Tìm hiểu Quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện

Chương trình kiểm toán này dùng để thực hiện kiểm tra chi tiết với các khoản công nợ. Những câu trả lời chính xác cho các câu hỏi có liên quan đến cuộc kiểm toán đối với phần hành này trong “Kế hoạch kiểm toán phần hành” sẽ hình thành nên những “Thủ tục bổ sung” trong chương trình kiểm toán mẫu. Chương trình này cần phải được sửa đổi, bổ sung thêm nếu như theo đánh giá của nhóm kiểm toán rằng các thủ tục đưa ra trong chương trình chưa bao quát hết những sai sót tiềm tàng có liên quan hoặc không đủ thông tin hướng dẫn phục vụ cho kiểm tra tính trọng yếu đối với phần hành này trong từng trường hợp cụ thể của từng cuộc kiểm toán.

doc113 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu Quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h với Thông báo giá vật liệu xây dựng do Liên Sở Xây dựng - Tài chính - UBND Tỉnh Lào Cai cung cấp cho từng thời kỳ. ãKiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế do chủ đầu tư ký kết với các nhà thầu thi công, các đơn vị có liên quan. ãKiểm tra, đối chiếu các biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng và các chứng từ thanh toán kèm theo. ãKiểm tra, đối chiếu các biên bản bàn giao đưa công trình xây dựng xong vào sử dụng cho các đơn vị liên quan với số báo cáo quyết toán. ãKiểm tra, đối chiếu hồ sơ và giá trị các công trình hoàn thành, bàn giao với giá trị quyết toán và giá trị thực hiện. ãKiểm tra, đối chiếu tình hình thực hiện đầu tư theo báo cáo quyết toán với giá trị đầu tư ghi nhận trên sổ kế toán và báo cáo tài chính. c.Kiểm tra giá trị vật tư thiết bị lắp đặt cho công trình: ãSắp xếp, hệ thống hoá các Văn bản pháp lý quy định thực hiện giá trị vật tư thiết bị lắp đặt cho công trình, hạng mục công trình. ãSắp xếp, đối chiếu, hệ thống hoá hồ sơ quyết toán giá trị vật tư thiết bị lắp đặt của nhà thầu, bao gồm: ệQuyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật tổng dự toán. ệHồ sơ mời thầu. ệHồ sơ đấu thầu. ệHồ sơ chấm thầu. ệQuyết định chọn thầu của Tổng Công ty A. ệHợp đồng kinh tế mua vật tư thiết bị với nhà thầu. ệHoá đơn tài chính. ệBiên bản kiểm tra chất lượng của Vinacontrol. ệBiên bản nghiệm thu lắp đặt. ệThanh lý hợp đồng kinh tế. ệChứng từ trả tiền. d.Kiểm toán các khoản chi phí khác: ãSắp xếp, hệ thống hoá các Văn bản pháp lý quy định thực hiện các khoản chi phí khác cho công trình, hạng mục công trình. ãSắp xếp, đối chiếu, hệ thống hoá hồ sơ quyết toán công trình hoàn thành: dự toán, quyết toán, hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu bàn giao hồ sơ, biên bản nghiệm thu bàn giao khối lượng, thanh lý hợp đồng và chứng từ thanh toán khác… với trình tự và thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định hiện hành. ãKiểm tra, đối chiếu các khoản chi khác với các quy định hiện hành về công tác đầu tư xây dựng cơ bản tại thời điểm thực hiện. ãKiểm tra, đối chiếu số quyết toán các khoản chi khác với Hợp đồng kinh tế được ký kết, nghiệm thu, thanh lý và các chứng từ khác kèm theo. 4.2.Trách nhiệm : ãTrách nhiệm của Chủ đầu tư Công ty Y là cung cấp và chịu trách nhiệm về tính pháp lý, tính đúng đắn và trung thực của các hồ sơ, tài liệu, chứng từ quyết toán công trình hoàn thành Dự án xây dựng Nhà máy X. Công ty Y chịu trách nhiệm lập và trình bày Báo cáo quyết toán vốn đầu tư Nhà máy X trên cơ sở toàn bộ hồ sơ, chứng từ quyết toán và các căn cứ quyết toán để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ phát sinh trong quá trình đầu tư mà Công ty Y đã thực hiện với các đơn vị liên quan. ãTrách nhiệm của chúng tôi - đơn vị Kiểm toán là kiểm tra tính tuân thủ các thủ tục và trình tự đầu tư xây dựng cơ bản trong việc thực hiện đầu tư xây dựng công trình hoàn thành; Kiểm tra hợp đồng vay vốn và lãi vốn vay phải trả đầu tư cho công trình; Kiểm tra hồ sơ quyết toán giá trị xây lắp công trình; Kiểm tra hồ sơ tài liệu lắp đặt thiết bị cho công trình; Kiểm tra hồ sơ, tài liệu, chứng từ các khoản chi phí khác liên quan;… Từ đó đưa ra ý kiến nhận xét giúp Chủ đầu tư và các cơ quan chức năng xem xét trong quá trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành. 4.3.Mục đích kiểm toán: Căn cứ hồ sơ quyết toán công trình hoàn thành và các tài liệu liên quan khác do Công ty Y cung cấp. Chúng tôi đã tiến hành công việc kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình hoàn thành dự án Nhà máy X với các mục tiêu sau: ãBằng kết quả kiểm toán và ý kiến nhận xét giúp Công ty Y hoàn thiện về hồ sơ Báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo đúng các quy định của Nhà nước về quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành - trình cấp có thẩm quyền xét duyệt. ãGiúp các cơ quan quản lý Nhà nước có căn cứ trong việc xem xét thẩm tra và phê duyệt Báo cáo quyết toán dự án theo quy định. 5.Kết quả kiểm toán: Trong phạm vi hồ sơ tài liệu được cung cấp và các căn cứ thực hiện kiểm toán cũng như nội dung, trách nhiệm và mục đích kiểm toán đã đề cập ở trên, chúng tôi đã tiến hành công việc kiểm toán và có một số ý kiến sau: 5.1. Về nguồn vốn sử dụng cho công trình: ( Đơn vị tính: đồng) Nguồn vốn Số liệu Quyết toán Số liệu kiểm toán Ghi chú 1. Vốn tự bổ sung 79.697.911.210 79.697.911.210 2. Vốn vay 45.000.000.000 45.000.000.000 (*) Tổng cộng 124.697.911.210 124.697.911.210 Chi tiết nguồn vốn đầu tư theo năm thực hiện: (Đơn vị tính: đồng) STT Năm Xây lắp Thiết bị Chi khác Cộng 1 1998 20.000.026.440 112.896.715 20.112.923.155 2 1999 37.544.432.050 270.716.830 37.815.148.880 3 2000 27.573.095.875 22.599.214.710 12.310.839.280 62.483.149.865 4 2001 3.500.000.000 786.689.310 4.286.689.310 Cộng 27.573.095.875 83.643.673.200 13.481.142.135 124.697.911.210 Ghi chú: (*) Nguồn vốn vay quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia cho công trình theo Khế ước vay vốn số 01/KƯVV với lãi suất vay vốn ưu đãi bằng 0. 