TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà nó có đủ 2 điều kiện sau:
- Có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.
- Có thời gian sử dụng trên một năm.
Những đặc điểm của TSCĐ
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất.
- Giữ nguyên hình thức vật chất và đặc tính sử dụng.
- Giá trị được chuyển dần vào giá thành sản phẩm.
Những đặc điểm của VCĐ.
Trong quá trình sử dụng VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và luân chuyển dần vào giá trị sản phẩm
- Vốn cố định hoàn thành 1 vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng.
72 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về trạm và hoạt động của trạm kinh doanh - Xuất nhập khẩu từ Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bình quân
1. Văn phòng
12
95 013 169
542 083
2. Cửa hàng kinh doanh
5
27 819 170
445 167
3. Tổ vận chuyển
12
64 482 049
429 583
4. Tổ gia công
15
63 914 127
359 066
Tổng
44
251 228 515
462 021
Số tiền công của 41 lao động thuê ngoài là 41 957 300 đồng. Vậy ta thấy tiền lương bình quân trung bình của toàn Trạm từ 448 730đ năm 2000 thì năm 2001 tăng lên là 462 021 đồng tăng tương ứng là 2,96% và tiền lương các bộ phận đều tăng
2. Phân tích tình hình vốn và nguồn vốn.
A. Lý luận chung.
A1.Phân tích tình hình vốn.
Đây là việc đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành tổng thể số vốn của doanh nghiệp để biết được trình độ sử dụng vốn, việc phân bổ, bố trí giữa các loại vốn trong các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh có hợp lý hay không, để tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
a. Đối với tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ bản.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì TSCĐ và đầu tư xây dựng cơ bản phải có xu hướng tăng lên, sự gia tăng đó thể hiện cả về quy mô sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật tăng lên và trình độ quản lý sản xuất cũng cao hơn. Có thể nói TSCĐ và đầu tư xây dựng cơ bản tăng lên chưa phải là biểu hiện tốt bởi vì doanh nghiệp đã đầu tư vào xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị quá lớn nhưng lại thiếu nguyên vật liệu hay sử dụng không hết công suất thiết kế. Từ đó làm dư thừa vốn cố định - gây lãng phí vốn đầu tư. Do vậy để đánh giá tính hợp lý của nó ta phải xem xét tỷ trọng của TSCĐ đối với vốn lưu động so với những lĩnh vực kinh doanh cụ thể có thể hợp lý hay không.
Nếu xét tỷ trọng của TSCĐ trong tổng giá trị tài sản. Thì TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh phải tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Còn TSCĐ không cần dùng hoặc chờ xử lý chiếm tỷ trọng nhỏ nhất thì có thể định giá đầu tư TSCĐ trong doanh nghiệp là hợp lý.
b. Đối với TSCĐ lưu động.
TSLĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng về tuyệt đối nhưng lại giảm về tỷ trọng trong tổng số giá trị tài sản. Điều này thể hiện TSLĐ được tổ chức tốt, tổ chức dự trữ vật tư hợp lý, tiết kiệm được vốn lưu động tạo điều kiện quay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên để đánh giá tính hợp lý của sự biến động TSLĐ ta phải kết hợp việc so sánh tỷ trọng giữ TSLĐ và TSCĐ kết hợp với phân tích các bộ phận cấu thành TSLĐ và tốc độ luân chuyển của nó.
Nếu tài sản dự trữ tăng lên do quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng nhiệm vụ sản xuất tăng trong trường hợp xác định tốt mức dự trữ thì được đánh giá là hợp lý.
Ngược lại nếu tài sản dự trữ tăng lên do dự trữ vật tư quá mức sản phẩm dở dang, hàng tồn kho nhiều thì bị đánh giá là không tốt.
- Tài sản dự trữ giảm do thiếu vốn được đánh giá là không tốt.
Vốn vay bằng tiền:
Nếu vốn vay bằng tiền giảm thì được đánh giá là tích cực vì không dự trữ tiền quá nhiều. Số tiền cần được sản xuất để sinh lời và tăng tốc độ vòng quay.
Đối với tài sản trong thanh toán.
Tài sản trong thanh toán thể hiện vốn doanh nghiệp tham gia hoạt động liên doanh và bị các đơn vị khác chiếm dụng tài sản trong thanh toán được đánh giá là tốt khi doanh nghiệp mở rộng liên doanh liên kết mà số tài sản trong thanh toán không tăng hoặc tăng với tốc độ nhỏ hơn. Nó thể hiện số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng thấp. Vì vậy không phải lúc nào doanh nghiệp mở rộng liên doanh liên kết cũng được đánh giá là tốt. Mà ta cần phải so sánh giữa các mức độ gia tăng, mức độ chiếm dụng để đánh giá và cũng không phải vốn bị chiếm dụng tăng lên là xấu vì có trường hợp doanh nghiệp mở rộng quy mô tăng doanh thu, thì khoản tăng lên đó là điều tất yếu. Nếu vấn đề đặt ra là xem xét số vốn bị chiếm dụng có hợp lý hay chưa.
A2. Phân tích tính hình nguồn vốn.
Nội dung:
a. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp.
Đây là nguồn vốn cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn thay đổi nguồn vốn doanh nghiệp, nếu nguồn vốn này tăng lên cả về tỷ trọng và tuyệt đối thì được đánh giá là tích cực nó cho thấy tình hình biến động của doanh nghiệp theo chiều hướng tốt, biểu hiện sản xuất tăng, tích luỹ tăng. Thông qua việc bổ sung vốn từ lợi nhuận và quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, biểu hiện quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng cụ thể là:
- Nếu nguồn vốn tăng do bổ sung từ lợi nhuận và vốn liên daonh thì đây là biểu hiện tốt, cho thấy mức phấn đấu của doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Nếu nguồn vốn tăng lên về tuyệt đối nhưng lại giảm về tỷ trọng điều này ta thấy có thể nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên với tốc độ lớn hoặc số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn.
Ta cần phân tích nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn thanh toán để đưa ra kết luận chính xác:
- Nếu nguồn vốn tăng do xây dựng cơ bản, quỹ doanh nghiệp và thu nhập chưa phân phối đây là biểu hiện tích cực do các khoản tích luỹ nội bộ tăng lên.
- Nếu nguồn vốn giảm, vốn pháp định giảm đây là biểu hiện không tốt.
b. Nguồn vốn tín dụng:
Nếu nguồn vốn tín dụng tăng do doanh nghiệp mở rộng quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tăng trong khi nguồn vốn khác không đủ đáp ứng thì được đánh giá là tốt. Ngược lại nguồn vốn tín dụng tăng do dự trữ quá nhiều vật tư hàng hoá do không tiêu thụ được do doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn quá nhiều, đây là biểu hiện không tốt, cho thấy tình hình tài chính có khó khăn.
Nếu nguồn vốn tín dụng do giảm quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh bị thu hẹp thì được đánh giá là không tích cực. Ngược lại do nguồn vốn tự có của doanh nghiệp và nguồn vốn đi chiếm dụng hợp lý thì được đánh giá là tích cực.
c. Nguồn vốn trong thanh toán.
Được đánh giá là tích cực khi giảm về số tương đối và tăng về số tuyệt đối.
Đối với các khoản nộp ngân sách Nhà nước cần phải phân tích nguyên nhân nộp ngân sách chậm trễ khi xảy ra và từ đó đánh giá tình hình nộp ngân sách.
Đối với các khoản thanh toán với cán bộ công nhân viên và bảo hiểm xã hội thì doanh nghiệp cần phải xem xét việc thanh toán có đúng kỳ hạn hay không.
Tóm lại: Khi phân tích nguồn vốn trong thanh toán không chỉ nhìn vào số liệu đầu kỳ và cuối kỳ mà phải căn cứ vào từng trường hợp theo từng chủ nợ, khi phát sinh cho đến khi thanh toán để đánh giá chính xác thực trạng của vấn đề.
