Đặt vấn đề:
Việt Nam là một nước đang phát triển. Khi tham gia xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài một điều có thể dễ dàng nhận thấy rằng trong đó phần nhiều là những sản phẩm thô như Dầu thô, Cao su, Than đá, . Hoặc những sản phẩm có hàm lượng lao động cao như dệt may, giày dép, đồ gỗ, . Và một số sản phẩm công nghệ cao khác như đồ điện tử.
Tuy nhiên chiếm tỷ trọng lớn hơn cả vẫn là những sản phẩm thô và những sản phẩm có hàm lượng lao động cao.
Xuất khẩu sản phẩm thô ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay, thực trạng và giải pháp.
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1860 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Xuất khẩu sản phẩm thô ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay, thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thảo luận đề tài : Xuất khẩu sản phẩm thô ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay. Thực trạng và giải pháp.
Nhóm 4.
Đặt vấn đề:
Việt Nam là một nước đang phát triển. Khi tham gia xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài một điều có thể dễ dàng nhận thấy rằng trong đó phần nhiều là những sản phẩm thô như Dầu thô, Cao su, Than đá,…. Hoặc những sản phẩm có hàm lượng lao động cao như dệt may, giày dép, đồ gỗ,…. Và một số sản phẩm công nghệ cao khác như đồ điện tử.
Tuy nhiên chiếm tỷ trọng lớn hơn cả vẫn là những sản phẩm thô và những sản phẩm có hàm lượng lao động cao.
Tại sao lại có điều này?
Bởi vì một nước đang phát triển như Việt Nam với trình độ sản xuất còn thấp, trình độ công nghệ chưa cao, khả năng tích lũy vốn còn nhiều hạn chế. Ở một nước đang phát triển nói chung đều gặp phải tình trạng này, để có thể phát triển được kinh tế không có gì khác hơn là những nước đang phát triển phải dựa vào lợi thế so sánh của mình để đem sản phẩm đi xuất khẩu, thu được nguồn vốn vào trong nước, thu hút được sự đầu tư của nước ngoài để phục vụ cho phát triển, để mua thêm máy móc, phát triển khoa học kĩ thuật v..vv..
Vậy lợi thế so sánh ở VIệt Nam chính là:
1-các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có.
2-đó là giá nhân công rẻ hơn, lực lượng lao động đông đảo.
Cũng chính vì điều này mà Việt Nam trong những năm vừa qua đã tập trung xuất khẩu các sản phẩm thô và các sản phẩm có hàm lượng lao động cao.
Chúng ta sẽ điểm qua về Xuất khẩu thô ở Việt Nam từ năm 2000 cho đến nay.
Có thể nói chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô ( những sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng ) là một chiến lược thường gặp và được các nước đang phát triển sử dụng.
Điểm qua về xuất khẩu sản phẩm thô ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000-2007
Bảng về kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn từ 2000-2007 (đơn vị: triệu đô là Mỹ)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số
14482,7
15029,2
16706,1
20149,3
26485,0
32447,1
39826,2
48561,4
Hàng thô hoặc mới sơ chế
8078,8
8009,8
8289,5
9397,2
12554,1
16100,7
19226,8
21657,7
Lương thực, thực phẩm và động vật sống
3779,5
4051,6
4117,6
4432,0
5277,6
6345,7
7509,2
9191,7
Đồ uống và thuốc lá
18,8
45,5
75,2
159,8
174,0
150,0
143,5
155,1
NVL thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu
384,0
412,6
516,5
631,3
830,9
1229,1
1845,3
2199,8
Nhiêu liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan
3824,7
3468,5
3567,8
4151,1
6233,2
8358,0
9709,4
10061,0
Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật
71,8
31,6
12,5
23,0
38,4
17,9
19,4
50,1
Tỷ trọng( đơn vị %) trong kim ngạch xuất khẩu
Hàng Thô hoặc mới sơ chế
2000
55.78
2001
53.29
2002
49.61
2003
46.63
2004
47.4
2005
49.62
2006
48.27
2007
44.59
Chú thích :
Kim ngạch xuất khẩu là số tiền thu về từ hoạt động xuất khẩu trong một khoảng thời gian nào đó, từng tháng, từng quý hoặc từng năm...
Ta có thể thấy giá trị sản phẩm thô trong kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm một tỷ trọng không nhỏ.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch tiến bộ. Trước đó, trong giai đoạn 1991-1995, hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm dầu thô, thủy sản, gạo, dệt may, cà phê, lâm sản, cao su, lạc, hạt điều. Đến năm 2005, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện tử và gạo. Cơ cấu này phản ánh xu hướng gia tăng các chủng loại mặt hàng chế biến, chế tạo, và sự giảm đi về tỷ trọng của các mặt hàng xuất khẩu thô, chủ yếu là các mặt hàng nông, lâm, hải sản và khoáng sản.
