Đặc điểm cận lâm sàng
Đặc điểm về bạch cầu toan tính trong máu ngoại vi:
Số lượng bạch cầu toan tính trung bình trong
máu (tế bào/mm ³):
Nhóm có giun lươn ở dạ dày: 640,27 tế
bào/mm ³, nhóm không thấy giun lươn ở dạ dày
tá tràng, ELISA (-): 102,82 tế bào/mm ³. Khác biệt
có ý nghĩa thống kê. (Mann-Whitney: U=121, p =
0,0001)
Bạch cầu toan tính gia tăng do cơ thể đáp
ứng với sự xâm nhập của ký sinh trùng (5, 11),
do đó nhóm bệnh nhân nhiễm giun lươn dạ dày
có số lượng bạch cầu toan tính tăng cao là phù
hợp với bệnh lý nhiễm giun lươn.
Đặc điểm về sinh thiết dạ dày tìm ấu trùng giun
lươn qua nội soi dạ dày tá tràng:
Đặc điểm về vị trí tổn thương dạ dày qua nội
soi:
Nhóm bệnh lý dạ dày tá tràng không do
giun lươn có tổn thương ở nhiều nơi từ tâm vị,
đến tá tràng.
Nhóm có giun lươn ở dạ dày tổn thương tại
bốn vị trí chính: hang vị, dạ dày, tá tràng và
phình vị.
+ Về đặc điểm tổn thương tại hang vị qua
nội soi:
Nhóm có giun lươn ở dạ dày có tổn thương
xung huyết và viêm loét chợt nổi trội hơn nhóm
nhóm không có giun lươn ở dạ dày, ELISA
+ Tại các vị trí khác ở dạ dày tá tràng, tỷ lệ
tổn thương do giun lươn gây ra không khác biệt
so với nhóm không nhiễm giun lươn.
Theo y văn, vị trí hay gặp của tổn thương do
giun lươn ở dạ dày(1) là hang vị, tá tràng, tỷ lệ cụ
thể vẫn chưa được nói đến. Như vậy nghiên cứu
này cho thấy đặc điểm tổn thương ở dạ dày tá
tràng do giun lươn tại các bệnh nhân nhập viện
tại thành phố Hồ Chí Minh là tổn thương viêm
loét chợt (chiếm tỷ lệ cao nhất) và xung huyết
vùng hang vị (với tỷ lệ thấp hơn), điều này phù
hợp với y văn.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu các đặc điểm của bệnh nhiễm giun lươn trên các bệnh nhân nhập viện có triệu chứng lâm sàng ở dạ dày tá tràng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 1
TÌM HIỂU CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHIỄM GIUN LƯƠN
TRÊN CÁC BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN CÓ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Ở DẠ DÀY TÁ TRÀNG
Trần Thị Kim Dung*, Trần Phủ Mạnh Siêu **, Bùi Trọng Hợp ***, Nguyễn Thị Minh Tuyết***,
Ngô Hùng Trí ***
TÓM TẮT
Tìm hiểu bệnh lý dạ dày tá tràng gây ra do giun lươn Strongyloides stercoralis là nhu cầu cấp thiết hiện nay
để tránh bỏ sót bệnh và góp phần điều trị hiệu quả hơn bệnh lý dạ dày tá tràng hiện nay.
Mục tiêu: - Xác định nhóm có ấu trùng giun lươn ở dạ dày tá tràng và không có ấu trùng giun lươn ở dạ
dày tá tràng trên các bệnh nhân có hội chứng dạ dày tá tràng bằng phương pháp nội soi dạ dày tá tràng, và
ELISA. - So sánh các đặc điểm về tiền sử, bệnh sử, lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân có ấu trùng giun
lươn ở dạ dày tá tràng và các bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng ở dạ dày tá tràng nhưng không nhiễm giun
lươn.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ 10/2004 đến tháng 10/2006. Bao gồm hỏi bệnh sử, tiền sử,
khám lâm sàng, sử dụng các kỹ thuật cận lâm sàng như: chẩn đoán ELISA, nội soi dạ dày tá tràng, xét nghiệm
công thức máu, điều trị đặc hiệu giun lươn.
Kết quả: - Bệnh do giun lươn Strongyloides stercoralis gây tổn thương thực thể tại dạ dày tá tràng chiếm tỷ
lệ 4.96% trong tổng số bệnh nhân có hội chứng viêm loét dạ dày tá tràng. - Bệnh do giun lươn ở dạ dày tá tràng
có tiền căn: đau dạ dày trên 4 năm (45,5%); có sử dụng thuốc ức chế axit dạ dày (45,4%); có bệnh nền làm suy
giảm miễn dịch như: tiểu đường, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (68,1%); có nghề nghiệp tiếp xúc với đất như
làm ruộng (31,8%), làm vườn (36,3%). - Vị trí thường gặp của giun lươn (Strongyloides stercoralis) ở dạ dày tá
tràng là: hang vị, dạ dày, phình vị và tá tràng. Hang vị là nơi hay gặp nhất, chiếm tỷ lệ 31.8%. - Bệnh nhiễm
giun lươn ở dạ dày tá tràng đáp ứng tốt với điều trị đặc hiệu bằng thiabendazole 25mg/kg × 2 lần/ ngày trong 5
ngày.
