Doanh nghiệp nhà nước là nòng cốt của thành phần kinh tế nhà nước, nhưng
làm ăn kém hiệu quả đã ảnh hưởng đến vai trò của thành phần kinh tế này. Vì vậy,
bước vào giai đoạn phát triển mới, để nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà
nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần tập trung thực
hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Tuy
còn có nhiều hạn chế nhưng thành phần kinh tế nhà nước hiện giữ vị trí trọng yếu
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cần tránh tình
trạng nhầm lẫn cho rằng thành phần kinh tế nhà nước chỉ bao gồm doanh nghiệp nhà
nước.
Thứ hai, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
nhà nước theo hướng: ‚Doanh nghiệp nhà nước cần tập trung vào những lĩnh vực then chốt,
thiết yếu, địa bàn quan trọng; xác định rõ danh mục và tăng cường tiềm lược, khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp giữ 100% vốn và nắm giữ cổ phần chi phối. Đẩy mạnh thoái vốn đầu
tư ngoài ngành, cổ phần hóa và bán hết phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp mà nhà
nước không cần nắm giữ theo cơ chế thị trường. Kinh tế nhà nước cần vươn lên thưc sự giữ vai
trò chủ đạo trongt nền kinh tế quốc dân‛*5, tr. 75]. Quá trình cổ phần hóa là tất yếu phải
làm nhưng cần có lộ trình hợp lý để tránh tình trạng bán rẻ tài sản và làm thất thoát
vốn nhà nước.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020)
153
TÌM HIỂU VAI TRÒ CHỦ ĐẠO CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Đào Thị Vinh
Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
*Email: daothivinh0209@gmail.com
Ngày nhận bài: 24/3/2020; ngày hoàn thành phản biện: 6/4/2020; ngày duyệt đăng: 02/7/2020
TÓM TẮT
Trong đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với
nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế tại Việt Nam hiện nay, kinh tế
nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, thành phần kinh tế này đang bộc lộ
nhiều hạn chế. Chính vì vậy, bài báo chỉ ra những hạn chế đó và đưa ra những
kiến nghị, giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao hoạt động của thành phần
kinh tế nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: Kinh tế nhà nước, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt
Nam.
1. MỞ ĐẦU
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (2016) đã
khẳng định vai trò quan trọng của thành phần kinh tế nhà nước:“Nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế
[4,tr.26]. Tuy nhiên, hiện nay ở một số bộ phận nhân dân chưa hiểu một cách đầy đủ về
vai trò của thành phần kinh tế nhà nước. Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa kinh tế nhà
nước và doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, việc một số doanh nghiệp nhà nước làm
ăn không hiệu quả cũng gây ra tâm lý hoài nghi về vai trò chủ đạo của thành phần
kinh tế nhà nước. Vì vậy, nghiên cứu vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để làm rõ hơn vai trò
chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước đồng thời tìm ra giải pháp khắc phục những
điểm còn hạn chế của thành phần kinh tế này.
Tìm hiểu vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường <
154
2. KHÁI NIỆM KINH TẾ NHÀ NƯỚC
Muốn hiểu đúng vai trò kinh tế nhà nước, trước tiên phải nắm rõ nội hàm của
khái niệm thành phần kinh tế nhà nước. Qua từng thời kỳ khái niệm này được hiểu
khác nhau. Bắt đầu từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), Việt Nam tiến hành
đổi mới nền kinh tế. Trong Đại hội này, Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng thuật ngữ
‘’kinh tế quốc doanh’’. Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), thuật ngữ
kinh tế quốc doanh được thay bằng cụm từ ‘’doanh nghiệp nhà nước’’. Hai thuật ngữ
này tuy cách gọi khác nhau nhưng có nội hàm giống nhau. Đến Hội nghị Đại biểu toàn
quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994), hai thuật ngữ trên được thay bằng thuật ngữ
‘’kinh tế nhà nước’’. Lần thay thuật ngữ này không đơn giản chỉ là thay đổi tên gọi mà
đó là sự thay đổi cả nội hàm và cách tư duy của Đảng. Từ đây, kinh tế nhà nước không
chỉ có doanh nghiệp nhà nước mà còn bao hàm cả những bộ phận phi doanh nghiệp.
