Tìm hiểu đạo đức học của Immanuen CantơMỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5. Đóng góp của khóa luận
6. Kết cấu của khóa luận
Chương 1: NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC I.CANTƠ
1.1. Khái quát về đạo đức học I.Cantơ
1.2. Những chủ đề chính của đạo đức học I.Cantơ
1.2.1. Quan niệm của I.Cantơ về căn nguyên của đạo đức
1.2.2. Mệnh lệnh tuyệt đối - Quy luật của đạo đức
1.2.3. Tự do là phạm trù trung tâm của đạo đức học I.Cantơ
Chương 2: VỊ TRÍ, NHỮNG CỐNG HIẾN VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC I.CANTƠ
2.1. Vị trí của đạo đức học trong hệ thống triết học của I.Cantơ
2.2. Những cống hiến và hạn chế của đạo đức học I.Cantơ
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
63 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2458 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu đạo đức học của Immanuen Cantơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, kết quả hoạt động nhận thức của lý tính con người trong thế giới hiện tượng luận. Rằng, trong hoạt động nhận thức, lý tính tư biện là nguồn gốc duy nhất của các phạm trù, quy luật trong thế giới hiện tượng luận, còn trong hoạt động thực tiễn, lý tính thực tiễn là nguồn gốc duy nhất của các nguyên lý, các chuẩn mực đạo đức trong thế giới “vật tự nó”. Và, do vậy, theo I.Cantơ “các nguyên lý cảm tính nói chung là không thích hợp để từ đó, chúng ta có thể xây dựng các quy tắc đạo đức dựa vào chúng” [21; 33]. Điều này có nghĩa, chúng ta không thể xây dựng các quy tắc đạo đức nếu chỉ dựa vào các phạm trù, các quy luật của giác tính vì theo I.Cantơ chúng là tiên nghiệm nên chưa có bất kỳ một nội dung nào cả mà để làm được điều đó thì con người phải hướng hành động, hoạt động của mình theo sự dẫn dắt của lý tính thực tiễn.
Từ đó, I.Cantơ cho rằng, “ý chí phục tùng các quy tắc đạo đức” và ý chí tự do là như nhau, là “mệnh lệnh tuyệt đối”, là nguyên tắc tối cao của đạo đức. Tự do ý chí là khả năng tiên nghiệm đặc biệt, khả năng cho phép lý tính con người hoạt động một cách độc lập đối với các quy luật tất yếu của tự nhiên trong thế giới hiện tượng luận. Ý chí tự do tồn tại một cách tuyệt đối trong thế giới “vật tự nó” mà lý tính con người không thể nhận thức được. Tự do, trong thế giới hiện tượng luận, thế giới mà ở đó, mọi cái đều diễn ra một cách tất yếu, chỉ tồn tại một cách tương đối; còn tự do trong thế giới “vật tự nó”, thế giới mà ở đó, các sự vật tồn tại một cách khách quan, tồn tại ngoài lý tính con người, thì tồn tại một cách tuyệt đối, tồn tại tự nó. Tự do là lý tưởng đạo đức cao cả nhất của mỗi người, là mục đích, là lý tưởng đạo đức cao đẹp nhất mà cả nhân loại cần hướng tới. Và, do vậy, theo I.Cantơ lý tính con người cần phải hành động, hoạt động tới mức tối đa sao cho ý chí tự do trở thành “quy luật phổ quát”, thành cái có thể được đưa vào “lập pháp phổ biến”.
Khi I.Cantơ coi tự do với tư cách một lĩnh vực chủ yếu thuộc về thế giới “vật tự nó” là lý tưởng hoàn hảo, tuyệt đối mà con người phải hướng tới trong đời sống hiện thực, trong hoạt động của mình, là niềm tin giúp cho con người thực hiện các quy tắc đạo đức, I.Cantơ đã dành cho lý tính thực tiễn vai trò và vị trí hàng đầu so với lý tính thuần túy trong hệ thống triết học của mình. Với ông, tri thức mà lý tính con người mang lại chỉ có giá trị khi nó giúp cho con người trở nên có tính người hơn, mang lại cho con người một cơ sở đạo đức vững chắc và giúp cho con người thực hiện được lý tưởng về cái thiện. Với ông, ngay cả niềm tin vào sự bất diệt của Thượng đế và linh hồn, đích thực chẳng qua cũng chỉ là niềm tin đạo đức, là năng lực tuân thủ bổn phận ở khắp mọi nơi và mọi lúc - năng lực do lý tính thực tiễn mang lại. Với ông, siêu hình học tiên nghiệm chỉ có ý nghĩa khi nó giúp cho con người có được niềm tin đạo đức, giáo dục cho con người biết tuân thủ theo các quy tắc đạo đức và triết học chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó hướng mọi phương tiện giáo dục con người vào việc đạt tới cái thiện đích thực do lý tính thực tiễn mách bảo. Và, rằng các khát vọng cảm tính chỉ đưa con người tới chỗ hưởng thụ cá nhân, vị kỷ và phi đạo đức.
Với những suy nghĩ như vậy và sau nhiều năm nghiền ngẫm kể từ sau khi công bố “phê phán lý tính thuần túy”, nhất là sau khi đã ý thức được một cách rõ ràng vai trò và vị trí hàng đầu của lý tính thực tiễn so với lý tính thuần túy, về “mệnh lệnh tuyệt đối”, về nguyên tắc tối cao của đạo đức. I.Cantơ mới quyết định bắt tay vào xây dựng học thuyết của ông về đạo đức và công bố nó vào năm 1788 với tên gọi “phê phán lý tính thực hành”.
Trong tác phẩm “phê phán lý tính thực hành”, khi khẳng định vai trò hàng đầu của lý tính thực tiễn so với lý tính tư biện, trước hết I.Cantơ đã nói về năng lực tự trị, tính tự quyết của các nguyên tắc đạo đức. Ở đây, I.Cantơ đã lý giải rằng “sự tự trị của ý chí là nguyên tắc duy nhất của tất cả các quy luật đạo đức và của tất cả các bổn phận tương ứng với các quy luật đó” [7; 181] nên trong quan điểm của ông vấn đề tự trị là quan trọng số một của khoa đạo đức học. Nhưng tại sao I.Cantơ lại coi sự tự trị của ý chí, tức sự hoàn toàn tự chủ của con người là căn bản của mọi tư tưởng đạo đức?, bởi vì, ông coi trọng con người, con người ở đây đã được I.Cantơ đặt vào đúng vị trí của nó trong vũ trụ, và chỗ ngồi này vượt lên trên vạn vật và lên trên tất thảy những định luật thiên nhiên chi phối vạn vật. Theo ông, con người cần phải tự chủ trong các hành động của mình bởi nếu con người không “tự chủ” được bản thân mình thì con người sẽ hoàn toàn mất tự do và các hành động của họ sẽ bị chệch hướng thậm chí là dẫn đến sai lầm. Vì vậy, “tự chủ” được coi là nghĩa tích cực của tự do. Khi bàn đến sự tự trị của ý chí, I.Cantơ đi sâu vào bản chất của hành vi đạo đức là hành vi chỉ được quyết định theo hình thức của quy luật phổ quát đạo đức thôi, chứ không được ta quyết định để mưu cầu một hạnh phúc nào, hoặc vì một áp lực nào.