Tuy nhiên, dù có sự tiến bộ như vậy, nhưng các mặt hàng xuất khẩu thô của Việt Nam đến nay vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, đòi hỏi một sự nỗ lực lớn hơn nữa để tăng nhanh các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu. Ta có thể thấy tỷ trọng của sản phẩm thô trong giai đoạn này vẫn luôn ở mức trên 46% kim ngạch xuất khẩu.
Giá trị xuất khẩu một số sản phẩm thô trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2007 ( đơn vị: triệu USD)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng giá trị xuất khẩu
14482,7
15029,2
16706,1
20149,3
26485,0
32447,1
39826,2
48561
Dầu thô
3700
5700
6900
8320
8487
Gạo
610
545
608
693
859
1330
1310
2400
Cao su
280
579
610
1300
1392
Cà phê
538
382
263
429
576
736
1100
1911
Tỷ trọng của của một số sản phẩm thô trong kim ngạch xuất khẩu năm 2000-2006 (đơn vị: %)
Tỷ trọng
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Dầu thô
18.36
21.52
21.27
20.89
17.48
Gạo
4.21
3.63
3.64
3.44
3.24
4.10
3.29
4.94
Đồ gỗ
2.03
2.16
2.58
2.81
4.30
4.68
4.82
3.09
Cao su
1.39
2.19
1.88
3.26
2.87
Cà phê
3.71
2.54
1.57
2.13
2.17
2.27
2.76
3.94
Chúng ta có thể thấy tỷ trọng của dầu thô chiếm luôn chiếm mức cao trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này, luôn
a. Nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu:
Trong số những sản phẩm thô thuộc mảng này, đáng chú ý nhất và quan trọng, đồng thời cũng chiếm tỷ trọng cao nhất chính là Dầu thô và Than đá
Tổng sản lượng xuất khẩu dầu thô và than đá giai đoạn 2000-2006 ( đơn vị : nghìn tấn)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Dầu thô
15423,5
16731,6
16876,0
17142,5
19500,6
17966,6
16442,0
15062,0
Than đá
3251,2
4291,6
6047,3
7261,9
11636,1
17987,8
29308,0
32072,0
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Sản lượng xuất khẩu dầu thô và than đá tăng trưởng không ổn định. Khối lượng xuất khẩu dầu thô chỉ tăng nhẹ trong những năm đầu của giai đoạn 2001-2007 rồi giảm dần. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do các mỏ dầu cũ dần cạn kiệt trong khi công tác thăm dò và mua lại mỏ dầu mới của các nước khác không đạt nhiều tiến triển.
Dầu thô:
Tổng lượng dầu thô xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 đạt khoảng 90 triệu tấn, trị giá đạt 23,2 tỷ USD. Tốc độ tăng kim ngạch bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt trên 16%/năm. So với mục tiêu của Chiến lược xuất khẩu giai đoạn 2001-2010, lượng dầu thô khai thác và xuất khẩu tăng 12,5%.
Sang đến năm 2006 và 2007 nhằm thực hiện mục tiêu cắt giảm xuất khẩu nguyên liệu, Bộ Kế hoạch đầu tư vừa trình Thủ tướng kế hoạch cắt giảm xuất khẩu 1 số nguyên, nhiên liệu quan trọng, nhất là dầu thô và than đá nhằm bảo đảm nguyên, nhiên liệu trong nước và giảm nhập siêu giai đoạn 2006-2010. Ta thấy sản lượng của dầu thô đã dần có sự điều chỉnh giảm bớt.
Than đá:
Tính chung giai đoạn 2001-2005, xuất khẩu than đá có sự tăng truởng đột biến: lượng than đá xuất khẩu trong 5 năm đạt trên 44,2 triệu tấn, kim ngạch 1,389 tỷ USD, tốc độ tăng kim ngạch bình quân đạt gần 48%/năm.
Sản lượng than đá vẫn tăng mạnh trong suốt giai đoạn này.
b. Nhóm hàng nông nghiệp, thủy sản:
Có thể thấy trong giai đoạn 2000-2006 nhóm hàng này cũng có tốc độ không ổn định và có tính thất thường.
Tốc đổ tăng trưởng giá trị xuất khẩu quá các năm trong giai đoạn 2000-2007:
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Gạo
-10.66
11.56
13.98
23.95
54.83
-1.50
83.21
Cao su
106.79
5.35
113.11
7.08
Cà phê
-29.00
-31.15
63.12
34.27
27.78
49.46
73.73
Tỷ trọng của nhóm hàng này trong xuất khẩu cũng chưa phải là cao.
Trong năm 2007, khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản có phần giảm hoặc tăng không nhiều. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu lại tăng rất cao so với năm 2006. Nguyên nhân là giá nông sản thế giới đang trên đà lên giá.