A3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất.
Hệ số hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh được đánh giá như sau:
Hiệu quả sử dụng vốn
=
Doanh thu (đã trừ thuế)
Số dư bình quân vốn sản xuất
Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra một đồng vốn thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với doanh thu và tỷ lệ nghịch với vốn kinh doanh trong kỳ. Để nâng cao chỉ tiêu này ta cần phải nâng cao doanh thu và tiết kiệm vốn sản xuất kinh doanh tới mức tốt nhất cho phép.
Hệ số sinh lời trên vốn kinh doanh
=
Lợi nhuận
Vốn sản xuất
Hệ số này cho biết cứ một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Để thấy rõ khả năng của từng loại vốn, ta phân tích các hệ số sau:
a. Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Hvcđ
=
Doanh thu
Vốn cố dịnh
Hệ số sinh lời trên vốn cố định
=
Tổng số (trừ thuế lợi tức)
Vốn cố định bình quân
Sức sinh lời của vốn cố định
=
Doanh thu
Vốn cố định bình quân
Các chỉ tiêu trên cho ta thấy cứ một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, bao nhiêu đồng doanh thu. Vốn cố định của doanh nghiệp được sử dụng có hiệu quả khi các chỉ tiêu này cao.
b. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Để tính số vòng luân chuyển VLĐ ta có hệ số sau:
Số vòng luân chuyển VLĐ
=
Doanh thu
Vốn lưu động bình quân
Hệ số này cho biết chu kỳ kinh doanh của vốn lưu động trong một năm. Nếu hệ số vòng luân chuyển càng lớn thì doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả. Và hệ số này cũng cho biết cứ một đồng VLĐ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
Kỳ luân chuyển vốn
=
360
Số vòng luân chuyển
Kỳ luân chuyển VLĐ càng ngắn có nghĩa là VLĐ được sử dụng có hiệu quả hơn.
Do tổng mức luân chuyển được cộng dần cả kỳ phân tích nên vòng quay chịu ảnh hưởng bởi độ dài kỳ phân tích do dó để loại trừ ảnh hưởng của kỳ phân tích nên sử dụng chỉ tiêu số ngày một vòng luân chuyển.
Muốn đẩy mạnh tốc độ luân chuyển của VLĐ cần phải tăng thu và giảm nhu cầu vốn.
Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Tình hình cung cấp nguyên liệu (số lượng, chất lượng, thời gian) tình hình dự trữ nguyên liệu dùng cho quá trình sản xuất.
- Tiến độ sản xuất không đảm bảo, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, trang thiết bị không đồng bộ, dẫn đến ứ đọng sản phẩm dở dang, kéo dài chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Công tác tiêu thụ sản phẩm, chất lượng sản phẩm và mức độ phù hợp của sản phẩm.
- Tình hình phương thức thanh toán, khả năng thu nợ.
c. Các chỉ số tài chính.
C1.Tình hình thanh toán:
Khi đi vào phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp, ta phải xác định các khoản thu chi để thấy được sự thực về mặt tài chính.
Khi phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp ta phải đánh giá được tính hợp lý của sự biến động các khoản phải thu, phải trả, tìm nguyên nhân dẫn đến bất lợi trong thanh toán nhằm giúp tài chính của doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.
C2. Phân tích các khoản phải thu.
Phương pháp phân tích là so sánh tỷ lệ giữa tổng só phải thu và nguồn vốn lưu động tự có ở đầu năm và cuối năm, nếu cuối năm tăng so với đầu năm thì có ảnh hưởng không tốt đến tài chính của doanh nghiệp và ngược lại.
Tỷ lệ giữa tổng số phải thu và VLĐ tự có
=
Tổng số nợ phải thu
x 100%
Tổng số vốn lưu động tự có
C3. Phân tích các khoản phải trả:
Phương pháp phân tích cũng giống như phân tích các khoản phải thu. Nếu thấy tỷ lệ đó tăng thì chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó khăn ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Tỷ lệ giữa tổng số nợ phải trả và VLĐ tự có
=
Tổng số nợ phải trả
x 100%
Tổng số vốn lưu động tự có
Ta phải tìm ra được những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình chi trả để có biện pháp xử lý, đặc biệt đối với các khoản nợ đã đến hạn hay quá hạn.
C4. Phân tích khả năng thanh toán.
Doanh nghiệp có thể dùng toàn bộ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản phải thu để trả nợ. Trong trường hợp tất cả các khoản trên không đủ thanh toán thì doanh nghiệp phải bán vật tư hàng hoá thậm chí cả TSCĐ để thanh toán nợ. Để đánh giá khả năng thanh toán ta dùng các chỉ tiêu sau:
Hệ số thanh toán
=
Số tiền có thể dùng trong thanh toán
Số tiền phải thanh toán
Nếu hệ số thanh toán >1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán.
Nếu hệ số thanh toán <1 doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ tình hình tài chính không tốt.
Để đánh giá khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp ta dùng hệ số:
Hệ số thanh toán hiện thời
=
Tài sản lưu động
Tổng nợ đến hạn
Trong một số trường hợp hệ số này cao, song chưa phản ánh đúng năng lực thanh toán của doanh nghiệp do vật tư hàng hoá ứ đọng, không phải lúc nào cũng chuyển thành tiền được
Hệ số thanh toán cấp thời
=
Tổng số TSCĐ - TS dự trữ
Tổng nợ đến hạn
b. Phân tích tình hình sử dụng vốn và tài sản tại Trạm vốn và quản lý vốn, tài sản.
Theo bảng cân đối kế toán của Trạm ta sẽ phân tích tình hình biến động về vốn và tài sản của Trạm như sau:
- Giá trị TSLĐ cuối năm 2001 là 1912450274 đồng so với đầu năm là 1763054100 đồng tăng 149396 174 đồng và tương ứng tăng 8,5%.
Trong đó:
- Tiền mặt tồn quý tăng 29754205 đồng Như vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng lên.
- Tài sản dự trữ (hàng tồn) tăng 53057125 đồng đây là điều bất lợi cho doanh nghiệp, nó làm tăng chi phí bảo quản hàng hoá và tăng lượng vốn bị ứ đọng lên.
- Các khoản phải thu tăng 66584844 đồng đây là một dấu hiệu không tốt cho doanh nghiệp và lượng vốn của doanh nghiệp bị đơn vị khác chiếm dụng.
Để hiểu thêm về tình hình VLĐ của Trạm ta xét bảng so sánh sau:
ĐVT: VNĐ
Năm
2000
2001
Số dư đầu kỳ
1625724284
1763054100
Số dư cuối kỳ
1763054100
1912450274
Chên lệch
+ 137328816
+ 149396174
Qua tình hình trên ta thấy doanh nghiệp phải tìm giải pháp để thu hồi vốn nhanh hơn để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn kinh doanh. Mặt khác doanh nghiệp cần đẩy mạnh khâu tiêu thụ để giảm lượng hàng tồn kho, tạo điều kiện cho vốn được quay vòng nhanh để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Các chỉ tiêu về vốn lưu động
+ Tốc độ luân chuyển VLĐ năm 2000
=
Doanh thu
=
18904965240
= 11,2 vòng
VLĐ bình quân
1694389192
+ Tốc độ luân chuyển VLĐ năm 2001
=
21.900.054.000
= 11,2 vòng
1837752187
Qua đây ta có thể nhận xét rằng tốc độ luân chuyển của VLĐ năm 2001 đã tăng so với năm 2000 (cụ thể tăng 0,7 vòng).