Xuất phát từ chỗ đề cao sự tự trị và coi “sự tự trị của ý chí là nguyên tắc cao nhất của tính chất đạo đức” [7; 183]. Cho nên I.Cantơ đã phê phán tất cả những học thuyết đạo đức được xây dựng trên nguyên tắc “ngoại trị”, ông phủ nhận tất cả những nguyên tắc đạo đức được xây dựng trên cơ sở sự cưỡng ép từ bên ngoài như ý chí của Chúa, những quy định của xã hội, những đòi hỏi của ý thức bẩm sinh…Vì vậy, quan niệm của I.Cantơ về sự tự trị, tính tự quyết của các nguyên tắc đạo đức hoàn toàn khác xa so với quan niệm của những người theo chủ nghĩa duy luân lý, đồng thời quan niệm này của I.Cantơ cũng khác với quan niệm coi cái thiện và cái ác về thực chất là những cái phụ thuộc vào mục đích mà con người đặt ra, phụ thuộc vào những hệ quả nảy sinh ra từ những hành vi, từ khát vọng vươn tới hạnh phúc, mưu cầu lợi ích và thỏa mãn dục vọng của con người. Khi khẳng định tính độc lập và giá trị tự thân của những nguyên tắc đạo đức, I.Cantơ cho rằng, cái thiện bao giờ cũng là cái thiện tự nó, nó tồn tại ngay cả khi không có cái gì đáng được coi là thiện và việc con người ở một thời điểm nào đó sẽ không phân biệt được đâu là thiện, đâu là ác thì đó cũng chỉ là nhất thời, sớm hay muộn con người cũng sẽ lại thấy xuất hiện viễn cảnh đạo đức đạo đức và nhận thức được hành vi của mình. Tuy nhiên, theo I.Cantơ, chỉ có hành động và hoạt động theo lý tính thực tiễn con người mới hy vọng vươn tới cái thiện đích thực.
I.Cantơ đã đưa ra những lập luận để khẳng định tính chất tiên thiên và hiển nhiên của “năng lực phán đoán” đó là: Tri thức không thể sinh ra năng lực, mà trái lại năng lực mang tính chất bẩm sinh, vốn có. Vì vậy, để nhận biết cái thiện, cái ác, con người không cần phải có học vấn uyên thâm, mà chỉ cần có trực giác là đủ. Theo ông, để trở thành con người trung thực và hảo tâm, sáng suốt và có thiện chí, con người không cần đến bất cứ một khoa học nào, kể cả triết học. Bởi lẽ, triết học và đạo đức, theo ông là các lĩnh vực khác nhau của tồn tại người. Trong triết học, lý tính con người thường rơi vào các Antinômia (mâu thuẫn của lý tính) với chính mình và đi đến những phỏng đoán thiếu hiểu biết, thậm chí là cả sự sai lầm. I.Cantơ cho rằng, ý thức đạo đức của con người là tiên thiên, không phụ thuộc vào trình độ học vấn, vì vậy “mỗi người đều có thể phân biệt được cái gì là thiện, cái gì là ác, cái gì hợp lý và cái gì trái với trách nhiệm. Không cần dạy gì cho người bình dân mà chỉ cần theo phương pháp Xôcrát giúp họ chú ý vào nguyên tắc của chính họ. Và như vậy chúng ta sẽ nhận ra rằng họ sẽ không cần đến khoa học và triết học để biết phải làm gì để có thể trở thành người tốt, thậm chí trở thành người khôn ngoan và đức hạnh” [5; 448]. Còn trong đạo đức thì vấn đề lại khác, được giải phóng khỏi những dữ liệu cảm tính, năng lực phán đoán của con người có khả năng gạt bỏ những yếu tố ngoại lai và làm cho vấn đề trở nên đơn giản hơn. Khi đó, các hành vi đạo đức mà con người thực hiện sẽ được lựa chọn bởi lý tính thực tiễn và lý tính tiên thiên.
Đó là lý do giải thích vì sao đạo đức học lại xuất hiện ở bên ngoài triết học, tại sao triết học - siêu hình học lại cần phải thoát khỏi sự “cầm tù” của những kết cấu thuần túy để đi vào lĩnh vực hoạt động thực tiễn, I.Cantơ cho rằng, đối tượng của lý tính thực tiễn là cái thiện tối cao, cái thiện đích thực, là sự phát hiện và thực hiện cái cần thiết cho sự tự do của con người. Rằng, các nguyên tắc đạo đức không phải là cái được rút ra từ kinh nghiệm, chúng mang tính tiên nghiệm và là cái vốn có, cái nằm ngay trong lý tính thực tiễn của con người. Bất cứ hành vi đạo đức nào của con người cũng mang tính “mệnh lệnh”.
Thứ “mệnh lệnh” mà I.Cantơ muốn nói tới ở đây là “mệnh lệnh tuyệt đối” - nguyên tắc đạo đức phổ biến của nhân loại đòi hỏi lý tính thực tiễn của mỗi con người phải tuân theo một cách nghiêm ngặt. Đó là mệnh lệnh đòi hỏi mỗi con người phải hành động sao cho ý chí tự do trở thành quy luật phổ quát, thành nguyên tắc lập pháp phổ biến, nghĩa là phải hành động sao cho ai cũng có quyền, có bổn phận hành động theo những điều kiện và ý muốn của họ, theo quyền tự do mà họ vốn có, đồng thời phải có nghĩa vụ ngăn chặn, trong chừng mực có thể làm được, mọi hành động trái với điều này. Chỉ có hành động nào phù hợp với mệnh lệnh tuyệt đối mới được coi là hành động có đạo đức. Cơ sở vững chắc nhất, nguồn gốc duy nhất chân thực của “mệnh lệnh tuyệt đối” này là bổn phận, là nghĩa vụ. Chỉ có bổn phận, chứ không phải một động cơ nào khác, mới là cái có khả năng đem lại giá trị đạo đức cho hoạt động con người, cho những hành vi mà con người có nghĩa vụ phải thực hiện. Mọi hành vi đạo đức, mọi thiện chí được thực hiện theo “mệnh lệnh tuyệt đối” là bổn phận của mỗi chủ thể có lý tính. Và, chỉ có ý thức tỉnh táo về bổn phận mới trở thành cái có khả năng điều khiển hành vi của con người có lý tính, bởi bổn phận là cái cao cả, thiêng liêng, là cái duy nhất có khả năng thức tỉnh ý chí mà không làm cho tâm hồn bị tổn thương, là cái đem cho mỗi chủ thể hành động niềm hạnh phúc lớn lao khi đặt giá trị con người, giá trị nhân loại trên cả bản thân mình. Chủ thể hành động thực hiện bổn phận cũng có nghĩa là nó thực hiện tự ý thức của mình trong hành vi ứng xử vì bản tính con người, thực hiện sự tự do của mình. Nói cách khác, tự do là sự tuân thủ bổn phận. Và với việc coi chủ thể hành động thực hiện bổn phận theo yêu cầu của “mệnh lệnh tuyệt đối” là tự do. I.Cantơ đã đi đến quan niệm cho rằng, tự do là mục đích, là lý tưởng đạo đức cao cả nhất mà mỗi con người có lý tính và cả cộng đồng nhân nhân loại đều phải hướng tới.
Tự quyết định, tự thực hiện ý thức về bổn phận đạo đức, tuân thủ bổn phận này mọi lúc, mọi nơi và tự chịu trách nhiệm về hành vi đạo đức của mình với tư cách là “mệnh lệnh tối cao” mà lý tính thực tiễn đòi hỏi mọi chủ thể hành động đều phải tuân theo một cách nghiêm ngặt và không được phép lãng quên - đó là kết luận mà I.Cantơ rút ra khi đặt lý tính thực tiễn đối lập và dành cho nó vị trí hàng đầu so với lý tính thuần túy. Trong “phê phán lý tính thực hành”, kết luận này được I.Cantơ trình bày dưới dạng những định đề rất khó hiểu, những định đề này không đem lại sự mở rộng khả năng nhận thức của con người nhưng đem lại cho lý tính con người quyền đưa ra các khái niệm mà việc luận chứng cho khả năng của chúng là không thể thực hiện được. I.Cantơ rút ra kết luận này, như C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Biến những quy định, có động cơ vật chất, của ý chí…thành những tự quy định thuần túy của ý chí tự do, của ý chí tự nó và vì nó, của ý chí của loài người, và do đó biến ý chí ấy thành những quy định khái niệm thuần túy về mặt tư tưởng và những định đề về đạo đức. Và, do không, và đương nhiên là không thể bởi những hạn chế do thời đại quy định, do không nhận thấy rằng lợi ích vật chất và ý chí do quan hệ sản xuất vật chất chi phối và quyết định là cơ sở của những tư tưởng lý luận, do tách rời sự diễn đạt lý luận ấy với những lợi ích được diễn đạt trong đó” [13; 269-270]. Vì vậy mà kết luận của ông đã thiếu cơ sở hiện thực, không gắn liền với các hoạt động sản xuất vật chất.