Tóm lại, do đã có quá trình phát triển lâu dài, đã khai thác phần lớn tiềm năng nên hoạt động xuất khẩu nông,thủy sản của Việt Nam những năm qua có xu hướng tăng trưởng chậm lại về khối lượng, nhưng vẫn gia tăng nhanh về giá trị do giá cả thế giới có xu hướng tăng lên.
II- Tình hình xuất khẩu sản phẩm thô từ 2008 đến nay.
Giá trị và tỷ trọng xuất khẩu một số sản phẩm từ 2008 đến 9 tháng đầu năm 2010 ( đơn vị: nghìn USD)
2008
2009
9T/2010
Tổng giá trị xuất khẩu
62685130
Tỷ trọng trong tổng giá trị xuất khẩu
57096274
Tỷ trọng trong tổng giá trị xuất khẩu
51526274
Tỷ trọng trong tổng giá trị xuất khẩu
Hàng rau quả
407037
0.65
438869
0.77
327994
0.64
Hạt điều
911019
1.45
846683
1.48
777895
1.51
Cà phê
2111187
3.37
1730602
3.03
1317232
2.56
Chè
146937
0.23
179494
0.31
142380
0.28
Hạt tiêu
311172
0.50
348149
0.61
331444
0.64
Gạo
2894441
4.62
2663877
4.67
2479018
4.81
Than đá
1388015
2.21
1316560
2.31
1162124
2.26
Dầu thô
10356846
16.52
6194595
10.85
3643675
7.07
Cao su
1603596
2.56
1226857
2.15
1419269
2.75
Quặng và khoáng sản khác
134958
0.24
93091
0.18
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Có thể thấy tỷ trọng của giá trị xuất khẩu sản phẩm thô vẫn còn là rất cao trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là dầu thô luôn ở mức trên 10%.
Sản lượng xuất khâủ một số sản phẩm (đơn vị:tấn)
2008
2009
9T/2010
Than Đá
19354727
24991924
14552580
Dầu thô
13752305
13372877
6027783
Quạng và khoáng sản khác
2151033
1355719
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Trong giai đoạn này sản lượng của xuất khẩu dầu thô nhìn chung là không biến động quá nhiều và đã có giảm so với giai đoạn trước ( gian đoạn 2000-2007)
Với than đá tình hình cũng khá tương tự, tuy đến năm 2009 thì sản lượng xuất khẩu có tăng nhưng so với những năm 2006 và 2007 thì đã giảm đi đáng kể, theo đúng như dự kiến và chủ trương xuất khẩu của Nhà nước đó là hạn chế xuất khẩu hai mặt hàng than đá và dầu thô.
Về sự giảm sản lượng xuất khẩu của dầu thô cũng là mốc đánh dấu của việc nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động trong năm 2009 với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm. Đã góp phần tạo ra những sản phẩm chế biến từ dầu thô đầu tiên ở VIệt Nam.
Mặt hàng nông nghiệp:
Nếu như nói đến 2008 chúng ta có thể mô tả ngắn gọn trong 10 chữ : Đó là một năm vừa được mùa, vừa được giá. Vậy nên chúng ta có thể thấy mức tăng trưởng mạnh mẽ của từ sản lượng xuất khẩu đến kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng nông sản trong giai đoạn này.
Năm 2009, năm tiếp theo sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, cuộc khủng hoảng về tín dụng này đã gây không ít khó khăn cho nên kinh tế các nước. Việt Nam tuy không phải chịu ảnh hưởng quá nặng nề nhưng ảnh hưởng thì vẫn là có. Kim ngạch xuất khẩu nước ta ở năm 2009 đã giảm khoảng 9% so với năm 2008.
Nếu như đối chiếu thêm sản lượng xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp này chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một điều. Đó là giá trị mặt hàng nông sản của chúng ta trong thời kỳ này mất giá.
Ở tất cả các mặt hàng này, đều có sản lượng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước nhưng khi nhìn lên kim ngạch xuất khẩu thu vào ta lại nhận thấy doanh thu thu về lại giảm đi.
Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông nghiệp giai đoạn 2008 đến 9 tháng đầu năm 2010 (đơn vị: tấn)
2008
2009
2010
Gạo
4741858
5958300
5305348
Cà phê
1059506
1183523
912646
Hạt điều
165334
177154
140199
Cao su
658342
731383
512930
Chè
104459
134115
97556
Hạt tiêu
90250
134261
97814
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Tình trạng được nhắc đến được ở giai đoạn năm 2009 đó là Xuất khẩu nông sản vẫn vượt kế hoạch dù mất giá. Đây là thời điểm mà giá cả của các mặt hàng nông sản đã giảm khá mạnh và cho đến tận cuối năm 2009 vẫn chưa phục hồi.
