Đề tài: Tìm hiểu hoạt động PR (Quan hệ công chúng) của các Doanh nghiệp Kinh doanh Xuất Bản Phẩm
Lời nói đầu
“Cảm tình của công chúng là tất cả. Có được cảm tình này, chúng ta không thể nào thất bại, không có được cảm tình này, chúng ta không thể nào thành công.” Abramham Lincoln đã nhấn mạnh tầm quan trọng và tính quyết định của công chúng đối với thành công hay thất bại của chúng ta.
Phải khẳng định rằng PR đã tồn tại và luôn luôn có mặt trong hoạt động của con người nói chung nhưng nó trong thế kỷ 21 này- thế kỷ thông tin, vai trò của mối quan hệ với công chúng càng được khẳng định. Và PR- Public Relations (tiếng Việt là quan hệ công chúng) đã là một hoạt động không thể thiếu được trong bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào.
Chính vì muốn tìm hiểu thêm những kiến thức về PR nói chung và những vai trò của nó đối với các doanh nghiệp KD XBP để từ đó đưa ra một số giải pháp để giúp hoạt động này phát triển và mang lại hiệu quả cho các DN XBP nên tôi đã lựa chọn đề tài “ Tìm hiểu hoạt động PR- quan hệ công chúng của các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm ” làm khóa luận tốt nghiệp của mình .
Bài khóa luận gồm có 3 phần chính :
- Chương 1: Những khái quát chung về PR và vai trò của nó đối với doanh nghiệp XBP
- Chương 2 : Tình hình phát triển của hoạt động PR trong các doanh nghiệp XBP
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tác dụng của PR trong các doanh nghiệp XBP
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương 1: Những khái quát chung về PR và vai trò của nó đối với các doanh nghiệp XBP
1.1 : Những khái quát chung về PR-Quan hệ Công chúng 1.1.1: Định nghĩa PR
1.1.2: Quá trình hình thành và phát triển
1.1.2.1: Lịch sử ra đời và hình thành
1.1.2.2:Nguồn gốc của PR hiện đại
1.1.2.3: Các công cụ, chiến lược, chiến thuật PR trong suốt tiến trình lịch sử
1.1.2.4: Sự phát triển của văn phòng tư vấn PR
1.1.2.5: Sự phát triển của phương tiện truyền thông và tác động của nó tới hoạt động PR
1.1.3: Phân biệt PR và các hoạt động khác
1.1.3.1: PR, tiếp thị và quảng cáo
1.1.3.2: PR và khuyến mại
1.1.3.3: PR và tuyên truyền
1.1.3.4: PR và dư luận
1.1.4: Mục tiêu của PR
1.1.5: Nhiệm vụ của PR
1.1.6 :Nội dung của PR
1.1.6.1:Xây dựng chiến lược tổng thể
1.1.6.2: Quan hệ báo chí
1.1.6.3: Tổ chức các sự kiện
1.1.6.4: Đối phó với các rủi ro
1.1.6.5: Các hoạt động tài trợ cộng đồng
1.1.6.6: Các hoạt động phi thương mại trực tiếp với khách hàng
1.1.6.7: Quan hệ PR đối nội
1.1.6.8: Tư vấn cho các nhân viên trong công ty trong các lĩnh vực
1.2 : Vai trò của PR trong hoạt động của các doanh nghiệp XBP
1.2.1: Đối với marketing
1.2.2: Đối với tiêu thụ
1.2.3: Đối với xây dựng thương hiệu
Chương 2 : Tình hình phát triển của hoạt động PR trong các doanh nghiệp PH XBP
2.1: Sự cần thiết của việc vận dụng PR trong các DN PH XBP
2.2 : Tình hình hoạt động PR trong các doanh nghiệp XBP
2.2.1: Vài nét về Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam
2.2.3 : Công tác PR trong hoạt động của Nhã Nam
2.2.3.1 Vị trí của PR trong tổ chức của công ty Nhã Nam
2.2.3.2: Các công cụ thực hiện hoạt động PR ở Nhã Nam
2.2.3.3: Hiệu quả của công tác PR trong hoạt động kinh doanh của Nhã Nam
2.3. Đánh giá hoạt động PR trong các doanh nghiệp XBP Việt Nam hiện nay
2.3.1: Những điều đạt được
2.3.2: Những hạn chế còn tồn tại - Do tác động của lĩnh vực ngành nghề:
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tác dụng của PR trong các doanh nghiệp PH XBP
3.1: Các giải pháp bên trong doanh nghiệp
3.2: Các giải pháp từ bên ngoài doanh nghiệp
61 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2812 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu hoạt động pr (quan hệ công chúng) của các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được các chuyên gia quốc tế nghiên cứu. Những thông điệp hay và hấp dẫn luôn xuất phát từ một quá trình nghiên cứu công phu về hành vi và tâm lý nhóm mục tiêu. Điển hình của quá trình này là việc xây dựng nhãn hiệu Bino do các chuyên gia Việt Nam thực hiện. Có không ít các nhà doanh nghiệp tự mình suy luận hay phán đoán suy nghĩ của công chúng và tự mình ra quyết định mang tính chủ quan về quan điểm, tình cảm của người tiêu dùng. Đây là một việc làm mang tính rủi ro rất cao vì nó chủ quan và khập khiễng, đơn giản vì áp đặt cái mình muốn vào cái người ta cần.
“2/3 các vị giám đốc marketing và giám đốc nhãn hiệu ở Mỹ tin rằng PR giữ vai trò quan trọng hơn quảng cáo trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu” (nguồn “Marketing report”, 1999)
Trong bối cảnh thị trường hiện nay, hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phong phú, người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt, đánh giá sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng, nói cách khác, đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Sách tuy là hàng hóa đặc biệt nhưng xét cho cùng vẫn theo những qui luật của thị trường. “Doanh nghiệp cần tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định trên thị trường” (P. Kotler)
Các doanh nghiệp định vị và quảng cáo thương hiệu bằng nhiều phương pháp: thông qua quảng cáo, PR, giá cả hoặc bằng chính sản phẩm, với mục tiêu chung là làm sao đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Trong đó, có thể nói hoạt động PR có tác động tích cực trong việc quảng bá thương hiệu với các chương trình hành động được thiết kế và hoạch định tỉ mỉ, cẩn thận nhằm gặt hái được sự thừa nhận của công chúng và thông tin đến họ những họat động và mục tiêu của doanh nghiệp.
PR là một công cụ giao tiếp rất linh hoạt trong lĩnh vực giao tiếp marketing: bán hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại, các họat động tài trợ, triển lãm. PR hiện đang được ứng dụng rộng rãi bởi các tổ chức từ hoạt động phi lợi nhuận đến hoạt động kinh doanh thương mại: hội từ thiện, các tổ chức, đảng phái chính trị, các doanh nghiệp, khu vui chơi giải trí, y tế…
Vai trò chính của PR là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Khi truyền đi các thông điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu. Ví dụ như công ty FAHASA thành phố HCM đã tổ chức những đợt PR như mang sách đến các khu công nghiệp để tặng cho những người công nhân ở đấy, hoặc là mang sách đến những vùng cao cho trẻ em nghèo. Tất cả những hoạt động đấy đã tạo được hình ảnh rất tốt trong mắt khách hàng, gây được thiện cảm của công chúng.
Chi phí cho hoạt động PR thấp hơn các loại hình khuyến mãi khác. Khi so sánh chi phí cho chiến dịch tiếp thị trực tiếp hoặc đăng một mẫu quảng cáo với chi phí cho một thông cáo báo chí đương nhiên mẫu thông cáo báo chí sẽ có một lượng công chúng rộng rãi hơn. Điều này rất phù hợp với nguồn ngân sách eo hẹp của các doanh nghiệp XBP hiện nay.
Doanh nghiệp XBP thường là các DN vừa và nhỏ nên họ có một số bất lợi trong việc quảng bá thương hiệu. Họ không có ngân sách để quảng cáo, họ cũng không có một bộ phận Marketing riêng. Chỉ có mỗi cách hữu hiệu là quảng cáo truyền miệng (word of mouth).
Trong thực tế ấy, hoạt động PR có thể nói là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp vì nó tạo ảnh hưởng tốt, hữu hình, với chi phí thấp, tạo được tiếng
vang khi chuyển tải hình ảnh doanh nghiệp đến công chúng. Hơn nữa, làm PR sẽ giúp cho doanh nghiệp vượt qua những sóng gió và bão táp. Khi có khủng hoảng, doanh nghiệp đó sẽ tìm được sự ủng hộ, bênh vực, hỗ trợ từ phía cộng đồng (đây là điều kì diệu không thể bỏ tiền ra mua như đăng quảng cáo) trong việc cứu vãn uy tín và giữ gìn nguyên vẹn hình ảnh của doanh nghiệp.