Kết luận:Bệnh nhiễm giun lươn ở dạ dày tá tràng là thực tế đáng quan tâm ở nước ta, bệnh hay xảy ra trên
các bệnh nhân suy giảm miễn dịch do sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, tiểu đường, do sử dụng thuốc ức chế acid
dạ dày và đáp ứng tốt với điều trị đặc hiệu.
ABSTRACT
STUDY OF CLINICAL CHARACTERISTICS OF STRONGYLOIDIASIS AMONG INPATIENTS
HAVING GASTRODUODENAL SYMPTOMS
Tran Thi Kim Dung, Tran Phu Manh Sieu, Bui Trong Hop, Nguyen Thi Minh Tuyet, Ngo Hung Tri
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 38 - 45
Study the role of Strongyloides stercoralis in gastro duodenal syndrom is urgent need to avoid the
misdiagnosis of strongyloidiasis and have effective treatment for patients.
Objective: Identifying the patients with gastro duodenal symdrom into two groups, group 1: patients
infected Strongyloides stercoralis in gastro duodenal, group 2: patients do not infected Strongyloides stercoralis in
gastro duodenal.
*: Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh.
*: Bộ môn Ký sinh học-khoa Y-Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
***: Bệnh viện Trưng Vương TP. Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 2
Compare all characteristics between two groups such as: past history, history, clinical symtoms, laboratory
finding, responsive to specific therapy
Methodology: observational and cross-sectional study from October 2004 to October 2006
Result: Strongyloides stercoralis actually caused lesions in gastro duodenum with incidence of 4.96% from
all patients with gastro duodenal syndrome. Group 1: the prevalence of patients with past history of gastro
duodenitis or ulcer: 45.5%, the prevalence of patients with past history of gastric antacid using: 45.4%, the
prevalence of patients with immuno compromised status as using immunosupression medication, diabetes: 68.1
%, the prevalence of farmer patients: 31.8%, farm worker: 36.3%. The common position of lesion in gastro
duodenal are: antrum, corpus, pyloric canal and duodenum. The gastro duodenal strongyloidiasis well respond to
thiabendazole therapy with the dose of 25mg/kg/ day for 5 days.
Conclusion: Gastro duodenal strongyloidiasis is typical disease in Vietnam and it must be highly concerned.
This diseases have strongly relation with immunocompromised host as diabetes, using immunosupressive
medicines, antacid gastric medicine and well respond to specific treatment with thiabendazole.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh nhiễm giun lươn Strongyloides
stercoralis rất phổ biến ở nước ta, một nước thuộc
vùng khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. Do giun
lươn có chu trình tự nhiễm, nếu không được
điều trị sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời. Bệnh
nhiễm giun lươn thường khó chẩn đoán vì biểu
hiện lâm sàng rất đa dạng, phong phú. Tùy vào
vị trí ký sinh mà giun lươn gây triệu chứng lâm
sàng tương ứng, rất dễ nhầm lẫn với những
bệnh lý nội ngoại khoa khác tại chỗ hoặc toàn
thân. Ở đường tiêu hóa, bệnh nhân nhiễm giun
lươn thường dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh
lý khác của dạ dày tá tràng, hoặc rối loạn tiêu
hóa. Từ thực tế trên, việc tìm hiểu các đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan
của bệnh nhiễm giun lươn ở dạ dày tá tràng là
rất bức thiết giúp thầy thuốc lâm sàng có cái
nhìn tổng quát và xác thực hơn về bệnh nhiễm
giun lươn ở dạ dày tá tràng, góp phần thuận lợi
cho các thầy thuốc lâm sàng chẩn đoán sớm
bệnh nhiễm ký sinh trùng khá phổ biến ở đường
tiêu hoá này.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định nhóm có ấu trùng giun lươn tại dạ
dày tá tràng và không có ấu trùng giun lươn ở
dạ dày tá tràng trên các bệnh nhân có hội chứng
dạ dày tá tràng bằng phương pháp nội soi dạ
dày tá tràng, và ELISA.
- So sánh các đặc điểm về tiền sử, bệnh sử,
lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân có ấu
trùng giun lươn ở dạ dày tá tràng và các bệnh
nhân có triệu chứng lâm sàng ở dạ dày tá tràng
nhưng không nhiễm giun lươn.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng
Tất cả các bệnh nhân có hội chứng dạ dày tá
tràng, rối loạn tiêu hóa đến khám tại khoa
Nhiễm Bệnh viện Trưng Vương và khoa Nội
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 11/2004 đến
tháng 10/2006.
