Tính chất cơ học của bê tông geopolymer sử dụng tro bay gia cường sợi poly - Propylene
Bài báo nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng
của sợi poly-propylene có tỷ lệ chiều dài trên
đường kính sợi thay đổi với các giá trị 100, 200,
300, 400 và 500 và hàm lượng sử dụng là 0.5%,
1.0% và 1.5% thể tích đến bê tông geopolymer
nền sử dụng tro bay. Các đặc tính cơ học của bê
tông geopolymer thay đổi như sau:
- Hỗn hợp bê tông geopolymer sử dụng sợi
poly - propylene có độ linh động giảm nhiều so
với cấp phối không sợi.
- Bê tông geopolymer nền có khả năng
được gia cường về cường độ nén, cường độ kéo
và mô đun đàn hồi khi sử dụng thêm sợi polypropylene với hàm lượng sợi khoảng 0.5%.
- Tỷ lệ chiều dài trên đường kính sợi polypropylene cũng ảnh hưởng đến các tính chất cơ
học của bê tông geopolymer. Tỷ lệ l/d có giá trị tốt
nhất trong khoảng từ 200 đến 300
8 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính chất cơ học của bê tông geopolymer sử dụng tro bay gia cường sợi poly - Propylene, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 1/2016 60
TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA BÊ TÔNG GEOPOLYMER SỬ DỤNG
TRO BAY GIA CƯỜNG SỢI POLY-PROPYLENE
TS. PHAN ĐỨC HÙNG
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
TS. LÊ ANH TUẤN
Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu ảnh hưởng của
sợi poly-propylene đến các tính chất của bê tông
geopolymer. Sợi poly-propylene với hàm lượng
0.5% - 1.5% theo thể tích và tỷ lệ chiều dài trên
đường kính sợi từ 100 đến 500 được sử dụng
trong nghiên cứu này. Bê tông geopolymer hoạt
hóa từ tro bay đạt cấp độ bền B25. Kết quả cho
thấy sợi poly - propylene làm giảm độ linh động
của hỗn hợp bê tông. Hàm lượng sợi, chiều dài
sợi và tỷ lệ giữa chiều dài trên đường kính sợi
ảnh hưởng nhiều đến tính chất của bê tông. Tính
chất cơ học của bê tông geopolymer được gia
cường 0.5% hàm lượng sợi được cải thiện tốt
nhất. Kết quả thực nghiệm cho thấy giá trị biến
dạng của bê tông dùng sợi thay đổi từ 0.0022-
0.0031, mô đun đàn hồi thay đổi từ 21.32 GPa -
26.1GPa và hệ số Poisson đạt từ 0.12 - 0.152.
Từ khóa: Sợi poly-propylene, bê tông
geopolymer, tro bay, dung dịch hoạt hóa.
1. Giới thiệu
Nghiên cứu đặc tính cơ học của bê tông
geopolymer đã được nhiều tác giả thực hiện và
so sánh với bê tông xi măng nhằm ứng dụng vật
liệu này trong nhiều công trình. Đặc tính của bê
tông geopolymer có các tính chất về cường độ,
khả năng lưu biến và mối quan hệ giữa ứng suất
biến dạng gần như tương đồng với bê tông xi
măng [1-4]. Các nghiên cứu ứng dụng một số loại
sợi khác nhau thêm vào trong bê tông
geopolymer để xem xét các ứng xử cơ học của
bê tông nền và sợi như trên hình 1.
Hình 1. Mối quan hệ giữa ứng suất – biến dạng trong bê tông sử dụng sợi
Sợi tổng hợp, sợi thép và các loại sợi khác
đã được nghiên cứu ứng dụng trong bê tông xi
măng nhằm gia cường một số tính chất cơ học
đã được nghiên cứu từ những năm 1960. Đối
với bê tông geopolymer, tác giả Monita Olivia
[5] đã nghiên cứu sử dụng sợi poly-propylene
cho vào bê tông geopolymer để xác định các
đặc tính cơ lý của nó và nhận xét sự bám dính
của sợi poly propylene với bê tông geopolymer
có sự khác biệt so với bê tông xi măng.
Nghiên cứu của Zhang và cộng sự [6] cho thấy
khi sử dụng sợi poly –propylene có khả năng
gia cường khả năng chịu kéo của vật liệu
geopolymer. Sự xuất hiện của vết nứt trong bê
tông geopolymer cho thấy rằng sợi có thể tạo
nên một hiệu ứng chuyển tiếp qua các lỗ rỗng
có hại, các khuyết tật và thay đổi cách mở
rộng các vết nứt.