Chương 2 : Tình hình phát triển của hoạt động PR trong các doanh nghiệp PH XBP
2.1: Sự cần thiết của việc vận dụng PR trong các DN PH XBP
Trên thế giới, PR chuyên nghiệp xuất hiện từ đầu thế kỷ XX cùng với sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản và nền kinh tế thị trường. Các chuyên gia PR là người chịu trách nhiệm quản lý mối quan hệ giữa tổ chức, doanh nghiệp và công chúng của tổ chức đó, tạo dựng, duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết lẫn nhau, bảo vệ uy tín, phát triển thương hiệu cho cơ quan, tổ chức. Trải qua gần một thế kỉ phát triển, ngành PR ngày nay ngày càng khẳng định vai trò của nó trong xã hội và nền kinh tế hiện đại. PR hiện nay được coi là công cụ quan trọng để bảo vệ , duy trì và phát triển các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của các cơ quan, tổ chức. Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng năng động và nỗ lực không ngừng để phát triển cùng kinh tế thế giới. Bằng chứng có thể kể ra như hàng loạt công ty ra đời, thị trường chứng khoán hoạt động, giao dịch ngoại thương mở rộng… Và đấy cũng chính là động lực thúc đẩy nhu cầu giao tiếp, thông tin của các cá nhân cũng như của các doanh nghiệp, tổ chức.
Phải khẳng định rằng PR đã tồn tại và luôn luôn có mặt trong hoạt động của con người nói chung nhưng nó chỉ thực sự được quan tâm và chú ý phát triển trong những năm gần đây. Tại Việt Nam, việc công tác PR bị lơ là có thể lý giải là do ngành kinh tế của chúng ta phát triển chậm hơn so với các nước trên thế giới. Do chiến tranh nên chúng ta sử dụng cơ chế bao cấp, mọi sản phẩm hàng hóa đều được phân phát theo dạng tem phiếu, khẩu phần chứ không phải được tự do mua bán. XBP- mặt hàng kinh doanh của chúng ta cũng chịu sự chỉ hu như vậy. Trước đây, các NXB và các đơn vị phát hành thường xuất bản và phân phối sách theo quyết định của Uỷ ban kế hoạch của Nhà nước. Vì vậy những người làm công tác xuất bản và phát hành trong lịch sử thường chỉ quan tâm đến làm sao để thực hiện được đúng mục tiêu đã được giao cho (những mục tiêu này là mục tiêu xã hội) mà ít khi phải quan tâm đến lợi ích kinh tế mà hoạt động của mình phải mang lại. Và sự thật ngày nay thì không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh XBP mà các doanh nghiệp nói chung đều phải chịu sự tác động sâu sắc của các quy luật kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp XBP cũng phải hoạt động sao cho có “lãi” cả về mục tiêu kinh doanh lẫn mục tiêu xã hội. Điều này đã thúc đẩy họ phải sử dụng các công cụ thúc đẩy kinh doanh như PR.
Có một thực tế rằng : ngày nay hầu hết người ta chỉ “ biết” những gì họ đọc, nghe, hay nhìn thấy trên các phương tiện truyền thông hoặc là những gì họ biết được từ những người mà họ tin tưởng.Cuộc sống phát triền ngày càng phức tạp và nhịp độ phát triển của nó ngày càng nhanh nên hình như ngày nay mọi người đều được dẫn dắt bởi các phương tiện truyền thông đại chúng. Thường người ta xác định cái gì tốt nhất bằng cách tìm xem người khác cho cái gì là tốt nhất. Và hai nguồn chính để xác định điều này là truyền thông đại chúng và truyền miệng.
Trong thế giới hiện đại, các phương tiện truyền thông đại chúng là những cầu nối cực kỳ quan trọng làm tăng ý nghĩa cho cuộc sống. Nếu thiếu vắng thông tin từ các phương tiện truyền thông, mỗi người chúng ta không thể tham gia vào đời sống chính trị và kinh tế của xã hội này. Mỗi chúng ta đều không tin vào tất cả mọi thứ chúng ta đọc từ báo chí nhưng chắc chắn chúng ta đều ảnh hưởng rất lớn bởi chúng. Đấy là trên bình diện của một cá nhân, nếu xét rộng ra thì mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp thì mức độ tác động của truyền thông đại chúng lại còn lớn hơn nhiều lần. Chính vì vậy mà hơn ai hết các doanh nghiệp đang tham gia vào hoạt động kinh doanh hiện nay hiểu được họ phải nắm được “sức mạnh của bên thứ 3” – sức mạnh của PR.
Có thể lấy một ví dụ để minh chứng cho hiệu quả của PR trong ngành XBP. Đó là cuốn sách Harry Potter. Chưa từng có cuốn sách nào được nói đến nhiều như bộ truyện Harry Potter và doanh thu của Harry Potter thì cũng làm nên lịch sử trong ngành xuất bản thế giới. Chỉ riêng lượng phát hành ở Mỹ cho bốn tập đầu của bộ truyện này đã lên tới 65 triệu bản. Điều này không thể có được nếu như các nhà sản xuất không sử dụng công cụ PR một cách hoàn hảo như thế.
Hiện tại tất cả những cuốn sách bán chạy nhất “ best sellers” như “Who moved my cheese?” ( Ai đã lấy mất miếng pho mát của tôi? ) của Spencer Johnson Jack đều nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của thông tin đại chúng.
Hay nhà xuất bản cuốn sách The Corrections của Johnathan Franzen đã in thêm nửa triệu bản tác phẩm này sau khi nó được người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng của Mỹ Opral Winfrey chọn cho câu lạc bộ sách của bà. Vậy thì liệu bao nhiêu chương trình quảng cáo trên truyền hình vào giờ cao điểm có thể sánh ngang hàng với cái gật đầu chấp thuận đưa một quyển sách vào danh sách của Opral. Cứ cuốn sách nào nằm trong câu lạc bộ sách hàng tháng của Opral thì đều đi vào danh sách những cuốn sách bán chạy nhất của tờ báo New York Times. Trong những năm gần đây, 42 trong số 100 cuốn sách hàng đầu hoặc là được nhắc đến trong chương trình truyền hình của bà hoặc là các tác giả của chúng được bà phỏng vấn. Phillip C.McGraw, tiến sĩ , chuyên gia về hành vi con người là khách mời thường xuyên trong chương trình của Opral và có 3 cuốn sách đều đứng đầu danh sách những cuốn sách bán chạy nhất trên tờ New York Times trong đó cuốn gần đây là Self Matters ( Những vấn đề của bản thân).
Spencer Johnson, đồng tác giả của cuốn The one minute manager ( Thử làm giám đốc trong 1 phút) là một thiên tài PR. Trước khi phát hành cuốn sách gần đây của ông, ông đã bỏ ra nhiều năm liền gửi bản thảo cuốn sách của công cho các tổng giám đốc của 500 công ty hàng đầu thế giới theo xep hạng của tạp chí Fortune và các nhân vật có ảnh hưởng khác. Và kết quả là nhiều công ty lớn đã nhanh chóng hồi đáp sự tiếp xúc trực tiếp này, ngân hàng Hawaii đã đặt 4000 cuốn cho nhân viên , Mercedes-Benz đặt 7000 cuốn, Southwest Airlines đặt 27000 cuốn. Đây chỉ là một ví dụ điển hình về kỹ thuật xây dựng chậm rãi, rất quyết định trong một chương trình PR ngày nay.
Còn một ví dụ khác là khi Tony Soprano nói với bác sĩ tâm thần của ông trong bộ phim Nhà Soprano được phát trên kênh phim truyện HBO rằng ông thích cuốn “ Nghệ thuật binh pháp Tôn Tử” thì lập tức cuốn sách này nhảy vọt lên đứng hàng thức 6 trong dánh sách những cuốn sách bán chạy nhất của tờ USA Today. Và nhà xuất bản này đã phải in thêm 25000 bản của cuốn sách 2400 năm tuổi này.