Phương pháp
Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ 10/2004 đến
tháng 10/2006.
Sử dụng các phương pháp khám lâm sàng,
nội soi, huyết thanh chẩn đoán ELISA (1), soi cấy
phân.
Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu tiền cứu mô tả hàng loạt ca, có
kết hợp can thiệp lâm sàng.
Xác định cỡ mẫu
Lấy toàn bộ số bệnh nhân có hội chứng viêm
loét dạ dày tá tràng đáp ứng tiêu chuẩn chọn đối
tượng vào nghiên cứu trong hai năm tại hai bệnh
viện: Bệnh viện Trưng Vương và Bệnh viện Bệnh
Nhiệt Đới Tp HCM.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 3
KẾT QUẢ
Bảng 1: Tỷ lệ nhiễm giun lươn trên nhóm nghiên
cứu ban đầu
Tổng số ca đưa vào nghiên cứu 447 ca Tỷ lệ %
Số ca có ấu trùng giun lươn ở dạ
dày tá tràng qua nội soi
22 ca 4,96%
Số ca âm tính được chẩn đoán
bằng kỹ thuật ELISA và nội soi
337 ca 75,4%
Lý do nhập viện
Bảng 2: Lý do nhập viện của nhóm có giun lươn ở
dạ dày và nhóm không thấy giun lươn ở dạ dày,
ELISA (–).
Lý do nhập
viện
Có giun
lươn ở dạ
dày
Không
thấy giun
lươn ở dạ
dày,
ELISA(-)
χ 2 P
Đau thượng vị 18/22
(81,8%)
316/337
(93,7%)
4,54
0,033
(<0,05)
Suy nhược cơ
thể
10/22 102/337 1,57 0,21
Mệt mỏi
15/22
(68,1%)
60/337
(17,8%)
28,74 0,000
(<0,05)
Chán ăn 21/22 227/337 6,37 0,011
(<0,05)
Nôn, buồn nôn 10/22 128/337 0,22 0,63
Thiếu máu,
xanh xao
5/22
(22,7%)
13/337
(3,8%)
11,73 0,000
(<0,05)
Có sự khác biệt về triệu chứng: đau thượng
vị, mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu, xanh xao giữa
hai nhóm có giun lươn ở dạ dày và nhóm không
thấy giun lươn ở dạ dày, ELISA (–).
Tiền sử của bệnh nhân nhiễm giun lươn:
Đặc điểm về thói quen
Bảng 3: So sánh thói quen của nhóm có giun lươn
ở dạ dày và nhóm không thấy giun lươn ở dạ dày,
ELISA (–)
Thói quen Có giun
lươn ở dạ
dày
Không thấy
giun lươn ở dạ
dày, ELISA(-)
χ 2 P
Đi chân
đất
18/22
(81,8%)
153/337
(45,4%)
10,95 0,00019
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Như vậy:
- Có sự khác biệt rất có ý nghĩa của thói quen
đi chân đất giữa hai nhóm có giun lươn ở dạ dày
và nhóm không có giun lươn ở dạ dày, ELISA (-)
Đặc điểm về tiền sử bệnh lý
Bảng 4: So sánh tiền sử đau dạ dày của nhóm
bệnh nhân có giun lươn ở dạ dày và nhóm không
thấy giun lươn ở dạ dày, ELISA (-).
Bệnh lý Có giun
lươn ở dạ
dày
Không thấy giun
lươn ở dạ dày,
ELISA(-)
Đau dạ dày > 4 năm 10 20
Đau dạ dày < 4 năm
hoặc không đau dạ
dày
12 317
Tổng cộng 22 337
χ 2 = 42 p = 0,0000693 (p < 0,01).
OR = 13,21 ; 4,61 < OR < 37,96 ( khoảng tin
cậy 95% của OR)
Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p <
0,01).
Bảng 5: So sánh tiền sử bệnh suy giảm miễn dịch
của nhóm bệnh nhân có giun lươn ở dạ dày và
nhóm không thấy giun lươn ở dạ dày, ELISA (-)
Bệnh lý Có giun lươn
ở dạ dày
Không thấy giun
lươn ở dạ dày,
ELISA(-)
Có bệnh lý suy giảm
miễn dịch *
15 38
Không có bệnh lý suy
giảm miễn dịch*
7 299
Tổng cộng 22 337
*: Bệnh lý suy giảm miễn dịch gồm: tiểu đường, suy
thận, viêm xoang, viêm khớp, hội chứng thận hư, bệnh
gút, suy thượng thận, viêm gan mãn, nghiện rượu
χ 2 = 53 p = 0,0000 (p < 0,01).