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 1/2016 61
Nghiên cứu này sử dụng vật liệu nền là bê
tông geopolymer tổng hợp từ tro bay, kết hợp sử
dụng sợi poly-propylene có tỷ lệ chiều dài trên
đường kính sợi (l/d) thay đổi từ 100 đến 500 với
các hàm lượng 0 đến 1.5% để đánh giá khả năng
làm việc của sợi trong bê tông geopolymer đến
các tính chất của bê tông geopolymer.
2. Nguyên vật liệu và phương pháp thí nghiệm
2.1 Nguyên vật liệu
Vật liệu sử dụng chế tạo bê tông geopolymer
bao gồm: Tro bay có hàm lượng calcium thấp
như là vật liệu nguồn cung cấp alumium-silicate,
dung dịch hoạt hóa, cốt liệu là đá dăm và cát.
Ngoài ra, sợi poly-propylene được thêm vào với
các hàm lượng và tỷ lệ chiều dài sợi trên đường
kính sợi (l/d) khác nhau để khảo sát ứng xử của
loại bê tông này.
Cốt liệu bao gồm đá dăm và cát sông được
sử dụng có khối lượng riêng theo thứ tự là 2700
và 2650kg/m3. Cỡ hạt lớn nhất của đá dăm Dmax
là 20mm. Cát có mô đun độ lớn 1.85.
Tro bay loại F sử dụng có nguồn gốc từ nhà
máy nhiệt điện, khối lượng riêng 2500 kg/m3, độ
mịn 94% lượng lọt qua sàng có cỡ sàng là 0.08
mm. Thành phần hóa học của tro bay được trình
bày trong bảng 1.
Bảng 1. Thành phần hóa học của tro bay
Thành phần
hoá học SiO2 Al2O3 Fe2O3 CaO
K2O +
Na2O
MgO SO3 MKN(*)
% khối lượng 51.7 31.9 3.48 1.21 1.02 0.81 0.25 9.63
(*) MKN : mất khi nung
Dung dịch hoạt hóa được sử dụng trong thí
nghiệm để hoạt hóa quá trình geopolymer hóa
của bê tông. Dung dịch này là sự kết hợp giữa
sodium hydroxide và sodium silicate. Sodium
hydroxide khan có dạng vảy rắn, màu trắng đục,
độ tinh khiết trên 90% và khối lượng riêng là
2130kg/m3. Để chế tạo dung dịch sodium
hydroxide, NaOH khan được hòa tan vào nước
theo nồng độ 16mol/l cho trước, tỷ trọng 1.17
g/cm3. Dung dịch sodium silicate sử dụng với
hàm lượng Na2O và SiO2 dao động từ 36% đến
38%, tỷ trọng 1.42±0.01 g/cm3.
a. Sợi poly-propylene
Trong phạm vi nghiên cứu, sợi poly-
propylene được dùng để chế tạo mẫu với nhiều
tỷ lệ chiều dài sợi trên đường kính sợi (l/d) khác
nhau. Hình dáng và đặc tính loại sợi trình bày
trong hình 2 và bảng 2.
Hình 2. Sợi poly - propylene
Bảng 2. Đặc tính sợi sợi poly - propylene
Loại
sợi
Đường kính
(mm)
Chiều dài
(mm) Tỷ lệ l/d
Khối lượng
riêng (kg/m3)
Mô đun đàn
hồi (MPa)
Cường độ chịu
kéo (MPa)
5 100
10 200
15 300
20 400
Sợi
PP 0.05
25 500
910 3500 700
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 1/2016 62
2.2 Cấp phối
Các cấp phối bê tông geopolymer sử dụng
dung dịch sodium hydroxide có nồng độ 16
mol/lít, tỷ lệ dung dịch alkaline – tro bay là 0.7,
trong đó tỷ lệ dung dịch sodium silicate-dung
dịch sodium hydroxide là 2.5. Sợi
polypropylene với các tỷ lệ chiều dài – đường
kính khác nhau được thêm vào với hàm lượng
là 0, 0.5, 1.0 và 1.5% theo thể tích. Tỷ lệ chiều
dài – đường kính sợi thay đổi từ 100 đến 500.
Cấp phối bê tông geopolymer nền được trình
bày trong bảng 3.
Bảng 3. Cấp phối cho bê tông geopolymer (kg/m3)
Đá dăm Cát Tro bay Dung dịch sodium silicate Dung dịch sodium hydroxide 16M
1079 556 418 213 86
Hỗn hợp bê tông geopolymer có sử dụng sợi
poly - propylene được chế tạo khuôn hình trụ
theo ASTM C39 và ASTM C78. Mẫu sau khi tạo
hình được để tĩnh định 2 ngày rồi tháo khuôn và
đem dưỡng hộ nhiệt ở 90oC trong 10 giờ để quá
trình geopolymer hóa diễn ra.