Mặc dù kết luận đó được I.Cantơ rút ra từ lập trường duy lý, khi ông luận giải trên tinh thần phê phán lý tính thực tiễn của con người và những quy tắc đạo đức mà lý tính ấy đòi hỏi con người phải tuân theo, và trong kết luận đó có nhiều điểm không tưởng vì tính phi lịch sử, phi giai cấp, thiếu cơ sở hiện thực. Song, với ý đồ tạo dựng cho con người một “vương quốc tự do” hay đúng hơn là hướng con người cũng như toàn thể nhân loại vươn tới cuộc sống tự do thực sự, tự do cao nhất mà I.Cantơ đã nêu ra. Chúng ta cũng không thể nào phủ nhận những tư tưởng nhân đạo mà ông đã trình bày trong quan niệm của mình về đạo đức học vì xét về một phương diện nào đó, nó đã đem lại cho con người niềm tin vào tính vĩnh hằng, vào những nguyên tắc đạo đức phổ biến của “mệnh lệnh tuyệt đối”, tin vào một cuộc sống tự do và hạnh phúc. Qua đó lý giải vì sao I.Cantơ đã dành cho triết học thực tiễn nói chung và đạo đức học nói riêng một vai trò và vị trí xứng đáng trong toàn bộ hệ thống triết học của ông.
2.2. Những cống hiến và hạn chế của đạo đức học I.Cantơ
Trong toàn bộ hệ thống triết học của I.Cantơ thì mối quan hệ giữa triết học lý luận và triết học thực tiễn luôn được ông nhấn mạnh trong đó triết học thực tiễn giữ vai trò quyết định, mặc dù hoạt động thực tiễn được I.Cantơ hiểu là hoạt động tinh thần, hoạt động đạo đức, pháp quyền, lịch sử…và trong triết học thực tiễn thì đạo đức học giữ vai trò là nền tảng và là mục đích cuối cùng bởi nó đã lý giải về bản chất con người hay nhằm giải thích câu hỏi lớn “con người là gì?” - đây là vấn đề cơ bản bao trùm toàn bộ hệ thống triết học của I.Cantơ.
Cần khẳng định rằng, triết học I.Cantơ nói chung và đạo đức học của ông nói riêng có một vị trí đặc biệt trong lịch sử triết học phương Tây. Tính chặt chẽ trong hệ thống triết học của ông cùng với việc nghiên cứu con người như một chủ thể nhận thức, chủ thể hành động đã đưa nền triết học cổ điển Đức nói riêng và nền triết học phương Tây nói chung lên một tầm cao mới.
Với những gì đã đóng góp cho lịch sử tư tưởng nhân loại đặc biệt là những tư tưởng về đạo đức. I.Cantơ xứng đáng được xem là một trong những tượng đài bất tử trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại. Đúng như Hêghen, trong tác phẩm “khoa học lô gíc” đã đánh giá, triết học I.Cantơ “là nền tảng và là điểm xuất phát của triết học Đức hiện đại; những hạn chế trong triết học của của ông không hề làm lu mờ công lao của triết học của ông” [4; 433]. Cùng với việc vạch ra những sai lầm của I.Cantơ, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác đồng thời trong rất nhiều tác phẩm cũng đánh giá cao công lao của I.Cantơ. Ph.Ăngghen viết rằng : “Cantơ là người khởi xướng ra hai giả thuyết thiên tài, mà nếu không có hai giả thuyết này thì lý luận của khoa học tự nhiên ngày nay không thể tiến lên được, - thuyết về nguồn gốc của hệ thống mặt trời…và thuyết thủy triều làm giảm tốc độ quay của trái đất” [11; 492]. Rằng, với I.Cantơ “lần đầu tiên, cái quan niệm cho rằng giới tự nhiên không có lịch sử trong thời gian, đã bị lung lay”, “chính Cantơ là người đầu tiên đã phá vỡ cái quan niệm hoàn toàn thích hợp với phương pháp tư duy siêu hình đó và ông đã phá vỡ một cách hết sức khoa học đến mức là hiện nay phần lớn những lý lẽ của ông đã dùng để chứng minh vẫn có còn giá trị” [11; 85-86].
Tuy nhiên, việc đánh giá I.Cantơ, lĩnh hội triết học của ông một cách thực sự khách quan, chính xác và khoa học là điều hoàn toàn không dễ dàng, nếu không muốn nói là rất khó khăn. Cái khó không chỉ vì trong tư tưởng của I.Cantơ chứa đựng rất nhiều những vấn đề uyên bác, mới mẻ, phức tạp, đa dạng mà còn trong cuộc đời sáng tạo của ông đã từng có bước ngoặt lớn về mặt lập trường, quan điểm triết học. Nhưng chính điều đó đã tạo nên mảnh đất màu mỡ để các độc giả nghiên cứu về triết học của I.Cantơ cày xới tìm ra những gì là thuần túy, là chân lý nhằm góp phần làm phong phú thêm kho tàng lịch sử tư tưởng triết học nhân loại. Một trong số những người kế tục sự nghiệp của I.Cantơ là F.Schiller đã từng viết: “Đối với những người cuối cùng rồi cũng phải chết, cho tới ngày nay chưa có ai nói một câu cao thượng như Immanuel Kant và đó cũng là toàn bộ nội dung triết học của ông: “Tự tôi quy định”. Tư tưởng “Tự tôi quy định” vĩ đại đó đã chiếu rọi cho chúng ta. Nó phản ánh trong hiện tượng tự nhiên mà chúng ta gọi là đẹp” [15; 174]. Khi nghiên cứu về I.Cantơ - Roger Sullivan cũng đã thừa nhận trong phần mở đầu cuốn sách của ông “đạo đức học của I.Cantơ” rằng: “Hiểu được thuyết đạo đức của I.Cantơ có thể là một việc dễ nản lòng” [23; 613]. Các học giả và sinh viên ngành triết học đã và đang vật lộn với triết lý đạo đức của I.Cantơ, đôi khi chính họ cảm thấy lạc lối trong những lý luận của I.Cantơ.
Nếu như toàn bộ triết học của I.Cantơ thấm đượm tinh thần nhân văn thì chính tính nhân văn đó biểu hiện sâu sắc nhất trong học thuyết của ông về đạo đức, bởi vì nơi ông, khát vọng đem lại cho con người cách nhìn mới mẻ hơn về thế giới và về chính bản thân con người hòa quyện với khát vọng thúc đẩy mạnh mẽ ý thức con người vươn tới đạo đức. Đối với ông, một trong những yêu cầu chủ yếu của đạo đức là phải coi con người là mục đích chứ tuyệt nhiên không được coi con người là phương tiện. Tư tưởng đó của I.Cantơ thể hiện ra như là những tư tưởng vượt thời đại nhằm hướng tới các giá trị toàn nhân loại. I.Cantơ - “một con người nhỏ” có “một tinh thần rộng lớn” với câu nói bất hủ “…bầu trời đầy sao trên đầu tôi và quy luật luân lý ở trong tôi”. Bên cạnh những đóng góp tích cực có ý nghĩa bước ngoặt của triết học I.Cantơ cho lịch sử tư tưởng triết học nói chung và đạo đức học nói riêng của cả nhân loại thì ở I.Cantơ vẫn còn có những hạn chế mang tính lịch sử nhất định. Tuy nhiên, để hiểu dễ dàng hơn và nắm vững hơn được phần nào những điều mà I.Cantơ thể hiện trong toàn bộ hệ thống triết học của ông nói chung và đạo đức học nói riêng thì việc nghiên cứu chúng trong hoàn cảnh lịch sử nhất định ở chính thời đại của ông đối với chúng ta là một việc nên làm và là cần thiết.