5.2. Tổng hợp giá trị dự án: ( Đơn vị tính: đồng ) Chỉ tiêu Số liệu theo Báo cáo QT Số liệu theo Kiểm toán Chênh lệch Ghi chú A 1 2 3 = 2 – 1 4 1. Giá trị xây lắp 29.850.345.875 27.573.095.875 -2.277.250.000 (1) 2. Giá trị thiết bị 83.643.673.200 83.643.673.200 0 (2) 3. Chi khác 14.308.638.850 13.481.142.135 -827.496.715 (3) Tổng cộng 127.802.657.925 124.697.911.210 -3.104.746.715 5.3. Phân tích nguyên nhân tăng giảm: Giá trị dự án theo quyết toán: 127.802.657.925 đ Giá trị dự án theo kiểm toán: 124.697.911.210 đ Chênh lệch giảm là: 3.104.746.715 đ Cụ thể nguyên nhân chênh lệch như sau: a.Chi phí xây lắp Số đơn vị quyết toán: 29.850.345.875 đ Số kiểm toán: 27.353.095.875 đ Chênh lệch giảm: 2.277.250.000 đ Cụ thể các nguyên nhân chênh lệch tại các khoản chi phí như sau: ãTính toán, xác định lại khối lượng thực tế thi công hạng mục công trình theo thiết kế kỹ thuật thi công, hồ sơ hoàn công và các biên bản nghiệm thu. ãáp lại một số đơn giá, chế độ thanh - quyết toán theo quy định tại các thời điểm thi công hạng mục và công việc của công trình. b.Giá trị thiết bị lắp đặt Số đơn vị quyết toán: 83.643.673.200đ Số kiểm toán (tạm tính) (*): 83.643.673.200 đ Chênh lệch giảm: 0 đ (*) Chi tiết xem cụ thể tại Mục nhận xét kiến nghị c.Chi phí khác Số đơn vị quyết toán: 14.308.638.850 đ Số kiểm toán: 13.481.142.135 đ Chênh lệch giảm: 827.496.715 đ Cụ thể nguyên nhân chênh lệch tại các khoản chi sau: c.1.Lập dự án khả thi: Giảm 238.500.000 đồng Giảm khoản chi phí lập dự án khả thi trả cho Phòng Đầu tư XDCB, số tiền 238.500.000 đồng do Phòng Đầu tư XDCB là phòng chuyên trách thuộc Công ty Y. c.2. Chi phí khoan thăm dò: Giảm 112.896.715 đồng Giảm khoản chi phí khoan thăm dò trả cho Phòng Địa chất, số tiền 112.896.715 đồng do Phòng Địa chất là phòng chuyên trách thuộc Công ty Y c.3. Chi phí thử mẫu nước: Giảm 7.000.000 đồng Là khoản thuế GTGT 10% theo quyết toán không tính vào giá trị công trình. c.4. Chi phí chuyên gia: Giảm 454.100.000 đồng Do chi phí chuyên gia đã được xác định trong Hợp đồng kinh tế với Xí nghiệp Cơ khí QTNB v/v cung cấp toàn bộ thiết kế Nhà máy X (thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công), đào tạo kỹ thuật, hướng dẫn công nhân vận hành, giám sát thi công, hướng dẫn lắp đặt thiết bị và chỉ đạo vận hành chạy thử, xây lắp lò điện, cung cấp thiết bị công nghệ cho các công đoạn sản xuất. c.5. Chi phí chạy thử: Giảm 15.000.000 đồng Do sản phẩm thu hồi sau chạy thử, quyết toán đơn vị xác định theo đơn giá là 12.000.000 đồng/tấn. Số liệu kiểm toán xác định đơn giá sản phẩm thu hồi theo giá bán thực tế là 12.400.000 đồng (chưa bao gồm thuế GTGT 5%). Số liệu chênh lệch là 37,5T x (12.400.000đ – 12.000.000đ) = 15.000.000 đồng. 6.Nhận xét và kiến nghị: 6.1.Nhận xét chung: Sau khi đối chiếu, hệ thống hoá danh mục, nội dung các văn bản pháp lý của hồ sơ công trình hoàn thành dự án do Công ty Y cung cấp, chúng tôi nhận thấy: ãCông trình Nhà máy X được Tổng Công ty A phê duyệt dự án đầu tư và Quyết định điều chỉnh vốn đầu tư dự án. ãCông trình Nhà máy X do Công ty Y làm chủ đầu tư được Tổng Công ty A phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. Trong quá trình thực hiện đầu tư, để phù hợp với thực tế thực hiện dự án Chủ đầu tư công trình Công ty Y đã lập lại dự toán điều chỉnh và có các tờ trình trình Tổng Công ty A duyệt dự toán điều chỉnh. Trên cơ sở đó Tổng Công ty A đã có các Công văn phê duyệt điều chỉnh dự toán xây lắp chi tiết, Công văn phê duyệt điều chỉnh dự toán chi phí chạy thử, Quyết định phê duyệt điều chỉnh bổ xung dự toán xây lắp chi tiết. 6.2. Các nhận xét và kiến nghị chi tiết: a.Việc xây lắp và cung cấp vật tư thiết bị lắp đặt cho công trình Nhà máy X thuộc Công ty Y được thực hiện theo phương pháp đấu thầu (theo quyết định của Tổng Công ty A). Theo quyết định của Tổng Công ty A thì toàn bộ dự án được chia thành 03 gói thầu chính, gồm: ãGói thầu số 1: ệThiết kế kỹ thuật thi công. ệChuyển giao công nghệ và đào tạo công nhân vận hành. ệCung cấp thiết bị cho các hạng mục: lò điện, xử lý nước thải, thiết bị đo kiểm tra, hệ thống thu hồi bùn để sản xuất axit. ãGói thầu số 2: ệCung cấp thiết bị cho các hạng mục: công đoạn gia công nguyên liệu, hệ thống cung cấp điện. ệLắp đặt toàn bộ thiết bị (trừ lò điện). ãGói thầu số 3: ệXây dựng toàn bộ các hạng mục công trình kiến trúc nhà xưởng theo thiết kế (trừ hệ thống lò điện). ệLắp đặt toàn bộ hệ thống điện động lực và chiếu sáng. Qua kiểm tra tình hình hồ sơ, tài liệu, chứng từ do Chủ đầu tư cung cấp tại từng gói thầu chúng tôi thấy: ãTại gói thầu số 1: ệSố tiền Chủ đầu tư thanh toán cho Xí nghiệp Cơ khí QTNB theo các nội dung công việc tại gói thầu số 1 nhưng chưa được nhà thầu cung cấp đủ hoá đơn tài chính. ệCông ty Y và nhà thầu lắp đặt thiết bị chưa có biên bản xác nhận về giá trị vật tư và tiền điện tiêu hao do Bên A cấp. ệTại thời điểm quyết toán, trên sổ kế toán tại đơn vị chưa theo dõi khoản công nợ phải trả với Xí nghiệp Cơ khí QTNB. Đề nghị đơn vị hoàn thiện các chứng từ, hoá đơn còn thiếu theo quy định ãTại gói thầu số 02: ệCông ty Y và Xí nghiệp Cơ khí QTNB chưa lập biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng kinh tế. ệĐơn vị không giữ lại 5% giá trị bảo hành lắp đặt theo hợp đồng. Đề nghị đơn vị hoàn thiện các điều kiện thanh toán theo quy định hiện hành. ãTại gói thầu số 3A: Đơn vị không giữ lại 5% giá trị bảo hành xây lắp công trình theo quy định của hợp đồng. b.Về chi phí khác: ãChi phí chạy thử: Qua kiểm tra Hồ sơ chi phí chạy thử, chúng tôi thấy các Biên bản nghiệm thu chạy thử, Quyết toán chi phí chạy thử do Công ty Y lập không có chữ ký và các thành phần tham gia là các nhà thầu thi công xây lắp công trình, nhà thầu cung cấp lắp đặt thiết bị cho công trình và các chuyên gia giám sát. Đề nghị Công ty Y hoàn thiện hồ sơ quyết toán chi phí chạy thử và báo cáo với các cơ quan quản lý cấp trên để được xử lý, giải quyết và thực hiện nghiệm thu công trình theo quy định. ãChi phí thử mẫu nước: Theo Hợp đồng kinh tế giữa Công ty Y và Liên hợp khảo sát địa chất xử lý nền móng công trình v/v thử nghiệm mẫu đất nguyên dạng, mẫu nước tại nền móng Nhà máy X; Biên bản nghiệm thu quyết toán và Uỷ nghiệm chi thì Công ty Y đã trả đủ số tiền chi phí khảo sát cho Liên hợp khảo sát địa chất xử lý nền móng công trình là 77.000.000 đồng (bao gồm cả thuế GTGT 10%). Tuy nhiên, Liên hợp khảo sát địa chất xử lý nền móng công trình chưa cung cấp hoá đơn tài chính dịch vụ này cho Công ty Y. Nhà máy X do Công ty Y làm Chủ đầu tư được khởi công xây dựng từ quý 4 năm 1999 và đưa vào sử dụng ngày 07 tháng 01 năm 2002 theo Biên bản nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng ngày 07/01/2002. Hội đồng nghiệm thu công trình bao gồm các thành viên sau: ãCông ty Y: ệGiám đốc Công ty - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu. ệPhó Giám đốc – Uỷ viên ệPhó