Sau khi lướt qua về một số thông tin, giá trị, hay tỷ trọng xuất khẩu của các mặt hàng. Ta sẽ phân tích về thực trạng xuất khẩu hiện nay.
Có thể nhận thấy điểm chung trong cả hai gian đoạn, đó là:
Tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô trong kim ngạch xuất khẩu qua các năm là cao luôn ở trên 40%.
Chiếm tỷ trọng cao nhất là những sản phẩm như dầu thô, than đá. Ngoài ra có thể kể đến cao su, chè, cà phê.
Trên thực tế có một thực trạng hết sức đáng buồn là chúng xuất khẩu sản phẩm thô với giá rẻ nhưng lại phải nhập lại sản phẩm đã qua tinh chế với giá đắt hơn nhiều. Ví dụ như xuất khẩu than đá nhưng lại phải đi nhập khẩu điện, xuất khẩu mủ cao su nhưng rồi lại phải nhập khẩu xăm lốp, xuất khẩu dầu thô để rồi đi nhập lại xăng dầu,…
Thực trạng xuất thô các mặt hàng tài nguyên khoáng sản và giải pháp.
Ngay tại châu Á, hai nền kinh tế lớn là Nhật Bản và Trung Quốc đang tìm mọi cách “bảo toàn” tài nguyên khoáng sản trong nước và tìm kiếm, khai thác nguồn nguyên liệu thô ở nước ngoài để đảm bảo nguồn cung cho sản xuất trong nước. Trong khi đó, Việt Nam lại đi ngược xu hướng này, thi nhau khai thác tài nguyên để bán ra nước ngoài. Một số vấn đề VIệt Nam đang gặp phải có thể kể đến như:
- Tỷ trọng xuất khẩu các loại TNKS vẫn chiếm tỷ trọng lớn
- Xuất khẩu sản phẩm thô nhưng lại phải nhập khẩu lại sản phẩm đã qua tinh chế với giá cả đắt hơn nhiều.
- Việc xuất thô nhiều khi là bao che, giảm bớt khó khăn kinh tế cho các tập đoàn nhà nước.
- Kế hoạch xuất nhập khẩu chưa đạt được tầm nhìn cần thiết.
- Việc khai thác còn bừa bãi và sử dụng tài nguyên khoáng sản còn nhiều lãng phí.
- Công nghệ chế biến còn yếu kém lạc hậu không đủ trình độ và công suất để phục vụ cho việc chế biến các sản phẩm thô trong nước.
Dầu thô :
Ở những năm trước năm 2006: Có thể thấy sản lượng xuất thô tăng mạnh qua các năm. Và luôn chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu : như dầu thô luôn chiếm hơn 18% trong kim ngạch xuất khẩu ở các năm trong giai đoạn này.
Từ năm 2006 trước những chủ trương giảm dần sản lượng xuất khẩu khoáng sản thì sản lượng này đã có dấu hiệu giảm dần. Một dấu hiệu đáng tích cực đó là tỷ trọng xuất khẩu của dầu thô cũng có dấu hiệu giảm dần 17.41% năm 2007, 16.52 % năm 2008 và xuống còn 10.85% năm 2009, tính ở 9 tháng đầu năm thì chỉ chiếm 7.07%. Có thể nói đây là dấu hiệu chuyển biến rất tích cực trong việc xuất khẩu dầu thô ở nước ta.
Xuất sản phẩm thô và nhập sản phẩm đã qua tinh chế. Điều này diễn ra rõ ràng nhất chính là với dầu thô. Chúng ta xuất khẩu dầu thô và phải nhập khẩu xăng dầu về với giá cao. Đây là một thực trạng hét sức đáng buồn.
Giá trị xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng dầu các loại trong giai đoạn 2008 đến 9 tháng đầu năm 2010( đơn vị: 1000USD)
2008
2009
9T/2010
Dầu Thô Xuất khẩu
10356846
6194595
3643675
Xăng Dầu các loại nhập khẩu
10966111
6255488
4770119
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Sản lượng dầu thô xuất khẩu và nhập khẩu xăng dầu các loại trong giai đoạn 2008 đến 9 tháng đầu 2010 ( đơn vị: tấn)
2008
2009
9T/2010
Dầu thô
13752305
13372877
6027783
Xăng dầu các loại
12963948
12705744
7684285
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Có thể số tiền chúng ta phải bỏ ra để nhập lại chính những sản phẩm có được từ việc tinh chế dầu thô là vô cùng cao và thường cao hơn cả thu nhập có được từ việc xuất khẩu dầu thô.
Ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2009, khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm. Đã góp phần tạo ra những sản phẩm chế biến từ dầu thô đầu tiên ở VIệt Nam. Với kì vọng sẽ phục vụ được cho 30% nhu cầu trong nước. Đây có thể coi là một trong những thành tựu đầu tiên trong việc chế biến dầu thô.