Điều này cho ta thấy rằng tăng VLĐ năm 2000 là chấp nhận được, vì tốc độ tăng ảu nó nhỏ hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Và cũng chính vì điều này mà kỳ luân chuyển của VLĐ năm 2001, đã rút ngắn hơn so với năm 2000.
360
-
360
= 1,89
11,2
11,9
- Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn lưu động.
Năm 2000
=
312536820
= 0,18
1694389192
Năm 2001
=
352735015
= 0,19
1837752187
Ta thấy cứ một đồng vốn bỏ ra kinh doanh trong năm thì thu được 0,19 đồng lợi nhuận và ta có thể kết luận rằng vốn lưu động của năm 2000 khi bỏ ra kinh doanh có hiệu quả cao hơn năm 1999, và cụ thể tăng 0,01 đồng lợi nhuận.
C. Tài sản cố định và vốn cố định.
C1. Một số khái niệm:
TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà nó có đủ 2 điều kiện sau:
- Có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.
- Có thời gian sử dụng trên một năm.
Những đặc điểm của TSCĐ
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất.
- Giữ nguyên hình thức vật chất và đặc tính sử dụng.
- Giá trị được chuyển dần vào giá thành sản phẩm.
Những đặc điểm của VCĐ.
Trong quá trình sử dụng VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và luân chuyển dần vào giá trị sản phẩm
- Vốn cố định hoàn thành 1 vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng.
Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lý VCĐ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến trang bị kỹ thuật do đó việc quản lý VCĐ đòi hỏi hết sức chặt chẽ và hợp lý.
C2. Phân loại tài sản cố định.
Phân loại giúp cho việc quản lý và sử dụng được dễ dàng nên người ta dựa vào những tiêu chuẩn nhất định để phân chia TSCĐ thành các loại. Có rất nhiều cách phân loại khác nhau.
- Căn cứ vào hình thái biểu hiện gồm 2 loại.
1. TSCĐ hữu hình: Là những tài sản không thể biểu hiện bằng hiện vật cụ thể mà thể hiện bằng những khoản giá trị đầu tư tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, uy tín, nhãn hiệu, bằng phát minh sáng chế. Tác dụng của cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được một cách tổng thể về cơ cấu TSCĐ từ đó làm căn cứ quan trọng để ra các quyết định đầu tư và biện pháp quản lý sử dụng cho phù hợp.
- Căn cứ vào tình hình sử dụng gồm 3 loại.
- TSCĐ đang dùng: Đây là những tài sản đang trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm trong doanh nghiệp tỷ trọng TSCĐ đang dùng càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao.
- TSCĐ không cần dùng: Đây là những tài sản hư hỏng không sử dụng được hoặc sử dụng được thì lại lạc hậu về mặt kỹ thuật.
- TSCĐ chưa cần dùng: Là loại tài sản do nguyên nhân chủ quan, khách quan chưa kể đưa vào sử dụng được như tài sản dự trữ, tài sản mua sắm tác dụng của các phân loại này giúp cho người quản lý thấy được khái quát tình hình huy động và sử dụng TSCĐ cũng như chất lượng hiệu quả của TSCĐ, từ đó tạo điều kiện cho việc phân tích kiểm tra đánh giá tiềm lực cần khai thác. Cũng như việc giúp cho cơ quan cấp trên có kế hoạch điều chuyển thanh lý những TSCĐ mà đơn vị không cần đến đơn vị khác có nhu cầu.
- Căn cứ vào công dụng kinh tế gồm 2 loại.
+ TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như nhà, máy móc thiết bị phương tiện vận tải.
- TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh là TSCĐ dùng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh phụ trợ của doanh nghiệp và các tài sản không mang tính chất sản xuất, như nhà cửa, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh phụ trợ, các công trình phúc lợi và tài sản cho thuê.
- Căn cứ vào quyền sở hữu gồm 2 loại:
+ TSCĐ tự có: Là những tài sản được xây dựng mua sắm bằng nguồn vốn tự có, do Nhà nước cấp, nguồn vốn liên doanh.
+ TSCĐ đi thuê ngoài: Là những tài sản mà doanh nghiệp đi thuê ngoài các đơn vị khác.
Tác dụng của cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp có phương hướng đầu tư hợp lý. Những tài sản nào cần mua sắm những tài sản cố định nào cần thuê ngoài để có hiệu quả cao.
C3. Tình hình tài sản cố định, tại Trạm.
Trạm kinh doanh- xuất nhập khẩu Từ Sơn với chức năng là thu mua các hàng nông lâm sản từ các nguồn cung ứng về, rồi thực hiện công việc gia công tái chế và tiêu thụ. Do tính chất hoạt động là mua về rồi bán là chủ yếu nên số lượng TSCĐ của Trạm không lớn. Và nó được chia thành các nhóm sau:
- Kho chứa, bảo quản.
- Nhà phân xưởng, văn phòng làm việc.
- Nhà khác.
- Hai cây xăng, dầu.
- Thiết bị văn phòng và phương tiện sử dụng khác.
Tình hình sử dụng tài sản cố định của Trạm năm 2001
Tên tài sản
Nguyên giá (đồng)
1. Kho chứa bảo quản
21 056 366
2. Phân xưởng văn phòng
132 489 209
3. Nhà khác
108 111 000
4. Hai cây xăng, dầu
154 880 000
5. Thiết bị văn phòng
169 800 000
Phương tiện sử dụng khác
Tổng
576 536 575
Trạm đã đưa ra quyết định khấu hao TSCĐ như sau:
- Đối với TSCĐ mua sắm ở tháng này thì tháng sau mới tính khấu hao. Tất cả mọi TSCĐ hiện có đều phải trích khấu hao. Và Trạm thực hiện kế toán vào cuối các năm.
Phương pháp tính khấu hao của Trạm là tính khấu hao theo đường thẳng.
Công thức
Số tiền khấu hao
=
Nguyên giá TSCĐ
x
Tỷ lệ khấu hao cơ bản
x
Hệ số thay đổi (nếu có)
Tình hình khấu hao TSCĐ tại Trạm năm 2001
Chỉ tiêu
Số tiền khấu hao
Tỷ trọng %
1. Kho
1782418
3,4
2. Nhà xưởng văn phòng
8 832 613
16,7
3. Nhà khác
7 737 367
14,6
4. Hai cây xăng, dầu
17 208 889
32,5
5. Tài sản khác
17 387 096
32,8
Tổng
52 948 283
100
Qua bảng ta thấy tổng số tiền khấu hao TSCĐ trong năm 2000 của Trạm là 52948283 đồng.
Trong đó: TSCĐ dùng cho kho là 1 782 418 đ chiếm 3,4% tổng số tiền khấu hao. Khấu hao tài sản dùng cho nhà xưởng và văn phòng làm việc là 8 832 613 đồng chiếm 16,7%.
- Khấu hao cho nhà khác là : 7 737 267 chiếm 14,6%
- Khấu hao cho các tài sản khác là 17 387 096 chiếm 32,8%.
Phân phối khấu hao cơ bản của Trạm theo nguồn hình thành. Tài sản cố định của Trạm được hình thành từ các nguồn chủ yếu sau:
- Nguồn do ngân sách cấp.
- Nguồn do tự bổ sung (do công ty XNK Bắc Ninh cấp)
- Nguồn vay khác.
Hiện nay TSCĐ của Trạm do ngân sách cấp là tương đối lớn, chiếm 34,7% còn 45% do công ty XNK Bắc Ninh cấp, số còn lại được hình thành từ các nguồn khác. Do vậy nếu Trạm không được tự chủ trong việc mua sắm, đầu từ đổi mới trang thiết bị mà đều phải phụ thuộc vào công ty.
d. Tình hình quản lý VCĐ và TSCĐ tại Trạm kinh doanh- xuất nhập khẩu Từ Sơn.
Do đặc điểm của lĩnh vực hoạt động nên VCĐ của Trạm chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng vốn kinh doanh. Song nó giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm hoạt động của Trạm đạt hiệu quả cao.