Giám đốc – Uỷ viên ãTổng Công ty A: ệChuyên viên Ban đầu tư xây dựng: 2 người. ệChuyên viên Ban kỹ thuật: 1 người. Báo cáo kiểm toán về Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành Dự án Nhà máy X được lập thành 05 bản, các bản có giá trị pháp lý như nhau. Phần III giải pháp hoàn thiện kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đàu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành do Công ty dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện I.Những bài học kinh nghiệm từ Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành. Qua thực tiễn kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành Nhà máy X cho thấy: Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư được thực hiện thống nhất theo quy trình kiểm toán đã được AASC xây dựng. Tuy nhiên, do những nét đặc thù riêng của khách hàng về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, của từng dự án đầu tư mà nội dung của từng bước công việc đã được kiểm toán viên vận dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Qua xem xét việc kiểm toán khoản mục Báo cáo quyết toán vốn đầu tư có thể rút ra một số nhận xét sau: Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, các bước công việc kiểm toán viên cần thực hiện gồm có: tiếp cận với khách hàng và lập kế hoạch kiểm toán. Tiếp cận khách hàng là bước thực hiện đầu tiên trong quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư của Công ty AASC. Việc thực hiện tốt ngay từ công tác tiếp cận với khách hàng đã đảm bảo cho việc lập kế hoạch kiểm toán của AASC đạt hiệu quả cao, tạo nền tảng vững chắc cho sự thành công của cuộc kiểm toán. Do đó, AASC thường cử các nhà lãnh đạo cao cấp của mình tham gia vào giai đoạn này. Việc tiếp cận với khách hàng không dập khuôn máy móc mà được Công ty thực hiện rất linh hoạt tùy thuộc vào mối quan hệ của Công ty với từng khách hàng cũng như quy mô và đặc điểm của mỗi khách hàng. Thực tế cho thấy công tác tiếp cận khách hàng được AASC tiến hành nhanh chóng, không gây khó khăn cho khách hàng, đưa ra các quy định đi đến chấp nhận kiểm toán và ký kết hợp đồng một cách chính xác, thích hợp với từng điều kiện cụ thể. Thủ tục ký kết hợp đồng được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo quy định hiện hành của luật pháp về Hợp đồng kinh tế và phù hợp với Chuẩn mực Kiểm toán Việt nam số 210 về “Hợp đồng kiểm toán”. Trước khi tiến hành kiểm toán, để đảm bảo tính thận trọng nghề nghiệp, Công ty AASC đều thực hiện lập kế hoạch kiểm toán để làm cơ sở cũng như bảo đảm tính khoa học, hiệu quả cho bước thực hiện kiểm toán sau này đồng thời cũng là tuân thủ theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300 về “Lập kế hoạch kiểm toán”. Do vậy, kiểm toán viên rất chú trọng thu thập, tìm hiểu các thông tin chi tiết về khách hàng. Với các thông tin thu thập được, có thể khẳng định rằng AASC luôn tuân thủ Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 310 về thu thập thông tin cơ sở khi tiến hành kiểm toán: “Để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán…” . Kỹ thuật kiểm toán được kiểm toán viên AASC sử dụng để thu thập thông tin về khách hàng chủ yếu là quan sát và phỏng vấn nên đã tạo được sự hợp tác nhiệt tình của khách hàng đồng thời bày tỏ được mong muốn hoàn thành công việc kiểm toán với hiệu quả cao nhất. Cũng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên AASC tiến hành tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ để đưa ra được phương pháp tiếp cận kiểm toán phù hợp cũng như hình thành những ý kiến tư vấn cho khách hàng. Trước năm 2001, AASC tiến hành công việc này trên cơ sở sự hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế số 400 và đến đầu năm 2002, sau quyết định ban hành chuẩn mực đợt 3 của Bộ Tài chính, Công ty chính thức áp dụng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 về “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”. Thực tế cho thấy việc tìm hiểu tốt hệ thống kiểm soát nội bộ đã tạo cơ sở cho AASC đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu một cách thích hợp. Bên cạnh đó, Công ty AASC đã xây dựng được một mô hình đánh giá mức trọng yếu khá đầy đủ và hợp lý. Tuy vẫn còn ở bước thử nghiệm ban đầu và còn dựa nhiều vào kinh nghiệm của kiểm toán viên nhưng mô hình này đã là căn cứ đảm bảo định hướng cho công việc của kiểm toán viên cũng như việc thiết lập các bút toán điều chỉnh. Giai đoạn thực hiện kiểm toán Trên cơ sở lập kế hoạch kiểm toán đầy đủ về thời gian, phạm vi tiến hành kiểm toán và các chương trình kiểm toán được xây dựng sẵn của mình, AASC đã tiến hành cuộc kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư với một trình tự tương đối chặt chẽ. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên đã kết hợp chi tiết với tổng hợp, kết hợp tổng hợp với phân tích, vừa nghiên cứu tổng quan, vừa đi sâu điều tra chọn mẫu, khai thác tối đa các biên bản sẵn có. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các tài liệu thu thập được cũng như giấy tờ làm việc của kiểm toán viên được đánh số tham chiếu một cách có hệ thống. Công ty AASC đã xây dựng được một hệ thống tham chiếu thống nhất trong toàn Công ty. Hệ thống tham chiếu rõ ràng và khoa học này giúp cho các kiểm toán viên dễ dàng đối chiếu, liên kết các phần việc với nhau, thuận lợi cho việc soát xét cũng như tra cứu lại. Giai đoạn kết thúc kiểm toán Khi kết thúc kiểm toán tổng hợp kết quả kiểm toán của từng khoản mục và đánh giá mối liên hệ giữa kết quả kiểm toán của các khoản mục có liên quan chặt chẽ với nhau, đặc biệt là các khoản mục được đánh giá là trọng yếu. Theo đó, những sai sót phát hiện cụ thể của từng khoản mục sẽ được đưa vào Báo cáo kiểm toán hay Thư quản lý với những nội dung khác nhau. Trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán, Công ty AASC luôn thực hiện việc soát xét công việc kiểm toán trên hồ sơ (file) kiểm toán bởi những người có trình độ và kinh nghiệm. Giấy tờ làm việc có liên quan đến những mục tiêu trọng tâm thì thường được Ban Giám đốc kiểm tra lại. Công việc này giúp cho Công ty có thể phát hiện ra các điểm mạnh, điểm yếu của mình để không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán. Báo cáo kiểm toán do AASC đưa ra được viết ngắn gọn, đủ ý, đánh giá minh bạch, chứng minh rõ ràng, lập luận chặt chẽ, phù hợp với Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 700 về “Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính”. Các kết luận kiểm toán được đưa ra độc lập khách quan, chính xác với thực tế, mang tính xây dựng cao và tạo được sự tin cậy cho những người quan tâm. II.