Cũng tiếp tục trên con đường cố gắng tinh chế những sản phẩm dầu thô có một số dự án xây dựng nhà máy lọc dầu đang được triển khai, có thể kể đến như Dự án Xây dựng nhà máy lọc dầu Nghi Sơn ở Thanh Hóa, nhà máy lọc dầu Vũng Rô ở Phú Yên.
Than Đá và các khoảng sản khác :
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2009 số lượng quặng và khoáng sản xuất khẩu lên tới 2,15 triệu tấn, đạt kim ngạch gần 135 triệu USD (chưa kể dầu thô). Và các khoáng sản này chủ yếu vẫn được xuất khẩu sang thị trường quen thuộc là Trung Quốc.
Không ít những lần, chúng ta phải xuất khẩu chỉ để tháo gỡ khó khăn kinh tế cho những tập đoàn trong nước. Có thể kể đến như việc cuối năm 2009, Bộ Công thương Việt Nam đã tiếp tục đề nghị Thủ tướng cho Tập đoàn TKV xuất khẩu thêm thêm 400 nghìn tấn quặng sắt, 84 nghìn tấn tinh quặng magnetit, 18 nghìn tấn mangan, 44 nghìn tấn kẽm... để tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc TKV do dư thừa biên chế và thiếu công nghệ chế biến sâu trong nước. Sau khi đã thực hiện xuất khẩu 24 triệu tấn than trong năm 2009, năm nay TKV lại đề nghị xuất khẩu thêm 18 triệu tấn nữa. Riêng đối với quặng đồng, ngày 27/2, TKV lại đề nghị cho xuất khẩu 20.000 tấn tinh quặng đồng quy khô, với lý do là để ổn định tình hình tài chính, duy trì sản xuất của tổ hợp khai thác Sin Quyền (Lào Cai)...
(TKV: Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam.)
Trong khi vẫn tiếp tục xuất khẩu than với mức giá được nhiều chuyên gia kinh tế cho là thấp, thì Tập đoàn TKV cùng một số tập đoàn, tổng công ty khác như Tập đoàn Điện lực, Tổng công ty Thép... lại xây dựng đề án nhập khẩu than để từ năm 2012 trở đi, nhập khẩu than với số lượng ngày càng lớn. Đây là một thực tế luẩn quẩn trong chiến lược tiết kiệm và sử dụng hợp lý TNKS của Việt Nam.
Một số thông tin về xuất khẩu than :
Năm ngoái Việt Nam xuất khẩu hơn 32,5 triệu tấn than, thu được 1,018 tỉ USD. Nhưng nếu phải nhập khẩu than để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện, thì tại thời điểm hiện nay, số tiền trên chỉ đủ để mua lại 7,5 triệu tấn.
Trong bốn năm tính từ 2004, lượng than xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp năm lần và đạt mức 32,535 triệu tấn vào năm ngoái. Đó là chưa tính đến lượng than bị xuất khẩu lậu bình quân đến 10 triệu tấn/năm.
Trước việc xuất khẩu than ồ ạt như vậy, từ năm 2006 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cảnh báo nếu không có biện pháp hạn chế thì nguồn tài nguyên quan trọng này sẽ sớm bị cạn kiệt, ảnh hưởng xấu đến việc bảo đảm an ninh năng lượng cho nền kinh tế.
Năm ngoái, than xuất khẩu bình quân gần 32,2 USD/tấn (giá bán tại cảng Quảng Ninh). Cơn sốt giá dầu thô trên thị trường thế giới trong những tháng qua đã làm cho than xuất khẩu tăng giá đột biến và hiện đã lên đến 60 USD/tấn. Như vậy, chỉ riêng với số than đã xuất đi vào năm ngoái, Việt Nam đã mất gần một tỉ USD do chênh lệch giá.
Nhưng thiệt hại đó vẫn chưa bằng thiệt hại nếu phải nhập khẩu than với giá hiện nay. Theo các chuyên gia của TKV, hiện tại, giá một tấn than nhập về tới Việt Nam khoảng 135 USD (bao gồm phí vận chuyển).
Điều này đồng nghĩa với số tiền thu từ xuất khẩu than hiện nay chưa đủ để mua lại một nửa lượng than tương ứng trong tương lai. Đó là chưa tính đến trường hợp biến động giá cả. Với nhu cầu tiêu thụ điện đang tăng 17-20%/năm, thời điểm Việt Nam phải nhập khẩu than không còn xa.
Theo Bộ Công Thương, để đáp ứng nhu cầu điện cho nền kinh tế trong giai đoạn từ nay đến 2025, mỗi năm Việt Nam cần thêm 4.000 MW điện. Do tiềm năng thủy điện đã khai thác gần hết, nguồn khí đốt thiên nhiên có thể khai thác không nhiều, nên vấn đề phát triển nguồn điện trong những năm tới sẽ phụ thuộc phần lớn vào các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.