Chúng ta đều thấy rằng, vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, khi mà chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập và phát triển như vũ bảo với một trình độ tương đối cao ở hầu hết các nước Tây âu như: Anh, Pháp, Italia, Hà lan, Bồ đào nha…đem lại nền sản xuất phát triển chưa từng có trong lịch sử. Trong khi đó, nước Đức - trung tâm của Tây âu vẫn cứ duy trì chế độ phong kiến vốn đã lỗi thời và lạc hậu, chính điều đó đã làm cho tình hình nước Đức trở nên rất nghiêm trọng. Đúng như những gì mà Ph.Ăngghen đã nhận xét: “Không một ai cảm thấy dễ chịu. Thủ công nghiệp, thương nghiệp, công nghiệp và nông nghiệp đều bị giảm tới mức thấp nhất. Nông dân, người làm nghề thủ công, chủ xưởng chịu hai tầng đau khổ vì chính phủ ăn bám và vì tình hình làm ăn khó khăn. Giai cấp quý tộc và các ông hoàng thấy rằng mặc dù chúng đã bóp nặn đến cùng những thần dân của chúng, nhưng số thu của chúng cũng khó mà đuổi kịp số chi ngày càng tăng. Mọi việc đều bi đát và cả nước đều công phẫn. Không có giáo dục, không có những phương tiện tác động đến ý thức quần chúng, không có tự do báo chí, không có dư luận xã hội, không có cả đến sự buôn bán nhỏ nào với các nước khác. Không có gì cả ngoài sự đê tiện và ích kỷ. Tinh thần hám lợi, thấp hèn, hèn hạ thảm hại thấm nhuần trong toàn dân. Tất cả đều hư nát, lung lay, sắp sửa đổ và cũng không thể hy vọng được một sự thay đổi tốt, vì rằng trong dân tộc không có một lực lượng nào đủ sức để có thể dọn đi được cái tử thi đã rửa của chế độ lỗi thời ấy” [28; 6]. Chính bối cảnh xã hội phức tạp đã tác động sâu sắc đến nhà triết học vĩ đại I.Cantơ bởi ông là người đặt nền móng cho triết học cổ điển Đức, là người đầu tiên thấy được những gì tốt đẹp nhất cũng như xấu nhất trong xã hội mà ông đang sống. Trên tinh thần nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc, nhân văn cao cả ông đã phê phán gay gắt xã hội chỉ có sự “đê tiện” và tính “ích kỷ”, ngoài ra không còn một cái gì khác. Ông nhận thấy, đây là một xã hội mà giá trị của con người được đo bằng quyền lực và địa vị xã hội. Một xã hội mà “người cai trị cần phải chuẩn bị sẵn sàng hành động phi đạo đức khi cần thiết” và “nếu thật thà giúp chúng ta đạt được cái gì đó, thì hãy làm người thật thà. Nếu cần phải lừa gạt thì hãy lừa gạt” [23; 614]. Với chế độ chuyên chế cai trị độc tài và hà khắc nên nhân phẩm, giá trị con người đã bị xuống cấp, sự tự do của con người không còn nữa, họ bị biến thành nô lệ và những “công cụ biết nói” đồng thời trở thành món hàng có thể trao đổi giữa các chủ nô với nhau trong chế độ xã hội phong kiến. Điều này, lý giải vì sao sự ra đời và phổ biến nhanh chóng của Kytô giáo vào đầu công nguyên lại được xem như sự giải thoát tinh thần và ngay từ đầu nó là thế giới của người nghèo, của giai cấp bị áp bức, là sự tuyên truyền cho lối sống bình đẳng, dân chủ, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn…chính bản thân I.Cantơ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của Kytô giáo. Hơn nữa, I.Cantơ sống trong thời kỳ mà triết học đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều, một số nhà khoa học nổi tiếng Galilê, Niutơn, Đềcáctơ và cả những người khác đã phát triển một ngành khoa học mới cho rằng vũ trụ giống như một cổ máy do các quy luật tự nhiên điều khiển. Và nếu như vũ trụ là do các quy luật tự nhiên điều khiển thì nó chẳng có ý nghĩa và giá trị gì. Theo quan điểm này thì con người không hơn gì các sự vật khác là đều bị các quy luật tự nhiên quyết định và điều khiển. Điều này dẫn đến một vấn đề lớn sẽ xảy ra, đó là sẽ không bao giờ có sự tồn tại của cái gọi là trách nhiệm hay đạo đức.
Sống trong một xã hội đầy rẫy sự bất công và bất bình đẳng như vậy, I.Cantơ đã chủ trương xây dựng một triết thuyết đạo đức cấp tiến để chống lại sự độc tài và hà khắc của chế độ phong kiến, nhằm bảo vệ nhân quyền và tự do cho những con người có thân phận thấp kém, những người “thấp cổ bé họng” trong xã hội. I.Cantơ cũng muốn gửi một thông điệp tới những người bị áp bức, bị bóc lột để nhắc nhở đến thân phận của họ hơn là để họ ngây thơ tin tưởng và chấp nhận một vị trí thấp hèn trong xã hội. Có thể khẳng định rằng, trong một xã hội có hoàn cảnh ngột ngạt và bức bối như nước Đức lúc bấy giờ, khi mà thực trạng xã hội dường như đối lập hoàn toàn với mong muốn và nguyện vọng của con người thì về phương diện ý thức, con người hơn bao giờ hết càng khao khát và đòi hỏi được giải phóng cả trên bình diện thể xác lẫn tinh thần, được sống sao cho đúng với bản chất chân chính của mình. Cho nên cũng dễ hiểu tại sao, cùng với mối quan hệ mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và chế độ phong kiến là hàng loạt các cuộc đấu tranh liên tiếp nổ ra trong suốt thế kỷ XVIII với mục đích hướng tới sự tự do của con người. Đó là sự tự do thoát khỏi những giới hạn và khuôn khổ do cơ cấu xã hội phong kiến đặt ra cho nó. Ở đây, I.Cantơ đã có cái nhìn giống như Rútxô “con người sinh ra tự do nhưng ở khắp mọi nơi lại bị xiềng xích” [29; 136]. Vì vậy, I.Cantơ đã kêu gọi mọi người hãy ý thức về bản ngã và sự tự do của mình thông qua các hành động tự quyết. Đây là một đóng góp rất quan trọng của ông trong đạo đức học, nhưng vấn đề này không phải đến I.Cantơ mới được xem xét và luận bàn mà ngay ở thời kỳ cổ đại cũng đã có một số nhà triết học bàn tới như Prôtago, Đêmôcrít, đặc biệt là Xôcrát với luận điểm nổi tiếng “con người hãy tự nhận thức chính mình” [17; 172]. Con người hãy tự ý thức trong các hành động của mình để đạt được mục tiêu đạo đức cao nhất - đó chính là cái thiện phổ quát.