Đề xuất phương hướng hoàn thiện kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành trong quy trình kiểm toán của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Kiểm toán đầu tư XDCB là một lĩnh vực vô cùng phức tạp, khối lượng công việc thì rất lớn mà lại tập trung vào một số ít các kiểm toán viên, nên đã gây ra tình trạng quá tải. Vì vậy, Công ty nên có chiến lược bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, vừa đào tạo mới để bổ sung lực lượng kiểm toán viên trong lĩnh vực đầu tư XDCB. Điều đó sẽ góp phần giải quyết những yêu cầu trước mắt và cũng là nền tảng để tăng sức cạnh tranh của Công ty trong tương lai ở lĩnh vực đầu tư XDCB. Việc kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành hiện nay chỉ là kiểm toán khi công trình XDCB đã hoàn thành. Do vậy dù công việc kiểm toán có tiến hành khoa học và hiệu quả đến đâu cũng rất khó đưa ra một kết luận chính xác, vì rất nhiều nội dung cấu thành công trình chỉ biết được trong khi thi công như chất lượng vật tư, thiết bị…. Vì vậy, để kiểm toán một cách toàn diện và có kết luận đúng đắn nhất về công trình các công việc kiểm toán nên tiến hành ngay khi có quyết định cho phép thực hiện dự án (Có tính XDCB), kiểm toán song song đồng thời với quá trình thi công xây dựng công trình. Quá trình kiểm toán đầu tư XDCB hiện nay mới chỉ tiến hành ở bên chủ đầu tư, đây mới là một khâu, một mắt xích trong hệ thống các tổ chức tham gia quản lý và thi công xây dựng công trình. Công trình được hình thành là sản phẩm của rất nhiều bên tham gia quản lý và thi công xây dựng, do đó, muốn có kết luận đúng đắn, sát thực thì nên tiến hành kiểm toán một cách song song đồng thời cả đối với bên nhận thầu xây lắp và cung cấp vật tư thiết bị mới có cơ sở kết luận đúng đắn về các yếu tố cấu thành công trình, đưa ra một kết luận toàn diện và đúng đắn về một công trình. Việc vận dụng phương pháp kiểm toán cũng nên linh hoạt theo từng điều kiện cụ thể, từng công trình (công trình công nghiệp, dân dụng, công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, hay là nguồn vốn nước ngoài…). Nếu chủ đầu tư vừa thi công công trình vừa tiến hành SXKD thì quá trình kiểm toán phải là sự kết hợp giữa kiểm toán doanh nghiệp và kiểm toán đầu tư XDCB. Khung giá phí quy định hiện nay chưa hợp lý. Kiểm toán đầu tư XDCB là một lĩnh vực vô cùng phức tạp nhưng mức phí kiểm toán hiện nay chưa phù hợp, do vậy, nó góp phần làm hạn chế kết quả và chất lượng kiểm toán đầu tư XDCB. Vì vậy, nên thay đổi về mức phí kiểm toán cho phù hợp và đúng mức để chất lượng kiểm toán được nâng lên. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm là khi tiến hành kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư Công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, đó là việc chưa có một hệ thống chính sách, chế độ và luật pháp đầy đủ, chặt chẽ đồng bộ cho các lĩnh vực khác nhau. Các Chuẩn mực Kế toán và Chuẩn mực Kiểm toán hiện nay chưa đầy đủ, do vậy khi kiểm toán, các kiểm toán viên phải vận dụng theo các chuẩn mực được chấp nhận phổ biến. Chính điều này cũng tạo nên sự khác nhau về kết quả kiểm toán do sự vận dụng và mức độ hiểu biết có sự khác nhau. Vì vậy, Cần sớm ban hành đầy đủ các chuẩn mực cả kiểm toán và kế toán của Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm toán, đồng thời có căn cứ để đưa ra kết luận đúng đắn và phù hợp. Hệ thống chính sách, chế độ trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng phải đồng bộ, đầy đủ, cụ thể và chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho hoạt động kiểm toán và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán tại Công ty AASC nói riêng. Kết luận Qua lý luận và thực tiễn kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán cho thấy việc kiểm toán trong lĩnh vực XDCB đóng vai trò rất quan trọng. Việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB một cách hợp lý và khoa học sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của cuộc kiểm toán, giảm bớt rủi ro kiểm toán, từ đó tạo sự phát triển vững mạnh cho Công ty Kiểm toán trong môi trường cạnh tranh mới. Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB rất phức tạp và mất nhiều thời gian nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện quyết toàn vốn đầu tư. Vì vậy, trong thời gian thực tập tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán, em đã chọn đề tài “Tìm hiểu Quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện” Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: Thầy giáo, GS.TS Nguyễn Quang Quynh, T.S Ngô Trí Tuệ, Thầy giáo Trần Mạnh Dũng và các thầy cô giáo Khoa Kế toán - Trường Đại học KTQD. Ban Giám đốc Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán cùng các anh chị Phòng Tư vấn Kiểm toán. Đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù đã có nỗ lực của bản thân nhưng do kiến thức và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để em có được những kiến thức và hiểu biết sâu sắc hơn trong học tập và công tác sau này. Phụ lục 1: Phân tích đánh giá Khách hàng :……………………….. Tên công trình :……………………….. STT Chỉ tiêu Giá trị quyết toán thực hiện Suất vốn đầu tư chung Tăng giảm Giá trị Công suất Suất vốn đầu tư thực hiện A B 1 2 3=1/2 4 5=3-4 Hạng mục A Hạng mục B Hạng mục C Đánh giá:…………………………………………………………………. Phân tích đánh giá Khách hàng :……………………….. Tên công trình :……………………….. STT Chỉ tiêu Tổng dự toán Thực hiện Tăng giảm Nguyên nhân Giá trị % 1 2 Tổng số vốn đầu tư Xây lắp Thiết bị Kiến thiết cơ bản khác Công trình, hạng mục công trình Hạng mục A Hạng mục B Hạng mục C … Đánh giá:………………………………………………………………… Phụ lục 2: Chương trình kiểm toán nguồn vốn Phần hành: Nguồn vốn đầu tư 1. Rủi ro xác định chi tiết Những rủi ro chi tiết dưới đây được xác định trong chương trình kiểm toán: Chi tiết rủi ro Phương pháp kiểm toán Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Nhận xét/Tham chiếu (Những rủi ro này đã được xác định trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán) 2.Thủ tục kiểm tra chi tiết- Không có rủi ro chi tiết được xác định Chương trình kiểm toán này dùng để thực hiện kiểm tra chi tiết đối với nguồn vốn. Những câu