Trên đây là một vài ví dụ từ bên ngoài, nếu nhìn vào công tác phát hánh sách trong nước thì chúng ta sẽ thấy nổi lên rõ ràng qua ví dụ là “hiện tượng”
Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi 20. Tất cả chúng ta đều hiểu rằng nếu không có chương trình truyền hình có nói về anh Nguyền Văn Thạc và mối tình của anh với người yêu thì chắc chắn không thể có thành công của Mãi mãi tuổi 20. Và số lượng bán ra của Nhật ký Đặng Thùy Trâm cũng không thể tăng vọt lên nếu không có sự tác động của chương trình truyền hình. Đây cũng là một ví dụ tương tự như việc các cuốn sách được giới thiệu trên chương trình truyền hình của Opral tại Mỹ.
Hơn nữa ở các ngành khác, hiệu ứng “ vết dầu loang” là không ít nhưng thực sự trong việc mua các sản phẩm liên quan đến tri thức như sách và xuất bản phẩm của ngành chúng ta thì hiệu ứng này có tác động rất nhiều.
Như vậy chúng ta có thể thấy sức mạnh tuyệt vời của PR đối với hoạt động KD của mình như thế nào.
Có một vấn đề mà chúng ta cần phải nói tới nữa là tại sao nên sử dụng PR cho doanh nghiệp XBP chứ không phải là quảng cáo. Tất cả chúng ta đều biết, doanh nghiệp XBP của Việt Nam hiện nay đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, áp lực cho họ không chỉ về mặt kinh tế mà còn về xã hội. Các doanh nghiệp của chúng ta nói chung không có khả năng chi cho ngân sách cho hoạt động quảng cáo như các doanh nghiệp làm kinh doanh đơn thuần khác. Để có thể làm một quảng cáo và đưa quảng cáo đấy đến với công chúng qua các phương tiện báo chí, truyền hình là rất đắt đỏ. Trong khi công chúng hiện nay rất nhạy cảm, họ có xu hướng không tin vào lời quảng cáo. Những quảng cáo đến với họ được xem như là một tác phẩm nghệ thuật, họ đánh giá nó với tiêu chuẩn hay hoặc không hay. Quảng cáo hay, họ ấn tượng vì cái hay của nó nhưng rồi cũng nhanh chóng quên ngay sản phẩm, dịch vụ được quảng cáo là gì. Thậm chí, có những quảng cáo tiêu tốn rất nhiều tiền nhưng không để lại trong tâm trí khán giả về sản phẩm mà nó quảng cáo. Như vậy điều cốt lõi của quảng cáo đang dần dần bị thay thế.
Hoạt động PR được công chúng đón nhận bởi nó cung cấp thông tin về kiến thức cho họ. “Bất cứ nơi nào mà quảng cáo được xem như là một sự tuyên truyền về sản phẩm thì một bài viết của một phóng viên hay một nhà biên tập thì độc giả sẽ cho rằng thật hơn và hữu ích với họ hơn. Chúng ta vốn dĩ đã nghi ngờ về các mẫu quảng cáo và chúng ta cũng thường có khuynh hướng không quan tâm đến chúng. Tuy nhiên chúng ta vẫn thường cắt những mẫu tin hữu ích và được trình bày kỹ lưỡng và gửi cho người thân. Hơn thế nữa,tâm lý khi đọc mục phê bình,đánh giá về sản phẩm hay dịch vụ ở trên báo hoàn toàn khác. Và chúng ta cũng biết rằng khi những nhà phê bình đã tìm ra được những vấn đề thực tế thì các bài báo mới đăng tin. Khi đọc một mẫu quảng cáo, chúng ta luôn nghi ngờ rằng chúng ta chỉ biết được một phần của câu chuyện mà quảng cáo đã đăng mà thôi.
2.2 : Tình hình hoạt động PR trong các doanh nghiệp XBP
Để làm rõ hơn về tình hình hoạt động PR trong các doanh nghiệp XBP hiện nay, chúng ta sẽ đi sâu vào hoạt động của Công ty Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam- Một doanh nghiệp khá mạnh dạn trong việc áp dụng PR nhằm mang lại thành công trong kinh doanh của mình.
2.2.1: Vài nét về Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam
Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, thường gọi tắt là Nhã Nam, là một trong những công ty cổ phần làm về xuất bản trong phạm vi sách văn học, văn hóa, triết học. Công ty được thành lập vào cuối năm 2005 và có trụ sở chính tại 1B IF1 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội.
Nhã Nam hiện đang tập trung chính vào mảng văn học dịch và thường chọn dịch những tác phẩm mới thành công trên thế giới nhưng chưa được dịch sang tiếng Việt, trong đó có những tác giả được giải Nobel như: Elfriede Jelinek, Orhan Pamuk; giải Booker như: Yann Martel, John Banville; Goncourt như: Laurent Gaudé và các tác giả ăn khách trên thế giới như Murakami Haruki, Marc Levy...
Những cuốn sách mà công ty Nhã Nam đã xuất bản nổi bật nhất có thể kể đến: * Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Ấn phẩm tạo nên "hiện tượng" xuất bản của công ty)
* Cuộc đời của Pi (Life of Pi)
* Thiếu nữ đánh cờ vây (La joueuse de go)
* Búp bê Bắc Kinh (北京娃娃, Bắc Kinh oa oa)
* Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa (Balzac et la petite tailleuse chinoise)
* Rừng Na Uy (ノルウェイの森, Noruwei no mori)
* Nếu em không phải một giấc mơ (Et si c'était vrai...)
* Chuyện dài bất tận
* Nhóc Nicolas, những chuyện chưa kể
2.2.2 : Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Về chính trị, luật pháp :
- Luật Xuất bản 2004 cho phép các doanh nghiệp tư nhân có thể liên kết với các đơn vị nhà nước để xuất bản sách. Điều này đã tạo một làn sóng mới trong đời sống xuất bản của Việt Nam. Các nhà làm sách tư nhân tham gia vào thị trường với tư cách là người làm sách chứ không đơn thuần là người trung gian, chỉ tham gia vào khâu lưu thông sách. Thị trường sách đã đa dạng còn đa dạng hơn. Cũng chính với thuận lợi này nên những đơn vị tư nhân như Nhã Nam đã có điều kiện tham gia trong việc tạo ra những đầu sách hay, hấp dẫn đến cho bạn đọc. Cho đến thời điểm hiện nay, khi thị trường đã trải qua 4 năm từ khi luật Xuất bản 2004 có hiệu lực thì những điều đạt được cũng như hạn chế của luật đã bộc lộ và chúng ta thấy được việc cho phép các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào thị trường xuất bản là rất đúng đắn, nó không chỉ mở rộng đối tượng tham gia thị trường mà còn tạo ra tính cạnh tranh hơn cho thị trường.
- Ngày 26/10/2004, Công ước Bern có hiệu lực tại Việt Nam cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường xuất bản của chúng ta. Các tác phẩm văn hoá nghệ thuật trong đó có sách và xuất bản phẩm của chúng ta nói riêng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quyền sở hữu trí tuệ và tác quyền. Trước đây việc một nhà xuất bản muốn xuất bản một quyển sách nước ngoài thật không mấy khó khăn, chỉ cần có bản tiếng nước ngoài là chúng ta sẽ mang về dịch sau đó cho xuất bản rộng rãi. Xuất bản không xin phép các tác phẩm nước ngoài đã tồn tại nhiều năm qua và nếu không kể đến những sách quá thời hạn sử dụng quyền tác giả thì hầu hết lượng sách có mặt trên thị trường đều là những sách không có bản quyền tác giả. Nhưng khi công ước Bern có hiệu lực thì việc xuất bản những quyển sách nước ngoài như vậy không thể tiếp tục được nữa. Điều này buộc rất nhiều đơn vị làm xuất bản phải có những bước chuyển mình mới. Họ phải liên lạc với đơn vị giữ tác quyền của tác phẩm hoặc chính tác giả của cuốn sách để mua bản quyền nếu muốn nó được xuất bản tại Việt Nam dưới danh nghĩa của mình. Việc các nhà xuất bản Việt Nam mua bản quyển sách chính thống để xuất bản đồng nghĩa với những việc như cùng một đầu sách có nhiều nơi xuất bản hay những cuốn sách được xuất bản mà không có bản quyền bị chấm dứt.