OR = 16,86 ; 5,79 < OR < 49,19 (khoảng tin cậy 95%
của OR)
Đặc điểm về nghề nghiệp
Bảng 6: So sánh nghề nghiệp của nhóm bệnh nhân
có giun lươn ở dạ dày và nhóm không thấy giun
lươn ở dạ dày, ELISA (-).
Nghề nghiệp Có giun
lươn ở dạ
dày
Không thấy giun
lươn ở dạ dày,
ELISA(-)
Nghề phơi nhiễm với
giun lươn: làm ruộng,
làm vườn
15 35
Nghề không phơi nhiễm
với giun lươn
7 302
Tổng cộng 22 337
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 4
χ 2 = 57,39 p = 0,0000 (p < 0,01).
OR = 18,49 ; 6,5 < OR < 54,26 (khoảng tin cậy 95% của
OR)
Có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê về
nghề nghiệp ở hai nhóm (p < 0,01).
Đặc điểm về tuổi
Bảng 7: So sánh tuổi trung bình của nhóm có giun
lươn ở dạ dày và nhóm không thấy giun lươn ở dạ
dày, ELISA (–)
Tuổi trung
bình
Có giun
lươn ở dạ
dày
Không thấy
giun lươn ở dạ
dày, ELISA (-)
Mann-Whitney
Giá trị
trung bình
50 35,79
Độ lệch
chuẩn
15,48 14,99
Tổng số
bệnh nhân
22 337
U =1770
p = 0,000
Khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Tuổi trung bình của nhóm có giun lươn ở dạ
dày là 50 tuổi, cao hơn nhóm không thấy giun
lươn ở dạ dày, ELISA (–) là 35,8 tuổi.
Đặc điểm về tiền sử sử dụng thuốc:
Bảng 8: So sánh tiền sử sử dụng thuốc kháng acid dạ
dày của nhóm bệnh nhân có giun lươn ở dạ dày và
nhóm không thấy giun lươn ở dạ dày, ELISA (-).
Tên thuốc Có giun lươn
ở dạ dày
Không thấy giun
lươn ở dạ dày,
ELISA (-)
Có sử dụng thuốc
kháng acid dạ dày
10 10
Không sử dụng
thuốc kháng acid
dạ dày
12 327
Tổng cộng 22 337
χ 2 = 63,02 p = 0,000 (p < 0,01).
OR = 27,25 ; 8,52 < OR < 89,01 (khoảng tin cậy
95% của OR)
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tiền
sử sử dụng thuốc ở hai nhóm (p < 0,01).
Bảng 9: So sánh tiền sử sử dụng thuốc ức chế miễn
dịch của nhóm bệnh nhân có giun lươn ở dạ dày và
nhóm không thấy giun lươn ở dạ dày, ELISA (-).
Tên thuốc Có giun
lươn ở dạ
dày
Không thấy giun
lươn ở dạ dày,
ELISA (-)
Có sử dụng thuốc ức 15 20
Tên thuốc Có giun
lươn ở dạ
dày
Không thấy giun
lươn ở dạ dày,
ELISA (-)
chế miễn dịch*
Không sử dụng thuốc
ức chế miễn dịch*
7 317
Tổng cộng 22 337
*: thuốc ức chế miễn dịch: corticoids, kháng viêm non
steroids, các thuốc ức chế miễn dịch khác
χ 2 = 84,01, p = 0,000 (p < 0,01).
OR = 33,96 ; 8,68 < OR < 45,34 (khoảng tin cậy
95% của OR)
Có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê về
tiền sử sử dụng thuốc ức chế miễn dịch ở hai
nhóm (p < 0,01).
Đặc điểm cận lâm sàng:
Đặc điểm về bạch cầu toan tính trong máu
ngoại vi
Bảng 10: So sánh tỷ lệ bạch cầu ái toan trong máu
ngoại vi của nhóm có giun lươn ở dạ dày và nhóm
không thấy giun lươn ở dạ dày, ELISA (–)
Bạch cầu
toan tính (tế
bào/ mm3)
Có giun
lươn
ở dạ dày
Không thấy
giun lươn ở dạ
dày, ELISA (-)
Mann-
Whitney
Giá trị trung
bình
640,27 102,82 U = 121
p = 0,0001
Độ lệch
chuẩn
148,93 129,97
Tổng số bệnh
nhân
22 337
Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p <
0,01).
Số lượng bạch cầu toan tính trung bình của
nhóm có giun lươn ở dạ dày cao hơn nhóm
không thấy giun lươn ở dạ dày, ELISA (–).
Đặc điểm về vị trí tổn thương dạ dày tá
tràng qua nội soi
Bảng 11: Tỷ lệ tổn thương dạ dày tá tràng của
nhóm có giun lươn ở dạ dày và nhóm không thấy
giun lươn ở dạ dày, ELISA (–)
Nội soi dạ dày tá
tràng
Có giun lươn ở
dạ dày
Không thấy giun
lươn ở dạ dày,
ELISA (-)
Có tổn thương 22/22 285/337
Không tổn thương 0 52/337
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 5
Bảng 12: So sánh tổn thương xung huyết tại hang
vị của nhóm bệnh nhân có giun lươn ở dạ dày và
nhóm không thấy giun lươn ở dạ dày, ELISA (-).