Kinh tế nhà nước được hiểu như sau: "kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà
nước và các yếu tố thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước là đại diện, như đất đai, rừng, biển,
vùng trời, tài nguyên thiên nhiên, của cải, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước,
lược lượng dự trữ, kể cả một phần vốn của nhà nước đưa vào các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khác. Nghĩa là, hệ thống kinh tế nhà nước gồm hai bộ phận cấu thành: doanh
nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước phi doanh nghiệp (đất đai, rừng, biển, vùng trời, tài
nguyên thiên nhiên, của cải, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước, các quỹ quốc
gia"[7,tr.117-118].
3. NHỮNG VAI TRÒ CHỦ ĐẠO CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Sự tồn tại thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cần thiết khách quan, bởi kinh tế nhà nước có vai
trò hết sức quan trọng:
Thứ nhất, thành phần kinh tế nhà nước là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô
nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, sự điều tiết của thị trường thông qua quan hệ
cung - cầu là điều tất yếu. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhà nước đứng bên ngoài
để thị trường quyết định tất cả mà nhà nước cũng tham gia điều tiết nền kinh tế. Nhà
nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế hướng tới sự ổn định, phát triển, tạo ra được nhiều
công ăn việc làm cho người dân. Để làm tốt nhiệm vụ này Nhà nước phải có tiềm lực
kinh tế mạnh và sử dụng nhiều công cụ, trong đó thành phần kinh tế nhà nước được
xem là công cụ đắc lực.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020)
155
Thực tế cho thấy, không chỉ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam khẳng định sự cần thiết của kinh tế nhà nước trong điều tiết vĩ mô mà kinh
tế thị trường tư bản chủ nghĩa cũng vậy.
Thứ hai, thành phần kinh tế nhà nước khắc phục những khuyết tật của nền kinh
tế thị trường
Khi nghiên cứu về nền kinh tế thị trường ở các nước tư bản, C.Mác đã phân tích
và khẳng định nền kinh tế thị trường có nhiều điểm tích cực. Nhưng bên cạnh đó, ông
cũng chỉ ra một số khuyết tật của nó như: bất bình đẳng trong thu nhập, khủng hoảng
có tính chu kỳ, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường...
Việt Nam trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã lựa chọn mô hình kinh tế
thị trường để phát triển. Vì vậy, Việt Nam phải tìm cách khắc phục những nhược điểm
của kinh tế thị trường. Khuyết tật đó, bản thân nền kinh tế thị trường không tự khắc
phục được, nó cần có bàn tay của nhà nước. Nhà nước sẽ sử dụng thành phần kinh tế
này như một công cụ hữu hiệu để giúp mình thực hiện điều đó.
Thứ ba, thành phần kinh tế nhà nước giúp giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa
"Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin mỗi một hình thái kinh tế sẽ có một hình
thức sở hữu giữ vai trò chủ đạo. Nếu hình thái tư bản chủ nghĩa có sở hữu tư nhân giữ vai trò
chủ đạo thì mô hình kinh tế xã hội tương lai Cộng sản chủ nghĩa có hình thức công hữu giữ vai
trò chủ đạo"[2,tr 210]. Để giữ cho nền kinh tế không đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa,
Đảng Cộng sản Việt Nam trong đại hội Đại biểu lần thứ XII đã khẳng định vai trò chủ
đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Thực vậy, nếu kinh tế nhà nước không giữ vai trò chủ đạo, không tạo nền tảng kinh tế
- xã hội, định hướng nền kinh tế phát triển đúng hướng, hợp quy luật, không làm cho
các mối quan hệ diễn ra theo tính chất phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa thì việc
xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ rất khó khăn.
Thứ tư, thành phần kinh tế nhà nước tạo ra môi trường kinh tế ổn định cho các
thành phần kinh tế khác phát triển
Để kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác có thể phát triển được trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, điều cần thiết là phải có một môi
trường kinh tế tốt. Môi trường kinh tế này được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu
như: Tăng trưởng ổn định, lãi suất hợp lý, ít khủng hoảng, cơ sở hạ tầng đảm bảo.