Những thuận lợi của Nhã Nam :
- Ưu thế đầu tiên của Nhã Nam là Nhã Nam được khai sinh và điều hành bởi một nhóm 6 thanh niên xuất thân là nhà báo. Đây có thể nói là thuận lợi lớn nhất của Nhã Nam trong hoạt động PR cho doanh nghiệp. Trong khi bộ phận PR của các doanh nghiệp khác sẽ phải tốn nhiều công sức hơn để tạo dựng các mối quan hệ với các báo thì với gốc là những nhà báo, những thành viên sáng lập của Nhã Nam đã có sẵn trong tay các mối quan hệ với giới báo chí, điều này giúp các thông tin về Nhã Nam được truyền tải nhanh hơn và dễ dàng hơn trên các phương tiện truyền thông nói chung và báo chí nói riêng.
- Các thành viên trong nhóm thành lập công ty đều là những người yêu sách, đặc biệt là sách văn học và rất nhiệt tình trong công việc. Chính vì vậy mảng sách Nhã Nam chọn để khai thác và tập trung vào là sách văn học, đặc biệt là văn học nước ngoài. Sở dĩ Nhã Nam chọn mảng sách này vì những người thành lập Nhã Nam có hai lý do: Đội ngũ những người sáng lập Nhã Nam đều có sở thích với loại sách này. Lý do thứ hai là đội ngũ biên tập viên của Nhã Nam có lợi thế ở mảng văn học nước ngoài do họ có khả năng ngoại ngữ tốt. Cũng chính vì xuất phát là những người yêu sách “khó tính” nên đối tượng mà Nhã Nam hướng tới là những độc giả yêu sách một cách “khó tính”.
Nói về sách văn học thì chúng ta đều biết, đây là mảng sách chiếm thị phần rất lớn trong thị trường sách hiện nay, có thể nói nó chiếm đa số trong thị phần sách trên thị trường ( không kể sách giáo khoa học sinh). Nó là mảnh đất rất màu mỡ cho các doanh nghiệp khai thác, tuy nhiên không đi theo hướng như các đơn vị khác mà Nhã Nam đi sâu vào chọn những sách văn học nước ngoài có chất lượng cao như những sách đoạt giải quốc tế hay những sách ăn khách ở nước ngoài và điều quan trọng là chúng chưa có mặt tại Việt Nam. Điều này đã giúp Nhã Nam chiếm được tình cảm của công chúng yêu sách trẻ tuổi. Họ ham muốn được đọc những quyển sách đương đại có giá trị bên cạnh những cuốn sách thuộc hạng kinh điển đã xuất hiện rất lâu trên tủ sách của họ.
- Hơn thế nữa trong khi các Nhà xuất bản bị bó hẹp trong phạm vi nội dung sách được xuất bản dẫn đến hạn chế trong khâu lựa chọn bản thảo thì Nhã Nam lại được tự do tìm kiếm bản thảo với bất cứ chủ đề nào miễn nó có chất lượng. Nhã Nam thoải mái trong khâu chọn bản thảo và họ được tự do trong việc lựa chọn đơn vị liên kết xuất bản. Như vậy chúng ta thấy được một lợi thế của doanh nghiệp tư nhân trong khâu xuất bản.
- Ưu thế của Nhã Nam còn nằm ở chính mảng đề tài mà họ chủ yếu khái thác đó là mảng sách văn học dịch. Chúng ta đều biết những quyển sách nổi tiếng thế giới được yêu thích thì rất phong phú và đa dạng nên đây chính là là một nguồn bản thảo rất dồi dào cho khai thác và có thể nói là nguồn bản thảo vô tận. Trong cái kho bản thảo kể như là bất tận đấy, Nhã Nam có thể dễ dàng hơn trong việc chọn lọc những bản thảo hay, phù hợp với thị hiếu của thị trường sách Việt Nam cũng như phù hợp với những đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước từ đó có những đầu sách hấp dẫn mang đến cho bạn đọc.
- Một thuận lợi của Nhã Nam cũng như những doanh nghiệp tư nhân nói chung đó là sự gọn nhẹ trong bộ máy tổ chức. Khi tìm hiểu về Nhã Nam chúng ta còn thấy được họ là những người trẻ, rất năng động. Điều này được thể hiện trong việc họ sử dụng rất khéo léo nguồn cộng tác viên trẻ tuổi trong khâu biên dịch sách.
Những khó khăn của Nhã Nam :
Bên cạnh nhiều thuận lợi thì Nhã Nam cũng gặp phải không ít khó khăn trên con đường hướng tới các độc giả của mình.
-Khó khăn đầu tiên đối với doanh nghiệp là khi Nhã Nam ra đời, trên thị trường đã có rất đông các công ty và doanh nghiệp làm về sách. Họ là những công ty lâu năm, có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất bản. Sự cạnh tranh giữa các đơn vị là rất lớn. Một doanh nghiệp mới ra đời và nhất là doanh nghiệp tư nhân như Nhã Nam thì áp lực cạnh tranh là không hề nhỏ chút nào. Không những thế những người khởi tạo Nhã Nam đã phải rất vất vả trong thời gian đầu như theo lời kể của anh Vũ Hoàng Giang – một trong những thành viên sáng lập ra Nhã Nam là “Vất vả lắm! Phải học đủ thứ. Thuê đánh máy, đọc morasse và biên tập, thuê hoạ sĩ vẽ bìa, tự viết text các bìa sách, các mép gấp”.
- Khi chọn mảng sách văn học nước ngoài làm đối tượng khai thác chính, Nhã Nam đã tự biết phải đứng trước một thực trạng của ngành xuất bản Việt Nam – đó là việc bảo vệ tác quyền. Để thương thuyết, mua được một bản thảo hay đã là khó. Doanh nghiệp phải liên lạc với các đơn vị giữ tác quyền bên nước ngoài, hoặc với tác giả. Áp lực cạnh tranh đã lớn là thế nhưng để có được những bản thảo hay và có bản quyền, Nhã Nam phải mua, điều này dẫn tới chi phí để cho ra đời một cuốn sách của họ sẽ bị đội lên so với các đơn vị khác.
Chưa hết, trong tình trạng sách lậu tràn lan ở thị trường sách Việt Nam, các tác giả cũng như các đơn vị giữ bản quyền của cuốn sách thường rất ngại và họ không muốn bán cho các doanh nghiệp Việt Nam vì họ không thể kiểm soát được số lượng sách sẽ được xuất hiện trên thị trường của chúng ta. Đây là điều khó nghĩ cho rất nhiều doanh nghiệp trong ngành xuất bản của chúng ta tại thời điểm này.
-Khó khăn tiếp theo của Nhã Nam là việc sách của Nhã Nam là sách dịch từ tiếng nước ngoài. Để có được bản thảo hay đã không đơn giản, việc làm sao chuyển ngữ, dịch thành công tác phẩm đó để người đọc có thể cảm nhận được hết cái hay, cái tài tình trong nguyên tác lại là một việc đòi hỏi sự đầu tư lớn. Từ trước, hoạt động dịch sách của chúng ta thường có cung cách làm việc tự phát, nhỏ lẻ và không tập trung. Chất lượng sách dịch có xu hướng giảm sút, có rất nhiều sách dịch trên thị trường nhưng lại không đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc. Đã có trường hợp như quyển sách Mật mã Da Vinci, một dịch giả nổi tiếng đứng tên nhận dịch nhưng bên trong lại thuê nhiều người khác dịch và hậu quả là chất lượng của cuốn sách bị giảm rất nhiều và dư luận đã kêu ca khi lần xuất bản tiếng Việt đầu tiên của cuốn sách đến tay bạn đọc. Chính vì lý do này, Nhã Nam đã phải đầu tư trong khâu dịch các bản thảo của mình một cách rất cẩn thận. Tuy có tăng thêm phần chi phí cho khâu đầu vào của cuốn sách nhưng thời gian đã chứng minh được công sức và chi phí của họ bỏ ra là không bị phí hoài.
Thuận lợi có, khó khăn có nhưng sau một thời gian hoạt động tất cả điều đấy đều đã chứng minh được con đường của những người sáng lập ra Nhã Nam đúng đắn. Bằng chứng là Nhã Nam đã có được lòng tin nơi độc giả và dần dần khẳng định ví trị của mình với những tác phẩm có giá trị, được biên dịch chính xác và chu đáo trong khâu biên tập cũng như trình bày.
: Công tác PR trong hoạt động của Nhã Nam
Vị trí của PR trong tổ chức của công ty Nhã Nam
Để đánh giá tầm quan trọng của PR trong hoạt động của Nhã Nam chúng ta có thể xem xét vai trò và chức năng của PR trong tổ chức bộ máy vận hành của công ty.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC TRUYỀN THÔNG
PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH
PHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
Chuyên viên PR
Chuyên viên PR
Nơi đảm nhiệm thực hiện chức năng PR cho Nhã Nam là phòng PR nội bộ của công ty (Nhã Nam không sử dụng dịch vụ PR của các công ty cung cấp dịch vụ khác). Bộ phận PR nội bộ của Nhã Nam bao gồm 1 lãnh đạo truyền thông và 2 chuyên viên PR.
