyện, thị xã, thành phố N.T ( tỉnh K.H ) ban hành đều có giải thích về quyền khiếu nại của đương sự: “ Nếu không đồng ý với quyết định này ông bà có quyền khiếu nại lên UBND tỉnh theo điểm c, khoản 2, điều 38 Luật đất đai”. Điểm c, khoản 2 Điều 38 Luật Đất đai năm 1993 quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai như sau : “ Trường hợp không đồng ý với quyết định của UBND đã giải quyết tranh chấp, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên. Quyết định này có hiệu lực thi hành”. Nếu áp dụng quy định này thì người khiếu nại sẽ không được quyền khiếu nại lần đầu hoặc thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, Điều 30 Luật khiếu nại tố cáo quy định: “ Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích gợp pháp của mình”. Như vậy, theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo, người khiếu nại phải khiếu nại với chính người đã ra quyết định hành chính đó chứ không phải khiếu nại lên cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên. Thế nhưng trên thực tế, khi công dân khiếu nại lần đầu, UBND thành phố N.T là ngừơi ban hành quyết định hành chính lần đầu, lại bị UBND thành phố N.T trả lời đơn với lý do” không thuộc thẩm quyền giải quyết”? Vậy trong trường hợp này thì thẩm quyền giải quyết được áp dụng theo Luật nào mới đảm bảo nguyên tắc pháp chế XHCN. *Về thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính Điều 31 Luật khiếu nại tố cáo quy định: “ Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính”. Như vậy đối với một công dân hoặc một tổ chức pháp nhân nào đó, khi nhận được quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính mà cho rằng quyết định hành chính, hoặc hành vi hành chính này xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì bắt buộc họ phải tiến hành các thủ tục khiếu nại lần đầu trong thời hạn là 90 ngày. Nếu họ thực hiện đúng trình tự này thì sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xem xét việc khiếu nại, kể cả việc có thể khởi kiện vụ án hành chính đến TAND để yêu cầu giải quyết đúng theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Còn trong trường hợp công dân, hoặc tổ chức pháp nhân không thực hiện đầy đủ các bước khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo thì sẽ mất quyền khiếu nại. Nếu có khởi kiện vụ án hành chính đến TAND thì Tòa án sẽ không thụ lý vụ án mà phải trả lại đơn. Việc trả lại đơn trong trường hợp này được quy định tại khoản 4, điều 31 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ( đã được sửa đổi, bổ sung) vì : “ Đã hết thời hiệu khiếu nại lần đầu quy định tại Điều 31Luật khiếu nại tố cáo mà không khiếu nại”. Thế nhưng trên thực tiễn thi hành pháp luật tại địa phương, các cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính không áp dụng cách tính thời hiệu quy định của Luật khiếu nại tố cáo mà lại áp dụng theo văn bản pháp quy khác, đó là Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995. Theo khoản 1 Điều 88 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định về thời hiệu khiếu nại đối với quyết định xử phạt hành chính như sau : “ Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại với người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định”. Trong khi đó Luật khiếu nại tố cáo là một văn bản pháp quy có giá trị pháp lý cao hơn Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Việc áp dụng về thời hạn khiếu nại trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ở tỉnh K.H đã nảy sinh nhiều vướng mắc trong việc giải quyết khiếu nại và khởi kiện của công dân. Trở lại vụ việc đang phân tích ở trên thì thấy : Ngày 20/10/1999, UBND thành phố N.T ban hành Quyết định số 2486/QĐ-UB về việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ông Trần Văn Ngữ với bà Nguyễn thị Kim Khánh trong quyết định này đã xác định phần đất có diện tích 9,234 m2 thuộc quyền sử dụng của ông Trần Văn Ngữ. Không đồng ý với quyết định này, bà Khánh đã có đơn khiếu nại lần đầu và khởi kiện Quyết định 2486/QĐ-UB nêu trên ra TAND thành phố N.T theo đúng quy định của Luật Khiếu nại tố cáo và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ( đã sửa đổi bổ sung). Ngày 13/12/1999, TAND thành phố N.T đã thụ lý vụ án hành chính sơ thẩm số 03/HCST. Ngày 24/01/2000, TAND thành phố N.T ra quyết định số 01/QĐ-TA chuyển hồ sơ vụ án đến UBND tỉnh K.H để giải quyết. Bà Khánh tiếp tục khiếu nại việc chuyển hồ sơ vụ án không có căn cứ pháp luật này. Tại quyết định phúc thẩm số 07/QĐ-PT ngày 15/11/2000 của TAND tỉnh K.H quyết định: “ Huỷ quyết định chuyển hồ sơ vụ án hành chính số 01 ngày 24/01/2000 của TAND thành phố N.T và chuyển hồ sơ cho TAND thành phố N.T để thụ lý, điều tra xét xử lại theo thủ tục tố tụng chung”. Trong quá trình Toà án thành phố Nha Trang đang thụ lý giải quyết vụ kiện đối với Quyết định số 2468/QĐ-UB ngày 26/12/2000 của Uỷ ban nhân dân thành phố N.T, Uỷ ban nhân dân tỉnh K.H lại ban hành Quyết định số 5826/QĐ với nội dung công nhận Quyết định số 2486 của Uỷ ban nhân dân thành phố N.T là đúng và giao cho Uỷ ban nhân dân thành phố N.T lập thủ tục xử phạt, buộc tháo dỡ nhà của bà Khánh . Ngày 15/01/2001, Tòa án nhân dân thành phố N.T đã ra quyết định số 01 đình chỉ việc giải quyết vụ “ Khiếu kiện Quyết định số 2486/QĐ ngày 20/10/1999 của UBND thành phố N.T” với lý do : “ Xét thấy vụ kiện tranh chấp quyền sử dụng đất đã được giải quyết bằng quyết định cuối cùng số 5286/QĐ ngày 26/12/2000 của UBND tỉnh K.H. Ngay sau đó bà Khánh đã có đơn kháng cáo quyết định đình chỉ vụ án nêu trên, đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh K.H xét lại theo trình tự phúc thẩm vì Uỷ ban nhân dân tỉnh K.H đã giải quyết trái thẩm quyền, tước quyền xét xử của Tòa án nhân dân vi phạm Luật khiếu nại, tố cáo. Tại Quyết định phúc thẩm số 02 ngày 06/4/2001 của Tòa án nhân dân tỉnh đã khẳng định: “ Việc khởi kiện của bà Nguyễn thị Kim Khánh đối với Quyết định 2486/QĐ-UB ngày 20/10/1999 của UBND thành phố N.T là đúng trình tự pháp luật tố tụng hành chính; việc khiếu nại của ông Trần Văn Ngữ đối với quyết định hành chính này chưa đúng trình tự theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo. Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án tính đến ngày Tòa án cấp sơ thẩm có quyết định đình chỉ vụ án hành chính( 15/01/2001) thì không có căn cứ xác định ông Trần Văn Ngữ đã khiếu nại Quyết định số 2486/QĐ-UB ngày 20/10/1999 của Uỷ ban nhân dân thành phố N.T theo đúng quy định của Luật khiếu nại tố cáo. Do đó, trong trường hợp này cấp sơ thẩm không thể xác định sự việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo để đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính được.Vì lẽ đó, Tòa phúc thẩm đã quyết định: Huỷ quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính số 01 ngày 15/01/2001 của Tòa án nhân dân thành phố N.T đối với vụ án hành chính “ Khiếu kiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai” giữa bà : Nguyễn thị Kim Khánh với người bị kiện là Uỷ ban nhân dân thành phố N.T, giao hồ sơ vụ án nói trên cho Tòa án nhân dân thành phố N.T thụ lý giải quyết theo thủ tục chung. Như vậy, quyết định số 2486/QĐ-UB ngày 20/10/1999 của Uỷ ban nhân dân thành phố N.T hiện nay đang là đối tượng kiện tại Tòa án nhân dân thành phố N.T. Việc công nhận quyết định này đúng hay sai cần phải chờ phán quyết của bản án hành chính có hiệu lực pháp luật. PHẦN THỨ NĂM TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT Qua đó tôi nhận thấy : Xét về thủ tục giải quyết khiếu nại và khởi kiện theo quy định tại Luật khiếu nại tố cáo và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, thì Quyết định số 5826/QĐ-UB ngày 26/12/2000 của UBND tỉnh K.H là Quyết định giải quyết khiếu nại của ông Trần Văn Ngữ đối với Quyết định hành chính lần đầu số 2486/QĐ-UB ngày 20/10/1999 của UBND thành phố N.T, tỉnh K.H về giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình ông Ngữ với gia đình bà. Mặt khác, tại điều 2 của Quyết định này của UBND tỉnh K.H không quyết định áp dụng ngay biện pháp xử phạt hành chính và tháo dỡ nhà ở, công trình vật kiến trúc của gia đình bà, mà chỉ “ Giao cho UBND thành phố N.T ...” thực hiện theo thẩm quyền. Cũng theo quy định của pháp luật, thì chỉ khi nào UBND thành phố N.T lại ban hành các quyết định về xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp tháo dỡ nhà ở và công trình vật kiến trúc của gia đình bà, thì bà có quyền khiếu nại và khởi kiện đề Tòa án giải quyết bằng vụ án hành chính. Như vậy, Quyết định số 5826/QĐ-UB ngày 26/12/2000 của UBND tỉnh K.H là quyết định của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo, không phải là quyết định hành chính lần đầu, do đó việc TAND tỉnh K.H trả lại đơn kiện của bà là đúng với quy định tại khoản 8 điều 31 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Quyết định 5826 của Uỷ ban nhân dân tỉnh K. H theo Luật khiếu nại, tố cáo thì đã có hiệu lực pháp luật, do đó Tòa án các cấp không có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính. Điều này lại mâu thuẫn với “ Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2000” hướng dẫn giải quyết những vướng mắc trong việc áp dụng quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ( đã được sửa đổi bổ sung) tại trang 71- 72 như sau : “ Khi Tòa án đã thụ lý và đang trong giai đoạn tiến hành giải quyết vụ án theo đơn khởi kiện của một người thì nhận đựơc quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính đang bị khiếu kiện của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo và Tòa án đã trao đổi với người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại tiếp theo về tính hợp pháp của việc ra quyết định đó nhưng họ không rút quyết định và người khởi kiện cũng không rút đơn kiện thì Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Cơ quan đã ra quyết định giải quyết khiếu nại tiếp theo phải thu hồi hoặc huỷ bỏ quyết định này vì lý do trái thẩm quyền giải quyết khiếu nại”. Tuy nhiên hướng dẫn của Toà án tối cao về việc này vẫn không được thực hiện trong thực tế giải quyết các vụ án hành chính của Toà án cấp dưới vì : Hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao chỉ là hướng dẫn nghiệp vụ xét xử cho Tòa án cấp dưới, không phải là văn bản qui phạm pháp luật buộc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo thi hành . Từ đó vẫn dẫn đến bế tắc trong xét xử, như vậy trên thực tế quyết định giải quyết tiếp theo trái thẩm quyền vẫn tồn tại. Để đảm bảo việc giải quyết các vụ án hành chính trong những trường hợp này, theo quan điểm của tôi : Toà án đang thụ lý phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án đồng thời kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ để xem xét lại quyết định giải quyết tiếp theo và quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luật được quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật khiếu nại tố cáo và Điều 16 của Nghị định 67 ngày 07/8/1999 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo. Trong quá trình xem xét giải quyết của Thủ tướng Chính phủ nếu quyết định giải quyết tiếp theo bị huỷ bỏ thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo quy định chung, ngược lại trong trường hợp quyết định giải quyết tiếp theo này không bị huỷ bỏ thì Tòa án phải căn cứ điểm e Điều 41 Pháp lệnh giải quyết các vụ án hành chính ( đã được sửa đổi bổ sung ) để đình chỉ vụ án. Có như vậy giữa Luật khiếu nại, tố cáo và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính mới được áp dụng một cách thống nhất. Không nên để tình trạng như hiện nay chỉ 01 vụ án đơn giản nhưng do các cơ quan Nhà nước giải quyết trái pháp luật làm thiệt hại đến công dân mà không được xử lý . Tôi thiết nghĩ sắp tới Quốc hội nên xem xét sửa đổi lại Luật khiếu nại tố cáo và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Biện pháp giải quyết : - Khi một quyết định hành chính được ban hành mà không đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý thì phải tùy tính chất và mức độ vi phạm để xem xét xem quyết định hành chính đó là vô hiệu toàn phần hay vô hiệu từng phần. - Quyết định hành chính không hợp pháp thì áp dụng việc đình chỉ hoặc bãi bỏ. - Quyết định hành chính trái pháp luật đã được thi hành thì phải được áp dụng các biện pháp để khôi phục lại tình trạng như cũ. - Nếu quyết định hành chính không hợp lý cũng có thể bị đình chỉ hoặc bãi bỏ. - Ngoài ra công dân có quyền phản kháng các quyết định hành chính bất hợp pháp và bất hợp lý bằng 2 hình thức : + Khiếu nại hành chính theo Luật khiếu nại, tố cáo + Khiếu kiện tố tụng hành chính được thực hiện tại Tòa hành chính. Theo tôi trong trường hợp quy định về thời hiệu khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong Luật Đất đai năm 1993, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 như đã nêu trên trái với quy định của Luật khiếu nại tố cáo nên không còn phù hợp vì không thể áp dụng được. Bởi lẽ: Điều 103 của Luật khiếu nại tố cáo quy định: “ Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ”. Vì thế, sau khi Luật khiếu nại tố cáo có hiệu lực thi hành thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại, thời hiệu khiếu nại...phải được xác định thống nhất theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo chứ không thể áp dụng văn bản nào cũng được. Điều này hoàn toàn phù hợp với Điều 80 Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật: “ Trường hợp các văn bản qui phạm pháp luật về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau, thì áp dụng quy định của văn bản ban hành sau” PHẦN THỨ SÁU KẾT LUẬN Các cơ quan hành chính Nhà nước ban hành các quyết định hành chính và thực hiện hoạt động hành chính (hành vi công vụ) để quản lý xã hội và phục vụ nhân dân, các quyết định hành chính có thể là bất hợp pháp nghĩa là chúng trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của dân. Như vậy quyết định chuyển hồ sơ vụ án hành chính số 01 ngày 24/01/2000 của Tòa án nhân dân thành phố N.T và Quyết định số 5826/QĐ-UB ngày 26/12/2000 của Uỷ ban nhân dân tỉnh K.H ban hành trái pháp luật làm ảnh hưởng và gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà Khánh, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước. Bà Khánh đã thực hiện quyền khiếu nại và khởi kiện tới các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc ban hành quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh không theo một quy trình cụ thể: các giai đoạn ban hành quyết định, giai đoạn tổ chức thực hiện quyết định, giai đoạn kiểm tra việc thực hiện quyết định, giai đoạn tổng kết đánh giá việc thực hiện quyết định. Giai đoạn ban hành quyết định gồm có các bước: - Bước 1 : Điều tra nghiên cứu thu thập thông tin và xử lý thông tin. Phân tích, đánh giá tình hình làm căn cứ cho ra quyết định. Dự đoán, lập phương án và chọn phương án