Sau quá trình dưỡng hộ nhiệt, mẫu được
được đặt trong môi trường phòng thí nghiệm và
thực hiện thí nghiệm xác định cường độ chịu nén
và cường độ chịu uốn ở 7 ngày tuổi.
- Xác định mối quan hệ ứng suất - biến
dạng và các hệ số poisson, mô đun đàn hồi khi
nén theo ASTM C39 với tốc độ gia tải là
0.2MPa/giây.
- Thực nghiệm xác định khả năng chịu uốn
bê tông geopolymer theo ASTM C78 với tốc độ
gia tải là 4MPa/phút.
- Thực nghiệm khả năng chịu kéo gián tiếp
của bê tông geopolymer theo ASTM C496 với tốc
độ gia tải là 1MPa/phút.
3. Kết quả thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm chịu nén, kéo gián tiếp (ép
chẻ), uốn, mô đun đàn hồi và hệ số Poisson của
bê tông geopolymer (GPC) có gia cường sợi poly
- propylene (PP) được trình bày trong bảng 4.
Bảng 4. Kết quả thí nghiệm
Ký hiệu Tỷ lệ (l/d)
Hàm
lượng
sợi (%)
Cường
độ chịu
nén
(MPa)
Cường độ
kéo gián tiếp
(ép chẻ)
(MPa)
Cường độ
chịu uốn
(MPa)
Độ bẹt
(cm)
Mô đun
đàn hồi
(GPa)
Hệ số
Poisson
GPC 0 0.0 32.61 3.7 5.89 63 25.40 0.128
P1-05 100 0.5 34.68 4.05 6.27 56 25.80 0.141
P1-10 100 1.0 34.14 3.92 6.55 51 24.02 0.132
P1-15 100 1.5 30.86 3.84 6.71 47 22.71 0.129
P2-05 200 0.5 36.21 4.20 6.31 53 26.10 0.152
P2-10 200 1.0 34.72 4.11 6.69 49 25.37 0.139
P2-15 200 1.5 33.29 3.95 6.90 45 23.09 0.132
P3-05 300 0.5 35.59 4.11 6.45 52 25.82 0.146
P3-10 300 1.0 32.24 3.87 7.45 47 25.15 0.140
P3-15 300 1.5 28.21 3.88 7.98 45 21.32 0.129
P4-05 400 0.5 35.77 3.97 6.30 50 26.08 0.143
P4-10 400 1.0 34.34 3.60 7.17 45 25.23 0.128
P4-15 400 1.5 28.73 3.52 7.32 42 21.87 0.122
P5-05 500 0.5 35.08 3.85 6.27 48 25.93 0.140
P5-10 500 1.0 32.29 3.75 6.69 44 22.98 0.125
P5-15 500 1.5 28.07 3.64 7.11 42 21.88 0.120
3.1 Độ linh động của bê tông geopolymer cốt sợi poly-propylene
Xác định ảnh hưởng của hàm lượng và tỷ lệ l/d của sợi đến độ linh động của bê tông geopolymer
thông qua thí nghiệm độ bẹt, kết quả thể hiện trên hình 3.
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 1/2016 63
Hình 3. Mối quan hệ giữa độ bẹt với hàm lượng và tỷ lệ l/d của sợi
Kết quả cho thấy hàm lượng sợi và tỷ lệ l/d
của sợi càng tăng thì độ bẹt của hỗn hợp bê tông
càng giảm. Nguyên nhân là do khi hàm lượng sợi
cao dẫn đến vật liệu nền bị các sợi chiếm chỗ và
dễ gây vón cục, do đó làm hạn chế độ linh động
của bê tông nền.
3.2 Khả năng chịu nén của bê tông
geopolymer nền sử dụng sợi poly - propylene
Thí nghiệm nén mẫu kết hợp với đo biến
dạng mẫu bằng strain gauge được thực hiện
nhằm xác định khả năng làm việc khi chịu nén
của bê tông geopolymer cốt sợi poly-propylene.
Hình 4 thể hiện ảnh hưởng của hàm lượng sợi và
tỷ lệ l/d của sợi đến cường độ chịu nén của các
cấp phối bê tông geopolymer.