D1. Quản lý TSCĐ và VCĐ quản lý về mặt hiện vật:
Trạm dùng chế độ cấp tài sản. Trạm đã giao quyền quản lý và sử dụng cho từng bộ phận cụ thể.
Quản lý về mặt giá trị: Bộ phận kế toán sử dụng hệ thống hợp lý, đầy đủ để theo dõi sự biến động của từng loại tài sản. Trạm tiến hành kiểm tra, kiểm kê toàn bộ tài sản theo định kỳ, giúp cho việc quản lý TSCĐ đạt hiệu quả tốt.
D2. Quản lý quỹ khấu hao.
Qua việc phân tích tình hình khấu hao TSCĐ ở trên ta thấy doanh nghiệp đã thực hiện tương đối chặt chẽ trong việc khấu hao TSCĐ và doanh nghiệp đã áp dụng tỷ lệ khấu hao theo quyết định 507TC/DTXD của Bộ Tài chính một cách linh hoạt và theo sát đặc điểm thực tế của đơn vị nhằm thu hồi vốn một cách đầy đủ, đảm bảo việc tái sản xuất TSCĐ theo định kỳ phòng tài chính của doanh nghiệp tiến hành thanh toán một cách đầy đủ và chính xác số khấu hao cơ bản.
- Toàn bộ số khấu hao cơ bản do nguồn vốn ngân sách cấp thì trạm tiến hành nộp đầy đủ.
- Số tiền khấu hao từ nguồn vốn tự có được quyền để lại bổ sung vào vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
d3. Quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Trạm được hình thành từ các nguồn sau:
- Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất .
- Quỹ khấu hao cơ bản.
- Từ lợi nhuận
- Cấp phát của ngân sách.
Nguồn vốn này được sử dụng cho các trường hợp sau:
- Dùng mua sắm TSCĐ.
- Bổ sung quỹ xí nghiệp.
- Nộp khấu hao có bản cho Nhà nước.
- Trả nợ vay.
Để thấy rõ tình hình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Trạm ta đi vào phân tích tình hình biến động nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua bảng sau:
Tình hình biến động nguồn vốn đầu tư XDCB tại Trạm qua 2 năm
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Số dư đầu kỳ
231 057 200
218 851 725
Tăng trong kỳ
124 039 875
127 075 320
Giảm trong kỳ
136 245 350
112 137 400
Số dư cuối kỳ
218 851 725
234 789 645
Nhìn vào bảng ta thấy số dư đầu kỳ và cuối kỳ của nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản có sự biến động không lớn lắm cụ thể:
Số dư đầu kỳ năm 2001 là 218 851 725 so với năm 2000 là 231 057 200 đã giảm 12 205 475. Nhưng cuối năm 2001 lại tăng là 234 789 645 tăng thêm là 15 937 920 so với đầu năm.
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng do khấu hao để lại và do ngân sách cấp.
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản giảm do dùng để trả nợ vay và bổ sung vào quỹ xí nghiệp.
Tóm lại: Ta có thể kết luận rằng nguồn vốn xây dựng cơ bản của Trạm đã được tích luỹ, bổ sung để đáp ứng kế hoạch mua sắm TSCĐ. Nhìn chung việc quản lý sử dụng nguồn vốn xây dựng cơ bản của Trạm là tốt nên cần phải giữ vững và phát huy hơn nữa để góp phần tăng hiệu quả hoạt động ở những năm tiếp theo.
3. Hoạt động thu mua quản lý nguyên vật liệu hàng hoá của Trạm.
Trạm có mô hình hoạt động khép kín từ khâu thu mua - vận chuyển gia công chế tác - bảo quản xuất khẩu. Trạm tự lo liệu các yếu tố mua vào hoạt động sản xuất kinh doanh - xuất nhập khẩu của mình, do Trạm có hoạt động chủ yếu là xuất khẩu hàng nông lâm sản nên có rất nhiều lợi thế như là nguồn nguyên liệu dồi daò da dạng và tương đối ổn định. Mặt khác do không phải bỏ ngoại tệ để mua các nguyên liệu cho việc gia công tác chế xuất khẩu nên Trạm cũng thuận lợi trong thủ tục mua. Việc thu mua nguyên liệu từ thị trường trong nước thường có ít biến động đến về cung cầu, giá cả, nhờ đó mà Trạm có thể chủ động thu mua các hàng nông lâm sản.
Do nguyên liệu là nông lâm sản: Quế, Hồi, hạt sen, lạc nhân…. chúng có tính mùa vụ rõ rệt nguồn hàng và giá cả có sự biến động theo. Vì vậy trong hoạt động sản xuất kinh doanh Trạm phải tuỳ theo từng mùa vụ mà có cơ cấu mặt hàng xuất khẩu phù hợp.
Tuy nhiên trong nền kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Đặc biệt từ năm 1993 trở lại đây thì nền kinh tế thị trường bắt đầu chiếm lĩnh xâm nhập vào toàn bộ mọi lĩnh vực kinh doanh.
Do vậy trong lĩnh vực thu mua, tiêu thụ hàng nông lâm sản của Trạm nói riêng và của công ty nói chung đã phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác. Nên hoạt động thu mua hàng nông sản của Trạm cũng có khi gặp những khó khăn và bất lợi. Chính vì vậy mà Trạm đã xác định khâu thu mua nguyên liệu hàng nông lâm sản là một khâu quan trọng của Trạm.
Để thực hiện tốt khâu thu mua hàng nông lâm sản thì Trạm phải bảo đảm được các điều kiện sau:
- Trạm phải có một lượng VLĐ hợp lý, tuỳ theo điều kiện thực tế. Như khi đến vụ thu hoạch thì lượng vốn cần nhiều hơn thì có khả năng thu mua lớn, vì thường lúc này là giá rẻ nhất.
- Trạm phải xây dựng được một kênh thu mua rộng khặp để thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và nắm bắt được sự biến động trong thị trường để có giải pháp kịp thời.
- Trạm phải có một hệ thống kho bảo quản hàng hoá tốt.
- Phải linh hoạt trong lĩnh vực giao dịch và hình thức thanh toán để giữ uy tín đối với bạn hàng.
- Như sau khi đã thực hiện được khâu thu mua tốt. Vì cần đòi hỏi Trạm phải tổ chức khâu quản lý không tốt để gây thất thoát về số lượng, xuống cấp về chất lượng thì nó sẽ xoá bỏ hoàn toàn kết quả tốt của khâu thu mua. Nhận thức được vấn đề này Trạm đã rất chú trọng trong việc quản lý hàng nông lâm sản thu mua về.
Để quản lý về mặt số lượng. Trạm đã thực hiện công tác nghiệp vụ giao nhận xuất nhập theo đúng nguyên tắc, rõ ràng và dứt khoát.
Về mặt chất lượng Trạm đã tuân thủ thực hiện đầy đủ mọi điều kiện đối với từng mặt hàng. Mọi khâu như vận chuyển, bốc xếp thực hiện theo đúng nguyên tắc "nhanh và nhẹ" không để hàng hoá nông lâm sản bị dập, nát.
Nên hoạt động thu mua hàng nông sản của Trạm cũng có khi gặp những khó khăn và bất lợi. Chính vì vậy mà Trạm đã xác định khâu thu mua nguyên liệu hàng nông lâm sản là một khâu quan trọng của Trạm.
Để thực hiện tốt khâu thu mua hàng nông lâm sản thì Trạm phải bảo đảm được các điều kiện sau:
- Trạm phải có một lượng VLĐ hợp lý, tuỳ theo điều kiện thực tế. Như khi đến vụ thu hoạch thì lượng vốn cần nhiều hơn thì có khả năng thu mua lớn, vì thường lúc này là giá rẻ nhất.