Giải Pháp:
Có thể thấy nhà nước cũng đã nhận ra những bất cập trong việc xuất thô các sản phẩm có nguồn gốc là Tài Nguyên Khoáng Sản. Đã có nhiều biện pháp điều chỉnh: hướng tới giảm xuất khẩu TNKS, giảm dần sản lượng xuất khẩu, nâng cao trình độ kĩ thuật để chế biến .
Nhóm mình cũng sẽ đưa ra một vài giải pháp với các sản phẩm có nguồn gốc là tài nguyên khoảng sản:
1_ trước tiên, phải ban hành và sửa đổi luật hướng tới việc khai thác và sử dụng TNKS tiết kiệm, hiệu quả đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững của đất nước.
Một vài điều cần được ban bố trong luật như:
Phải nghiêm trị việc khai thác tràn lan bừa bãi và khai thác trộm TNKS của một số đối tượng.
Hạn chế khai thác khoáng sản trong nước, giữ nguyên hiện trạng, đóng cửa các mỏ khi chưa đủ điều kiện khai thác hoặc gây ô nhiễm môi trường.
Thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên doanh, đầu tư, khai thác khoáng sản một cách tập trung, quy mô, hợp lý.
2_ Nâng cao công nghệ chế biến nhằm tận thu tối đa các sản phẩm khoáng sản có ích và phục vụ cho nhu cầu chế biến TNKS trong nước
Cần có những chính sách đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị khai thác chế biến, khuyến khích hỗ trợ đối với khai thác tận thu ở khu vực khó khăn, phức tạp.
Nhập khẩu các dây chuyên chế biến, mời gọi các chuyên gia nước ngoài, học hỏi các kinh nghiệm…
3_ thúc đẩy hợp tác, liên doanh, đầu tư khai thác khoáng sản.
Để thực hiện được giải pháp thứ 2, điều không thế thiếu đó là vốn. Và chúng ta phải hết mức có thể để tận dụng nguồn vốn ngay ở trong nước, ở các tập đoàn, ở các công ty lớn.
Ngoài ra để thúc đẩy nhanh quá trình, không thể không liên kết, hợp tác với các công ty, các quốc gia bên ngoài nước ta.
4_xây dựng các trung tâm dự trữ khoáng sản
Xây dựng các trung tâm này để có thể đảm bảo nguồn tài nguyên phục vụ cho tương lai phát triển của đất nước.
Đồng thời là tăng cường nhập khẩu các khoáng sản thô, các khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt.
Thực trạng và giải pháp cho việc xuất thô các mặt hàng nông sản.
Các thực trạng đặt ra:
1- Việc xuất thô các loại nông sản, chạy theo số lượng, ít quan tâm chất lượng.
2- Việc nuôi trồng còn mang tính chộp giật, thiếu kế hoạch cụ thể, thấy loại cây trồng gì có lợi trước mắt là nhân rộng ồ ạt.
3- Các sản phẩm nông sản được đem xuất khẩu đa phần đều là sản phẩm thô chưa qua chế biến.
4- Trình độ công nghệ chế biến nông sản ở nước ta là chưa cao.
5- Chưa tạo được thương hiệu cụ thể, đa phần đều dựa trên thương hiệu chung của nhà nước, hoặc núp dưới bóng nhãn hiệu nước ngoài để xuất khẩu.
6- Hạn chế tình trạng xuất khẩu qua biên giới, buôn bán không theo thông lê quốc tế.
Thực trạng 1 và 2 cũng là nguyên nhân gây nên thực trạng thứ 5:
Ở Việt Nam không khó khăn để nhận ra việc xuất khẩu hãy còn chỉ chạy theo số lượng mà ít quan tâm đến chất lượng.
Một phần nguyên nhân gây nên tình trạng này chính là việc trồng trọt còn thiếu quy hoạch mạnh ai người ấy làm: các địa phương cũng đua nhau làm bất chấp qui luật cung cầu và dự báo thị trường tiêu thụ. Người nông dân thấy loại cây trồng gì có lợi trước mắt là nhân rộng ồ ạt mà ít quan tâm đến chất lượng, điển hình cho thực trạng này là cây cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên, cây mía, cây sắn, cây dứa, dưa hấu ở miền Trung…
Thế mới có chuyện cười ra nước mắt, trên mảnh đất của mình chỉ trong một thời gian ngắn có người đã phá mía trồng sắn, rồi phá sắn trồng điều, phá điều trồng tiêu để cuối cùng nhận hậu quả… tiêu điều. Thêm vào đó, vì chạy theo lợi nhuận mùa vụ trước mắt, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu tìm mọi cách thu mua cho đủ số lượng với giá rẻ mà bỏ qua nhiều khâu kiểm tra, đánh giá chất lượng đối với các loại hàng hoá nông sản.