trả lời chính xác cho các câu hỏi có liên quan đến cuộc kiểm toán đối với phần hành này trong “Kế hoạch kiểm toán phần hành” sẽ hình thành nên những “Thủ tục kiểm toán bổ sung” trong chương trình kiểm toán mẫu. Chương trình này cần phải được sửa đổi, bổ sung thêm nếu như theo đánh giá của nhóm kiểm toán rằng các thủ tục đưa ra trong chương trình chưa bao quát hết những sai sót tiềm tàng có liên quan hoặc không đủ thông tin hướng dẫn phục vụ cho kiểm tra tính trọng yếu đối với phần hành này trong từng trường hợp cụ thể của từng cuộc kiểm toán. Sau khi trả lời các câu hỏi về “Thủ tục kiểm toán chi tiết” trong “Kế hoạch kiểm toán nguồn vốn”, tiến hành các thủ tục trong bảng sau đây: Các thủ tục kiểm toán tổng hợp 1 Kiểm tra số dư nguồn vốn 2 Kiểm tra lãi tiền gửi Ngân hàng 3 Kiểm tra việc trình bày và hạch toán nguồn vốn Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện Tham chiếu I Kiểm tra số dư nguồn vốn Thu thập các bảng tổng hợp của tài khoản nguồn vốn qua các năm (vốn N SNN cấp, vốn tự bổ sung, vốn vay…), phản ánh số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và dư cuối kỳ qua các năm; các nghiệp vụ ảnh hưởng đến tình hình tăng giảm nguồn vốn qua các năm… 1. Kiểm tra số tổng cộng 2. Đối chiếu số tổng cộng với sổ cái hàng năm 3. Đối chiếu số phát sinh nguồn vốn với các chứng từ, tài liệu pháp lý có liên quan như quyết định cấp vốn của cơ quan có thẩm quyền, hợp đồng vay vốn của ngân hàng, quyết định bổ sung vốn của chủ đầu tư (nếu có), bản đối chiếu số liệu cấp phát vốn,… 4. Kiểm tra toàn bộ thay đổi liên quan đến nguồn vốn B. Đánh giá kết quả kiểm tra 2 Kiểm tra lãi tiền gửi ngân hàng A. Thu thập các Bảng tổng hợp lãi tiền gửi ngân hàng qua các năm, kiểm tra số tổng cộng, đối chiếu, kiểm tra số phát sinh với sổ cái hàng năm và các tài liệu có liên quan như phiếu tính lãi của ngân hàng… B. Đánh giá kết quả kiểm tra 3. Kiểm tra việc trình bày và hạch toán nguồn vốn A. Xét xem các nguồn vốn (NSNN, vay ngân hàng tự có…) có được ghi chép, phản ánh, phân loại hợp lý không. B. Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về quy chế thủ tục cấp phát vốn, vay vốn ngân hàng (nếu có). C. Kiểm tra việc trình bày các nguồn vốn có đúng thành phần vốn (XL, TB, KTCB khác) có đúng với quyết định đầu tư và số liệu cấp phát vốn của cơ quan cấp phát, ngân hàng không. D. Xét xem các nghiệp vụ ảnh hưởng tới tình hình tăng giảm vốn có được ghi chép và phản ánh tuân theo các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước khống Phụ lục 3: Chương trình kiểm toán chi phí xây lắp Phần hành Chi phí xây lắp 1.Rủi ro xác định chi tiết Những rủi ro chi tiết dưới đây được xác định trong chương trình kiểm toán: Chi tiết rủi ro Phương pháp kiểm toán Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Nhận xét /tham chiếu (Những rủi ro này đã được xác định trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán) 2.thủ tục kiểm tra chi tiết- Không có rủi ro chi tiết được xác định Chương trình kiểm toán này dùng để thực hiện kiểm tra chi tiết với chi phí xây lắp. Những câu trả lời chính xác cho các câu hỏi có liên quan đến cuộc kiểm toán đối với phần hành này trong “Kế hoạch kiểm toán toàn phần hành” sẽ hình thành trên những “Thủ tục bổ sung” trong chương trình kiểm toán mẫu. Chương trình này cần phải được sửa đổi, bổ sung thêm nếu như theo đánh giá của nhóm kiểm toán rằng các thủ tục đưa ra trong chương trình chưa bao quát hết những sai sót tiềm tàng có liên quan hoặc không đủ thông tin hướng dẫn phục vụ cho kiểm tra tính trọng yếu đối với phần hành này trong từng trường hợp cụ thể của từng cuộc kiểm toán. Sau khi trả lời các câu hỏi về “Thủ tục kiểm toán chi tiết” trong “Kế hoạch kiểm toán chi phí xây lắp”, tiến hành các thủ tục trong bảng sau đây. Các thủ tục kiểm toán tổng hợp 1. Kiểm tra tổng hợp chi phí xây lắp 2. Kiểm tra chi tiết chi phí xây lắp Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện Tham chiếu Kiểm tra tổng hợp chi phí xây lắp a.thu nhập các bảng tổng hợp chi phí xây lắp qua các năm 1. kiểm tra số liệu tổng cộng 2. đối chiếu số liệu tổng cộng với sổ cái hàng năm , với báo cáo tổng quyết toán b. thực hiện các thủ tục phân tích đối với chi phí xây lắp 1. xem xét sự tăng giảm chi phí xây lắp của các hạng mục so với tổng dự toán được duyệt 2. xem xét sự tăng giảm suất đầu tư thực tế với suất đầu tư theo qui định … đánh giá kết quả kiểm tra Kiểm tra chi tiết chi phí xây lắp a. trên cơ sở phân tích chi phí xây lắp , lựa chọn một số hạng mục để kiểm tra và đối chiếu với các bằng chứng sau: 1.phiếu giá công trình 2. chứng từ cấp phát , thanh toán của ngân hàng 3. tổng hợp khối lượng thanh toán 4. đánh giá kết quả kiểm tra và khẳng định rằng tất cả chi phí xây lắp liên quan đến các hạng mục công trình đã được hạch toán đầy đủ b. kiểm tra chi tiết quyết toán chi phí xây lắp của một vài hạng mục công trình để đảm bảo rằng : 1. khối lượng quyết toán đã phản ánh phù hợp thực tế thi công 2. đơn giá quyết toán được áp dụng phù hợp với qui định của nhà nước và thực tế công trình 3. định mức quyết toán được áp dụng phù hợp với qui định của nhà nước và thực tế công trình c. đánh giá kết quả kiểm tra Phụ lục 4: Chương trình kiểm toán chi phí thiết bị: Phần hành Chi phí thiết bị 1.Rủi ro xác định chi tiết Những rủi ro chi tiết dưới đây được xác định trong chương trình kiểm toán: Chi tiết rủi ro Phương pháp kiểm toán Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Nhận xét / tham chiếu (Những rủi ro này đã được xác định trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán) 2.thủ tục kiểm tra chi tiết- Không có rủi ro chi tiết được xác định Chương trình kiểm toán này dùng để thực hiện kiểm tra chi tiết với chi phí thiết bị. Những câu trả lời chính xác cho các câu hỏi có liên quan đến cuộc kiểm toán đối với phần hành này trong “Kế hoạch kiểm toán phần hành” sẽ hình thành nên những “Thủ tục bổ sung” trong chương trình kiểm toán mẫu. Chương trình này cần phải được sửa đổi, bổ sung thêm nếu như theo đánh giá của nhóm kiểm toán rằng các thủ tục đưa ra trong chương trình chưa bao quát hết những sai sót tiềm tàng có liên quan hoặc không đủ thông tin hướng dẫn phục vụ cho kiểm tra tính trọng yếu đối với phần hành này trong từng trường hợp cụ thể của từng cuộc kiểm toán. Sau khi trả lời các câu hỏi về “Thủ tục kiểm toán chi tiết” trong “Kế hoạch kiểm toán chi phí thiết bị”, tiến