Hình 4. Mối quan hệ giữa cường độ chịu nén với hàm lượng và tỷ lệ l/d của sợi
Kết quả cho thấy khi sử dụng hàm lượng sợi
0.5% thì cường độ chịu nén tăng, tuy nhiên khi
tăng hàm lượng sợi lên 1% và 1.5% thì cường độ
chịu nén lại có xu hướng giảm cho các loại sợi có
tỷ lệ l/d từ 100 đến 500. Sự tăng cường độ chịu
nén trong khoảng 6.36% đến 11.05% khi hàm
lượng sợi sử dụng là 0.5%, và tốt nhất đối với
cấp phối sử dụng loại sợi có l/d bằng 200. Hầu
hết các cấp phối sử dụng hàm lượng 1.5% đều
nhỏ hơn so với cấp phối không sợi và sự giảm
cường độ lớn nhất lên đến 13.91% xảy ra đối với
cấp phối sử dụng loại sợi có l/d bằng 500.
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 1/2016 64
Hình 5. Mối quan hệ giữa biến dạng tại tải lớn nhất với hàm lượng và tỷ lệ l/d của sợi
Ngoài ra, khi tăng hàm lượng sợi sử dụng thì bê tông geopolymer có khả năng biến dạng tăng lên
(hình 5) do sợi poly - propylene đã phát huy tốt hiệu ứng bắc cầu trong bê tông geopolymer.
Hình 6. Mối quan hệ giữa ứng suất nén và biến dạng của các cấp phối bê tông geopolymer cốt sợi poly-propylene
có tỷ lệ l/d 200
Hình 6 thể hiện ứng xử của bê tông geopolymer sử dụng sợi poly - propylene có tỷ lệ l/d 200 khi
chịu nén. Các đường cong ứng suất-biến dạng cho thấy bê tông geopolymer nền có giá trị biến dạng
tại ứng suất đỉnh đạt khoảng 0.0021, trong khi các cấp phối sử dụng sợi có tỷ lệ l/d 200 với các hàm
lượng từ 0.5% đến 1.5% có giá trị biến dạng nằm trong khoảng từ 0.0024 đến 0.0031.
3.3 Khả năng chịu kéo gián tiếp của bê tông geopolymer cốt sợi poly - propylene
Thí nghiệm kéo gián tiếp (ép chẻ) và uốn mẫu được thực hiện nhằm xác định khả năng làm việc
chịu kéo gián tiếp của bê tông geopolymer sử dụng sợi poly - propylene. Hình 7 thể hiện ảnh hưởng
của hàm lượng sợi và tỷ lệ l/d của sợi đến cường độ chịu kéo gián tiếp của các cấp phối bê tông
geopolymer.
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 1/2016 65
Hình 7. Mối quan hệ giữa cường độ chịu kéo gián tiếp với hàm lượng và tỷ lệ l/d của sợi
Kết quả cho thấy ảnh hưởng của sợi poly -
propylene đến khả năng chịu kéo gián tiếp của bê
tông geopolymer nền sử dụng sợi poly -
propylene này cũng tương tự như khả năng chịu
nén, trong đó cường độ chịu kéo gián tiếp có
khuynh hướng tăng khi hàm lượng sợi sử dụng là
0.5% và giảm khi tăng hàm lượng sợi sử dụng
lên 1% và 1.5%. Khi sử dụng hàm lượng sợi
poly-propylene 0.5% có tỷ lệ l/d là 200 thì cường
độ chịu gián tiếp đạt 4.2MPa, tăng 13.51% so với
cấp phối bê tông geopolymer nền.
Khác với khả năng chịu nén và kéo gián tiếp,
cường độ chịu uốn của bê tông geopolymer tăng
theo hàm lượng sợi sử dụng cho với tất cả các tỷ
lệ l/d của sợi poly - propylene, kết quả thể hiện
trên hình 8. Trong đó, cấp phối sử dụng loại sợi
có tỷ lệ l/d là 300 với hàm lượng 1.5% thì cường
độ chịu uốn đạt 7.98MPa, tăng 35.48% so với
cấp phối không sợi.
Hình 8. Mối quan hệ giữa cường độ chịu uốn với hàm lượng và tỷ lệ l/d của sợi
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 1/2016 66
Hình 9. Mối quan hệ giữa lực uốn và chuyển vị của các cấp phối bê tông geopolymer cốt sợi poly-
propylene có tỷ lệ l/d 300
Hình 9 thể hiện ứng xử của bê tông
geopolymer sử dụng sợi poly - propylene có tỷ lệ
l/d 300 khi chịu uốn. Các đường cong lực -
chuyển vị cho thấy khi cấp phối bê tông
geopolymer nền sử dụng sợi poly - propylene với
hàm lượng 0.5%, cường độ uốn của bê tông
geopolymer tăng không đáng kể nhưng tính dẻo
của bê tông cũng đã được cải thiện, chuyển vị
của dầm cốt sợi poly - propylene cao hơn mẫu
không sợi như trên hình 8. Kết quả này tương
đồng với nhận xét của tác giả Zhang và cộng sự
[6] khi sử dụng sợi poly propylene có khả năng
tăng độ dẻo dai nhiều cho bê tông geopolymer.