Chính vì cung cách sản xuất, kinh doanh như thế nên chất lượng nông sản xuất khẩu ít được quan tâm so với nông sản cùng loại của các nước trong khu vực, điều này thể hiện rất rõ như gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn gạo Thái Lan 15 – 20USD/tấn, cà phê từ 100 – 150USD/ tấn, chè thấp hơn 400 – 500USD/tấn… Chính do chất lượng không cao nên buộc các doanh nghiệp phải núp bóng thương hiệu nước khác để xuất thô nông sản làm cho hàng hoá ngậm ngùi mang danh người khác.
Thực trạng 3 và 4:
Có thể nói trình độ chế biến ở nước ta là còn thấp cũng chính vì nguyên nhân này mà chúng ta chấp nhận phải xuất khẩu nhiều sản phẩm ở dạng thô, hàm lượng tinh chế thấp.
Ví dụ:
Đó là Cà Phê:
Ông Đỗ Hà Nam, chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex Hochiminh, đơn vị có hai nhà máy chế biến cà phê ở Bình Dương, công suất 90.000 tấn/năm bình luận rằng: “Nói công nghệ chế biến cà phê cho sang, chứ thật ra các thiết bị sử dụng trong nhà máy ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở công đoạn sơ chế như bóc tách vỏ, làm sạch và phân loại ra sản phẩm cà phê xô theo tiêu chuẩn xuất khẩu”.
Cũng là cao su:
Khi mà sản lượng xuất khẩu luôn tăng nhưng đa phần vẫn chỉ là xuất khẩu mủ cao su, cao su thiên nhiên ra nước ngoài. Có một thống kê là phần lớn lượng mủ cao su Việt Nam tiêu thụ dưới dạng sản phẩm thô, chiếm khoảng 80% lượng mủ cao su trong cả nước.
Dây chuyền trang thiết bị còn lạc hậu, chất lượng chế biến cũng không đồng đều do có nhiều thành phần tham gia sản xuất, chế biến nên chất lượng mủ cao su VN thường thiếu đồng bộ, không ổn định, một số chủng loại chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và khả năng cạnh tranh của cao su VN trên thị trường quốc tế.
Thực trạng 6:
Một thực tế là cứ đến thời kỳ mùa vụ thì lại có hàng loạt những lái buôn, thương lái hoặc chính những người nông dân chở nông sản của mình lên của khẩu Tân Thanh ở Lạng Sơn để bán sang Trung Quốc.
Nhưng do giao dịch không theo đơn hàng từ trước, và hoàn toàn tự phát nên nảy sinh rất nhiều vấn đề.
Ùn tắc đường, làm xe tải không thể chở nông sản, nông sản bảo quản kém. Dẫn đến việc bị hỏng, bị giảm chất lượng. Khiến dân ta không bán được sản phẩm, hoặc bán được thì bị ép giá.
Bên Trung Quốc khi mua sản phẩm thì họ quan tâm chất lượng khá cao, khi đó những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn của họ sẽ không được mua, người nông dân lại phải mang sản phẩm về. Kể cả khi hàng sang đến Trung Quốc, nếu chất lượng không đạt yêu cầu thì vẫn bị trả về.
Các thương nhân Trung Quốc liên kết, thống nhất mặt hàng, thống nhất giá cả, chúng ta bị ép giá, bị thua lỗ.
Các giải pháp:
1_Hướng việc trồng trọt có kế hoạch, tạo các vùng, quy hoạch các khu trồng trọt cụ thể làm tiền đề.
2_ Nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản ở nước ta.
Thông qua việc quy hoạch các khu trồng trọt riêng đảm bảo sản lượng và chất lượng.
Đẩy mạnh việc phát triển các thương hiệu ở những vùng trông nông sản nổi tiếng. Vd như: bưởi Năm Roi, bưởi Phúc Trạch, Nhãn lồng Hưng Yên,…
3_Đẩy mạnh việc trồng trọt có kế hoạch, có chiến lược. Thúc đẩy việc kí kết trước các hợp đồng thu mua nông sản.
Điều nãy cũng dựa rất lớn vào việc phân vùng trồng trọt. Và làm điều này để đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm, để nhận được hộ trợ từ bên mua.
4_ Nâng cao công nghệ chế biến, bảo quản và cải thiện quá trình chuyên chở các sản phẩm nông sản.
Tầm quan trọng của công nghệ chế biến là không phải bàn cãi. Các doanh nghiệp cần phải đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị của mình.