Tổn thương Có giun lươn
ở dạ dày
Không thấy giun
lươn ở dạ dày,
ELISA (-)
Có xung huyết 5 27
Không xung huyết 17 310
Tổng cộng 22 337
χ 2 = 3,84 p = 0,049 (p < 0,05).
OR = 3,38 ; 1 < OR < 10,78 (khoảng tin cậy
95% của OR)
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tổn
thương xung huyết ở hai nhóm (p < 0,05).
Bảng 13: So sánh tổn thương viêm loét chợt tại hang
vị của nhóm bệnh nhân có giun lươn ở dạ dày và
nhóm không thấy giun lươn ở dạ dày, ELISA (-).
Tổn thương Có giun lươn
ở dạ dày
Không thấy giun
lươn ở dạ dày, ELISA
(-)
Viêm loét chợt 7 18
Không viêm loét
chợt
15 319
Tổng cộng 22 337
χ 2 = 18,45 p = 0,0000 (p < 0,01)
OR = 8,27 ; 2,66 < OR < 25,28 (khoảng tin cậy
95% của OR)
Có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê về
tổn thương viêm loét chợt ở hai nhóm (p < 0,01).
Tóm lại:
- Nhóm không thấy giun lươn ở dạ dày,
ELISA (-) có tổn thương ở nhiều nơi: hang vị,
thực quản, dạ dày, tá tràng, hành tá tràng, bờ
cong lớn, bờ cong nhỏ, môn vị, tiền môn vị,
phình vị, thân vị với tỷ lệ không đáng kể
- Ở những nơi như: dạ dày, tá tràng, phình
vị, cả hai nhóm đều có tổn thương, tuy nhiên tỷ
lệ khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Đáp ứng với điều trị
Với bệnh lý dạ dày tá tràng do giun lươn, kết
quả điều trị bằng thiabendazole như sau:
Bảng 14: Kết quả điều trị của nhóm bệnh nhân có
giun lươn ở dạ dày-tá tràng
Nhóm bệnh nhân Khỏi bệnh sau 01
đợt điều trị
Khỏi bệnh sau ≥
02 đợt điều trị
Có giun lươn ở dạ
dày
19/22
(86,4%)
5/22
(13,6%)
Điều trị bệnh lý dạ dày tá tràng không phải
do giun lươn: điều trị theo nguyên nhân, bao
gồm kháng sinh cho bệnh nhân nhiễm
Helicobacter pylori, kháng acid dạ dày, băng dạ
dày. Đối với nhóm bệnh nhân không thấy giun
lươn ở dạ dày, ELISA âm tính, chúng tôi không
theo dõi điều trị đặc hiêu vì bệnh lý rất phức tạp,
do nhiều nguyên nhân gây nên và đáp ứng với
điều trị cũng rất khác nhau trên từng bệnh nhân,
tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
tá tràng.
BÀN LUẬN
Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm giun lươn trong số
các bệnh nhân có hội chứng dạ dày tá tràng
Tỷ lệ nhiễm giun lươn trên các bệnh nhân có
hội chứng dạ dày tá tràng là: 4,96%
Đây là vấn đề từ trước đến nay chưa được y
văn ở ta đề cập đến, nếu không có khảo sát một
cách hệ thống thì không thể hình dung được.
Mặc dù nghiên cứu này chỉ thực hiện giới hạn
trong bệnh viện nhưng kết quả này rất đáng
quan tâm vì giun lươn gây hội chứng dạ dày tá
tràng khá cao trong bối cảnh nước ta, là vùng
dịch tễ.
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của
nhóm có giun lươn ở dạ dày so với nhóm
không thấy giun lươn ở dạ dày, ELISA (–)
Lý do nhập viện
Mệt mỏi:
Nhóm có giun lươn dạ dày: 68,1%.
Nhóm không thấy giun lươn ở dạ dày,
ELISA (–): 17,8%.
Độ nhạy: 68,1%, độ đặc hiệu: 82,1 %.
Theo y văn(3,9,10), triệu chứng mệt mỏi khá
phổ biến trong bệnh nhiễm giun lươn đường
tiêu hoá. Điều này phù hợp với cơ chế gây bệnh
của giun lươn gây cạnh tranh hấp thu dẫn đến
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 6
mệt mỏi. Đây là một triệu chứng đáng quan tâm
trên lâm sàng để chẩn đoán loại trừ bệnh nhiễm
giun lươn.
Thiếu máu, xanh xao:
Nhóm có giun lươn dạ dày: 22,7%
Nhóm không thấy giun lươn ở dạ dày,
ELISA (–): 3,8%
Độ nhạy: 68%, độ đặc hiệu: 96,2%.