tốt nhất. Phải kiểm tra tính khách quan và tính chính xác của nguồn thông tin, tránh chủ quan, có định kiến với nguồn thông tin đã có sẵn. Chỉnh lý và hệ thống hóa thông tin theo yêu cầu đặt ra phải giải quyết. Phân tích thông tin với kiến thức khoa học và nghiệp vụ, không dừng lại ở bề mặt, phải tìm ra được bản chất của sự việc, những mối quan hệ bên trong và xu thế phát triển của sự vật. - Bước 2 : Soạn thảo quyết định: cần được đưa ra thảo luận để lấy ý kiến của một số cơ quan chuyên môn có liên quan đến thẩm quyền và trách nhiệm. Có loại lấy ý kiến có tính bắt buộc, có loại lấy ý kiến có tính tham khảo. Người tham gia ý kiến phải tự mình đọc và nghiên cứu thực sự, tránh hội họp hình thức, tham gia ý kiến vội vàng, ngẫu hứng, cảm tính, thiếu trách nhiệm. Các quyết định lấy ý kiến rộng rãi thông qua phương tiện thông tin đại chúng cần chú ý không được làm lộ bí mật quốc gia. - Bước 3 : Thông qua quyết định: quyết định phải được thông qua theo đúng thủ tục quy định + Thông qua theo chế độ lãnh đạo tập thể và quyết định theo đa số. + Thông qua theo chế độ một thủ trưởng. Khi quyết định người thủ trưởng cần tránh 4 sai lầm thường mắc phải sau đây : - Ra quyết định quản lý mà không nắm vững yêu cầu thực tế, giải quyết vấn đề một cách chung chung, không đủ cụ thể và hiện thực, không đủ chính xác, rõ ràng, không đủ hiểu và làm khác nhau. - Quá tin vào tham mưu, người dự thảo và chắp bút; không điều tra kỹ lưỡng, không lắng nghe hết ý kiến người tham gia, có định kiến sẵn, quá tin vào những hiểu biết của mình để đi đến một quyết định một cách phiến diện, chủ quan. - Thể hiện ở chỗ quyết định mang tính chất thỏa hiệp, nể nang dựa dẫm cấp trên. - Ra quyết định không đúng thẩm quyền, không đủ căn cứ pháp lý, quyết định trùng lắp, chồng chéo ngay trong bản thân quyết định với các quyết định đã ra trước đây. Theo quy trình trên, khi ra Quyết định số 5826/QD-UB ngày 26/12/2000 của Uỷ ban nhân dân tỉnh K.H đã không thực hiện đúng quy trình trên . Quyết định hành chính đựoc ban hành để thực hiện quyền hành pháp, tức là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành chính Nhà nước và người được uỷ quyền hành pháp. Quyết định hành chính Nhà nước là tín hiệu điều khiển, là thông tin quy phạm của các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước tác động vào khách thể để thực hiện mục đích của mình đề ra theo quỹ đạo và ý chí của mình. Quyết định hành chính được ban hành phải phù hợp với pháp luật về nội dung và trình tự ban hành. Các cơ quan hành chính Nhà nước ban hành các quyết định hành chính và thực hiện hoạt động hành chính để quản lý xã hội và phục vụ công dân. Khi một quyết định ban hành không có căn cứ pháp lý, không đúng thẩm quyền theo luật định thì đó là một quyết định hành chính không hợp pháp và cần được xử lý. Do vậy để ban hành và tổ chức thực hiện quyết định hành chính được hợp pháp và hợp lý, phải thực hiện đúng quy trình, đúng các giai đoạn khi ban hành quyết định hành chính, các giai đoạn tổ chức thực hiện, các giai đoạn kiểm tra thực hiện và cuối cùng là tổng kết đánh giá việc thực hiện quyết định đó. Giải quyết vụ án hành chính là một vấn đề hết sức phức tạp vì trực tiếp đụng chạm đến các cơ quan hành chính Nhà nước, đặc biệt là cơ quan hành chính cùng cấp với Tòa án địa phương. Chính vì vậy, một số Tòa án rất dè dặt và phát sinh tư tưởng ngại gải quyết các vụ án hành chính. Muốn giải quyết tốt các vụ án hành chính, các Tòa án cần hết sức thận trọng và có phương pháp làm việc thích hợp để chính quyền địa phương thông cảm, tạo điều kiện giúp đỡ Tòa án hoàn thành nhiệm vụ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieu luan QDHC.doc
Tài liệu liên quan