Ở Việt Nam, công nghê bảo quản là còn rất yếu, với khí hậu nước ta, việc nông sản bị hỏng nhanh là điều rất thường xuyên. Chỉ khi chúng ta có thể bảo quản tốt được chất lượng nông sản thì mới có thể hướng đến việc xuất khẩu đạt được giá trị lớn hơn.
Quá trình chuyên chở các sản phẩm cũng cần được lưu tâm vì chính trong quá trình này mà nông sản dễ bị hỏng, khiến giảm giá trị xuất khẩu.
5_ Nhà nước cần có những chính sách thích hợp để giúp phát triển việc xuất khẩu sản phẩm nông sản.
Hộ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn để phát triển trình độ khoa học kĩ thuật.
Thành lập và tài trợ các dự án nghiên cứu các giống mới, các phương pháp nuôi trồng mới hiệu quả hơn.
Cần đội ngũ lãnh đạo có tài, để có thể điều tiết việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản một cách hợp lý và có lợi cho bà con nông dân.
Việt Nam có nên lựa chọn xuất khẩu sản phẩm thô không? và nên xuất khẩu thô đến bao giờ?
Trên thực tế là trong suốt giai đoạn từ năm 1991 cho đến nay Việt Nam vẫn đang xuất thô. Vấn đề không phải là "có nên lựa chọn xuất thô không?" Mà là bắt buộc phải xuất thô và trên thực tế là nước ta đã và đang xuất thô suốt giai đoạn vừa qua.
Như đã trình bày ở đầu bài, đó chính là phải dựa vào lợi thế so sánh để thu được nguồn ngoại tệ mua trang thiết bị, máy móc về cải thiện kĩ thuật.
Nên trong những năm đầu sau khi chuyển sang nền Kinh tế thị trường đó là: Trong giai đoạn 1991-1995, hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm dầu thô, thủy sản, gạo, dệt may, cà phê, lâm sản, cao su, lạc, hạt điều. Chủ yếu là các sản phẩm thô.
Đến năm 2005, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện tử và gạo. Cơ cấu này phản ánh xu hướng gia tăng các chủng loại mặt hàng chế biến, chế tạo, và sự giảm đi về tỷ trọng của các mặt hàng xuất khẩu thô, chủ yếu là các mặt hàng nông, lâm, hải sản và khoáng sản. Dù có sự tiến bộ như vậy, nhưng các mặt hàng xuất khẩu thô của Việt Nam đến nay vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, đòi hỏi một sự nỗ lực lớn hơn nữa để tăng nhanh các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu.
Rõ ràng, Việt Nam trong giai đoạn là một nước đang phát triển phải dựa vào xuất khẩu sản phẩm thô và sản phẩm mới qua sơ chế để xuất khẩu thu về được nguồn ngoại tệ phục vụ cho việc phát triển.
Nên xuất khẩu thô đến bao giờ?
Đây là một câu hỏi khó!
Rõ ràng với nhiều mặt hàng nông sản, chúng ta không thể không xuất thô và dù muốn hay không thì trong cơ cấu xuất khẩu vẫn phải có tỷ trọng của xuất khẩu thô. Nhưng điều cần làm là không ngừng giảm tỷ trọng này xuống đến một mức nhất định. Và điều này phải được thực hiện song song với việc xuất khẩu sản phẩm thô hiện nay.
Chúng ta phải ko ngừng tìm các biện pháp để gia tăng hàm lượng chế biến trong sản phẩm, để dần dần thoát khỏi tình trạng xuất thô chiếm tỷ trọng lớn như hiện nay.
Việc xuất thô ở các mặt hàng nông sản là không thể tránh khỏi, nhưng bằng mọi cách chúng ta phải giảm tỉ trọng xuất thô xuống. Dần dần xuất các sản phẩm nông sản đã qua chế biến…
Hạn chế tối đa việc xuất khẩu TNKS, vì TNKS là có hạn và có ảnh hưởng lớn đến vấn đề phát triển lâu dài của nước ta. Chúng ta không thể xuất khẩu năm nay, thời kỳ này để rồi tương lai lại phải đi nhập khẩu về được. Với việc xuất khẩu TNKS phải có nghiên cứu và lên kế hoạch cụ thể, ở những trường hợp cần thiết thì phải ngưng xuất khẩu ngay lập tức.
Danh sách thành viên nhóm 6:
1_Vũ Hoàng Anh TTQTB2_Tuấn Anh KTDN.D3_Hoàng Xuân Hoàn CKA4_Hà Đức Chuẩn TCDN A5_Đỗ Việt Hùng QTTM.A6_Nguyễn Thanh Tùng TTQT.A7_Nguyễn Thùy Anh KTDN.G8_Nguyễn Thị Lan Phương. KTDN.G
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xuat_khau_san_pham_tho_o_viet_nam_tu_nam_2000_den_nay_thuc_trang_va_giai_phap__5778.doc