Đối với I.Cantơ cũng vậy, ông hướng con người tới tự do, sự tự trị trong các hành động của mình và con người cần phải biết tuân theo “mệnh lệnh tuyệt đối” - nguyên tắc tối cao giữ vị trí trung tâm của đạo đức học, chỉ có như vậy con người mới thực sự có tự do và sống đúng với bản chất của mình. “Mệnh lệnh tuyệt đối” là mệnh lệnh xuất phát từ tiếng gọi của lương tri con người, nó tiềm ẩn trong trái tim, khối óc, nó mang tính phổ quát, tất yếu và thường được phát biểu dưới dạng “hãy làm như…” mà không cần kèm theo bất kỳ điều kiện nào. Nói cách khác, mệnh lệnh tuyệt đối thể hiện khả năng tự chủ của con người, khả năng tự do ý chí mà không có tính vụ lợi, không có sự tính toán thiệt hơn. Đúng vậy, nếu cứ theo mệnh lệnh này thì mỗi người phải hành động thế nào để những quy tắc hành động của mình có thể trở thành nguyên lý chung cho tất cả mọi người. Với ông, ý chí tự do của con người phải trở thành quy luật phổ quát, theo ông mọi người cần phải thực hiện ý chí tự do thông qua các hành động tự quyết của mình, vì “hành vi đích thực đạo đức là hành vi mà trong đó, con người và loài người thực hiện như mục đích tuyệt đối, như giá trị tự thân” [10; 45]. Vì thế, giá trị đạo đức đích thực của con người nằm trong mục đích tự nó và ông còn nói: hãy hành động như anh cần nhân loại, trong bản thân anh cũng như trong mỗi con người, mọi lúc chỉ là mục đích chứ không bao giờ chỉ là phương tiện. Không chỉ dừng lại ở việc đề cao giá trị nhân loại trong con người và tôn trọng phẩm giá của con người nói chung mà ông còn đề cao ngay chính bản thân của từng con người, bởi con người là “mục đích của chính mình” và là “mục đích cuối cùng của mọi mục đích” [5; 451]. I.Cantơ còn chỉ ra rằng: chỉ có con người mới trở thành lý tưởng của cái đẹp, trong tất cả mọi tồn tại của thế giới chỉ có con người trong diện mạo của nó với tư cách là một tồn tại biết suy nghĩ mới trở thành lý tưởng của sự hoàn thiện; mọi hành động của loài người phải xuất phát từ mục đích của con người, mà mục đích cao nhất của con người chính là tự do, tự chủ bởi con người lệ thuộc vào người khác thì không còn là người nữa. Anh ta đã đánh mất danh hiệu của mình và trở thành nô lệ của người khác…mà nô lệ là cái ác lớn nhất trong bản thân con người. Như vậy, con người là chủ thể của nhân cách, đồng thời là chủ thể của hành động, là mục đích cao nhất của tự nhiên. Qua đó, một lần nữa ông khẳng định con người có mục đích tự thân, nghĩa là không có một ai có thể sử dụng nó như một phương tiện nếu không vì mục đích của chính con người. Khi khẳng định giá trị tuyệt đối của con người và thể hiện rõ phạm trù tự do ý chí cũng như sự tự ý thức trong các hành động của con người, đạo đức của I.Cantơ đã thể hiện được những tư tưởng nhân văn sâu sắc. Chính điều này đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nền triết học phương Tây, nhưng đặc biệt là Hêghen. Trên tinh thần phê phán, Hêghen đã thấy được điểm tích cực cũng như hạn chế trong tư tưởng của I.Cantơ về đạo đức học. Nhất là khi kế thừa tư tưởng của I.Cantơ về giá trị và nhân phẩm con người, Hêghen đã bác bỏ quyền sở hữu đối với nô lệ, bởi ông không đồng ý khi I.Cantơ cho rằng, con người là một “chủ thể tư duy”. Tuy nhiên trên tinh thần phê phán đạo đức học của I.Cantơ, ông cũng đã cho rằng, I.Cantơ đã tách rời thế giới đạo đức với thế giới thường nghiệm, vì thế đã không làm rõ được tính thống nhất của hành động. Cái “phải làm” của I.Cantơ là trừu tượng, chủ quan, phi lịch sử và thiếu “nội dung thực chất” - đây cũng là hạn chế lớn nhất của I.Cantơ trong tư tưởng về đạo đức học, vì xuất phát từ thế giới quan duy tâm chủ quan nên đạo đức học của I.Cantơ đã tuyệt đối hóa vai trò của lý tính, ý chí thuần túy của con người là nguyên tắc của hoạt động. Và như vậy, nó đã không đề cập đến hoàn cảnh và hiệu quả của hành vi đối với bản thân chủ thể hành động và xã hội. Hiểu thực tiễn là hoạt động đạo đức, hoạt động chính trị, pháp quyền, văn hóa…chứ không phải là toàn bộ thực tiễn sản xuất của con người mang tính lịch sử - xã hội nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội, nên dẫn đến hệ quả là đạo đức của I.Cantơ đã xa rời với cuộc sống hiện thực, không triệt để và mãi mãi chỉ nằm trong ý tưởng mà thôi.
“Mệnh lệnh tuyệt đối” của I.Cantơ cho rằng: con người hãy hành động đến mức tối đa sao cho ý chí hành động của mình trở thành nguyên tắc phổ biến. Đây là sự thể hiện sâu sắc lập trường nhân đạo chủ nghĩa của ông. Thế nhưng, trong một xã hội có giai cấp thì những giai cấp khác nhau cùng tồn tại sẽ có những nhận định khác nhau về một pháp chế phổ biến và đều cố gắng để đạt được mục đích khác nhau, vì thế cũng có những quan điểm khác nhau về đạo đức, cho nên mệnh lệnh tuyệt đối về sau đã bị nhiều tư tưởng của giai cấp thống trị lợi dụng và xuyên tạc. Trong số này, có cả những người theo chủ nghĩa Cantơ mới, họ đã khẳng định, những người lao động trong hoạt động của mình không được hưởng theo lợi ích và nhu cầu mà phải phục tùng những quy tắc “phổ biến” nhưng trên thực tế là phục tùng lợi ích của giai cấp thống trị.
“Mệnh lệnh tuyệt đối” hay “mệnh lệnh đạo đức” của I.Cantơ yêu cầu rằng, ta phải tuân theo nghĩa vụ đạo đức không phải vì bất cứ một mục đích bên ngoài nào, mà chỉ vì chính ngay bản thân cái “nghĩa vụ” trừu tượng ấy. Tỉ dụ, nếu tôi giúp bạn tôi vì tôi yêu anh ta, hoặc tôi cứu anh ta vì thương anh ta, thì theo I.Cantơ như vậy là tôi không làm một hành vi đạo đức chân chính vì rằng quy tắc hành động của tôi có thể trở thành một nguyên lý pháp chế phổ biến. Vì vậy, I.Cantơ đã gắn quy tắc đạo đức học xây dựng một cách giả tạo của ông với một loạt định lý, với tư cách là những giả thuyết tất yếu mà lý tính thực tiễn yêu cầu. Định lý thứ nhất, là sự tự do của ý chí con người. I.Cantơ đã lập luận rằng: nếu như con người không được tự do trong việc tuân theo tiếng nói của quy tắc đạo đức, thì có nghĩa quy tắc này chẳng còn cơ sở và ý nghĩa gì cả. Nhưng ông nói tiếp rằng con người sẽ không thể hy vọng đạt được lý tưởng đạo đức và hạnh phúc thật sự trong cuộc đời của mình. Từ đó, ông đưa ra định lý thư hai, là cần thiết phải giả định có linh hồn bất tử, nghĩa là có thể có sự thưởng phạt sau khi người ta chết đi. Điều này thể hiện rõ rệt lập trường thần học và lập trường giai cấp của ông: anh hãy chịu đựng và ngoan ngoãn trong đời sống, hãy nhẫn nhục chịu đựng mọi sự bất công trong xã hội, nhưng đừng quên thực hiện “nghĩa vụ” công dân của mình. Và điều này đã được C.Mác và Ph.Ăngghen nhận xét như sau: “Ở đây I.Cantơ chỉ thỏa mãn với cái ý chí tốt thôi, dù ý chí ấy không mang lại kết quả cụ thể nào, và ông chuyển việc thực sự thực hiện ý chí tốt ấy, chuyển sự hòa hợp giữa ý chí tốt với những nhu cầu và ham muốn của các cá nhân, sang thế giới bên kia” [28; 71]. Và I.Cantơ đi đến định lý thứ ba, ông giả định có một thứ nguyên nhân tối cao của cái hạnh phúc toàn hảo là đảm bảo cho việc xử trí công bằng ở thế giới bên kia. Theo I.Cantơ, nguyên nhân tối thượng ấy chính là Thượng đế, thành ra tôn giáo không được chứng minh ở lý tính lý luận thì lại được khẳng định ở lý tính thực tiễn.