- Trạm phải xây dựng được một kênh thu mua rộng khặp để thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và nắm bắt được sự biến động trong thị trường để có giải pháp kịp thời.
- Trạm phải có một hệ thống kho bảo quản hàng hoá tốt.
- Phải linh hoạt trong lĩnh vực giao dịch và hình thức thanh toán để giữ uy tín đối với bạn hàng.
- Như sau khi đã thực hiện được khâu thu mua tốt. Vì cần đòi hỏi Trạm phải tổ chức khâu quản lý không tốt để gây thất thoát về số lượng, xuống cấp về chất lượng thì nó sẽ xoá bỏ hoàn toàn kết quả tốt của khâu thu mua. Nhận thức được vấn đề này Trạm đã rất chú trọng trong việc quản lý hàng nông lâm sản thu mua về.
Để quản lý về mặt số lượng. Trạm đã thực hiện công tác nghiệp vụ giao nhận xuất nhập theo đúng nguyên tắc, rõ ràng và dứt khoát.
Về mặt chất lượng Trạm đã tuân thủ thực hiện đầy đủ mọi điều kiện đối với từng mặt hàng. Mọi khâu như vận chuyển, bốc xếp thực hiện theo đúng nguyên tắc "nhanh và nhẹ" không để hàng hoá nông lâm sản bị dập, nát.
Tóm lại:. Nên hoạt động thu mua hàng nông sản của Trạm cũng có khi gặp những khó khăn và bất lợi. Chính vì vậy mà Trạm đã xác định khâu thu mua nguyên liệu hàng nông lâm sản là một khâu quan trọng của Trạm.
Để thực hiện tốt khâu thu mua hàng nông lâm sản thì Trạm phải bảo đảm được các điều kiện sau:
- Trạm phải có một lượng VLĐ hợp lý, tuỳ theo điều kiện thực tế. Như khi đến vụ thu hoạch thì lượng vốn cần nhiều hơn thì có khả năng thu mua lớn, vì thường lúc này là giá rẻ nhất.
- Trạm phải xây dựng được một kênh thu mua rộng khặp để thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và nắm bắt được sự biến động trong thị trường để có giải pháp kịp thời.
- Trạm phải có một hệ thống kho bảo quản hàng hoá tốt.
- Phải linh hoạt trong lĩnh vực giao dịch và hình thức thanh toán để giữ uy tín đối với bạn hàng.
- Như sau khi đã thực hiện được khâu thu mua tốt. Vì cần đòi hỏi Trạm phải tổ chức khâu quản lý không tốt để gây thất thoát về số lượng, xuống cấp về chất lượng thì nó sẽ xoá bỏ hoàn toàn kết quả tốt của khâu thu mua. Nhận thức được vấn đề này Trạm đã rất chú trọng trong việc quản lý hàng nông lâm sản thu mua về.
Để quản lý về mặt số lượng. Trạm đã thực hiện công tác nghiệp vụ giao nhận xuất nhập theo đúng nguyên tắc, rõ ràng và dứt khoát.
Về mặt chất lượng Trạm đã tuân thủ thực hiện đầy đủ mọi điều kiện đối với từng mặt hàng. Mọi khâu như vận chuyển, bốc xếp thực hiện theo đúng nguyên tắc "nhanh và nhẹ" không để hàng hoá nông lâm sản bị dập, nát.
Tóm lại: Khâu thu mua, quản lý hàng nông lâm sản của Trạm được thực hiện tương đối tốt nó đã góp phần không nhỏ vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của Trạm.
Viii. tổ chức hạch toán (kế toán thống kê nghiệp vụ) của trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu từ sơn.
1. Bộ máy kế toán.
a. Hình thức tổ chức công tác.
Trạm đã và đang vận dụng hình thức công tác kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán của Trạm, toàn bộ các nghiệp vụ từ lập chứng từ, sổ sách kế toán, chi tiết tổng hợp, lập báo cáo được thực hiện tại Phòng kế toán.
b. Bộ máy kế toán của Trạm.
Phòng kế toán, tài vụ được bố trí như sau:
- Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của Trạm. Làm tham mưu cho ban lãnh đạo về hoạt động kinh doanh, tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ Trạm.
Khi quyết toán đã được lập xong kế toán trưởng có nhiệm vụ thuyết minh, phân tích, giải thích kết quả kinh doanh và phải chịu trách nhiệm mọi số liệu trong bảng quyết toán. Ngoài ra kế toán trưởng phải luôn giám sát, đôn đốc việc nộp các báo cáo tài chính kế toán theo đúng quy định của Trạm.
- Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ giám sát việc thu mua vật tư, hàng hoá, bảo quản kho, tình hình sử dụng và cung cấp số liệu phục vụ cho việc kiểm kê định kỳ theo chế độ kỷ luật tài chính quy định đối với đơn vị cung cấp số liệu cho việc kế toán chi phí.
- Kế toán công nợ theo dõi việc thanh toán trong các đối tác có quan hệ mua bán với Trạm (kế toán công nợ bên ngoài) và còn theo dõi việc tạm ứng, thanh toán tạm ứng, các khoản thu chi mang tính chất nội bộ trong công nhân viên và Trạm trong Trạm với công ty (kế toán công nợ nội bộ).
- Kế toán tiền mặt: Với nhiệm vụ ghi phiếu thu, chi theo đúng mục đích và theo dõi tiền gửi ngân hàng.
- Kế toán thành phẩm và tiêu thụ: Có nhiệm vụ phản ánh và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất về số lượng và chất lượng của hàng hoá xuất khẩu, phản ánh kiểm tra tình hình tiêu thụ hàng hoá, xác định đúng doanh số và kết quả tiêu thụ.
- Kế toán tổng hợp: Có các nhiệm vụ như: Kế toán tiền lương, kinh tế chi phí, kế toán kho, đồng thời kiêm luôn nhiệm vụ của kế toán công nợ, kế toán XNK, kế toán TSCĐ như việc phản ánh mua sắm trang thiết bị, bảo quản sử dụng các TSCĐ. Ngoài ra còn phải tổng hợp các khoản hạch toán của các bộ phận kế toán lại với nhau để lập các biểu kế toán như Bảng tổng kết tài sản, báo cáo quyết toán.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ cất giư, thu chi các khoản tiền mặt liên hệ trực tiếp với ngân hàng trong việc gửi hoặc rút tiền mặt, chịu trách nhiệm với kế toán trưởng, ban lãnh đạo, pháp luật, về sự mất mát tiền khi xảy ra
Sơ đồ kế toán tại Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán tiền mặt
Kế toán công nợ
Kế toán thành phẩm, tiêu thụ
Kế toán vật tư
Thủ quỹ
2. Công tác kế toán.
Hình thức kế toán mà Trạm đang áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ với:
- Chứng từ gốc gồm: Các hoá đơn thuê xe, giá nhập vật tư, phiếu xuất vật tư.
- Chứng từ gồm: Phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, phiếu tạm ứng, phiếu thanh toán tạm ứng.
- Sổ sách: Sổ quỹ, sổ chi tiết theo dõi công nợ, bảng kê khai chứng từ ghi sổ, Sổ cái, bảng cân đối kế toán, sổ chi tiết TSCĐ, vật tư,…. đóng và tổng hợp chi tiết.
Sơ đồ hình thức Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ gốc.
Chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Sổ cái
Báo biểu kế toán
Bảng cân đối phát sinh
Chú giải:
Ghi hàng ngày
Cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Nhờ áp dụng trang thiết bị hiện đại nên mọi công tác kế toán của Trạm đều sử dụng máy vi tính. Mọi số liệu trên các chứng từ kế toán ban đầu đều được nhập vào máy và được tiến hành xử lý.
Nhờ việc sử dụng máy vi tính sẽ đảm bảo cung cấp kịp thời chính xác các thông tin kinh tế đã xử lý của kế toán cho lãnh đạo các bộ phận liên quan khác và có biện pháp chỉ đạo kịp thời. Qua đây ta thấy rằng Trạm đã sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là hợp lý.
ix. giá thành và giá cả sản phẩm của trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu từ sơn.
1. Giá thành.
Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Nó có tính tổng hợp, phản ánh chất lượng công tác là thước đo trình độ sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,nó là căn cứ để tính lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu nó là cơ sở để xác định các chỉ tiêu khác của doanh nghiệp và để tính hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực ra giá thành sản phẩm là bao gồm tất cả các khoản chi phí đã tiêu hao trong hoạt động sản xuất kinh doanh như tư liệu sản xuất, tiền trả lương, phụ cấp ngoài lương và các khoản chi phí khác phục vụ cho sản xuất. Trong thực tế các chi phí này được tính theo tháng, quý, năm, và đều được tính bằng tiền. Và giá thành sản phẩm còn là một cơ sở quan trọng để xác định giá bán, nó là giá bán thấp nhất, thường thì bao giờ giá bán cũng lớn hơn giá thành. Song có những trường hợp doanh nghiệp phải chấp nhận giá bán bằng giá thành, thậm chí còn thấp hơn giá thành.
Đối với các chi phí này thì người ta đã căn cứ vào công dụng của nó, trong sản xuất người ta chia chi phí thành những khoản mục nhất định. Các khoản này được dùng trong việc xác định giá thành đối với sản phẩm cũng như sản lượng hàng hoá. Căn cứ vào kết cấu các khoản mục chi phí để xác định hướng và biện pháp hạ giá thành sản phẩm.
Để thuận lợi đối chiếu giữa những yếu tố của chi phí sản xuất và các khoản mục tính giá thành chung, có thể sắp xếp nó theo bảng sau:
Yếu tố chi phí sản xuất
Các khoản mục tính giá thành
1. Nguyên liệu mua ngoài
1. Nguyên vật liệu chính
2. Nguyên liệu phụ mua ngoài
2. Nguyên vật liệu phụ
3. Nhiên liệu mua ngoài
3. Nhiên liệu dùng vào sản xuất
4. Năng lượng mua ngoài
4. Năng lượng dùng vào sản xuất
5. Tiền lương công nhân viên
5. Tiền lương của công nhân SX
6. Bảo hiểm xã hội của CNV
6. BHXH của công nhân viên
7. Khấu hao TSCĐ
7. Khấu hao TSCĐ dùng vào SX
8. Các chi phí khác bằng tiền
8. Chi phí quản lý
9. Thiệt hại về ngừng SX và sản phẩm hỏng
10. Chi phí ngoài sản xuất
Để phân bổ chi phí vào giá thành người ta chia ra chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có quan hệ trực tiếp với giá thành sản xuất tạo ra từng loại sản phẩm và được tính trực tiếp vào giá thành của đơn vị sản phẩm, chi phí trực tiếp bao gồm:
+ Tiền lương và BHXH của công nhân sản xuất.
+ Nguyên vật liệu chính, NVL phụ dùng vào sản xuất.
+ Công cụ lao động nhỏ dùng vào sản xuất.
+ Nhiên liệu, động lực dùng vào sản xuất.
- Chi phí gián tiếp: Là chi phí có quan hệ đến hoạt động chung của phân xưởng, của doanh nghiệp và được tính vào giá thành một cách gián tiếp bằng phương pháp phân bổ.
Giá thành sản phẩm: Sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra do xuất phát từ nhu cầu của thị trường, thông thường thì giá cả do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định nếu cầu lớn hơn cung thì giá sẽ tăng và ngược lại, giá cả chỉ ổn định khi cung bằng cầu.
Giá cả của sản phẩm là cơ sở để tính thu nhập do hoạt động tiêu thụ của sản phẩm của doanh nghiệp. Giá cả cao thì thu nhập tiêu thụ cao và doanh nghiệp đạt được mục đích tối đa hoá lợi nhuận của mình nếu các yếu tố khác không đổi.
Về nguyên tắc thì trước hết giá cả tiêu thụ phải đạt được những chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ sản phẩm, phải tính đúng, tính đủ giá đầu vào, giá đầu ra để làm cơ sở phản ánh đầy đủ hơn toàn bộ hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất kinh doanh.
Tóm lại: Ta có thể nói giá cả tiêu thụ hàng hoá có quan hệ chặt chẽ với quan hệ cung cầu trên thị trường, có quan hệ chặt chẽ với giá thành và lợi nhuận.
Phân loại giá thành.
Căn cứ vào các số liệu khoản mục người ta chia giá thành như sau:
- Giá thành kế hoạch: Được xác định khi bước vào kinh doanh, nó được xác định dựa vào giá thành thực tế năm trước và các định mức kinh tế kỹ thuật của ngành và xu hướng mới của yếu tố đầu vào được lập trên cơ sở hao phí vật tư và giá kế hoạch trong kỳ ..
- Giá thành định mức: Nó mang tính đặc trưng của giá thành kế hoạch nhưng nó không được xác định trên cơ sở mức kế hoạch của các kỳ điều kiện mà trên cơ sở mức hiện hành cho từng giai đoạn của kỳ kinh doanh (tháng, quý), thông qua giá thành định mức mà các nhà quản lý xác định kịp thời những chênh lệch so với định mức để tìm ra biện pháp thích hợp nhằm giảm giá thành.
- Giá thành thực tế: Thường được xác định vào cuối kỳ kinh doanh. Nó gồm toàn bộ chi phí gắn liền với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhưng được lập ra trên cơ sở quy mô và giá cả thực tế của các chi phí đã phát sinh do mọi nguyên nhân.
Theo phạm vi ta có thể chia giá thành ra các loại sau:
Giá thành phân xưởng
=
Chi phí thực tiếp
+
Khấu hao
+
Chi phí quản lý phân xưởng
Trong đó chi phí trực tiếp gồm: Nguyên vật liệu, nguyên liệu, động lực, tiền lương.
- Chi phí khấu hao gồm: Khấu hao máy móc thiết bị chuyên dùng.
- Chi phí quản lý phân xưởng: Khấu hao đồ dùng phục vụ cho việc quản lý, nhà cửa, thiết bị thuộc phạm vi phân xưởng giá thành công xưởng: Zcx.
Zcx = Zpx + Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm: Khấu hao hệ thống nhà cửa, phương tiện thiết bị phục vụ cho việc quản lý, tiền lương cho công nhân viên, quản lý xí nghiệp, đào tạo nâng cao trình độ công nhân viên.
Giá thành toàn bộ: Ztb
Ztb = Zcx + Chi phí tiêu thụ
Trong đó: Chi phí tiêu thụ là những khoản chi phí ngoài sản xuất như tiền công vận chuyển hàng hoá, khấu hao phương tiện vận tải, chi phí quảng cáo bán hàng.
2. Cách xác định giá thành của Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn.
Do lĩnh vực hoạt động của Trạm là kinh doanh - xuất nhập khẩu hàng hoá nên ta có thể kết luận ngay được là hoạt động của Trạm mang tính chất thương mại là chính, tức là mua về rồi bán là chủ yếu chứ không có khâu sản xuất ra sản phẩm. Chính vì đặc điểm này nên công việc tính giá thành của Trạm cũng rất đơn giản, đặc biệt là các hàng nông lâm sản không phải qua khâu gia công tác chế.
Song ở đây cũng xin giới thiệu sơ lược về cách tính giá thành hàng hoá của đơn vị.
- Giá mua hàng hoá, hàng nông lâm sản về tới Trạm.
- Chi phí bảo quản, bốc dỡ, vận chuyển.