hành các thủ tục trong bảng sau đây: Các thủ tục kiểm toán tổng hợp 1. Kiểm tra tổng hợp chi phí thiết bị 2. Kiểm tra chi tiết chi phí thiết bị Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện Tham chiếu Kiểm tra tổng hợp chi phí thiết bị A. thu nhập các bảng tổng hợp chi phí thiết bị qua các năm 1. Kiểm tra số liệu tổng cộng 2. đối chiếu số liệu tổng cộng với sổ cái hàng năm , với báo cáo tổng quyết toán b. thực hiện các thủ tục phân tích đối với chi phí thiết bị 1. xem xét sự tăng giảm chi phí thiết bị của các hạng mục so với tổng dự toán được duyệt C. đánh giá kết quả kiểm tra Kiểm tra chi tiết chi phí thiết bị a. trên cơ sở phân tích chi phí thiết bị , lựa chọn một số hạng mục để kiểm tra và đối chiếu với các bằng chứng sau: 1. phiếu yêu cầu xuất thiết bị (vật tư thiết bị do a cấp ) 2. phiếu xuất vật tư , thiết bị 3. hoá đơn chứng từ mua thiết bị 4. chứng từ cấp phát thanh toán của ngân hàng 5. phiếu giá công trình (thiết bị do b mua) 6. tổng hợp khối lượng thanh toán 7. đánh giá kết quả kiểm tra và khẳng định rằng tất cả chi phí thiết bị liên quan đến các hạng mục công trình đã được hạch toán đầy đủ b. kiểm tra chi tiết quyết toán chi phí thiết bị của một vài hạng mục công trình để đảm bảo rằng : 1. khối lượng quyết toán đã phản ánh phù hợp thực tế thi công (so sánh đối chiếu với khối lượng quyết toán lắp đặt , quyết toán vật tư thiết bị nhập khẩu ) 2. đơn giá quyết toán được áp dụng phù hợp với qui định của nhà nước và theo đúng hợp đồng , hoá đơn , chứng từ c. đánh giá kết quả kiểm toán Phụ lục 5: Chương trình kiểm toán chi phí khác Phần hành Chi phí khác 1.Rủi ro xác định chi tiết Những rủi ro chi tiết dưới đây được xác định trong chương trình kiểm toán: Chi tiết rủi ro Phương pháp kiểm toán Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Nhận xét/ tham chiếu (Những rủi ro này đã được xác định trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán) 2.thủ tục kiểm tra chi tiết- Không có rủi ro chi tiết được xác định Chương trình kiểm toán này dùng để thực hiện kiểm tra chi tiết với phần hành chi phí khác. Những câu trả lời chính xác cho các câu hỏi có liên quan đến cuộc kiểm toán đối với phần hành này trong “Kế hoạch kiểm toán phần hành” sẽ hình thành nên những “Thủ tục bổ sung” trong chương trình kiểm toán mẫu. Chương trình này cần phải được sửa đổi, bổ sung thêm nếu như theo đánh giá của nhóm kiểm toán rằng các thủ tục đưa ra trong chương trình chưa bao quát hết những sai sót tiềm tàng có liên quan hoặc không đủ thông tin hướng dẫn phục vụ cho kiểm tra tính trọng yếu đối với phần hành này trong từng trường hợp cụ thể của từng cuộc kiểm toán. Sau khi trả lời các câu hỏi về “Thủ tục kiểm toán chi tiết” trong “Kế hoạch kiểm toán chi phí khác”, tiến hành các thủ tục trong bảng sau đây: Các thủ tục kiểm toán tổng hợp 1. Kiểm tra tổng hợp chi phí khác. 2. Kiểm tra chi tiết chi phí ban quản lý công trình. 3. Kiểm tra chi tiết chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng. Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện Tham chiếu Kiểm tra tổng hợp chi phí khác A. thu nhập các bảng tổng hợp chi phí khác qua các năm 1. Kiểm tra số liệu tổng cộng. 2. đối chiếu số liệu tổng cộng với sổ cái hàng năm , với báo cáo tổng quyết toán b. thực hiện các thủ tục phân tích đối với các khoản mục chi phí khác 1. xem xét sự tăng giảm các khoản mục chi phí khác so với tổng dự toán được duyệt 2. đánh giá kết quả kiểm tra C. Chọn một số khoản mục chi phí khác để kiểm tra chi tiết (ngoại trừ chi phí đền bù và chi phí ban quản lý công trình được thực hiện riêng). Đối với mỗi khoản mục: 1. Chọn từ sổ cái qua các năm một số các nghiệp vụ chi phí phát sinh và đối chiếu tới một trong những bằng chứng sau: 1.1. Giấy đề nghị thanh toán, thanh lý hợp đồng, sổ chi tiết các nhà thầu (nếu chi phí được hạch toán tương ứng vào phần phải trả), hoặc chứng từ chi tiền nếu thanh toán trực tiếp. 1.2. Dựa trên các hợp đồng, dự toán, thanh lý hợp đồng, quyết toán hoá đơn và các chứng từ liên quan khác để tính toán lại, khẳng định rằng các chi phí đã được hạch toán đầy đủ và hợp lý. 2. Đánh giá kết quả kiểm tra. Kiểm tra chi tiết chi phí ban quản lý công trình a. Lựa chọn một số nghiệp vụ chi phí ban quản lý công trình phát sinh qua các năm và kiểm tra, đối chiếu tới một trong các bằng chứng sau: 1. Hoá dơn, chứng từ của người cung cấp dịch vụ hàng hoá. 2. Chứng từ chi tiền B. Riêng chi phí lương của ban quản lý công trình lựa chọn một số nghiệp vụ phát sinh và một số nhân viên để kiẻm tra và đối chiếu tới các bằng chứng sau: 1. Quyết định thành lập ban quản lý công trình. 2. Hợp đồng lao động. 3. Bảng chấm công, bảng tổng hợp tính lương, tổng hợp trợ cấp. 4. Chứng từ chi lương 5. Kiểm tra chữ ký trên bảng lương, khẳng định rằng tiền lương đã được thanh toán. C. Đánh giá kết quả kiểm tra. Kiểm tra chi tiết chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng A. Lựa chọn một số nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi phí giải phóng mặt bằng và kiểm tra, đối chiếu tới một trong những bằng chứng sau: 1. Quyết định đền bù của cấp có thẩm quyền. 2. Bảng tổng hợp thanh toán đền bù. 3. Chứng từ chi tiền B. Chọn một vài người hoặc đơn vị có tên trong bảng thanh toán tiền đền bù: 1. Kiểm tra tới quyết định đền bù. 2. Kiểm tra tới biên bản kiểm kê hiện trường, bảng tính toán tiền đền bù. 3. Kiểm tra chữ ký trên bảng thanh toán và có thể gửi thư xác nhận để khẳng định rằng những người có tên đã nhận được tiền đền bù. C. Đánh giá kết quả kiểm tra. Phụ lục 6: Chương trình kiểm toán tài sản cố định: Phần hành Tài sản cố định bàn giao 1.Rủi ro xác định chi tiết Những rủi ro chi tiết dưới đây được xác định trong chương trình kiểm toán: Chi tiết rủi ro Phương pháp kiểm toán Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Nhận xét / tham chiếu (Những rủi ro này đã được xác định trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán) 2.thủ tục kiểm tra chi tiết- Không có rủi ro chi tiết được xác định Chương trình kiểm toán này dùng để thực hiện kiểm tra chi tiết với chi phí thiết bị. Những câu trả lời chính xác cho các câu hỏi có liên quan đến cuộc kiểm toán đối với phần hành này trong “Kế hoạch kiểm toán phần hành” sẽ hình thành nên những “Thủ tục bổ sung” trong chương trình kiểm toán mẫu. Chương trình này cần phải được sửa đổi, bổ sung thêm nếu như theo đánh giá của nhóm kiểm toán rằng các thủ tục đưa ra trong chương trình chưa bao quát hết những sai sót tiềm tàng có liên quan hoặc không đủ thông tin hướng dẫn phục vụ cho kiểm tra tính trọng yếu đối với phần hành này trong từng trường hợp cụ thể của từng cuộc kiểm toán. Sau khi trả lời các câu hỏi về “Thủ tục kiểm toán chi tiết” trong “Kế hoạch kiểm toán tài sản cố định”, tiến hành các thủ tục trong bảng sau đây: Các thủ tục kiểm toán tổng hợp 1. Kiểm tra số liệu tổng hợp tài sản cố định. 2. Kiểm tra việc phản ánh tài sản cố định. Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện Tham chiếu Kiểm tra số liệu tổng hợp tài sản cố định A. thu nhập các bảng tổng hợp tài sản cố định, kiểm tra số liệu tổng cộng. B. Đối chiếu số liệu với báo cáo quyết toán. C. đối chiếu số liệu tổng hợp tài sản cố định với số liệu chi phí đầu tư. D. Xét xem các chính sách và thủ tục cho việc tính toán và phân bổ các chi phí khác cho tài sản cố định có được áp dụng hợp lý, tuân theo các quy định của Nhà nước và nhất quán không? E. Kiểm tra việc qui đổi giá trị tài sản về mặt bằng thời điểm bàn giao có đúng với các văn bản qui định của Nhà nước không? D. đánh giá kết quả kiểm tra Kiểm tra việc phản ánh tài sản cố định a. Xét xem tài sản cố định có được phản ánh theo cơ sở đúng đắn và hợp lý không? Yêu cầu khách hàng cung cấp các quyết định điều chuyển tài sản của cấp có thẩm quyền, các biên bản bàn giao tài sản. B. Xem xét các tài sản cố định có được trình bày theo các tiêu chí như sau không: 1. phân loại tài sản theo đúng nguồn vốn đầu tư. 2. Phân loại tài sản theo đúng nơi sử dụng. Phụ lục 7: Chương trình kiểm toán các khoản công nợ Phần hành Các khoản công nợ 1.Rủi ro xác định chi tiết Những rủi ro chi tiết dưới đây được xác định trong chương trình kiểm toán: Chi tiết rủi ro Phương pháp kiểm toán Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Nhận xét /tham chiếu (Những rủi ro này đã được xác định trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán) 2.thủ tục kiểm tra chi tiết- Không có rủi ro chi tiết được xác định Chương trình kiểm toán này dùng để thực hiện kiểm tra chi tiết với các khoản công nợ. Những câu trả lời chính xác cho các câu hỏi có liên quan đến cuộc kiểm toán đối với phần hành này trong “Kế hoạch kiểm toán phần hành” sẽ hình thành nên những “Thủ tục bổ sung” trong chương trình kiểm toán mẫu. Chương trình này cần phải được sửa đổi, bổ sung thêm nếu như theo đánh giá của nhóm kiểm toán rằng các thủ tục đưa ra trong chương trình chưa bao quát hết những sai sót tiềm tàng có liên quan hoặc không đủ thông tin hướng dẫn phục vụ cho kiểm tra tính trọng yếu đối với phần hành này trong từng trường hợp cụ thể của từng cuộc kiểm toán. Sau khi trả lời các câu hỏi về “Thủ tục kiểm toán chi tiết” trong “Kế hoạch kiểm toán các khoản công nợ”, tiến hành các thủ tục trong bảng sau đây. Các thủ tục kiểm toán tổng hợp 1.Kiểm tra chi tiết số dư công nợ 2. xác nhận số dư công nợ Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện Tham chiếu Kiểm tra chi tiết số dư công nợ A.Thu thập số liệu công nợ hàng năm , kiểm tra số liệu tổng cộng , đối chiếu số liệu với sổ cái , báo cáo tổng quyết toán B. Chọn số dư công nợ của một vài nhà thầu và thực hiện các bước sau: 1.Tập hợp các nghiệp vụ phát sinh đối với nhà thầu này từ khi khởi công tới khi quyết toán công trình 2. Đối chiếu các khoản phát sinh tăng với các hoá đơn , phiếu giá , quyết toán … 3. Đối chiếu các khoản thanh toán với chứng từ chi C. Đánh giá kết quả kiểm tra Xác nhận số dư các khoản công nợ A. Lựa chọn một vài số dư công nợ trọng yếu B. Yêu cầu khách hàng cung cấp và soát xét sổ chi tiết phải trả của các nhà thầu đã chọn C. Nếu không có báo cáo công nợ đã được khách hàng và nhà cung cấp xác nhận thì yêu cầu khách hàng lập thư xác nhận công nợ rồi thực hiện những việc sau: 1. Gửi thư xác nhận dưới sự kiểm soát của KTV 2. Gửi lại lần 2 nếu không nhận được phúc đáp 3. Đối chiếu số được xác nhận với số dư chi tiết E. Đánh giá kết quả kiểm tra . Phụ lục 8: Chương trình kiểm toán cụ thể về tính tuân thủ quy chế quản lý đầu tư STT Nội dung Tham chiếu Có Không I Dự án 1 Công trình có lập dự án không ? 2 Tên cơ quan lập dự án 3 Có giấy phép hành nghề không ? 4 Nếu không có tại sao 5 Công trình có được phê duyệt dự án không ? 6 Nếu không có tại sao 7 Tên cơ quan phê duyệt dự án 8 Số ngày quyết định phê duyệt dự án 9 Nội dung quyết định phê duyệt đúng không ? 10 Qui mô dự án 11 Qui mô các công trình chính của dự án 12 Kết cấu chính 13 Công suất 14 Tổng vốn đầu tư 15 Trong đó : xây lắp Thiết bị Kiến thiết cơ bản khác 16 Thời gian thực hiện : khởi công Kết thúc Bàn giao 17 Trách nhiệm của các cơ quan liên quan 18 Cơ quan chủ quản 19 Ban quản lý dự án 20 Bộ xây dựng II Khảo sát 1 Có lập dự án khảo sát địa chất không? 2 Cơ quan nào thực hiện ? 3 Có giấy phép hành nghề không? 4 Dự án đã được duyệt chưa ? 5 Ai duyệt ? 6 Ai thực hiện khảo sát địa chất ? 7 Có giấy phép hành nghề không? 8 Có đúng theo dự án không ? III Thiết kế kỹ thuật 1 Công trình có thiết kế kỹ thuật không? 2 Cơ quan nào thiết kế kỹ thuật 3 Có giấy phép hành nghề không? 4 Thiết kế kỹ thuật có theo dự án được duyệt không? 5 Nếu không tại sao 6 Ai cho phép 7 Thiết kế kỹ thuật có thay đổi không? 8 Thiết kế kỹ thuật có được thẩm định không? 9 Ai thẩm định? 10 Có giấy phép hành nghề không? 11 Thiết kế kỹ thuật có được phê duyệt không? 12 Ai phê duyệt ? 13 Có đủ thẩm quyền không? 14 Số quyết định phê duyệt IV Tổng dự toán 1 Công trình có lập tổng dự toán không? 2 Ai lập tổng dự toán ? 3 Có giấy phép hành nghề không? 4 Tổng dự toán có được thẩm định không ? 5 Ai thẩm định? 6 Có giấy phép hành nghề không? 7 Tổng dự toán có được phê duyệt không? 8 Ai phê duyệt ? 9 Có đủ thẩm quyền không? 10 Số quyết định phê duyệt 11 Tổng dự toán có vượt dự án không? 12 Tại sao? 13 Tổng dự toán có thay đổi không? 14 Nếu có tại sao? 15 Ai phê duyệt ? 16 Có đủ thẩm quyền không? 17 Số quyết định phê duyệt V Thiết kế bản vẽ thi công 1 Có thiết kế bản vẽ thi công không ? 2 Ai lập ? 3 Có giấy phép hành nghề không? 4 Thiết kế bản vẽ thi công có được phê duyệt không? 5 Ai phê duyệt ? 6 Có đủ thẩm quyền không ? 7 Thiết kế bvtc có phù hợp thiết kế kỹ thuật không ? 8 Nếu không tại sao ? VI Dự toán chi tiết 1 Có lập dự toán chi tiết không? 2 Ai lập ? 3 Dự toán chi tiết có vượt tổng dự toán không? 4 Tại sao vượt ? 