Triệu chứng thiếu máu, xanh xao là triệu
chứng chung cho các bệnh nhân nhiễm giun
lươn theo lý thuyết cổ điển, nhiều tác giả cho
rằng(3) do ruột non bị tổn thương, phù nề, loét,
gây kém hấp thu chất dinh dưỡng, dẫn đến
thiếu đạm, sắt gây thiếu máu, xanh xao. Do đó,
đây cũng là triệu chứng khá điển hình của bệnh
nhiễm giun lươn.
Đặc điểm về tiền sử của bệnh nhiễm giun
lươn
Thói quen đi chân đất
Khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm
có giun lươn dạ dày, và nhóm không thấy giun
lươn ở dạ dày, ELISA (–). Điều này phù hợp với
đặc điểm lây nhiễm của giun lươn.
Tiền sử bệnh lý
- Đau dạ dày trên 4 năm:
Nhóm bệnh nhân có giun lươn ở dạ dày có
tiền sử đau dạ dày trên 4 năm là 45.4 %, cao hơn
hẳn nhóm không thấy giun lươn ở dạ dày,
ELISA (-): 5,9%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
OR=13,21, 4,61 < OR < 37,96. Có thể kết luận các
bệnh nhân bị nhiễm giun lươn có tiền sử đau dạ
dày trên 4 năm có nguy cơ bị giun lươn xâm lấn
dạ dày gấp 13,21 lần các bệnh nhân không có
tiền sử đau dạ dày trên 4 năm.
Điều này phù hợp với cơ chế bệnh sinh của
bệnh lý dạ dày tá tràng do ấu trùng giun lươn,
do có tiền sử bênh dạ dày lâu năm, dùng thuốc
ức chế acid dạ dày nhiều năm(5) làm thay đổi môi
trường acid dạ dày, tạo điều kiện cho giun lươn
xâm nhập dạ dày tá tràng.
Có bệnh lý gây suy giảm miễn dịch:
Nhóm thấy giun lươn ở dạ dày có tỷ lệ bệnh
lý gây suy giảm miễn dịch là 68,1%, cao hơn
nhóm không thấy giun lươn ở dạ dày, ELISA (-)
(11,2%), khác biệt có ý nghĩa thống kê. Với OR =
16,86 → nhóm bị nhiễm giun lươn có bệnh lý
gây suy giảm miễn dịch có nguy cơ bị giun lươn
xâm lấn dạ dày nhiều hơn gấp 16,86 lần nhóm
không có bệnh lý suy giảm miễn dịch.
Trong bệnh nhiễm giun lươn trên cơ địa suy
giảm miễn dịch, giun lươn có thể tăng sinh, xâm
lấn nhiều cơ quan kể cả dạ dày(4,11). Mặt khác,
trên bệnh nền là bệnh gút, viêm xoang, suy thận
mãn, nghiện rượu, đau khớp mãn, suy thượng
thận, hội chứng thận hư, bệnh nhân đã được sử
dụng rất nhiều thuốc ức chế miễn dịch, gây tác
dụng phụ là loét dạ dày do thuốc. Do đó, hầu
hết bệnh nhân đều sử dụng thuốc ức chế acid dạ
dày, băng dạ dày để phòng ngừa biến chứng
loét, vô hình chung tạo điều kiện thuận lợi cho
giun lươn xâm nhập dạ dày. Do đó, có nhiều sự
khác biệt về bệnh nền giũa hai nhóm bệnh lý dạ
dày tá tràng do giun lươn và không do giun
lươn, đây là điều phù hợp với y văn.
Đặc điểm nghề nghiệp:
Nghề phơi nhiễm với giun lươn: làm vườn,
làm ruộng
Nhóm có giun lươn ở dạ dày: 68,1%, nhóm
không thấy giun lươn ở dạ dày, ELISA (-):
10,38%
Khác biệt có ý nghĩa thống kê. Với p= 0,0000,
OR = 18,49, 6,5 < OR < 54,26
→ Bệnh nhân làm nghề có phơi nhiễm với
giun lươn có nguy cơ bị giun lươn xâm lấn dạ
dày cao hơn gấp 18,49 lần nhóm làm nghề
không phơi nhiễm giun lươn.
Đây là kết quả phù hợp với y văn(5, 8, 11).
Đặc điểm về tuổi:
Theo kết quả nghiên cứu, tuổi trung bình của
hai nhóm là:
Nhóm có giun lươn ở dạ dày: 50 tuổi. Nhóm
không thấy giun lươn ỡ dạ dày, ELISA (-): 35,79
tuổi.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 7
Khác biệt có ý nghĩa thống kê (phép kiểm
Mann – Whitney: U=1770, p = 0,000)
Bệnh lý dạ dày tá tràng do giun lươn là
nhóm bệnh cơ hội, xảy ra trên bệnh nền suy
giảm miễn dịch trong thời gian dài, do đó tuổi
của nhóm này có khuynh hướng cao hơn là điều
hợp lý.