- Chi phí gia công tái chế (nếu có)
- Chi phí nguyên liệu phụ (nếu có)
- Chi phí bao gói.
-Chi phí quản lý doanh nghiệp. Tính bình quân cho tấn nguyên liệu.
- Chi phí khấu hao tính bình quân cho tấn.
+ Có thể đưa ra ví dụ để tính giá thành cho tấn hạt sen xuất khẩu được gia công từ hạt sen nguyên vỏ qua 2 năm 2000 và 2001.
Chỉ tiêu
2000
2001
1. Giá mua hàng về đến kho
15 320 741
15 582 643
2. Chi phí thuê gia công
1 024 012
1 140 228
3. Khấu hao
318 243
314 052
4. Chi phí quản lý
20 428
20 132
5. Chi phí bằng tiền khác (chi phí vận chuyển bốc xếp, chi phí bán hàng…..)
67 037
66 283
Tổng cộng
16 750 461
17 123 337
Giá thành năm 2001 cao hơn giá thành năm 2000 do nguyên nhân khách quan, tăng do giá mua hàng cao hơn sơ với năm trước. Đây là kết quả của việc cạnh tranh cảua các doanh nghiệp trong khâu thu mua hàng, đây là một điều bất lợi cho doanh nghiệp.
3. Giá cả một số mặt hàng chủ của Trạm.
Giá cả của các loại hàng hoá của Trạm phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, thị trường giá cả quyết định và thông thường được xác định trong từng hợp đồng.
Giá hàng nhập khẩu.
Mặt hàng
ĐVT
Giá bình quân 2000
Giá bình quân 2001
Phân bón
USD/tấn
190
191
Đồ tiêu dùng
USD/tấn
1,8
1,8
Giá các mặt hàng xuất khẩu năm 2000
Mặt hàng/nước
Đơn vị tính
Giá bình quân
1. Hạt sen: Trung Quốc
USD/tấn
1676,5
2. Tỏi: ấn Độ
-
2021,6
3. Hồi: ấn Độ
-
1097,9
Singapore
-
1102,0
Đài Loan
-
1002,4
Hàn Quốc
-
1032
4. Lạc nhân
Singapore
-
714
Đài Loan
-
702
Hàn Quốc
-
704
5. Quế
Trung Quốc
-
2107
ấn Độ
-
2154
Singapore
-
2224
Đài Loan
-
2213
Giá các mặt hàng xuất khẩu năm 2001
Mặt hàng/nước
Đơn vị tính
Giá bình quân
1. Hạt sen
USD/tấn
Trung Quốc
-
1795
Đài Loan
-
1801
2. Tỏi
ấn Độ
-
2196
3. Hồi
ấn Độ
-
1182
Singapore
-
1248
Đài Loan
-
1174
Hàn Quốc
-
1185
4. Lạc nhân
Trung Quốc
-
784
Singapore
-
802
Đài Loan
-
795
5. Quế
Trung Quốc
-
2283
ấn Độ
-
2316
Singapore
-
2400
Đài Loan
-
2329
x. quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá tại Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu từ sơn.
1. Khái quát về tình hình chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm Nông lâm sản xuất khẩu ở Việt Nam.
a. Chất lượng.
Việc xuất khẩu các loại hàng hoá nông lâm sản ở nước ta có thể nói là loại mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Và số lượng các doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu hàng nông lâm sản nhiều, và thuộc nhiều thành phần kinh tế, khả năng thu mua và tiêu thụ lớn. Song nói chung các mặt hàng nông lâm sản được xuất đi các nước chủ yếu là ở dạng thô, có giá trị kinh tế thấp. Cộng với chất lượng không được ổn định nên uy tín trên thị trường thế giới kém nên thường bị ép giá trong mua bán giá bán bao giờ cũng thấp hơn các nước khác khi có cùng mặt hàng và chất lượng ngang nhau. Nhưng hiện tượng này ảnh hưởng rất lớn đến ngành nông lâm nghiệp nước ta.
Một số nguyên nhân sau gây ra sự bất lợi cho chất lượng hàng nông lâm sản thấp và không ổn định.
Một số doanh nghiệp có trình độ tổ chức quản lý kém, không có khả năng chế biến hàng nông lâm sản nên khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh hàng nông lâm sản không còn cách nào khác ngoài việc giao cho các tư nhân tự chế biến gia công hoặc thuê các doanh nghiệp khác chế biến sau đó thu mua lại để xuất khẩu. Do không trực tiếp quản lý trong quá trình gia công và chế biến nên không giám sát chặt chẽ về chất lượng do đó chất lượng hàng hoá không ổn định.
Một số doanh nghiệp cho tư nhân thuê nhà máy hay cho mượn nguyên liệu, mác hàng hoá để xuất khẩu, hay việc hợp thức hoá việc xuất khẩu hàng nông sản cho các tư nhân khi họ không có đủ khả năng nên sản phẩm cuả họ thường có rất nhiều lỗi về chất lượng.
Mặt khác một số doanh nghiệp được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng giao quyền kiểm tra, chứng nhận chất lượng đã thực hiện sai quy định của Nhà nước và từ đó việc kiểm tra chất lượng chỉ mang tính thủ tục và đối phó là chính.
b. Quản lý chất lượng hàng nông lâm sản xuất khẩu.
Có thể nói hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm nông lâm sản của nước ta vẫn còn mang tính bị động áp đặt, các tiêu chuẩn về chất lượng đối với các hàng hoá nông lâm sản cho các doanh nghiệp cũng như toàn ngành được xây dựng một cách bắt buộc và cứng nhắc. Các hoạt động về quản lý chất lượng chủ yếu tập trung vào khâu kiểm tra thành phẩm xuất xưởng. Nên khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thì hệ thống quản lý chất lượng như trên đã tỏ ra không còn hiệu quả và không phát huy được tác dụng. Mặt khác các doanh nghiệp đều tỏ ra miễn cưỡng trong việc tuân thủ về chất lượng trước các cơ quan có thẩm quyền. Do vậy yêu cầu bức thiết đặt ra là cần phải đổi mới phương thức quản lý chất lượng.
2. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá tại Trạm kinh tế - xuất nhập khẩu Từ Sơn.
Đối với sản phẩm hàng hoá xuất khẩu nói chung, hàng hoá nông lâm sản nói riêng thì yêu cầu chất lượng là một tiêu chuẩ quan trọng. Sản phẩm hàng nông lâm sản rất đa dạng về chủng loại và hàm lượng. Do đó vấn đề đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng rất đa dạng và phức tạp khó khăn.
Vì hàng hoá của Trạm đa dạng nên đối với từng loại hàng hoá lại có yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng khác nhau. Doanh nghiệp muốn có uy tín, lợi thế cạnh tranh trên thị trường, muốn đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh thì chất lượng sản phẩm là một trong những điều kiện cần thiết để đạt được những điều đó. Nếu quản lý chất lượng sản phẩm là một nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm thì bắt đầu từ khi mua nguyên liệu hàng hoá cho đến việc gia công tác chế, bảo quản và tiêu thụ thì Trạm phải thực hiện tốt vấn đề chất lượng, để giữ vững uy tín của Trạm trên thị trường. Cần tìm phương pháp khắc phục khi hàng hoá không đạt tiêu chuẩn sao cho hợp lý nhằm giữ uy tín với bạn hàng và đảm bảo thoả mãn tối đa lợi ích của người tiêu dùng.
Xi. hiệu quả kinh tế và hạch toán kinh tế nội bộ doanh nghiệp.
Bảng kết quả kinh doanh của Trạm qua 3 năm gần đây
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Doanh thu
16 838 420 300
18 904 965 240
21 900 054 000
Chi phí thuế
16 481 623 096
18 632 428 420
21 547 318 985
Kết quả
190 257 204
272 536 820
352 735 015
Qua 3 năm từ năm 1999 đến năm 2001 doanh thu của Trạm không ngừng tăng lên, cụ thể năm 1999 doanh thu đạt 16 838 420 300 và đến năm 2001 đã đạt tới 21 900 054 000 đây là một bước nhảy khá dài của đơn vị.