5 Dự toán chi tiết có được phê duyệt không? 6 Ai phê duyệt ? 7 Có đủ thẩm quyền không? 8 Dự toán chi tiết có lập theo đúng qui định không? 9 Nếu không tại sao ? 10 Dự toán có lập theo đúng định mức hiện hành không? 11 Tại sao không? 12 Dự toán có lập theo đúng đơn giá nhà nước không? 13 Tại sao không? 14 Dự toán có tính chi phí lán trại không? 15 Nếu có theo quyết định nào? 16 Dự toán chi tiết có gì đặc biệt không? 17 Nêu rõ những đặc biệt đó VII đấu thầu 1 Công trình có thực hiện đấu thầu không? 2 Tại sao không? 3 Nêu rõ các hạng mục không thực hiện đấu thầu 4 Việc đấu thầu theo hình thức nào ? 5 Tại sao lại chọn hình thức đó ? 6 Có mấy đơn vị tham gia dự thầu ? 7 Cơ quan mời thầu có chấp nhận cá không/ 8 Tại sao ? 9 Có thành lập tổ chuyên gia không? 10 Quyết định thành lập 11 Công trình được chia làm mấy gói thầu ? 12 Tại sao chia như vậy ? 13 Ai lập hồ sơ thầu ? 14 Có đủ năng lực không? 15 Khối lượng hồ sơ mời thầu có khác dự toán không? 16 Tại sao khác ? 17 Hồ sơ dự thầu có hợp lệ không? 18 Tại sao không? 19 Hồ sơ dự thầu có thay đổi không? 20 Khối lượng dự thầu có khác mời thầu không? 21 Tại sao khác ? 22 Có quyết định trúng thầu không? 23 Ai ra quyết định 24 Giá trúng thầu so sánh với dự toán VIII Hợp đồng 1 Ai ký hợp đồng với a? 2 Có theo văn bản trúng thầu không? 3 Hợp đồng ký theo phương thức nào ? 4 Những cam kết trong hợp đồng có theo qui định không? 5 Giá trị hợp đồng có theo giá trúng thầu không? 6 Tại sao không? IX Nghiệm thu bàn giao 1 Có giám sát kỹ thuật a không ? 2 Tại sao không? 3 Giám sát kỹ thuật a có đủ năng lực không? 4 Bằng cấp chuyên môn ? 5 Thời gian công tác ? 6 Kỹ thuật a có thường xuyên có mặt ở hiện trường không? 7 Tại sao không? 8 Giám sát thiết kế có mặt thường xuyên không? 9 Tại sao không? 10 Có đủ biên bản nghiệm thu từng phần không ? 11 Tại sao không ? 12 Thời gian ghi biên bản nghiệm thu có đúng không ? 13 Tại sao không ? 14 Thành phần ký biên bản nghiệm thu có đủ không? 15 Tại sao không? 16 Có phiếu kiểm tra chất lượng vật tư không? 17 Tại sao không? 18 Có nhật ký công trình không? 19 Tại sao không? 20 Nhật ký có ghi đầy đủ không? 21 Có mâu thuẫn với biên bản nghiệm thu không? 22 Thi công có thay đổi so với thiết kế không? 23 Tại sao thay đổi ? 24 Có được ghi trong nhật ký không? 25 Tại sao không? 26 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chưa ? X Bản vẽ hoàn công 1 Có bản vẽ hoàn công không? 2 Tại sao không? 3 Bản vẽ hoàn công có đầy đủ không? 4 Tại sao không? 5 Có đủ cơ quan xác nhận không? 6 Có dựa trên biên bản nghiệm thu không? 7 Có thể hiện hết thay đổi không? XI Quyết toán 1 Quyết toán có lập theo đúng qui định không? 2 Tại sao không? 3 Giá trị quyết toán có tăng so với dự toán không? 4 Tại sao tăng ? XII Kiểm tra hiện trường 1 Kiểm toán viên có kiểm tra hiện trường không? 2 Tại sao không? 3 Kiểm tra những gì ? 4 Có phát hiện được gì không? 5 Ghi rõ những thay đổi Hệ thống tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Quang Quynh, GS.PTS , Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội 1998. 2. Nguyễn Quang Quynh, GS.TS, Kiểm toán tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội 2001. 3. Alvin A.Arens, James K.loebbecker, Kiểm toán- Auditng, NXB Thống kê, 1995, Đặng Kim Cương, Phạm Văn Được biên dịch. 4. PTS- Vương Đình Huệ, PTS- Đoàn Xuân Tiên, PTS, Kế toán -Kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội 1995. 5. PGS.TS Vương Đình Huệ, TS.Thịnh Văn Vinh, Kiểm tra, kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, NXB Tài chính, Hà Nội 2002. 6. Vương Đình Huệ, PTS-Đoàn Xuân Tiên, PTS, Kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội 1996. 7. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội 2002. 8. Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002. 9. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam quyển I, NXB Tài chính, Hà Nội 1999. Quyển II (06/2001). Quyển III (3/2002). 10. Tạp chí kiểm toán các số. 11. Các văn bản pháp quy hiện hành về kiểm toán 12. Tài liệu nội bộ của AASC. Mục lục Lời mở đầu 1 Phần I. cơ sở lý luận về kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư 3 I. Đặc điểm của XDCB và quản lý đầu tư XDCB 3 1. Đặc điểm của XDCB và quản lý đầu tư XDCB 3 2. Nội dung và đặc điểm của Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành 6 II. Nội dung kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình XDCB hoàn thành 7 1. Mục đích kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình XDCB hoàn thành 7 2. Những đặc trưng cơ bản của kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình XDCB hoàn thành 8 3. Nội dung kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình XDCB hoàn thành 12 3.1. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư 12 3.2. Kiểm toán tính tuân thủ qui chế quản lý đầu tư và xây dựng..18 III. Trình tự tiến hành kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình XDCB hoàn thành 18 Phần II. Thực trạng quy trình kiểm toán vốn đầu tư tại công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán aasc 31 I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC). 31 II. Chương trình kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện 35 1. Kiểm toán nguồn vốn đầu tư XDCB 35 2. Kiểm toán chi phí đầu tư XDCB 37 2.1. Kiểm toán chi phí xây lắp 37 2.2. Kiểm toán chi phí thiết bị 39 2.3. Kiểm toán chi phí kiến thiết cơ bản khác 40 3. Kiểm toán tài sản cố định 41 4. Kiểm toán công nợ 41 5. Kiểm toán trình tự thủ tục 43 III. Các giấy tờ làm việc trong quá trình thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành Nhà máy X 44 1. Kiểm toán nguồn vốn 44 2. Kiểm toán chi phí xây lắp 46 3. Kiểm toán giá trị thiết bị 47 4. Kiểm toán chi phí khác 48 IV. Báo cáo kiểm toán về Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành Nhà máy X 49 Phần III. Giải pháp hoàn thiện kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành do công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán thực hiện 63 I. Những bài học kinh nghiệm từ Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán trong Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành. 63 II. Đề xuất phương hướng hoàn thiện kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành trong quy trình kiểm toán của Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán 66

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29974.doc
Tài liệu liên quan