Tiền sử sử dụng thuốc
Theo kết quả nghiên cứu, có sự khác biệt giữa
hai nhóm bệnh lý nhiễm giun lươn như sau:
Tiền sử sử dụng thuốc ức chế acid dày:
Nhóm có giun lươn ở dạ dày tá tràng: 45,4%,
nhóm không thấy giun lươn ở dạ dày tá tràng,
ELISA (-): 2,9%.
Điều kiện để giun lươn xâm nhập dạ dày tá
tràng là nồng độ acid ở dạ dày phải giảm, hay
gặp trên những bệnh nhân cắt dạ dày hoặc sử
dụng thuốc ức chế acid dạ dày. Mặt khác, cơ địa
suy giảm miễn dịch cũng làm bùng phát giun
lươn, gây nên sự di chuyển của giun lươn đến
các vị trí bất thường (3).
Tiền sử sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
khác: corticoids, kháng viêm steroids, v.v
Nhóm có giun lươn ở dạ dày tá tràng: 68,1%,
nhóm không thấy giun lươn ở dạ dày tá tràng,
ELISA (-): 5,9%. Điều này phù hợp với y văn (2,
8, 9) vì cơ địa bệnh nhân suy giảm miễn dịch sẽ
tạo thuận lợi cho giun lươn bùng phát, xâm
nhập những vị trí bất thường.
Đặc điểm cận lâm sàng
Đặc điểm về bạch cầu toan tính trong máu ngoại vi:
Số lượng bạch cầu toan tính trung bình trong
máu (tế bào/mm ³):
Nhóm có giun lươn ở dạ dày: 640,27 tế
bào/mm ³, nhóm không thấy giun lươn ở dạ dày
tá tràng, ELISA (-): 102,82 tế bào/mm ³. Khác biệt
có ý nghĩa thống kê. (Mann-Whitney: U=121, p =
0,0001)
Bạch cầu toan tính gia tăng do cơ thể đáp
ứng với sự xâm nhập của ký sinh trùng (5, 11),
do đó nhóm bệnh nhân nhiễm giun lươn dạ dày
có số lượng bạch cầu toan tính tăng cao là phù
hợp với bệnh lý nhiễm giun lươn.
Đặc điểm về sinh thiết dạ dày tìm ấu trùng giun
lươn qua nội soi dạ dày tá tràng:
Đặc điểm về vị trí tổn thương dạ dày qua nội
soi:
Nhóm bệnh lý dạ dày tá tràng không do
giun lươn có tổn thương ở nhiều nơi từ tâm vị,
đến tá tràng.
Nhóm có giun lươn ở dạ dày tổn thương tại
bốn vị trí chính: hang vị, dạ dày, tá tràng và
phình vị.
+ Về đặc điểm tổn thương tại hang vị qua
nội soi:
Nhóm có giun lươn ở dạ dày có tổn thương
xung huyết và viêm loét chợt nổi trội hơn nhóm
nhóm không có giun lươn ở dạ dày, ELISA
+ Tại các vị trí khác ở dạ dày tá tràng, tỷ lệ
tổn thương do giun lươn gây ra không khác biệt
so với nhóm không nhiễm giun lươn.
Theo y văn, vị trí hay gặp của tổn thương do
giun lươn ở dạ dày(1) là hang vị, tá tràng, tỷ lệ cụ
thể vẫn chưa được nói đến. Như vậy nghiên cứu
này cho thấy đặc điểm tổn thương ở dạ dày tá
tràng do giun lươn tại các bệnh nhân nhập viện
tại thành phố Hồ Chí Minh là tổn thương viêm
loét chợt (chiếm tỷ lệ cao nhất) và xung huyết
vùng hang vị (với tỷ lệ thấp hơn), điều này phù
hợp với y văn.
Điều trị
Có sự khác biệt về đáp ứng điều trị ở hai
nhóm: có giun lươn ở dạ dày và không thấy giun
lươn ở dạ dày, ELISA (-).
- Điều trị nhóm có giun lươn dạ dày tá tràng
tương đối dễ, đáp ứng điều trị nhanh chóng và
bệnh nhân hồi phục mau lẹ.
- Điều trị nhóm bệnh nhân không nhiễm
giun lươn có khó khăn hơn vì không phải lúc
nào cũng phát hiện được hết nguyên nhân. Một
số bệnh nhân chỉ được điều trị triệu chứng nên
tỷ lệ tái phát cao. Điều này phù hợp với thực tế
lâm sàng vì tổn thương dạ dày tá tràng do các
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 8
nguyên nhân khác thường khó chẩn đoán chính
xác, do đó điều trị kéo dài.