Lý luận về mệnh lệnh tuyệt đối của I.Cantơ rõ ràng là đối lập với đạo đức học duy vật, vì ông đã thừa nhận rằng: “Tôi đã phải hạn chế lĩnh vực tri thức để dành chỗ cho tín ngưỡng” [28; 50]. Ông cho rằng có sự tồn tại của Thượng đế, linh hồn bất tử trong thế giới đạo đức của con người. Vì xuất phát từ lập trường nhị nguyên luận mà I.Cantơ đã thể hiện thái độ thỏa hiệp với tôn giáo. Tuy nhiên, ông cũng có đóng góp tích cực vào việc chống lại sự phân chia đẳng cấp trong xã hội phong kiến, yêu cầu giải phóng con người khỏi xiềng xích phong kiến.
Khi so sánh nhận thức với đạo đức học của I.Cantơ, chúng ta sẽ thấy bộc lộ rõ ràng tính chất hai mặt và mâu thuẫn bên trong triết học của ông đó là: nếu như nhận thức của con người bị hạn chế trong khuôn khổ của thế giới hiện tượng luận và không thể xâm nhập được vào thế giới siêu nghiệm, thì trong địa hạt đạo đức con người lại buộc phải xuất phát từ chỗ thừa nhận có Thượng đế, có linh hồn bất tử và ý chí tự do (không phụ thuộc vào các động cơ). Trong nhận thức, chủ thể xuất phát từ thế giới bên này - thế giới hiện tượng luận, thường nghiệm; còn trong hoạt động thực tiễn, chủ thể lại xuất phát từ thế giới bên kia - thế giới “vật tự nó”, siêu nghiệm, sự tồn tại của thế giới siêu nghiệm nói chung là không thể chứng minh được mà chỉ có thể là “đối tượng của tín ngưỡng”. Mặc dù, chủ yếu là duy tâm có tính chất ảo tưởng khi khẳng định: đạo đức và sinh hoạt thực tiễn nói chung nếu đúng bản chất con người, thì chỉ xảy ra thuần túy bên trong ý thức tiên nghiệm, nhưng đạo đức học của I.Cantơ đã dự cảm được vai trò to lớn của thực tiễn đạo đức đối với mọi mặt của đời sống con người.
Nói tóm lại, “mệnh lệnh tuyệt đối” tuy mang tính hình thức thuần túy, vì đây là đạo đức mà như chúng ta thấy chịu rất nhiều sự phê phán từ các độc giả. Song, nếu xét sâu xa hơn ta sẽ nhận ra rằng, mệnh lệnh này đòi hỏi con người phải tự ý thức về mình, phải tự xem xét bản thân mình và tự tìm kiếm trong tâm hồn mình một sức mạnh đạo đức để có thể thực hiện những hành động sao cho phù hợp với các nguyên tắc phổ biến và tiến dần đến các nguyên tắc phổ biến đó. Mệnh lệnh tuyệt đối đòi hỏi con người phải biết hành động ra sao khi tiếp cận đạo đức để cho đạo đức trở thành đòi hỏi phổ biến, thành quy luật phổ quát và tất yếu. Theo ông, đạo đức phải mang tính tất yếu và tính tuyệt đối chứ không phải tính vụ lợi, xu thời, do vậy con người phải thực sự nghiêm túc tuân theo các quy tắc ứng xử phổ biến, theo các quy tắc chủ quan của lý tính thực tiễn.
Như vậy, đạo đức học của I.Cantơ hoàn toàn đối lập với quan niệm ích kỷ, vụ lợi, thực dụng và hẹp hòi, nhằm hướng tới những giá trị chung toàn nhân loại. Nó thể hiện khát vọng của con người hướng tới cái thiện, hướng tới hạnh phúc cho mọi người. Cao hơn nữa là hướng cả nhân loại vào nền “hòa bình vĩnh cữu” - một tương lai tốt đẹp mà cả nhân loại đang vươn tới. Muốn đạt được điều đó, theo I.Cantơ không những đòi hỏi mọi người phải thực hành đạo đức, phải có lòng tin đạo đức mà còn phải có tình cảm đạo đức. Bởi vì trong xã hội loài người “không thể tồn tại con người không hề có tý tình cảm đạo đức nào, bởi vì với việc tuyệt nhiên không có khả năng lĩnh hội được cảm giác đó thì con người ấy đã là thây ma đạo đức, và nếu…sức sống đạo đức không thể tác động đến tình cảm đó bằng xúc cảm…thì nhân loại sẽ biến thành loài vật và không tránh khỏi hòa lẫn với toàn bộ các thực thể tự nhiên khác” [4; 440]. Và thời nào cũng vậy, con người không những phải có tri thức đạo đức, mà còn đòi hỏi phải có tình cảm đạo đức để thực hành nghĩa vụ đạo đức.
Từ những phân tích và đánh giá trên đây chúng ta có thể khái quát lại một số cống hiến và hạn chế trong đạo đức học của I.Cantơ như sau:
Thứ nhất, ông đòi hỏi con người phải “tự ý thức” về bản ngã, tự xem xét chính bản thân mình, tự tìm kiếm trong lương tâm mình một sức mạnh đạo đức để hành động phù hợp với các quy tắc đạo đức phổ biến. Như vậy, theo I.Cantơ con người mới có thể tự quyết trong các hành vi đạo đức và đạt tới tự do ý chí của mình. Ông còn chỉ ra rằng con người không chỉ thực hiện trách nhiệm là tôn trọng chính bản thân mình mà còn phải tôn trọng phẩm giá chung cho toàn nhân loại. Đây được xem là cống hiến quan trọng hàng đầu trong đạo đức học I.Cantơ.
Với việc khẳng định con người là chủ thể hoạt động mọi mặt của nó, do đó cũng là chủ thể lịch sử và của bản thân nó. Đây có thể nói là một đóng góp tích cực trong hệ thống triết học của ông nói chung và đạo đức học nói riêng. Chính tư tưởng này là một trong những cội nguồn sâu xa của quan niệm trong triết học Mácxít “trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. Khi I.Cantơ khẳng định rằng: con người là chủ thể hoạt động của tất cả mọi mặt: nhận thức, thực tiễn và sinh hoạt thẩm mỹ đã phần nào khẳng định được mặt bản chất xã hội của con người.
Thứ hai, ông đã hiểu được thực chất hiện thực xã hội phong kiến chuyên chế. Cái xã hội đã thui chột đi giá trị, nhân phẩm cũng như sự tự do của con người. Trong xã hội con người không phải sống với tư cách là một con người mà trái lại họ được xem như những “công cụ biết nói”, phục tùng tuyệt đối cho lợi ích của giai cấp thống trị. Ý thức sâu sắc được vấn đề này I.Cantơ đã phê phán, lên án một cách gay gắt chế độ xã hội phong kiến nước Đức lúc bấy giờ và hướng con người tới một thế giới mới - thế giới mà ở đó chỉ có tự do và tự chủ.
Thứ ba, ông đã thể hiện lập trường nhân đạo chủ nghĩa. I.Cantơ đã đề cao đạo đức của con người một cách tuyệt đối và mạnh mẽ lên án mọi hành vi đạo đức mang tính vụ lợi và ích kỷ, đồng thời ông cũng phê phán những học thuyết đạo đức được xây dựng trên cơ sở của lợi ích và hạnh phúc cá nhân. Bởi đạo đức là xuất phát từ hành vi của lương tâm, lấy cộng đồng làm tiêu chuẩn và thước đo cho hành vi đạo đức đó. Quan điểm tích cực này góp phần quan trọng vào việc giáo dục con người, lên án cuộc sống vị kỷ chỉ biết lo cho bản thân mình mà không thèm quan tâm đến cuộc sống của người khác. Theo ông, để đạt được cái thiện thì cần phải có tự do, vì chỉ có tự do thì mới có đạo đức, và tự do ở đây là tự mình hành động không trái với lương tâm của chính mình. Lập trường tiên thiên về hoạt động đạo đức đã không ngăn cản được I.Cantơ có tư tưởng tiến bộ: đã là người sống trong xã hội thì ai cũng có đạo đức và có năng lực để vươn tới đời sống đạo đức. Trong một xã hội mà nhân phẩm của con người bị coi nhẹ, sự tự do của con người bị xuống cấp, nên vấn đề đặt ra ở đây đối với I.Cantơ là làm sao bảo vệ được nhân phẩm, danh dự và giá trị của con người vì hơn bao giờ hết con người cần phải có tự do. Vì vậy mà ông đã đề cao một cách tuyệt đối tự do và đạo đức của con người.