Phòng PR nội bộ trong công ty làm nhiệm vụ đại diện cho công ty nên bộ phận này nắm bắt các vấn đề và liên hệ chặt chẽ với các bộ phận khác trong nội bộ. Bên cạnh đó, họ có chức năng truyền đạt thông tin, cố vấn và hoạch định chiến dịch cũng như phải xây dựng mối quan hệ với độc giả, những tác giả, những nhà xuất bản cũng như những đại lý, cửa hàng cũng như các mối quan hệ khác.
-Các hoạt động của phòng PR nội bộ của Nhã Nam có thể liệt kê như sau:
+ Viết và phân bố các thông cáo báo chí, hình ảnh và bài điểm tin cho giới báo chí, thu thập và lưu trữ danh sách báo chí.
+ Tổ chức các buổi họp báo, các sự kiện giới thiệu sách
+ Duy trì bộ phận chuyên cung cấp thông tin cho các phương tiện truyền thông.
+ Sắp xếp, tổ chức và thực hiện các buổi phỏng vấn với đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí cho ban lãnh đạo. Điểm đặc biệt ở Nhã Nam là trưởng bộ phận PR- truyền thông cũng chính là phó giám đốc của công ty nên đa phần tất cả các bài trả lời phỏng vấn báo chí, truyền hình đều do chính phó giám đốc phụ trách.
+ Viết và cập nhật blog của công ty
Với việc sử dụng phòng PR nội bộ đảm nhiệm hoạt động PR của công ty nên dẫn tới một số đặc điểm sau:
Thu nhập được những thông tin một cách nhanh chóng, và nắm rõ tình hình của công ty mình
Xử lý ngay các trường hợp khẩn cấp ( như các thông tin về thu hồi sách, bị đình chỉ, cấm xuất bản …)
Có thể nhận xét là tuy quy mô của bộ phận PR của Nhã Nam không lớn nhưng xét với quy mô của doanh nghiệp thì nó hoàn toàn phù hợp và điều quan trọng là qua việc có bộ phận PR trong cơ cấu của Nhã Nam, chúng ta thấy được ban lãnh đạo của Nhã Nam đã xác định được tầm quan trọng của hoạt động này trong toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty.
Hơn nữa, qua sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Nhã Nam thì chúng ta thấy rằng người quản lý truyền thông, đối ngoại cũng là một trong những thành viên có quyền quyết định trong công ty. Điều này có nghĩa là PR đóng vai trò chiến lược trong hoạt động của Nhã Nam. Công tác PR trong công ty được thực hiện nghiêm túc và chủ động bởi nhà quản trị truyền thông cấp cao trong công ty có vị thế lớn trong bộ máy điều hành. Nhiệm vụ của người lãnh đạo truyền thông này là tư vấn cho những lãnh đạo quản trị cấp cao khác, và có trách nhiệm toàn diện đối với chiến lược truyền thông của tổ chức ( bao gồm chiến lược tiếp thị, quảng cáo và quảng bá toàn diện). Từ đó chúng ta thấy rằng thành công trong hoạt động truyền thông của Nhã Nam không chỉ đơn thuần là đóng góp của riêng lẻ bộ phận truyền thông mà nó còn có sự phối hợp chặt chẽ trong với các lĩnh vực chuyên môn có liên quan.
2.2.3.2: Các công cụ thực hiện hoạt động PR ở Nhã Nam
Để thực hiện những chức năng như đã trình bày ở trên, bộ phận PR của Nhã Nam đã sử dụng những công cụ :
Thông cáo báo chí
Blog ( trang web nhật ký trên mạng)
Tổ chức sự kiện
Làm rõ hơn về hoạt động PR của Nhã Nam,chúng ta cần đi sâu vào mỗi công cụ mà họ đã sử dụng để thấy được hiệu quả và tác dụng mà nó mang lại .
Thông cáo báo chí
Như đã nói tới ở chương một của bài, chúng ta được biết rằng Thông cáo báo chí là một cách hiệu quả để đưa doanh nghiệp, công ty đến với giới truyền thông cũng như các doanh nghiệp khác. Nó giúp cho các thông tin từ doanh nghiệp đến với giới truyền thông nhanh hơn và từ đó tới bạn đọc, khách hàng và những nhà đầu tư khác một cách chính xác và tốc độ.
Một đặc điểm của Nhã Nam mà chúng ta cần phải đặc biệt chú ý đó là những người sáng lập ra Nhã Nam có xuất phát là những nhà báo. Đây là một thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp trong việc quan hệ với giới truyền thông. Thông thường, thông cáo báo chí được Nhã Nam gửi cho các tờ báo, họ sẽ dựa trên thông cáo báo chí để viết tin, bài về Nhã Nam. Khi chuẩn bị có một đầu sách mới đưa ra thị trường thì bộ phận PR của Nhã Nam thường tập trung vào khai thác các tin về mua thành công bản quyền của cuốn sách, đưa thông tin về tác giả và hé lộ từ từ về quyển sách sắp ra mắt bạn đọc.
Dưới đây là một mẫu thông cáo báo chí của Nhã Nam được gửi đi khi cuốn sách “ Đo thế giới” ra mắt bạn đọc
Thông cáo báo chí Đo thế giới
A. TÁC GIẢ
Daniel Kehlmann sinh ngày 13.1.1975 tại Munich (Đức) và mang hai quốc tịch Đức, Áo. Kehlmann chuyển sang quê cha tại Vienna (Áo) khi còn nhỏ, đây cũng là nơi anh theo học hai ngành triết học và văn chương. Sau khi tốt nghiệp, Kehlmann viết luận án tiến sỹ về Khái niệm Cao Thượng của Immanuel Kant, nhưng "tôi bỏ cuộc vì việc viết văn quá trôi chảy". Sau tác phẩm đầu tay Màn diễn của Beerholms năm 1997, Kehlm viết phê bình và tiểu luận văn học cho nhiều tờ báo lớn, từ năm 2001 dạy Nghệ thuật thi ca tại Đại học Mainz, Đại học Wiesbaden và Đại học Gottingen. Với năm tiểu thuyết, một tập truyện ngắn, một tập tiểu luận và nhiều giải thưởng văn học quan trọng, Kehlmann được đánh giá là một trong những tác giả trẻ tài năng của văn học Đức đương đại. Kehlmann hiện cũng là Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học và Văn học Đức.
B. TÁC PHẨM
1. Tóm tắt
Đo thế giới là câu chuyện kể về hai nhà khoa học lỗi lạc của Đức đầu thế kỷ mười chín Carl Friedrich Gauss và Alexander von Humboldt. Một người là nhà toán học vĩ đại, tác giả của Luận về số học ở tuổi hai mươi, còn người kia đã dành cả cuộc đời để thám hiểm thế giới. Họ gặp nhau tại một hội nghị khoa học tại Berlin và câu chuyện được mở ra. Kehlmann đã dành trọn hơn hai trăm trang sách để giúp người đọc có cái nhìn hài hước, độc đáo về hai nhân vật có thật này, từ khi còn là những cậu bé thần đồng cho đến khi những đầu óc thiên tài bị giam hãm trong cơ thể già yếu. Nếu như Gauss không thể rời xa quê nhà, người mẹ và những bà vợ thì Humboldt cùng người đồng hành Bonpland từng trôi trên con sông Amazon đầy muỗi vắt lẫn xác người, trèo lên đỉnh núi cao nhất Nam Mỹ hay len lỏi vào những khu rừng chỉ có thú dữ và thổ dân. Gauss là mẫu nhà khoa học của những suy luận còn Humboldt chỉ tin vào những kết luận có được từ thực nghiệm. Gauss tự do và không chối từ lạc thú, trong khi Humboldt khắc kỷ như một thầy tu. Gauss thờ ơ với những bước tiến xã hội, Humboldt ngược lại, tin tưởng và hy vọng. Gauss dị ứng với những lời tôn xưng trong khi đó Humboldt đôi lúc tự hỏi tại sao thế giới vẫn chưa biết đến mình.... Kehlmann đã xây dựng hình ảnh của hai nhà khoa học trong tương quan đối lập ở những chương kế tiếp nhau giúp người đọc có những hình dung độc đáo, sắc nét không chỉ về những con người vĩ đại mà còn về hành trình khám phá, đo đạc thế giới rộng lớn của chúng ta.