KẾT LUẬN
Bệnh do giun lươn Strongyloides stercoralis
gây tổn thương thực thể tại dạ dày tá tràng là
một thực tế đáng quan tâm với tỷ lệ mắc bệnh là
4.96% trong tổng số bệnh nhân có hội chứng
viêm loét dạ dày tá tràng.
Bệnh do giun lươn ở dạ dày tá tràng có
nhiều yếu tố liên quan nổi trội so với nhóm bệnh
nhân không nhiễm giun lươn được ghi nhận qua
nghiên cứu: có tiền căn đau dạ dày trên 4 năm
(45,5%); có sử dụng thuốc ức chế axit dạ dày
(45,4%); có bệnh nền làm suy giảm miễn dịch
như: tiểu đường, sử dụng thuốc ức chế miễn
dịch (68,1%); có nghề nghiệp tiếp xúc với đất
như làm ruộng (31,8%), làm vườn (36,3%).
Vị trí thường gặp của giun lươn
(Strongyloides stercoralis) ở dạ dày tá tràng là:
hang vị, dạ dày, phình vị và tá tràng. Hang vị là
nơi hay gặp nhất, chiếm tỷ lệ 31.8%.
Bệnh nhiễm giun lươn ở dạ dày tá tràng đáp
ứng tốt với điều trị đặc hiệu bằng thiabendazole
25mg/kg × 2 lần/ ngày trong 5 ngày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bradley S L., Dines D E., Brewer N S. (1978),
“Disseminated Strongyloides stercoralis in an
immunosuppessed host”. Mayo Clinic Proceedings, 53, pp.
332-335.
2. Debussche X., Toublanc M., Camillieri J P., Assan R.
(1988), “Overwhelming strongyloidiasis in a diabetic
patient following adrenocorticotropin treatment and keto-
acidosis”. Diabetes Metab, 14, pp. 294-298.
3. Genta R M. (1989), “Global prevalence of strongyloidiasis:
critical review with epidemiologic insights into the
prevention of disseminated disease”. Rev Infect Dis, 11, pp.
755-767.
4. Giannella R A., Broitman S A., Zamcheck N. (1973),
“Influence of gastric acidity on bacterial and parasitic
enteric infections”. Ann Intern Med, 78, pp. 271-276.
5. Grove D I. (1989), “Strongyloidiasis: A major roundworm
infection of man”, pp. 1-11. Taylor & Francis, Philadelphia,
PA
6. Hakim Z., Genta R M. (1986), “Fatal strongyloidiasis in a
Vietnam veteran”. Archives of Pathology and Laboratory
Medicine, 110, pp. 809 – 812.
7. Lê Đức Vinh (2004), Điều tra nhiễm Strongyloides sp bằng
các phương pháp xét nghiệm phân trực tiếp tại xã Phú Mỹ
Hưng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn
Thạc sĩ y học – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Maayan S., Wormser G P., Widerhorn J., Sy E R., Kim Y
H., Ernst J A. (1987), “Strongyloides stercoralis
hyperinfection in a patient with the acquired immune
deficiency syndrome”. Am. J. Med, 83, pp. 945-948.
9. Manseld L S., Niamatali S., Bhopale V et al (1996),
“Strongyloides stercoralis: maintenance of exceedingly
chronic infections”. Am J Trop Med Hyg, 55, pp. 617– 624.
10. Markell E K., John D T., Krotoski W A. (1999), “Markell
and Voge’s Medical Parasitology”, 8th edidition, pp. 287-
292, W.B. Saunders Company, Philadelphia, USA.
11. Milder J E., Walzer P D., Kilgore G., Rutherford I., Klein
M. (1981), “Clinical features of Strongyloides stercoralis
infection in an endemic area of the United States”.
Gastroenterology. 80, pp. 1481-1488.
12. Trần Phủ Mạnh Siêu, Trần Thị Kim Dung, Nguyễn Hữu
Hoàn (2001), “Giun lươn (Strongyloides stercoralis), tác
nhân gây bệnh nội khoa đáng quan tâm”. Y Học Thành phố
Hồ Chí Minh- Số đặc biệt hội nghị khoa học kỹ thuật
Trường Đại học Y Dược Tp HCM lần thứ 19, tập 5 (4), tr.
199-204.
13. Trần Vinh Hiển, Trần Thị Kim Dung (2003), Bước đầu
nghiên cứu qui trình sản xuất sinh phẩm dùng trong chẩn đoán
bệnh ký sinh trùng, Đề tài do Bộ Y tế quản lý, Đại học Y
Dược Tp Hồ Chí Minh chủ trì, Trung tâm thông tin Khoa
học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công
nghệ cấp giấy chứng nhận số: 4680/KQNC ngày 9/10/2003.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 9
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim_hieu_cac_dac_diem_cua_benh_nhiem_giun_luon_tren_cac_benh.pdf