Tuy nhiên, bên cạnh những cống hiến tích cực cho lịch sử tư tưởng triết học nhân loại thì trong quan điểm của mình về đạo đức học, I.Cantơ vẫn vấp phải những hạn chế nhất định.
Hạn chế lớn nhất mà ông vấp phải đó là việc ông đứng trên lập trường duy tâm để giải thích con người là chủ thể tiên nghiệm của mọi lĩnh vực trong đời sống của họ. Ở đây, mặc dù là chủ thể hoạt động trong thực tiễn đạo đức nhưng con người vẫn chỉ được xem như một thực tại có sẵn, phi lịch sử và trừu tượng. Bản chất đạo đức của con người đã bị I.Cantơ tuyệt đối hóa và thần bí hóa thành cái siêu hình. Từ lập trường đó ông đã sa vào quan điểm nhị nguyên luận về mặt nhận thức, về thực tiễn và sinh hoạt thẩm mỹ của con người. Chính quan điểm nhị nguyên đó đã dẫn ông đến việc chia đôi một cách siêu hình về tự do và đạo đức của con người. Ông đã cho rằng: con người không thể có tự do và đạo đức thực sự trong thế giới hiện tượng luận, thường nghiệm mà chỉ có tự do tuyệt đối và đạo đức hoàn hảo ở thế giới “vật tự nó”, siêu nghiệm. Chính I.Cantơ đã tưởng tượng ra một thế giới thiên thần cho con người nhưng khổ nỗi một điều ở đó con người không thể tồn tại được vì nó mang tính ảo tưởng, phi hiện thực. Chính vì một mặt, ông tuyệt đối hóa tự do và đạo đức của con người trong thế giới siêu nghiệm; mặt khác, ông lại khẳng định rằng: năng lực của con người mang tính bẩm sinh chứ không phải được sinh ra từ tri thức. Rằng, đối với ông để trở thành con người trung thực và hảo tâm, sáng suốt và có thiện chí thì con người không cần đến bất cứ một tri thức khoa học nào hay bất kỳ một sự giáo dục nào. Theo I.Cantơ, chúng ta không cần dạy bất cứ điều gì cho con người vì có muốn dạy cũng chẳng thể dạy được. Vì vậy mà ông đã hoàn toàn phủ nhận vai trò của giáo dục và của tri thức khoa học trong lĩnh vực đạo đức. Chủ nghĩa nhân đạo của ông mặc dù đề cao tính nhân loại, tính cộng đồng nhưng lại chứa đầy những ảo tưởng, phi thực tế. Đặc biệt, lập trường nhân đạo ấy lại thể hiện thái độ và tinh thần thỏa hiệp của I.Cantơ trước các thế lực chính trị, một sự chối bỏ đấu tranh và chìm đắm trong lý luận trừu tượng và thiếu tính hiện thực.
Một hạn chế nữa trong đạo đức học của I.Cantơ là, ông đã tách các hoạt động đạo đức của con người ra khỏi hoạt động thực tiễn xã hội, và cũng không xét đạo đức trong mối quan hệ với các hoạt động khác như chính trị, pháp luật, văn hóa…ông không đụng chạm một tí gì vào lĩnh vực hoạt động sản xuất vật chất của con người, cho nên không biết và cũng không vạch ra được nguồn gốc thực sự của tri thức con người cũng như bản chất đích thực của họ. I.Cantơ không thấy rằng, chính thực tiễn sản xuất vật chất của con người, chính mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội mới là thứ làm cho đạo đức của con người ngày càng được hoàn thiện hơn và chỉ có trong mối quan hệ đó con người mới thực sự khẳng định được địa vị của mình.
Nhìn chung, đạo đức học của I.Cantơ vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, song chúng ta cũng cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng, đạo đức học của I.Cantơ đã có ảnh hưởng sâu sắc và để lại dấu ấn lâu dài và sâu đậm trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại. Đặc biệt là sự ảnh hưởng của nó đối với nền triết học phương Tây. Dù tán thành hay phản đối, kế thừa hay bác bỏ thì tư tưởng của I.Cantơ về đạo đức học cũng đã khơi dậy lại nguồn cảm hứng vô tận cho các trường phái triết học suốt từ thế kỷ XIX cho tới ngày nay. “Triết học sẽ không bao giờ rơi trở lại vào tình trạng ngây ngô như vào những ngày đơn sơ về trước; và từ nay về sau nó cũng phải luôn luôn đổi mới, sâu sắc hơn, chính bởi vì Cantơ đã ra đời” [6; 235].
KẾT LUẬN
Có thể khẳng định rằng, toàn bộ tòa nhà tư tưởng triết học của Cantơ đã được ông xây dựng trong bộ ba tác phẩm “phê phán”: “phê phán lý tính thuần túy”, “phê phán lý tính thực hành” và “phê phán năng lực phán đoán”. Trong đó, đặc biệt với cuốn “phê phán lý tính thực hành” xuất bản năm 1788, Cantơ đã đưa ra học thuyết đạo đức mới, chứa đựng trong đó nhiều tư tưởng có ý nghĩa sâu sắc được giới nghiên cứu đánh giá là trụ cột trong hệ thống triết học của ông.
Đúng vậy, ta thấy dù trong hệ thống triết học của ông còn chứa đựng nhiều yếu tố mang tính duy tâm, song học thuyết đạo đức của ông nhất là “mệnh lệnh tuyệt đối” - nguyên tắc giữ vị trí trung tâm trong đạo đức học đã đem lại cho đạo đức học của Cantơ những giá trị to lớn. Đạo đức học của Cantơ xuất phát từ tự do cá nhân, đề cao giá trị con người và cả loài người, coi con người là mục đích của đạo đức, góp phần thức tỉnh sự tự ý thức của con người, đồng thời đạo đức học Cantơ kêu gọi lương tâm con người, không phân biệt giai cấp, giàu nghèo, chủng tộc…tất cả cùng hướng tới một thế giới tốt đẹp - thế giới mà ở đó con người đạt được tự do tuyệt đối, đạt được những giá trị đạo đức thực sự. Cantơ cũng chỉ ra rằng, con người chỉ đạt được tự do tuyệt đối, tự do đích thực khi con người là một thực tại có lý tính trong thế giới “vật tự nó” - thế giới siêu nghiệm.