Không giống như những cuốn sách viết về chân dung các nhà khoa học thường thấy, Đo thế giới là một tiểu thuyết có sức lôi cuốn thực sự với mọi đối tượng độc giả bởi cách kể chuyện hài hước, thông thái của Daniel Kehlmann. Một mặt, bằng cách diễn đạt ngắn gọn và sáng rõ những công thức toán học, những định luật vật lý của Gauss và những kết luận của Humblodt về địa chất, sinh vật, Daniel Kehlmann đã giúp người đọc, ngay cả những người đọc không mấy hứng thú với khoa học tự nhiên, trả lời được câu hỏi: thế giới của chúng ta đã được đo đạc như thế nào?. Mặt khác, những chi tiết hài hước không ngớt gây cười về cuộc sống của Gauss và Humblodt đem lại cho người đọc một cái nhìn hoàn toàn khác về những nhà khoa học khả kính của thế kỷ trước, cái nhìn gần gũi hơn, đời thường hơn. Tuy nhiên, tác phẩm không chỉ là câu chuyện về công cuộc đo thế giới và những người đã giúp ta biết đến thế giới của chính mình mà hơn thế Đo thế giới còn là cuốn tiểu thuyết về tính cách Đức, văn hoá Đức, tâm hồn Đức, từ tuyên ngôn trong những bữa ăn "một người Đức là một người không bao giờ ngồi còng lưng" của bố Gauss cho tới lời phàn nàn của mẹ Humboldt trước lúc hấp hối trước tư thế ngả ngớn vì ngủ gật của con trai mình, từ những cấm đoán cứng nhắc của Humboldt với Bonpland cho đến sự im lặng khoan dung và cần thiết của ông trước lời thú tội của Bonpland... Đo thế giới, có thể không diễn đạt hết được tầm vóc và tâm huyết của hai tài năng lớn Humblodt và Gauss như họ đã từng là, nhưng mặt khác, Đo thế giới đem lại cho người đọc nhiều điều, câu chuyện về những người đã vẽ bản đồ thế giới, về cá tính Đức, về bi kịch tuổi già, về sự hữu hạn của tồn tại và ấn tượng đậm nét về một tác giả trẻ tuổi, tài năng và quá đỗi thông thái.
2. Một số thông tin về Đo thế giới
- Đã hơn hai mươi năm, kể từ khi Mùi hương của Patrick Suskind xuất bản năm 1985, văn học Đức mới có một tác phẩm thu hút được nhiều sự quan tâm của độc giả Đức đến vậy. Với 600.000 bản được bán ra tại Đức, Đo thế giới đã đánh bật Dan Brown và J.K.Rowling khỏi vị trí đầu tiên của danh sách bestseller tại Đức và trong suốt 72 tuần liên tiếp kể từ khi xuất bản, Đo thế giới vẫn giữ vững được vị trí này.
- Đo thế giới đã được bán bản quyền dịch và xuất bản tại 37 quốc gia và lãnh thổ trên toàn thế giới.
- Tác phẩm của Kehlmann được khơi nguồn từ những giai thoại về Gauss và Humboldt và đặc biệt từ một sự kiện có thật năm 1828, khi Gauss tới Berlin dự một hội nghị khoa học và đã lưu lại nhà của Humboldt.
Gauss tên đầy đủ là Johann Carl Friedrich Gauss (1777-1855), nhà khoa học, nhà toán học thiên tài người Đức đã có những đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực như số học, hình học, trắc địa, từ tính, thiên văn học, quang học. Gauss là một trong những người có ảnh hưởng quan trọng trên nhiều lĩnh vực toán học và khoa học, đồng thời được coi là một trong những nhà toán học có ảnh hưởng nhất trong lịch sử với những tên gọi như "Hoàng tử toán học", "Nhà toán học vĩ đại nhất từ khởi thuỷ"
Friedrich Wilhelm Heinrich Alexander Freiherr von Humboldt (1769-1859), nhà tự nhiên học, nhà thám hiểm người Phổ. Từ năm 1799 tới 1804, Humboldt đã chu du khắp Nam và trung Mỹ, lần đầu khám phá và diễn tả vùng đất ký bí này dưới con mắt của một nhà khoa học, chuyến phiêu lưu này được kể lại trong một bột sách đồ sộ được viết trong vòng 21 năm. Cuối đời, trong tác phẩm gồn năm tập có tên Kosmos của mình, ông đã tập hợp nhiều kiến thức quan trọng về thế giới.
3. Một số nét về dịch giả
Đo thế giới là tác phẩm thứ ba của dịch giả Lê Quang, sau Người đọc và Tình ơi là tình. Nếu ở Tình ơi là tình, Lê Quang đã chuyển tải được cái xóc nảy trong văn phong của Jelinek thì ở Đo thế giới là sự hài hước, thông thái và hết sức linh hoạt trong lối viết của Daniel Kehlmann.
Và kết quả sau khi Thông cáo báo chí của Nhã Nam được gửi đi :
Trên báo mạng Vietnamnet
Báo mạng Việt báo
Báo Lao động
Báo mạng Sức trẻ Việt Nam
Báo Hoa học trò online
Blog
Blog là từ viết tắt của thuật ngữ Weblog. Có thể hiểu nôm na Blog là những ghi chép trực tuyến, một dạng Website cá nhân.
Blog cho phép người viết có cơ hội nói lên những suy nghĩ của họ hay đơn giản là chia sẻ những thông tin bổ ích. Mọi người có thể truy cập vào Blog của nhau để thảo luận, tiếp nhận thông tin và giải trí. Theo thống kê hiện nay, có đến 8.5 triệu người hiện đang sử dụng blog và cứ 7 giây có một blog mới được viết.
Điều đáng nói là Blog đang được xem như là một công cụ PR mới hiện nay. Các Doanh nghiệp nhìn thấy từ Blog – mảnh đất màu mỡ để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình một cách nhanh nhất trong cộng đồng Blog đang ngày một phát triển rỗng rãi. Một vài dòng cảm nhận chân thực nhất đi kèm với hình ảnh, thông tin về sản phẩm hay Doanh nghiệp sẽ được các Bloggers khác để mắt tới và phát tán bằng những "friend connecting" (kết nối bạn bè). Nếu những mẩu quảng cáo đó ấn tượng, sẽ nhận được "feedback" (phản hồi) nhanh hơn email rất nhiều lần. Hơn thế, họ sẽ đồng ý tiếp nhân thông tin về sản phẩm hoặc Doanh nghiệp một cách liên tục qua hệ thống truyền tin RSS (nếu có).
Giao diện trang blog của Nhã Namtrên 360.yahoo.com
Giao diện blog của Nhã Nam tại địa chỉ blogspot.com
Blog của Nhã Nam được ra đời vào tháng 12 năm 2006 và cho tới nay- tức là khoảng hơn 1 năm sau khi thành lập thì số lượng lượt truy cập của nó là 318 602 lượt .
Blog được Nhã Nam lực chọn để cung cấp thông tin tới bạn đọc bởi : blog là 1 sản phẩm có tính mở rất lớn, dễ sử dụng, nó không quá phức tạp, không đòi hỏi người quản trị phải có nhiều kiến thức chuyên sâu về lập trình mạng. Thứ hai, ở thời gian hiện tại blog là thứ được những người trẻ rất thích, nó giúp họ liên kết với nhau một cách dễ dàng hơn. Hướng tới đối tượng độc giả trẻ nên việc sử dụng blog- 1 thứ mà họ thích là điều tất yếu. Điểm đặc biệt mà blog thu hút người trẻ là nó giúp cho họ cập nhật thông tin về Nhã Nam nhưng thông tin đó không chỉ một chiều mà những bạn đọc, đối tượng tiếp nhận thông tin qua blog cũng có thể đưa thông tin phản hồi, đưa ra những ý kiến, những cảm nhận của họ và những đóng góp từ đó Nhã Nam tiếp thu để xây dựng.
Để có được số lượng người truy cập đáng kể như thế này, công ty Nhã Nam đã thường xuyên cập nhật tin tức về sách, về tác giả hay những thông tin liên quan đến cuốn sách sắp được ra mắt độc giả. Điều này đã làm cho người xem blog- đồng thời cũng là những người mua sách của Nhã Nam luôn luôn cảm thấy hứng thú.