Thành phần kinh tế nhà nước đóng góp quan trọng việc tạo ra cơ sở vật chất, cơ sở hạ
tầng và môi trường kinh tế ổn định để cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Kinh
tế nhà nước có thể tác động tới các thành phần kinh tế khác không chỉ bằng công cụ
kinh tế mà còn bằng con đường gián tiếp thông qua những thiết chế và hoạt động của
kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa. Những tác động gián tiếp đó góp phần vào sự
phát triển của cả nền kinh tế.
Tìm hiểu vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường <
156
Thứ năm, thành phần kinh tế nhà nước đóng góp cho sự phát triển kinh tế- xã
hội
Thành phần kinh tế nhà nước là một kênh tạo ra công ăn việc làm cho người lao
động, có những đóng góp nhất định vào ngân sách của nhà nước. Một số tập đoàn nhà
nước làm ăn hiệu quả đã trở thành những mũi nhọn trong ngành như: Viettel, EVN.
Đóng góp của thành phần kinh tế nhà nước đã góp phần quan trọng vào sự phát triển
chung của nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế nhà nước tạo ‚đầu tàu‛ kéo nền kinh tế của
từng ngành, vùng, địa phương phát triển; góp phần giải quyết các vấn đề xã hội; tạo
nền tảng cho chế độ xã hội mới hình thành và phát triển.
Như vậy, thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Những chức năng, vai trò
của nó không thành phần kinh tế nào có thể thay thế được. Trong những năm qua,
thành phần kinh tế nhà nước đã hoạt động và tạo ra được nhiều thành tựu, góp phần
vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam có những khởi sắc, kinh
tế vĩ mô có sự ổn định, lạm phát được đẩy lùi. Điều này được thể hiện rõ nhất trong
năm 2019, ‘’Năm 2019, chúng ta không chỉ đạt được tăng trưởng nhanh hàng đầu khu vực
cũng như trên thế giới mà còn duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát chỉ
2,79%, mặt bằng lãi suất và tỷ giá luôn duy trì ổn định trong bối cảnh các thị trường tài chính
toàn cầu đầy biến động. Cán cân ngân sách tính đến ngày 23-12-2019 là thặng dư (tổng thu
cân đối 1,469 triệu tỷ đồng, tổng chi cân đối 1,316 triệu tỷ đồng), nợ công giảm từ hơn 64%
GDP vài năm trước về còn khoảng 56% GDP. Thu ngân sách nhà nước vượt trên 8% dự toán
Quốc hội giao. Quy mô xuất nhập khẩu hơn 517 tỷ USD, cán cân thương mại hàng hóa đạt
thặng dư kỷ lục gần 10 tỷ USD (và đã thặng dự 4 năm liên tiếp), dự trữ ngoại hối gần 80 tỷ
USD - những con số mà 10 năm trước chúng ta không thể hình dung được” [6, tr.2]. Những
thành tựu trên của nền kinh tế có sự đóng góp không nhỏ của kinh tế nhà nước. Ngoài
ra, một bộ phận quan trọng của kinh tế nhà nước là doanh nghiệp nhà nước luôn đi
tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm nhận những
lĩnh vực then chốt như: điện, xăng, than, khoáng sản... Phải nói rằng, doanh nghiệp
nhà nước là nơi tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, bảo hiểm xã hội được đảm bảo
nhất. Bên cạnh đó, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng đang được chú
trọng thực hiện, hệ thống văn bản pháp lý cho cổ phần hóa ngày càng được hoàn thiện,
nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa thành công. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho
nền kinh tế Việt Nam.
"Theo kết quả chính thức Tổng điều tra kinh tế năm 2017 được Tổng cục Thống kê công
bố ngày 19-9-2018, tỷ suất sinh lời trên doanh thu (tính bằng tổng lợi nhuận trước thuế/tổng
doanh thu) của doanh nghiệp nhà nước đạt 6,6%, trong khi tỷ suất này ở khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài (FDI) là 6,7% và khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt 1,9%; số lượng doanh
nghiệp nhà nước ít, nhưng thuế và các khoản đã nộp lại cao nhất với trung bình 104 tỷ
đồng/doanh nghiệp. Mức này được Tổng cục Thống kê đánh giá cao hơn nhiều so với khu vực
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020)
157
FDI với mức trung bình là 18 tỷ đồng/doanh nghiệp và ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước là 1
tỷ đồng/doanh nghiệp" [3, tr.3]
4. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kinh tế nhà nước vẫn còn bộc lộ nhiều
hạn chế. Trong đó bộ phận đáng lo ngại nhất là doanh nghiệp nhà nước. Bộ phận kinh
tế này tuy nhận được nhiều ưu đãi về nguồn lực như vốn, đất đai, tín dụng nhưng
đóng góp về mặt kinh tế chưa tương xứng. Đóng góp cho tổng sản phẩm trong nước
(GDP) còn thấp. Một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, yếu kém làm thất thoát nhiều
vốn của nhà nước. Ngoài ra, tính công khai, minh bạch, kiểm tra và kiểm soát còn
nhiều vấn đề.