Với việc xuất phát từ lập trường nhị nguyên luận trong cách luận giải về đạo đức, Cantơ đã chia đời sống đạo đức của con người thành hai đó là: Đời sống trong thế giới “hiện tượng luận” - thường nghiệm. Ở thế giới này con người không có tự do trong hiện thực nên không đạt được giá trị đạo đức thực sự. Và thế giới thứ hai là đời sống trong thế giới “vật tự nó” - siêu nghiệm. Ở thế giới này con người mới đạt được tự do thực sự, mới xứng đáng với địa vị của họ. Vì xuất phát như vậy nên Cantơ đã rơi vào quan điểm siêu hình đó là tuyệt đối hóa đạo đức của con người trong thế giới siêu nghiệm, coi đó chỉ là một đòi hỏi của tinh thần cho nên thế giới đạo đức mà Cantơ bàn đến ở đây không xuất phát từ thực tiễn xã hội, không xem xét nó trong mối quan hệ với thực tiễn sản xuất vật chất, xa rời hiện thực và mãi mãi chỉ là ý tưởng mà thôi. Mặc dù vậy, hệ thống triết học của Cantơ nói chung và đạo đức học của ông nói riêng là bước ngoặt quan trọng trong việc nghiên cứu con người như một chủ thể đạo đức, chủ thể ban hành luật và trong đạo đức học Cantơ cũng khẳng định mục đích của con người là sự thiện tối cao. Con người cần phải sống tốt tức là thực hiện trách nhiệm đạo đức của mình sao cho phù hợp với quy luật đạo đức. Với những vấn đề đã đề cập như giá trị con người, ý nghĩa của cuộc sống con người và nghiên cứu con người như là chủ thể của hoạt động thực tiễn…Bên cạnh đó, đạo đức học của Cantơ cũng chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc, ông kịch liệt phê phán thứ đạo đức ích kỷ, hẹp hòi, cá nhân. Ông mong muốn con người đạt tới đạo đức hoàn hảo xuất phát từ lương tâm con người, nên đạt tới đạo đức và sự thiện tối cao cũng chính là đạt tới tự do và hạnh phúc. Với những điều đó, đạo đức học của Cantơ có ý nghĩa to lớn góp phần làm phong phú thêm kho tàng tư tưởng triết học của nhân loại và là nền tảng lý luận cho nhiều trường phái triết học trong lịch sử trong đó có triết học Mácxít khi xem con người là vấn đề trung tâm.
Đồng thời, đạo đức học của Cantơ cũng là bức thông điệp gửi tới tất cả những triết gia sau này, hãy hướng nền triết học nhân loại vào việc giải quyết vấn đề trung tâm của cả nhân loại, mà trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ đặt ra cấp bách đó là: làm sao cho con người được giải phóng hoàn toàn khỏi thân phận nô lệ, trở thành những người hoàn toàn tự do và được sống đúng với địa vị của họ. Vấn đề này chỉ được giải quyết triệt để hơn ở triết học Mácxít, theo đó muốn thay đổi thế giới một cách thực tiễn thì vấn đề không đơn giản chỉ là lý luận nhận thức mà còn phải đi sâu vào nghiên cứu và cải tạo nó. Trong “Luận cương về Phoiơbắc” C.Mác đã chỉ rõ: “Các nhà triết học đã giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, vấn đề là cải tạo thế giới” [1;21]. Vượt lên trên những hạn chế của Cantơ, các nhà triết học Mácxít đã xem xét toàn bộ hoạt động của con người trong mối quan hệ thực tiễn sản xuất vật chất. Chính thực tiễn sản xuất vật chất đã tạo ra cho con người khả năng thực tế là tự giải phóng bản thân mình khỏi những cưỡng bức xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình.
Thời đại của Cantơ đã lùi sâu vào dĩ vãng, chúng ta đang sống trong một thời đại với những phát triển dồn dập của những phát minh khoa học, những phát minh đó được phát hiện ra như những cú sốc tác động vào mọi mặt của đời sống con người, trong đó nổi lên là vấn đề đạo đức của mỗi người và cả loài người. Vấn đề suy thoái, băng hoại về phẩm chất đạo đức đang phá vỡ đi những nét truyền thống đạo đức tốt đẹp của Việt Nam chúng ta nói riêng và cả nhân loại nói chung. Vì vậy, xây dựng lối sống đạo đức lành mạnh, ý thức đạo đức trong sáng…là vấn đề đặt ra cho con người cần phải thực hiện trong thời đại ngày nay. Chỉ khi làm được điều đó, con người mới thực sự tự do, thực sự đạt tới những giá trị đạo đức đích thực, khi đó con người mới hoàn toàn làm chủ lịch sử do mình sáng tạo một cách tự giác và tự do, đồng thời con người mới trở thành chủ thể của những giá trị chân - thiện - mỹ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ giáo dục và đào tạo (1995), Triết học, Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.
[2]. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[3]. I.Cantơ (2007), Phê phán lý tính thực hành, Nxb tri thức.
[4]. Nguyễn Trọng Chuẩn (2004), “Đạo đức học I.Cantơ và ý nghĩa hiện thời của nó”, Hội thảo khoa học, Triết học cổ điển Đức, Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[5]. Ngô Thị Mỹ Dung (2004), “Triết học đạo đức của I.Cantơ và ảnh hưởng của nó đối với nền triết học phương Tây”, Hội thảo khoa học, Triết học cổ điển Đức, Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[6]. Will Durant (2000), Câu chuyện triết học, Nxb Đà Nẵng.
[7]. Trần Thái Đỉnh (1969), Triết học Kant, Cơ sở sản xuất bản, Phạm Quang Khải.
[8]. Nguyễn Văn Huyên (2004), “Triết học Cantơ - một triết học văn hóa”, Hội thảo khoa học, Triết học cổ điển Đức, Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[9]. Nguyễn Kim Lai (2004), “Thế giới đạo đức trong triết học thực tiễn của I.Cantơ”, Hội thảo khoa học, Triết học cổ điển Đức, Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[10]. Vũ Thị Thu Lan (2005), “Đạo đức học I.Cantơ và tư tưởng văn hóa hòa bình”, Tạp chí Triết học, số 8, tr 45.
[11]. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[12]. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 21, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[13]. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[14]. Nguyễn Thu Phong (2003), Minh triết trong tư tưởng phương Tây, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
[15]. Vương Đức Phong, Ngô Hiểu Minh (2003), Thập đại tùng thư: Mười nhà tư tưởng lớn trên thế giới, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[16]. Vũ Ngọc Pha (1997), Lịch sử triết học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[17]. Bùi Thanh Quất (2002), Lịch sử triết học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[18]. Hồ Sỹ Quý (2004), “Từ triết học phê phán đến nghiên cứu con người”, Hội thảo khoa học, Triết học cổ điển Đức, Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[19]. Lê Thanh Sinh (2004), “Một vài suy nghĩ về triết lý của I.Cantơ về ý thức đạo đức”, Tạp chí Triết học, số 5, tr30 - 33.
[20]. Lê Công Sự (2004), “Mệnh lệnh tuyệt đối và ý nghĩa thời đại của nó”, Hội thảo khoa học, Triết học cổ điển Đức, Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[21]. Đặng Hữu Toàn (2004), “ Quan niệm của I.Cantơ về vị trí và vai trò của lý tính thực tiễn”, Tạp chí Triết học, số 5, tr 22 - 29.
[22]. Gail M.Tresdey, Karsten J.Struhl, Richard E.Olsen (2001), Truy tầm triết học, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[23]. Nguyễn Ngọc Thảo, Lê Xuân Hỷ (2004), “Tha nhân trong đạo đức học của I.Cantơ, Levinas và văn hóa của Việt Nam”, Hội thảo khoa học, Triết học cổ điển Đức, Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[24]. Lê Thị Thủy (2004), “Một số khía cạnh đạo đức trong triết học I.Cantơ”, Hội thảo khoa học, Triết học cổ điển Đức, Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[25]. Nguyễn Hữu Vui (2004), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[26]. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện triết học (2000), Chân dung triết gia Đức, Nxb Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây.
[27]. Trường Đại học Quốc gia Lômônôxốp, Khoa Triết học (2004), Triết học hỏi và đáp, Nxb Đà Nẵng.
[28]. Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1962), Triết học cổ điển Đức, Nxb sự thật, Hà Nội.
[29]. Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Viện triết học (1998), Lịch sử phép biện chứng Mácxít”, Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[30]. Viện Triết học (1997), I.Cantơ - Người sáng lập nền triết học cổ điển Đức, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Lời cảm ơn!
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Lý luận Chính trị, Thư viện trường Đại học Khoa học, Trung tâm học liệu - TT Huế. Cùng gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS.Nguyễn Thanh Tân, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Huế, tháng 05 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Văn Đông
Lớp: Triết K29
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TrietHoc1031.doc