Khi Nhã Nam chưa tung ra trang web chính thức của mình thì hiện tại kênh thông tin trên blog vẫn là kênh thông tin chính thức của Nhã Nam. Nhã Nam dùng blog không đơn thuần chỉ là cung cấp thông tin sách mới cho bạn đọc mà còn đưa ra những sự kiện của công ty mình, từ đó kéo độc giả đến gần Nhã Nam hơn.
Bên cạnh những thông tin về sách mới thì blog của Nhã Nam thường được cập nhật những thông tin về sách lậu.
Tổ chức sự kiện
Cho tới nay, các sự kiện đáng chú ý mà Nhã Nam đã tổ chức là : Phối hợp cùng quỹ văn hóa Nhật Bản giới thiệu hai tác giả: Haruki Murakami& Yoshimoto Banana, Phối hợp cùng Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức lễ ra mắt Pipi tất dài và tác giả Astrid Lindgren, Tổ chức hội thảo về tác giả Orhan Pamuk trong khuôn khổ của Hội chợ sách thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 5 ( tháng 3 năm 2008)
Chúng ta có thể lấy ví dụ về một sự kiện mới gần đây do Nhã Nam tổ chức, đó là Hội thảo “ Orhan Pamuk – giữa Đông và Tây”.
Hội thảo "Orhan Pamuk - giữa Đông và Tây"
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Hội chợ sách Thành Phố Hồ Chí Minh lần thứ 5 năm 2008, hội thảo “Orhan Pamuk – giữa Đông và Tây” sẽ được tổ chức từ hồi 8h đến 12h ngày 11/3/2008 tại Nhà hội thảo một, Công viên Lê Văn Tám, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Các tham luận sẽ tập chung vào chủ đề chính : yếu tố Đông và Tây trong các tác phẩm của tác phẩm của Orhan Pamuk, đặc biệt là qua ba tác phẩm đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam (tính tới thời điểm tổ chức hội thảo): Tên tôi là Đỏ, Pháo đài trắng, Tuyết. Nhiều câu hỏi dự kiến được nên lên để cử tọa cùng tranh luận như: Dấu ấn Đông – Tây được thể hiện như thế nào trong các tác phẩm của Pamuk? Ông chủ định trở thành nhịp cầu kết nối giữa Đông – Tây hay chỉ giản đơn là phơi bày, diễn tả và không thể hiện quan điểm cá nhân? Có thể coi Pamuk là một tác giả hậu hiện đại? Những đặc trưng nào trong các sáng tác thể hiện được tầm vóc “nhà văn lớn” của Orhan Pamuk?... Dự kiến, buổi hội thảo sẽ có sự tham dự của các diễn giả: Nhà thơ Inrasara (người dẫn chương trình), Dịch giả Nguyễn Tiến Văn, dịch giả Nguyễn Mai Sơn, dịch giả Lê Quang, Dịch giả Phạm Viêm Phương, Nhà văn – nhà báo Nguyễn Danh Lam, Nhà phê bình văn học Phan Nhật Chiêu, cùng sự góp mặt của nhiều phóng viên báo chí, các khách mời và độc giả quan tâm tới chủ đề này.
Trên đây là bìa của Tuyết - tác phẩm thứ ba của Orhan Pamuk do Nhã Nam xuất bản sẽ đến tay bạn đọc trong một, hai ngày tới.
Vậy là sau nhiều hội thảo, buổi ra mắt sách được tổ chức tại miềm Bắc, lần đầu tiên một hội thảo của Nhã Nam Nam tiến, mời các độc giả phía Nam của Nhã Nam đến dự nhé!
Thông tin về hội thảo được đăng trên blog của Nhã Nam
Tại thời điểm diễn ra hội thảo thì mới chỉ có ba cuốn sách được dịch ở Việt Nam là Tên tôi là Đỏ, Pháo đài trắng và Tuyết (tuy nhiên hai cuốn “ Pháo đài trắng” và Tuyết thì mới xuất hiện ở ngoài rạp sách trước đấy 2 ngày). Mặc dù vậy nhưng “Giữa trưa mà các dịch giả và nhà nghiên cứu Phạm Viêm Phương, Nhật Chiêu, Lê Quang, Nguyễn Thế Văn vẫn phải “toát mồ hôi” trước những câu hỏi từ ngây ngô chất phác đến sắc sảo tinh tế của cử tọa.” – theo lời kể lại của ông Trịnh Văn Cơ, phó giám đốc phụ trách kinh doanh của Nhã Nam.
Trang evan.com.vn đưa tin về cuộc hội thảo
Trong khuôn khổ các hoạt động của Hội chợ sách TP HCM lần thứ 5 năm 2008, ngày 11/3, tại Nhà hội thảo 1, công viên Lê Văn Tám, quận 1, diễn ra hội thảo văn học, chủ đề: Orhan Pamuk - giữa Đông và Tây, do công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam, NXB Văn học cùng NXB Trẻ phối hợp tổ chức.
Buổi hội thảo có sự tham dự của các diễn giả: Nhà thơ Inrasara (người dẫn chương trình), dịch giả Nguyễn Tiến Văn, dịch giả Nguyễn Mai Sơn, dịch giả Lê Quang, dịch giả Phạm Viêm Phương, nhà văn - nhà báo Nguyễn Danh Lam, nhà phê bình văn học Phan Nhật Chiêu; cùng nhiều bạn đọc TP HCM.
Orhan Pamuk, giải Nobel văn học 2006, nổi lên như một trong những tiểu thuyết gia đáng lưu ý nhất của văn học thế giới đương đại. Tác phẩm của ông, thông qua hình thức tiểu thuyết mang đậm dấu ấn phương Tây, đã "đi sâu tìm hiểu tâm hồn u uẩn, sầu muộn của thành phố quê hương" [1] Istanbul, đồng thời diễn tả được sự giao thoa, xung đột giữa hai nền văn minh Đông - Tây. Sự giao thoa này được xem là một trong những yếu tố căn cốt làm nên giá trị, sức hấp dẫn cho tác phẩm của Pamuk, đồng thời là một cách tiếp cận hiệu quả để đi sâu giải mã những vấn đề khác trong tác phẩm của ông.
Từ trái qua: Dịch giả Nguyễn Tiến Văn, dịch giả Lê Quang, dịch giả Phạm Viêm Phương, nhà văn Mai Sơn, nhà văn Nguyễn Danh Lam tại hội thảo. Ảnh: Anh Vân.
Buổi hội thảo Orhan Pamuk - giữa Đông và Tây là dịp để các nhà phê bình, dịch giả, cũng như độc giả Việt Nam cùng thảo luận các vấn đề quan tâm tới tác phẩm của Pamuk. Tham luận của các dịch giả, nhà nghiên cứu tập trung vào chủ đề chính: Yếu tố Đông và Tây trong các tác phẩm của tác phẩm của Orhan Pamuk, đặc biệt là qua ba tác phẩm đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam (tính tới thời điểm tổ chức hội thảo): Tên tôi là Đỏ, Pháo đài trắng, Tuyết. Nhiều câu hỏi được nêu lên để cử tọa cùng tranh luận như: Dấu ấn Đông - Tây được thể hiện như thế nào trong các tác phẩm của Pamuk? Ông chủ định trở thành nhịp cầu kết nối giữa Đông - Tây hay chỉ giản đơn là phơi bày, diễn tả và không thể hiện quan điểm cá nhân? Có thể coi Pamuk là một tác giả hậu hiện đại? Những đặc trưng nào trong các sáng tác thể hiện được tầm vóc "nhà văn lớn" của Orhan Pamuk?...
Trích tin của các báo đưa về Hội thảo này :
Báo Dân trí
Báo mạng Việt báo
Thanh niên online
Tạp chí Văn học quê nhà
Chi phí cho mỗi một sự kiện trên của Nhã Nam là vào khoảng 10-15 triệu. Chi phí như vậy cho mỗi một hoạt động không quá lớn nhưng đối với 1 doanh nghiệp tư nhân thì vấn đề lợi nhuận được đặt lên vai những người quản lý là rất lớn nên để mỗi hoạt động đem lại lợi nhuận tối đa cũng như thực sự có hiệu quả thì doanh nghiệp đã sử dụng cách liên kết với các Đại sứ quán của đất nước của tác giả để tổ chức. Đây là cách làm thông minh và tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Không những vậy, khi kết hợp với các Đại sứ quán thì mức độ thông tin đã được tăng lên rất nhiều. Có thể hiểu đơn giản như sau : nếu đơn phương Nhã Nam làm 1 sự kiện thì sự kiện đó chỉ mang tính chất doanh nghiệp, quảng bá cho sản phẩm của doanh nghiệp nhưng nếu kết hợp với các Đại sứ quán thì sự kiện đó được mang tính chất ngoại giao văn hóa. Như vậy các doanh nghiệp không chỉ làm nhiệm vụ kinh doanh mà còn góp phần thúc đẩy thêm quan hệ ngoại giao giữa hai nước phát triển.