Khi hàm lượng tăng lên 1% và 1.5%, khả năng
chịu uốn tăng cao và chuyển vị của dầm cũng
tăng lên.
3.4 Xác định mô đun đàn hồi và hệ số Poisson
của bê tông geopolymer cốt sợi poly - propylene
Hình 10. Mối quan hệ giữa mô đun đàn hồi với hàm lượng và tỷ lệ l/d của sợi
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 1/2016 67
Hình 11. Mối quan hệ giữa hệ số Poisson với hàm lượng và tỷ lệ l/d của sợi
Mối quan hệ giữa mô đun đàn hồi và hệ số
Poisson với hàm lượng và tỷ lệ l/d của sợi cũng
tương tự như cường độ chịu nén (hình 10 và
hình 11). Khi sử dụng loại sợi poly - propylene có
đường kính và chiều dài như trên, giá trị mô đun
đàn hồi lớn nhất ứng với cấp phối bê tông nền
geopolymer sử dụng sợi 0.5% có tỷ lệ l/d 200 đạt
26.1GPa. Hệ số Poisson của bê tông nền
geopolymer đạt 0.128, các cấp phối bê tông
geopolymer sử dụng các hàm lượng sợi với các
tỷ lệ l/d khác nhau cho giá trị dao động từ 0.12 –
0.152.
4. Kết luận
Bài báo nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng
của sợi poly-propylene có tỷ lệ chiều dài trên
đường kính sợi thay đổi với các giá trị 100, 200,
300, 400 và 500 và hàm lượng sử dụng là 0.5%,
1.0% và 1.5% thể tích đến bê tông geopolymer
nền sử dụng tro bay. Các đặc tính cơ học của bê
tông geopolymer thay đổi như sau:
- Hỗn hợp bê tông geopolymer sử dụng sợi
poly - propylene có độ linh động giảm nhiều so
với cấp phối không sợi.
- Bê tông geopolymer nền có khả năng
được gia cường về cường độ nén, cường độ kéo
và mô đun đàn hồi khi sử dụng thêm sợi poly-
propylene với hàm lượng sợi khoảng 0.5%.
- Tỷ lệ chiều dài trên đường kính sợi poly-
propylene cũng ảnh hưởng đến các tính chất cơ
học của bê tông geopolymer. Tỷ lệ l/d có giá trị tốt
nhất trong khoảng từ 200 đến 300.
- Khi sử dụng sợi poly - propylene thì mô
đun đàn hồi đạt giá trị trong khoảng từ 21.32 đến
26.1GPa và hệ số Poisson đạt khoảng từ 0.12
đến 0.152. Cần chú ý về hàm lượng và tỷ lệ l/d
của sợi khi sử dụng cho bê tông geopolymer vì
có khả năng làm suy giảm mô đun đàn hồi và hệ
số Poisson.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Davidovits J. (2011), Geopolymer Chemistry
and Application, 3rd edition, Geopolymer
Institute, French.
[2] Hardjito D. and Rangan B.V. (2005),
“Development and properties of low-calcium fly
ash-based geopolymer concrete”, Research
Report GC1 Faculty of Engineering Curtin
University of Technology Perth, Australia.
[3] Palomo A., Grutzeck M.W. and Blanco M.T.
(1999), “Alkali-activated fly ashes – A cement for
the future”. Cement and Concrete Research,
29(8), pp 1323–1329.
[4] Van Jaarsveld, Van Deventer and Lukey G.C.
(2003), “The characterization of source
materials in fly ash based geopolymers”.
Materials Letters, 57(7), pp 1272-1280.
[5] Monita Olivia (2011), “Durability Related
Properties of Low Calcium Fly ash based
Geopolymer Concrete”. PhD Thesis.
Department of Civil Engineering, School of Civil
and Mechanical Engineering, Curtin University
of Technology, Australia.
[6] Zhang Zu-Hua et al. (2009), “Preparation and
mechanical properties of polypropylene fiber
reinforced calcined kaolin-fly ash based
geopolymer”. Journal of Central South
University of Technology, 16, pp 49-52.
Ngày nhận bài: 14/12/2015.
Ngày nhận bài sửa lần cuối: 04/01/2016.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1462764835phanduchung_4525.pdf