Để hiểu sâu về vấn đề ta đi vào chi tiết từng bộ phận theo bảng sau:
Kết quả kinh doanh 2001
Nội dung kinh doanh
Doanh thu
Chi phí + thuế
Kết quả
Kinh doanh xuất khẩu
17946 192 105
17 673 840 349
27 2351 756
Kinh doanh nhập khẩu
3356 507 320
3296 289 286
60248 034
Kinh doanh khác
597 354 675
577 189 450
20 165 225
Tổng
21 900 054 000
21 547 318 985
352 735 015
Qua bảng ta thấy mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Trạm đều có lãi đây là một kết quả khá tốt.
- Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của Trạm
Lợi nhuận
=
352 735 015
= 0,132
Vốn kinh doanh bình quân
2 670 155 687
Vậy doanh nghiệp bỏ 1 đồng vốn kinh doanh thì thu được 0,132 đồng lợi nhuận
Lợi nhuận
=
352 735 015
= 0,423
Vốn cố định bình quân
832 403 500
Lợi nhuận
=
352 735 015
= 0,19
Vốn lưu động bình quân
18 377 2187
Vậy cứ một đồng vốn lưu động thì thu được 0,19đồng lợi nhuận.
Vòng luân chuyển VLĐ là:
Doanh thu
=
21 900 054 000
= 11,9
Vốn lưu động bình quân
1837 725 187
Kỳ luân chuyển VLĐ
=
360
= 30,25 ngày
11,9
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động.
VLĐ bình quân
=
18 377 52187
= 0,09
Doanh thu
21 900 054 000
Vậy để đạt được một đồng doanh thu thuần cần có 0,09 đồng vốn lưu động.
Hiệu quả kinh tế xã hội hoạt động của Trạm.
Trong thời gian qua hoạt động của Trạm đã tạo một lượng công ăn việc làm khá lớn, đóng góp vào công cuộc giải quyết nạn thất nghiệp của địa phương và ổn định kinh tế xã hội tại địa phương tạo môi trường văn hoá xã hội văn minh lành mạnh, góp phần cải thiện đời sống người lao động.
Tình hình lao động qua 3 năm.
Lao động
1999
2000
2001
1. Trong danh sách
51
50
44
Biên chế công ty
20
18
17
Hợp đồng
31
32
27
2. Thuê mùa vụ
49
48
41
Tổng
100
98
85
Đời sống người lao động có mức lương bình quân là 462021 đồng/tháng.
Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Chỉ tiêu
2000
2001
1. Thuế xuất khẩu
921 471 240
986 771 000
2. Thuế nhập khẩu
97 214 027
137 736 025
3. Thuế đất
4 387 625
5 014 342
4. Thuế
190 496 524
219 000 540
Tổng cộng
1213 568 416
1348 521 190
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp tiếp tục hoàn thiện kênh thu mua hàng, hoàn thiện hợp lý hơn. Tích cực nghiên cứu thị trường tiêu thụ nhằm giữ vững phát huy những thị trường đã có và thâm nhập thị trường mới tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu có giá trị kỹ thuật cao. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phát huy sức mạnh tập thể công nhân viên, động viên cán bộ công nhân viên học hỏi kinh nghiệm, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu trong thời gian tới.
Phần c
Kết luận và kiến nghị
---o0o---
Qua tìm hiểu và phân tích ta thấy Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn là một đơn vị có nhiều triển vọng. Mặc dù thời gian hoạt động độc lập của Trạm cũng không phải là dài. Song ta cũng có thể thấy rõ những gì mà đơn vị đã đạt được. Tuy kết quả đạt được chưa cao nhưng lại báo hiệu cho ta thấy đơn vị đã tồn tại và đứng vững đồng thời đang có đà phát triển và đi lên trong hoạt động kinh doanh của mình. Trạm đã xác định cho mình một hướng đi đúng, phù hợp với điều kiện, đặc điểm và hoàn cảnh của Trạm. Thành quả mà Trạm đạt được không phải chỉ là việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả, tăng thu nhập, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Mà nó còn tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương nói riêng và cả đất nước nói chung
Bên cạnh đó Trạm còn gặp nhiều khó khăn như: Nhà kho dụng cụ phương tiện đã qua sử dụng nhiều năm nên có phần nào ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của Trạm. Do vậy trong thời gian tới Trạm phải tìm ra những giải pháp khôi phục cần nâng cấp nhà kho, mua sắm dụng cụ, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Trạm trong thời gian tới.
Có thể nói rằng quy mô của Trạm tuy chưa lớn, nhưng ta cũng có thể đánh giá là hoạt động kinh doanh của Trạm là tốt. Trạm đã biết kết hợp giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội. Lợi ích của đơn vị với lợi ích của Nhà nước cũng như của người lao động. Đây chính là nền móng vững chắc tạo tiền đề, động lực đưa Trạm phát triển và đạt được hiệu quả của mình trong tương lại góp phần công sức vào công cuộc hiện đại hoá đất nước.
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Trạm là kinh doanh thương mại xuất khẩu nên hoạt động thu mua chế biến là vấn đề quan trọng hàng đầu. Công ty cần có chính sách đãi ngộ đối với bộ phận thu mua đồng thời phát triển hơn nữa bọ phận marketing gắn liền với bộ phận thu mua, hỗ trợ cho công tác thu mua được nhanh nhạy kịp thời và giảm thiểu được chi phí thu mua.
Bộ phận thu mua cần có sự chỉ đạo thống nhất, lưu ý các cửa hàng đại lý ở xa tạo điều kiện để kiểm tra việc thu mua hàng hoá có tính thời vụ đạt được chất lượng và giá cả hợp lý giữ uy tín với khách của Trạm.
Củng cố thị trường hiện có, mở rộng thị trường mới có mạng lưới tiêu thụ tại các nước phát triển. Trạm cần tăng cường marketing trên thị trường mục tiêu. Trạm cần thành lập bộ phận marketing chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn về công tác này tăng cường công tác bán hàng, có chính sách tài trợ nào đó tạo uy tín của Trạm kinh doanh với khách hàng để không ngừng tăng lên tài sản vô hình vốn có của Trạm là giữ chữ tín với khách hàng trong và ngoài nước.
Trạm kinh doanh cần thường xuyên định kỳ thực hiện phân tích hoạt động kinh tế như phân tích tình hình tài chính, hiệu quả sử dụng vốn thông qua đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến thành tích, tồn tại sút kém để có biện pháp phát huy và khắc phục kịp thời….
Qua thời gian thực tập giá trình tại Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn được sự hướng dẫn tận tình của các anh, chị, chú bác trong Trạm em đã hoàn thành những nội dung cơ bản của đợt thực tập này.
Cuối cùng em xin cảm ởn thầy, cô khoa kinh tế trường Đại học Thuỷ sản và Trung học Thuỷ sản 4, các cán bộ công nhân viên chức Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tạo điều kiện để em hoàn thành báo cáo này./.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp II - Nguyễn Thị Kim Anh
2. Giáo trình Kinh tế và Công nghiệp - Dương Trí Thảo
3. Giáo trình Marketing Dịch vụ - Lưu Văn Nghiêm.
4. Giáo trình kế toán Doanh nghiệp - Đinh Tuấn Dũng.
5. Bài Giảng nghiệp vụ ngoại thương - ĐHKTQD.
6. Bài giảng của các thầy cô khoa kinh tế, trường Đai học kinh tế Quốc dân.
7. Tài liệu tham khảo: Trạm kinh doanh - xuất nhập khẩu Từ Sơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0491.doc