2.2.3.3: Hiệu quả của công tác PR trong hoạt động kinh doanh của Nhã Nam
Chỉ nhìn qua số lượng những bài báo, những bài điểm sách trên các báo và tạp chí đã đăng bài giới thiệu về sách của Nhã Nam thì chúng ta có thể nhìn thấy được phần nào hiệu quả của công tác PR tới hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên để thấy rõ được hơn điều này, chúng ta cần phải xem tới doanh số phát hành của các cuốn sách mà Nhã Nam đã xuất bản.
2.3. Đánh giá hoạt động PR trong các doanh nghiệp XBP Việt Nam hiện nay
2.3.1: Những điều đạt được
- Các doanh nghiệp XBP của chúng ta hiện nay đã quan tâm tới công tác PR hơn. Ở các doanh nghiệp, trong cơ cấu bộ máy tổ chức đã xuất hiện bộ phận truyền thông hoặc quan hệ công chúng. Đây là dấu hiệu đáng mừng.
- Còn đạt được thứ hai đó là các doanh nghiệp đã thực hiện hoạt động PR như Nhã Nam hoặc Fahasa Sài Gòn thì họ đã đạt được những thành công bước đầu về khiá cạnh thương mại. Minh chứng khi Fahasa thành phố Hồ Chí Minh phát hành cuốn Harry Potter tập 7 – bản tiếng Anh, với những hoạt động PR trước khi cuốn sách ra mắt và có mặt tại Việt Nam thì doanh số bán của Harry Potter đã là 1500 bản trong ngày đầu tiên cho dù giá thành của cuốn sách này là cao so với mặt bằng sách trong nước rất nhiều. Hay là với 350.000 bản của cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm được đưa ra thị trường và tiêu thụ, Nhã Nam- một công ty tư nhân liên kết xuất bản đã phá vỡ kỷ lục của ngành xuất bản Việt Nam.
-Bên cạnh đó khi thực hiện PR, các doanh nghiệp đã gián tiếp đưa nội dung tư tưởng của các cuốn sách đó đến bạn đọc. Những điều hay, ý đẹp hay những triết lý sống đã được đi sâu vào lòng độc giả. Doanh nghiệp không chỉ làm kinh doanh mà còn làm công tác văn hoá tư tưởng.
- Khi thực hiện PR cho doanh nghiệp, không ít các doanh nghiệp XBP đã tổ chức các hoạt động từ thiện, tặng sách, lập tủ sách thư viện… Công tác xã hội này mang lại cho doanh nghiệp những ấn tượng đẹp trong lòng công chúng, thương hiệu của doanh nghiệp tỏa sáng và hơn thế nữa lợi ích mà xã hội nhận được từ nó là không hề nhỏ.
2.3.2: Những hạn chế còn tồn tại- Do tác động của lĩnh vực ngành nghề:
Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp XBP đã có tác động sâu sắc đến phương thức triển khai hoạt động PR. Chính vì vậy, hoạt động PR của một doanh nghiệp XBP cũng khác so với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa bình thường.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đơn thuần khác thì thông qua hoạt động PR, các doanh nghiệp làm cho khách hàng biết đến sản phẩm của mình, biết đến doanh nghiệp mình nhưng với các doanh nghiệp XBP thì hoạt động PR còn mang tác dụng tuyên truyền, phổ biến nội dung của sách, của XBP như vậy tri thức trong các sản phẩm này cũng được phổ biến. Chính vì lý do này, các nhân viên làm công tác PR ở các doanh nghiệp XBP không chỉ đơn giản làm PR mà đồng thời làm công tác tuyên truyền. Họ không thể làm PR một cách hoàn toàn thương mại thuần tuý mà phải làm PR một cách có văn hoá, có đạo đức nghề nghiệp.
- Các doanh nghiệp của chúng ta hiện nay, khi làm PR chỉ mới chú trọng tới phần quan hệ báo chí, tổ chức sự kiện mà chưa quan tâm tới việc xây dựng quan hệ với các đối tượng công chúng khác như : khách hàng, nhà đầu tư,…
- Các nhân viên PR của các doanh nghiệp chưa được đào tạo PR một cách bài bản, đa phần trong số họ đều tự học, tự làm và rút kinh nghiệm. Điều này cũng góp phần ảnh hưởng tới sự phát triển của công tác PR trong các doanh nghiệp bởi đến một mức độ nào đó thì công tác PR của chúng ta cần phải chuyên nghiệp hơn nữa để sách của chúng ta không chỉ có mặt và gây tiếng vang trong nước mà còn phải vươn ra phạm vi thế giới.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tác dụng của PR trong các doanh nghiệp PH XBP
3.1: Các giải pháp bên trong doanh nghiệp
- Đào tạo nhân viên PR một cách chuyên nghiệp và bài bản hơn
- Các doanh nghiệp phải hiểu mình đang làm công tác văn hoá nên họ không thể thực hiện PR một cách phi văn hóa.
- Đối với một chương trình PR thì nên thực hiện chương trình mang tính chất 2 chiều. Ở các chương trình này, các nhân viên PR đóng vai trò tương đối mẫu thuẫn : một mặt họ thay mặt lãnh đạo và tổ chức để thuyết phục công chúng hành động theo mong muốn của tổ chức. Mặt khác, họ lại là tai mắt của tổ chức, doanh nghiệp để lắng nghe, tập hợp thông tin về các nhóm công chúng để tư vấn cho quá trình ra quyết định của bộ phận quản lý cấp cao.
Trong những kỹ năng cơ bản của bộ phận truyền thông, quan trọng nhất là kỹ năng và kiến thức để thực hiện vai trò quản lý chiến lược. Đó là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định chất lượng truyền thông. Nghiên cứu cho thấy bộ phận truyền thông không thể xây dựng một chương trình chất lượng nếu không có được sự coi trọng và ủng hộ của bộ phận quản lý cấp cao hoặc không tìm được tiếng nói chung với bộ phận quản lý cấp cao.
Tại Việt Nam, phần lớn DN KDXBP nhà nước đều có bộ phận tuyên truyền nhưng bộ phận này chỉ làm nhiệm vụ truyền thông 1 chiều- thông báo cho công chúng về các quyết định, chính sách cấp trên.
Các doanh nghiệp tư nhân đã bắt đầu chú ý hơn tới công tác quan hệ công chúng. Ngày càng có nhiều công ty, doanh nghiệp đưa bộ phận này vào cơ cấu tổ chức.
Tuy nhiên, những người làm công tác PR trong các doanh nghiệp XBP nói riêng và trong các DN nói chung còn 1 thực trạng nữa là trình độ chuyên môn, trình độ quản lý cũng như kiến thức xã hội, kiến thức chuyên ngành của người làm công tác PR còn chưa cao. Hơn nữa ngân sách cho hoạt động PR còn khiêm tốn nên gây ảnh hưởng cho chất lượng truyền thông.
Theo 1 kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn những người làm công tác PR ở Việt Nam còn rất trẻ và ít kinh nghiệm. Đa phần họ là những người tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ và báo chí nên thiếu kiến thức và kỹ năng về kinh doanh, kinh tế, tài chính, marketing. Họ cũng chưa đủ tầm hiểu biết để có thể đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, văn hoá, truyền thông, công nghệ, môi trường, … tới công việc kinh doanh nói chung và truyền thống nói riêng của đơn vị - là những kỹ năng cần thiết để hoạch định chiến lược và đường lối chính sách cho bất kỳ tổ chức nào. Tuy nhiên cần phải nói rằng nhà quản lý cũng có phần trách nhiệm vì có thể do nhiều lý do, trong đó lý do quan trọng là bản thân họ thiếu hiểu biết hoặc đánh giá không đầy đủ về vai trò của truyền thông và quan hệ công chúng nên đã lựa chọn sai ứng viên cho bộ phận này.
Như vậy khả năng quản lý chiến lược được coi như một tiêu chí hàng đầu để phân biệt truyền thông chất lượng cao và truyền thông kém chất lượng.
3.2: Các giải pháp từ bên ngoài doanh nghiệp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mar2.docx