Tiến trình cổ phần hóa diễn ra còn chậm: Lũy kế từ năm 2016 đến hết tháng
9/2019, cả nước có 168 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần
hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 443.056 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 206.694
tỷ đồng. Tổng vốn điều lệ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt là 211.302 tỷ
đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 112.660 tỷ đồng (53%); bán cho nhà đầu tư chiến lược
62.206 tỷ đồng (29%); đấu giá công khai 34.641 tỷ đồng (16%), số còn lại bán cho người lao
động là 1.743 tỷ đồng (1%) và tổ chức công đoàn 47 tỷ đồng (0,02%). Tuy nhiên, trong 168
doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có 36/128 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần
hóa theo Công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ (đạt 28% kế hoạch), số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch
tính đến hết năm 2020 là 92 doanh nghiệp [1, tr.4].
Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém nói trên của doanh nghiệp nhà nước là:
Thứ nhất, do Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nước kinh tế phổ biến là
sản xuất nhỏ, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Vì vậy, tư duy về kinh tế thị trường,
về quản lý kinh tế còn hạn chế.
Thứ hai, do bản chất sở hữu nhà nước là sở hữu toàn dân và do nhà nước làm
đại diện. Doanh nghiệp nhà nước lấy vốn từ ngân sách nhà nước đi kinh doanh, không
phải vốn của chủ sở hữu nên việc vốn bị mất mát, kinh doanh thua lỗ đôi khi chẳng
gây ra sự an nguy cho người sử dụng vốn. Vì vậy, hình thức sở hữu này không kích
thích động lực kinh doanh của giới chủ, trái lại nó tạo ra tâm lý ỷ lại, trông chờ vào
nguồn vốn của nhà nước.
Thứ ba, sự yếu kém về mặt nhân sự, nhất là nhân sự cấp cao. Nhân sự cấp cao
trong doanh nghiệp nhà nước là do bổ nhiệm, đôi khi sự bổ nhiệm đó không dựa trên
tài năng, dẫn tới những người ngồi vào ghế lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp không
phải là người có tài năng nhất.
Tìm hiểu vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường <
158
Thứ tư, cách thức quản lý chồng chéo, rườm rà đã làm cho doanh nghiệp nhà
nước không có được sự linh hoạt trong kinh doanh.
5. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VAI TRÒ CHỦ ĐẠO CỦA KINH TẾ NHÀ
NƯỚC
Doanh nghiệp nhà nước là nòng cốt của thành phần kinh tế nhà nước, nhưng
làm ăn kém hiệu quả đã ảnh hưởng đến vai trò của thành phần kinh tế này. Vì vậy,
bước vào giai đoạn phát triển mới, để nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà
nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần tập trung thực
hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Tuy
còn có nhiều hạn chế nhưng thành phần kinh tế nhà nước hiện giữ vị trí trọng yếu
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cần tránh tình
trạng nhầm lẫn cho rằng thành phần kinh tế nhà nước chỉ bao gồm doanh nghiệp nhà
nước.
Thứ hai, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
nhà nước theo hướng: ‚Doanh nghiệp nhà nước cần tập trung vào những lĩnh vực then chốt,
thiết yếu, địa bàn quan trọng; xác định rõ danh mục và tăng cường tiềm lược, khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp giữ 100% vốn và nắm giữ cổ phần chi phối. Đẩy mạnh thoái vốn đầu
tư ngoài ngành, cổ phần hóa và bán hết phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp mà nhà
nước không cần nắm giữ theo cơ chế thị trường. Kinh tế nhà nước cần vươn lên thưc sự giữ vai
trò chủ đạo trongt nền kinh tế quốc dân‛*5, tr. 75]. Quá trình cổ phần hóa là tất yếu phải
làm nhưng cần có lộ trình hợp lý để tránh tình trạng bán rẻ tài sản và làm thất thoát
vốn nhà nước.
Thứ ba, xây dựng chiến lược cán bộ quản lý kinh doanh của doanh nghiệp nhà
nước đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý cao cấp. Trong đó chú ý thay đổi quá trình
chọn lựa những nhân sự cấp cao cho doanh nghiệp nhà nước. Việc lựa chọn phải dựa
trên tiêu chí chọn người tài, người giỏi để điều hành doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận,
phải có lộ trình đào tạo, thu hút nhân tài trong kinh doanh; bố trí sử dụng đúng người,
đúng việc.
Thứ tư, khẩn trương bổ sung, hoàn thiện thể chế quản lý doanh nghiệp nhà
nước, đồng thời mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
Thứ năm, đối với bộ phận phi doanh nghiệp nhà nước phải được quản lý và sử
dụng tốt để thực sự trở thành công cụ đắc lực của Nhà nước trong định hướng, hỗ trợ
phát triển cho doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, là công cụ để giải
quyết tốt các vấn đề xã hội, tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế. Khu vực phi
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020)
159
doanh nghiệp này chỉ có thể phát huy được hiệu quả và vai trò của mình khi Nhà nước
có một đội ngũ công chức, viên chức giỏi chuyên môn và liêm chính trong công việc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phạm Thị Vân Anh – Học viện Tài chính (2019). Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt
Nam hiện nay, Tạp chí Tài chính, Website:
cau-doanh-nghiep-nha-nuoc-o-viet-nam-hien-nay-315677.html
[2]. Vũ Đình Bách (2006). Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[3]. Phạm Việt Dũng (2019). Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, Tạp chí Cộng sản, Website:
tiet/-/asset_publisher/YqSB2JpnYto9/content/ve-vai-tro-chu-dao-cua-kinh-te-nha-nuoc.
[4]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính
trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Xuân Khoát (2019). Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng ở Việt Nam, kỷ yếu hội thảo
khoa học: Một số vấn đề nghiên cứu và giảng dạy các môn lý luận chính trị hiện nay, Đại học Huế.
[6]. Nguyễn Xuân Phúc (2019). Những thành tựu kinh tế - xã hội to lớn của năm 2019 tạo tiền
đề để đạt được nhiều thành tích ấn tượng và toàn diện hơn nữa cho năm 2020, Tạp chí Cộng
sản,Website:
/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/moi-ket-qua-dat-duoc-la-su-no-luc-khong-ngung-
nghi-su-dong-thuan-phoi-hop-cua-ca-he-thong-chinh-tri-cung-voi-quyet-tam-va-sang-tao-
vuot-kho-cua-hang-t
[7]. Nguyễn Quang Thuấn (2017). Cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam sau 30 năm đổi mới:
thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
Tìm hiểu vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường <
160
ROLE OF STATE ECONOMY IN SOCIALIST – ORIENTED MARKET ECONOMY
IN VIET NAM TODAY
Dao Thi Vinh
Faculty of Political Theory, University of Sciences, Hue University
Email: daothivinh0209@gmail.com
ABSTRACT
In the orientation of developing a socialist-oriented market economy with many
forms of ownership and various economic sectors in Vietnam, the state economy
plays a leading role. This economic component, however, has shown several
limitations. Therefore, this paper focuses on pointing out those limitations and
making recommendations and appropriate solutions to enhance the performance
of the state economic sector in the current period.
Keywords: State economy, socialist-oriented market economy, Vietnam.
Đào Thị Vinh sinh ngày 02/09/1990 tại Hà Tĩnh. Năm 2012, bà tốt nghiệp
cử nhân chuyên ngành Giáo dục chính trị - quốc phòng tại Trường Đại
học Sư phạm, Đại học Huế. Từ năm 2012, bà học cao học chuyên ngành
Triết học tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Từ năm 2016, bà là
giảng viên tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
Lĩnh vực nghiên cứu: Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim_hieu_vai_tro_chu_dao_cua_thanh_phan_kinh_te_nha_nuoc_tro.pdf